
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài: Cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka)
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài "Cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka)" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng hợp các lý thuyết cơ bản về phương diện phê bình cổ mẫu từ góc độ phân tâm học và folklore học. Đồng thời giới thiệu, đề xuất khái niệm cổ mẫu và những đặc điểm của cổ mẫu – một phạm trù vốn tản mát với nhiều quan điểm, tư liệu trong tình hình hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài: Cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÍCH NHÃ TRÚC CỔ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI (TRONG SO SÁNH VỚI FRANZ KAFKA) Chuyên ngành : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 62.22.02.45 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Liên Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Lê Giang Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh Phản biện 3: TS. Hoàng Kim Oanh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. “Cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami” (2016). Tuyển tập: Kí hiệu học – Từ lý thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học Ngữ Văn. (Kỷ yếu Hội thảo Kí hiệu học – Đại học Sư Phạm Hà Nội. NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016, tr. 464 – 469). 2. “Motif biến dạng trong Samsa đang yêu của Haruki Murakami (trong sự quy chiếu với Hóa thân của Franz Kafka)” (2022). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Số 4, Tập 19, tr.531-541. 3. “Cổ mẫu hang trong tiểu thuyết Murakami Haruki” (2022). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Số 8, Tập 19, tr.1285-1298. 4. “Vấn đề tiếp nhận Murakami Haruki ở Việt Nam và khu vực Đông Á (Trường hợp Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc)” (2023). Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ - Hiện tại và hướng tới Tương lai. Tổ chức tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Hà Nội, Tháng 09/ 2023. (tr.657- tr. 670) 5. “The Protagonist as the Hero – Meditator and the Journey to Search the Self in the Novels by Haruki Murakami” (2024). The VMOST Journal of Social Sciences and Humanities - VMOST JOSSH (P-ISSN 2734-9748, E-ISSN 2815-6471). (Đã nhận thư xác nhận đăng bài của Tạp chí VMOST) 6. “Healing Trauma and Reconstruction of Japanese Identity in the Post-War Period in the Novels by Kazuo Ishiguro and Haruki Murakami”, (2024). International Journal of Social Science and Humanity (IJSSH). Vol. 14, no. 5, pp. 220-226. ISSN: 2010-3646 (Online). doi:10.18178/ijssh.2024.14.5.1218
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Murakami hiện nay được biết đến như là một nhà văn quốc tế, nhưng trước hết, ông là một nhà văn Nhật Bản, viết bằng tiếng Nhật. Dù giới phê bình trong và ngoài Nhật Bản đánh giá văn chương của ông thể hiện sự ảnh hưởng của văn hoá, lối sống và các thủ pháp sáng tác của văn học phương Tây, nhưng trên thực tế, văn chương Murakami kết nối với Nhật Bản trong chiều sâu truyền thống văn học, văn hoá Nhật Bản. Ý tưởng nghiên cứu đề tài này xuất phát từ mong muốn phản biện những đánh giá có khuynh hướng coi Murakami là nhà văn thuần tuý chịu ảnh hưởng bởi nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây, không truyền tải được tinh thần Nhật Bản và thiếu vắng sự kết nối với truyền thống. Nghiên cứu cổ mẫu gắn với huyền thoại, văn hoá - tín ngưỡng folklore của Nhật Bản và thế giới, là cách tiếp cận mới về văn chương Murakami hứa hẹn khám phá được chiều sâu căn tính Nhật Bản trong tiểu thuyết Murakami. 1.2 Xu hướng nghiên cứu so sánh Murakami với những nhà văn tên tuổi khác, trong và ngoài Nhật Bản, đang là hướng nghiên cứu mang tính quốc tế, đã và đang được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Việc Franz Kafka, một trong những người đặt nền tảng cho văn học và triết học châu Âu thế kỉ XX, ảnh hưởng đến các nhà văn châu Á như Murakami không phải là điều khó lí giải. Ở Nhật, ngoài Abe Kobo, Murakami cũng được coi là cây bút chịu ảnh hưởng bởi các thủ pháp sáng tác của bậc thầy tiểu thuyết Franz Kafka. Nhưng Murakami liệu có phải chỉ là một “bản sao” của Kafka và nếu có sự ảnh hưởng tiếp nhận thì ở mức độ và khía cạnh ra sao? Nghiên cứu tiểu thuyết Murakami trong so sánh với tiểu thuyết Kafka từ phương diện cổ mẫu, sẽ giúp cho việc giải đáp một cách thoả đáng những vấn đề trên. 1.3 Cả Franz Kafka và Haruki Murakami đều là những nhà văn lớn của thế kỉ XX và XXI, sở hữu “cái nhìn nguyên thuỷ” và một “sự nhạy cảm đặc biệt đối với các cổ mẫu. Chọn so sánh cổ mẫu trong tiểu thuyết Murakami và Kafka, chúng tôi mong muốn xem xét thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của họ từ gốc rễ văn hoá và tinh thần của hai nhà văn. Đồng thời mở ra những chiều kích mới trong sự đối thoại, va chạm và tiếp biến văn hóa, khi văn học thế giới đang phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, “giải trung tâm” và “tái định vị truyền thống”. 1.4. Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn của giảng dạy và nghiên cứu trong trường Đại học ở Việt Nam hiện nay, tại các Khoa Văn học, Đông Phương học, Nhật Bản học là cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết Haruki Murakami nói riêng và văn học Nhật Bản nói chung.
- 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này có mục đích tổng hợp các lý thuyết cơ bản về phương diện phê bình cổ mẫu từ góc độ phân tâm học và folklore học. Đồng thời giới thiệu, đề xuất khái niệm cổ mẫu và những đặc điểm của cổ mẫu – một phạm trù vốn tản mát với nhiều quan điểm, tư liệu trong tình hình hiện nay. Công trình cũng hướng đến mục đích khám phá nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Haruki Murakami – tập trung vào nghệ thuật vận dụng cổ mẫu trong hư cấu tiểu thuyết, đặt trong tương quan so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết của Franz Kafka. Trên cơ sở phân tích, lí giải các phương diện cơ bản của hệ thống cổ mẫu trong sáng tác của hai nhà văn, phân tích và luận giải những điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật tiểu thuyết từ cách tiếp cận cổ mẫu cổ. Từ đó so sánh về mặt tư tưởng thông điệp giữa Murakami và Kafka, cung cấp một góc nhìn xuyên văn hoá Đông - Tây thông qua cách tiếp cận liên ngành đối với đề tài. Hướng đến mục đích này, luận án đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu như sau: + Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài từ phương diện lý thuyết dựa trên sự tổng hợp quan điểm đã có của các nhà nghiên cứu nổi bật trên thế giới về đối tượng nghiên cứu; từ đó xác định nội hàm khái niệm, tính chất của cổ mẫu, lí giải cách phân loại cổ mẫu được vận dụng và thuyết minh nội hàm khái niệm của các cổ mẫu được vận dụng trong công trình. + Ở cấp độ biểu tượng, xác định nhòm cổ mẫu biểu tượng xuất hiện trong tiểu thuyết của Murakami trong tương quan so sánh với các cổ mẫu trong tác phẩm của Kafka, từ đó tiến hành xem xét cách chúng được thể hiện, phát huy hiệu quả ra sao trong việc truyền đạt chủ đề, tư tưởng của tiểu thuyết. Và nhận diện những nét tương đồng, khác biệt nhìn từ cấp độ cổ mẫu biểu tượng trong sáng tác Murakami và Kafka. + Ở cấp độ motif, xác định nhóm cổ mẫu motif có trong tiểu thuyết của Murakami trong sự đối chiếu với tiểu thuyết Kafka; phân tích, làm rõ các cổ mẫu ở dạng thức motif trong tiểu thuyết của hai nhà văn, nhằm chỉ ra đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của từng cổ mẫu. Từ đó, phân tích những nết tương đồng và khác biệt trong quan niệm, tư tưởng của hai nhà văn về con người và thế giới, nhìn từ cấp độ các cổ mẫu motif. + Ở cấp độ chủ đề câu chuyện (huyền thoại), xác định và phân tích những huyền thoại được Kafka và Murakami lựa chọn vận dụng trong sáng tác. Trên cơ sở tìm kiếm các nguồn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tích cách hai nhà văn sử dụng chủ đề trong những huyền thoại kinh điển của văn hoá thế giới và của nền văn hoá gốc đã sản sinh ra hai
- 3 nhà văn. Tập trung vào mục đích làm rõ đặc trưng trong nghệ thuật tiếp biến, huyền thoại hoá trong các tiểu thuyết của Murakami. Từ đó chứng minh sự sáng tạo, nét khác biệt trong mô hình quan niệm về thế giới của hai nhà văn từ cấp độ cổ mẫu huyền thoại. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami (đối tượng chính) và cổ mẫu trong tiểu thuyết Franz Kafka (đối tượng phụ - được so sánh song song hoặc so sánh ảnh hưởng tuỳ theo từng nội dung). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về mặt dung lượng của một luận án, chúng tôi không nghiên cứu tất cả các cổ mẫu trong sáng tác của hai nhà văn Murakami và Kafka, nên chỉ tập trung một số nhóm cổ mẫu cụ thể, nằm trong phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án, bao gồm: Nhóm 1: Cổ mẫu người hùng, cổ mẫu hang, cổ mẫu bóng. Nhóm 2: Cổ mẫu motif hóa thân, cổ mẫu motif hành trình, cổ mẫu motif cái chết và sự tái sinh. Nhóm 3: Cổ mẫu huyền thoại Oedipus, Orpheus, Prometheus. - Phạm vi văn bản khảo sát: Phạm vi khảo sát của luận án là 6 tiểu thuyết của Murakami và 4 tiểu thuyết của Franz Kafka (văn bản Việt ngữ): + Tiểu thuyết của Franz Kafka gồm: Vụ án (2015), Lê Chu Cầu dịch. George Salter minh họa. Nhã nam & NXB Văn học. Nước Mỹ (Kẻ mất tích) (2016) Lê Chu Cầu dịch. Nhã nam & NXB Hội nhà văn. Hóa thân (2018), Đức Tài dịch. Nhã nam & NXB Hội Nhà văn. Lâu đài (2018), Lê Chu Cầu dịch. Nhã nam & NXB Văn học + Tiểu thuyết của Haruki Murakami gồm: Biên niên ký chim vặn dây cót (2006) Trần Tiễn Cao Đăng dịch. Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Kafka bên bờ biển (2007), Dương Tường dịch. Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới (2010) Lê Quang dịch. Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội. Cuộc săn cừu hoang (2011), Minh Hạnh dịch. Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 1Q84 (3 tập) (2012), Lục Hương dịch. Nhã Nam và NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Giết chỉ huy đội kỵ sĩ (3 tập) (2021), Mộc Miên dịch. Nhã Nam và NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp phê bình cổ mẫu: Phương pháp phê bình cổ mẫu, cụ thể là phân tâm học cổ mẫu (psychology archetype) của Carl G.Jung kết hợp với
- 4 lý thuyết về mô thức hành trình của người anh hùng “monomyth” của Joseph Campbell, được vận dụng để khám phá ý nghĩa của những cổ mẫu trong sáng tác của Murakami và Kafka. 4.2 Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được vận dụng để xem xét những tương đồng và khác biệt của Murakami và Kafka từ phương diện cổ mẫu. So sánh theo hướng nghiên cứu song song. 4.3 Phương pháp/ hướng tiếp cận liên ngành: Văn học – văn hoá; văn học – tâm lý học… cũng được vận dụng trong các chương của trong luận án. 4.4 Nhóm phương pháp phối hợp: hệ thống, phân tích, tổng hợp,… 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên một số giả thuyết sau: Luận án được tiến hành dựa trên giả thuyết về một sự ảnh hưởng ít nhiều tư duy sáng tác tiểu thuyết từ Franz Kafka đối với Murakami. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng giả thuyết này khá mong manh vì như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, Murakami cho rằng thế giới nghệ thuật của Kafka là một thế giới đã “hoàn chỉnh”, hoàn kết, do đó, ông có tham vọng muốn phá vỡ thế giới hư cấu của Kafka, cũng như “phá vỡ hệ thống tiểu thuyết hiện có” trong nền văn học hiện đại Nhật Bản và thế giới. Như vậy, giả thuyết của chúng tôi là vừa có một sự tiếp nhận ảnh hưởng (dưới dạng vô thức, khó có thể kháng cự) của Murakami; vừa có một ý thức sáng tạo muốn phá vỡ “mô hình”, “kiểu tư duy” tiểu thuyết đã được thiết lập một cách vững chắc và tồn tại lâu dài trong văn chương thế giới từ “cái bóng” của Franz Kafka. Một giả thuyết khác mà chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất là có một sự ảnh hưởng/ tiếp thu lí thuyết tâm phân học của Carl.G. Jung, cũng như quan điểm nghiên cứu của một số nhà phân tâm học Nhật Bản nổi bật trong thế kỉ XX đối với Murakami. Không phải ngẫu nhiên Murakami thường xuyên nhắc đến Jung trong các tác phẩm hư cấu lớn của mình, cũng như trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, các thế giới song song: ý thức và vô thức, thực và ảo, và đặc biệt là biểu tượng cổ mẫu cái bóng… đều hướng đến việc khám phá chiều sâu vô thức bên trong tâm thần con người trong tiểu thuyết. Bên cạnh đó, giả thuyết này cũng dựa trên sự thừa nhận của Murakami (qua những phỏng vấn) về bản chất của hoạt động viết tiểu thuyết: đối với nhà văn, việc sáng tác văn học như là phương thức trị liệu cho cá nhân, từ đó hướng đến việc đề xuất giải pháp trị liệu tâm lý cho người đọc và cho vấn đề sang chấn tập thể của người Nhật. Câu hỏi nghiên cứu: + Có những dạng cổ mẫu nào trong thế giới tiểu thuyết của Murakami, chúng được trình hiện và đã phát huy hiệu quả nghệ thuật ra sao trong hư cấu tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản?
