intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nhằm xây dựng chương trình tính toán xác định tính chất kéo bám của máy kéo xích cao su, cho phép khảo sát ảnh hưởng của một số thông số kết cấu và sử dụng đến tính chất kéo bám của máy kéo xích từ đó góp phần hoàn thiện các thông số kết cấu đối với máy kéo xích cao su chế tạo trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ thống di động xích máy nông nghiệp tự hành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> ĐÀO HỮU ĐOÀN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG KÉO BÁM<br /> CỦA HỆ THỐNG DI ĐỘNG<br /> XÍCH MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ<br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 62 52 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC QUẾ<br /> 2. PGS.TS. NÔNG VĂN VÌN<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Lương Văn Vượt<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh<br /> Trường Đại học Giao thông Vận tải<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Hữu Hải<br /> Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> , ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Máy kéo là nguồn động lực chủ yếu để thực hiện các khâu công<br /> nghệ sản xuất trong nông nghiệp.<br /> Do ngành công nghiệp chế tạo máy kéo còn non trẻ, phần lớn các<br /> máy kéo có công suất trung bình trở lên phải nhập từ nước ngoài. Đối<br /> với máy kéo xích kim loại, phần khó khăn nhất là chế tạo hệ thống di<br /> động xích đòi hỏi công nghệ rất cao, chúng ta chưa chế tạo được.<br /> Gần đây, trên thế giới đã phát triển nhanh các loại xích cao su lắp<br /> trên các liên hợp máy nông nghiệp tự hành. Các loại máy kéo xích cao<br /> su cũng đã được nhập vào Việt Nam, phổ biến hơn cả là các liên hợp<br /> máy gặt đập được nhập từ Trung Quốc. Ưu điểm lớn nhất của xích cao<br /> su là giá thành rẻ, lại phù hợp với điều kiện đồng ruộng có độ ẩm cao.<br /> Vì vậy, đề tài luận án: “Nghiên cứu tính năng kéo bám của hệ<br /> thống di động xích máy nông nghiệp tự hành” nghiên cứu sâu về xích<br /> cao su đặt ra là cấp thiết, có tính thời sự. Đây là hướng nghiên cứu<br /> mang tính thực tiễn cao góp phần hoàn thiện những cơ sở khoa học cho<br /> việc chế tạo cũng như khai thác có hiệu quả hơn các máy kéo xích ở<br /> Việt Nam.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Xây dựng chương trình tính toán xác định tính chất kéo bám của<br /> máy kéo xích cao su, cho phép khảo sát ảnh hưởng của một số thông số<br /> kết cấu và sử dụng đến tính chất kéo bám của máy kéo xích từ đó góp<br /> phần hoàn thiện các thông số kết cấu đối với máy kéo xích cao su chế<br /> tạo trong nước.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là xác định tính chất kéo bám<br /> của hệ thống di động xích cao su trên máy kéo mới thiết kế và chế tạo<br /> trong nước (mẫu thử nghiệm - B2010) khi máy kéo này làm việc trên<br /> đất phù xa sông Hồng.<br /> 4. Nhiệm vụ của luận án<br /> − Nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết về tính chất kéo bám<br /> của máy kéo xích cao su, trên cơ sở kế thừa và phát triển một số công<br /> 1<br /> <br /> trình nghiên cứu của các công trình trước đã công bố.<br /> − Xây dựng chương trình tính toán và mô phỏng để khảo sát một<br /> số yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố cấu tạo và sử dụng đến các chỉ tiêu<br /> kéo của máy kéo.<br /> − Nghiên cứu thực nghiệm để xác định các thông số đầu vào cho<br /> mô hình lý thuyết và kiểm chứng mô hình.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> Công trình luận án lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, đã nghiên<br /> cứu sâu các mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống di động xích cao su<br /> với đất nông nghiệp có độ ẩm cao.<br /> Mô hình nghiên cứu lý thuyết và chương trình mô phỏng số là<br /> những tiền đề cho các nghiên cứu phát triển tiếp theo trong lĩnh vực<br /> tính toán thiết máy kéo xích cao su ở Việt Nam.<br /> Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào việc hoàn thiện tính<br /> toán thiết kế và chế tạo máy kéo xích cao su công suất 30 mã lực, thuộc<br /> dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ mã số B2013-11-04DA giai đoạn<br /> 2013-2014.<br /> Luận án cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các chuyên<br /> gia làm công tác trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp, làm tài liệu học tập<br /> và giảng dậy trong lĩnh vực đạo tạo đại học và sau đại có chuyên ngành<br /> liên quan.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận án<br /> − Xây dựng được mô hình tương tác giữa hệ thống di động xích<br /> cao su với đất nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở kế thừa và phát triển<br /> mô hình lý thuyết của mô số tác giả trước đã công bố. Đây là công trình<br /> nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam.<br /> − Xây dựng được thuật giải và chương trình mô phỏng trên máy<br /> tính, cho phép khảo sát nhiều yếu tố kết cầu và điều kiện sử dụng đến<br /> các chỉ tiêu kéo bám của máy kéo. Các kết quả mô phỏng là những cơ<br /> sở cần thiết giúp cho việc lựa chọn các thông số cơ bản khi tính toán<br /> thiết kế máy kéo và lựa chọn các chế độ sử dụng hợp lý.<br /> − Phương pháp và mô hình nghiên cứu thực nghiệm đã nối kết<br /> 2<br /> <br /> được giữa các quan hệ lý thuyết với kỹ thuật đo hiện đại, đáp ứng tốt<br /> các nghiên cứu tính chất kéo bám của máy kéo trên đồng ruộng.<br /> - Các kết quả của luận án đã được áp dụng để nghiên cứu hoàn<br /> thiện mẫu máy kéo xích cao su B2010, thuộc Dự án sản xuất thử<br /> nghiệm mã số B2013−110−04DA. Và có thể làm tài liệu tham khảo<br /> cho trong các nghiên cứu tiếp theo và phục vụ đào tạo đại học và sau<br /> đại học chuyên ngành cơ khí động lực.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tính chất cơ lý của đất<br /> Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá tính chất cơ lý của đất nhưng<br /> trong nghiên cứu tương tác xe - đất thì độ ẩm, khả năng chống nén, và<br /> khả năng chống cắt của đất là các tính chất rất quan trọng khi nghiên<br /> cứu tương tác xe - đất. Theo đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu<br /> thực nghiệm và mô tả toán học gần đúng các đặc tính nén đất và cắt đất<br /> để đưa vào các mô hình nghiên cứu lý thuyết kéo bám của máy kéo.<br /> 1.2. Tổng quan về xích máy kéo nông nghiệp<br /> Kết cấu của xích gây ảnh hưởng rấ lớn đến hiệu quả làm việc của<br /> các máy kéo xích.<br /> Xích cứng là loại hệ thống xích có tỷ lệ đường kính bánh tỳ trên<br /> bước xích thấp bằng 1,2 và tỷ lệ khoảng cách bánh tỳ trên bước xích<br /> thường là 1,5. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào<br /> công dụng của máy, điều kiện sử dụng và khả năng chế tạo, người thiết<br /> kế có thể lựa chọn loại kết cấu cho phù hợp và nghiên cứu tối ưu các<br /> thông số của nó.<br /> 1.3. Nghiên cứu trên thế giới về tính chất kéo bám của hệ thống di<br /> động xích<br /> Đối với các máy kéo nông nghiệp, độ trươt phụ thuộc lực kéo<br /> δ(Pm), hệ số bám ϕ, hệ số cản lăn f và hiệu suất kéo ηk(Pm) là các chỉ<br /> tiêu kéo bám quan trọng nhất. Các chỉ tiêu này phụ thuộc rất phức tạp<br /> vào rất nhiều yếu tố: các yếu tố cấu tạo, tính chất cơ lý của đất, chế độ<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2