VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
Nguyễn Thị Hƣơng<br />
<br />
ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG TIẾNG ANH (ĐỐI<br />
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)<br />
<br />
Chuyên ngành:Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu<br />
Mã số: 62.22.02.41<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện hàn lâm<br />
KHXH Việt Nam<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG<br />
Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN QUANG<br />
Phản biện 3: PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại<br />
……………………………………………………………………………….<br />
.........................................................................................................................<br />
vào hồi……….giờ….…phút, ngày………tháng……….năm …………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
1. Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.<br />
2. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam.<br />
<br />
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br />
1. Ý niệm “ăn”và sự ánh xạ sang các miền ý niệm khác trong tiếng Anh (so sánh<br />
với tiếng Việt), Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thƣ, số 5 (37) tháng 9/2015.<br />
2. Sự chuyển di ý niệm “ăn” sang các miền ý niệm khác trong tiếng Anh (so sánh<br />
với tiếng Việt), Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3 (322) tháng 3/2016.<br />
3. So sánh nghĩa của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt xét từ góc<br />
độ ngữ nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 (327) tháng 8/2016.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, xu thế nghiên cứu ngôn ngữ đã chuyển dần từ nghiên cứu ngữ<br />
liệu quan sát trực tiếp, hƣớng đến các mô hình biểu diễn qui tắc ngôn ngữ, sang nghiên cứu những vấn đề<br />
không thể quan sát đƣợc của con ngƣời nhƣ tri thức, ý thức, ý niệm, văn hóa, v.v..<br />
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ăn uống thƣờng đƣợc tiến hành dƣới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, trên<br />
phƣơng diện ngôn ngữ, nhất là nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt về ăn uống lại là vấn đề khá<br />
mới mẻ, chƣa có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu khai thác, đặc biệt hƣớng nghiên cứu từ góc nhìn của ngôn ngữ<br />
học tri nhận thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài<br />
nghiên cứu “Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)” với mong muốn<br />
có những đóng góp mới và tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ liên văn hóa.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích<br />
- Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi hƣớng tới mục đích tìm hiểu sự tỏa tia ý niệm và<br />
cơ sở nghiệm thân của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt.<br />
- Phân tích, làm rõ ý niệm ăn uống ở hai ngôn ngữ trên từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó khái<br />
quát sự tƣơng đồng và khác biệt trong ý niệm về ăn uống giữa hai nền văn hóa.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án dự kiến sẽ hoàn thành một số nhiệm vụ chính nhƣ sau:<br />
- Tập hợp có lựa chọn các tài liệu làm cơ sở lý luận cho luận án, tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan<br />
đến đối tƣợng khảo sát.<br />
- Khảo sát các từ chỉ ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ tự nhiên cũng nhƣ trong văn học, các ấn phẩm báo<br />
chí..v..v.. của tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm hiểu tình hình chuyển di ý niệm và sự hoạt động của<br />
các nghĩa chuyển trong ngữ cảnh.<br />
- Tìm hiểu tình hình chuyển di ý niệm và tìm ra mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống<br />
trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt dựa trên quan điểm của John Newman (1997) về cách nhìn<br />
nhận ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể.<br />
- Xác định mô hình ẩn dụ ý niệm theo công thức A LÀ B, trong đó A là miền đích, B là miền nguồn<br />
(trong tiếng Anh và tiếng Việt). Từ đó tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt trong ý niệm về ăn uống trong ngôn<br />
ngữ, văn hóa Anh – Việt và giải thích đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt đó từ góc độ tri nhận.<br />
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tƣợng nghiên cứu là sự chuyển di ý niệm của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong tiếng Anh trong sự<br />
đối chiếu với tiếng Việt và các mô hình ánh xạ từ miền ý niệm ăn uống sang các miền ý niệm khác. Chúng<br />
tôi tập trung nghiên cứu ý niệm ăn uống nói chung chứ không chỉ nghiên cứu hai động từ ăn và uống.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Chúng tôi chủ yếu tiến hành khảo sát hoạt động của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ tự<br />
nhiên, các tác phẩm văn học, thành ngữ (trong tiếng Anh) và trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ<br />
(trong tiếng Việt). Ngoài ra, một nguồn ngữ liệu quan trọng của luận án là ngôn ngữ báo chí (báo in và báo<br />
điện tử).<br />
<br />
1<br />
<br />
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án<br />
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ngữ liệu thực tế, chúng tôi sẽ chủ yếu áp dụng một số<br />
phƣơng pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: phƣơng pháp này giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các ẩn dụ ý<br />
niệm của phạm trù ăn uống từ nguồn biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt; khảo sát văn bản,<br />
xây dựng ngữ liệu làm cơ sở thực tiễn để áp dụng khung lí thuyết.<br />
- Phƣơng pháp phân tích ý niệm: chúng tôi tiến hành phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ<br />
cảnh cụ thể, hƣớng đến tìm hiểu các đặc trƣng văn hóa tƣ duy ẩn sau chúng.<br />
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đây là phƣơng pháp hỗ trợ giúp chúng tôi đối chiếu sự chuyển di ý<br />
niệm từ phạm trù ăn uống sang các phạm trù đối tƣợng khác trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra<br />
những nét tƣơng đồng và dị biệt về mặt tƣ duy, văn hóa dân tộc giữa hai cộng đồng ngƣời Việt và ngƣời nói<br />
tiếng Anh.<br />
- Các hƣớng tiếp cận liên ngành: kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác với tri thức ngành<br />
ngôn ngữ học để tìm hiểu thấu đáo hơn về đặc trƣng văn hóa – tƣ duy dân tộc.<br />
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
- Luận án là một trong số lƣợng không nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu tiến hành<br />
nghiên cứu tính hệ thống của ẩn dụ tri nhận trong hai ngôn ngữ Anh – Việt về phạm trù ăn uống. Dó đó việc<br />
đi sâu khảo sát các ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) có thể đƣợc<br />
xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này.<br />
- Điểm mới của luận án là nghiên cứu phạm trù ăn uống với sự tập trung vào ý niệm ăn uống nhìn từ<br />
2 góc độ: tác thể - tức nhấn mạnh vai trò của đối tƣợng thực hiện hành động ăn uống và bị thể - tức nhấn<br />
mạnh vai trò của đồ ăn/thức uống đƣợc tiêu hóa, thay đổi hay tiêu biến trong quá trình ăn uống.<br />
- Xây dựng nên các mô hình tri nhận của ngƣời nói tiếng Anh thông qua ngôn ngữ sử dụng trong sự<br />
đối sánh với tiếng Việt với mục đích hƣớng đến là cung cấp tri thức mô tả chi tiết về những đặc điểm của ẩn<br />
dụ ý niệm phạm trù ăn uống và những giá trị để khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tƣ duy – văn hóa.<br />
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án<br />
6.1. Ý nghĩa lí luận<br />
- Việc áp dụng khung lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu phạm trù ăn uống sẽ giúp<br />
nhằm tìm ra phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận của con ngƣời đƣợc phản ánh trong quá trình nhận thức<br />
về thế giới và tiến hành cấu trúc hóa, ý niệm hóa chúng và biểu trƣng chúng qua biểu thức ngôn ngữ.<br />
- Việc nghiên cứu phạm trù ăn uống trong sự đối chiếu Anh – Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận<br />
là một hƣớng nghiên cứu thú vị, đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những đặc trƣng và bản<br />
chất tƣ duy của ngƣời nói tiếng Anh và ngƣời Việt trong quá trình nhận thức thế giới.<br />
- Hƣớng nghiên cứu này đi sâu vào tìm hiểu cơ chế ánh xạ ẩn dụ sẽ góp phần quan trọng vào việc<br />
nghiên cứu ngữ nghĩa của một ngôn ngữ trong sự đối sánh với một ngôn ngữ khác, làm phong phú thêm các<br />
luận đề của ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời, luận án sẽ góp thêm một số quan điểm và nhận thức lí luận<br />
cho việc nghiên cứu đặc trƣng tƣ duy dân tộc, góp phần nghiên cứu về khoa học tri nhận.<br />
6.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Thông qua phân tích tri nhận các miền nguồn cũng nhƣ mô hình ánh xạ của chúng trong sử dụng<br />
thực tế trong sự đối sánh giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt, chúng tôi hy vọng luận án sẽ mang lại những kết quả<br />
có khả năng ứng dụng trong thực tế dạy và học ngôn ngữ ở Việt Nam.<br />
7. Cơ cấu của luận án<br />
<br />
2<br />
<br />