intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: tổng thuật lý thuyết về KQC thời gian; miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; phân tích các KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự đồ chiếu từ KQC không gian sang KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Huế, 2023
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- LÊ THỊ CẨM VÂN QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 9229020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Văn Hiệp 2. PGS. TS Trương Thị Nhàn Huế, 2023
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian là vấn đề được đề cập từ rất sớm và là một trong những vấn đề quan trọng trong lịch sử tư duy, lịch sử khoa học của nhân loại. Tuy vậy, cho đến nay, thời gian trong ngôn ngữ và tư duy vẫn là vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu. Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, vấn đề thời gian đã được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu ngữ nghĩa của hệ thống ngữ pháp, từ Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm, Lý thuyết Ý niệm từ vựng và mô hình tri nhận, Lý thuyết khung quy chiếu thời gian. Ở Việt Nam, việc tiếp cận thời gian từ các khung quy chiếu (KQC) theo quan điểm Tri nhận luận là mảng hoàn toàn khuyết thiếu. Từ thực tế đó, luận án hướng đến nghiên cứu “Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận”. 2. Mục đích nghiên cứu: a. Vận dụng lý thuyết Khung quy chiếu thời gian vào nghiên cứu trên đối tượng tiếng Việt; b. Làm rõ cách người Việt quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đóng góp cách nhìn khác về vấn đề thời gian trong tiếng Việt so với các văn liệu hiện có. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: tổng thuật lý thuyết về KQC thời gian; miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; phân tích các KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự đồ chiếu từ KQC không gian sang KQC thời gian trong tiếng Việt; phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: quy chiếu thời gian trong tiếng Việt. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; các KQC thời gian trong tiếng Việt; sự đồ chiếu từ các KQC không gian sang các KQC thời gian trong tiếng Việt; sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ không gian được chuyển nghĩa để chỉ thời gian trong tiếng Việt. Phạm vi ngữ liệu: ngữ liệu chủ yếu được lấy từ https://s.ngonngu.net/corpus/. Ngoài ra còn có ngữ liệu từ Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009), Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam – Tục ngữ (2 tập), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh & Hoài Chân, 2015), Truyện Kiều (Nguyễn Du, 2015), Kho tàng truyện Nôm khuyết danh (2000), khối liệu Việt ngữ trên trang https:/sketchengine.eu và một số trang web khác. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề theo đường hướng của Ngôn ngữ học tri nhận, phối hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó phương pháp định tính chiếm ưu thế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nội quan. Ngoài ra còn có phương pháp miêu tả với thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại và hệ thống hoá, thủ pháp phân tích vị từ - tham tố, thủ pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận án: Về mặt lí luận, luận án: giới thiệu lý thuyết Khung quy chiếu thời gian – một lý thuyết chưa từng được giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam; là công trình đầu tiên phân tích về dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt; góp 1
  4. thêm cứ liệu ngôn ngữ và bổ sung vào hệ lý thuyết mô hình KQC thời gian tương đối khác với các mô hình đã được công bố; đóng góp vào nguồn văn liệu mô tả sự đồ chiếu các KQC không gian lên các KQC thời gian những trường hợp và bình diện không được đồ chiếu; bổ sung khoảng trống đồ chiếu cấu trúc ngôn ngữ từ không gian sang thời gian; phân tích các trường hợp đồ chiếu cụ thể từ không gian lên thời gian mà sự phân tích khái quát ở cấp độ KQC không bao quát hết được; bổ sung các sự tình diễn ra tại thời điểm nói như là trường hợp của KQC nội tại trực chỉ, đây là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu đề cập khi miêu tả các KQC thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong dạy học Ngôn ngữ học tri nhận và tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, trong xây dựng từ điển và dịch thuật. 7. Bố cục của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được triển khai thành ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2: Các khung quy chiếu thời gian và sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt; Chương 3: Tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian quan phạm trù không gian trong tiếng Việt. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dẫn nhập: Trong chương này, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi ngoài nước 1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu tri nhận dòng thời gian tinh thần trong các ngôn ngữ tự nhiên Cho đến nay, dòng thời gian tinh thần được nghiên cứu trên hai cấp độ: cấp độ ngôn ngữ và cấp độ tinh thần, với hai hướng: phân tích cứ liệu ngôn ngữ và phân tích thực nghiệm. Dòng thời gian chưa từng được các nhà Việt ngữ học đặt thành đối tượng nghiên cứu khi phân tích về thời gian trong tiếng Việt. 1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu xác lập lý thuyết khung quy chiếu thời gian Hiện còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hệ thống KQC thời gian. 2
  5. Bảng 1.1 Các quan niệm khác nhau về hệ thống khung quy chiếu thời gian Mốc quy Mốc quy chiếu Ego Mốc quy chiếu là sự Mốc quy Mốc quy chiếu tình trong chuỗi chiếu nằm chiếu ở trong Nền, có sự trường chuyển thời gian dịch hệ toạ tổng thể độ từ người Tác giả quan sát sang Nền Moore KQC dựa vào Ego KQC dựa vào trường Núñez và Ẩn dụ điểm quy chiếu Ego Ẩn dụ điểm quy chiếu Sweetser Thời gian Yu Khung con Khung con Khung Khung thời người trực chỉ người xếp thời gian gian xếp chuỗi trực chỉ chuỗi Zinken KQC nội tại KQC tương KQC nội KQC tuyệt HTĐ: Hình, đối tại đối Nền HTĐ: Hình, Khi Nền Khi Nền và Nền, Người và gốc toạ gốc toạ độ quan sát độ là một khác nhau Tenbrink KQC nội tại KQC tương KQC tuyệt đối (tình (tình huống đối huống tĩnh, động) tĩnh, động) (tình huống động) Kranjec Bộ khung thời gian trực chỉ Bộ khung thời gian nội Bộ khung tại thời gian ngoại tại Evans KQC trực chỉ KQC chuỗi KQC Thì tuyệt đối Thì tương đối ngoại tại Bender và KQC nội tại KQC tuyệt KQC tương cộng sự Biến thể trực chỉ Biến thể chuỗi nối tiếp đối đối Trong các quan niệm trên, hệ thống bao quát nhất, có khả năng phản ánh quan hệ thời gian đa dạng trong ngôn ngữ tự nhiên nhất là hệ thống do Bender và cộng sự xác lập. 1.2.1.3 Tình hình nghiên cứu sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian Nghiên cứu thời gian thông qua không gian có truyền thống lâu đời trong Ngôn ngữ học. Phần lớn các tác giả nghiên cứu về KQC thời gian đều có đề cập đến cơ sở không gian trong tri nhận thời gian và xác lập sự đồ chiếu giữa hai phạm trù. Một số tác giả đã dựa trên hệ thống KQC không gian để xây dựng KQC thời gian, chẳng hạn như lý thuyết bộ khung thời gian của Kranjec (2006); hệ thống KQC thời gian của Tenbrink (2011), Zinken (2010), Bender và cộng sự (2010, 2014). Nghiên cứu sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian còn xác lập các quan hệ thời gian qua hai hệ thống ẩn dụ có cội nguồn từ sự 3
  6. vận động trong không gian: Ego chuyển động và Thời gian chuyển động (Lakoff và Johnson, 1980; Moore, 2011, 2014). 1.2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong nước Ở Việt Nam, cho đến nay, vấn đề thời gian chủ yếu được nghiên cứu từ bình diện ngữ nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa từ vựng hoặc từ cấu trúc ý niệm gắn với các khuynh hướng, lý thuyết là Cấu trúc luận, Chức năng luận, Lý thuyết trường nghĩa, Lý thuyết Ngữ học tạo sinh, Ngữ pháp tri nhận, Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm. Theo đường hướng Tri nhận luận, chủ yếu các tác giả xem xét vấn đề gian trong tiếng Việt từ Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm. a. Từ thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, một số nhà Việt ngữ học đã ứng dụng Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu vấn đề thời gian. Trần Văn Cơ (2005) đã điểm qua vấn đề tri nhận thời gian và đưa ra các biểu thức chứng minh thời gian được tri giác như những vật có thật trong thế giới khách quan. Nguyễn Đức Dân (2009) khẳng định người Việt có sự phân biệt sự tình ở hiện tại, tương lai và quá khứ; nhận thức về tính chu kì, tính liên tiếp, tính tức thì của sự tình; dùng trước đây để chỉ quá khứ, sau này, sau đây để chỉ tương lai. Nguyễn Văn Hán (2011) xác định các cách thức định vị thời gian trong tiếng Việt: định vị theo mức độ chuyển dịch gần – xa; định vị trước – sau/ tới - lúc này; định vị thời gian trong chuỗi sự kiện không có người quan sát tham gia; định vị thời gian TRÊN – DƯỚI theo chiều đứng của chủ thể; định vị thời gian qua từ vựng có ý nghĩa thời gian; xem xét ẩn dụ thời gian trong thơ ca tiếng Việt đối chiếu với thơ ca tiếng Anh. Trần Văn Minh (2015) chỉ ra rằng “Điểm tham chiếu khác nhau sẽ cho ra các cách biểu đạt khác nhau về mặt ngôn ngữ, đôi khi là trái ngược”, điểm tham chiếu có thể là người quan sát, cũng có thể là một “thực thể” thời gian. Trần Thị Lan Anh (2019) khảo sát và mô tả ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI trong tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ, trong đó tác giả cho thấy có sự đồ chiếu từ miền nguồn CON NGƯỜI sang miền đích THỜI GIAN. b. Khi xem xét các ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời đề cập đến sự ý niệm hoá thời gian qua phạm trù không gian. Nguyễn Hoà (2007) cho rằng người Việt tri nhận thời gian như một vật thể đang vận động từ tương lai về hiện tại, vào quá khứ, Ego trong mô hình này là điểm quy chiếu tĩnh; người Việt cũng tri nhận thời gian như một không gian tĩnh trong đó Ego vận động từ trái qua phải, tức từ quá khứ đến hiện tại, vào tương lai. Khi điểm quy chiếu là một sự kiện thời gian thì một sự kiện thời gian nào đó được hiểu là trước hay sau một sự kiện thời gian khác. Sự định vị trong thời gian có thể được xác định theo quan hệ hình/nền. Thời gian cũng được tri nhận là có ranh giới rõ ràng hoặc như một khối không thể phân tách, tương tự thực thể trong không gian. Nguyễn Đức Dân (2009) cho rằng trong không gian một chiều, quan hệ không gian đặc trưng bằng khoảng cách gần xa vô hướng nhưng với thời gian thì là hữu hướng; trục không gian TRƯỚC - ĐÂY - SAU tương ứng với trục thời gian QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI. Như vậy Nguyễn Đức Dân chỉ mới đề cập một trường hợp đồ chiếu từ không gian sang thời gian với TRƯỚC đồ chiếu lên QUÁ KHỨ, SAU đồ chiếu lên TƯƠNG LAI. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân được Hữu Đạt (2011) khẳng định một lần nữa trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên cả hai tác giả đều chưa đi đến lý giải vì sao trước chỉ quá khứ, sau chỉ tương lai và có phải khi nào cũng vậy không. 4
  7. Nguyễn Văn Hán (2011) cũng khẳng định vai trò của không gian trong tri nhận thời gian. Ba trong các ánh xạ được tác giả này xác lập giữa miền nguồn không gian và miền đích thời gian là: vị trí của người quan sát  hiện tại, không gian phía trước người quan sát  tương lai, không gian phía sau người quan sát  quá khứ. Tuy nhiên đây chỉ là một trong các trường hợp đồ chiếu từ không gian lên thời gian, như sẽ được làm rõ ở chương 2 của đề tài. Nguyễn Văn Hán cũng đã xác lập các ánh xạ từ không gian thực sang thời gian thực ở trường hợp quan hệ chuỗi, theo đó có thể rút ra được phía trước được ánh xạ sang quá khứ còn phía sau được ánh xạ sang tương lai. Các ánh xạ này đưa ra một thực tế khác với kết luận về 3 ánh xạ ở trên. Từ các văn liệu đã có chúng tôi nhận thấy: việc nhận thức rõ tầm quan trọng của mốc quy chiếu, xem xét mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào hoạt động quy chiếu, tách bạch chúng thành các trường hợp cụ thể sẽ giúp bổ khuyết những khoảng trống trong nghiên cứu quy chiếu, định vị thời gian trong tiếng Việt. Các kết quả nghiên cứu trên là căn nền đồng thời là gợi dẫn để luận án phân tích “Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận”. 1.3 Cơ sở lý luận 1.3.1 Các vấn đề lý thuyết về thời gian 1.3.1.1 Các biến thể của ý niệm thời gian: Theo Galton (2011), có ba biến thể của ý niệm thời gian là thời gian tuyến tính, thời gian tuần hoàn và thời gian toả tia. 1.3.1.2 Các thuộc tính của thời gian: Theo phân tích Galton (2011), thời gian có 4 thuộc tính: tính mở rộng (extension), tính tuyến tính (linearity), tính định hướng (directionality) và tính thời khắc (transience). 1.3.1.3 Phối cảnh thời gian: Truyền thống nghiên cứu thời gian theo đường hướng Ngữ học tri nhận thường đề cập hai cách phối cảnh: 1. Phối cảnh Ego chuyển động: người quan sát di chuyển tiến tới các sự tình trong tương lai rồi bỏ chúng lại phía sau, thời gian tĩnh trạng; 2. Phối cảnh Thời gian chuyển động: người quan sát đứng yên còn thời gian chuyển động về phía Ego, các sự tình thuộc tương lai tiến đến Ego và đi vào quá khứ. 1.3.1.4 Các mối quan hệ thời gian: Vyvyan Evans (2013) cho rằng mỗi KQC thời gian làm phát sinh một mối quan hệ thời gian khác biệt. Có ba loại quan hệ thời gian được xác lập là quan hệ tương lai/quá khứ, quan hệ sớm hơn/muộn hơn và ma trận thời gian. 1.3.1.5 Mũi tên thời gian: Trong Ngôn ngữ học, khái niệm mũi tên thời gian là cách nói mang tính ẩn dụ để chỉ tính bất đối xứng giữa quá khứ và tương lai của thời gian, theo đó thời gian được hình dung là vận động từ quá khứ đến tương lai mà không có chiều ngược lại. Mũi tên thời gian do vậy luôn chỉ về tương lai. 1.3.1.6 Dòng thời gian tinh thần: Khái niệm dòng thời gian tinh thần (mental timeline) được dùng để chỉ nhận thức mang tính không gian hoá của con người về thực thể thời gian với tư cách là một phạm trù trừu tượng (Ulrich & Maienborn, 2010). Dòng thời gian trải dài trên một trục không gian, chỉ có một hướng và kéo dài đến vô tận (Bender & Beller, 2014). Nó tồn tại như một trường tổng thể độc lập với vai trò của người quan sát. Dòng thời gian có thể được tri nhận là động hoặc tĩnh, trên đó người bản ngữ xác định thời điểm, thời đoạn, phối cảnh thời gian, xác lập quan hệ thời gian giữa các sự tình. 1.3.2 Các vấn đề lý thuyết về khung quy chiếu 1.3.2.1 Khái niệm khung quy chiếu: Theo Talmy (2000), KQC là hệ toạ độ được dùng để thiết lập sự định vị của một Hình trên một Nền từ một phối cảnh nhất định; các thành 5
  8. tố của một KQC bao gồm: Hình F (đối tượng được định vị), Nền G (Trong quy chiếu, nhờ G mà F được định vị), Gốc X của hệ toạ độ, Điểm nhìn V của người quan sát. 1.3.2.2 Lý thuyết khung quy chiếu không gian của Levinson Levinson đưa ra hệ thống gồm ba loại KQC không gian: - KQC tuyệt đối thể hiện quan hệ song tố giữa F và G; thực hiện sự định hướng từ một trường tổng thể nằm bên ngoài F và G, F được xác định theo hướng cố định phát xuất từ G. Gốc X của hệ toạ độ thường ở trung tâm của G. Sự đánh giá về hướng mang tính quy ước văn hoá, dựa vào các hướng la bàn hoặc dựa vào hướng gió, chòm sao, sườn núi, dòng chảy của sông ngòi, đặc trưng của đường bờ biển, trục biển – đất liền. Vị trí của người quan sát, hướng nội tại của nền G đều không quan yếu. - KQC nội tại thể hiện quan hệ song tố giữa F và G. Gốc X của hệ toạ độ ở trung tâm của G. KQC thực hiện sự định hướng từ G. G được nhận thức trực tiếp và được coi là có sự định hướng nội tại. Vị trí của người quan sát không quan yếu, ngay cả khi V không trùng với G. - KQC tương đối thể hiện quan hệ tam tố giữa F, G và V; thực hiện sự định hướng từ điểm nhìn V của người quan sát. V khác G. F được xác định trong quy chiếu với G. Hệ toạ độ cơ sở với điểm gốc X1 thuộc V được chuyển di sang G – hệ toạ độ thứ cấp (với điểm gốc X2). Bản thân người quan sát có sự định hướng nội tại. Các trục định hướng này được chuyển di sang G theo ba cách tạo ra ba biến thể của KQC tương đối: biến thể luân chuyển, biến thể phản chiếu, biến thể chuyển dịch. 1.3.2.3 Lý thuyết khung quy chiếu thời gian của Bender và cộng sự Bender cùng các cộng sự của ông (Bender & Beller, 2014, Bender et al., 2014) đã xác lập các KQC thời gian tuyệt đối, nội tại và tương đối. Có thể tóm lược như sau: Hình 1.3 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối quan hệ nhị phân (F, G) Quá khứ G F Tương lai “trước” = tương lai “vận động về phía trước” = hướng về tương lai Hình 1.4 Khung quy chiếu thời gian nội tại quan hệ nhị phân (F, G) Quá khứ F G Tương lai “trước” = thời điểm bắt đầu của G “vận động về phía trước” = hướng về quá khứ Hình 1.5 Khung quy chiếu thời gian tương đối a) Biến thể phản chiếu của khung quy chiếu thời gian tương đối Quá khứ G F F G Tương lai quan hệ tam phân (F, G, V) “trước” = giữa G và V V “vận động về phía trước” = hướng (hiện tại) tương lai trong quá khứ; hướng quá khứ của tương lai 6
  9. b) Biến thể chuyển dịch của khung quy chiếu thời gian tương đối quan hệ tam phân (F, G, V) Quá khứ F G G F Tương lai quan hệ tam phân (F, G, V) “trước” = phía bên kia của G, giữa G và F V “vận động về phía trước” = hướng (hiện tại) quá khứ của quá khứ; hướng tương lai của tương lai Trong lý thuyết của mình, Bender và cộng sự cho rằng KQC thời gian tương đối nếu xuất hiện thì là một trong hai biến thể nói trên. Tuy nhiên cứ liệu tiếng Việt cho thấy, KQC tương đối trong ngôn ngữ này là sự phối kết của cả hai biến thể trên. 1.3.3 Khái niệm khung và phạm trù toả tia trong Ngôn ngữ học tri nhận 1.3.3.1 Khái niệm khung: Khung là tri thức nền cần thiết để hiểu nghĩa của từ một cách tường tận. Mọi tri thức của người nói về thế giới đều có tiềm năng trở thành khung của một từ nhất định. Khái niệm khung gắn bó chặt chẽ với hiện tượng biến đổi ngôn ngữ. Cách hiểu một từ chủ yếu phụ thuộc vào cái khung liên quan đến từ mà từ đó kết hợp cùng chứ không phải chỉ trong bản thân nó. Khi một từ có sự thay đổi về khung, nghĩa là đã diễn ra quá trình toả tia, trong đó từ có sự mở rộng mạng lưới ngữ nghĩa. 1.3.3.2 Phạm trù toả tia: Lee (2001/2016) cho rằng toả tia là loại cấu trúc phạm trù phổ biến nhất. Các mạng lưới toả tia được cấu thành xung quanh nghĩa trung tâm hay nghĩa cốt lõi. Quá trình toả tia liên đới chặt chẽ với quá trình biến đổi ngôn ngữ. Từ các cấu trúc phạm trù toả tia, có thể nhận diện được các mối quan hệ tri nhận tự nhiên. Sự tương liên giữa hai miền ý niệm là cơ sở cho sự chuyển vị từ miền này sang miền khác của từ. 1.4 Tiểu kết Trong chương này, luận án đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận cùng các vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài. Chương 2 CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN VÀ SỰ ĐỒ CHIẾU TỪ CÁC KHUNG QUY CHIẾU KHÔNG GIAN SANG CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 Dẫn nhập Trong chương này, luận án phân tích về dòng thời gian tinh thần, các KQC thời gian, các KQC không gian, sự đồ chiếu từ các KQC không gian sang các KQC thời gian trong tiếng Việt. 2.2 Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt 2.2.1 Trục của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt 2.2.1.1 Trục của dòng thời gian trong tiếng Việt xét từ các biểu đạt trục ngang Ở cấp độ ngôn ngữ, tiếng Việt ý niệm hoá dòng thời gian theo trục ngang, trục trước - sau và ngôn ngữ này phong phú các biểu đạt dòng thời gian theo trục ngang. Các từ trái, phải không được sử dụng để biểu đạt thời gian trong tiếng Việt. Ngược lại, các từ trước, sau được sử dụng rất phổ biến. 7
  10. 2.2.1.2. Trục của dòng thời gian trong tiếng Việt xét từ các biểu đạt trục dọc Các từ chỉ trục dọc trong tiếng Việt chỉ biểu đạt ý nghĩa thời lượng, không biểu đạt thời điểm, không định vị thời khoảng, do vậy không thể suy ý về dòng thời gian từ biểu thức chứa chúng, ngoại trừ trên, tuy nhiên trên lại biểu đạt dòng thời gian theo trục ngang. => Dòng thời gian chủ đạo trong tiếng Việt phân bố theo trục ngang, trục trước – sau. => Dòng thời gian theo trục dọc rất mờ nhạt, hiện chỉ tồn tại trong các biểu đạt có phạm vi sử dụng hạn chế hoặc đã trở thành cách nói cổ của người Việt. 2.2.2 Hướng của dòng thời gian và sự phân bố quá khứ - tương lai trên dòng thời gian trong tiếng Việt - Dòng thời gian theo trục ngang: trục trước – sau; trước chỉ tương lai, sau chỉ quá khứ. - Dòng thời gian theo trục dọc: trục trên - dưới; trên chỉ quá khứ, dưới chỉ tương lai. 2.3 Các khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt 2.3.1 Khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt Tồn tại một số cách xác định hướng với KQC tuyệt đối trong tiếng Việt. Theo trục ngang, phổ biến là cách xác định hướng quy chiếu theo các phương địa lý (Đông, Tây, Nam, Bắc). Trong tiếng Việt, KQC tuyệt đối với các phương như vậy chủ yếu được sử dụng khi muốn định vị vị trí địa lý của đối tượng. Ngoài ra, tuỳ đặc điểm từng vùng miền, người Việt còn xác lập các hướng cố định khác như trục biển – đất liền, núi rừng – đồng bằng/biển, dòng chảy của sông. Tuy nhiên chỉ trục biển – đất liền thuộc KQC tuyệt đối theo trục ngang. KQC không gian tuyệt đối trong tiếng Việt thể hiện quan hệ song tố giữa F và G, thực hiện sự định hướng từ một trường tổng thể nằm bên ngoài F và G trong đó F được xác định theo hướng cố định phát xuất từ G. 2.3.2 Khung quy chiếu không gian nội tại trong tiếng Việt Để xác lập hướng nội tại của G, người Việt sử dụng ba cách để phân định các bộ phận, các mặt khác nhau của Nền: a. sử dụng hướng của trọng lực, theo đó vật thể Nền cung cấp các bề mặt “trên”, “dưới”, “mặt bên”, ví dụ: (1) Cuốn sách đặt trên bàn/ Ngòi bút rơi dưới bàn/ Nó đứng cạnh bàn cô giáo; b. sử dụng cấu trúc hình học nội tại của G, chẳng hạn như “trái, phải, trước, sau, trên, dưới” ở cơ thể người: (2) Quyển sách ở ngay trước mặt cậu ấy/ ngay sau lưng cậu ấy/ bên tay phải cậy ấy/ bên tay trái cậu ấy; c. sử dụng các tiêu chí chức năng, hướng chính tắc, hướng chuyển động của vật thể, như mặt trước, mặt sau của tivi, phía trước, phía sau của ngôi nhà, phía trước, phía sau của ô tô: (3) cây mai trước nhà/sau nhà, Bình hoa ở phía trước ti vi/sau ti vi, Nó đứng trước đầu xe/sau đuôi xe. Ngoại trừ trường hợp đầu, với hai trường hợp sau, các sự vật đều có tính bất đối xứng tự thân nên bản thân chúng có sự định hướng nội tại. Các ví dụ ở (1), (2), (3) đều biểu đạt quan hệ không gian song tố giữa F và G, hướng quy chiếu được xác định dựa trên hướng nội tại của G. Hai yếu tố này với mỗi ví dụ trên lần lượt là: (1) cuốn sách/ngòi bút/nó – bàn (cô giáo); (2) quyển sách – cậu; (3) cây mai – nhà, bình hoa – ti vi, nó – đầu xe/đuôi xe. Do vậy chúng đều là các trường hợp của KQC nội tại. Như vậy KQC không gian nội tại trong tiếng Việt thể hiện quan hệ song tố giữa F và G. Hướng quy chiếu của khung được xác định dựa vào hướng nội tại của G. Vị trí của người quan sát không quan yếu. 2.3.3 Khung quy chiếu không gian tương đối trong tiếng Việt 8
  11. Xét ví dụ sau: (4) Trong quá trình săn bắn, Chầu phát hiện có một đàn khỉ và một vật trông giống khỉ đang khuất phía sau tảng đá lớn, cách Chầu khoảng 30 m. Với người Việt, tảng đá không tồn tại sự bất đối xứng nội tại xét theo trục ngang, nên đối tượng giúp xác lập hướng quy chiếu trong trường hợp này chỉ có thể là người quan sát. Ở ví dụ trên “một đàn khỉ và một vật trong giống khỉ” là F, tảng đá là G, phía sau được xác định là phía từ tảng đá ra xa, ngược lại với phía từ tảng đá đến người quan sát. Nếu F không ở phía sau mà là bên phải tảng đá thì phối cảnh các phía trái, phải, trước, sau trong hình dung của người Việt thuộc trường hợp của biến thể phản chiếu. Các hướng mà Levinson (2003/2004) đề cập với KQC tương đối chỉ gồm trái, phải, trước, sau mà không bao hàm kiểu định vị như ở các ví dụ sau: (5) Nam ở ngoài sân. (ví dụ dẫn theo Lý Toàn Thắng (2005)) (6) Trong nhà đèn điện sáng trưng. (7) Ngoài đường xe cộ tấp nập. Quan hệ không gian được phản ánh ở các ví dụ trên đều là quan hệ tam tố. F – G ở các ví dụ này lần lượt là: Nam – sân, đèn điện – nhà, xe cộ - đường. Nhân tố thứ ba tham gia vào quan hệ không gian ở (5) theo Lý Toàn Thắng (2005) là nhà. Chúng tôi khái quát và định danh nhân tố thứ ba ở kiểu quan hệ không gian này là không gian hàm ẩn. Các ví dụ trên có các từ ngoài, trong, trước, sau. Chúng đưa đến suy luận về sự tồn tại của không gian hàm ẩn quy định hướng quy chiếu. Ngoài đường, ngoài sân hàm ẩn không gian trong nhà, trong nhà hàm ẩn không gian bên ngoài (nhà), sau vườn, trước ngõ hàm ẩn không gian nhà. Tuy nhiên, khác với các biến thể tương đối được Levinson (2003/2004) xác lập, ở đây: F nằm trong không gian của G chứ không phải là một đối tượng tách biệt với G; G là một không gian chứ không phải một vật thể; không có sự chuyển dịch hệ toạ độ từ V sang G mà chỉ là F trong G được nhìn từ điểm nhìn bên ngoài G; hướng quy chiếu được thiết lập từ không gian hàm ẩn chứ không phải là phóng chiếu từ G trên nền tảng phản chiếu hệ tọa độ từ V sang G; việc lựa chọn biểu thức ngôn ngữ biểu đạt hướng quy chiếu bị quy định bởi không gian hàm ẩn. Như vậy những trường hợp này đảm bảo quan hệ tam tố để thuộc về KQC tương đối nhưng lại đi ra khỏi các biến thể mà Levinson mô tả. Chúng tôi gọi đây là biến thể hàm ẩn với cách hiểu nó là biến thể của KQC tương đối, biểu thị quan hệ tam tố giữa một Hình được định vị trong một Nền, hướng của KQC được xác lập từ không gian hàm ẩn. Hiện tượng này trong tiếng Việt bổ sung vào sự đa dạng xuyên ngôn của KQC không gian tương đối trong ngôn ngữ. 2.3.4 Các trường hợp lưỡng khả a. Tiếng Việt không có sự đánh dấu để phân biệt giữa KQC nội tại và KQC tương đối ở các trường hợp một tình huống có thể được nhìn nhận theo nhiều phối cảnh khác nhau. b. Các phương tiện biểu đạt hướng được dùng cho cả KQC nội tại và KQC tương đối. c. Trong tiếng Việt tồn tại trường hợp giao thoa giữa KQC nội tại và KQC tương đối khi G là đối tượng không có sự định hướng nội tại nhưng F lại có và F là con người. Đây là trường hợp mà Levinson chưa đề cập đến trong lý thuyết của mình. 9
  12. 2.4 Các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt 2.4.1 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt 2.4.1.1 Hệ quy chiếu trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối Xét ví dụ: (8) Thời gian trôi đi mãi. Trong ví dụ trên, thời gian được người Việt tri nhận là đang vận động. Không có vị trí cụ thể của gốc toạ độ X. Hệ quy chiếu được đặt trong trường thời gian tổng thể. Không có tham số Nền G được phản ánh. Sự tình F “thời gian” không ngừng vận động về phía tương lai. Vị trí ban đầu của F do vậy thuộc về quá khứ, vị trí F sẽ vận động tới thuộc về tương lai. Người quan sát không tham gia vào hệ quy chiếu. Cả G và V đều không quan yếu, hệ quy chiếu có tính phi trực chỉ. Theo xác lập dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt, có thể suy ra F đang vận động về phía trước. (8) do vậy phản ánh KQC tuyệt đối. Phổ biến hơn trong tiếng Việt là hệ quy chiếu tuyệt đối với Nền G trùng với người quan sát, dòng thời gian khi đó là dòng thời gian trực chỉ, như trong các ví dụ sau: (9) a. Phía trước là tương lai tươi sáng.; b. Bỏ lại sau lưng bao tháng năm cuộc đời tăm tối. Hướng của KQC thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt thường được hiện thực hoá bằng các từ định hướng trước, sau, như ở ví dụ (9), hoặc được hiểu hàm ẩn, như ở ví dụ (8). 2.4.1.2 Sự tình động/sự tình tĩnh trong KQC thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt: Các sự tình được phản ánh trong KQC thời gian tuyệt đối có thể là sự tình tĩnh hoặc sự tình động. Là sự tình tĩnh khi động từ đi với ngữ đoạn biểu thị thời trong câu không mang nét nghĩa +động, thời gian được tri nhận là một thực thể tĩnh tại, ví dụ: (10) Tương lai đang ở phía trước. Hoặc ngữ đoạn biểu thị thời gian đảm nhiệm vai trò trạng ngữ trong câu, thời gian là phông nền trên đó diễn ra sự tình khác, ví dụ: (11) Trước mắt, hãy cứ đợi xem đã. Là sự tình động khi động từ trong câu mang nét nghĩa +động, như ở các ví dụ (8), (9b). 2.4.1.3. Phối cảnh chuyển động với khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt: Phối cảnh Thời gian chuyển động: dòng thời gian chuyển động về phía tương lai (phía trước), như trong ví dụ (8) ở trên; Phối cảnh Người quan sát di chuyển: Ego vận động về phía trước trong dòng thời gian, như trong ví dụ (9b) ở trên. Bảng dưới đây khái quát đặc điểm của KQC thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt. Bảng 2.1 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TUYỆT ĐỐI Hệ toạ độ F, G Hướng TRƯỚC: tương lai Quan hệ thời gian Tương lai/quá khứ Chiến lược quy chiếu Trực tiếp, dựa vào trường X ≠ G: phi trực chỉ Trực chỉ/Phi trực chỉ X ≡ G ≡ V: trực chỉ 2.4.2 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt 2.4.2.1 Khung quy chiếu nội tại trực chỉ a. Hệ quy chiếu trong khung quy chiếu nội tại trực chỉ Xét ví dụ: (10) a. Milan từng rất thành công với thủ môn người Brazil khác là Dida những năm đầu thập niên trước.; b. Tuần sau, cô sẽ cùng gia đình trở lại Đức. 10
  13. Hệ quy chiếu ở các ví dụ (10) được xác lập giữa F (Milan rất thành công với thủ môn người Brazil Dida, Linh cùng gia đình trở lại Đức) và G (hiện tại chủ quan của Ego), mang tính trực chỉ. Ví dụ (10) cho thấy ý niệm QUÁ KHỨ/TƯƠNG LAI trong KQC nội tại trực chỉ tiếng Việt được tri nhận thông qua ý niệm TRƯỚC/SAU thuộc phạm trù không gian. Hệ quy chiếu trong KQC thời gian nội tại trực chỉ tiếng Việt gồm F và G, G trùng V, F được định vị trong quy chiếu với G; hướng của KQC ngược lại với hướng của hệ quy chiếu tuyệt đối với TRƯỚC chỉ QUÁ KHỨ, SAU chỉ TƯƠNG LAI. Hệ quy chiếu này bao gồm cả trường hợp F trùng với G, khi đó F diễn ra ở thời điểm nói. Lúc này F, G, V, X trùng nhau tại một điểm trên dòng thời gian. Hệ toạ độ có tính chất dĩ nhân vi trung. Chiến lược quy chiếu do vậy là chiến lược trực tiếp dựa vào nghiệm thể. b. Sự tình động/ sự tình tĩnh trong khung quy chiếu nội tại trực chỉ - Là sự tình tĩnh khi ngữ đoạn biểu thị thời gian đảm nhiệm vai trò trạng ngữ trong câu, thời gian là phông nền trên đó diễn ra sự tình khác, như ở ví dụ (10). - Là sự tình động khi động từ trong câu mang nét nghĩa +động, đó vốn là động từ được chuyển nghĩa sang chỉ sự vận động trong thời gian. Ví dụ: (11) a. Hàng loạt chương trình quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho các ngành hàng trọng điểm (…) đều phải huỷ hoặc dời lịch tổ chức sang các năm sau.; b. Nội chiến, xung đột liên miên đẩy nền kinh tế đất nước lùi lại hàng chục năm. Trong các ví dụ này, động từ trong câu chỉ sự vận động của đối thể trên dòng thời gian về phía tương lai (ví dụ 11a) hoặc về phía quá khứ (ví dụ 11b) so với thời điểm nói. Sự tình thời gian trong câu vì vậy là sự tình động. c. Phối cảnh chuyển động với khung quy chiếu thời gian nội tại trực chỉ: Do tính chất trực chỉ, chuyển động ở các sự tình thuộc KQC này có tính định hướng, gắn với ý niệm thời gian toả tia. Đó có thể là vận động của F từ hiện tại về phía tương lai hoặc từ hiện tại về phía quá khứ. Ego ở trạng thái tĩnh. Sự vận động này gắn với sự thay đổi thời điểm, thời khoảng diễn ra sự tình (như ở 11a). Vận động thay đổi thời điểm chỉ diễn ra ở nửa trục tương lai, theo đó một sự tình dịch chuyển từ thời điểm hiện tại sang một thời điểm tương lai. Ở hướng quá khứ, phối cảnh chuyển động mang tính tinh thần, tức nó chỉ là chuyển động giả định trong không gian tinh thần của người bản ngữ (như ở 11b). 2.4.2.2 Khung quy chiếu nội tại chuỗi nối tiếp a. Hệ quy chiếu trong khung quy chiếu nội tại chuỗi nối tiếp Xét ví dụ: (12) a. Theo tục lệ nhà ai có con gái gả chồng sau khi ăn hỏi xong cũng đem cau trầu biếu hàng xóm.; b. Trước đánh nhau, sau nhận họ. Trong ví dụ (12a), sự tình “ăn hỏi” đóng vai trò của G. Nó diễn ra trước sự tình “đem cau trầu biếu hàng xóm”, nên ở quá khứ so với sự tình “đem cau trầu biếu hàng xóm”. Ngược lại, sự tình “đem cau trầu biếu hàng xóm” diễn ra sau sự tình “ăn hỏi” hay nó thuộc về tương lai của sự tình “ăn hỏi”. Quan hệ thời gian giữa hai sự tình ở (12a) hoàn toàn giống với quan hệ thời gian được phản ánh ở (12b). Ở cả hai ví dụ trên, quan hệ thời gian quá khứ/tương lai được phản chiếu lên trục TRƯỚC/SAU và chính trật tự giữa hai sự tình ấn định hướng của chuỗi – hướng về quá khứ. Quan hệ thời gian này chỉ diễn ra giữa F và G tham gia vào quá trình quy chiếu, độc lập với vị trí của người quan sát. Như vậy chúng là các trường hợp cụ thể của KQC nội tại biến thể chuỗi nối tiếp trong tiếng Việt. 11
  14. KQC nội tại chuỗi nối tiếp cũng được biểu đạt bằng danh ngữ cấu thành từ danh từ chỉ đơn vị thời gian kết hợp với trước/sau, ví dụ: (13) Năm trước được cau, năm sau được lúa (Tục ngữ). Tuy nhiên năm trước, năm sau ở (13) không biểu đạt thời gian trực chỉ như cách sử dụng chúng ở KQC tuyệt đối. Khi không có các từ trước, sau đánh dấu, quan hệ chuỗi được nhận ra thông qua trật tự trong thời gian giữa các sự tình, được biểu đạt bằng trật tự từ, quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện – kết quả, liên từ rồi. Tóm lại, KQC nội tại chuỗi nối tiếp trong tiếng Việt gồm hai thành tố là F và G. Hệ quy chiếu này mã hoá quan hệ sớm hơn/muộn hơn giữa hai sự tình trong đó một sự tình được chọn làm mốc quy chiếu. V không quan yếu, hệ toạ độ tha trung tâm. Chiến lược quy chiếu thuộc loại trực tiếp dựa vào G. b. Sự tình động/sự tình tĩnh trong khung quy chiếu thời gian nội tại chuỗi nối tiếp Khác với KQC tuyệt đối và KQC nội tại trực chỉ, sự tình thời gian trong KQC nội tại chuỗi nối tiếp là sự tình tĩnh. Cái được người Việt chú ý ở quan hệ chuỗi là vị trí của hai sự tình tại hai thời điểm, thời đoạn khác nhau trên dòng thời gian, vị trí này khác với Ego. Vì vậy, khi sao phỏng kịch cảnh chuỗi thực thể chuyển động trong không gian sang chuỗi sự tình trong thời gian, thuộc tính động bị triệt tiêu và không có phối cảnh chuyển động giữa các sự tình. Bảng dưới đây khái quát đặc điểm KQC thời gian nội tại tiếng Việt: Bảng 2.3 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN NỘI TẠI Hệ toạ độ F, G Hướng TRƯỚC: quá khứ, SAU: tương lai Quan hệ thời gian Quá khứ/tương lai Chiến lược quy Biến thể trực chỉ Trực tiếp: dựa vào Ego chiếu Biến thể chuỗi nối tiếp Trực tiếp: dựa vào G; G ≠ Ego Biến thể trực chỉ Trực chỉ Trực chỉ/Phi trực chỉ Biến thể chuỗi nối tiếp Phi trực chỉ 2.4.3 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt 2.4.3.1 Hệ quy chiếu trong khung quy chiếu thời gian tương đối a. Hệ quy chiếu tương đối với Nền G ở tương lai Xét ví dụ: (14) Bây giờ, tôi sẽ kể cho anh nghe một điều cuối cùng trước khi tôi ngừng cuộc trò chuyện này để đưa người vợ thân yêu của tôi đi ăn sáng. Trong ví dụ trên, thời điểm nói, tức V, là hiện tại của chủ thể phát ngôn (được hiển ngôn bằng biểu thức bây giờ). So với thời điểm này thì sự tình 1 kể cho anh nghe một điều cuối cùng thuộc về tương lai, ngay sau khi người nói nói câu này. Biểu thức trước khi cho biết sự tình 2 tôi ngừng cuộc trò chuyện này để đưa người vợ thân yêu của tôi đi ăn sáng diễn ra sau sự tình 1 và sự tình 1 được định vị là diễn ra trước nó. Điều này có nghĩa là sự tình 2 giữ vai trò Nền G hay điểm quy chiếu cho sự tình 1- sự tình F. Sự tình 1 do vậy chỉ có thể diễn ra trong khoảng thời gian sau thời điểm V và trước thời điểm G. TRƯỚC trong trường hợp này do đó là khoảng thời gian nằm giữa V và G với G là một thời điểm tương lai. Như vậy ở trường hợp này có sự xác lập quan hệ thời gian giữa ba thành tố V, G và F. Soi chiếu với Lý thuyết KQC thời gian của Bender và các cộng sự của ông (2014, 2010) thì đây là trường hợp của biến thể phản chiếu. 12
  15. Xét một ví dụ khác: (15) (Tuy vậy pháp luật hiện nay chưa quy định rõ hình thức từ chức.) Sau khi có Nghị quyết T.Ư 8, khóa XII, QH, Chính phủ sẽ cụ thể hóa ở những văn bản quy phạm pháp luật. Tại thời điểm câu nói trên được tạo lập (tức hiện tại chủ quan V của người nói), Nghị quyết T.Ư 8, khóa XII chưa được ban hành. Do vậy việc ban hành nghị quyết này diễn ra sau thời điểm nói, tức thuộc về tương lai. Trong quy chiếu với thời điểm ban hành nghị quyết, sự tình Chính phủ cụ thể hoá (hình thức từ chức) ở các văn bản quy phạm pháp luật diễn ra sau. Như vậy quan hệ thời gian hữu quan là quan hệ 3 thành tố. Xét tương quan giữa hai sự tình, thời điểm ban hành nghị quyết được dùng để định vị sự tình Chính phủ cụ thể hoá (hình thức từ chức) ở các văn bản quy phạm pháp luật nên có vai trò là G, sự tình được định vị kia là F. SAU trong trường hợp này do vậy được xác định là trong khoảng thời gian từ G về phía tương lai và không trùng với G. Kết hợp với trường hợp (14) vừa phân tích ở trên, có thể thấy, khi G được định vị ở một thời điểm thuộc tương lai, quan hệ thời gian tam phân trong tiếng Việt thuộc biến thể phản chiếu của KQC thời gian tương đối. b. Hệ quy chiếu tương đối với Nền G ở quá khứ Ngược lại, khi G được định vị trong quá khứ, sự phối hợp của V, G và F trong tiếng Việt lại không phải là trường hợp của biến thể phản chiếu như mô tả của Bender và cộng sự. Lúc này, F ở trước G không thuộc khoảng thời gian giữa G và V, F ở sau G không thuộc khoảng thời gian từ G về phía quá khứ. Mà ngược lại, F ở trước G nếu nó ở khoảng thời gian từ G về quá khứ còn ở sau G nếu thuộc khoảng thời gian giữa G và V. TRƯỚC vì vậy tương ứng với quá khứ còn SAU tương ứng với với khoảng thời gian giữa Nền và điểm nhìn chủ quan của người quan sát. Chiểu theo các mô tả lý thuyết về khung quy chiếu tương đối của Bender và cộng sự thì có thể thấy nó là trường hợp của biến thể chuyển dịch. Có thể thấy điều này qua ví dụ (16) và (17) sau: (16) Câu chuyện làm cho người ta nhớ lại Vạn Lý Trường Thành, xưa nay ai cũng nói do Tần Thuỷ Hoàng xây dựng trước Thiên Chúa giáng sinh,… (17) Lại nhớ sau khi ra trường, Triệu về phụ trách kỹ thuật ở Lữ xe Quân khu 3, … Từ các phân tích trên, luận án rút ra mô hình khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt như sau: Quá khứ F F G G Tương lai V Trước Sau Trước Sau (hiện tại) Hình 2.1 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt Như vậy, hai biến thể của KQC thời gian tương đối do Bender và các cộng sự của ông đề xuất (2014, 2010) chưa bao quát được trường hợp tiếng Việt. Những phân tích trên cho phép đi đến kết luận về một mô hình của KQC thời gian tương đối cho tiếng Việt khác với các mô hình đã được các nhà nghiên cứu đề xuất trước đó. Mô hình này là sự bổ sung cho việc mô tả các KQC thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên trên thế giới. 13
  16. 2.4.3.2 Sự tình động/ sự tình tĩnh trong khung quy chiếu thời gian tương đối Sự tình thời gian được phản ánh trong KQC tương đối tiếng Việt có thể là sự tình tĩnh hoặc sự tình động. Là sự tình tĩnh như ở ví dụ (14), (15), (16), (17). Là sự tình động khi: - Trong câu có động từ biểu đạt sự vận động của F trên dòng thời gian, ví dụ: (18) Trước đó, thời điểm phóng vệ tinh này đã phải lùi lại một ngày do có gió mạnh. - Trong câu có động từ biểu đạt sự dịch chuyển điểm nhìn của Ego trên dòng thời gian, ví dụ: (19) Lùi lại trước đó vài ngày, Tuấn Mạnh vẫn rất háo hức hướng đến mùa giải mới, anh thậm chí còn khoe đôi giày Mizuno vừa được tặng với sự phấn khởi sẽ chơi thành công cùng Khánh Hoà. 2.4.3.3 Phối cảnh chuyển động trong khung quy chiếu thời gian tương đối - Phối cảnh F chuyển động: Trong ví dụ (18) trên, G (“đó”) và V đều ở trạng thái tĩnh. Chỉ có sự dịch chuyển thời điểm phóng vệ tinh khiến sự tình hữu quan trở thành sự tình động. Tính chất động của sự tình thời gian đang xét như vậy do thành tố F quy định. - Phối cảnh V chuyển động: Với ví dụ (19), G là thuộc quá khứ, biểu đạt bằng đó. G và F đều ở trạng thái tĩnh. V có sự dịch chuyển trên dòng thời gian. V là nhân tố khiến sự tình thời gian ở (19) mang tính động. Sự dịch chuyển của V chỉ diễn ra trong không gian tinh thần, gắn với sự dịch chuyển điểm nhìn trên dòng thời gian ngược về quá khứ. Như vậy, trong hệ quy chiếu tương đối tiếng Việt, nếu là sự tình động thì chỉ một tham tố vận động, đó là F hoặc V, còn G không vận động. Bảng dưới đây khái quát các đặc điểm của KQC thời gian tương đối trong tiếng Việt: Bảng 2.3 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI Hệ toạ độ F, G, V G ở tương lai Biến thể phản chiếu TRƯỚC: giữa V và G, SAU: từ G về phía tương lai Hướng G ở quá khứ Biến thể chuyển dịch TRƯỚC: từ G về phía quá khứ; SAU: giữa G và V Quan hệ thời gian Ma trận thời gian Chiến lược quy chiếu Gián tiếp: chuyển hệ toạ độ từ V sang G Trực chỉ/Phi trực chỉ Phi trực chỉ 2.5 Sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt 2.5.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu thời gian tuyệt đối 2.5.1.1 Sự đồ chiếu hệ quy chiếu: Đồ chiếu hệ quy chiếu song tố gồm F và G, hướng của KQC là hướng của trường tổng thể. Có sự đồ chiếu nguyên bản một sự tình chuyển động trong không gian lên một sự tình chuyển động trong thời gian. 2.5.1.2 Sự đồ chiếu trường tổng thể: Thời gian chỉ được đồ chiếu lên không gian một chiều: trục TRƯỚC – SAU. 2.5.1.3 Sự đồ chiếu các trục bất đối xứng và hướng Hướng trong KQC không gian tuyệt đối không được đồ chiếu lên thời gian do dòng thời gian được tri nhận phân bố theo trục TRƯỚC – SAU. 2.5.2 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu thời gian nội tại 14
  17. 2.5.2.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu thời gian nội tại trực chỉ a. Sự đồ chiếu hệ quy chiếu Không có sự đồ chiếu lên thời gian trường hợp quy chiếu không gian nội tại có hướng quy chiếu được xác định dựa vào F, xuất hiện khi Nền là đối tượng không có cấu trúc định hướng nội tại và F là con người. Với biến thể còn lại, sự đồ chiếu diễn ra rõ nét: KQC thời gian nội tại trực chỉ bảo lưu quan hệ giữa F và G khi chuyển di giữa hai phạm trù, hướng KQC được xác định theo hướng nội tại của G, quan hệ quy chiếu chỉ xác lập giữa F và G, vị trí của người quan sát không quan yếu. Điều này được hiện thực hoá dưới lớp vỏ ngôn ngữ không gian được dùng để phản ánh quan hệ thời gian nội tại trực chỉ. Ngoài ra, có thể thấy rõ sự sao phỏng mô hình chuỗi thực thể trong không gian (với các sự tình động) sang chuỗi các sự tình trong thời gian, bao gồm cả hướng và cách phân bố các thành tố tham gia vào KQC ở trường hợp biến thể chuỗi nối tiếp của KQC thời gian nội tại. b. Sự đồ chiếu các trục bất đối xứng và hướng Sự đồ chiếu chỉ diễn ra với trục trước - sau. Hướng nội tại của G ở không gian được đồ chiếu lên hướng nội tại của G ở thời gian với TRƯỚC chỉ QUÁ KHỨ, SAU chỉ TƯƠNG LAI. 2.5.2.2 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu thời gian nội tại chuỗi nối tiếp Chuỗi thực thể vận động trong không gian được sao phỏng sang chuỗi các sự tình trong thời gian. Trong rất nhiều khả năng phân bố chuỗi trong không gian, chỉ một khả năng phân bố chuỗi là được đồ chiếu sang thời gian, đó là sự phân bố theo trục TRƯỚC – SAU với TRƯỚC chỉ QUÁ KHỨ, SAU chỉ TƯƠNG LAI. 2.5.3 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tương đối Với KQC không gian tương đối, tiếng Việt có ba biến thể, tuy nhiên chỉ biến thể gồm ba tham số: F, G và V trong đó G không trùng với V, gốc X của hệ toạ độ ở V được chuyển di sang G là được đồ chiếu sang thời gian. 2.5.3.1 Sự đồ chiếu biến thể chuyển dich từ không gian sang thời gian trong tiếng Việt Với nửa trục toả tia hướng quá khứ, phạm trù thời gian bảo lưu sự chuyển dịch hệ toạ độ từ V sang G của biến thể chuyển dịch trong không gian. 2.5.3.2 Sự đồ chiếu biến thể phản chiếu từ không gian sang thời gian trong tiếng Việt Với nửa trục toả tia hướng tương lai, phạm trù thời gian bảo lưu sự phản chiếu hệ toạ độ từ V sang G của biến thể phản chiếu trong không gian. 2.5.4 Nhận xét về sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian lên khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Sự đồ chiếu các KQC từ không gian lên thời gian trong tiếng Việt bao gồm sự đồ chiếu về số lượng thành tố tham gia vào KQC, vai trò của từng thành tố, sự phân bố các thành tố và cả chiến lược quy chiếu. Trong không gian ba chiều, các thực thể có cấu trúc bất đối xứng nội tại đưa đến sự phân định ba trục TRÊN/DƯỚI, TRƯỚC/SAU, HƯỚNG VÀO/HƯỚNG RA XA. Tuy nhiên, chỉ trục TRƯỚC/SAU được đồ chiếu sang thời gian, với cả ba KQC. TRƯỚC đồ chiếu sang quá khứ hoặc tương lai tuỳ vào KQC nào đang được áp dụng và không hề mâu thuẫn khi TRƯỚC vừa có thể được ấn định thuộc quá khứ vừa có thể được ấn định thuộc tương lai. 15
  18. Với KQC thời gian tuyệt đối, nguyên lý dĩ ngã vi trung vẫn chi phối nhận thức về thời gian. Trong khi đó, ở KQC không gian tuyệt đối, việc định hướng, định vị tách biệt hoàn toàn vai trò của người quan sát. 2.6 Tiểu kết Trong chương này, luận án đã phân tích về dòng thời gian tinh thần, các KQC thời gian, các KQC không gian và sự đồ chiếu các KQC từ không gian sang thời gian trong tiếng Việt. Chương 3 SỰ TRI NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT QUY CHIẾU THỜI GIAN QUA KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÙI, QUA, SANG, TỚI, ĐẾN 3.1 Dẫn nhập Trong chương này, luận án phân tích sự đồ chiếu cấu trúc tham tố sự tình không gian sang sự tình thời gian của lùi, qua, sang, tới, đến, trên cơ sở đó phân tích quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu phối cảnh từ không gian lên thời gian do chúng biểu đạt. 3.2 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp từ lùi 3.2.1 Lùi biểu đạt không gian - Lùi nội động từ: cấu trúc tham tố chỉ gồm diễn tố hành thể hoặc động thể. Ví dụ: (20) a. Các em lùi xuống ba bước. b. Chiếc ô tô lùi lại. - Lùi ngoại động từ: cấu trúc tham tố gồm 2 diễn tố: tác thể và đối thể. Ví dụ: (21) Anh ấy lùi xe vào ngõ. - Lùi thường kết hợp sau các động từ bước, đẩy, kéo để bổ nghĩa. Khi đó cấu trúc tham tố chỉ gồm diễn tố hành thể/động thể hoặc gồm hai diễn tố lực và đối thể. 3.2.1.3 Phối cảnh không gian với “lùi”: Thực thể di chuyển từ một vị trí này sang một vị trí khác theo hướng ngược lại với hướng chuyển động ban đầu, cấu trúc hướng nội tại (nếu có) của thực thể không thay đổi. 3.2.2 Lùi biểu đạt thời gian - Lùi nội động từ: cấu trúc tham tố chỉ gồm diễn tố hành thể. Ví dụ: (22) Chiến tranh đã lùi xa, hơn 40 năm (…). - Lùi ngoại động từ: cấu trúc tham tố gồm tác thể và đối thể. Ví dụ: (23) Nga lùi thời gian phá huỷ trạm Mir. => cấu trúc tham tố của lùi là động từ ở khung không gian được chuyển di sang khung thời gian. - Lùi kết hợp với các động từ đẩy, kéo: Cấu trúc tham tố gồm lực và đối thể. Ví dụ: (24) Thời tiết xấu đẩy lùi ngày bay của Discovery (10/8). So với lùi biểu thị không gian, lùi chỉ thời gian xuất hiện với cấu trúc nghĩa biểu hiện (CTNBH) phức tạp và nhiều biến thể hơn. 3.2.2.3 Quy chiếu và phối cảnh thời gian với “lùi” a. Quy chiếu và phối cảnh thời gian với “lùi”: hướng quá khứ Nền G là hiện tại chủ quan của người quan sát, Sự tình F ở quá khứ so với G (ví dụ 28). Bản thân từ lùi cho biết F ở phía sau của Ego, cũng là phía sau trên dòng thời gian. Khung quy chiếu là khung quy chiếu tuyệt đối phân bố trên dòng thời gian trực chỉ. 16
  19. Có ba phối cảnh đi với các sự tình thời gian quá khứ biểu đạt bởi lùi. - Ego vận động trong dòng thời gian về phía tương lai, theo đó một thời điểm/thời khoảng ở quá khứ sẽ xa dần Ego. - Ego chuyển dịch điểm nhìn từ hiện tại về phía quá khứ. - Đối thể chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía quá khứ. b. Quy chiếu và phối cảnh thời gian với “lùi”: hướng tương lai Nền G là hiện tại chủ quan của người quan sát, thời điểm sau chuyển dịch thời gian sẽ ở tương lai. Khung quy chiếu có hiệu lực trong trường hợp này là KQC tuyệt đối. Nền G ở quá khứ hoặc tương lai, KQC hiện diện lại là KQC tương đối. Có hai phối cảnh: một là thời điểm chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía tương lai, hai là đối thể (sự kiện) chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía tương lai. 3.3 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp qua, sang 3.3.1 Qua, sang biểu đạt không gian 3.3.1.1 “Qua”, “sang” là động từ CTNBH gồm vai hành thể/động thể và vai đích/lối đi. Ví dụ: (25) a. Mẹ tôi qua làng bên.; b. Thuyền qua sông.; c. Chờ em chừng dập miếng giầu em sang.; d. Ngoài mép nước, có chiếc mủng của ai còn chưa sang sông. 3.3.1.2 “Qua”, “sang là giới từ Qua: CTNBH gồm vai hành thể/động thể và lối đi. Ví dụ: (26) Đoàn người vượt qua núi. Sang: CTNBH đòi hỏi hai diễn tố: hành thể/ động thể và đích. Ví dụ: (27) a. Hiện tại, Phan Đăng Hoàng đang chuẩn bị hành trang để tháng 9/2018 sẽ lên đường bay sang Milan chuẩn bị những thủ tục cần thiết để nhập học vào đầu tháng 10.; b.Tủ quần áo bị chuyển sang một khu đất trống ven đường. 3.3.1.3 Phối cảnh không gian với “qua”, “sang” - Thực thể chuyển động từ bên này sang bên kia một không gian có vai trò là lối đi. - Thực thể di chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác hoặc từ một không gian này sang một không gian khác. Với qua còn có phối cảnh thực thể chuyển động vượt qua một thực thể khác. Nếu cả hai thực thể cùng chuyển động, chúng có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều. 3.3.2 Qua, sang biểu đạt thời gian 3.3.2.1 “Qua”, “sang” là động từ a. Qua, sang là động từ biểu đạt nội dung sự tình - Nếu chủ thể vận động là thời gian, CTNBH của câu/tiểu cú chỉ đòi hỏi diễn tố động thể. Ví dụ: (28) a. Thế nhưng đã hết tháng 10, rồi tháng 11 lại qua...; b. Xuân sang. - Nếu chủ thể vận động không phải là thời gian: + Qua: CTNBH của câu/tiểu cú chỉ đòi hỏi vai hành thể/ động thể và lối đi. Ví dụ: (29) 10 tỉnh, thành phố đã qua 26 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng (...). + Sang: CTNBH đòi hỏi hai diễn tố: hành thể/động thể và đích. Ví dụ: (30) a. Sang năm 2014, Khánh Vân tiếp tục dự thi Miss Ngôi sao và đạt danh hiệu Á hậu 2 (…).; b. Sang đến tuần thứ hai, bộ phim đã bị cắt số rạp xuống còn 40, (…) 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0