Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm xây dựng chương trình một số môn thể thao phù hợp nhằm nâng cao thể lực và đáp ứng nhu cầu, sở thích của SV. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập Giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM ngày càng tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ban đầu được thành lập vào ngày 27-01-1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ. Ngày 12 tháng 02 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại hai đại học Quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Đại học Quốc gia TP.HCM (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế- xã hội. Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia TP.HCM tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay Đại học Quốc gia chỉ TP.HCM còn 06 trường thành viên trực thuộc: Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH-NV), Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế- Luật. Hiên nay quy mô đào tạo chính quy (bao gồm các chương trình đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia TP.HCM là hơn 65.000 sinh viên (SV) với 120 ngành đào tạo bậc đại học, 91 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 91 ngành đào tạo tiến sĩ. Các lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia TP.HCM trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: Kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các ngành nhân văn, khoa học, kinh tế và luật… Bên cạnh nhiệm vụ giáo dục trí tuệ khoa học, tri thức nghề nghiệp, Đại học Quốc gia TP.HCM luôn coi giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu giáo dục đào tạo, là một mặt của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Nhưng hiện nay chương trình và nội dung môn học GDTC của mỗi trường trực thuộc đều dạy theo cách riêng, chưa có sự thống nhất. Cùng với việc hướng tới thành lập Trung tâm Thể dục thể thao trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM (SV học môn GDTC tại Trung tâm) nên việc sắp xếp chương trình giảng dạy, cải tiến, đổi mới phương pháp, lựa chọn môn học phù hợp, cần được tổ chức một cách khoa học và nề nếp, với số lượng SV theo học đông nên việc xây dựng những môn thể thao tự chọn phù hợp với đặc thù của từng trường sẽ giúp SV lựa chọn được môn học mà mình
- 2 yêu thích. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên việc “Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết được tiến hành thực hiện. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chương trình một số môn thể thao phù hợp nhằm nâng cao thể lực và đáp ứng nhu cầu, sở thích của SV. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập GDTC và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM ngày càng tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn của khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn của khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Phân tích thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện của các trường và sở thích của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Cơ sở xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện của các trường và sở thích của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Các nguyên tắc xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện của các trường và sở thích của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Xác định nội dung chương trình các môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Phân phối thời lượng nội dung của các môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy chương trình các môn thể thao tự chọn được xây dựng cho các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Tổ chức thực nghiệm các môn thể thao tự chọn cụ thể vào chương trình giảng dạy môn GDTC cho từng trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
- 3 - Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm chương trình các môn thể thao tự chọn cho từng trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm chương trình các môn thể thao tự chọn cho từng trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Giả thuyết khoa học của đề tài: Xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn phù hợp với sở thích, giới tính của SV ở các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giúp cho SV gia tăng sự hứng thú, tích cực học tập với các môn thể thao mình yêu thích. Qua đó thể lực của SV và chất lượng giảng dạy GDTC được cải thiện tốt hơn trong giai đoạn hiện tại. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN: 1) Luận án đã đánh giá được thực trạng thực hiện chương trình giáo dục thể chất (GDTC) giờ tự chọn của các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia TPHCM thông qua 10 tiêu chí cho thấy bức tranh tổng thể của 3 trường trực thuộc: ĐHBK, ĐH KHTN, ĐH KHXH-NV. 2) Luận án đã xây dựng được chương trình GDTC tự chọn 3 môn bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông với nội dung và cách thức tổ chức thực hiện chi tiết, có thể áp dụng tại các trường, khoa thành viên. Với thiết kế các môn học mới này đã góp phần đáp ứng sở thích và nhu cầu của SV cũng như mục tiêu đa dạng hóa giáo dục của Đại học Quốc gia TP.HCM. 3) Luận án tiến hành thực nghiệm sư phạm sau 45 giờ học ở 03 môn cho thấy thể lực của nhóm thực nghiệm tăng và tốt hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Đồng thời SV thể hiện sự hài lòng của mình sau khi tham gia môn học và được CB, GV đánh giá tích cực về tính tự giác và tự giác cao hơn sau khi thực nghiệm. Đây là minh chứng thuyết phục và tính hiệu quả của chương trình GDTC môn tự chọn đối với SV. Kết quả nghiên cứu trên chính là những đóng góp mới của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đóng góp vào khoa học chuyên ngành, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất cho các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Các kết quả mới của luận án có giá trị khoa học và thực tiễn trong công tác GDTC của Đại học Quốc gia TP.HCM và không trùng lắp với các công trình đã được công bố trước đây. 3. CẦU TRÚC LUẬN ÁN Luận án được trình bày trên 150 trang A4, bao gồm các phần: Đặt vấn đề (05 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (30 trang); Chương 2: Đối tượng, Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (99 trang); Kết luận và kiến
- 4 nghị (04 trang). Luận án có 59 bảng, 15 biểu đồ. Luận án sử dụng 89 tài liệu tham khảo, trong đó 72 tài liệu Tiếng Việt, 9 tài liệu Tiếng Anh, 8 websites và phần phụ lục. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để có cơ sở lý luận chặt chẽ và có khoa học về Nghiên cứu xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đã tiến hành tìm hiểu các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó xây dựng nên phần cơ sở lý luận của đề tài gồm 6 phần chính sau: 1.1. Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất trong trường học. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường đại học. 1.3. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và tố chất thể lực SV (lứa tuổi 18-22) 1.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình một số môn thể thao tự chọn. 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan. Tiểu kết chương 1: Từ cơ sở lý luận được trình bày ở trên cho thấy việc xây dựng chương trình giảng dạy GDTC giờ tự chọn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường đại học của Đại học Quốc gia TP.HCM. Nội dung giảng dạy phong phú, phù hợp với nhu cầu tập luyện, phù hợp với lứa tuổi, giới tính từ đó nâng cao thái độ tự giác tích cực của SV các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và hệ thống lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được trình bày làm cơ sở vững chắc cho luận án đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra.
- 5 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình giảng dạy một số môn thể thao tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: 1) Khách thể kiểm tra thể lực và phỏng vấn là SV của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM: Khách thể nghiên cứu tại Trường ĐHKHXH-NV bao gồm 173 SV năm 2, trong đó có 78 nam; 95 nữ (chuẩn bị kết thúc môn chương trình GDTC giờ tự chọn) để khảo sát thực trạng GDTC giờ tự chọn và kiểm tra thể lực, kết quả học tập môn GDTC; 128 SV năm nhất để khảo sát nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn; 98 SV (44 nam; 54 nữ bao gồm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) tham gia vào quá trình thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Bóng rổ tự chọn. Khách thể nghiên cứu tại Trường ĐHBK bao gồm 194 SV năm 2, trong đó có 131 nam; 63 nữ (chuẩn bị kết thúc môn chương trình GDTC giờ tự chọn) để khảo sát thực trạng GDTC giờ tự chọn và kiểm tra thể lực, kết quả học tập môn GDTC; 169 SV năm nhất để khảo sát nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn; 153 SV (99 nam; 54 nữ bao gồm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) tham gia vào quá trình thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Bóng chuyền tự chọn. Khách thể nghiên cứu tại Trường ĐHKHTN bao gồm 211 SV năm 2, trong đó có 130 nam; 81 nữ (chuẩn bị kết thúc môn chương trình GDTC giờ tự chọn) để khảo sát thực trạng GDTC giờ tự chọn và kiểm tra thể lực, kết quả học tập môn GDTC; 151 SV năm nhất để khảo sát nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn; 135 SV (83 nam; 52 nữ bao gồm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) tham gia vào quá trình thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Cầu lông tự chọn. 2) Khách thể phỏng vấn là giảng viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) và chuyên gia (CG) của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM: Lượng mẫu xác định tiêu chí là 68 GV, CBQL và CG GDTC của các trường ĐH thuộc ĐHQG TP.HCM và các trường ĐH khác.
- 6 Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng và xác định nội dung của từng môn thể thao tự chọn là 34 GV và CBQL của 3 trường ĐH KHXH-NV, ĐHBK và ĐH KHTN. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu ở các trường thành viên ĐHQG TP.HCM như: ĐH KHXH-NV, ĐHBK và ĐH KHTN, Trường ĐH TDTT TPHCM. Nội dung: Luận án tiến hành xây dựng chương trình tự chọn ở các môn thể thao cho từng trường như sau: - ĐH KHXH-NV: Xây dựng chương trình môn Bóng rổ. - ĐH BK: Xây dựng chương trình môn Bóng chuyền. - ĐH KHTN: Xây dựng chương trình môn Cầu lông. 2.2.Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn. 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2.2.5. Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2015 đến tháng 07/2021. Chia làm 4 giai đoạn 2.3.2. Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gồm: ĐH KHTN, ĐHBK, ĐHKHXH-NV.
- 7 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn của khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn của khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Để xác định các tiêu chí đánh giá công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn cho SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, Luận án tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Phân tích và tổng hợp tài liệu nghiên cứu có liên quan đến các tiêu chí đánh giá công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn. Bước 2: Thiết kế phiếu phỏng vấn và kiểm nghiệm độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn. Qua 2 bước trên, luận án đã xác định được 10 tiêu chí đánh giá công tác GDTC giờ tự chọn, qua đó luận án tiến hành phân phối các chỉ tiêu đánh giá như sau: Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác giảng dạy chương trình GDTC giờ tự chọn sử dụng các tiêu chí như: Sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về công tác giảng dạy GTDC giờ tự chọn (TC1); Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC2); Điều kiện cở sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC3). Thực hiện nội dung giảng dạy môn thể thao tự chọn ở các trường: Đánh giá việc thực hiện nội dung giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC4) bao gồm mức độ cần thiết bổ sung các môn thể thao vào chương trình GDTC giờ tự chọn; Đánh giá nội dung của chương trình GDTC giờ tự chọn; các môn thể thao phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy GDTC của từng trường. Đánh giá sâu việc thực hiện nội dung giảng dạy các môn thể thao tự chọn (TC4); Đánh giá kết quả đạt được của SV: Đánh giá về tính tự giác, tích cực của SV trong quá trình học môn GDTC giờ tự chọn (TC7); Trình độ thể lực của SV (TC8) ; Kết quả học tập môn GDTC (TC9). Sự yêu thích tập luyện thể thao giờ tự chọn (TC6); Nhu cầu tập luyện môn thể thao giờ tự chọn(TC5). Đánh giá hiệu quả thực nghiệm chương trình GDTC giờ tự chọn bằng các tiêu chí như Đánh giá về tính tự giác, tích cực của SV trong quá trình học môn GDTC giờ tự chọn (TC7); Trình độ thể lực của SV (TC8) ; Kết quả học tập môn GDTC (TC9); Sự yêu thích tập luyện thể thao giờ tự
- 8 chọn (TC6) và sự hài lòng của SV về học môn thể thao giờ tự chọn (TC10). 3.1.2. Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn cho SV tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 3.1.2.1. Đánh giá mức độ quan tâm của Ban Giám hiệu đối với công tác gảng dạy GDTC giờ tự chọn tại các trường thuộc ĐH Quốc Gia TP.HCM Kết quả khảo sát và đánh giá được trình bày như sau:
- Bảng 3.4. Sự quan tâm của Ban giám hiệu đến công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn Nhóm trường đại học Ngưỡng ĐHKHXH Tổng ĐHBK ĐH KHTN xác suất - NV Mức độ n 5 5 6 16 quan tâm Quan tâm % 41.7% 50.0% 50.0% 47.1% của Ban n 7 5 6 18 Giám Rất quan tâm 0.897 hiệu % 58.3% 50.0% 50.0% 52.9% n 12 10 12 34 Tổng % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 3.1.2.2. Đội ngũ giảng viên GDTC tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6 như sau: Bảng 3.5: Kết quả thống kê về số lượng và trình độ giảng viên GDTC tại các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM Trình độ Chuyên môn Tổng Trường Tiến Thạc Cử Bóng Bóng Cầu Bóng số GV sĩ sĩ nhân đá rổ lông chuyền ĐH KHTN 07 01 06 0 01 01 02 02 ĐHBK 05 0 04 01 01 01 01 02 ĐH KHXH-NV 15 01 12 02 02 04 02 02 Bảng 3.6. Đánh giá đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC giờ tự chọn Nhóm trường đại học ĐHKHXH - ĐH Tổng Ngưỡng xác suất ĐHBK NV KHTN Đội ngũ Chưa n 3 3 2 8 giảng đảm viên bảo % 25.0% 30.0% 16.7% 23.5% GDTC n 9 7 10 26 Đảm 0.755 giờ tự bảo % 75.0% 70.0% 83.3% 76.5% chọn n 12 10 12 34 Tổng % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
- 3.1.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Kết quả thu thập thông tin và phỏng vấn phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7 và 3.8 sau: Bảng 3.7. Thực trạng sân bãi phục vụ công tác giảng dạy GDTC tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM ĐH KHTN ĐHBK ĐH KHXH-NV TT MÔN Số Số Số Loại sân Loại sân Loại sân lượng lượng lượng Sân đất lớn và 1 Bóng đá Sân cỏ lớn 01 Sân cỏ lớn 01 02 Sân mini trong nhà Đường Chạy/ Đi Đường Đường 2 01 chạy bê 01 01 bộ chạy đất chạy đất tông Trong nhà Trong nhà Bóng 3 Trong nhà 02 và 04 và 02 chuyền Ngoài trời Ngoài trời Trong nhà 4 Cầu lông và 06 Trong nhà 02 Trong nhà 02 Ngoài trời Trong nhà 5 Bóng rổ Trong nhà 01 Trong nhà 01 và 02 Ngoài trời 6 Khu tập võ Ngoài trời 4 Ngoài trời 5 Ngoài trời 6 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của GV, CBQL về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn Nhóm trường đại học ĐH Ngưỡng ĐH Tổng KHXH- ĐHBK xác suất KHTN NV Chưa đáp n 4 4 3 11 Điều kiện ứng % 33.3 40.0 25.0 32.4 cơ sở vật n 8 6 9 23 chất Đáp ứng 0.752 % 66.7 60.0 75.0 67.6 n 12 10 12 34 Tổng % 100 100 100 100
- 8 Qua các bảng trên cho thấy đa số ý kiến đánh giá của giảng viên đều cho rằng điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất hiện nay ở các trường là đáp ứng cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn. Cụ thể là tổng tỷ lệ phần trăm giảng viên lựa chọn ở mức đáp ứng là: ĐH KHTN với 75.0%; ĐHBK với 60% và ĐH KHXH-NV với 66.7%. Tỷ lệ giáo viên lựa chọn ở mức chưa đáp ứng chiếm tỷ lệ từ 25.0 – 40.0%. So sánh ý kiến trả lời cả 3 nhóm giảng viên cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất Sig. = 0.752 > 0.05. 3.1.3. Phân tích thực trạng thực hiện nội dung giảng dạy môn thể thao tự chọn tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 3.1.3.1. Mức độ cần thiết của việc bổ sung nội dung giảng dạy GDTC giờ tự chọn Qua khảo sát, chương trình giảng dạy GDTC giờ tự chọn có tác động quan trọng đến phát triển thể lực của SV nhưng nếu đa dạng hóa các môn thể thao trong chương trình GDTC giờ tự chọn sẽ đáp ứng được sở thích và nhu cầu tập luyện của SV. 3.1.3.2. Đánh giá nội dung chương trình giảng dạy GDTC giờ tự chọn cho SV tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Đánh giá tổng quát nội dung chương trình GDTC giờ tự chọn cho thấy còn nhiều môn thể thao ở các trường chưa tiến hành xây dựng để bổ sung vào chương trình GDTC giờ tự chọn của trường ngày càng phong phú hơn vừa phù hợp với điều kiện giảng dạy của Trường, vừa phù hợp và đảm bảo với sự phát triển thể lực và nhu cầu của SV hơn, đồng thời làm cho chương trình GDTC giờ tự chọn của các trường ngày càng có quy mô và chất lượng tốt hơn nữa. 3.1.3.3. Các môn thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn của đội ngũ giảng viên Bước đầu thông qua phỏng vấn GV và CBQL đã xác định được 4 thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện giảng dạy, đội ngũ giảng viên của từng trường. Đó là môn môn Bóng rổ ở Trường ĐH KHXH-NV; Môn Bóng
- 9 chuyền ở Trường ĐHBK; Môn Cầu lông ở Trường ĐH KHTN. Môn Bóng đá cũng có tỷ lệ lựa chọn cao nhưng môn này đã được xây dựng chương trình và được ứng dụng rộng rãi tại các trường được khảo sát. Do vậy, luận án chỉ tập trung vào các môn chưa được xây dựng chương trình giảng dạy một cách cụ thể để làm đối tượng nghiên cứu chính của luận án. 3.1.4. Đánh giá kết quả đạt được của SV trong quá trình học môn GDTC khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 3.1.4.1. Đánh giá về tính tự giác, tích cực của SV trong quá trình học môn GDTC giờ học tự chọn Thông qua khảo sát bằng 5 biến quan sát cho thấy SV của các trường được GV và CBQL đánh giá là có xu hướng chưa tự giác, tích cực trong quá trình tập luyện các môn thể thao tự chọn. Các SV vẫn còn thụ động trong tập luyện, chỉ khi được giao bài tập về nhà có sự hướng dẫn và kiểm soát của GV thì SV tập trung giải quyết nhưng còn một số vẫn không thực hiện. 3.1.4.2. Đánh giá thể lực của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Để đánh giá thực trạng về thể lực của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, đề tài sử dụng 06 test kiểm tra được ban hành kèm theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Sau đó đối chiếu thành tích kiểm tra với thang điểm tương ứng với lứa tuổi để xếp loại thể lực cho SV. Kết quả kiểm tra được thể hiện từ bảng 3.18 đến 3.20.
- Bảng 3.18. Kết quả mô tả thống kê về từng chỉ tiêu thể lực của SV các trường đại học thuộc ĐHQG TP.HCM Giá trị Độ Giá trị Giá trị Sai số Chỉ tiêu Khách thể N trung lệch nhỏ lớn chuẩn bình chuẩn nhất nhất SV Nam ĐH KHXH-NV 78 19.14 1.59 0.18 16 23 SV Nữ ĐH KHXH-NV 95 16.92 1.36 0.14 13 20 Nằm SV Nam ĐH KH BK 131 18.84 1.60 0.14 15 22 ngửa gập SV Nữ ĐH KH BK 63 16.35 1.02 0.13 14 19 bụng (30 SV Nam ĐH KHTN 130 19.05 1.83 0.16 15 24 giây/lần) SV Nữ ĐH KHTN 81 16.58 1.56 0.17 11 21 Total 578 18.02 1.94 0.08 11 24 SV Nam ĐH KHXH - NV 78 204.68 13.22 1.50 175 235 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 163.16 7.30 0.75 150 190 SV Nam ĐH KH BK 131 201.22 16.33 1.43 165 235 Bật xa tại SV Nữ ĐH KH BK 63 162.94 6.64 0.84 150 180 chỗ (cm) SV Nam ĐH KHTN 130 200.73 11.12 0.98 175 225 SV Nữ ĐH KHTN 81 159.88 6.22 0.69 150 180 Total 578 185.35 22.76 0.95 150 235 SV Nam ĐH KHXH - NV 78 5.66 0.28 0.03 4.75 6.35 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 6.51 0.50 0.05 5.05 8.14 Chạy SV Nam ĐH KH BK 131 5.56 0.35 0.03 4.91 7.14 30m SV Nữ ĐH KH BK 63 6.53 0.28 0.04 5.79 7.16 XPC SV Nam ĐH KHTN 130 5.52 0.28 0.02 4.75 6.25 (giây) SV Nữ ĐH KHTN 81 6.56 0.46 0.05 5.63 7.93 Total 578 5.97 0.60 0.02 4.75 8.14 SV Nam ĐH KHXH - NV 78 12.16 0.55 0.06 11.18 13.98 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 12.77 0.54 0.06 11.38 14.52 Chạy con SV Nam ĐH KH BK 131 12.02 0.45 0.04 10.74 13.74 thoi SV Nữ ĐH KH BK 63 12.61 0.50 0.06 12.05 15.70 4x10m SV Nam ĐH KHTN 130 12.12 0.57 0.05 11.10 13.88 (giây) SV Nữ ĐH KHTN 81 12.85 0.64 0.07 11.92 15.70 Total 578 12.37 0.63 0.03 10.74 15.70 SV Nam ĐH KHXH - NV 78 41.82 2.62 0.30 36.00 48.40 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 28.03 2.22 0.23 20.80 33.60 Lực bóp SV Nam ĐH KH BK 131 42.88 2.60 0.23 36.30 48.40 tay thuận SV Nữ ĐH KH BK 63 28.36 1.54 0.19 24.60 31.90 (kg) SV Nam ĐH KHTN 130 41.95 2.80 0.25 36.40 48.50 SV Nữ ĐH KHTN 81 27.30 2.57 0.29 21.10 33.80 Total 578 36.32 7.54 0.31 20.80 48.50 SV Nam ĐH KHXH - NV 78 883 67 8 670 1050 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 740 69 7 630 900 Chạy tùy SV Nam ĐH KH BK 131 897 85 7 700 1080 sức 5 SV Nữ ĐH KH BK 63 781 84 11 680 990 phút (m) SV Nam ĐH KHTN 130 895 61 5 680 1050 SV Nữ ĐH KHTN 81 798 87 10 700 925 Total 578 842 98 4 630 1080
- Bảng 3.19. Kết quả phân từng chỉ tiêu thể lực của SV các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM SV ĐH Tổng ĐH BK ĐH KHTN KHXH-NV n 4 5 9 18 Không đạt % 2.3 2.6 4.3 3.1 n 150 177 185 512 NNGB Đạt % 86.7 91.2 87.7 88.6 n 19 12 17 48 Tốt % 11.0 6.2 8.1 8.3 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 n 31 52 69 152 Không đạt % 17.9 26.8 32.7 26.3 n 117 123 134 374 BXTC Đạt % 67.6 63.4 63.5 64.7 n 25 19 8 52 Tốt % 14.5 9.8 3.8 9.0 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 n 54 40 44 138 Không đạt % 31.2 20.6 20.9 23.9 n 112 153 161 426 C30 Đạt % 64.7 78.9 76.3 73.7 n 7 1 6 14 Tốt % 4.0 0.5 2.8 2.4 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 n 32 16 48 96 Không đạt % 18.5 8.2 22.7 16.6 n 109 139 117 365 C4x10 Đạt % 63.0 71.6 55.5 63.1 n 32 39 46 117 Tốt % 18.5 20.1 21.8 20.2 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 LBTT Không đạt n 44 22 72 138
- SV ĐH Tổng ĐH BK ĐH KHTN KHXH-NV % 25.4 11.3 34.1 23.9 n 121 162 130 413 Đạt % 69.9 83.5 61.6 71.5 n 8 10 9 27 Tốt % 4.6 5.2 4.3 4.7 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 n 145 118 138 401 Không đạt % 83.8 60.8 65.4 69.4 n 27 75 71 173 CTS5P Đạt % 15.6 38.7 33.6 29.9 n 1 1 2 4 Tốt % 0.6 0.5 0.9 0.7 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100 Nhìn chung, đánh giá từng chỉ tiêu thể lực cho thấy kết quả kiểm tra của nam SV ở các trường tương đồng nhau, mức độ chệch lệch không quá lớn, nữ SV ở các trường cũng tương đồng nhau, mức độ chệch lệch không quá lớn. Xếp loại từng chỉ tiêu thể lực cho thấy tỷ lệ % SV của các trường xếp ở loại không đạt tập trung nhiều nhất là chỉ tiêu bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận và chạy 5 phút tùy sức. Điều này chứng tỏ sức mạnh chi trên và chi dưới, sức bền chung của SV các trường chưa được tốt. Để có kết quả đánh giá trình độ thể lực tổng thể của SV, luận án tiến hành xếp loại thể lực tổng hợp của SV các trường được khảo sát như sau: Bảng 3.20. Kết quả phân loại thể lực chung của SV các trường thuộc khối Đại học Quốc gia TP.HCM SV ĐH KHXH - Tổng ĐH BK ĐH KHTN NV n 145 118 138 401 Không đạt % 83.8 60.8 65.4 69.4 Đánh n 28 76 71 175 Đạt giá % 16.2 39.2 33.6 30.3 n 0 0 2 2 Tốt % 0.0 0.0 0.9 0.3 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100
- Như vậy,xếp loại từng chỉ tiêu thể lực cho thấy tỷ lệ % SV của các trường xếp ở loại không đạt tập trung nhiều nhất là chỉ tiêu bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận và chạy 5 phút tùy sức. Điều này cho thấy sức mạnh chi trên và chi dưới, sức bền chung của SV các trường chưa được tốt. Xếp loại thể lực SV của các trường cho thấy có 2 SV thể lực loại tốt, chiếm tỷ lệ 0.3%; có 175 SV thể lực đạt, chiếm tỷ lệ 30.3%; có 401 SV thể lực không đạt, chiếm tỷ lệ 69.4%. 3.1.4.3. Kết quả học tập GDTC của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM Kết quả kiểm tra điểm học tập môn GDTC của SV ở khối các trường được khảo sát thuộc ĐHQG TP.HCM được trình bày ở các bảng như sau: Bảng 3.21. Điểm trung bình môn học GDTC của SV khối các trường Đại học Quốc gia TP.HCM Giá trị Giá trị Độ lệch Sai số Giá trị Khách thể N trung nhỏ chuẩn chuẩn lớn nhất bình nhất SV Nam ĐH KHXH - NV 78 5.44 2.05 0.23 3.00 9.00 SV Nữ ĐH KHXH - NV 95 5.16 1.92 0.20 3.00 8.00 SV Nam ĐH KH BK 131 5.37 1.98 0.17 3.00 9.00 SV Nữ ĐH KH BK 63 5.51 2.03 0.26 3.00 9.00 SV Nam ĐH KHTN 130 5.28 1.88 0.16 3.00 9.00 SV Nữ ĐH KHTN 81 5.14 1.83 0.20 3.00 9.00 Tổng 578 5.31 1.94 0.08 3.00 9.00 Bảng 3.22. Xếp loại kết quả môn học GDTC của SV khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM SV ĐH KHXH - ĐH Tổng ĐH BK NV KHTN n 67 67 72 206 Không đạt Đánh % 38.7 34.5 34.1 35.6 giá n 106 127 139 372 Đạt % 61.3 65.5 65.9 64.4 n 173 194 211 578 Tổng % 100 100 100 100
- 10 Như vậy, xếp loại kết quả học tập môn GDTC của 578 SV ở 3 trường có 372 SV đạt, chiếm tỷ lệ 64.4%; có 206 SV không đạt, chiếm tỷ lệ 35.6%. Điều này cho thấy số lượng SV chưa đạt môn GDTC vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. 3.1.4.4. Mức độ yêu thích, sự hài lòng của SV về chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn tại các trường thuộc ĐH Quốc Gia TP. HCM 1) Mức độ yêu thích, sự hài lòng của SV đã học chương trình giảng dạy môn GDTC giờ tự chọn tại các trường thuộc ĐH Quốc Gia TP. HCM Sự yêu thích của SV đã tập luyện môn thể thao trong giờ GDTC tự chọn: Qua khảo sát, SV ở 3 trường có 15 SV rất thích môn thể thao tự chọn mà mình đã học, chiếm tỷ lệ 2.6%; có 171 SV thích, chiếm tỷ lệ 29.6%; có 282 SV bình thường, chiếm tỷ lệ 28.8%; có 110 SV không thích, chiếm tỷ lệ 19.0%. Điều này cho thấy mức độ yêu thích môn thể thao tự chọn của SV ở các trường nghiêng về mức bình thường và không thích vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (47.8%). Sự hài lòng của SV đã học môn thể thao trong giờ GDTC tự chọn: Qua tổng hợp, SV ở 3 trường có 9 SV rất hài lòng môn thể thao tự chọn mà mình đã học, chiếm tỷ lệ 1.6%; có 126 SV hài lòng, chiếm tỷ lệ 21.8%; có 340 SV bình thường, chiếm tỷ lệ 58.8%; có 103 SV không hài lòng, chiếm tỷ lệ 17.8%. Điều này cho thấy sự hài lòng của SV ở 3 trường về môn thể thao tự chọn nghiêng về mức bình thường và không hài lòng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (76.6%). 2) Mức độ yêu thích tập luyện các môn học thể thao của SV năm nhất tại các trường thuộc ĐH Quốc Gia TP.HCM Kết quả khảo sát sự yêu thích tập luyện các môn thể thao của SV năm nhất ở khối các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM được trình bày như sau:
- 11 Bảng 3.24: Mức độ yêu thích tập luyện thể thao của SV tại các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM SV Ngưỡng xác ĐH KHXH - ĐH Tổng ĐH BK suất. NV KHTN Không n 16 26 40 82 thích % 12.5 15.4 26.5 18.3 Bình n 76 78 70 224 Mức thường % 59.4 46.2 46.4 50.0 đánh n 34 60 37 131 giá Thích 0.104 % 26.6 35.5 24.5 29.2 n 2 5 4 11 Rất thích % 1.6 3.0 2.6 2.5 n 128 169 151 448 Tổng % 100 100 100 100 Như vậy, SV năm nhất – những SV chuẩn bị học chương trình GDTC ở 3 trường đăng ký môn thể thao tự chọn cho thấy có 11 SV rất thích tập thể thao, chiếm tỷ lệ 2.5%; có 131 SV thích, chiếm tỷ lệ 29.2%; có 224 SV bình thường, chiếm tỷ lệ 50.0%; có 82 SV không thích, chiếm tỷ lệ 18.3%. Điều này cho thấy mức độ yêu thích tập thể thao của SV năm nhất ở các trường nghiêng về mức bình thường và không thích vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (68.3%). Kết quả khảo sát này giống như kết quả khảo sát SV ở cuối học kỳ 3 vừa mới học kết thúc chương trình GDTC như đã trình bày ở trên. 3.1.5. Nhu cầu tập luyện các môn thể thao giờ tự chọn của SV năm nhất tại các trường thuộc ĐH Quốc Gia TP. HCM Kết quả khảo sát nhu cầu tập luyện thể thao giờ tự chọn được trình bày ở bảng 3.25, 3.26 như sau: Bảng 3.25: Nhu cầu tập luyện các môn thể thao giờ tự chọn SV Ngưỡng xác ĐH KHXH - ĐH Tổng ĐH BK suất. NV KHTN Môn Bóng n 2 55 6 63 thể chuyền % 1.6 32.5 4.0 14.1 thao n 27 29 37 93 0.000 tự Bóng đá % 21.10 17.20 24.50 20.93 chọn Cầu lông n 1 13 47 61
- 12 SV Ngưỡng xác ĐH KHXH - ĐH Tổng ĐH BK suất. NV KHTN % 0.80 7.70 31.10 13.60 n 50 4 6 60 Bóng rổ % 39.10 2.40 4.00 13.40 n 0 9 4 13 Quần vợt % 0.00 5.30 2.60 2.90 n 7 0 2 9 Bơi lội % 5.50 0.00 1.30 2.27 n 0 8 2 10 Điền kinh % 0.0 4.7 1.3 2.2 n 5 4 2 11 Bóng ném % 3.9 2.4 1.3 2.5 n 2 4 2 8 Vovinam % 1.6 2.4 1.3 1.8 n 32 31 37 100 Taekwondo % 25.0 18.3 24.5 22.3 n 0 4 2 6 Karate % 0.0 2.4 1.3 1.3 n 1 4 2 7 Bóng bàn % 0.8 2.4 1.3 1.6 n 1 4 2 7 Cờ vua % 0.8 2.4 1.3 1.6 n 128 169 151 448 Tổng % 100 100 100 100 Bảng 3.26. Lý do mà SV có nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn Trả lời Tần suất trả Tần suất Tần số lời cho từng trả lời biến (N) (%) Lý do chọn Phù hợp với điều kiện cơ sở vật môn thể làm chất của trường. 395 19.2% 88.2% môn tự chọna Phù hợp với sở thích bản thân. 429 20.8% 95.8% Phát triển thể lực. 395 19.2% 88.2% Ổn định sức khỏe. 416 20.2% 92.9% Phát triển kỹ năng thể thao. 426 20.7% 95.1% Tổng 2061 100.0% 460.0%
- 12 Như vậy, kết quả khảo sát SV năm nhất cho thấy SV trường ĐH KHXH-NV có nhu cầu tập luyện môn Bóng rổ nhiều nhất; SV trường ĐHBK có nhu cầu tập luyện môn Bóng chuyền nhiều nhất; SV trường ĐH KHTN có nhu cầu tập luyện môn Cầu lông nhiều nhất. Ngoài ra, SV các trường còn có nhu cầu các môn Teakwondo, Bóng đá chiếm tỷ lệ cao. Kết quả khảo sát này tiệm cận với kết quả khảo sát GV, CBQL của 3 trường. 3.1.6. Tiểu kết mục tiêu 1 Qua kết quả đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy GDTC, đặc biệt là chương trình giảng dạy GDTC giờ tự chọn tại khối các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM cho thấy: Luận án đã tiến hành xác định các tiêu chí đánh giá thực hiện chương trình giảng dạy GDTC giờ tự chọn của các trường đại học thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đảm bảo độ tin cậy cần thiết và phân phối các chỉ tiêu đánh giá như sau: Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác giảng dạy chương trình GDTC giờ tự chọn sử dụng các tiêu chí như: Sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về công tác giảng dạy GTDC giờ tự chọn (TC1); Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC2); Điều kiện cở sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC3). Thực hiện nội dung giảng dạy môn thể thao tự chọn ở các trường: Đánh giá việc thực hiện nội dung giảng dạy GDTC giờ tự chọn (TC4). Đánh giá kết quả đạt được của SV: Đánh giá về tính tự giác, tích cực của SV trong quá trình học môn GDTC giờ tự chọn (TC7); Trình độ thể lực của SV (TC8); Kết quả học tập môn GDTC (TC9). Sự yêu thích tập luyện thể thao giờ tự chọn (TC6); Nhu cầu tập luyện môn thể thao giờ tự chọn(TC5). Đánh giá hiệu quả thực nghiệm chương trình GDTC giờ tự chọn bằng các tiêu chí như Đánh giá sâu việc thực hiện nội dung giảng dạy các môn thể thao tự chọn (TC4); Đánh giá về tính tự giác, tích cực của SV trong quá trình học môn GDTC giờ tự chọn (TC7); Trình độ thể lực của SV (TC8); Kết quả học tập môn GDTC (TC9) và sự hài lòng của SV về học môn thể thao giờ tự chọn (TC10). Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác giảng dạy chương trình GDTC giờ tự chọn cho thấy: Ban Giám hiệu đều quan tâm đến công tác GDTC nói chung và việc thực hiện chương trình GDTC giờ tự chọn hiện tại của Nhà trường; đội ngũ giảng viên của các trường được khảo sát đảm bảo cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn; điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất hiện nay ở các trường là đáp ứng cho công tác giảng dạy GDTC giờ tự chọn; chương trình GDTC giờ tự chọn cần được bổ sung các môn thể thao. Chương trình giảng dạy GDTC gờ tự chọn có tác động quan trọng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn