intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ" là phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ TRANG LẬP LUẬN TRONG KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Việt Hùng 2. TS. Vũ Tố Nga Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Văn Hảo, Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc, Đại học Thăng Long Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Thị Trang (2016), “Về lập luận trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (6), tr. 69-80. 2. Lê Thị Trang (2020), “Kết tử lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 11A (304), tr. 45-49. 3. Lê Thị Trang (2021), “Tác tử lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 1(307), tr. 34-37. 4. Lê Thị Trang (2022), “Kết luận của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại bản sắc và hội nhập (Hội thảo khoa học quốc gia), tr. 740-747. 5. Lê Thị Trang (2022), “Lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ”, Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế (Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022), tr. 1472-1477.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Nó, thậm chí, dường như đã trở thành một phần tự nhiên, máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và của mỗi cá nhân. Chính bởi thế, nên nhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không quan tâm đến lập luận là gì, lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con đường để một lập luận có thể đến được đích của nó. Lựa chọn nghiên cứu lập luận, tác giả luận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức của một hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới. Thông qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn đề mình cần trình bày hay thuyết phục đối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào. Lập luận cũng góp phần cho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách và tài năng của người sáng tác. Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trong kịch không chỉ đem đến những tri thức về lập luận, về tác gia, tác phẩm, về diện mạo văn học, mà còn có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp thường ngày. Là một kịch gia có tầm ảnh hưởng lớn với đời sống xã hội cũng như với nền văn học nước nhà những năm 80 của thế kỉ XX, Lưu Quang Vũ (1948 -1988) được đánh giá là “nhà viết kịch kịch lớn nhất của thế kỉ này (XX), là một nhà văn hóa” (Phan Ngọc), “người khổng lồ”, có “năng khiếu đặc biệt” trước các sự kiện của đời sống (Ngô Sơn), một “hiện tượng” của đời sống văn học nghệ thuật (Phạm Thị Thành)… Với những cống hiến của mình, năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Cho đến ngày nay, kịch của Lưu Quang Vũ vẫn có sức hút vô cùng lớn. Một trong những điều tạo nên sức sống cho những vở kịch của ông là những lập luận đầy sắc sảo, mang tầm triết lí mà cũng rất đời thường. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ 1
  5. thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. Đó là các vấn đề trong lí thuyết lập luận và tình hình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và các sáng tác kịch của ông. - Nhận diện, phân loại, miêu tả, phân tích cấu tạo của các lập luận căn cứ vào vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận, tính phức hợp của lập luận và đặc điểm các thành phần luận cứ, kết luận, các chỉ dẫn lập luận (kết tử, tác tử) và lẽ thường của lập luận. - Phân tích vai trò của lập luận trong việc xây dựng ngôn ngữ kịch, kịch tính, cũng như thể hiện tính cách các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm, từ đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ ở những nội dung như: cấu trúc lâp luận (các dạng cấu tạo của lập luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận, cơ sở của lập luận), vai trò của lập luận trong việc thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. 3.3. Ngữ liệu khảo sát Kịch có hai đời sống: đời sống của một vở diễn và đời sống của một kịch bản văn học. Với khuôn khổ của luận án này, chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ dưới dạng kịch bản, đó là những tác phẩm được tuyển chọn trong Tuyển tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2013. Tuyển tập gồm năm tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ, phân bổ ở đủ tất cả các mảng đề tài mà ông sáng tác: từ các tác phẩm có nguồn gốc dân gian (Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ông vua hóa hổ), đến các tác phẩm đề tài lịch sử (Ngọc Hân công chúa) và đề tài hiện đại (Tôi và chúng ta, Điều không thể mất). Tìm hiểu năm tác phẩm nêu trên, luận án đã khảo sát và phân tích tổng số 2163 lập luận trong lời thoại của các nhân vật. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây. 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được vận dụng 2
  6. để miêu tả và phân tích các lập luận trong mối tương quan với ngữ cảnh nhằm làm rõ các đặc điểm của cấu trúc lập luận, các thành phần và các lẽ thường trong lập luận. Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của các lập luận trong tác phẩm. - Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong luận án. Phương pháp này dùng để làm rõ nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu và nội dung cụ thể. Chúng tôi miêu tả các kiểu cấu trúc lập luận, các thành phần lập luận và so sánh chúng với nhau để làm cơ sở cho việc phân tích và chỉ ra nhưng đặc điểm của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ. - Hướng tiếp cận liên ngành: Đề tài của luận án có liên quan chặt chẽ với văn học và một số lĩnh vực như văn hóa, tâm lí xã hội..., vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: ngôn ngữ - văn học, ngôn ngữ - dân tộc học… 4.2. Thủ pháp nghiên cứu - Thủ pháp thống kê, phân loại: Đây là thủ pháp cơ bản cho giai đoạn tiền triển khai đề tài. Nghiên cứu sinh sử dụng thủ pháp này nhằm thống kê các lập luận, các dạng lập luận, các thành phần lập luận, các chỉ dẫn lập luận có mặt trong hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Sau khi đã thống kê được các lập luận, luận án tiến hành phân loại theo các tiêu chí cấu tạo và đặc điểm của từng thành phần lập luận. - Thủ pháp mô hình hóa: Thủ pháp này dùng để mô hình hóa dưới dạng sơ đồ những lập luận cụ thể. Thông qua các mô hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại và đặc điểm của các thành phần lập luận. - Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh - đối chiếu được dùng trong việc so sánh, đối chiếu các trường hợp để đưa ra đánh giá, nhận định khái quát xu hướng sử dụng các phương diện của lập luận. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận Nghiên cứu đề tài “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về lí thuyết lập luận: cấu trúc và các thành phần của lập luận, cơ sở của lập luận. Luận án cũng khẳng định một hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn học từ góc độ ngữ dụng học mà cụ thể là vận dụng lí thuyết lập luận vào tìm hiểu lời thoại của các nhân vật trong kịch. 5.2. Về thực tiễn Luận án cho thấy tính ứng dụng của lí thuyết lập luận trong sáng tác văn chương cũng như trong hội thoại đời thường. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tiếp nhận các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ. 3
  7. “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà viết kịch. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận. Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ. Chương 3: Giá trị của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lập luận trên thế giới Lập luận (argumentation) là một vấn đề ngôn ngữ được nghiên cứu từ rất sớm. Ban đầu, lập luận được coi là một phạm vi của thuật hùng biện - một “nghệ thuật nói năng”, nó được trình bày trong công trình “Tu từ học” của nhà triết học lừng danh Aristotle (384 -322 Trước công nguyên -TCN). Đến thế kỉ thứ V TCN, lập luận được nghiên cứu trong logic học. Đến thời Trung - Cận đại, lập luận được nghiên cứu theo hai hướng lớn, là hướng lập luận hình thức và hướng biện chứng - phi hình thức. Hướng lập luận theo quan điểm ngữ dụng - biện chứng, nghiên cứu theo logic hình thức nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn ngữ, xuất hiện như một bộ phận hoạt động ngôn ngữ tự nhiên và có những mục đích thông tin đặc thù. Hướng lập luận theo logic phi hình thức nghiên cứu lập luận, đưa ra những nguyên lí giúp cho con người tìm được các cách xây dựng lập luận trong cuộc sống hàng ngày, nó cũng cải thiện tư duy phản biện và khả năng phân tích trong các tình huống pháp lí, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học. Nửa sau thế kỉ XX, lí thuyết lập luận được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thu được nhiều thành quả. Nhiều công trình nghiên cứu về lập luận đã ra đời, các công trình này đưa ra những kiến giải mới về lập luận. Các tác giả có đóng góp lớn trong giai đoạn này: Perelman, Olbrechts- Tyteca, S. Toulmin, Grize, O. Ducrot và J. Anscombre... Có thể thấy, lập luận nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới nghiên cứu. Bắt đầu từ những nghiên cứu trong tranh biện, đến nay, đối tượng này đã được các nhà khoa học mở rộng tìm hiểu trong giao tiếp nói chung. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lập luận ở Việt Nam Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, 4
  8. năm 1993, lần đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu và đưa vào giảng dạy, nghiên cứu qua giáo trình Đại cương ngôn ngữ học (Tập 2, Phần Ngữ dụng học) của tác giả Đỗ Hữu Châu. Tiếp sau đó là cuốn Ngữ dụng học (tập 1) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân (1998). Những vấn đề được trình bày trong hai cuốn này tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn về lí thuyết lập luận, là cơ sở lí luận cho nhiều đề tài nghiên cứu về lập luận sau này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nghiên cứu về lập luận và ứng dụng lí thuyết về lập luận trong nghiên cứu ở Việt Nam, có thể khái quát thành hai nhóm sau đây: Thứ nhất, đó là những công trình nghiên cứu riêng lẻ về các thành phần của lập luận. Đây là những công trình góp phần đưa cái nhìn tổng quát về mặt lí thuyết của một số hiện tượng ngôn ngữ quan trọng trong lập luận. Việc làm rõ những nội dung trên sẽ góp phần không nhỏ cho việc khẳng định sự chặt chẽ, logic của lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ. Thứ hai, những công trình nghiên cứu về lập luận trong các văn bản. Đó là một số luận văn, luận án có đóng góp trong việc đi sâu vào tìm hiểu lập luận trong một kiểu văn bản cụ thể. Những công trình này đã vận dụng thành công lí thuyết lập luận để khám phá những giá trị của lập luận đối với các kiểu loại văn bản, các tác phẩm cụ thể. Có thể dẫn ra một số công trình sau: “Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo” của Trần Thuỳ Linh (2011), “Lập luận trong hội thoại của nhân vật (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945)” của Chu Thị Thùy Phương (2016)… Đề tài luận án của chúng tôi là sự tiếp nối của các nghiên cứu kể trên. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ 1.1.2.1. Những nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ văn học Đã có không ít nghiên cứu về kịch của Lưu Quang Vũ theo hướng văn học, đó là những bài viết trên các tạp chí, báo, và cả những nghiên cứu chuyên sâu trong các luận văn, luận án. Lưu Quang Vũ là một tác giả được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm đặc biệt. Về sáng tác kịch, có hai hướng nghiên cứu chuyên sâu, đó là tìm hiểu các tác phẩm riêng lẻ hoặc dưới góc độ hệ thống các tác phẩm. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ ngôn ngữ học Ở góc độ ngôn ngữ học, kịch của Lưu Quang Vũ đã được nghiên cứu ở các khía cạnh sau: hành động ngôn ngữ (“Cặp thoại hỏi – trả lời, cầu khiến – hồi đáp trong kịch Lưu Quang Vũ” (2016)– Đàm Thị Ngọc Ngà), hội thoại (“Vận động hội thoại trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” (2009) – Trần Thị Thanh Vân), lập luận trong một tác phẩm cụ thể (“Lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Hồn 5
  9. Trương Ba, da hàng thịt” (2016) – Lê Thị Trang), tri nhận (“Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ” (2017) – Trần Lan Anh)… Với đề tài Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi hi vọng góp phần hoàn thiện hơn những hiểu biết về Lưu Quang Vũ và các tác phẩm kịch của ông từ hướng tiếp cận của lí thuyết lập luận. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Khái quát về lập luận 1.2.1.1. Khái niệm lập luận Lập luận là đưa ra những lí lẽ để dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Đồng thời, lập luận cũng được dùng để chỉ sản phẩm của quá trình lập luận bao gồm các thành phần luận cứ, kết luận, quan hệ lập luận các chỉ dẫn lập luận và lẽ thường. Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các nội dung trong phát ngôn như sau: p1, p2, …  r Trong đó: p1, p2, … là các luận cứ, lí lẽ; r là kết luận. Ví dụ: “Trương Ba: - Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được (p). Tôi muốn là tôi toàn vẹn (r).” [118, tr.69] 1.2.1.2. Lập luận và suy diễn logic Suy diễn logic hướng tới đích là giá trị chân lí, còn lập luận đời thường hướng tới đích mang tính hiệu quả, dẫn dắt, thuyết phục. 1.2.1.3. Lập luận và thuyết phục Lập luận là trình bày lí lẽ của mình, còn thuyết phục là làm cho người khác tin và theo mình, chấp nhận sự đúng đắn của một ý kiến, tin vào tính chân thực của một sự việc. 1.2.2. Các thành phần chính của cấu trúc lập luận 1.2.2.1. Luận cứ Luận cứ (kí hiệu: p,q) là những căn cứ để từ đó rút ra kết luận, mỗi lập luận có thể có một hay nhiều luận cứ. Các luận cứ có thể đứng cạnh nhau hoặc xa nhau. 1.2.2.2. Kết luận Kết luận (kí hiệu: r/R) là điều được rút ra từ luận cứ. Trong một lập luận, kết luận có thể hiện diện hoặc hàm ẩn. Một lập luận có thể có một kết luận hoặc nhiều kết luận. 1.2.2.3. Quan hệ lập luận Quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ với kết luận, hoặc giữa các luận cứ với nhau. Trong một lập luận giữa các luận cứ có quan hệ lập luận có nghĩa là p1, p2 được đưa ra để hướng tới một kết luận nào đó. Khi một lập luận có từ hai luận cứ trở lên, các luận cứ có hai kiểu quan hệ: quan hệ đồng hướng lập luận và quan hệ nghịch hướng lập luận. Khi hai luận cứ 6
  10. ngược hướng, luận cứ đứng sau và gần kết luận hơn thường có hiệu lực lập luận mạnh hơn. 1.2.3. Phân loại các dạng lập luận 1.2.3.1. Phân loại theo tổ chức của các thành phần trong lập luận - Lập luận đơn: Lập luận đơn là lập luận chỉ có một kết luận. - Lập luận phức: Là lập luận có từ hai kết luận trở lên. 1.2.3.2. Phân loại theo vị trí của các thành phần trong lập luận - Lập luận theo kiểu diễn dịch: Đây là cách trình bày, tổ chức, sắp xếp các ý từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể, lập luận này có kết luận đứng trước các luận cứ. - Lập luận theo kiểu quy nạp: Đây là kiểu lập luận đi từ các ý kiến, các dẫn chứng cứ thể, riêng lẻ rồi sau mới tổng hợp và khái quát về các ý kiến, sự kiện đó. - Lập luận theo kiểu tổng phân hợp: Đây là kiểu lập luận bằng cách nêu một vấn đề có tính khái quát, tổng hợp, sau đó triển khai phân tích những nội dung khái quát đó thành những bộ phận nhỏ để xem xét hoặc phân tích, cuối cùng lại khái quát, nâng lên thành luận điểm vấn đề được phân tích. Ngoài ba dạng đã được khái quát như trên, trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi còn tìm thấy dạng lập luận có kết luận đứng giữa các luận cứ, và lập luận có kết luận hoặc luận cứ đứng độc lập. 1.2.3.3. Phân loại theo sự hiện diện của các thành phần lập luận - Lập luận đầy đủ thành phần: Xuất hiện đủ cả luận cứ và kết luận. - Lập luận chỉ có thành phần luận cứ. - Lập luận chỉ có thành phần kết luận. 1.2.4. Các chỉ dẫn lập luận 1.2.4.1. Tác tử lập luận Tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn. Ví dụ: mới, chính, tới, đến… 1.2.4.2. Kết tử lập luận Là những yếu tố phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất như: nếu, thì, quả là, nên... Ví dụ: “Vợ Trương Ba: - Tôi biết vậy, nên ngày nào chả phải lo sẵn cho ông có ấm nước thật ngon đây” [118, tr.15]. 1.2.5. Cơ sở của lập luận - Lẽ thường 1.2.5.1. Khái niệm lẽ thường Lẽ thường là “những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được những lập luận riêng”. [8, tr.191] 7
  11. 1.2.5.2. Tính chất của lẽ thường Theo nhà ngôn ngữ học Oswald Ducrot: tính khái quát, tính chung và tính có thang độ là ba tính chất của lẽ thường. 1.2.5.3. Các loại lẽ thường Có những lẽ thường có tính phổ quát rộng cho toàn nhân loại, cộng đồng, dân tộc, cũng có lẽ thường riêng cho một nhóm người, cộng đồng người, thậm chí có những lẽ thường của một cá nhân. 1.3. Một số đặc điểm của thể loại kịch và kịch Lưu Quang Vũ 1.3.1. Ngôn ngữ kịch Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng để bộc lộ hành động kịch. Trong kịch không có nhân vật người kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể chuyện. Vở kịch được diễn trên sân khấu chỉ có ngôn ngữ nhân vật. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nhân vật kịch phải là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp cao, đồng thời lại phải phù hợp với tính cách nhân vật. Một đặc điểm quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ kịch, đó là ngôn ngữ kịch gần gũi với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngôn ngữ kịch mang tính chất khẩu ngữ chứ không biến thành khẩu ngữ thuần túy. 1.3.2. Đặc trưng kịch tính Kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẫn, xung đột, được tạo ra bởi những hành động thể hiện các khuynh hướng tính cách và ý chí tự do của con người. Chính trong những tình huống kịch tính, những mâu thuẫn đẩy đến cao độ, những lập luận của các nhân vật phát huy được tối đa vai trò của mình. Lập luận có thể đưa kịch tính trở nên cao trào và cũng thể cởi nút thắt cho các mâu thuẫn. 1.3.3. Nhân vật kịch Nhân vật kịch được khắc họa từ ngôn ngữ của nhân vật, qua lập luận của nhân vật mà không có nhiều sự hỗ trợ từ những lời gián tiếp của người trần thuật. Thông qua lập luận của mình, nhân vật có thể hiện lên với những tính cách đa dạng, với nhiều môi trường sống, và hoàn cảnh khác nhau. 1.3.4. Vài nét về cuộc đời và các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ Lưu Quang Vũ sinh ngày 17-4-1948, mất ngày 29-8-1988, ông có tài vẽ tranh, viết văn, làm thơ, viết kịch... Ở lĩnh vực nghệ thuật nào, ông cũng đạt được những thành công nhất định. Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ nở rộ vào những năm 80 của thế kỉ XX. Với mười năm sáng tác, ông để lại hơn 50 vở kịch, thể hiện những đóng góp to lớn của mình cho một giai đoạn mà nền sân khấu nước nhà phát triển rực rỡ. Tiểu kết chương 1 Lập luận có mặt trong mọi phát ngôn và liên quan đến mọi phương diện trong một phát ngôn, từ hình thức đến nội dung, từ chi tiết đến tổng 8
  12. thể. Để tìm hiểu đặc điểm lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi trình bày một số vấn đề lí thuyết về lập luận để làm cơ sở tiền đề lí thuyết cho luận án. Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Một lập luận bao gồm hai thành phần chính là kết luận và luận cứ. Kết luận là căn cứ để xác định một lập luận, và để phân định lập luận thành hai loại: lập luận đơn (có một kết luận) và lập luận phức (có từ hai kết luận trở lên). Cơ sở để xây dựng nên các lập luận không phải là các tiền đề lôgic mà là các lẽ thường (topos). Lẽ thường là những chân lí thông thường, không có tính tất yếu, bắt buộc. Lẽ thường là căn cứ của lập luận, cơ sở để dẫn dắt luận cứ đến kết luận. Có những lẽ thường là khách quan, cũng có những lẽ thường là các quy luật nhân quả, hay lẽ thường dựa vào mối quan hệ giữa hành động, lời nói và phẩm chất của con người, hoặc những lẽ thường căn cứ vào thang độ, và những lẽ thường đặc thù thuộc về từng cá nhân. Giữa các luận cứ với nhau có quan hệ lập luận: có thể là quan hệ đồng hướng lập luận hoặc quan hệ nghịch hướng lập luận. Các thành phần luận cứ và kết luận của lập luận có thể hiện diện tường minh hoặc hàm ẩn, có thể xuất hiện linh hoạt ở các vị trí khác nhau trong lập luận. Các chỉ dẫn lập luận bao gồm các tác tử lập luận, các kết tử lập luận, có vai trò định hướng người đọc đến kết luận của lập luận. Lưu Quang Vũ (1948 -1988) là một nhà viết kịch tài năng. Đã có những công trình tìm hiểu về kịch của ông trên nhiều phương diện, đặc biệt là từ góc độ nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, cho đến nay chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu một cách hệ thống các sáng tác kịch của tác giả này dựa trên lí thuyết lập luận. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 2.1. Các dạng lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.1.1. Độ phức hợp của các lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.1.1.1. Lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ Có đến 1823/2613 lập luận trong các tác phẩm là lập luận đơn, chiếm 69,77%, được chia thành 28 kiểu lập luận chủ yếu. Bảng 2.1: Các kiểu lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ STT Kiểu lập luận Tần suât (lần) Tỉ lệ (%) 1 pr 370 20,30 9
  13. 2 rp 316 17,33 3 p1, p2  r 185 10,15 4 r  p1, p2 168 9,22 5 p1 r  p2 63 3,46 6 p hàm ẩn  r 350 19,20 7 p1, p2 rp3 10 0,05 8 r p1, p2, p3 61 3,35 9 p1, p2, p3  r 44 2,41 10 p1, p2, p3, p4 r 11 0,06 11 p1, p2, p3, p4, p5  r 6 0,03 12 rp1, p2, p3, p4 12 0,06 13 rp1, p2, p3, p4, p5 4 0,02 14 p1  r  p2, p3 6 0,03 15 p1  r  p2, p3, p4 6 0,03 16 p1  r p2, p3, p4, p5 2 0,01 17 p1  r  p2, p3, p4, p5, p6 2 0,01 18 p1, p2  r  p3, p4 2 0,01 19 p r hàm ẩn 168 9,22 20 p1, p2  r hàm ẩn 21 1,15 21 p1, p2, p3  r hàm ẩn 5 0,03 22 p1, p2, p3, p4, p5  r hàm ẩn 1 0,005 23 p1, p2, p3, p4, p5, p6  r 4 0,02 24 p1, p2, p3, p4, p5, p7  r 1 0,005 25 p1, p2  r  p3, p4, p5, p6 1 0,005 26 p1, p2, p3  r  p4 2 0,01 27 p1, p2, p3  r  p4, p5, p6 1 0,005 28 p1, p2, p3, p4, p5  r  p6 1 0,005 Tổng 1.823 100 Lập luận đơn có một luận cứ chiếm tỉ lệ cao nhất (46,58%). Ví dụ: “Nguyễn Huệ: - Đâu phải việc gì ta cũng thạo (p). Ta mong có được những người thông tuệ hơn ta (r)”. Qua phân tích các ngữ liệu được thống kê, chúng tôi thấy kịch Lưu Quang Vũ sử dụng đa dạng các dang lập luận đơn, điều này góp phần thể hiện sự đa dạng của tính cách nhân vật và các mâu thuẫn trong từng tình huống kịch. 2.1.1.2. Lập luận phức trong kịch của Lưu Quang Vũ - Lập luận phức Dạng 1: Đây là kiểu lập luận có cấu tạo hết sức linh hoạt, đa dạng. Lập luận bộ phận có thể tường minh kết luận hoặc hàm ẩn 10
  14. kết luận, có thể hướng tới kết luận cuối cùng của toàn bộ lập luận nhưng cũng có thể hướng tới một kết luận khác nữa. Trong tổng số 790 lập luận phức có 378 lập luận dạng này, chiếm 47,85%. Bảng 2.2: Bảng các lập luận phức dạng 1 I II III IV V Tổng r1 p1, p2…r2 39 20 50 44 27 180 p1,p2…  r1, r2 23 20 51 43 14 151 r1,r2  p1,p2… 2 4 3 5 2 16 p1r1, p2  r2,... 5 3 7 10 4 29 p1  r1, r2  p2 0 0 1 0 1 2 Tổng 69 47 112 102 48 378 Ghi chú I: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; II: Ông vua hóa hổ; III: Ngọc Hân công chúa; IV: Tôi và chúng ta; V: Điều không thể mất Ví dụ: “Hoàng Việt: - Không nên buồn! (r1) Tôi cũng vậy thôi. (p1) Chẳng đâu sẵn chỗ cho mình cả. (p2) Chỗ của mình, là do mình tạo ra. (p3) Chúng ta sẽ tạo ra ở đây, xí nghiệp này, lí do tồn tại của chúng ta.” (r2) [118, tr.261]. Lập luận này có cấu tạo: r1  p1, p2, p3  r2. - Lập luận phức Dạng 2: Các lập luận có sự phức hợp ngay từ trong các thành phần của chúng là tạo nên tính tầng bậc, phức hợp cho tổ chức lập luận. Ở đó, các thành phần lập luận có thể được cấu tạo từ một lập luận nhỏ hơn. Đó có thể là những lập luận phức thành phần luận cứ, phức thành phần kết luận hay phức cả luận cứ và kết luận. Trong số liệu thống kê của chúng tôi, dạng này xuất hiện 412 trường hợp, chiếm 52,15% tổng số lập luận phức. 157 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ các lập luận phức Dạng 2 trong các tác 140 115 phẩm kịch của Lưu Quang Vũ 55 39 40 44 44 34 27 26 9 14 15 20 21 17 7 LL PHỨC R LL PHỨC P LL PHỨC R VÀ PHỨC P Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ông vua hóa hổ Ngọc Hâ n công chúa Tôi và chúng ta Đi ề u không thể mất Tổng Biểu đồ sự hiện diện của các thành phần lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.1.2.1. Lập luận có đầy đủ cả hai thành phần luận cứ và kết luận 11
  15. Theo kết quả thống kê của người viết, có 2068 lập luận đầy đủ thành phần luận cứ và kết luận, chiếm 79,14%. Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy những biểu hiện của lập luận có đầy đủ thành phần rất đa dạng. Đó có thể là các lập luận đơn hoặc các lập luận phức. Có những lập luận xuất hiện một hoặc nhiều luận cứ cũng có những lập luận xuất hiện một hoặc nhiều kết luận. 2.1.2.2. Lập luận có kết luận hàm ẩn Lập luận hàm ẩn kết luận là những lập luận mà kết luận không nằm trên bề mặt câu chữ hay trong những lời nói ra của người phát. Để tìm ra được kết luận trong những lập luận này, người nghe cần căn cứ vào ngữ cảnh, vào lẽ thường, vào những hiểu biết vốn có về sự vật, sự việc người nói nhắc tới và những luận cứ đã được đưa ra. Trong lời thoại của các nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ, xuất hiện 60 trường hợp lập luận hàm ẩn kết luận, chiếm 7,46%. 2.1.2.3. Lập luận có luận cứ hàm ẩn Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong lời thoại của các nhân vật có 350 lập luận không xuất hiện luận cứ, chiếm 13,39%. 2.1.3. Phân loại dựa trên vị trí của các thành phần lập luận 2.1.3.1. Lập luận có kết luận đứng đầu Kiểu lập luận diễn dịch có mô hình như sau: r  p Lập luận kiểu này chiếm 24,99% (653/2613 lập luận). 2.1.3.2. Lập luận có kết luận đứng cuối Kiểu lập luận quy nạp có mô hình như sau: p1, p2  r Theo thống kê của chúng tôi, có 941 lập luận kiểu này, chiếm 36,01%. 2.1.3.3. Lập luận có kết luận đứng cả đầu và cuối Kiểu lập luận tổng phân hợp có mô hình như sau: r1  p1, p2  r2 Lập luận kiểu này có 180 trường hợp chiếm: 6,89%. 2.1.3.4. Lập luận có kết luận đứng giữa các luận cứ Kiểu lập luận này có mô hình như sau: p1  r  p2 Có 294 lập luận dạng này (chiếm 11,25%). 2.1.3.5. Lập luận có kết luận hoặc luận cứ đứng độc lập Có 545 lập luận chỉ xuất hiện một thành phần (hoặc luận cứ hoặc kết luận), chiếm 20,86%. Nhận xét: Vị trí của các thành phần lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ rất linh hoạt. Các lập luận có kết luận đứng cuối được tác giả sử dụng nhiều hơn cả (36,01%). Ví dụ: “Nguyễn Huệ: (Sau một lát) - Phép quân không nể tình riêng, cũng không ngoại trừ kẻ có công lao (p1). Dân chúng Thăng Long sẽ nghĩ thế nào về quân ta khi thấy việc làm ô nhục của ngươi? (p2) (Mặt đanh 12
  16. lại) - Ta sẽ cho người phụng dưỡng bà mẹ già của Út Thiện tới khi bà trăm tuổi.(r1) Công trạng của Út Thiện sẽ được ghi vào sách sử của đại quân ta, nhưng tội hắn thì không thể dung tha!(r2) Y lệnh ta! Đem hắn ra chém đầu trước dân chúng! (R)” [118, tr. 159] (p1, p2 r1, r2  R). 2.2. Luận cứ của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.2.1. Về số lượng và vị trí các luận cứ trong một lập luận 2.2.1.1. Về số lượng các luận cứ Lập luận chỉ có một luận cứ chiếm 26,33% (688/2613 lập luận). Lập luận có từ hai luận cứ trở lên chiếm 60,28% (1575/2613 lập luận). Lập luận không xuất hiện luận cứ chiếm 13,39% (350/2613 lập luận). 2.2.1.2. Vị trí của luận cứ Các luận cứ có vị trí rất đa dạng, chúng có thể đứng trước kết luận hoặc đứng sau kết luận hoặc xung quanh kết luận. 2.2.2. Quan hệ lập luận 2.2.2.1. Quan hệ giữa các luận cứ Các luận cứ đồng hướng chiếm 81,40% tổng số các lập luận có từ hai luận cứ trở lên. Các luận cứ nghịch hướng lập luận chiếm 18,60%. Các luận cứ đứng gần kết luận có hiệu lực lập luận mạnh hơn. 2.2.2.2. Quan hệ giữa luận cứ và kết luận Có 2.418 lập luận có luận cứ đồng hướng với kết luận, chiếm 92,54% và chỉ có 195 lập luận có luận cứ nghịch hướng kết luận chiếm 7,46%. Ví dụ: “Bùi Thị Xuân: Nhiều người hân hoan mừng rỡ (p1), nhưng cũng lắm người, nhất là sĩ phu, xao xác nghi ngại (p2). Trong phố, trong thành còn không ít kẻ chống lại ta. (r)” [118, tr. 156]. Trong lập luận này, p1 -r, p2  r. p1 và p2 nghịch hướng lập luận với nhau. 2.3. Kết luận của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.3.1. Kết luận tường minh Lập luận có kết luận tường minh chiếm 92,54% trong tổng số các lập luận được nghiên cứu. Kết luận tường minh là cần thiết để có cách hiểu rõ ràng, tránh sự hiểu lầm không đáng có, bởi ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật, sự có mặt của những lời bàng thoại là rất ít. Qua ngữ liệu khảo sát, đa số các lập luận có một kết luận, chiếm 62,3% tổng số các lập luận có kết luận tường minh. Các lập luận có từ hai kết luận trở lên chiếm 37,7%. Các lập luận có một kết luận tạo thành lập luận đơn và các lập luận có từ hai kết luận trở lên tạo thành lập luận phức. Vị trí của kết luận rất đa dạng, có thể đứng trước, sau, hoặc đứng giữa các luận cứ. Trong một lập luận, có từ hai kết luận trở lên, các kết luận có thể có vai trò ngang nhau, bổ sung cho nhau hoặc bao nhau. 13
  17. 2.3.2. Kết luận hàm ẩn Trong kịch của Lưu Quang Vũ, lập luận có kết luận hàm ẩn chiếm 7,46%. Kịch là những màn đối đáp trong hội thoại nên không phải lúc nào lập luận cũng được nói ra trọn vẹn. Nhiều khi màn đối đáp bị ngắt bởi việc cướp lời của nhân vật đối thoại, vi phạm quy tắc hội thoại (quy tắc lịch sự trong hội thoại) hoặc để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói, hoặc có thể kết luận đã được nhắc tới ở lượt lời trước đó của chính nhân vật hoặc nhân vật đang đối thoại, cũng có khi kết luận hàm ẩn do dụng ý của chính nhân vật, thể hiện sự tế nhị, tránh làm tổn thương người nghe. Ví dụ: “Vợ Trương Ba: - Chết (p1)! Các ông biết chết là thế nào không (p2)? Các ông đã phải mất người thân bao giờ chưa (p3)?” [118, tr. 29]. Lập luận của nhân vật Vợ Trương Ba đã đưa ra luận cứ là câu cảm thán và các câu hỏi mà không đưa ra kết luận, kết luận đó được người nghe, người đọc rút ra bằng các trả lời các câu hỏi mà luận cứ đưa ra. 2.4. Các chỉ dẫn lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ 2.4.1. Tác tử lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ Tác tử lập luận xuất hiện trong tất cả các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ. Hầu hết các tác tử hướng đến những kết luận đánh giá số lượng, số ít tác tử được dùng để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề được nói đến hoặc thái độ của nhân vật. Các tác tử lập luận thường gặp trong kịch của Lưu Quang Vũ là: chỉ, chính, ngay cả, đến, mới, tận, mỗi… 2.4.2. Kết tử lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ Có 713/2613 lập luận chứa kết tử (chiếm 27,29%). Tỉ lệ các lập luận có sử dụng kết tử lập luận không cao, tuy nhiên, các kết tử được sử dụng rất đa dạng. Trong 713 lượt xuất hiện kết tử thì có 422 lượt là các kết tử dẫn nhập luận cứ (chiếm 59,19%), 255 lần là các kết tử dẫn nhập kết luận (chiếm 35,76%) và 36 kết tử là liên kết luận cứ và kết luận (chiếm 5,05%). Cụ thể, các kết tử thường gặp trong các tác phẩm là: nhưng, vì, thì, mà, hay là, bởi, chỉ tại, nên, để… và một số kết cấu nếu… thì…, tuy… nhưng…, vì…mà… 2.5. Các lẽ thường trong kịch Lưu Quang Vũ Lập luận của các nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ vừa sử dụng những lẽ thường mang tính phổ quát, đồng thời cũng có những lẽ thường đặc thù riêng cho một kiểu nhân vật nào đó. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Không ai có thể thống kê hết được lẽ thường” [8, tr.198]. Vì vậy, để tìm hiểu lẽ thường trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi cố gắng khái quát theo các dạng trong bảng 2.2 sau đây: Bảng 2.2: Bảng Các loại lẽ thường trong kịch Lưu Quang Vũ 14
  18. Số lần xuất Tỉ lệ Loại lẽ thường hiện (lẽ (%) thường) Lẽ thường Nội tại 1119 28,26 Lẽ thường Ngoại tại 2045 51,65 Lẽ thường về hành vi của con người 178 4,50 Lẽ thường theo thang độ 475 12,00 Lẽ thường theo triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ 142 3,59 Tổng 3959 100 2.5.1. Lẽ thường ngoại tại và lẽ thường nội tại trong kịch Lưu Quang Vũ 2.5.1.1. Lẽ thường ngoại tại Lẽ thường ngoại tại là căn cứ từ những sự việc đã diễn ra trong thực tế, trên văn bản, giấy tờ, theo quy định, luật pháp, những lời đồn hoặc những con số… Đây là loại lẽ thường được ưa dùng trong kịch của Lưu Quang Vũ. Các lẽ thường ngoại tại được sử dụng trong nhiều tình huống kịch, đó có thể là những lời miêu tả, những căn cứ để chứng minh một nhận định, để thuyết phục hoặc bày tỏ cảm xúc, quan điểm… 2.5.1.2. Lẽ thường nội tại Lẽ thường nội tại phản ánh các quy luật nhân quả, các yếu tố cá nhân như xuất thân, gia đình, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản… Những lập luận theo lẽ thường nội tại thường có các kết tử và tác tử đồng hướng, hoặc không cần dùng đến tác tử và kết tử. 2.5.2. Lẽ thường về hành vi của con người Lẽ thường về hành vi của con người được sử dụng 178 lần (chiếm 4,50%). Ví dụ: “Nguyễn Huệ: - Sao? Ông thay lời ta ra lệnh phơi xác Chúa? Để làm gì? Chỉ khiến người ta chê mình là tàn ác nhỏ nhen. Ông muốn hại ta? Chỉnh: - Đâu ạ, tôi chỉ muốn tỏ cho dân chúng biết uy lực của Thượng công.” [118, tr. 63]. Lập luận của Nguyễn Huệ và Chỉnh dựa theo hai lẽ thường khác nhau. Cùng là hành động “phơi xác”, Nguyễn Huệ cho đó là việc ác còn Chỉnh cho đó là tỏ uy lực. 2.5.3. Lẽ thường theo thang độ trong kịch Lưu Quang Vũ Loại lẽ thường này được sử dụng 475 lần, chiếm 12,00%. Ví dụ: “Lệ: - Còn tôi thì không thế. Chúng tôi cùng làm việc. Và là người vợ, tôi không cho phép ai làm anh ấy yếu lòng thêm, làm rối ren thêm cuộc sống vốn đã bao nhiêu điều phải lo của chúng tôi. Dù người đó là ai, là ai… cô hiểu chưa? Nhâm: - Tôi hiểu. Nhưng chị yên tâm. Không ai có ý định ấy đâu. Tuy vậy, dù chỉ là em gái, tôi cũng muốn biết, như biết anh ấy hiện sống ra sao, vui sướng hay 15
  19. đau khổ, tốt hay là... Nên tôi đã đến.” [118, tr. 373]. Cả hai lập luận đều hiểu quan hệ vợ chồng sẽ gắn bó và có quyền quyết định hơn quan hệ anh họ - em họ. 2.5.4. Lẽ thường theo triết lí, nhân sinh của Lưu Quang Vũ - Lẽ thường về sự sống và lẽ sống của con người. - Lẽ thường về tình yêu, hạnh phúc gia đình. - Lẽ thường về thiện - ác. - Lẽ thường theo tuổi tác. - Lẽ thường theo tín ngưỡng của dân tộc. - Lẽ thường cho rằng chết không phải là hết. Ví dụ: “Hoàng Việt: (Khẽ) - Thành đất, thành tro bụi. Nhưng cũng phải còn lại chút gì chứ? Có những điều không thể chết! Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích, phải còn lại một chút gì của họ trong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong mỗi việc ta làm… Phải như thế chứ? Ông già: (Trầm ngâm) - Phải, anh bạn ạ. Mỗi người nhờ những người khác mà tiếp tục sống. Và như vậy, cái chết sẽ bị đẩy lùi. Đó là một điều quan trọng!” [118, tr. 224-225]. Cả hai nhân vật đều sử dụng lẽ thường cho rằng chết không phải là hết trong lập luận của mình. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 của luận án, chúng tôi tiến hành phân tích các lập luận trong lời thoại của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ. 2613 lập luận đã được tìm hiểu ở các mặt: đặc điểm các kiểu dạng lập luận và các thành phần lập luận: kết luận, luận cứ, tác tử, kết tử và lẽ thường của lập luận. 1. Việc tìm hiểu các dạng lập luận dựa vào ba tiêu chí: tính phức hợp của tổ chức lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận và vị trí của các thành phần trong lập luận. Nghiên cứu đã chỉ ra, lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ có cấu tạo đa dạng. Trong đó, về độ phức hợp, chiếm đa số là các lập luận đơn (được thể hiện dưới 28 kiểu dạng) còn lại là các lập luận phức (xuất hiện 8 kiểu chính). Về sự hiện diện của các thành phần lập luận, chiếm tỉ lệ cao nhất là lập luận đầy đủ thành phần (79,14%). Tiếp đó là lập luận ẩn thành phần luận cứ với 13,39%. Cuối cùng là lập luận ẩn thành phần kết luận chiếm 7,46%. Ở tiêu chí vị trí của các thành phần lập luận, xuất hiện năm kiểu lập luận, với tỉ lệ xuất hiện từ nhiều đến ít lần lượt là: lập luận có kết luận đứng cuối, lập luận có kết luận đứng đầu, lập luận có kết luận hoặc luận cứ đứng độc lập, lập luận có kết luận đứng giữa các luận cứ, lập luận có kết luận đứng cả đầu và cuối. Sự đa dạng trong cấu tạo của lập luận kịch Lưu Quang Vũ góp phần gây hứng thú cho người thưởng thức. 2. Nghiên cứu thành phần luận cứ, luận án nhận thấy rằng, luận cứ của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ có cấu tạo đa dạng và linh hoạt. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2