- 5 + Nghệ thuật sử dụng cổ mẫu của Murakami đặt trong tương quan so sánh với cổ mẫu trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, có những điểm tương đồng và khác biệt nào? Từ những khác biệt chủ đạo giữa hai nhà văn, có thể đưa đến nhận định gì về thế giới nghệ thuật của hai nhà văn từ góc nhìn cổ mẫu? + Đặc trưng của nghệ thuật sử dụng cổ mẫu của Murakami là gì, nó có tính liên kết như thế nào đối với văn hoá, văn học truyền thống. Và có sự khác biệt, mới mẻ nào trong nghệ thuật sử dụng cổ mẫu của Murakami để phân biệt ông với các nhà văn hiện đại Nhật Bản khác? + Cuối cùng, liệu rằng một đối thoại xuyên văn hoá Đông - Tây có thể tạo ra được hay không qua những thông điệp rút ra được từ việc so sánh cổ mẫu trong tiểu thuyết Murakami và Kafka. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Murakami Haruki và Franz Kafka từ lí thuyết cổ mẫu tại Việt Nam, bổ sung một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu tiểu thuyết của Murakami Haruki và Franz Kafka nói riêng và nghiên cứu văn học nước ngoài ở Việt Nam nói chung. - Luận án cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về cổ mẫu trong tiểu thuyết Murakami trong tương quan so sánh với tiểu thuyết Franz Kafka. Do đó, công trình này sẽ góp phần cung cấp về mặt tư liệu, bổ sung thêm một đóng góp mới cho nghiên cứu so sánh văn học nước ngoài, tại Việt Nam. Kết quả của luận án sẽ là cơ sở để khẳng định những gặp gỡ và khác biệt trong nghệ thuật tiểu thuyết của hai nhà văn lớn của văn học thế giới, trong sự kế thừa và cách tân cổ mẫu từ kho tàng văn hóa, tâm thức nhân loại. - Luận án sẽ là tài liệu tham khảo về cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến tiểu thuyết của hai nhà văn lớn của văn học thế giới là Murakami Haruki và Franz Kafka. 7. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục bài báo khoa học, công trình nghiên cứu của tác giả, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc nội dung gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cổ mẫu biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka) Chương 3: Cổ mẫu motif trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka) Chương 4: Cổ mẫu huyền thoại trong tiểu thuyết Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka)
- 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu cổ mẫu trong văn học 1.1.1 Cổ mẫu từ hướng tiếp cận tâm lý học Giới thiệu lý thuyết Tâm phân học: cấu trúc psyche và các khái niệm cơ bản trong lý thuyết của ông. Archetype là cổ mẫu (hay còn có thể gọi bằng những thuật ngữ khác như: nguyên tượng, nguyên mẫu…) được Jung định nghĩa là những mẫu hình, những cấu trúc hay mô thức lặp lại của những hình ảnh (images), biểu tượng (symbols), những chủ đề (themes) và những câu chuyện (stories) mà chúng cung cấp cho ta, từ đó tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Cổ mẫu cũng có thể hiểu như là các cấu trúc tâm thần giống nhau, phổ biến cho tất cả những thứ có khả năng di truyền và chúng ảnh hưởng đến cách con người trải nghiệm thế giới. Jung lưu ý rằng có rất nhiều những biểu tượng, chủ đề hay mô thức tương tự nhau trong thần thoại và tôn giáo của các nền văn hóa khác nhau Cổ mẫu cần có một hình thức trung gian (hình ảnh, một biểu tượng, câu chuyện, chủ đề…), qua đó chúng ta nhận ra sự tồn tại của cổ mẫu bên trong chúng ta. Cổ mẫu còn có vai trò quan trọng đối với quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Jung đã trở thành người đặt vai trò nền móng cho việc nghiên cứu cổ mẫu từ hướng tiếp cận phân tâm học (phân tâm học cổ mẫu (psychology archetype), mở đường cho nghiên cứu phê bình cổ mẫu trong văn học trong giai đoạn nửa sau của thế kỉ XX. 1.1.2 Cổ mẫu từ hướng nghiên cứu folklore học Joseph Campbell đã kết hợp lý thuyết cũa Jung và huyền thoại học đưa ra khái niệm “monomyth” trong trình nổi tiếng Người hùng với ngàn khuôn mặt (The Hero with a Thousand Faces), xuất bản năm 1949. Northrop Frye (1912 - 1991) – nhà nghiên cứu thần thoại học người Canada, trong khi nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp phê bình văn học, đã đề xuất ý tưởng cho rằng sức hấp dẫn của văn học chính là mối quan hệ của nó đối với hình thức những câu chuyện cổ sơ khai, những huyền thoại xa xưa của loài người. Frye tuyên bố bản chất văn học chính là dạng thức thần thoại được “dịch chuyển” sang thời hiện đại, nhưng luôn có xu hướng quay lại với các khuôn mẫu mà chúng ta luôn thấy trong thần thoại hay các câu chuyện cổ dân gian. 1.1.3 Phân loại cổ mẫu - Cách phân loại cổ mẫu và các cổ mẫu cơ bản trong lý thuyết của C.Jung - Về cách phân loại cổ mẫu được dùng trong luận án.
- 7 1.2 Tình hình nghiên cứu phân tâm học ở Nhật Bản trong thế kỉ XX 1.2.1 Lịch sử tiếp nhận và phát triển phân tâm học ở Nhật Bản 1.2.2 Một số nghiên cứu nổi bật của các học giả Nhật Bản trong thế kỉ XX 1.2.2.1 Kosawa Heisaku và phức cảm Ajase (Ajase complex) Kosawa được coi là người Nhật đầu tiên nghiên cứu sâu về phân tâm học tại châu Âu. Ông đã gặp gỡ S. Freud và đã trình cho cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại xem tiểu luận của mình về phức cảm Ajase - khái niệm được phát triển từ tiền đề là phức cảm Oedipus của Freud. Phức cảm Ajase của Kosawa là phạm trù tập trung bản chất của những xung đột tình cảm trong mối quan hệ giữa mẹ và con trai. Nếu như khái niệm phức cảm Oedipus (Oedipus complex) của Freud dựa trên câu chuyện về việc giết cha và loạn luân với mẹ của nhà vua Oedipus trong bi kịch Hy Lạp thì Kosawa lại sử dụng câu chuyện của hoàng tử Ajatasattu (trong tiếng Nhật là Ajase) trong truyền thuyết Phật giáo của người Ấn Độ làm tiền đề triển khai nghiên cứu của mình. 1.2.2.2 Takeo Doi và khái niệm “amae” (sự phụ thuộc) trong tâm lí Nhật Bản Năm 1960, tiến sĩ tâm lí Takeo Doi đã giới thiệu cho công chúng thuật ngữ “Amae”- khái niệm then chốt để hiểu không chỉ cấu tạo tâm lý cá nhân người Nhật mà còn hiểu cấu trúc tổng thể xã hội Nhật Bản. Theo Doi, thuật ngữ này chỉ trong tiếng Nhật mới bao quát đầy đủ ý nghĩa mà ông muốn truyền đạt. Ngôn ngữ tiếng Anh và các thứ tiếng khác không thể diễn đạt chính xác nội hàm của amae. Nguyên mẫu của tâm lý amae được xác định là nằm trong tâm lý của một đứa trẻ trong mối quan hệ với người mẹ. “Amae được dùng để chỉ việc bám theo mẹ, xảy ra khi tâm trí đứa trẻ đã phát triển đến độ nào đó và nhận ra rằng mẹ nó tồn tại độc lập với nó”. Doi khẳng định điểm mấu chốt trong khái niệm của ông (cũng là điều mà Freud đã bỏ qua khi triển khai lý thuyết về phức cảm Oedipus), đó là sự “khao khát tình yêu của trẻ thơ”. Sự khao khát tình yêu ấy xuất hiện từ rất sớm và sẽ theo đứa trẻ trong suốt các giai đoạn sau của cuộc đời, trong mối quan hệ với người mẹ, nó quyết định xu hướng trưởng thành của đứa trẻ - đó chính là bản chất của amae trong văn hoá và tính cách Nhật Bản. 1.2.2.3 Hayao Kawai và khuynh hướng tiếp cận văn học Nhật Bản từ phương pháp phê bình cổ mẫu của Carl Jung Hayao Kawai (1928–2007) đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc định hình lĩnh vực tâm lý học lâm sàng ở Nhật Bản. Ông đã xuất bản hơn 200 cuốn sách mang tên mình, thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và tổ chức các cuộc thảo luận với nhiều nhân vật trí thức nổi tiếng của Nhật Bản từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đóng góp của ông được giới phân tâm học tại Nhật ghi
- 8 nhận nhiều nhất là trong việc tìm hiểu, khám phá văn hóa và tính cách Nhật Bản thông qua cách tiếp cận mới mẻ của ông đối với lý thuyết Jung. Kawai được coi là nhà Jungian đầu tiên của Nhật Bản. Trong rất nhiều nhà phân tâm học theo trường phái Jung tại Nhật, Hayao Kawai là người được biết đến nhiều nhất. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực y học, tâm lý học, mà Kawai còn còn mở rộng nghiên cứu của ông sang cả khía cạnh văn hoá, xã hội và văn học, đặc biệt là văn hoá, văn học dân gian. Những công trình nghiên cứu văn học dân gian Nhật Bản từ cách tiếp cận phân tích cổ mẫu trong truyện cổ và huyền thoại Nhật Bản của Kawai gây nhiều tiếng vang đối với giới nghiên cứu văn học trong vài thập niên cuối của thể kỉ XX. 1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Haruki Murakami và Franz Kafka 1.3.1 Tình hình nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Haruki Murakami và Franz Kafka Một số công trình so sánh tiểu thuyết Murakami và Kafka trong và ngoài Việt Nam: + Luận án tiến sĩ: “Điều kiện hậu hiện đại của văn học: Sự thể hiện hậu hiện đại trong tiểu thuyết đã dịch”, (“Literature’s postmodern condition: Representing the postmodern in the translated novel”), (Mary Immaculate College, University of Limerick, 2010) + Betiel Wasihun: “Cái tên ‘Kafka’: Sự di tản và kháng cự trong Kafka trên bờ biển của Haruki Murakami” (“The name ‘Kafka’: Evocation and Resistance in Haruki Murakami’s Kafka on the Shore”) Tạp chí của đại học Johns Hopkins Universiry (Volume 129, số 5, 12/ 2014). + “Nghiên cứu di sản nghệ thuật của Kafka từ ‘Kafka’ của Haruki Murakami” (Study on the Artistic Heritage of Kafka form Haruki Murakami's “Kafka”) của nhóm tác giả Yang Li, Ting Chen tại Hội thảo quốc tế “Proceedings of the 2016 International Conference on Humanity, Education and Social Science” vào tháng 08/2016. + Nguyễn Bích Nhã Trúc (2016): “Tiếp biến Franz Kafka trong tiểu thuyết Haruki Murakami”. Website của Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. + Nguyễn Thị Mai Liên và Lương Hải Vân: “Motif folklore trong sáng tác của Muramaki và Kafka” (Tạp chí Văn học, số 11 năm 2021) 1.3.2 Tình hình nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết Haruki Murakami và Franz Kafka 1.3.2.1 Nghiên cứu tiểu thuyết Kafka từ hướng tiếp cận cổ mẫu + Trên thế giới + Ở Việt Nam
- 9 1.3.2.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Murakami từ hướng tiếp cận phân tâm học, cổ mẫu + Trên thế giới + Ở Việt Nam Tiểu kết chương 1 Thứ nhất, việc vận dụng phương pháp phê bình cổ mẫu để tiếp cận vấn đề so sánh cổ mẫu trong tiểu thuyết Franz Kafka và Haruki Murakami nói riêng và vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Franz Kafka và tiểu thuyết Haruki Murakami nói chung, các nhà nghiên cứu chủ yếu lựa chọn lý thuyết phân tâm học cổ mẫu của Carl Jung để áp dụng phân tích và khảo sát những cổ mẫu trong tiểu thuyết của hai nhà văn. Lý thuyết monomyth của Joseph Campbell ít được các nhà nghiên cứu lựa chọn hơn khi nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết Franz Kafka và Haruki Murakami. Thứ hai, những nghiên cứu từ hướng tiếp cận huyền thoại học cổ mẫu chưa được vận dụng nhiều trong nghiên cứu tiểu thuyết Kafka nhưng trong nghiên cứu tiểu thuyết Murakami lại có dấu hiệu gia tăng. Theo chúng tôi có lẽ vì ở tác phẩm của Murakami, hiện tượng “tái sử dụng” các huyền thoại từ nguồn gốc văn học phương Tây thể hiện khá rõ trong các tác phẩm của nhà văn người Nhật. Chưa bàn đến hiệu quả và bản chất, ý nghĩa của kỹ thuật này nhưng xem xét các yếu tố như: các đặt tên, kết cấu, khung truyện trong tiểu thuyết Murakami, có thể nhận ra đặc điểm của một bút pháp sáng tác gắn bó với lối tư duy huyền thoại của nhà văn. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cũng đã kết hợp phương pháp phê bình huyền thoại với việc phân tích, xem xét những phỏng vấn đối với Murakami khi ông bày tỏ quan điểm về nghệ thuật tự sự và công việc viết văn của mình. Thứ ba, khi xem xét những nội dung khai thác của các công trình đi trước, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi nhận thấy các phân tích về cổ mẫu trong tiểu thuyết Kafka và Murakami chủ yếu tập trung ở phương diện nhân vật (cổ mẫu nhân vật theo cách gọi tên của luận án này) mà chưa chú ý nhiều đến phương diện khai thác các cổ mẫu ở cấp độ motif (cổ mẫu motif) và huyền thoại (cổ mẫu huyền thoại) trong tiểu thuyết của hai nhà văn. Nhìn chung, các công trình đi trước của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều là những đóng góp quý báu, là những gợi mở quan trọng, để trên cơ sở đó, chúng tôi có thể vừa kế thừa, tiếp thu thành quả nghiên cứu có trước vừa đối thoại và phát hiện những ý tưởng mới cho đề tài luận án: Cổ mẫu trong tiểu thuyết Fanz Haruki Murakami (trong so sánh với Franz Kafka).
- 10 CHƯƠNG 2. CỔ MẪU BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI, TRONG SO SÁNH VỚI FRANZ KAFKA 2.1 Cổ mẫu người hùng 2.1.1 Hình tượng người hùng trong văn hoá, văn học thế giới 2.1.2 Người hùng nạn nhân trong tiểu thuyết Franz Kafka Khái niệm người hùng nạn nhân – dựa trên khái niệm “dê tế thần” (the scapegoat) và đặc điểm của nó, có nguồn gốc từ trong Tích cổ tôn giáo đến sự tiếp nhận và thành tựu nghiên cứu trong tâm lý học hiện đại. Nhân vật chính – người anh hùng trong tiểu thuyết của Kafka là kiểu cổ mẫu người hùng với các đặc điểm cơ bản: các nhân vật đều rơi vào một tình huống bi kịch, hay tình huống hiện sinh mang tính phi lý; là những con người dũng cảm, kiên cường, chính trực không bao giờ quỵ lụy trước quyền lực hay đầu hàng số phận. Hình tượng nhân vật anh hùng – nạn nhân của Kafka, nhìn từ phương diện nạn nhân, như là những vật tế thần đã hé lộ vấn đề số phận của cá nhân trong một tập thể. Tính chất anh hùng của các nhân vật người hùng nạn nhân trong hình ảnh những con người nhỏ bé, thất bại trong cuộc chiến của Kafka toát lên từ dũng khí dám đối diện với những đau khổ, các thế lực mang lại bất công trong đời sống. Trong tiểu thuyết Kafka, con người luôn hành động dấn thân, truy vấn đến cùng những câu hỏi về bản chất hiện sinh của họ và không bao giờ chấp nhận đầu hàng, dù đôi lúc chúng ta vẫn thấy họ không còn giấu đi được sự thất vọng, cảm giác bất lực trước tình huống phi lý, hiện sinh. 2.1.3 Người hùng thiền giả trong tiểu thuyết Haruki Murakami Hình ảnh con người trong tiểu thuyết Murakami, dường như là sự tiếp nối của hình ảnh con người xa lạ, cô đơn, mất phương hướng và mất kết nối với nguồn cội như con người trong tiểu thuyết Kafka thời kì trước. Người hùng thiền giả trong tiểu thuyết Murakami có đặc điểm: xuất phát điểm là nhiệm vụ bất khả thi, nhân vật chính của Murakami phải quay trở lại đời sống xã hội - nơi họ đã từng chủ động phân li, để đi sâu vào các tổ chức, thiết chế, hệ thống xã hội. Càng dấn thân khám phá hiện thực đời sống ở những thế giới ngầm - nơi ẩn chứa nhiều bóng tối và tội ác, nhân vật người hùng của Murakami càng tiến gần hơn cái tới cốt lõi của tồn tại bên trong mình: bản ngã đích thực. Bản ngã trong thế giới hư cấu của Murakami đồng nghĩa với khía cạnh linh hồn con người – nơi cất giấu những năng lượng bí mật vô giá. Nhưng nó thường bị quên lãng hay bị đánh mất. Nó chính là “ngọn lửa của Prometheus” mà con người hôm nay phải tìm lại để cứu lấy đời sống tinh thần đang ngày một tan rã, băng hoại của mình. Người hùng thiền giả thể hiện sự ảnh hưởng, gắn bó trong nghệ thuật tư duy của Murakami đối với truyền thống văn hoá, văn học và tôn giáo Nhật Bản. Nhưng cũng thể hiện
- 11 những đặc trưng về mặt tinh thần của con người hậu hiện đại và tình thế hiện sinh của nó. 2.2 Cổ mẫu hang 2.2.1 Cái hang trong văn hoá, văn học thế giới 2.2.2 Hang, ổ - thế giới hiện thực khép kín trong tiểu thuyết Franz Kafka Trong tiểu thuyết và cả truyện ngắn, Kafka luôn kiến tạo một kiểu không gian đặc trưng đó chính là những không gian dạng ống, dạng thức mê cung hay hang ổ. Điểm chung của tất cả các không gian từ Tòa án đến Lâu đài, Hang ổ là đều không có lối ra. Tính chất khép kín này đã làm cho không gian của Kafka thực sự trở thành những cái bẫy đầy ám ảnh mà một khi con người đã đi vào bên trong, sẽ không có đường thoát. Các nhân vật của Kafka đi lại, hành động trong các mê cung, hang ổ này. Không gian hang ổ thể hiện quan sát và sự phản ánh, nhận thức về bi kịch, tình trạng tha hoá của con người trong một thế giới phi lý, đầy rẫy bi kịch. Nó thiên về ý nghĩa biểu tượng thuần tuý, mang tính chất ẩn dụ nghệ thuật hơn là mang ý nghĩa của một cổ mẫu – trong nội hàm của khái niệm này. Đây là điểm khác biệt với hình ảnh cái hang trong tiểu thuyết Murakami. 2.2.3 Hang - mô hình đa thế giới trong tiểu thuyết Haruki Murakami Cổ mẫu hang trong thế giới hư cấu của Murakami xuất hiện dưới nhiều dạng thức, biến thể khác nhau. Có khi nó là một căn hầm đá cổ và một cái hang sâu (GCHĐKS); có khi là một cái giếng (giếng cạn trong ngôi nhà bỏ hoang trong BNKCVDC); có khi nó là một cái hố, lỗ sâu không đáy (trong Rừng Nauy nơi Naoko hay nhắc đến) và cũng có khi nó là những đường hầm, lối đi bí mật dưới lòng đất do con người tạo ra nhằm dẫn đến một hang ổ ngay bên dưới không gian đô thị (như trong XSDKTBVCTCTG, 1Q84)… Sự đa dạng của các biến thể hang phản ánh được đặc trưng không gian văn hóa đô thị - nơi nhà văn người Nhật vốn đã quen thuộc từ khi được sinh ra. Nếu như cổ mẫu hang trong tiểu thuyết Kafka có ý nghĩa là cái hang không gian – nơi bít kín lối thoát của con người, nó là một kiểu không gian nghệ thuật mang tính ẩn dụ thì hang trong hư cấu của Kafka gần mới ý nghĩa cổ mẫu của văn hoá nhân loại: cái hang nguyên thuỷ nơi con người vừa có sự kết nối với “tử cung của người mẹ” - nơi mình được hoài thai; lại vừa thể hiện chiều sâu tư tưởng về một “cái hang tinh thần” – một thế giới ngầm, đa tầng trong tâm thức, nơi ý thức con người không thể chạm đến được. Chiếc hang tinh thần ấy cũng là vùng bóng tối tối nằm trong phần vô thức, nó phản ánh một thực tại tinh thần thứ hai của con người, là nơi chứa đựng những nỗi sợ, ẩn ức và những cái ngã phức diện, sâu kín trong cấu trúc nhân cách của con người.
- 12 2.3 Cổ mẫu bóng 2.3.1 Cái bóng trong văn hoá, văn học thế giới 2.3.2 Bóng tối – quyền lực thống trị tuyệt đối trong tiểu thuyết Franz Kafka Bóng tối là hình ảnh chủ đạo, xuất hiện tràn ngập trong các không gian của tiểu thuyết Hoá thân, Vụ án và Lâu đài. Nó ngự trị trong không gian hang ổ và góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo đặc trưng không gian nghệ thuật tiểu thuyết Kafka. Bóng tối trong tiểu thuyết Kafka đồng thời phản ánh một đặc điểm trong tâm lí con người: con người vừa sợ hãi bóng tối vừa bị ma lực của nó hấp dẫn và muốn tiến vào bên trong nó. Kafka cũng như những nhân vật của ông luôn mang một tâm thế sẵn sàng đối diện với các tình huống phi lí của hiện thực, không trốn chạy bóng tối hay thử thách. Nhu cầu làm sáng tỏ hiện thực cũng như giải mã cái phi lí dường như là điểm nổi bật trong cách thế sống của Kafka, thể hiện cách nhà văn nhìn nhận và xử lí hiện thực. Nhưng kết cục là các nhân vật của Kafka không bao giờ tìm thấy lối ra. Cuối đường hầm bóng tối trong tiểu thuyết của ông không bao giờ tồn tại một cánh cửa nào mở ra ánh sáng. Do đó, hình tượng bóng tối đã phản ánh cách thức Kafka phát hiện và thể hiện bản chất phi lí của hiện thực đời sống và số phận con người, đồng thời ít nhiều phản ánh khía cạnh bi quan trong nhân sinh quan, thế giới quan của Kafka. 2.3.3 Cái bóng và cuộc tìm kiếm bản sắc của con người hiện đại trong tiểu thuyết Haruki Murakami Cái bóng và bóng tối là những hình ảnh, biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, có một quá trình hình thành và xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học dân gian hoặc văn học viết thời cổ trung đại, và thời hiện đại của văn học Nhật, Bóng tối trong tiểu thuyết Murakami trước hết là thứ bóng tối mang tính vật lí, cái mà con người có thể phân biệt với ánh sáng bằng mắt thường, nơi đó, ánh sáng vật lí không thể soi rọi tới. Thế giới bóng tối ấy cũng là môi trường hoạt động của các tổ chức tội ác trong xã hội. Bóng tối chiếm một phần lớn và làm nên đặc trưng của không gian tiểu thuyết Murakami, xuất hiện khi nhân vật chính rơi vào một thế giới khác và bắt đầu hành trình khám phá những dạng thức tội ác trong thế giới ngầm. Trong các tiểu thuyết: Cuộc săn cừu hoang, Kafka bên bờ biển, Xứ sở diệu kì tạn bạo và chốn tận cùng thế giới, Murakami đều sử dụng hình tượng cái bóng – trong ý nghĩa cổ mẫu, để truyền đạt thông điệp con người đánh mất “bản ngã/ linh hồn” và cuộc tìm kiếm bản ngã trong thời hiện đại. Cổ mẫu bóng của Murakami không chỉ truyền đạt cái nhìn, suy nghĩ của nhà văn về bản sắc cá nhân trong thời kì hiện đại mà còn là giải pháp của ông trong việc giải quyết vấn đề chấn thương tập thể của dân tộc Nhật Bản khi
- 13 ông yêu cầu một cái nhìn và thái độ thẳng thắn đối với những vấn đề kí ức và lịch sử, nhằm hướng đến việc chữa lành, tìm kiếm và định hình lại một bản sắc Nhật Bản trong thời kì hậu chiến. Tiểu kết chương 2 Cổ mẫu người hùng nạn nhân là sự phát hiện, tiên tri về tấn bi kịch và sự phi lí về số phận con người trong xã hội hiện đại của Franz Kafka trong khi kiểu người hùng thiền giả của Murakami thể hiện tư duy nghệ thuật độc đáo, vừa mang tính mới mẻ vừa mang tính kế thừa truyền thống, chuyên chở được tinh thần cốt lõi của văn hóa, tinh thần Nhật Bản: Phật giáo Thiền tông. Cổ mẫu hang trong tiểu thuyết của cả hai gặp gỡ nhau trong cách nhìn nhận, hình dung về các kiểu không gian của thế giới con người. Không gian của Kafka là những hang ổ, đường hầm tối tăm trên mặt đất. Còn không gian hang của Murakami là loại không gian đa tầng, nằm sâu dưới lòng đất. Nhà văn người Nhật hình dung không gian sống của con người hiện đại có nhiều tầng, bên dưới mặt đất là những hang tối, đường hầm, cống rãnh… bí mật được tạo ra dẫn vào một thực tại khác. Nơi đó, những tổ chức bí mật, những hệ thống ngầm đại diện cho cái Ác ngự trị. Điểm đặc biệt là Murakami không dừng lại ở kiểu không gian vật lý, cái hang trong tiểu thuyết Murakami còn là một dạng thức không gian tinh thần, có sự liên kết với vô thức. Hang – vì vậy còn mang ý nghĩa là một trung tâm kết nối và hội tụ, nơi tập trung nguồn năng lượng tinh thần sức mạnh của con người. Với ý nghĩa là nơi để con người có thể thụ pháp và trải qua nghi lễ trưởng thành như vậy, hang trong tiểu thuyết Murakami thực sự là một cổ mẫu mang tính sáng tạo độc đáo, gắn kết chặt chẽ với ý nghĩa của cái hang trong văn hoá nguyên thuỷ, xuất hiện trong các câu chuyện huyền thoại và nghi lễ cổ xưa của loài người. Cái bóng được hai nhà văn khai thác ở hai cấp độ và ý nghĩa khác nhau. Bóng tối trong tiểu thuyết Kafka thiên về ý nghĩa là thứ bóng tối vật lý hơn là bóng trong tinh thần, tâm lý các nhân vật. Bóng tối ấy chỉ dừng lại ở mức độ ẩn dụ và hình ảnh mang tính biểu tượng chứ không phải mang ý nghĩa là cổ mẫu. Trong khi đó, cổ mẫu bóng của Murakami rất gần với ý nghĩa của shadow trong lý thuyết Jung. Cách Murakami dùng bóng để truyền tải những thông điệp như: người mất bóng, bóng mờ hay hành trình đi tìm lại bóng của các nhân vật… đều hướng đến một ý nghĩa: con người mất đi bản ngã, mất đi linh hồn và sự kết nối với thế giới tinh thần bên trong. Với cổ mẫu bóng, Murakami đóng vai trò giống như một nhà tâm lí trị liệu, một bác sĩ chữa lành những chấn thương tâm lý của nước Nhật hiện đại. Qua ba cổ mẫu biểu tượng người hùng, hang và bóng, có thể thấy mặc dù có sự ảnh hưởng, kế thừa tư duy nghệ thuật của Kafka nhưng nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami lại có những nét sáng tạo độc sáng, thể hiện sự khác biệt, nhất là việc đi sâu khai thác sâu khía cạnh cổ mẫu của những hình
- 14 ảnh hang và bóng hơn so với Franz Kafka. CHƯƠNG 3. CỔ MẪU MOTIF TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI, TRONG SO SÁNH VỚI FRANZ KAFKA 3.1 Motif biến dạng 3.1.1 Motif biến dạng trong văn học thế giới 3.1.2 Biến dạng và tình trạng tha hóa của con người trong tiểu thuyết Franz Kafka Với Hóa thân, trước hết, motif biến dạng đã giúp Kafka tô đậm nỗi cô đơn bản thể của con người trong thế giới hiện đại. Nỗi cô đơn của Samsa thể hiện qua việc anh không được bất kì ai trong cộng đồng của anh thấu hiểu, kể cả những người thân mà anh hằng yêu quý và hi sinh cuộc đời mình cho họ. Kafka còn thể hiện khả năng tiên tri về tình trạng tha hóa của con người trong thời kì hiện đại qua dạng thức bi kịch mà trước đó nhân loại chưa từng biết đến. Motif biến dạng của Kafka đã miêu tả sinh động và khái quát một kiểu phản ứng tâm lí đặc trưng cho vô thức tập thể của cộng đồng người Do Thái mà Kafka là một đại diện. Nó mang ý nghĩa như một ẩn dụ nghệ thuật điển hình, một “huyền thoại mới” trong văn học hiện đại mà Kafka, bằng tài năng sáng tạo của một thiên tài, đã mang đến cho văn học nhân loại. Murakami gọi thế giới nghệ thuật mà Kafka đã tạo ra là một thế giới hư cấu hoàn chỉnh. Nhìn từ motif hóa thân – một phương diện nghệ thuật độc đáo trong thế giới tiểu thuyết của Murakami, có thể nhận ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng motif này của nhà văn người Nhật trong tương quan so sánh với motif hóa thân trong tiểu thuyết của F. Kafka. Motif này phản ánh nhận thức về sự phi lý trong tồn tại người và sự phi lý của thế giới trong tiểu thuyết Kafka. Nó cho thấy khả năng tiên nghiệm thiên tài, đồng thời là khả năng của một bậc thầy trong hư cấu tiểu thuyết. 3.1.3 Biến dạng và tình trạng đa thể của con người trong tiểu thuyết Haruki Murakami Các dạng thức hoá thân trong tiểu thuyết Murakami: + Người biến thành hồn ma / linh hồn sống Kế thừa ý miệm “linh hồn sống” trong văn hoá, văn học thời kì Heian, tiểu thuyết Murakami làm sống lại và truyền đạt những ý tưởng mới qua hình ảnh linh hồn sống – một yếu tố nghệ thuật quen thuộc của văn học Nhật Bản. + Người hóa thành vật hay trong hình hài động vật Các nhân vật trong tiểu thuyết Murakami xuất hiện tình trạng hoá thân thành động vật hoặc có linh hồn cư ngụ trong cơ thể động vật sau khi trải qua những biến cố về tinh thần. (vì dụ như người cừu trong Cuộc săn cừu hoang)
- 15 Thông qua các motif biến dạng, Murakami đã truyền đạt thông điệp về những dạng thức/ khả thể tồn tại của con người, đặc biệt là về các trạng thái tinh thần của con người trong thế giới. Con người có thể vượt qua các ranh giới không gian, thời gian để đi đến những thế giới khác, trong hình hài khác nhằm thực hiện những ước muốn, khao khát mãnh liệt của mình mà khi còn sống, do những hạn chế hay việc mất đi bản ngã, họ không thể thực hiện được. Motif biến dạng ở dạng thức linh hồn sống đã thể hiện sự gắn kết về mặt tư duy nghệ thuật của nhà văn với truyền thống tự sự kì ảo trong văn học Nhật Bản đồng thời chứng minh cho sức sống của một “tinh thần nguyên thủy” bên trong sáng tác của nhà văn người Nhật Murakami. 3.2 Motif hành trình 3.2.1 Motif hành trình trong văn học thế giới 3.2.2 Hành trình khám phá sự phi lí của số phận con người và bản chất xã hội trong tiểu thuyết Franz Kafka Kafka sử dụng motif hành trình trong ba tiểu thuyết: Vụ án, Lâu đài, Nước Mĩ… Motif hành trình đến xứ sở khác của Kafka thể hiện sự quan sát tinh tế và bút pháp độc đáo của nhà văn trong việc miêu tả số phận con người và bản chất phi lí của xã hội giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ở đó, con người với thân phận nhỏ bé, mong manh không thể định đoạt được số phận, trở thành nạn nhân của một hiện thực phi lí, không lối thoát trong xã hội hiện đại, nơi công lý trở thành trò hề và niềm tin đã hoàn toàn vỡ vụn. Hành trình của Josef K trong tác phẩm Vụ án là tiếng gào thét trong vô vọng của một con người đã từng tin vào công lý và hệ thống luật pháp, đạo đức nhưng cuối cùng lại chết bởi chính niềm tin ấy. Hành trình của K. trong Lâu đài… trong đêm trường tăm tối và vô vọng gợi nhắc đến hình ảnh một Prometheus trong huyền thoại – với khao khát “khai ngộ”, mang đến ngọn lửa của tri thức và hiểu biết cho con người. Thông qua motif hành trình đi khám phá các kiểu thế giới ngầm, bóng tối…, Kafka cho thấy một hiện thực khác đằng sau cái hiện thực được gợi lên từ những hình ảnh và ngôn ngữ trong tác phẩm. Hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết Kafka thường không có kết thúc (thể hiện trong các tiểu thuyết dang dở của nhà văn) hoặc nhân vật sẽ chết trong quá trình tìm kiếm công lý và sự thừa nhận từ cộng đồng. Nó chứng tỏ đó là một hành trình khác với những hành trình luôn thành công của người hùng trong huyền thoại hay cổ tích. Hành trình của con người hiện đại trong thế giới Kafka là hành trình phi lý khám phá một hiện thực phi lý của đời sống. Con người chưa thể tìm thấycâu trả lời hay một lựa chọn tối ưu. Motif hành trình đi đến xứ sở khác trong tác phẩm Kafka, do đó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn truyền tải thông điệp bi thương
- 16 về số phận của con người hiện đại trong một xã hội đầy rẫy phi lí, bất công. Ngòi bút phi lý của Kafka hướng đến sự phi lí trong hiện thực tồn tại của con người trong mối tương quan với xã hội, nó khám phá bản chất xã hội đang tha hoá, cùng với sự lên ngôi của các hệ thống cầm quyền tàn bạo. 3.2.3 Hành trình tìm kiếm và hoàn thiện bản ngã của con người trong tiểu thuyết Haruki Murakami Kế thừa truyền thống tự sự từ hai nền văn hoá, văn học Đông Tây, Murakami sử dụng motif cổ mẫu hành trình trong hầu hết các tiểu thuyết của ông: Kafka bân bờ biển, Cuộc săn cừu hoang, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Biên niên kí chim vặn dây cót, Giết chỉ huy đội kỵ sĩ…. Nó vừa thể hiện nét gặp gỡ trong bút pháp xây dựng kết cấu tự sự, đồng thời cũng thể hiện những nét khác biệt trong phong cách nghệ thuật và thế giới quan của Kafka và Murakami: trong khi Kafka thiên về khuynh hướng lựa chọn những hành trình mà nhân vật sẽ đi đến xứ sở khác trên mặt đất thì Murakami lại thiên về khuynh hướng chọn lựa thế giới bên dưới, thế giới ngầm trong lòng đất làm điểm đến để các nhân vật trải nghiệm cuộc hành trình đi vào tâm thức. Không chỉ du hành để hiểu biết, nhận thức về thế giới như chức năng của motif hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết Kafka, các nhân vật chính trong những tiểu thuyết có motif đi xuống thế giới khác dưới lòng đất của Murakami còn lên đường để khám phá ra một kiểu hiện thực khác: hiện thực bên trong tinh thần của mình. Do đó, hành trình ấy có ý nghĩ kép. Vừa hướng ra bên ngoài thế giới, vừa đi sâu vào nội tâm, tìm kiếm và xác lập bản sắc cá nhân. Motif hành trình cũng phản ánh bước phát triển về nhận thức của chính Murakami trên tư cách là một nhà văn trong sự cam kết và hành động có trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng. Đó cũng là ý nghĩa của một hành trình hoàn thiện bản ngã của con người hiện đại. 3.3 Motif cái chết và sự tái sinh 3.3.1 Cái chết và sự tái sinh trong văn học thế giới 3.3.2 Cái chết – sự tái sinh hay quá trình thức tỉnh hiện sinh trong tiểu thuyết Franz Kafka Trong 4 tiểu thuyết được khảo sát của Kafka là Nước Mĩ, Lâu đài, Vụ Án và Hóa thân, theo chúng tôi có hai tiểu thuyết là Hóa Thân và Nước Mĩ có chứa motif cái chết – sự tái sinh. Motif cái chết – sự tái sinh mang tính biểu tượng và ẩn dụ trong Hóa thân có ý nghĩa như một cuộc cách mạng về nhận thức của con người trong tiến trình phát triển ý thức của nhân loại khi bước sang một thời kì mới. 3.3.3 Cái chết - sự tái sinh và thông điệp mang tính triết mĩ phương Đông trong tiểu thuyết Haruki Murakami
- 17 Motif cái chết và sự tái sinh trong tiểu thuyết Murakami đôi khi cũng gắn với nghi lễ thanh tẩy của các nhân vật, trước khi họ tái sinh sang thế giới khác hoặc quay trở lại thế giới – nơi họ đã từng rời xa để dấn thân vào cuộc hành trình kì lạ. motif cái chết – sự tái sinh là phương diện nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp độc đáo và tính thiêng của một dạng thức nghi lễ rất đặc trưng trong tiểu thuyết Murakami, được nhà văn tập trung tô đậm thành chủ đề xuyên suốt, gắn liền với hình tượng nhân vật người hùng trong cuộc sống đời thường. Trong tiểu thuyết của mình, sự tái sinh thường được Murakami miêu tả như một nghi lễ thiêng liêng, gắn liền với hoạt động tình dục, sự mang thai, sinh nở kì lạ hay nghi thức thanh tẩy… thể hiện cái nhìn và khuynh hướng tư duy nguyên thủy về tái sinh trong các truyện cổ và huyền thoại Trong thế giới hư cấu của Murakami, cái chết và sự tái sinh không chỉ xảy ra đối với nhân vật người hùng mà còn xuất hiện ở tuyến nhân vật đại diện cho cái ác như thủ lĩnh, bạo chúa, ... Điều này thể hiện tư duy độc đáo trong việc sử dụng cổ mẫu cái chết và sự tái sinh của Murakami, đồng thời minh chứng cho một thực tế rằng “có thể tìm và thấy nguyên lý tái sinh ngay bên trong chính những tường thành của đế chế bạo chúa”. Motif cái chết và sự tái sinh cho thấy quan niệm của nhà văn về vòng tuần hoàn của thế giới: sự chết chính là một phần của sự sống, nó nằm trong chính sự sống. Khi ta sống cũng chính là đang nuôi dưỡng sự chết. Cách nhìn về cái chết trong sự tái sinh, là điều kiện để cái cũ chấm dứt và hoàn thành sứ mệnh, cái mới mẻ ra đời… nhằm duy trì và tiếp nối sự sồn tại, vòng tuần hoàn của nhân loại là một nhân sinh quan, thế giới quan độc đáo thể hiện khuynh hướng tư duy gần gũi với quan niệm sinh tử của các trường phái khuynh hướng trong Nho, Phật, Đạo của truyền thống tư tưởng phương Đông. Tiểu kết chương 3 Với ba cổ mẫu dạng motif: hóa thân, hành trình đi đến một nơi khác, cái chết và sự tái sinh, Kafka và Murakami đã thể hiện khả năng quan sát, phản ánh hiện thực xã hội và khả năng miêu tả tình trạng tồn tại của con người trong đời sống hiện đại và hậu hiện đại. Nếu như cổ mẫu hóa thân trong tiểu thuyết Kafka mang ý nghĩa dự báo về sự tha hóa của con người trong thế giới hiện đại thì cổ mẫu hóa thân trong tiểu thuyết Murakami lại là thông điệp về một đời sống tinh thần đa diện, ẩn chứa nhiều dạng thức tồn tại trong nhiều thế giới của đời sống tinh thần con người ở xã hội hậu hiện đại, khi con người phải đối diện với nhiều chấn thương và mất mát.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
