Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HÓA Ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. Đào Châu Thu 2. PGS.TS. Lê Thị Giang Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Năng Dũng Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Cao Việt Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngọc Lặc là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 76 km về phía Tây Bắc với diện tích đất tự nhiên là 49.098,78 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc). Là huyện có địa hình, thời tiết, khí hậu, đất đai thuận lợi cho sự phát triển cây mía, Ngọc Lặc có diện tích đất trồng mía lớn nhất vùng Lam Sơn, Thanh Hóa với 2.285,30 ha (Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017) chiếm 19,89% diện tích đất trồng mía trong vùng, được phân bố hầu hết các xã trong huyện. Trong những năm gần đây diện tích đất trồng mía có xu hướng giảm nhanh do trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, đã xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa mía với gai, sắn. Bên cạnh đó, giá phân bón, chi phí trồng mía cao trong khi giá mía nguyên liệu không tăng dẫn đến thu nhập của người dân thấp. Tuy nhiên huyện vẫn phải tìm cách giữ lại một diện tích nhất định cho việc trồng mía, một mặt là để đảm bảo nguồn đầu vào cho công ty mía đường Lam Sơn, mặt khác là đảm bảo ổn định thu nhập cho các hộ nông dân. Để có cơ sở giúp các nhà quản lý và người sử dụng đất có định hướng đúng đắn trong việc quy hoạch và sử dụng đất trồng mía thì việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thích hợp đất đai và đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; - Định hướng sử dụng đất trồng mía và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng - Các kiểu sử dụng đất trồng mía (mía trồng thuần, mía trồng xen); - Các loại đất đang trồng mía và có khả năng trồng mía; - Nông hộ trồng mía. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, đánh giá thích hợp đất đai và hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Ngọc Lặc, trong đó tập trung nghiên cứu điểm tại 6 xã đó là xã Minh Tiến, Minh Sơn, Phùng Giáo, Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Vân Am. 1
- - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2018; + Điều tra, khảo sát thực địa, kiểm tra bản đồ đất, điều tra nông hộ và theo dõi mô hình được thực hiện trong 3 năm 2015, 2016, 2017; + Điều tra chuyên gia về mức độ quan trọng các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía năm 2017. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Lựa chọn được các cây trồng xen canh và xác định được mức độ thích hợp đất đai của cây mía và các cây trồng xen canh với mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng phát triển diện tích đất trồng mía đến năm 2025, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả đến năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc đánh giá thích hợp đất trồng mía, các loại cây trồng xen canh với mía nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất mía cho huyện Ngọc Lặc và các địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ cho các nhà quản lý huyện Ngọc Lặc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn tham khảo để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng mía và ổn định diện tích trồng mía của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA Mía là cây công nghiệp hàng năm, được trồng chủ yếu để sản xuất đường. Là cây trồng nhiệt đới nên với đặc điểm nước ta có diện tích đất đồng bằng rộng, lượng mưa từ 1.400 mm đến 2.400 mm, nhiệt độ và độ nắng phù hợp với sự phát triển của cây mía. Cả nước có 62/63 tỉnh thành trong cả nước trồng mía với diện tích đạt khoảng 284.367 ha, sản lượng mía đạt 18,3 triệu tấn và năng suất đạt 64,4 tấn/ha (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2017). Nghề trồng mía đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thông, trung du, miền núi, giúp nông dân khai hoang phục hoá và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cây mía còn đem lại những lợi ích xã hội khác nên thường được nhận cơ chế hỗ trợ từ Chính phủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy cây mía không đòi hỏi khắt khe về đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, phù sa hoặc đất xám 2
- với điều kiện các loại đất này có tầng canh tác dày, thoát và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ chua nhẹ, giàu hữu cơ...Thanh Hóa là tỉnh có khí hậu, độ cao, đất đai phù hợp cho phát triển cây mía. Hiện nay, tại Thanh Hóa có 3 nhà máy đường, trong đó nhà máy đường Lam Sơn có quy mô sản xuất lớn nhất trong tỉnh và cũng là 1 trong những nhà máy đường lớn trong cả nước. Hiện nay, cũng giống các nhà máy đường trong cả nước nhà máy đường Lam Sơn cũng đang gặp những khó khăn do giá đường thế giới thấp, đường nhập lậu tràn vào Việt Nam trong khi giá vật tư phân bón lại tăng cao, người dân đang dần chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Do vậy, để giữ ổn định sản lượng mía cho nhà máy hoạt động bình thường Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã phải dùng nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trồng mía. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích đất trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đã giảm đi nhiều (Báo cáo thường niên, Công ty CP mía đường Lam Sơn, 2018). 2.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT CHO CÂY MÍA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu đánh giá đất về cây mía bằng các phương pháp đánh giá đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Isitekhale et al. (2014) về đánh giá sự phù hợp của đất đối với cây mía ở vùng đất thấp của Anegbette, bang Edo, Nigeria cho thấy mức độ thích hợp đất đai của vùng đất này đối với cây mía là S1 (rất thích hợp) chiếm 10% diện tích đất; S2 (thích hợp) chiếm 30% và S3 (ít thích hợp) chiếm 60% diện tích đất. Nghiên cứu này sẽ là căn cứ để chuyển mục đích sử dụng từ trồng lúa sang trồng mía trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của Osly et al. (2014) về đánh giá tính thích hợp của đất trồng mía ở Eastern Seram, Indonesia cho thấy trong 206.235 ha có 34.894 ha được đánh giá rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp cho trồng mía. Tổng diện tích đất thích hợp cho trồng mía cung cấp sản lượng mía hàng năm đạt 2.119.424 tấn, sản lượng đường mỗi vụ ép đạt 14.129 tấn. Jamill et al. (2017) nghiên cứu đánh giá đất trồng mía tại Bijnor, Ấn Độ sử dụng 10 chỉ tiêu đánh giá thu được kết quả 61% đất canh tác được đánh giá rất thích hợp cho trồng mía (S1), đất thích hợp S2 đạt 24%, ít thích hợp S3 đạt 7% và 8% diện tích đất được đánh giá là không thích hợp cho canh tác mía (N). Những vùng đất không thích hợp cho trồng mía chủ yếu là do độ dày đất, độ dốc không đảm bảo, đất dễ bị xói mòn. Những vùng đất này nên được ưu tiên đưa các biện pháp cải tạo, phục hồi đất vào sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Vallejera-Corsiga et al. (2019) về đánh giá các loại đất chính trồng mía ở Negros Occidental, Philippines cho thấy ở tất cả các loại đất được đánh giá đều thích hợp để trồng mía, mặc dù mỗi loại đất đều có những yếu tố hạn chế nhất định. 3
- Tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá đất cho cây mía và cũng được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau. Khi đánh giá đất đai thích hợp theo FAO cho cây mía tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình thì Trần Thị Lệ Hà và Nguyễn Hữu Thành (2006) đã nhận định: Năng suất tiềm năng theo bức xạ nhiệt (RPP) cho cây mía đạt cao nhất trên đất xám feralit bị glây, tiếp đến là đất xám điển hình đạt 105,2 tấn; năng suất tiềm năng có tính đến sự hạn chế về nước cho cây mía là 61,2 tấn/ha. Yếu tố hạn chế năng suất mía là thành phần cơ giới, hàm lượng mùn và CEC. Biện pháp khắc phục là: Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất, xây dựng hệ thống tưới tiêu, bón phân cấn đối, đặc biệt chú ý đến lân và kali. Nghiên cứu của Lê Tấn Lợi và cs. (2013) về đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất có hiệu quả tại vùng đệm xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng được 27 đơn vị đất đai, 6 vùng thích nghi và 7 kiểu sử dụng đất, trong đó vùng II và V thích nghi kém (S3 - N) cho tất cả các kiểu sử dụng, các vùng còn lại đều thích nghi từ S2-S1 cho hầu hết các kiểu sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu của Ngô Quang Phú và cs. (2015) về đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã xây dựng được hệ thống các bản đồ đơn tính (loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới và thành lập được 62 đơn vị bản đồ đất đai trên tổng diện tích 60.844,0 ha của vùng nghiên cứu. Loại hình sử dụng đất trồng mía đạt mức thích hợp S1 có 22 đơn vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 có 16 đơn vị bản đồ đất đai, không thích hợp N của cây mía đối với khu vực nghiên cứu là 24 đơn vị bản đồ đất đai. Đây chính là cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Tuy Hòa để nâng cao hiệu qua sử dụng đất. Như vậy, trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai cho cây mía bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp đánh giá đất theo FAO. Đây là cơ sở để nghiên cứu tiến hành đánh giá thích hợp đất trồng mía tại vùng nghiên cứu. 2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM * Trên thế giới Ngành sản xuất mía đường là một trong những ngành chế biến thực phẩm (ngành tiêu dùng thiết yếu) lâu đời nhất trên thế giới với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào chuỗi giá trị. Theo OECD/FAO (2017) có 10 nước sản xuất mía hàng đầu trên thế giới trong năm 2017 là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Mexico, Colombia, Indonesia, Philippines và Hoa Kỳ trong số 103 quốc gia sản xuất mía. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng mía như: Theo Hunsigi (1993), mía là cây trồng phù hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét pha mùn và đất sét nặng. Tuy nhiên, đất phù hợp với 4
- trồng mía là đất có độ sâu 100 - 150 cm, màu mỡ, thoát nước tốt với tỷ trọng khối vào khoảng 1,1 - 1,3, pH tốt nhất là trong khoảng từ 6,0 đến 7,7. Tính chất vật lý của đất là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn vùng trồng mía. Theo Kofeler and Bonzelli (1987), khi lựa chọn đất trồng mía cần chú ý tới một số tiêu chí như địa hình, kết cấu đất, độ sâu tầng đất mặt. Kết quả nghiên cứu về đất trồng mía của Eldridg (2004) canh tác quá mức có thể làm hỏng cấu trúc của đất và kết quả nén chặt bề mặt làm giảm việc giữ độ ẩm và năng suất mía thấp. * Ở Việt Nam Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2017) cả nước có 62/63 tỉnh thành trong cả nước trồng mía với diện tích đạt khoảng 284.367 ha, sản lượng mía đạt 18,3 triệu tấn và năng suất đạt 64,4 tấn/ha. Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng mía như: Khi đánh giá đất đai thích hợp cho cây mía tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình thì Trần Thị Lệ Hà và Nguyễn Hữu Thành (2006) đã nhận định: năng suất tiềm năng theo bức xạ nhiệt (RPP) cho cây mía đạt cao nhất trên đất xám feralit bị glây, tiếp đến là đất xám điển hình đạt 105,2 tấn; năng suất tiềm năng có tính đến sự hạn chế về nước cho cây mía là 61,2 tấn/ha. Yếu tố hạn chế năng suất mía là thành phần cơ giới, hàm lượng mùn va CEC. Biện pháp khắc phục là: nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất, xây dựng hệ thống tưới tiêu, bón phân cấn đối, đặc biệt chú ý đến lân và kali. Kết quả nghiên cứu của Hồ Quang Đức và cs. (2011) về đất trồng mía ở Tân Kỳ, Nghệ An cho thấy đất phù sa, đất xám và đất đen có độ phì ở mức thấp đến trung bình thấp. Cây mía trên địa bàn huyện Tân Kỳ hiện nay được trồng trên 3 loại đất chủ yếu: đất bãi, đất đồi và đất ruộng chuyển đổi có năng suất và hàm lượng đường khác nhau. Trên cơ sở đó với mỗi loại đất nên sử dụng các giống khác nhau và có chế độ bón phân phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng mía trên địa bàn huyện. Một số kết quả nghiên cứu về đất trồng mía tại Thanh Hóa: Nghiên cứu của Phạm Khắc Thanh (2010) về biện pháp che phủ đất phục vụ canh tác mía trên đất đồi thoái hóa tại vùng Lam Sơn, Thanh Hóa đã khẳng định: trong điều kiện có tưới và không có tưới trên đất xám điển hình (Haplic Acrrisol) khi trồng, che phủ đất bằng ngọn lá mía đều có tác dụng tốt đến sinh trưởng, phát triển cây mía và tăng năng suất mía tương ứng là 25,2% và 23,3% so với không che phủ. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương (2014) trên đất xám ferralit điển hình vùng Lam Sơn, Thanh Hóa xác định lượng bón K trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng với mục tiêu năng suất mía 70 tấn/ha, nền bón 200 N + 100 P2O5, vùi trả lại 100% ngọn lá mía làm tăng năng suất mía 9,8% (6,22 tấn/ha), năng suất đường tăng 29,9% (1,92 tấn/ha), đồng thời duy trì được hàm lượng K dự trữ trong đất sau mỗi vụ trồng mía. 5
- 2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu Qua phân tích tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Các nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển mía nguyên liệu trên thế giới cho thấy tiềm năng phát triển mía nguyên liệu để phục vụ công nghiệp chế biến đường trên thế giới là rất lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia có đất đai, khí hậu khá phù hợp để trồng mía. Đặc biệt các vùng đất đồi có độ cao từ 00 - 80 và không chủ động tưới thì mía được coi là cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống của người dân trồng mía. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất phát triển cây mía tại vùng nghiên cứu. - Lam Sơn là một trong những vùng có diện tích trồng mía lớn trong cả nước. Trong mấy năm gần đây diện tích đất trồng mía có xu hướng giảm do giá mía thấp người dân chuyển sang các cây trồng khác, do sử dụng đất trồng mía chưa hiệu quả do chưa chú trọng đến khả năng thích hợp đất đai và thay đổi phương thức sản xuất trên đất trồng mía dẫn đến năng suất mía thấp, chưa thu hút người dân gắn bó với đất trồng mía. Tuy nhiên, theo phương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa thì vùng mía đường Lam Sơn vẫn phải duy trì một diện tích trồng mía có năng suất và chất lượng cao phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề tài nghiên cứu về đất trồng mía. - Các nghiên cứu trước tới nay về cây mía và đất trồng mía trên toàn quốc và tại Thanh Hóa đa phần mới chỉ đi sâu về các biện pháp kỹ thuật như kỹ thuật làm đất, chọn giống, bón phân,... mà chưa chú ý nghiên cứu sâu về chất lượng đất và khả năng thích hợp đất đai, hiệu quả sử dụng đất trồng mía để giúp người dân ổn định và phát triển diện tích trồng mía cho vùng nguyên liệu mía đường. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, đánh giá chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là cần thiết, là cơ sở đề xuất định hướng nghiên cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh. 2.4.2. Hƣớng nghiên cứu đề tài Luận án định hướng tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những vấn đề sau: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện; - Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc: Diện tích hiện trạng các loại sử dụng đất trồng mía, tình hình sản xuất mía qua các năm, phương thức canh tác mía; - Đánh giá thích hợp đất đai cho cây mía của huyện; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía kết hợp với việc nghiên cứu các mô hình trồng mía trên các loại đất khác nhau để đánh giá được hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía hiệu quả cho vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. 6
- PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc; - Thực trạng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc; - Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc; - Đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Bộ ngành, tỉnh Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc và các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan. 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu - Chọn 6 xã đại diện cho huyện đó là: Xã Minh Tiến, Minh Sơn, Kiên Thọ, Vân Am, Phùng Giáo và xã Nguyệt Ấn. Tiêu chí chọn điểm điều tra là xã có diện tích đất trồng mía lớn lớn và đặc trưng cho 3 cấp địa hình trong huyện. 3.2.3. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phỏng vấn các hộ nông dân trồng mía: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp từ 180 hộ trồng mía trên địa bàn 6 xã chọn điểm. Mỗi xã điều tra 30 hộ trong đó chọn ngẫu nhiên 8 hộ trồng thuần, 8 hộ trồng mía xen lạc, 7 hộ trồng mía xen đậu tương và 7 hộ trồng mía xen đậu xanh trong danh sách các hộ trồng mía; Số liệu điều tra được thực hiện trong 3 năm: 2015, 2016, 2017. 3.2.4. Phƣơng pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất Tuân thủ quy trình điều tra, lập bản đồ đất của Bộ Khoa học và Công nghệ TCVN 9487:2012; đào 8 phẫu diện đất và lấy 8 mẫu đất tầng mặt, lấy mẫu đất phân tích theo tầng phát sinh để phân tích nhằm kiểm tra bản đồ đất. - Các mẫu đất được phân tích tại Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng Nông lâm thủy sản Thanh Hóa. Các phương pháp phân tích được áp dụng theo các TCVN. 3.2.5. Phƣơng pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO Dựa vào quy trình đánh giá đất theo FAO để phân hạng thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc theo các mức: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). 3.2.6. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ và GIS Sử dụng các chức năng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho kiểu sử dụng đất mía, bản đồ định hướng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. 7
- 3.2.7. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía chúng tôi dựa trên 3 chỉ tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các kiểu sử dụng đất mía dựa theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 2) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009. Hiệu quả các kiểu sử dụng đất mía được chia thành 3 mức: cao, trung bình, thấp dựa trên kết quả tính toán cụ thể tại địa bàn nghiên cứu. Tiến hành đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của 4 kiểu sử dụng đất trồng mía với thang điểm đánh giá: Nếu tổng điểm 8 thì đạt hiệu quả cao; nếu tổng điểm > 5 và < 8 thì đạt hiệu quả trung bình; nếu tổng điểm ≤ 5 thì đạt hiệu quả thấp. Trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn các kiểu sử dụng đất có hiệu quả nhất. 3.2.8. Phƣơng pháp lựa chọn và theo dõi mô hình Lựa chọn 1 mô hình trồng thuần canh tác theo hướng thâm canh, 1 mô hình trồng thuần canh tác theo hướng truyền thống và 3 mô hình trồng xen: lạc, đậu tương và đậu xanh xen mía. Các mô hình đều được trồng mía ở địa hình có độ dốc khoảng 30, không chủ động tưới. Quy mô diện tích mỗi mô hình là 1,0 ha trở lên. Thời gian theo dõi mô hình từ năm 2015 - 2017. 3.2.9. Phƣơng pháp phân tích SWOT Khung phân tích SWOT sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc, làm cơ sở để lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện. 3.2.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh Số liệu điều tra sơ cấp sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel. Số liệu sau khi được xử lý như hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất trồng mía sẽ được tổng hợp thành các bảng thống kê, biểu đồ để đối chiếu, so sánh, phân tích nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐỂN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây cách thành phố Thanh Hóa 70 km về phía Tây tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất tự nhiên: 49.098,78 ha, gồm 22 xã, thị trấn. 8
