Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt
lượt xem 5
download
Luận án "Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm miêu tả đặc điểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu nghĩa của từ, đối chiếu song ngữ Hán-Việt dưới tác động của của các nhân tố ngôn ngữ- văn hóa- xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI QUỲNH ANH ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ TAY VÀ CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: N nn ọc so sán , đối c iếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc: GS. TS. N uyễn Văn K an Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Việt Hùng Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Lan Anh Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa c ọn đề tài Việc nghiên cứu nghĩa từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học. Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà ngôn ngữ học sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ý nghĩa của từ khác nhau. Trong đó, lý thuyết về trường nghĩa (semantic field theory) là một trong những lý thuyết quan trọng trong ngữ nghĩa học truyền thống. Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) và hoạt động của các bộ phận này là một mảng từ vựng rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Trong đó, tay là một trong những bộ phận mà con người tìm hiểu và nhận biết sớm nhất và từ ngữ chỉ tay là nhóm từ vựng quan trọng của từ chỉ BPCTN. Theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được thì hiện việc nghiên cứu các từ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu là các nghiên cứu đơn lẻ và đối chiếu theo từng mảng cụ thể. Nói cách khác, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện theo hướng đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ này giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt”. 2. Mục đíc n iên cứu và n iệm vụ n iên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý thuyết ngữ nghĩa học truyền thống, luận án khảo sát, miêu tả đặc điểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu nghĩa của từ, đối chiếu song ngữ Hán-Việt dưới tác động của của các nhân tố ngôn ngữ- văn hóa- xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ là: 1/ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; từ đó, xây dựng cơ sở lý thuyết nền tảng cho đề tài luận án; 2/ Miêu tả và đối chiếu từ ngữ chỉ tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; 3/ Miêu tả và đối chiếu các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; 4/ Phân tích chỉ ra các nhân tố ngôn ngữ-văn hóa-xã hội chi phối sự tương đồng và khác biệt của các từ chỉ tay và hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. 3. Đối tƣợn n iên cứu và p ạm vi n iên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chọn cách tiếp cận các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và hoạt động của tay chủ yếu theo cách phân chia của ngôn ngữ, cụ thể là: các từ ngữ chỉ tay, bộ phận của tay và hoạt động của tay hiện có, đang được sử dụng trong tiếng Hán và trong tiếng Việt. Riêng đối với các từ ngữ chỉ các bộ phận của tay, luận án có tham khảo cách phân chia bộ 1
- phận tay của y học để đối chứng, từ đó, xác lập danh sách thống kê các từ ngữ chỉ bộ phận của tay ở hai ngôn ngữ. 4. P ƣơn p áp n iên cứu và n liệu n iên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp miêu tả, phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu và cách tiếp cận liên ngành. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu gồm 60 từ chỉ các bộ phận của tay trong tiếng Hán, 26 từ chỉ các bộ phận của tay trong tiếng Việt, 185 động từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và 172 động từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Việt, được thu thập chủ yếu trong các cuốn từ điển 现代汉语词典(第七版)(Từ điển tiếng Hán hiện đại (tái bản lần thứ 7) ), 汉语大词典(第 6 卷) (Đại từ điển tiếng Hán) (quyển số 6), Từ điển tiếng Việt (2015), Hoàng Phê (chủ biên) và kho ngữ liệu tiếng Hán của Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (http://bcc.blcu.edu.cn/), Kho ngữ liệu tiếng Hán Cổ đại của Ủy ban Ngôn ngữ Quốc gia (http://corpus.zhonghuayuwen.org), Kho ngữ liệu tiếng Việt của Vietlex (Vietlex Corpus), (http://www.vietlex.com/kho-ngu-lieu). 5. Đón óp của luận án 5.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã hệ thống có chọn lọc các khái niệm cơ bản về từ và nghĩa của từ, các quan điểm y học về việc phân chia các bộ phận cơ thể, từ đó làm rõ các lý luận về từ và ngữ nói chung, về các từ chỉ tay và động từ biểu thị hoạt động của tay nói riêng. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án đã thành lập được sơ đồ tầng bậc của các từ chỉ bộ phận của tay, đối chiếu cách phân loại và đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ tay và các bộ phận của tay, đối chiếu các động từ chỉ hoạt động của tay giữa hai ngôn ngữ, từ đó chỉ ra được những điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển nghĩa của chúng, nêu bật được mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy của người dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Hy vọng kết quả của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, dịch thuật, những người giảng dạy và học tập về ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. 6. Ý n ĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần vào nghiên cứu trường nghĩa; Góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu cụ thể là đối chiếu Hán - Việt và chỉ ra được các nhân tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chi phối sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần vào giảng dạy tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại ngữ; Góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm của tay và các từ chỉ tay cũng như các hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; Vận dụng các kết quả nghiên cứu của luận án để biên soạn từ điển, biên soạn sách học ngoại ngữ Hán – Việt, Việt – Hán cũng như trở thành tài liệu tham khảo hỗ trợ cho công tác dịch thuật. 2
- 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành ba chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt; Chương 3: Đối chiếu các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổn quan tìn ìn n iên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Từ bình diện ngữ nghĩa học truyền thống Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN), chủ yếu tập trung theo hai hướng sau: Thứ nhất là nghiên cứu trong phạm vi cùng một ngôn ngữ, về vấn đề này phải kể đến nghiên cứu của Matisoff (1978), Rubal (1994), 朱莹莹 (Chu Oánh Oánh ) (2007), 黄碧蓉 (Hoàng Bích Dung) (2009), 刘倩忠 (Lưu Thiến Trung) (2011), 孙 冬梅 (Tôn Đông Mai) (2008), … . Thứ hai là nghiên cứu trên phạm vi đối chiếu giữa các ngôn ngữ, về vấn đề này có nghiên cứu của các tác giả Sakuragi Toshiyuki và Judith W. Fuller(2003), Nabil Dhafer (2020), Ratchadapun Wongleang (2015), 陈德琳 (Trần Đức Lâm) (2009), 杜玉凤 (Đỗ Ngọc Phượng) (2017), 刘亚枫、程 昕 (Lưu Á Phong, Trình Hân) (2020)… 1.1.1.2. Từ bình diện Ngôn ngữ học tri nhận Theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được thì hiện việc nghiên cứu các từ chỉ BPCTN chủ yếu xuất phát từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, tập trung theo hai hướng sau: Thứ nhất là nghiên cứu trong phạm vi cùng một ngôn ngữ có: công trình nghiên cứu của tác giả Larissa Manerko (2014), 吕艳辉 (Lã Diễm Huy) (2008), 赵学德 (Triệu Học Đức)(2010), 孙崇飞 (Tôn Sùng Phi) (2012), 马春媛 (Mã Xuân Viện)(2010) … . Thứ hai là nghiên cứu trên phạm vi đối chiếu giữa các ngôn ngữ, về vấn đề này có nghiên cứu của các tác giả: 阮氏黎心 (Nguyễn Thị Lê Tâm ) (2011), 阮氏乔泠 (Nguyễn Thị Kiều Linh ) (2020)… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Từ bình diện ngữ nghĩa học truyền thống Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về từ chỉ BPCTN từ góc độ ngữ nghĩa học truyền thống có nghiên cứu của các tác giả: Cầm Tú Tài (2008), Đỗ Thị Thanh Huyền (2020), Chăn Phômmavông (1999), Mã Thị Hiển (2009), Đào Duy Tùng (2017), Nguyễn Thị Vui (2002), Trần Thị Minh (2009)… . 1.1.2.2. Từ bình diện Ngôn ngữ học tri nhận Cho đến nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu các từ chỉ BPCTN theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể có các công trình của các tác giả 3
- như: Trịnh Thị Thanh Huệ (2012), Hà Thị Mai Thanh (2017), Lê Thị Diên Anh (2015), Nguyễn Văn Hải (2016) … . 1.2. Cơ sở lý luận về đề tài n iên cứu 1.2.1. Quan niệm về từ và phân loại từ Ngay từ thế kỷ 19, có rất nhiều nhà ngôn ngữ học của phương Tây đã đưa ra định nghĩa về từ. Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi đưa ra định nghĩa về từ các nhà nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ một số lĩnh vực cụ thể như sau: từ góc độ ngữ pháp học, từ góc độ âm vị học, từ góc độ chức năng. Khi nói đến khái niệm từ, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến một số đặc điểm quan trọng như sau: 1/ Từ là những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập; 2/ Từ là những đơn vị có tính hoàn chỉnh về ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa; 3/ Từ sẽ thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để tạo câu khi ngôn ngữ hoạt động. Từ những quan điểm về từ của các học giả đi trước, luận án đưa ra định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, có tính hoàn chỉnh về mặt ngữ âm và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để tạo câu khi ngôn ngữ hoạt động”. Phân loại từ a) Từ đơn: là những từ được tạo thành bởi một hình vị, như: nhà, ăn, làm… . b) Từ ghép: là những từ được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau. c) Từ láy: là những từ được tạo ra theo phương thức láy hình vị, tức tác động vào một hình vị gốc về mặt âm thanh để tạo ra hình vị (một số hình vị) láy và kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành từ. 1.2.2. Nghĩa và sự phát triển nghĩa của từ Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đưa ra các cách lý giải khác nhau về khái niệm nghĩa của từ, chủ yếu xuất phát từ các hướng sau: Quan niệm thứ nhất cho rằng nghĩa của từ chính là tên gọi của sự vật. Quan niệm thứ hai cho rằng nghĩa của từ là đồng nhất nghĩa với khái niệm và“một từ là một khái niệm”. Quan niệm thứ ba cho rằng nghĩa của từ được tạo thành bởi mối quan hệ giữa từ và đối tượng. Quan niệm thứ tư cho rằng nghĩa của từ là quan hệ giữa từ và khái niệm. Từ quan niệm về nghĩa của từ mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, luận án xin khái quát về nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ có thể là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị, cũng có thể là quan hệ của từ với khái niệm, biểu tượng,… Nghĩa của từ được hình thành nhờ sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Các thành phần ý nghĩa của từ: Theo Đỗ Hữu Châu (1999), tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa sau: 1/ Ý nghĩa biểu vật, 2/ Ý nghĩa biểu niệm, 3/ Ý nghĩa biểu thái. Từ đa nghĩa: Sự phát triển nghĩa của từ là một hiện tượng phổ biến trong bất kỳ ngôn ngữ nào, kết quả cuối cùng của sự phát triển nghĩa của từ là sản sinh ra một số lượng lớn từ đa nghĩa. Theo Đỗ Hữu Châu (1999), trong từ vựng, phổ biến là từ đa nghĩa, trong đó, các từ đơn thường nhiều nghĩa hơn từ phức. 4
- Các loại nghĩa trong từ đa nghĩa: Các tác giả trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng có nhiều cách phân loại nghĩa của từ, trong đó hay gặp nhất là những cách phân loại quan trọng sau đây: 1/ Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, 2/ Nghĩa tự do và nghĩa hạn chế, 3/ Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp, 4/ Nghĩa thường trực – không thường trực 1.2.3. Phương thức chuyển nghĩa của từ Theo nhiều nhà nghiên cứu, ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa được dùng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu (1999), ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau; Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. 1.2.4. Quan hệ ngữ nghĩa Theo Đỗ Hữu Châu (1998), những quan hệ về nghĩa của từ trong hệ thống, bao gồm: quan hệ bao gồm – nằm trong (inclusion) còn gọi là quan hệ cấp loại (hyponymy), quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, quan hệ toàn bộ - bộ phận. 1.2.5. Lý thuyết về trường nghĩa Các loại trường nghĩa Đỗ Hữu Châu (2007) đã đưa ra 4 loại trường nghĩa như sau: 1/ Trường nghĩa biểu vật, 2/ Trường nghĩa biểu niệm, 3/ Trường nghĩa tuyến tính, 4/ Trường nghĩa liên tưởng. Tiêu chí phân loại trường nghĩa Theo Đỗ Hữu Châu để phân lập các trường cần dựa vào ý nghĩa của từ. Thứ nhất, đối với trường nghĩa biểu vật thì cần chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó. Thứ hai, mỗi một trường nghĩa có những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường nghĩa đó, nhưng cũng có những từ không chỉ thuộc về một trường nghĩa mà thuộc về nhiều trường nghĩa khác nhau – đó là những từ ngữ ngoại biên. Thứ ba, các từ ngữ trong trường nghĩa có thể có quan hệ cấp độ về nghĩa với nhau. 1.2.6. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), ngôn ngữ học đối chiếu được định nghĩa như sau: “Ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm tương đồng và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không.” Phân loại ngôn ngữ học đối chiếu: Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chia ngôn ngữ học đối chiếu thành hai loại là: ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết và ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng. Các nguyên tắc đối chiếu: Theo Bùi Mạnh Hùng (2008) trong quá trình nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, cần tuân thủ 05 nguyên tắc cơ bản sau đây: 1/ Đảm bảo các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc; 2/ Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các phương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống; 3/Phải xem 5
- xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp; 4/ Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu; 5/ Phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu. 1.3. Quan điểm y ọc về p ân c ia các bộ p ận cơ t ể Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất chia chi trên thành 6 đoạn như sau: vai, cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay và bàn tay. 1.4. Tiểu kết c ƣơn 1 Chương 1 của luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đến đề tài nghiên cứu, cụ thể là: tình hình nghiên cứu nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể nói chung, từ chỉ tay và hoạt động của tay nói riêng từ bình diện ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học tri nhận. Từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết nền tảng cho đề tài luận án. Cơ sở lý thuyết về từ và nghĩa của từ, ngôn ngữ học đối chiếu, quan điểm y học về cách phân chia các bộ phận của chi trên cũng như một số lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của Chương 2, Chương 3 cũng được tìm hiểu trong luận án. CHƢƠNG 2 ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Giới ạn n iên cứu Trong chương này, luận án tập trung vào nghiên cứu đặc điểm của các từ chỉ tay, bao gồm: các từ chỉ tay và các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ những đặc điểm của chúng trong mỗi ngôn ngữ, luận án tiến hành đối chiếu, nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Cách thức tiến hành như sau: Bước 1. Thống kê các từ ngữ chỉ tay và bộ phận của tay. Bước 2. Miêu tả đặc điểm của các từ chỉ tay và các từ ngữ chỉ bộ phận của tay. Bước 3. Phân tích, đối chiếu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 2.2. Đối chiếu cách phân loại các từ chỉ tay và các bộ phận của tay gi a tiếng Hán và tiếng Việt 2.2.1. Đối chiếu cách phân loại từ chỉ tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt Trong tiếng Hán chỉ có duy nhất một từ dùng để chỉ tay là từ 手. Trong tiếng Việt ngoài từ tay dùng để chỉ tay, do có sự tiếp xúc với tiếng Hán và du nhập các từ Hán với cách đọc Hán Việt nên trong tiếng Việt có thêm một cách gọi tay nữa là thủ. Những điểm tương đồng: Từ 手 trong tiếng Hán và từ tay trong tiếng Việt đều vừa là từ, vừa là yếu tố tạo từ. Những điểm khác biệt: Số lượng từ chỉ tay trong tiếng Việt có 2 từ (tay và thủ) nhiều hơn trong tiếng Hán chỉ có 1 từ (手). Từ 手 trong tiếng Hán vừa là từ vừa là yếu tố tạo từ, nhưng thủ trong tiếng Việt chỉ tham gia với tư cách cấu tạo từ. 2.2.2. Đối chiếu cách phân loại các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt 6
- Do đặc điểm của tiếng Hán cổ là các thực tại khách quan được phân chia rất chi li, cho nên các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Hán cổ được gọi tên bằng các đơn vị đơn tiết rất cụ thể. Còn trong tiếng Hán hiện đại, người ta chỉ dùng một số từ tiếng Hán cổ, còn lại sẽ theo mô hình cấu tạo mới, như thêm hậu tố “子” (zi) (tử) ,“ 儿”(er) (nhi) đằng sau để tạo nên từ mới, ví dụ: 膀子 bàng tử (cánh tay), 手腕子 thủ uyển tử (cổ tay) , 手腕 儿 thủ uyển nhi (cổ tay),… Dựa theo lý thuyết quan hệ cấp loại và quan hệ toàn bộ - bộ phận, luận án phân chia các từ chỉ bộ phận của tay theo cấp loại từ bậc 1 đến bậc 5, tức là sẽ đi từ tên gọi chỉ toàn bộ đến các tên gọi chỉ các bộ phận nhỏ nhất của sự phân chia. Các cấp loại được đánh số theo Sơ đồ 2.1. Các từ c ỉ bộ p ận của tay tron tiến Việt bậc 1, 2, 3, 4, 5. Bản 2.1. Bản đối c iếu các ọi tên các bộ p ận của tay i a tiến Hán và tiến Việt Bậc Tiến Hán Tiến Việt Bậc 1 手 Tay, thủ 右手 hữu thủ Tay phải, tay mặt 左手 tả thủ Tay trái Bậc 2 臂 tí, 膊 bác Cánh tay 胳膊 cách bác, 胳臂 cách tí, 臂膀 tí bảng, 臂膊 tí bác, 膀 子 bàng tử, 手臂 thủ tí 腕 uyển, 腕子 uyển tử, 手腕 thủ uyển, 手腕子 thủ uyển tử, Cổ tay 胳膊腕子 cách bác uyển tử 掌 chưởng, 手掌 thủ chưởng, 手板 thủ bản, 巴掌 ba Bàn tay chưởng Bậc 3 臂 tí, 膊 bác: Cánh tay: 大臂 đại tí và 上臂 thượng tí Cánh tay (trên) 前臂 tiền tí và 小臂 tiểu tí Cẳng tay Khuỷu tay 肘 trửu và 手肘 thủ trửu 腕子 uyển tử: Cổ tay: 腕关节 uyển quan tiết Khớp cổ tay 掌 chưởng Bàn tay: 7
- 手背 thủ bối Mu bàn tay 掌心 chưởng tâm và 手心 thủ tâm Lòng bàn tay /Gan bàn tay 指 chỉ, 手指 thủ chỉ và 手指头 thủ chỉ đầu. Ngón tay Bậc 4 大臂 đại tí, 上臂 thượng tí: Cánh tay trên: 二头肌 nhị đầu cơ Bắp tay 肘 trửu Khuỷu tay: 胳膊肘子 cách bác trửu tử Cùi chỏ/ cùi tay 指 chỉ, 手指 thủ chỉ. Các ngón tay: 1) 拇 mẫu, 拇指 mẫu chỉ, 大拇指 đại mẫu chỉ, 大指 đại 1)Ngón cái chỉ. 2) 食指 thực chỉ, 二拇指 nhị mẫu chỉ, 示指 thị chỉ. 2)Ngón trỏ 3) 中指 trung chỉ, 将指 tướng chỉ. 3)Ngón giữa 4) 环指 hoàn chỉ, 无名指 vô danh chỉ, 四拇指 tứ mẫu chỉ. 4)Ngón áp út/ 5) 小拇指 tiểu mẫu chỉ, 小指 tiểu chỉ, 季指 quý chỉ, 尾指 ngón đeo nhẫn vĩ chỉ, 小手指 tiểu thủ chỉ 5) Ngón út Bậc 5 手指 thủ chỉ: Ngón tay: 手指甲 thủ chỉ giáp, 指甲 chỉ giáp Móng tay 指纹 chỉ văn, 指印 chỉ ấn, 螺纹 loa văn, 手指斗 thủ chỉ Vân tay, hoa tay đẩu, 手指螺 thủ chỉ loa 指节 chỉ tiết Đốt ngón tay 指缝 chỉ phùng Kẽ tay a) Những điểm tương đồng Số lượng các bộ phận của tay trong hai ngôn ngữ như nhau, đều có 23 bộ phận. Cách phân chia các bộ phận của tay trong hai ngôn ngữ giống nhau, đều chia thành 5 bậc. Số lượng các bộ phận của tay ở mỗi bậc bằng nhau. b) Những điểm khác biệt (1) Số lượng từ mô tả các bộ phận của tay Trong tiếng Hán chúng tôi thu thập được 60 từ mô tả các bộ phận của tay, còn trong tiếng Việt chúng tôi chỉ thu thập được 26 từ mô tả các bộ phận của tay. Nguyên nhân là do hầu hết các bộ phận của tay trong tiếng Hán đều có nhiều từ mô tả. Trong khi đó, có đến 18/23 bộ phận của tay trong tiếng Việt chỉ có một từ mô tả, chiếm tỉ lệ 78.2%. Rõ ràng có thể thấy từ mô tả các bộ phận của tay trong tiếng Hán phong phú hơn trong tiếng Việt. (2) Phương thức cấu tạo các từ chỉ bộ phận của tay Trong tổng số 60 từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Hán, có 8 từ đơn, chiếm tỉ lệ 13.3% và 52 từ ghép, chiếm tỉ lệ 86.7%; trong tổng số 26 từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Việt, chỉ có 1 từ đơn, chiếm tỉ lệ 3.8% và 25 từ ghép, chiếm tỉ lệ 96.2%. 8
- Trong tiếng Hán có một số bộ phận của tay có cả từ đơn, từ ghép (nhiều từ để gọi một bộ phận). Trong tiếng Việt thì ngược lại mỗi bộ phận của tay hầu hết chỉ có một từ ghép. Trong tiếng Việt, các từ chỉ bộ phận của tay là các từ ghép chính phụ, trong đó, hầu hết đều có từ tay với tư cách là thành tố cấu tạo theo mô hình X+TAY (chính trước, phụ sau). Trong khi đó, ở tiếng Hán, các bộ phận của tay thường có một từ đơn tiết đảm nhận. Bên cạnh đó, còn có nhiều cách gọi khác bằng cách tạo từ ghép chính phụ theo mô hình yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Đáng lưu ý là, trong các từ ghép này, thường có một số từ ghép có từ 手 thủ với tư cách là thành tố cấu tạo theo mô hình ngược với tiếng Việt: THỦ+X; còn lại, các từ ghép chính phụ khác đều không có sự xuất hiện của thủ với tư cách là thành tố tạo từ. 2.3. Đối c iếu đặc điểm n n ĩa của các từ c ỉ tay và các bộ p ận của tay i a tiến Hán và tiến Việt 2.3.1. Đối chiếu nghĩa của từ “手” trong tiếng Hán và từ “tay, thủ” trong tiếng Việt 2.3.1.1. Đặc điểm nghĩa của từ “手” trong tiếng Hán Theo khảo sát của chúng tôi, trong cuốn 汉语大词典 (第 6 卷) (Đại từ điển tiếng Hán)(quyển 6)từ 手 có 18 nghĩa, trong đó có 01 nghĩa gốc (nghĩa 1) và 17 nghĩa phái sinh. Từ nghĩa (1) có thể thấy kết cấu nghĩa của từ 手 gồm 02 nét nghĩa cơ bản với 01 nét nghĩa chỉ sự vật (bộ phận chi trên của cơ thể) tồn tại theo đặc điểm vật lý và 01 nét nghĩa chỉ chức năng (có thể cầm đồ vật). (1). Sự chuyển nghĩa bắt nguồn từ đặc điểm vật lý S ơ đồ 2.2. Sự c uyển n ĩa của từ “手” dựa t eo đặc điểm vật lý Qua sơ đồ 2.2. có thể thấy, từ nghĩa gốc (nghĩa 1), dựa theo sự giống nhau về chức năng, theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ 手 sinh ra nghĩa phái sinh (nghĩa 2) làm lượng từ (danh từ chỉ sự vật) của đồ vật, động vật, hoa quả… Tiếp tục với dòng chuyển nghĩa này, lấy cơ thể làm trung tâm để chia tay thành tay trái và tay phải 手 sinh ra nghĩa phái sinh (nghĩa 3) biểu thị vị trí, phương hướng (边,面). Dựa trên sự giống nhau về chức năng, vẫn theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, 手 có thêm nghĩa phái sinh (nghĩa 4) “chỉ thứ tự, trình tự, trật tự”. Người Trung 9
- Quốc thường liên tưởng 手 với “寸口” (thốn khẩu), từ đó 手 có nghĩa phái sinh (nghĩa 5) biểu thị “寸口” (mạch nơi cổ tay/mạch thốn khẩu). (2). Sự chuyển nghĩa bắt nguồn từ đặc điểm chức năng Từ nghĩa gốc (nghĩa 1) có thể thấy cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ 手 trong tiếng Hán bao gồm hai nét nghĩa: 01 nét nghĩa chỉ sự vật theo đặc điểm vật lý và 01 nét nghĩa chỉ chức năng. Trong đó nét nghĩa chức năng bao gồm chức năng cơ bản là dùng để cầm nắm đồ vật và chức năng làm việc. Các nghĩa phái sinh của từ 手 bắt nguồn từ đặc điểm chức năng có số lượng khá lớn, tổng cộng có 13/17 nghĩa phái sinh, chiếm tỉ lệ 76.5% tổng số nghĩa phái sinh của 手. Sơ đồ 2.3. Sự c uyển n ĩa của từ “手” dựa t eo đặc điểm c ức năn 2.3.1.2. Đặc điểm nghĩa của từ “tay” trong tiếng Việt Theo định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” (2015) do Hoàng Phê chủ biên, từ tay trong tiếng Việt có 09 nghĩa, trong đó có nghĩa ban đầu (nghĩa 1) chỉ một bộ phận thuộc chi trên của cơ thể con người và 08 nghĩa phái sinh. Từ nghĩa (1) có thể thấy kết cấu nghĩa của từ tay gồm 02 nét nghĩa cơ bản với 01 nét nghĩa chỉ sự vật (bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón) tồn tại theo đặc điểm Sơ đồ 2.4. Sự chuyển n ĩa của từ “tay” tron tiếng Việt 10
- vật lý và 01 nét nghĩa chỉ chức năng (dùng để cầm nắm). Luận án sẽ dựa theo 02 đặc điểm của tay là đặc điểm về vật lý và đặc điểm chức năng để tiến hành nghiên cứu sự chuyển nghĩa của tay trong tiếng Việt. 2.3.1.3. Đặc điểm nghĩa của “thủ” trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, bên cạnh từ tay còn có đơn vị Hán Việt là thủ cũng có nghĩa tay, nhưng có kết hợp hạn chế và sắc thái nghĩa hơi khác với tay, do thủ là yếu tố tạo từ, có thể kết hợp với một số từ biểu thị nghĩa như sau: 1/Dùng để chỉ người, như: thủ hạ, thủ túc,… 2/ Biểu thị tham gia vào một hoạt động nào đó, như: hạ thủ (bắt tay làm); nhập thủ (bắt tay vào); đắc thủ (làm được việc). 3/ Dùng để chỉ một người làm một công việc nào đó, như: thủy thủ, trợ thủ. 4/ Chỉ tài năng của một người, như: quốc thủ, cao thủ, năng thủ,… .5/ Lấy mất, (không minh bạch, đàng hoàng), như: thủ tiêu, biển thủ,… 2.3.1.4. Những tương đồng và khác biệt về nghĩa của “手” trong tiếng Hán và “tay, thủ” trong tiếng Việt Bảng 2.4. Bản đối chiếu n ĩa của từ “手” tron tiến Hán và “tay, t ủ” trong tiếng Việt TT N ĩa của từ 手 Tay T ủ 1. Bộ phận chi trên của cơ thể, có thể cầm đồ vật x x - 2. Làm lượng từ của đồ vật (cái, con, quả,v.v) x - - 3. Dùng sau các phương vị từ để biểu thị phương - hướng, vị trí, có nghĩa là: phía, mặt, đằng, x - phương hướng 4. Chỉ thứ tự, trình tự, trật tự x - - 5. (Thuật ngữ trong lĩnh vực y học), có nghĩa là - mạch cổ tay; thốn khẩu (đông y chỉ cổ tay, nơi x - dễ bắt mạch). 6. Cầm, nắm (biểu thị động tác của tay) x x - 7. Trong tay. Chỉ phạm vi kiểm soát, nắm giữ x x - 8. (Lượng từ) Đơn vị tính toán tiền tệ của dân tộc - thiểu số ở khu vực Tây Nam, Trung Quốc. x - 9. Giết (biểu thị động tác của tay) x - - 10. Lấy, chọn (biểu thị động tác của tay); x x - 11. Các cơ quan cảm giác nhô ra ở phía trước của - động vật x - 12. Một số máy móc thay thế công việc làm bằng - x - tay 13. Tự tay làm x x - 14. Người làm việc trong một ngành nào đó hoặc x thực hiện một hành động nào đó x x 11
- 15. Người có một vị trí nhất định trong công việc x hoặc trong lĩnh vực công nghệ x x 16. Tay nghề, bản lĩnh, năng lực x x x 17. (Lượng từ) Dùng để miêu tả kỹ năng, kỹ xảo; x - - 18. Bút tích. x - - 19. Chi trước hay xúc tu của một số động vật, - x x thường có khả năng cầm, nắm đơn giản. 20. Bên tham gia vào một việc nào đó có liên quan - - x giữa các bên với nhau. 21. Bộ phận của vật tương ứng với tay hoặc có - - x chức năng, hình dáng như cái tay. 22. Dùng để chỉ người x - x Qua bảng đối chiếu 2.4 chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau: a) Những điểm tương đồng Nghĩa gốc (nghĩa 1) của 手 trong tiếng Hán và tay trong tiếng Việt đều giống nhau. Trong cả hai ngôn ngữ, nghĩa (1) đều được hình thành từ 02 nét nghĩa: nét nghĩa 01 là chỉ sự vật (bộ phận chi trên của cơ thể người) và nét nghĩa 02 là chỉ chức năng (dùng để cầm, nắm). Xét về phương thức chuyển nghĩa, dòng chuyển nghĩa của 手 và tay khá giống nhau, đều dựa theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Phương thức ẩn dụ sinh ra 10 nghĩa phái sinh của 手 và 05 nghĩa phái sinh của tay, phương thức hoán dụ sinh ra 07 nghĩa phái sinh của 手 và 03 nghĩa phái sinh của tay. Tổng số nghĩa phái sinh tương đồng của 手 và tay là 9/22 nghĩa. Các nghĩa phái sinh này có thể coi là nghĩa biểu trưng của 手 và tay. Từ 手 trong tiếng Hán và thủ trong tiếng Việt có 4/22 nghĩa phái sinh giống nhau. b) Những điểm khác biệt Trên đây là khái quát những nghĩa chung nhất của cả 手 và tay, thủ. Tuy nhiên, vì chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của mỗi dân tộc nên quá trình chuyển nghĩa của 手 trong tiếng Hán và tay, thủ trong tiếng Việt diễn ra khác nhau, cụ thể: qua bảng 2.4 có thể thấy các nghĩa phái sinh (nghĩa 2, 5, 8, 9, 12, 17) đều là nghĩa phái sinh đặc trưng, thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của 手 trong tiếng Hán, nên từ tay trong tiếng Việt không có các nghĩa phái sinh giống như vậy. Các nghĩa phái sinh (nghĩa 20, 21) cũng là những nghĩa phái sinh đặc trưng riêng của tay trong tiếng Việt nên 手 trong tiếng Hán không có những nghĩa phái sinh này. Do thủ trong tiếng Việt chỉ tham gia với tư cách cấu tạo từ nên ngoài những nghĩa tương đồng kể trên, phần lớn nghĩa phái sinh của 手 trong tiếng Hán thì thủ trong tiếng Việt đều không có. 12
- 2.3.2. Đối chiếu nghĩa các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt Như trên đã phân tích, các từ chỉ tay, đặc biệt là các bộ phận của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt có sự phân loại khác nhau, nhất là trong tiếng Hán sự phân loại rất chi li cho nên trong phần này chúng tôi chỉ tập trung đối chiếu nghĩa của một số từ cơ bản có tương đương cả trong tiếng Hán và trong tiếng Việt, gồm: cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, lòng bàn tay và ngón tay. Kết quả đối chiếu như sau: a) Những điểm tương đồng Tất cả những từ chỉ bộ phận của tay trong hai ngôn ngữ đều là danh từ, là từ tự thân có nghĩa và hoạt động độc lập. Nghĩa đầu tiên (nghĩa 1) của các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt đều giống nhau. Trong cả hai ngôn ngữ, đều có nghĩa biểu vật giống nhau, cùng chỉ bộ phận của chi trên. b) Những điểm khác biệt Trên đây là khái quát những nghĩa chung nhất của các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Tuy nhiên, vì chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của dân tộc hai nước nên số lượng nghĩa và quá trình chuyển nghĩa của các từ cũng diễn ra khác nhau. Thứ nhất, số lượng nghĩa không giống nhau: số lượng nghĩa của các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Hán (22 nghĩa) nhiều gấp đôi số lượng nghĩa của các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Việt (11 nghĩa). Nguyên nhân là do trong 7 từ chỉ bộ phận của tay được khảo sát trong hai ngôn ngữ, trong tiếng Hán chỉ có 1 từ 前臂 (cẳng tay) có duy nhất một nghĩa, chiếm tỉ lệ 14.2%, các từ còn lại đều có từ 2 nghĩa trở lên, nhưng trong tiếng Việt có đến 4 từ chỉ bộ phận của tay (cánh tay, cẳng tay, cổ tay, lòng bàn tay) chỉ có một nghĩa, chiếm tỉ lệ 57.1%, các từ còn lại đều có từ 2 nghĩa trở lên, trong đó từ chỉ bộ phận ngón tay có nhiều nghĩa nhất với 3 nghĩa. Thứ hai, nghĩa phái sinh của các cặp từ không giống nhau, cụ thể: nghĩa phái sinh của 肘 và khuỷu tay. Thứ ba, từ 手腕 trong tiếng Hán ngoài nghĩa gốc còn có thêm 1 nghĩa phái sinh biểu thị thủ đoạn của một người nào đó nhưng từ cổ tay trong tiếng Việt không có nghĩa phái sinh nào. Thứ tư, từ bàn tay trong tiếng Việt chỉ có 1 nghĩa phái sinh, còn các nghĩa phái sinh của từ 掌 trong tiếng Hán phong phú hơn trong tiếng Việt, từ 掌 có 5 nghĩa phái sinh. Thứ năm, từ nét nghĩa chỉ bộ phận trung tâm, theo dòng chuyển nghĩa ẩn dụ, từ 手心 trong tiếng Hán sinh ra nghĩa phái sinh biểu thị phạm vi khống chế. Từ lòng bàn tay trong tiếng Việt không có nghĩa phái sinh giống như vậy. Thứ sáu, nghĩa phái sinh của 指 trong tiếng Hán và từ ngón tay trong tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau. 2.4.Tiểu kết c ƣơn 2 Chương này chúng tôi tập trung vào hai vấn đề lớn: Thứ nhất là đối chiếu các cách phân loại từ chỉ tay và các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. Thứ hai là đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa. Thông qua đối chiếu về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ tay và bộ phận của tay (qua một số từ cơ bản), kết quả đối chiếu cho thấy: Những điểm tương đồng: Nghĩa đầu tiên của các từ chỉ tay và các bộ phận của tay giống nhau, đều là các danh từ chỉ bộ phận chi trên của cơ thể con người, là từ 13
- tự thân có nghĩa và hoạt động độc lập. Xét về phương thức chuyển nghĩa, dòng chuyển nghĩa của các từ chỉ tay và các bộ phận của tay giống nhau, đều dựa theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Những điểm khác biệt: Do sự khác nhau về văn hoá, về tư duy dân tộc nên các từ chỉ tay và các bộ phận của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt có nhiều nghĩa phái sinh không giống nhau. CHƢƠNG 3 ĐỐI CHIẾU CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Giới ạn vấn đề n iên cứu Trong chương này chúng tôi sẽ liệt kê các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Theo khảo sát của chúng tôi, các từ chỉ hoạt động của tay trong cả hai ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, có những động từ chuyên chỉ hoạt động của tay (按(ấn), 抱 (bế), 拿 (cầm), 挠 (gãi), 握(nắm), 摸 (sờ)… ) và có những động từ có sự kết hợp với các bộ phận khác của cơ thể để chỉ hoạt động chung khác (扛 (vác), 担(gánh)…). Hơn nữa, trong các từ chỉ hoạt động của tay còn có thể phân thành các từ chỉ hoạt động của một tay (按 (ấn), 捏 (nhón), 捻 (vê), 提 (xách), 挠 (gãi), 握 (nắm)…), các từ chỉ hoạt động của cả hai tay (捧 (nâng), 端 (bưng), 搀(đỡ), 撕扯 (xé), 抱 (bế)...). Vì thế trong luận án này chúng tôi sẽ thống kê nhưng đồng thời cũng chỉ tập trung vào nghiên cứu các động từ chuyên chỉ hoạt động của tay. Để phục vụ cho việc nghiên cứu của chương này chúng tôi giới hạn một số khái niệm mang tính tác nghiệp như sau: 3.1.1. Động từ Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007) đã đưa ra định nghĩa về động từ như sau: “Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái (trạng thái vật lí, tâm lí, sinh lí). Ví dụ: ăn, đi, rơi, chảy, đau đớn, yêu mến.” 3.1.2. Động từ biểu thị hoạt động của tay Cho đến nay đã có rất nhiều học giả đưa ra các khái niệm về động từ biểu thị hoạt động của tay. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước đồng thời dựa theo ngữ liệu khảo sát, để phạm vi nghiên cứu chính xác hơn, luận án cũng đưa ra định nghĩa về động từ biểu thị hoạt động của tay như sau: trong hệ thống từ vựng tiếng Hán và tiếng Việt, những động từ chuyên chỉ hoạt động của tay, tác động trực tiếp vào đối tượng khiến đối tượng được hình thành, biến đổi hoặc mất đi được gọi là động từ biểu thị hoạt động của tay. Trong nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ dựa theo định nghĩa về động từ biểu thị hoạt động của tay được nêu ở trên làm căn cứ thống kê các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. 3.2. Đối c iếu các từ c ỉ oạt độn của tay i a tiến Hán và tiến Việt Khi khảo sát hai cuốn 现代汉语词典(第七版) (Từ điển tiếng Hán hiện đại) (Tái bản lần thứ 7) và Từ điển tiếng Việt (2015) do Hoàng Phê chủ biên, chúng tôi đã thu thập được một số các động từ biểu thị hoạt động của tay được sử dụng trong phương ngữ, từ cũ, ít dùng. Tuy nhiên, trong nội dung chương này, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là các động từ biểu thị hoạt động của tay được dùng 14
- phổ biến trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt, nên các động từ biểu thị hoạt động của tay được dùng trong các phương ngữ, từ cũ, ít dùng không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. 3.2.1. Các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán Sau khi khảo sát từ điển 现代汉语词典 (第 7 版) (Từ điển tiếng Hán hiện đại) (tái bản lần thứ 7) và Từ điển Hán - Việt do Phan Văn Các chủ biên, chúng tôi đã thu thập được 185 động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán, trong đó có 128 từ đơn (chiếm tỉ lệ 69.2%) và 57 từ ghép (chiếm tỉ lệ 30.8%). 3.2.2. Các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Việt Khảo sát Từ điển tiếng Việt (2015) do Hoàng Phê chủ biên, chúng tôi đã thu thập được 172 động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Việt, trong đó có 153 từ đơn (chiếm tỉ lệ 88.9 %) và 19 từ ghép (chiếm tỉ lệ 11.1%). 3.2.3. Những tương đồng và khác biệt Bản 3.3. Bản đối chiếu phân loại trƣờn n ĩa các động từ biểu thị hoạt động của tay gi a tiếng Hán và tiếng Việt TT Biểu t ị oạt độn Tiến Hán Tiến Việt của tay và các bộ Các độn từ Số Các động từ Số p ận của tay lƣợn lƣợng 1. Hoạt động của ngón 按 、 摁 、 摸 、 12 Ấn, bấm, nhấn, 20 tay 捻、捏、掐 、 捋 vê, ngắt, vuốt, (lǚ) 、捋(luō) 、 bấu, véo, búng, cào, cấu, cù, 挠 、搔、弹、握 củng, day, gãi, 拳 mó, sờ, nhón, bắt mạch, bấm đốt 2. Hoạt động của bàn 掴 、 搓 、 拾 、 11 Bợp, nhặt, tát, 11 tay 批、摭、按 摩、 vả, té, vốc, xoa, 捏弄、按脉 、拍 bắt tay, đấm bóp, xoa bóp, 手、拾取、推拿 vỗ tay 3. Hoạt động cầm nắm 拿、取、握 、把 9 Cầm, lấy, nắm, 4 vật trong tay bắt 、执、操、 捉 、 握手、拿获 4. Hoạt động dùng tay 捡 、 掏 、 挖 、 13 Moi, móc, đào, 11 hoặc dùng tay sử 抠 、 拔 (bá) 、 bới, cời, gắp, dụng dụng cụ để lấy 抽、捞、擢 、抠 khều, khoèo, cái gì đó, kéo cái gì nhổ, rút, khoét 搜、挖掘、拔 đó ra 除、捞取、拨弄 5. Hoạt động giữ chặt 抓 、 揪 、 扒 4 Tóm, chộp, 4 vật thể trong tay (bā) 、攀 bốc, bám 15
- 6. Hoạt động của tay 扔、摔、投、 12 Ném, quăng, 9 khiến vật thể thay đổi 丢、抛、撇、 quẳng, lia, lăng, vị trí 掷、抡、甩 、丢 lao, tung, vứt, gảy 弃、抛掷、投射 7. Hoạt động dùng một 捧、抬、托、 9 Nâng, nhấc, 6 tay hoặc hai tay khiến 举、搀、提 、挑 giơ, bưng, bê, vật thể hướng lên trên (tiǎo) 、 扬 、 扛 xách (gāng) 8. Hoạt động khiến vật 折、撕、掰、 7 Bẻ, hái, bứt, 10 thể bị chia cắt, phá vỡ 摘 、采 、撕扯、 tách, tẽ, bổ, 撕毁 chặt, chẻ, tuốt, xé 9. Hoạt động cố định 放、摆、搁、 7 Đặt, để, xếp, 6 vật thể ở vị trí nào đó 挂、搭、撂 、放 kê, treo, mắc 置 10. Hoạt động dùng lực 拉 、 推 、 拨 15 Kéo, lôi, ẩy, 8 tác động khiến vật thể (bō) 、 拖 、 扯 、 đẩy, dắt, cuốn, di chuyển 拽 (zhuài) 、 牵 、 giật, níu 挽、搬、挪 、拖 带、搬移、拉 扯、挪动、搬弄 11. Hoạt động dùng tay 打、拍、捶、 8 Đánh, đấm, 9 (hoặc dụng cụ) gõ, 敲、捣、捶 打、 đập, gõ, giã, đập lên vật thể 打击、敲打 nện, vỗ, dần, đấm đá 12. Hoạt động dùng tay 搅、拌、搅 拌、 4 Quấy, trộn, 4 kết hợp sử dụng dụng 拌和 khoắng, ngoáy cụ để trộn, quấy 13. Hoạt động dùng tay 掸、扑、扫、 10 Giũ, phẩy, phủi, 4 hoặc sử dụng dụng cụ 抖 、 扑 打 (pū quét để phủi, quét, đánh dǎ) 、 扑 打 (người hoặc đồ vật) (pūda) 、 抽 打 、 抖搂、摔打 、拍 打 14. Hoạt động vung tay, 招、挥、摇 、甩 11 Chỉ, khoát, quờ, 8 huơ tay, chỉ tay hoặc 手、摆手、招 vung, vẫy, chỉ khiến vật thể bị đung 手、挥手、挥 trỏ, phẩy tay, đưa vung vẩy 动、挥舞、指 画、摇手 16
- 15. Hoạt động cố định 扎(zā)、拴、括、 6 Buộc, bọc, gói, 6 vật thể bằng dây, 捆、捆扎、捆绑 trói, bó, thắt giấy, vải 16. Hoạt động của tay 挤 、 揉 、 拧 6 Nặn, bóp, vặn, 6 khiến vật thể thay đổi ( níng ) 、 扭 、 vắt, vò, nhào hình dạng 拧 (nǐng) 、揉搓 17. Hoạt động dùng tay 扎(zhā)、捅 2 Chọc, thọc 2 và dụng cụ khiến vật thể bị thủng, rụng 18. Hoạt động dùng tay 擦、抹 (mā)、抹 4 Lau, chùi, cọ, kì 4 và dụng cụ để làm (mǒ) 、擦拭 cọ sạch 19. Hoạt động của hai tay 扶 、 抱 、 搂 7 Vịn, dìu, đỡ, 11 (lǒu) 、 搂 (lōu) 、 ẵm, bế, bồng, 端、挎、搂抱 ôm, quàng, ẵm ngửa, ấp ủ, bồng bế 20. Hoạt động của tay kết 担、 扛 (káng)、 3 Gánh, vác, 3 hợp với vai 挑(tiāo) khoác 21. Hoạt động sử dụng 拱、 揖 2 Vái, lạy, khấn 4 tay để bày tỏ lòng tôn vái, vái lạy kính 22. Hoạt động làm cho 掀、拆、撬、 5 Mở, bóc, cởi, 6 vật thể không còn ở 揭、打开 giở, cạy, nạy trạng thái bị đóng kín, bịt kín 23. Hoạt động dùng tay 扣、拼、拼 凑、 5 Cài, gài, đan, 6 và dụng cụ làm vật 拼合、拼接 vá, ghép, chắp thể kết nối lại với nhau 24. Hoạt động khoanh 抄手、揣手 2 Khoanh tay 1 tay trước ngực 25. Hoạt động khác của 够 、 揣 、 扒 11 Băm, đút, với, 9 tay (pá) 、 掂 、 撩 、 nghiền, vén, 擂、夹、撞、 vẩy, cắp, bạt tai, bắt quyết 揍、掂量、折叠 Tổn số lƣợn 185 172 a) Những điểm tương đồng Số lượng nhóm tiểu trường biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay ở hai ngôn ngữ giống nhau. Có 8/25 nhóm tiểu trường biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay trong hai ngôn ngữ Hán và Việt có số lượng động từ ở mỗi nhóm bằng nhau. Mỗi tiểu trường trong cả hai ngôn ngữ đều có những từ ngữ trung tâm 17
- đặc trưng cho tiểu trường đó. Có một số từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt có thể thuộc nhiều tiểu trường khác nhau. Số lượng từ đa nghĩa biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt đều chiếm 2/3 số lượng từ thống kê, cụ thể là tiếng Hán có 119/185 từ và tiếng Việt có 114/172 từ. b) Những điểm khác biệt Số lượng từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán (185 từ) nhiều hơn trong tiếng Việt (172 từ). Số lượng các từ có nhiều nghĩa (từ 9 nghĩa trở lên) biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay trong tiếng Hán phong phú hơn trong tiếng Việt, cụ thể: trong tiếng Hán có 4 từ có 10 nghĩa, 1 từ có 11 nghĩa, 1 từ có 13 nghĩa và 1 từ có 14 nghĩa, nhưng trong tiếng Việt không có từ nào có số lượng nghĩa giống như vậy. 3.3. Đối c iếu n ĩa của các độn từ biểu t ị oạt độn của tay i a tiến Hán và tiến Việt Do các từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán (185 từ) và tiếng Việt (172 từ) có số lượng lớn, hơn nữa số lượng các tiểu trường khá nhiều (25 tiểu trường) nên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trường hợp: đối chiếu nghĩa của một số nhóm động từ và đối chiếu một số động từ cụ thể. 3.3.1. Đối chiếu nghĩa của một số nhóm động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt 3.3.1.1. Nhóm động từ biểu thị hoạt động cầm nắm vật trong tay Nhóm từ biểu thị hoạt động cầm nắm vật trong tay trong tiếng Hán bao gồm 9 từ, cụ thể: 拿、取 、握、把、执、操、捉、握手 、拿获, trong tiếng Việt có 4 từ, cụ thể: cầm, lấy, nắm, bắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy các từ trong nhóm từ này ở cả hai ngôn ngữ đều có nét nghĩa biểu thị chức năng “cầm, nắm đồ vật”. Đây là nét nghĩa trung tâm, hạt nhân của nhóm từ này và xuất hiện ở tất cả các từ trong nhóm. Trong đó, từ 拿 là từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho nhóm từ này trong tiếng Hán và từ cầm là từ đặc trưng cho nhóm từ này trong tiếng Việt. 3.3.1.2. Nhóm từ biểu thị “hoạt động dùng tay (hoặc dụng cụ) gõ, đập lên vật thể” Trong tiếng Hán nhóm từ này gồm 8 từ, cụ thể: 打、拍、捶、敲 、捣、捶打、打击、敲打 , trong tiếng Việt có 9 từ, cụ thể: đánh, đấm, đập, gõ, giã, nện, vỗ, dần, đấm đá. Các từ trong nhóm từ này ở cả 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn