BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br />
-------------------------<br />
<br />
NGUYỄN HỮU LỄ<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM<br />
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX<br />
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam<br />
Mã số<br />
: 62220121<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ<br />
VĂN HOÁ VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. Trần Thái Học<br />
<br />
Huế - 2015<br />
Công trình được hoàn thành tại: Đại học Khoa học – Đại học Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
PGS.TS. Trần Thái Học<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước<br />
họp tại<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
Vào hồi…..giờ…….ngày……..tháng……năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
......................................................................................................<br />
<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br />
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Nguyễn Hữu Lễ, “Yếu tố kì ảo trong du kí Việt Nam nửa đầu thế<br />
kỉ XX”, Kỉ yếu hội thảo Yếu tố kì ảo và huyền thoại trong văn học,<br />
Đại học Khoa học Huế, 5/2013.<br />
2. Nguyễn Hữu Lễ, “Phong cách du kí Nguyễn Đôn Phục”, Tạp chí<br />
Khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, Số 3/2014.<br />
3. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề phong cách thể loại của du kí”,<br />
Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 6/2014.<br />
4. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề thi pháp thể loại của du kí”, Tạp<br />
chí Khoa học Đại học Huế, Tập 95, Số 7/2014.<br />
5. Nguyễn Hữu Lễ, “Bút pháp nghệ thuật du kí Mãn Khánh Dương<br />
Kỵ”, Tạp chí Sông Hương, Số 305, 7/2014.<br />
6. Nguyễn Hữu Lễ, “Những vấn đề thể loại của du kí”, Tạp chí<br />
Nghiên cứu Văn học, Số 8/2014.<br />
7. Nguyễn Hữu Lễ, "Vấn đề thể tài du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ<br />
XX", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 5/2015.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
1.1. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu văn học, người ta chú ý<br />
đến thể loại văn học đã rõ ràng. Bộ phận văn học nằm giữa ranh giới<br />
với các thể loại khác thường bị bỏ quên. Du kí Việt Nam đã nằm trong<br />
trường hợp đó.<br />
1.2. Đầu của thế kỉ XXI, du kí được các nhà nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước quan tâm. Trong văn học Việt nam, du kí đã bùng phát hai<br />
lần: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI.<br />
Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một<br />
cách đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, ở Việt Nam, chưa có công trình lí<br />
luận và lịch sử dành riêng về du kí. Chúng tôi muốn đặt vấn đề: làm sao<br />
để tháo gỡ những đường ranh thể loại du kí với các thể loại khác? Làm<br />
sao để xác định đặc điểm của du kí không phải bằng sự suy lí mà bằng<br />
cách khảo cứu thực tiễn sáng tác của nó?.<br />
1.3.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, du kí Việt Nam đã<br />
tồn tại như một thể loại văn học. Đến nửa đầu thế kỉ XX, có sự xuất<br />
hiện nhiều tác giả, tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí. Sức hấp<br />
dấn của du kí đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi<br />
sự mới mẻ của thể loại này. Trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa<br />
đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn<br />
và có nhiều đóng góp quan trọng. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX<br />
cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm sáng<br />
tỏ một số vấn đề : loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với<br />
quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.<br />
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm du kí Việt<br />
Nam nửa đầu thế kỉ XX.<br />
1<br />
<br />