- - Đặc điểm địa hình, địa mạo Là một huyện miền núi, Ngọc Lặc có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình bị chia cắt, khả năng khai thác sử dụng đất trên 80% tổng diện tích. - Khí hậu thời tiết Ngọc Lặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh ít mưa. Thời tiết, khí hậu huyện Ngọc Lặc khá phù hợp với sự phát triển của cây mía. -Đặc điểm thủy văn Ngọc Lặc nằm trong vùng thủy văn sông Cầu Chày, sông Hép, sông Âm, sông Chu, có mùa mưa lũ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống sông, ngòi hồ đập trên chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho lúa, màu..., diện tích mía của huyện chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, không chủ động tưới. - Đặc điểm tài nguyên đất Kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Ngọc Lặc năm 2012 cho thấy ở huyện Ngọc Lặc hình thành 5 nhóm đất đó là nhóm đất phù sa, đất đen đá vôi, đất đỏ, đất xám, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Nhóm đất đỏ chiếm diện tích nhiều nhất với 19.519,60 ha chiếm 39,76% diện tích tự nhiên. Đất đen đá vôi chiếm diện tích ít nhất với 358,83 ha chiếm 0,73% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập đến 3 nhóm đất có diện tích trồng mía lớn đó là: nhóm đất đỏ, nhóm đất xám và nhóm đất phù sa (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2012). 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tính đến 31/12/2018 dân số huyện Ngọc Lặc là 136.210 người, với mật độ 277 người/km2. Dân số khu vực thành thị là 8.377 người, chiếm 6,15%, dân số khu vực nông thôn là 127.833 người chiếm 93,85% dân số toàn huyện. Toàn huyện có 78.321 lao động (chiếm 57,50%) dân số. Lực lượng lao động đông, nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp. Huyện Ngọc Lặc có 4 dân tộc anh em cùng chung sống tại 22 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Mường chiếm 70,53%, dân tộc Kinh 27,51%, dân tộc Dao 1,11%, dân tộc Thái 0,85%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện giai đoạn 2016 - 2018 hàng năm đạt 14,4%. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của huyện là 32,4 triệu đồng/người/năm. Tình hình đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước cả về tinh thần lẫn vật chất. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ (41,9%), công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (29%), giảm tỷ trong ngành nông nghiệp xuống còn 29,1%. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc - Thuận lợi: Huyện có điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu thích hợp để phát triển cây mía. Lực lượng lao động của huyện dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây mía. - Khó khăn: Huyện có 4 thành phần dân tộc cùng sinh sống nhưng trình 9
- độ dân trí không đồng đều. Hơn nữa phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau nên khó khăn trong việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật sử dụng đất trồng mía. Khí hậu thời tiết trong những năm gần đây diễn biến bất thường, mùa khô kéo dài hơn, đã ảnh hưởng đến sản xuất mía của người dân trong huyện. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc Năm 2018 huyện Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên là 49.098.78 ha, trong đó đất nông nghiệp là 39.656,82 ha chiếm 80,77% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 8.482,83 ha chiếm 17,28% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 959,12 ha chiếm 1,95% diện tích tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng mía phân theo đơn vị hành chính Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất trồng mía cho thấy diện tích trồng mía không đồng đều giữa các xã. Xã có diện tích trồng mía trong huyện là xã Nguyệt Ấn với 420,0 ha (chiếm 18,38% diện tích trồng mía trong huyện), xã có diện tích ít nhất là xã Mỹ Tân với diện tích 5,14 ha (chiếm 0,22%). Như vậy, diện tích mía được phân bổ tùy vào điều kiện địa hình và tập quán canh tác của từng địa phương. Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Chia theo đơn Diện tích Cơ cấu TT vị hành chính cấp xã (ha) (%) 1 Xã Nguyệt Ấn 420,0 18,38 2 Xã Kiên Thọ 325,32 14,24 3 Xã Vân Am 263,66 11,54 4 Xã Phùng Giáo 224,78 9,84 5 Xã Minh Sơn 180,17 7,88 6 Xã Minh Tiến 100,96 4,42 7 Xã Phúc Thịnh 56,6 2,48 8 Xã Phùng Minh 98,7 4,32 9 Xã Ngọc Trung 85,77 3,75 10 Xã Ngọc Sơn 66,33 2,90 11 Xã Ngọc Liên 118,0 5,16 12 Xã Cao Thịnh 49,56 2,17 13 Xã Lộc Thịnh 81,27 3,56 14 Xã Thuý Sơn 73,88 3,23 15 Xã Lam Sơn 77,5 3,39 16 Xã Cao Ngọc 34,56 1,51 17 Xã Đồng Thịnh 23,1 1,01 18 Xã Mỹ Tân 5,14 0,22 Tổng 2.285,30 100,00 10
- 4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng mía phân theo loại đất và yếu tố địa hình Kết quả điều tra cho thấy cây mía huyện Ngọc Lặc được trồng trên 3 loại đất đó là đất xám, đất nâu đỏ và đất phù sa và được trồng trên địa hình có độ dốc từ 00 – 150. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng trồng mía, nghiên cứu tiến hành chồng xếp với bản đồ địa hình và bản đồ đất. Kết quả xác định được diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình. Số liệu được thể hiện ở bảng 4.2: Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình Ký Độ dốc Diện tích Tỷ lệ Loại đất 0 hiệu 0-3 3-80 8-150 >150 (ha) (%) Tổng DT 247,56 1.966,93 63,41 7,4 2.285,3 100 1. Đất nâu đỏ điển Fdh 683,99 63,41 7,4 754,8 33,03 hình 2. Đất phù sa 247,56 247,56 10,83 Đất phù sa trung tính ít Ph 135,62 135,62 5,93 chua điển hình Đất phù sa có tầng đốm Prc 111,94 111,94 4,90 gỉ chua 3. Đất xám 1.282,94 1.282,94 56,14 Đất xám kết von đá lẫn Xfesk1 484,92 484,92 21,22 nông Đất xám ferralit điển Xfh 139,74 139,74 6,11 hình Đất xám ferralit đá lẫn Xfsk1 512,75 512,75 22,44 nông Đất xám glây điển hình Xg 145,53 145,53 6,37 Số liệu bảng trên cho thấy mía huyện Ngọc Lặc được trồng nhiều nhất trên đất xám và ở độ dốc 30 - 80, chủ yếu là đất đồi thấp chiếm 56,14% diện tích đất trồng mía, đây là địa hình khá thuận lợi và phù hợp cho sự phát triển của cây mía trong điều kiện không chủ động tưới. Tiếp theo là đất nâu đỏ chiếm 33,03% diện tích đất trồng mía, ở cả 3 loại địa hình từ 30 - 150. Trong điều kiện của một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi thì cây mía được cho là cây trồng phù hợp. Chiếm diện tích trồng mía nhỏ nhất trong huyện là đất phù sa với 10,83% diện tích đất trồng mía, là diện tích đất có độ dốc từ 0 - 30 chiếm phần lớn là đất bãi, đất ruộng. 