intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa" nhằm xây dựng được một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa hướng đến mục tiêu ưu việt hóa trong mục đích huấn luyện, đánh giá quá trình HL và các ý kiến tư vấn điều chỉnh cho ban huấn luyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Huấn luyện (HL) thể thao là một quá trình phức tạp, thể thao thành tích cao ở nước ta hiện nay chưa được đầu tư tốt. Việc đầu tư chỉ phát triển tự phát của từng vùng miền, do vậy rất khó để xây dựng một cách khoa học, hệ thống, hoàn chỉnh một quy trình đào tạo tài năng thể thao ở các môn, trong đó công tác giám định HL vận động viên (VĐV) đóng vai trò quan trọng và được sự quan tâm của các nhà chuyên môn. Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều người yêu thích trên thế giới, phù hợp với mọi lứa tuổi giới tính. Bóng chuyền được chơi và tổ chức thi đấu với nhiều hình thức, nội dung khác nhau, như trong nhà, trên bãi biển, dưới nước...v.v. Thi đấu bóng chuyền nói riêng đã trở thành một hoạt động của nền văn hoá của xã hội. Tại nước ta hiện nay thi đấu bóng chuyền đỉnh cao cũng được xã hội quan tâm và theo dõi, để có một trận thi đấu bóng chuyền hay, sôi nổi, cuốn hút khán giả thì chính VĐV phải là những người ưu tú, nhiệt huyết được trang bị kỹ - chiến thuật, tâm lý, đặc biệt trong đó vấn đề về thể lực phải thật tốt, chương trình HL mang tính khoa học và chú trọng tăng cường HL thể lực đã trở thành nhận thức chung. Tuy nhiên yêu cầu hiện nay không chỉ về HL khoa học hóa mà còn là công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật cho việc huấn luyện, công tác giám định hiệu quả trong chương trình huấn luyện. Giám định là công việc kiểm tra, đánh giá chung với hầu hết đối tượng giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra và các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng liên quan đến đối tượng giám định. Kết quả giám định thông thường được so sánh với các yêu cầu và tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định với đối tượng giám định. Giám định công tác quá trình HL thể lực nghĩa là giám sát để kiểm soát toàn bộ quá trình HL thể lực từ lượng vận động (LVĐ), khả năng thích nghi của VĐV đến những thay đổi về trạng thái thể lực của họ. Giám định là công việc quản lý chuyên môn khoa học giúp quản lý chặt chẽ các quá trình hoạt động và thông tin từ công tác này sẽ giúp nhà quản lý nhà đầu tư kiểm soát được chất lượng VĐV, giúp huấn luyện viên (HLV) định hướng tuyển chọn, HL, đánh giá kế hoạch, điều chỉnh HL để liên tục nâng cao thành tích chuyên môn. Việc tuyển chọn giám định HL cũng có sự khác nhau, không thể dùng một tiêu chuẩn cụ thể để làm thước đo đánh giá cho tất cả các môn thể thao, phải có các chỉ tiêu đánh giá cho từng môn thể thao cụ thể.
  2. 2 Theo Nguyễn Thành Lâm giám định huấn luyện thể thao là việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện kiểm tra, xem xét phân tích đánh giá kết quả tập luyện của vận động viên sau một quá trình huấn luyện (kiểm tra định kỳ). Có thể khẳng định rằng, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, tuy chưa nhiều song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý, cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng và về phương pháp nghiên cứu. Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các chỉ tiêu, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bằng phương pháp, phương tiện truyền thống. Thực tế đào tạo VĐV bóng chuyền hiện nay tại nước ta về công tác quản lý HL và giám định khoa học vẫn còn nhiều hạn chế. Ban HL làm toàn bộ công việc từ HL chuyên môn đến đời sống sinh hoạt của VĐV, không có ban chuyên môn kiểm tra đánh giá dẫn đến trong thời gian qua trình độ bóng chuyền chuyên nghiệp của chúng ta chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa là một đội bóng giàu truyền thống là một trong những đội luôn ở trong nhóm sáu hạng đầu của giải vô địch Quốc gia trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên bên cạnh thành tích đã đạt được nhưng HL thể lực vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ về các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nói chung và trình độ thể lực nói riêng cho VĐV Bóng chuyền các cấp, cũng như giám sát và kiểm soát quá trình HL thể lực cho VĐV bóng chuyền ở nước ta hiện nay. Với mong muốn được nghiên cứu đóng góp cải thiện bóng chuyền trình độ cao ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác HL, nâng cao trình độ thi đấu của VĐV bóng chuyền Việt Nam nói chung và đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa nói riêng. Nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa”. Mục đích nghiên cứu Nhằm xây dựng được một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa hướng đến mục tiêu ưu việt hóa trong mục đích huấn luyện, đánh giá quá trình HL và các ý kiến tư vấn điều chỉnh cho ban huấn luyện Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giám định HL thể lực trong
  3. 3 thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam. - Thực trạng nhận thức về công tác giám định huấn luyện thể lực của ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam. - Thực trạng về công tác giám định HL thể lực tại các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam năm 2017. - Thực trạng trình độ chuẩn bị thể lực của đội Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa trong thời kỳ chuẩn bị năm 2017. Mục tiêu 2: Giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa của chu kỳ huấn luyện năm 2017. - Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động các yếu tố cấu thành năng lực thể thao cho nam VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa theo kế hoạch huấn luyện năm 2017. - Đánh giá hiệu quả công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa qua chu kỳ I của kế hoạch huấn luyện năm 2017. Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. - Kiểm định phân phối chuẩn cho từng chỉ số và test để giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. - Xây dựng thang điểm đánh giá thể lực cho nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa - Phân loại tiêu chuẩn từng test đánh giá thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. - Ứng dụng kiểm nghiệm giám định thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa sau thời kỳ chuẩn bị. Giả thuyết khoa học của đề tài Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực tại các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam cho thấy, chưa có một tiêu chuẩn giám định khoa học tại các đội bóng chuyền trong thời điểm hiện tại. Vì thế, việc kiểm tra đánh giá trình độ thể lực cho VĐV bóng chuyền đội Sanest Khánh Hòa cùng xem xét kế hoạch huấn luyện năm của đội để tư vấn điều chỉnh lượng vận động trong huấn luyện các yếu tố cấu thành năng lực thể thao cho VĐV, cũng như xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực cụ thể và ứng dụng thực tế trong điều khiển quá trình huấn luyện thể lực một cách phù hợp trong thời kỳ chuẩn bị, cùng với việc kiểm tra đánh
  4. 4 giá hiệu quả của công tác huấn luyện thể lực và còn là cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa qua từng giai đoạn. Giám định thể lực và xây dựng tiêu chuẩn giám định thể lực phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và chương trình kế hoạch huấn luyện của thời kỳ chuẩn bị, sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện thể lực cho vận động viên bóng chuyền, nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng mạnh Việt Nam cho thấy: - Thực trạng nhận thức các chuyên gia, HLV bóng chuyền về công tác giám định huấn luyện thể lực đều khẳng định từ 86.67% – 100% về vai trò quan trọng của công tác này. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chiếm 53.33% và việc thường xuyên giám định của các đội bóng đạt 56.67%. Hình thức tổ chức giám định phổ biến cả hai hình thức kiểm tra định kỳ và theo giai đoạn huấn luyện năm. Thời điểm kiểm tra theo định kỳ 6 tháng 1 lần chiếm 80%, kiểm tra theo giai đoạn thường vào thời kỳ chuẩn bị chiếm 76.67%. Phương tiện sử dụng giám định chủ yếu là các bài test sư phạm chiếm 86.67% với các thiết bị đơn giản chiếm 99%. Phương pháp sử dụng trong giám định gồm các phương pháp kiểm tra thể lực, hình thái chiếm tỷ lệ 90% - 100%; Phương pháp kiểm tra sinh lý – sinh hóa, tâm lý 50% - 53.33%. - Về quy trình kiểm tra các đội bóng thường “Kiểm tra kỹ - chiến thuật trước, kiểm tra thể lực sau” chiếm 83.33%. tổ chức kiểm tra với thời gian 2 ngày chiếm 76.67%. Hiện chưa có một hệ thống tiêu chuẩn giám định thể lực cho VĐV bóng chuyền chiếm tỷ lệ 80%, chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn của chính đội bóng chiếm 83.33%. - Về thực trạng thể chất của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa đầu thời kỳ chuẩn bị năm 2017: Qua 4 bước đảm bảo tính logic, khách quan và khoa học, luận án đã xác định được 51 chỉ số và test, trong đó: Hình thái với 11 chỉ số; Thể lực với 23 test; Sinh lý với 4 test; Sinh hóa máu với 9 chỉ số; Tâm lý với 4 test. Kết quả kiểm tra cho thầy phần lớn các chỉ số, test ở mức đạt; mức khá và tốt chiếm tỷ lệ thấp. 2. Kết quả giám định hiệu quả thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa qua đề xuất thay đổi tỷ trọng về lượng vận động..., bước đầu ứng dụng thực nghiệm theo kế hoạch huấn luyện năm 2017 có hiệu quả.
  5. 5 -Về hình thái: Hầu hết các chỉ số không có thay đổi hoặc thay đổi không nhiều theo từng giai đoạn, cuối giai đoạn chuẩn bị chung có 6/11 chỉ số thay đổi nhưng chỉ có 4/11 chỉ số thay đổi có ý nghĩa thống kê P
  6. 6 tham khảo (76 tài liệu Tiếng Việt, 26 tài liệu Tiếng Anh, 04 tài liệu từ Internet) và phần phụ lục. Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về giám định. 1.1.1. Khái niệm. 1.1.2. Giám định đào tạo vận động viên, đánh giá quá trình huấn luyện. 1.1.3. Giám định huấn luyện thể lực đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 1.2. Đặc điểm thi đấu môn bóng chuyền. 1.3. Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại. 1.3.1. Xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới. 1.3.2. Xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân. 1.3.3. Xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật. 1.3.4. Xu thế chú trọng công tác HL năng lực tâm lý. 1.3.5. Xu thế nâng cao thể lực. 1.3.6. Xu thế nâng cao năng lực yếm khí. 1.4. Đặc điểm công tác tập luyện và thi đấu bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam. 1.5. Đặc điểm huấn luyện thể lực trong môn bóng chuyền. 1.5.1. Huấn luyện sức mạnh. 1.5.2. Huấn luyện sức nhanh. 1.5.3. Huấn luyện sức bền. 1.6. Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao. 1.6.1. Vai trò và ý nghĩa của xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ: 1.6.2. Tính chu kỳ hay chu kỳ hóa trong quá trình huấn luyện. (Bompa 1.6.3. Đặc điểm các giai đoạn trong kế hoạch HL năm. 1.7. Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên. (VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa tuổi từ 21 đến 33). 1.7.1. Đặc điểm về tâm lý. 1.7.2. Đặc điểm sinh lý. 1.8. Đôi nét về giải vô địch bóng chuyền Việt Nam. 1.9. Giới thiệu đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 1.10. Một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan.
  7. 7 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng một số tiêu chuẩn để giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị năm 2017 của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: + Khách thể phỏng vấn: 30 HLV, chuyên gia, giảng viên bóng chuyền. + Khách thể khảo sát: 12 VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Đây là các VĐV có trình độ cấp 1, kiện tướng. VĐV trẻ nhất cũng đã qua 5-6 năm huấn luyện. Hầu hết các VĐV trong đội đều có số năm tập luyện trên 10 năm. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu. Xây dựng một số tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực để giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa (công tác giám định được thực hiện trên cơ sở có sự thống nhất của ban lãnh đạo, ban huấn luyện của đội bóng chỉ giới hạn thông qua đánh giá thực trạng trình độ thể lực, cùng xem xét kế hoạch huấn luyện năm 2017 của ban huấn luyện, để tư vấn định hướng điều chỉnh lượng vận động huấn luyện các yếu tố cấu thành năng lực thể thao của VĐV, đồng thời xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực chi tiết và ứng dụng thực tế để điều khiển quá trình huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện thể lực. Qua đó đánh giá tính hiệu quả của tư vấn giám định về huấn luyện thể lực và đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa trong việc thực hiện kế hoạch huấn luyện năm 2017). Vì giới hạn nghiên cứu của luận án chỉ là trong thời kỳ chuẩn bị gồm (giai đoạn chuẩn bị chung và giai đoạn chuẩn bị chuyên môn) nên khi trình bày trong luận án cũng chỉ dừng lại ở hai giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị 1 trong kế hoạch huấn luyện năm 2017. Tuy nhiên, thực tế việc tư vấn điều chỉnh lượng vận động, cùng xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực được thực hiện đầy đủ ở các giai đoạn của cả hai chu kỳ 1 và 2 trong kế hoạch huấn luyện năm 2017. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp sau:
  8. 8 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.3. Phương pháp kiểm tra hình thái 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.7. Phương pháp toán thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 1/2017 đến tháng 11/ 2021. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. - Trung tâm TDTT Khánh Hòa. - Trung tâm HL thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. - Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu. Đề tài được dự kiến thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2021. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam năm 2017 3.1.1. Thực trạng nhận thức về công tác giám định huấn luyện thể lực của ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam Từ các nội dung của phiếu phỏng vấn về nhận thức của công tác giám định huấn luyện thể lực, luận án đã tiến hành phỏng vấn với 05 câu hỏi, mỗi câu có 3 mức lựa chọn trong phiếu (rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng). Qua tính toán tỷ lệ % về mức độ quan trọng các nội dung được trình bày qua bảng 3.2. Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy: - Với câu hỏi “Theo anh (chị) vai trò của việc giám định HL thể lực cho VĐV bóng chuyên (BC) trong việc điều khiển kế hoạch HL năm thể hiện như thế nào?”có 24/30 phiếu trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ 80%, 6/30 phiếu trả lời ở mức quan trọng chiếm tỷ lệ 20% và ở mức không quan trọng 0/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 0%. Như vậy có thể thấy 100% các HLV và chuyên gia đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác giám định thể lực cho VĐV bóng chuyền. - Với câu hỏi “Công tác giám định HL thể lực giúp HLV đánh giá
  9. 9 thực tiễn khách quan kết quả HL để có thể điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch HL trong điều khiển kế hoạch huấn luyện năm?”có 22/30 phiếu trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ 73.33%, 5/30 phiếu trả lời ở mức quan trọng chiếm tỷ lệ 16.67% và ở mức không quan trọng có 3/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%. Như vậy có tới 90% HLV và chuyên gia khẳng định vai trò quan trọng của giám định huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền để đánh giá khách quan trình độ thể lực của VĐV trong thực hiện kế hoạch huấn luyện, làm cơ sở điều chỉnh hoặc bổ sung trong huấn luyện thể lực của VĐV bóng chuyền. - Với câu hỏi “Giám định thể lực cho VĐV giúp HLV kiểm soát được chất lượng VĐV, vừa có cơ sở khoa học 1 cách chính xác để định hướng HL trong tương lai tốt hơn?”có 20/30 phiếu trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ 66.67%, 7/30 phiếu trả lời ở mức quan trọng chiếm tỷ lệ 23.33% và ở mức không quan trọng có 3/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%. Như vậy có 90% HLV, chuyên gia khẳng định vai trò quan trọng của công tác giám định thể lực giúp HLV kiểm soát được chất lượng VĐV và định hướng trong huấn luyện trong tương lai. - Với câu hỏi “Giám định thể lực cho VĐV thường xuyên trong kế hoạch huấn luyện giúp VĐV nhìn nhận thực tiễn phong độ của bản thân, để nỗ lực tập luyện nhằm đạt được tiêu chuẩn giám định nhằm thi đấu được tốt?”có 21/30 phiếu trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ 70.00%, 5/30 phiếu trả lời ở mức quan trọng chiếm tỷ lệ 16.67% và ở mức không quan trọng có 4/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 13.33%. Như vậy có tới 86.67% HLV và chuyên gia khẳng định tính chất quan trọng của công tác giám định thể lực giúp VĐV hiểu rõ trình độ thể lực của mình để có những nỗ lực hơn trong tập luyện. - Với câu hỏi “Việc xây dựng được 1 hệ thống tiêu chuẩn giám định thể lực cho VĐV BC là cần thiết và quan trọng cho VĐV BC Việt Nam hiện nay?” có 25/30 phiếu trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ 83.33%, 5/30 phiếu trả lời ở mức quan trọng chiếm tỷ lệ 16.67% và ở mức không quan trọng có 0/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 0%. Điều đó đã khẳng định yêu cầu thực tiễn phải có một hệ thống tiêu chuẩn giám định thể lực cho VĐV bóng chuyền Việt Nam hiện nay là hết sức cấp thiết và cấp bách.
  10. Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức của ban HL các đội mạnh bóng chuyền nam Việt Nam về giám định huấn luyện thể lực Mức độ đánh giá Lần 1 (n=30) TT Nội dung Rất Không Tỷ lệ Quan Tỷ lệ Tỷ lệ quan quan % trọng % % trọng trọng Theo anh (chị) vai trò của việc giám định HL thể lực cho VĐV BC trong 1 24 80.00 6 20.00 0 0.00 việc điều khiển kế hoạch HL năm thể hiện như thế nào Công tác giám định HL thể lực giúp HLV đánh giá thực tiễn khách quan 2 kết quả HL để có thể điều chỉnh, bổ 22 73.33 5 16.67 3 10.00 sung cho kế hoạch HL trong điều khiển kế hoạch huấn luyện năm Giám định thể lực cho VĐV giúp HLV kiểm soát được chất lượng 3 VĐV, vừa có cơ sở khoa học 1 cách 20 66.67 7 23.33 3 10.00 chính xác để định hướng HL trong tương lai tốt hơn Giám định thể lực cho VĐV thường xuyên trong kế hoạch huấn luyện giúp VĐV nhìn nhận thực tiễn phong 4 21 70.00 5 16.67 4 13.33 độ của bản thân để nỗ lực tập luyện nhằm đạt được tiêu chuẩn giám định nhằm thi đấu được tốt Việc xây dựng được 1 hệ thống tiêu chuẩn giám định thể lực cho VĐV 5 25 83.33 5 16.67 0 0.00 BC là cần thiết và quan trọng cho VĐV BC Việt Nam hiện nay
  11. 10 3.1.2. Thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực của các đội mạnh bóng chuyền Từ các nội dung của phiếu phỏng vấn về thực trạng của công tác giám định huấn luyện thể lực, luận án đã tiến hành phỏng vấn với 02 câu hỏi, mỗi câu có 3 mức lựa chọn trong phiếu (rất quan tâm, quan tâm, không quan tâm). Qua tính toán tỷ lệ % về mức độ quan trọng các nội dung được trình bày qua bảng 3.3a. - Với câu hỏi “Hiện nay công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV BC tại CLB được lãnh đạo quản lý, ban HL quan tâm như thế nào” có 0/30 phiếu trả lời rất quan tâm chiếm tỷ lệ 0%, 16/30 phiếu trả lời ở mức quan tâm chiếm tỷ lệ 53.33% và ở mức không quan tâm có 14/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 46.67%. - Với câu hỏi “Thực trạng hiện nay đội BC của anh (chị) có thường xuyên giám định HL thể lực cho VĐV không” có 0/30 phiếu trả lời rất thường xuyên chiếm tỷ lệ 0%, 17/30 phiếu trả lời ở mức thường xuyên chiếm tỷ lệ 56.67% và ở mức không thường xuyên có 13/30 ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 43.33%. Ngoài ra luận án đã tiến hành phỏng vấn thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực của các đội mạnh bóng chuyền ở 09 câu hỏi khác với 02 mức lựa chọn trong phiếu (Đồng ý, không đồng ý). Kết quả được trình bày qua bảng 3.3b sau. Từ bảng 3.3b ta thấy: - Với câu hỏi “Đội BC của anh (chị) thường tổ chức giám định thể lực cho VĐV theo hình thức nào” có 15/30 phiếu đồng ý hình thức kiểm tra theo định định kỳ chiếm tỷ lệ 50% và 15/30 phiếu đồng ý hình thức kiểm tra theo thời kỳ, giai đoạn huấn luyện của chu kỳ huấn luyện năm chiếm tỷ lệ 50%. Như vậy về thực trạng hình thức kiểm tra thì hiện các đội bóng chuyền vẫn đang sử dụng cả 2 hình thức. - Với câu hỏi “Khi tổ chức giám định thể lực, hiện nay BHL thường tổ chức giám định vào thời điểm nào theo kế hoạch huấn luyện năm?”. + Với câu hỏi “Theo định kỳ” có 0/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám định theo Định kỳ 3 tháng/ 1 lần chiếm tỷ lệ 0%, 24/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám định theo Định kỳ 6 tháng/ 1 lần chiếm tỷ lệ 80% và cuối cùng 6/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám đinh theo định kỳ 12 tháng/ 1 lần chiếm tỷ lệ 20%. Như vậy, theo hình thức kiểm tra định kỳ thì đa số các đội chiếm tỷ lệ 80% kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần.
  12. 11 + Với câu hỏi “Theo thời kỳ, giai đoạn của chu kỳ huấn luyện năm” có 22/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám định theo Thời kỳ chuẩn bị chiếm tỷ lệ 76.67%, 3/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám định theo Thời kỳ thi đấu chiếm tỷ lệ 10% và cuối cùng 4/30 phiếu lựa chọn tổ chức giám định theo Thời kỳ hồi phục chiếm tỷ lệ 13,33%. Như vậy, thực trạng tổ chức giám định theo Thời kỳ chuẩn bị chiếm đa số và đạt tỷ lệ 76.67%, - Với câu hỏi “Các phương tiện thường được sử dụng cho giám định thể lực cho VĐV là gì” có 26/30 phiếu đồng ý Các bài test sư phạm thường được sử dụng trong giám thể lực chiếm tỷ lệ 86.67%, 12/30 phiếu đồng ý Các nội dung kiểm tra khác ( HT, CN, Tâm lý ….) thường được sử dụng trong giám thể lực chiếm tỷ lệ 40%, 5/30 phiếu đồng ý Sử dụng thiết bị máy móc hiện đại thường được sử dụng trong giám thể lực chiếm tỷ lệ 16.67% và 27/30 phiếu đồng ý sử dụng trang bị dụng cụ đơn giản (còi, thước dây, đồng hồ, tạ gánh…) thường được sử dụng trong giám thể lực chiếm tỷ lệ 90%. Như vậy, thực trạng sử dụng phương tiện giám định thể lực các đội bóng chuyền chủ yếu là các bài test sư phạm, với sử dụng các thiết bị đơn giản chiếm tỷ lệ 99%. - Với câu hỏi “Nội dung giám định thể lực cho VĐV BC tại đội BC hiện nay được kiểm tra các test nào?” các test có phiếu lựa chọn từ 24 – 30 gồm: Gánh tạ (kg), Nằm đẩy tạ (kg), Chạy 0 – 10 m (s), Nằm ngửa gập bụng 30s (lần), Chạy cây thông (s), Nhảy 9 ô (s), Bronco Square (s), Bronco Lăn Ngã (s), Bronco chắn bóng (s) chiếm tỷ lệ dao động từ 83.33% - 100%. Ngoài ra có 4 test (Ngồi với (cm), Ném bóng 1kg (m), Bật chắn 2 tay (cm), Chạy 0 – 5m (s) có số phiếu lựa chọn thấp dao động từ 5 – 10 phiếu lựa chọn chiếm tỷ lệ dao động từ 16.67% - 33.33%. - Với câu hỏi “Trong giám định thể lực cho VĐV bóng chuyền ban huấn luyện thường sử dụng các phương pháp nào” 27/30 phiếu lựa chọn Phương pháp kiểm tra hình thái thường được sử dụng trong giám định thể lực của VĐV chiếm tỷ lệ 90%, 24/30 phiếu lựa chọn phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý, sinh hóa thường được sử dụng trong giám định thể lực của VĐV chiếm tỷ lệ 80%, 15/30 phiếu lựa chọn Phương pháp kiểm tra sinh hóa thường được sử dụng trong giám định thể lực của VĐV chiếm tỷ lệ 50%, 16/30 phiếu lựa chọn Phương pháp kiểm tra tâm lý thường được sử dụng trong giám định thể lực của VĐV chiếm tỷ lệ 53.33% và 30/30 phiếu lựa chọn Phương pháp kiểm tra sư phạm thường được sử dụng trong giám định thể lực của VĐV chiếm tỷ lệ 100%. Như
  13. 12 vậy, thực trạng sử dụng các phương pháp kiểm tra trong công tác giám định thể lực các đội bóng chuyền chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm với tỷ lệ chọn 100%, Phương pháp kiểm tra hình thái với tỷ lệ chọn 90%, phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý, sinh hóa với tỷ lệ chọn 80%. - Với câu hỏi “Quy trình tổ chức giám định thể lực của BHL đội bóng chuyền thường tổ chức giám định theo quy trình nào?” có 4 vấn đề được đặt ra gồm: + Với câu câu hỏi “Thời gian tổ chức giám định thể lực cho VĐV BC” có 4/30 phiếu lựa chọn đồng ý 1 ngày chiếm tỷ lệ 13.33% và 26/30 phiếu lựa chọn không đồng ý chiếm tỷ lệ 86.67%; với 2 ngày có 23/30 phiếu lựa chọn đồng ý chiếm tỷ lệ 76.67% và 7/30 người lựa chọn là không đồng ý chiếm tỷ lệ 23.33%; với 3 ngày có 3/30 phiếu lựa chọn đồng ý chiếm tỷ lệ 10% và 7/30 người lựa chọn là không đồng ý chiếm tỷ lệ 90%, Như vậy thời gian tổ chức thường là 2 ngày chiếm tỷ lệ 76.67%. + Với câu hỏi quy trình tổ chức kiểm tra thì “Kiểm tra kỹ - chiến thuật trước, kiểm tra thể lực sau” có 26/30 phiếu lựa chọn đồng ý chiếm tỷ lệ 83.33%, 4/30 lựa chọn là không đồng ý chiếm tỷ lệ 13.33%. + Với câu câu hỏi “Kiểm tra hình thái  chức năng sinh lý, sinh hóa  kỹ - chiến thuật  thể lực” có 9/30 phiếu lựa chọn đồng ý chiếm tỷ lệ 30%, 21/30 lựa chọn là không đồng ý chiếm tỷ lệ 70%. + Với câu câu hỏi “Kiểm tra hình thái  chức năng sinh lý, sinh hóa  tâm lý  kỹ - chiến thuật  kiểm tra thể lực chung  kiểm tra thể lực chuyên môn” có 8/30 phiếu lựa chọn đồng ý chiếm tỷ lệ 26.67%, 22/30 lựa chọn là không đồng ý chiếm tỷ lệ 73.33%. - Với câu hỏi “Tiêu chuẩn giám định thể lực nào được sử dụng trong đánh giá cho VĐV BC hiện nay” có 6/30 phiếu lựa chọn đồng ý ở Tiêu chuẩn giám định thể lực của liên đoàn chiếm tỷ lệ 20% và 24/30 người lựa chọn không đồng ý chiếm tỷ lệ 80%; 7/30 phiếu lựa chọn đồng ý ở Tiêu chuẩn giám định thể lực của Tổng cục TDTT chiếm tỷ lệ 23.33% và 23/30 người lựa chọn không đồng ý chiếm tỷ lệ 76.67%; 25/30 phiếu lựa chọn Tiêu chuẩn giám định thể lực của chính đội bóng chiếm tỷ lệ 83.33% và 5/30 người lựa chọn không đồng ý chiếm tỷ lệ 16.67%. Như vậy về hệ thống tiêu chuẩn giám định công tác huấn luyện thể lực của các đội bóng chuyền hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào các tiêu chuẩn của chính đội bóng nhằm đối chiếu và so sánh các kết quả kiểm tra của các chu kỳ huấn luyện năm trước.
  14. 13 - Với câu hỏi “Sự hỗ trợ các điều kiện đảm bảo để tổ chức giám định thể lực (nguồn nhân lực, kinh phí…) của đội bóng như thế nào” cả 4/4 nội dung hỏi về nguồn lực đều có tỷ lệ chọn đồng ý là 0/30 chiếm tỷ lệ 0%. Như vậy sự hỗ trợ các điều kiện đảm bảo (kinh phí, phương tiện) hầu như không có, chủ yếu là do ban huấn luyện. - Với câu hỏi “Để đánh giá thực trạng công tác giám định thể lực cho VĐV bóng chuyền, theo anh (chị) cần bổ sung các tiêu chí nào”, đối với nội dung này thì không có ý kiến trả lời nào để bổ sung thêm các tiêu chí trong đánh giá thực trạng công tác giám định. 3.1.3. Thực trạng trình độ chuẩn bị thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa đầu thời kỳ chuẩn bị năm 2017 3.1.3.1. Lựa chọn các test kiểm tra và ứng dụng đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Để có được hệ thống các chỉ tiêu, test đánh giá hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa, tâm lý của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Chúng tôi thực hiện các bước sau: Bước 1: Thu thập và tổng hợp các chỉ tiêu, test đã được sử dụng (cả trong và ngoài nước) để đánh giá hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý trong bóng chuyền. Bước 2: Lược bỏ theo kinh nghiệm bản thân những test trùng lặp tính thông báo hoặc không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bước 3: Phỏng vấn các HLV và các giảng viên. Sau bước này sẽ loại bớt các test không đạt yêu cầu. Bước 4: Xác định độ tin cậy của hai lần phỏng vấn. Sau bước này đề tài đã chọn được các chỉ tiêu, test để đánh giá hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của đội. Đề tài không thực hiện theo quy trình lập test mà sử dụng các test đã công bố được các huấn luyện viên thường sử dụng để kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình huấn luyện. 3.1.3.2. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa Trên cơ sở 51 chỉ số và test được chọn ở trên, luận án tiến hành ứng dụng các chỉ số và test để kiểm tra và đánh giá thực trạng trình độ thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa thời điểm ban đầu năm 2017. Kết quả kiểm tra và tính toán các giá trị cơ bản ( X ,  , Cv%, ɛ) được trình bày qua các bảng từ 3.8 đến 3.12
  15. Bảng 3.8: Thực trạng hình thái của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa TT TEST X  Cv% ɛ 1 Cân nặng (kg) 78.33 3.98 5.09 0.03 2 Chiều cao đứng (cm) 188.13 5.47 2.91 0.02 3 Chiều cao ngồi (cm) 87.58 3.06 3.49 0.02 4 Chiều cao với (cm) 242.25 6.17 2.55 0.02 5 Dài sải tay (cm) 192.38 6.52 3.39 0.02 6 Chỉ số thân (%) 46.56 1.16 2.48 0.02 7 BMI (kg/m2) 22.14 0.88 3.97 0.02 8 CS CC với (cm) 54.13 1.77 3.27 0.02 9 CS dài tay (cm) 4.25 2.60 61.13 0.38 10 Trọng lượng không mỡ 69.34 4.38 6.32 0.04 11 Tỷ lệ mỡ (%) 10.83 1.56 14.44 0.09 Bảng 3.9: Thực trạng thể lực của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa TT TEST X  Cv% ɛ 1 Gánh tạ (kg) 140.00 15.23 10.88 0.07 2 Nằm đẩy tạ (kg) 43.75 4.33 9.90 0.01 3 Bật cao có đà 1 chân (cm) 325.83 21.2 6.5 0.02 4 Ném bóng 1 kg (m) 18.57 0.95 5.09 0.07 5 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 18.33 1.92 10.49 0.03 6 Bật chắn 2 tay (cm) 308.58 15.38 4.98 0.03 7 Bật đập bóng (cm) 327.75 7.70 2.35 0.03 8 Bật nhảy 50 lần (cm) 316.25 16.40 5.19 0.09 9 BPX TG chạm đất (s) 0.34 0.05 14.03 0.09 10 0 – 5m (s) 0.86 0.05 5.57 0.04 11 0 – 10m (s) 1.61 0.03 1.69 0.01 12 Ngồi với (cm) 23.47 5.58 23.78 0.15 13 Ưỡn lưng (cm) 50.08 3.06 6.11 0.04 14 Nhảy 9 ô (s) 43.50 3.18 7.30 0.04 15 Chạy cây thông (s) 26.17 0.72 2.75 0.02
  16. TT TEST X  Cv% ɛ 16 Chạy 9-3-6-3-9 (s) 7.83 0.45 5.81 0.04 17 Chạy biến hướng (s) 6.02 0.12 2.01 0.01 18 Bronco Square (s) 21.8 0.4 1.85 0.01 19 Bronco Lăn Ngã (s) 7.9 0.25 3.21 0.02 20 Bronco chắn bóng (s) 9.35 0.34 3.61 0.02 21 Test Cooper 2738.08 80.23 2.93 0.02 22 Test 505 2.51 0.30 11.78 0.06 23 T test 9.89 0.57 5.75 0.04 Bảng 3.10: Thực trạng chức năng sinh lý, sinh hóa máu của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa TT TEST X  Cv% ɛ 1 Bật nhảy 30gy (watt/kg) 22.15 1.35 6.07 0.04 2 Công năng tim 7.67 1.50 19.53 0.12 3 Dung tích sống 3.27 0.25 7.65 0.05 4 VO2max 51.08 3.75 7.35 0.05 WBC 6.13 1.46 23.78 0.15 RBC 5.18 0.20 3.82 0.02 HGB 15.05 0.77 5.10 0.03 HCT 44.64 1.87 4.19 0.03 5 Xét nghiệm máu MCV 85.50 4.23 4.95 0.03 MCH 28.80 1.73 6.01 0.04 MCHC (g/ dl) 33.68 0.68 2.03 0.01 PLT 200.83 29.76 14.82 0.09 MPV 10.26 0.82 8.00 0.05
  17. Bảng 3.11: Thực trạng tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa TT TEST X  Cv% ɛ 1 Phản xạ đơn (ms) 161.70 7.13 4.41 0.04 2 Phản xạ phức (ms) 298.57 35.41 11.86 0.07 3 Năng lực xử lý thông tin (bit/s) 1.37 0.10 7.35 0.05 4 Loại hình thần kinh (K) 34.59 6.56 18.96 0.12 Bảng 3.12: Kết quả so sánh các chỉ số hình thái của đội Sanest Khanh Hòa với các đội Quân Đoàn 4, tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan Sanest Quân Đoàn 4 VN Thái lan TT Chỉ số/test X X X X 1 Cân nặng 78.33 74.58 77.33 2 Chiều cao đứng (cm) 188.13 184 197.5 203 3 Chiều cao ngồi (cm) 87.58 4 Chiều cao với (cm) 242.25 241.92 5 Dài sải tay (cm) 192.38 196.08 195.98 6 Chỉ số thân (%) 46.56 46.00 50.55 7 BMI (kg/m2) 22.14 22.03 21.93 8 CS CC với (cm) 54.13 54.71 54.21 9 CS dài tay (cm) 4.25 4.96 5.89 10 Trọng lượng không mỡ 69.34 65.36 70.70 71 11 Tỷ lệ mỡ (%) 10.83 10.95 10.38 (Nguồn Huỳnh Thúc Phong 2016, Phan Ngọc Huy 2017)
  18. 14  Về hình thái: Ứng dụng các chỉ số kiểm tra đánh giá thực trạng hình thái của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày qua bảng 3.8.  Về thể lực: Ứng dụng các test kiểm tra đánh giá thực trạng thể lực của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày qua bảng 3.9. Về chức năng sinh lý, sinh hóa: Ứng dụng các test kiểm tra đánh giá thực trạng chức năng sinh lý, sinh hóa của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày qua bảng 3.10. Về tâm lý: Sử dụng các test kiểm tra đánh giá thực trạng tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa. Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày qua bảng 3.11. 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam (Trình bày chi tiết trong luận án tại trang 93-104) 3.2. Giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa của chu kỳ huấn luyện năm 2017 3.2.1. Giới thiệu kế hoạch huấn luyện đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa năm 2017 (Phụ lục 11) 3.2.2. Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động các yếu tố cấu thành năng lực thể thao VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa theo kế hoạch huấn luyện năm 2017 3.2.2.1. Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động tổng quát các yếu tố cấu thành năng lực thể thao theo kế hoạch huấn luyện năm 2017 Để đảm bảo cho đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa đạt trạng thái thể lực tốt nhất, chuẩn bị cho VĐV trước khi bước vào thi đấu có trạng thái sung mãn sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ thi đấu trong thực tiễn. Đồng thời căn cứ vào tỷ trọng lượng vận động của kế hoạch huấn luyện năm 2017 cho đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa, đề tài mạnh dạn đề xuất điều chỉnh tổng quát lượng vận động trong kế hoạch huấn luyện của đội ở các giai đoạn huấn luyện trong cả hai chu kỳ huấn luyện năm. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.16. 3.2.2.2. Đề xuất điều chỉnh tỷ trọng lượng vận động chi tiết trong huấn luyện cho VĐV bóng chuyền theo thời kỳ, giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm 2017 Từ các vấn đề lý luận của huấn luyện thể thao, trên cơ sở đề xuất
  19. 15 điều chỉnh lượng vận động tổng quát các yếu tố cấu thành của năng lực thể thao theo thời kỳ, giai đoạn huấn luyện của chu kỳ huấn luyện năm đã nói ở trên (bảng 3.16), để giúp ban huấn luyện có thể xem xét một cách cụ thể theo cấu trúc của chu kỳ năm, luận án xin trình bày chi tiết về điều chỉnh tỷ trọng lượng vận động (thông qua thời gian huấn luyện để xác định điều chỉnh) trong cấu trúc của chu kỳ 1 của kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Nội dung điều chỉnh lượng vận động được cụ thể hóa qua các bảng 3.17; 3.18 và 3.19. Và còn được cụ thể hóa theo từng tuần, giáo án tập theo từng giai đoạn của chu kỳ 1 (Phụ lục 15) và điều chỉnh lượng vận động cho cả chu kỳ 2 (Phụ lục 16) năm 2017. 3.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa qua chu kỳ I của kế hoạch huấn luyện năm 2017 3.2.3.1. Cuối giai đoạn chuẩn bị chung:  Về hình thái: Kết quả kiểm tra và tính toán các chỉ số hình thái ban đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung của toàn đội được trình bày ở bảng 3.20. Nhịp tăng trưởng trung bình được biểu thị qua biểu đồ 3.3. Đánh giá về hình thái theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày qua bảng 3.21.  Về thể lực: Kết quả kiểm tra và tính toán các test thể lực ban đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung của toàn đội được trình bày qua bảng 3.22. Nhịp tăng trưởng trung bình các test thể lực của toàn đội cuối giai đoạn chuẩn bị chung được biểu thị qua biểu đồ 3.4. Đánh giá về thể lực theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero. Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày qua bảng 3.23, 3.24  Về chức năng sinh lý, sinh hóa: Kết quả kiểm tra và tính toán các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa máu ban đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung của toàn đội được trình bày ở bảng 3.26. Qua bảng ta thấy, các chỉ số sinh lý cả 4/4 chỉ số sự tăng trưởng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất với p t0.05 = 2.201. Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số sinh lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung được biểu thị qua biểu đồ 3.5.
  20. 16  Về sinh hóa máu: Có 7/9 chỉ số với sự biến đổi không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất với p>0.05, vì có ttính dao động từ 0.26 – 1.41 < t0.05 = 2.201. Riêng 2/9 chỉ số HGB; HCT, sự biến đổi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p < 0.05, vì có ttính dao động từ 3.79 – 6.55 > t0.05 = 2.201. Sự biến đổi trung bình các chỉ số sinh hóa máu cuối giai đoạn chuẩn bị chung được biểu thị qua biểu đồ 3.6. Đánh giá các chỉ số sinh lý, sinh hóa theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày qua bảng 3.27.  Về tâm lý: Kết quả kiểm tra và tính toán các test tâm lý ban đầu và cuối giai đoạn chuẩn bị chung của toàn đội được trình bày qua bảng 3.28. Đánh giá các test tâm lý theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày qua bảng 3.29 3.2.3.3. Cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:  Về hình thái: Kết quả kiểm tra và tính toán các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chung và cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn toàn đội được trình bày bảng 3.30. Nhịp tăng trưởng trung bình các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn được biểu thị qua biểu đồ 3.8. Đánh giá các chỉ số hình thái theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày qua bảng 3.31.  Về thể lực: Kết quả kiểm tra và tính toán các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung và cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của toàn đội được trình bày qua bảng 3.32. Nhịp tăng trưởng trung bình các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn được biểu thị qua biểu đồ 3.9 Đánh giá các test thể lực theo các nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai và libero cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa. Căn cứ kết quả kiểm tra và tính toán nhịp tăng trưởng theo các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero được trình bày qua bảng 3.33 – 3.35.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1