4.2.2.3. Các yếu tố tác động đến năng suất mía của huyện Ngọc Lặc Kết quả điều tra cho thấy yếu tố quyết định đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc đó là loại đất, địa hình trồng mía và quy trình canh tác mía, trong đó yếu tố địa hình (độ dốc) và quy trình canh tác mía (chọn giống, bón phân) đóng vai trò quan trọng hơn. 11
- Mối liên hệ giữa yếu tố loại đất, địa hình và năng suất mía cho thấy có sự khác biệt giữa mía trồng theo hướng truyền thống và mía trồng theo hướng thâm canh. Ở tất cả các loại đất và độ dốc khác nhau thì mía trồng theo hướng thâm canh đều cho năng suất cao hơn mía trồng theo hướng truyền thống từ 15 - 25 tấn/ha. 4.2.2.4. Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng mía huyện Ngọc Lặc Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng mía cho thấy: Trong mấy năm gần đây, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật năng suất mía có phần tăng nhưng diện tích mía lại giảm nhanh (năm 2015 là 2.633,2 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía của huyện thấp. Ngọc Lặc là huyện có diện tích mía giảm nhanh và nhiều nhất vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. Nguyên nhân chủ yếu là: - Giá đường trong nước cao hơn giá đường thế giới trong khi đường nhập lậu giá rẻ tràn vào Việt Nam dẫn đến lượng đường tồn kho ở các nhà máy còn nhiều; Tính cam kết trong quan hệ giữa người nông dân trồng mía với nhà máy chưa chặt chẽ; Trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, đã xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa mía với gai, sắn..., tiềm ẩn nguy cơ diện tích mía nguyên liệu bị thu hẹp và đẩy lùi lên các chân đất cao khó khăn hơn; Một số diện tích đất được quy hoạch các khu đô thị và công nghiệp số còn lại quy mô nhỏ, manh mún trở ngại lớn cho cơ giới hóa đồng bộ, thâm canh tăng năng suất. Giá phân, chi phí trồng mía cao trong khi giá mía nguyên liệu thấp dẫn đến thu nhập người dân trồng mía thấp. Quy trình kỹ thuật canh tác mía chưa đảm bảo, chưa đầu tư được hệ thống tưới. Bên cạnh đó, thời tiết, khí hậu thất thường gây ra tình trạng mía bị khô hanh, hoặc bị ngập úng dẫn đến năng suất thấp. 4.2.2.5. Hiện trạng các kiểu sử dụng đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc Qua điều tra, theo dõi về đặc điểm, tình hình sử dụng đất trồng mía của huyện từ năm 2015 - 2017 cho thấy: Người dân thực hiện trồng mía 1 chu kỳ là 3 năm, 1 vụ mía tơ (năm đầu) và 2 năm lưu gốc mía, sau 3 năm tiến hành trồng lại vụ mới. Trong 1 chu kỳ 3 vụ mía, mía trồng xen các cây họ đậu chỉ được thực hiện vào vụ đầu. Với tổng diện tích đất trồng mía trên địa bàn huyện là 2.285,30 ha (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017), người dân trong huyện đã sử dụng các trồng mía như sau: - Mía trồng thuần: có diện tích là 1873,95 ha, chiếm khoảng 82,0% diện tích trồng mía trong huyện. Kiểu sử dụng đất này đa phần là mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có diện tích 1.592,86 ha chiếm 85,0% diện tích, còn lại 281,09 ha chiếm 15,0% diện tích là mía vụ 1. - Mía trồng xen có diện tích 411,35 ha chiếm 18,0% diện tích trồng mía, được đa số người dân chọn để trồng mía vụ 1, gồm các kiểu sử dụng đất sau: 12
- Mía xen lạc với diện tích 290,92 ha chiếm 70,72% diện tích mía trồng xen; Mía xen đậu tương có diện tích 76,10 ha chiếm 18,5% diện tích trồng xen; Mía xen đậu xanh chiếm diện tích nhỏ với 44,33 ha đạt 10,78% diện tích trồng xen. 4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC 4.3.1. Điều tra bổ sung bản đồ đất Dựa trên cơ sở bản đồ đất năm 2012 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Ngọc Lặc tỷ lệ 1/25.000, tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, đào, mô tả phẫu diện và lấy mẫu phân tích. Qua kiểm tra, phân tích cho thấy tính chất và diện tích các loại đất không thay đổi so với bản đồ đất huyện Ngọc Lặc được xây dựng năm 2012. Kết quả xác định được trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 49.098,78 ha, trừ diện tích đất phi nông nghiệp là 8.482,83 ha, đất nuôi trồng thủy sản 333,51 ha và núi đá không có rừng cây là 402,89 ha thì tổng diện tích các nhóm đất trên toàn huyện là 39.879,55 ha (chiếm 81,22 %) với 5 nhóm đất, 8 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ đất được thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Diện tích các nhóm đất phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Lặc Tỷ lệ Diện tích TT Tên đất Việt Nam Ký hiệu (% so (ha) DTTN) TỔNG DT 39.879,55 81,22 1 ĐẤT PHÙ SA P 2.800,49 5,70 1.1. Đất phù sa trung tính ít chua P 161,77 0,33 1.1.1 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Ph 161,77 0,33 1.2 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pr 2.638,72 5,38 1.2.1 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc 2.312,80 4,71 1.2.2 Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von sâu Prfe2 325,92 0,66 2 ĐẤT ĐEN ĐÁ VÔI RV 358,83 0,73 2.1 Đất đen đá vôi Rv 358,83 0,73 2.1.1 Đất đen đá vôi điển hình Rvh 358,83 0,73 3 ĐẤT ĐỎ F 19.519,60 39,76 3.1 Đất nâu đỏ Fd 19.519,60 39,76 3.1.1 Đất nâu đỏ điển hình Fdh 19.519,60 39,76 4 ĐẤT XÁM X 13.307,91 27,11 4.1 Đất xám feralit Xf 8.284,32 16,87 4.1.1 Đất xám feralit điển hình Xfh 1.491,83 3,04 4.1.2 Đất xám feralit đá lẫn nông Xfsk1 6.792,49 13,84 4.2 Đất xám glây Xg 3.670,09 7,48 4.2.1 Đất xám glây điển hình Xg 3.670,09 7,48 4.3 Đất xám kết von Xfe 1.353,50 2,76 4.3.1 Đất xám kết von đá lẫn nông Xfesk1 1.353,50 2,76 5 ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ E 3.892,72 7,93 5.1 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua EC 3.892,72 7,93 5.1.1 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua điển hình ECh 3.892,72 7,93 13
- 4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 4.3.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu Dựa trên kết quả kiểm tra bản đồ đất và đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu: tài nguyên, khí hậu, thủy văn, địa hình, độ phì nhiêu đất và yêu cầu sinh thái của cây mía theo sự hướng dẫn của FAO trong việc lựa chọn các chỉ tiêu, nghiên cứu đã lựa chọn được 6 chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng thích hợp cho các kiểu sử dụng đất mía để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ tưới và độ phì. 4.3.2.2. Xây dựng bản đồ đơn tính Sau khi lựa chọn xác định được các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai kết hợp với việc thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực địa sẽ tiến hành xây dựng các bản đồ đơn tính. Bản đồ nền được sử dụng là bản đồ đất huyện Ngọc Lặc tỷ lệ 1/25.000. Nghiên cứu đã xây dựng được 6 bản đồ đơn tính gồm bản đồ về loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ phì đất và bản đồ chế độ tưới. Các bản đồ đơn tính đều được xây dựng ở tỷ lệ 1/25.000. Theo đó, diện tích đánh giá thích hợp đất đai là 35.628,00 ha, diện tích không đánh giá là 13.470,0 ha bao gồm đất đen đá vôi điển hình, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua điển hình, toàn bộ diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ, đất núi đá chưa sử dụng không có rừng cây. Bảng 4.4. Diện tích các loại đất đánh giá huyện Ngọc Lặc Diện tích Mã chỉ Tên đất Ký hiệu (ha) tiêu Diện tích đất đánh giá 35.628,00 1. Nhóm đất phù sa 2800,49 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Pbh 161,77 G1 Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Prc 2.312,80 G2 Đất phù sa có tầng đốm kết von sâu Prfe2 325,92 G3 2. Nhóm đất đỏ 19.519,60 Đất nâu đỏ điển hình Fdh 19.519,60 G4 3. Nhóm đất xám 13.307,91 Đất xám ferralit điển hình Xfh 1.491,83 G5 Đất xám ferralit đá lẫn nông Xfsk1 6.792,49 G6 Đất xám glây điển hình Xg 3.670,09 G7 Đất xám kết von đá lẫn nông Xfesk1 1.353,50 G8 Diện tích đất không đánh giá 13.470,80 1. Đất đen đá vôi 358,83 2. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 3.892,72 3. Đất phi nông nghiệp 8.482,83 4. Đất nuôi trồng thủy sản 333,51 5. Núi đá không có rừng cây 402,89 Tổng diện tích tự nhiên 49.098,78 14
- Nghiên cứu tiến hành xây dựng 6 bản đồ đơn tính gồm: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì nhiêu và bản đồ chế độ tưới. 4.3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Sử dụng công nghệ GIS chồng xếp các bản đồ đơn tính thành bản đồ đơn vị đất đai của toàn huyện. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc được thể hiện tại hình 4.1. Hình 4.1. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc 15
- 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất trồng mía 4.3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc Trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất của cây mía, cây lạc, cây đậu xanh và cây đậu tương có trong Cẩm nang Sử dụng đất, tập 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) nghiên cứu đã xây dựng yêu cầu sử dụng đất cho 4 kiểu sử dụng đất trên. Bảng 4.5. Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Mức độ thích hợp Chỉ tiêu phân cấp S1 S2 S3 N I. KSD mía thuần 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 - D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 - TPCG3 5. Chế độ tưới T1,T2 T3 - - 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 - II. KSD mía xen lạc 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3, SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 - T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 - III. KSD mía xen đậu tƣơng 1. Loại đất G1 G4 G2,G3,G5,G6 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 - TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 - T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 - IV. KSD mía xen đậu xanh 1. Loại đất G1 G2,G3,G4 G5,G6,G8 G7 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 - D3 4. Thành phần cơ giới TPCG1 TPCG2 - TPCG3 5. Chế độ tưới T1 T2 - T3 6. Độ phì DP1 DP2 DP3 - Ghi chú:G là loại đất, SL là độ dốc, D là độ dày tầng đất mặt, TPCG là thành phần cơ giới, T là chế độ tưới, DP là độ phì. 4.3.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía Kết quả đánh giá thích hợp đất trồng mía trên địa bàn huyện xác định ở kiểu sử dụng đất mía trồng thuần có mức thích hợp (S2) 10.033,40 ha, mức ít 16
- thích hợp (S3) 13.123,33 ha và không thích hợp (N) 12.471,27 ha. Kiểu sử dụng đất mía xen lạc có mức thích hợp (S2) 8.045,55 ha, mức ít thích hợp (S3) 19.045,54 ha và không thích hợp (N) 8.536,91 ha. Kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương có mức thích hợp (S2) 8.744,21 ha, mức ít thích hợp (S3) 17.824,75 ha và không thích hợp (N) 9.059,04 ha. Kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh có mức thích hợp (S2) 7.472,62 ha, mức ít thích hợp (S3) 19.454,03 ha và không thích hợp (N) 8.701,35 ha. Đây sẽ là cơ sở quan trọng đề đề xuất các kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. 4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 4.4.1. Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện 4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế Sau khi tính toán và xử lý số liệu điều tra, hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất mía được thể hiện ở bảng 4.6: Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trồng mía GTSX GTGT HQĐV Tổng Phân Kiểu sử dụng đất Số tiền Số Số tiền Số Số (Lần) điểm cấp (tr.đ/ha) điểm (tr.đ/ha) điểm điểm 1. Mía thuần 63,21 2 43,28 2 2,17 3 7 TB 2. Mía xen lạc 75,28 3 50,75 3 2,07 3 9 C 3. Mía xen đậu tương 70,78 3 44,09 2 1,65 2 7 TB 4. Mía xen đậu xanh 71,69 3 45,16 2 1,70 2 7 TB Với 4 kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc thì kiểu sử dụng đất mía xen lạc đạt hiệu quả kinh tế mức cao, 3 kiểu sử dụng đất còn lại đạt mức trung bình. 4.4.1.2. Hiệu quả xã hội Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc thể hiện ở bảng 4.7: Bảng 4.7. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất trồng mía Khả năng ổn Khả năng áp Mức độ chấp nhận định thu nhập dụng KHKT của ngƣời dân Tổng Phân Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ điểm cấp Số điểm (%) điểm (%) điểm (%) 1. Mía trồng thuần 72,3 3 59,3 2 72,5 3 8 C 2. Mía xen lạc 76,7 3 58,7 2 83,7 3 8 C 3. Mía xen đậu tương 59,6 2 58,6 2 64,2 2 6 TB 4. Mía xen đậu xanh 65,3 2 57,8 2 53,6 2 6 TB 17
- Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy kiểu sử dụng mía xen lạc và mía trồng thuần cho hiệu quả xã hội đạt mức cao; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh cho hiệu quả xã hội đạt mức trung bình. 4.4.1.3. iệu quả m i trường Kết quả điều tra về hiệu quả môi trường cho thấy ở tất cả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện đều cho hiệu quả môi trường đạt mức trung bình. Bảng 4.8. Hiệu quả môi trƣờng của các kiểu sử dụng đất mía Mức độ sử Mức độ sử Tỷ lệ ngọn Khả năng dụng phân dụng thuốc lá mía đƣợc cải tạo đất bón BVTV băm, vùi Tổng Phân Kiểu sử dụng đất Tỷ điểm cấp Mức Số Mức Số Số Tỷ lệ Số lệ độ điểm độ điểm điểm (%) điểm (%) 1. Mía trồng thuần ĐM 3 ĐM 2 25,7 2 61,2 2 9 TB 2. Mía xen lạc ĐM 3 ĐM 2 14,4 2 86,9 3 10 TB 3. Mía xen đậu tương ĐM 3 ĐM 2 17,3 2 83,5 3 10 TB 4. Mía xen đậu xanh ĐM 3 ĐM 2 19,1 2 81,3 3 10 TB 4.4.1.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất trồng mía Qua phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các kiểu sử dụng đất mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, chúng tôi tiến hành tổng hợp đánh giá mức độ hiệu quả của các kiểu sử dụng đất. Kết quả thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các kiểu sử dụng đất mía Các kiểu sử Phân cấp hiệu quả Đánh giá TT dụng đất Kinh tế Xã hội Môi trƣờng chung 1 Mía trồng thuần TB C TB TB 2 Mía xen lạc C C TB Cao 3 Mía xen đậu tương TB TB TB TB 4 Mía xen đậu xanh TB TB TB TB Tổng hợp từ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất ở mức cao; các kiểu sử dụng đất mía thuần, mía xen đậu tương và mía xen đậu xanh cho hiệu quả sử dụng đất ở mức trung bình. 4.4.2. Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mía Kết quả theo dõi mô hình cho thấy: (i) Mô hình mía thuần được chăm sóc theo quy trình canh tác mía thâm canh đạt hiệu quả sử dụng đất cao và cao hơn mô hình mía thuần chăm sóc theo quy trình canh tác truyền thống. (ii) Cùng quy trình canh tác mía thì các mô hình trồng xen cho hiệu quả sử dụng đất cao hơn mô hình trồng thuần trong đó mô hình mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất cao nhất. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 265 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 194 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn