Tóm tắt Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ văn học Văn hóa Việt Nam: Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt
lượt xem 3
download
Luận án góp tư liệu và chứng tỏ khả năng phần áp dụng cơ sở lí luận về thuật ngữ học và chuẩn hóa thuật ngữ, cũng như từ vựng ngữ nghĩa nói chung, vào cơ sở nghiên cứu hệ thuật ngữ của một ngành và ngôn ngữ cụ thể: TTCK tiếng Việt. Từ đó kết quả luận án có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng hệ thống thuật ngữ ở Việt Nam trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ văn học Văn hóa Việt Nam: Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CHU THỊ HOÀNG GIANG THUẬT NGỮ VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 9220102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN - 2019
- Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng Phản biện 1: .................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: .................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi .... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm.
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Chu Thị Hoàng Giang (2017),“Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 12, tr.44-52. 2. Chu Thị Hoàng Giang (2018), “Đặc điểm định danh của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 2, tr.85-90
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới (1986), đặc biệt là từ khi gia nhập các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC), hoặc mới đây nhất là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam dần dần hội nhập vào thế giới một cách sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị… Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn và đầu tư vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú. Từ đó xuất hiện và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) - một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán; có vai trò điều tiết các lĩnh vực liên quan đến giao dịch tiền, nguồn vốn và các công cụ tài chính tiền tệ, là định chế nhằm mục tiêu thực hiện các chính sách vĩ mô và vi mô của Chính phủ. TTCK ngày càng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhận được sự chú ý của những nhà kinh tế học và các thành phần xã hội tham gia vào thị trường này. 1.2. Hiện nay, những cơ hội phát triển cũng như thách thức của hoạt động thuộc lĩnh vực TTCK trong xu thế hội nhập, trong cơ chế thị trường, đòi hỏi khoa học về TTCK cũng phải phát triển và sớm theo kịp hoạt động thực tiễn của TTCK, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thực tiễn hoạt động thị trường tài chính của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, cũng như sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội. Giống như trong các ngành khoa học - kinh tế khác, ngôn ngữ trong giao dịch của TTCK cũng có vẻ riêng biệt, mang tính chất của “thị trường” và “chứng khoán”. Các thuật ngữ thuộc lĩnh vực TTCK được ra đời và phát triển nhanh chóng nhằm đảm bảo giao dịch trong lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, việc đi vào tìm hiểu đặc điểm thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể dựa trên những thành tựu lí luận chung về thuật ngữ đã rất được quan tâm, vì thường mang tính ứng dụng thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Tuy vậy, nhìn về tình hình nghiên cứu thuật ngữ TTCK ở Việt Nam từ trước đến nay cả về mặt lí luận và thực tiễn lại chưa thực sự được chú tâm nghiên cứu. Các công trình về thuật ngữ ở Việt Nam nhìn chung ít đề cập đến lĩnh vực này, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu vào bản chất hệ thuật ngữ TTCK trên phương diện ngôn ngữ học. 1.3. Trong bối cảnh ngành TTCK Việt Nam còn rất non trẻ như hiện nay, có một số thuật ngữ TTCK tiếng Việt chưa biểu đạt được chính xác khái niệm, nhiều thuật ngữ đồng nghĩa cùng được sử dụng mà chưa được chuẩn hóa, thậm chí có nhiều trường hợp các khái niệm được diễn đạt bằng những cụm từ còn mang sắc thái miêu tả, chứ chưa có tính chất định danh 1
- như thuật ngữ. Không ít thuật ngữ TTCK có trong tiếng Anh đến nay chưa có dạng thức tương đương trong tiếng Việt, rất cần vay mượn hoặc “đối dịch” để bổ sung cho vốn thuật ngữ TTCK tiếng Việt. Vì những lí do trên, "Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt" được chọn làm đề tài cho luận án này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ TTCK tiếng Việt, tức là các thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực TTCK chính thức. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Các đặc điểm của hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt: cấu tạo, cách thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa, vấn đề chuẩn hóa..., được chú ý khảo sát nghiên cứu trong luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở chỉ ra những đặc điểm cơ bản và riêng biệt của hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt về phương diện cấu tạo và đặc điểm định danh, luận án hướng tới đề xuất một số phương hướng, cách thức xây dựng và phát triển thuật ngữ TTCK tiếng Việt hiện nay, hướng chuẩn hóa thuật ngữ TTCK tiếng Việt đã có. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Hệ thống hóa những vấn đề đặt ra đối với thuật ngữ, từ đó xác lập cơ sở lí luận cho nghiên cứu trong luận án; b. Khảo sát, thống kê phân loại các thuật ngữ TTCK tiếng Việt; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ TTCK tiếng Việt gồm: nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu những con đường tạo thuật ngữ và các kiểu cấu tạo, xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành thuật ngữ TTCK trong tiếng Việt; c. Chỉ ra đặc điểm các nhóm ngữ nghĩa và cách thức định danh của thuật ngữ TTCK tiếng Việt; d. Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ TTCK tiếng Việt. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Luận án tiến hành khảo sát các thuật ngữ đã được tập hợp trong: - Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh - Anh - Việt (Lê Công Thượng tổng hợp và biên dịch, Nxb. Trẻ, 2004). - Thuật ngữ chứng khoán (Nguyễn Phi Long, Nxb. Đà Nẵng, 2007). - Từ điển chứng khoán Anh - Việt (Nguyễn Trọng Đàn, Nxb. Thống kê, 2007). - Từ điển thị trường chứng khoán Anh - Việt (Đặng Quang Gia, Nxb. Thống kê, 2009). 2
- -Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh - Việt (Nguyễn Văn Đáng tổng hợp và biên dịch, Nxb.Thống kê, 2010). -Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh -Anh - Việt (do tác giả Null tổng hợp và biên dịch, Nxb.Trẻ, 2012). 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp miêu tả Dùng để chỉ ra (tả) các phương thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các nhóm thuật ngữ xét về ngữ nghĩa, các mô hình định danh được sử dụng trong lĩnh vực TTCK..., của hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt. 4.2.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Dùng để phân tích các mô hình cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trực tiếp trên cơ sở đã xác định rõ các yếu tố cấu tạo thuật ngữ. Từ đó, tìm ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ TTCK tiếng Việt, các mô hình cấu tạo của chúng và các quy tắc cụ thể tạo nên hệ thuật ngữ này. 4.2.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Dùng để phân tích ngữ nghĩa của các thuật ngữ TTCK tiếng Việt, từ đó xác lập các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ TTCK tiếng Việt. 4.2.4. Thủ pháp thống kê phân loại Dùng để thu thập thuật ngữ TTCK tiếng Việt từ các từ điển, phân loại thuật ngữ theo đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo của thuật ngữ TTCK trong tiếng Việt. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa lí luận Luận án góp tư liệu và chứng tỏ khả năng phần áp dụng cơ sở lí luận về thuật ngữ học và chuẩn hóa thuật ngữ, cũng như từ vựng ngữ nghĩa nói chung, vào cơ sở nghiên cứu hệ thuật ngữ của một ngành và ngôn ngữ cụ thể: TTCK tiếng Việt. Từ đó kết quả luận án có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng hệ thống thuật ngữ ở Việt Nam trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể: - Giúp xác định được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật ngữ TTCK tiếng Việt. Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lí hệ thống thuật ngữ TTCK đã có trong tiếng Việt. - Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ TTCK tiếng Việt, phục vụ cho sự phát triển thị trường tài chính của nền kinh tế thị trường của nước ta. 3
- - Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành thị trường chứng khoán. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương được bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận; Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ TTCK tiếng Việt; Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và cách định danh của thuật ngữ TTCK tiếng Việt; Chương 4: Một số đề xuất định hướng xây dựng và phát triển thuật ngữ TTCK tiếng Việt. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài Trên thế giới, việc nghiên cứu thuật ngữ theo truyền thống chủ yếu chú ý đến các khía cạnh: cấu tạo thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và có vài công trình lí luận về thuật ngữ trong các ngành nhất định, về đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của thuật ngữ v.v.. Một số tác giả được cho là người tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ như Carl von Linné (1736); (Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789) và William Wehwell (1840). Mặc dù vậy, ý tưởng về một khoa học thuật ngữ phải đến đầu thế kỉ 20 mới hình thành. Ở thế kỉ này, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa học. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra với những công trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả Liên Xô cũ, Cộng hòa Séc và Áo, bao gồm: trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo; trường phái thuật ngữ học của Cộng hòa Séc; trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Nga - Xô Viết; hệ thuật ngữ của Cộng hòa Liên bang Đức. Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, việc nghiên cứu thuật ngữ trong các ngôn ngữ của một số nước đang phát triển cũng được đẩy mạnh, ghi nhận nhiều thành tựu. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện chưa lâu, chỉ từ hơn nửa thế kỉ trở lại đây. Mãi đến đầu thế kỉ 20, một số thuật ngữ tiếng Việt mới lẻ tẻ xuất hiện và cũng chỉ hạn chế trong một vài lĩnh vực rất hẹp, cũng không được phổ biến rộng rãi. Đến những thập niên 30 của thế kỉ 20 thuật ngữ khoa học mới đi vào tiếng Việt cùng với phong trào cách mạng nêu cao chủ trương “tranh đấu vì tiếng nói, chữ viết”. Từ 1945 đến 1975 có thể coi là một thời kì tiếp tục phát triển về việc nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt một 4
- cách chính thống. Giai đoạn 1975 đến nay được coi là đã có sự tập trung và quan tâm đến nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt nhằm giải quyết những vấn đề thực tế. Kết quả là hàng loạt cuốn từ điển thuật ngữ đối chiếu các ngôn ngữ nước ngoài và tiếng Việt đã được xuất bản. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ về thị trường chứng khoán Do tính mới mẻ của lĩnh vực TTCK, việc nghiên cứu thuật ngữ TTCK ở Việt Nam từ trước đến nay cả về mặt lí luận và ứng dụng vẫn chưa có nhiều kết quả. Các công trình nhìn chung chỉ là những tổng kết hoặc khảo sát bước đầu có tính chất định hướng, phạm vi bao quát còn hạn chế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu tìm hiểu các đặc điểm thuật ngữ TTCK trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh. Cuốn Thuật ngữ chứng khoán (Nguyễn Phi Long, Nxb. Đà Nẵng, 2007) có thể xem là cuốn duy nhất thuần túy là tiếng Việt. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ. Mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận thuật ngữ từ những góc nhìn khác nhau. Vì vậy, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ. Cũng từ những quan niệm đó, luận án xin nêu ra định nghĩa mang tính chất làm việc, coi đây như là tiêu chí để xác định thuật ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị phi thuật ngữ: “Thuật ngữ là những từ và cụm từ biểu thị chính xác khái niệm hoặc đối tượng chuyên môn của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định”. Thuật ngữ là một bộ phận đáng kể của từ vựng; Thuật ngữ - thành phần chủ yếu của ngôn ngữ khoa học; Thuật ngữ phân biệt với một số đơn vị phi thuật ngữ (danh pháp, từ thông thường, từ nghề nghiệp). 1.2.2. Cơ sở lí luận về định danh 1.2.2.1. Khái niệm “định danh” Thuật ngữ định danh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo quan niệm truyền thống phổ biến của Ngôn ngữ học thì định danh là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của đối tượng..., nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa và thực hiện được chức năng trong giao tiếp ngôn từ. Định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ của ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những đối tượng, thuộc tính hoặc những hành động… 1.2.2.2. Khái niệm “đơn vị định danh” - Định danh đơn giản (định danh tổng hợp): kiểu định danh được tạo bởi một đơn vị có nghĩa. 5
- - Định danh phức hợp (định danh phân tích, định danh miêu tả): kiểu định danh được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có sự phân biệt: - Định danh gốc (định danh bậc một): kiểu định danh được tạo nên bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. - Định danh phái sinh (định danh bậc hai): kiểu định danh được tạo nên từ những đơn vị định danh có hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thức ẩn dụ hay hoán dụ). 1.2.2.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phức hợp Để có một cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh phức hợp có thể vận hành được một cách có hiệu quả thì cần có điều kiện sau: Một là, có một hệ thống những đơn vị làm yếu tố gốc (nguyên tố); Hai là, có một hệ thống những yếu tố có giá trị hình thái, nghĩa là có thể dùng làm phương tiện để tạo lập những đơn vị định danh phức hợp; Ba là, để có đơn vị định danh phức hợp, điều cốt yếu là có một hệ quy tắc vận hành để sử dụng các yếu tố làm phương tiện mà tác động vào nguyên tố theo một cách nhất định. Dựa vào các điều kiện nêu trên, thì để tạo ra một đơn vị định danh phức hợp có hai con đường: ngữ nghĩa và hình thái cú pháp. 1.2.3. Cơ sở lí luận về thị trường chứng khoán và thuật ngữ TTCK 1.2.3.1. Khái niệm “thị trường chứng khoán” Thị trường chứng khoán (TTCK): là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. 1.2.3.2. Thuật ngữ thị trường chứng khoán Dựa trên những quan điểm đã nêu và cùng với kết quả khảo sát sơ bộ,có thể cho rằng: “Thuật ngữ thị trường chứng khoán là những từ và cụm từ chỉ các khái niệm và các đối tượng khác nhau trong lĩnh vực TTCK, bao gồm: sở giao dịch; cơ cấu luân chuyển TTCK; phương thức giao dịch…”. 1.2.4. Cơ sở lí luận về “chuẩn hóa” 1.2.4.1. “Chuẩn” là gì? Theo Hoàng Tuệ tuyển tập: a, Chuẩn ngôn ngữ là những bó buộc mà trong xã hội, mọi người phải tuân theo; giao tiếp cứ mất dần nền nếp, phải lập lại trật tự, phép tắc, không thì ngôn ngữ hư hỏng, xã hội hư hỏng... b, Chuẩn ngôn ngữ còn những lựa chọn chủ động của cá nhân, nhờ vậy mà ngôn ngữ phát triển, xã hội phát triển...”. 1.2.4.2. Những yêu cầu của chuẩn hoá ngôn ngữ và chuẩn hóa tiếng Việt a. Các mặt khác nhau trong chuẩn hoá ngôn ngữ: 1/ Chuẩn hoá ngữ âm; 2/ Chuẩn hoá chính tả; 3/ Chuẩn hoá ngữ pháp; 4/ Chuẩn hoá phong cách; 5/ Chuẩn hoá từ vựng; Chuẩn hóa văn bản. 6
- b. Từ ngữ tiếng Việt và việc chuẩn hoá Nói đến chuẩn hoá từ vựng thì phải hiểu thế nào là chuẩn từ vựng. Theo chúng tôi, từ vựng chuẩn là những từ đã được trau chuốt, gọt giũa, đã được sàng lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu cầu giao tiếp văn hoá của toàn dân tộc. Nội dung của chuẩn hoá từ vựng bao gồm cả ba mặt: mặt ý nghĩa của từ ngữ; mặt ngữ âm của từ ngữ; mặt chữ viết của từ ngữ. 1.2.4.3. Nội dung chuẩn hoá các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật Trong việc chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt, cần lưu ý ba mảng khác nhau: từ ngữ thông thường; tên riêng; thuật ngữ khoa học - kĩ thuật. Có thể hiểu chuẩn trong ngôn ngữ là những quy định, thói quen xã hội về việc sử dụng đúng một đơn vị ngôn ngữ. Theo Từ điển tiếng Việt, chuẩn hóa là “làm cho trở thành có chuẩn rõ ràng”. Nhưng theo Nguyễn Đức Tồn, "chuẩn hóa" không phải là “làm cho một đơn vị ngôn ngữ có những phẩm chất của chuẩn” mà là “quy định một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào đó là đúng chuẩn”. Chuẩn hóa là một quá trình mềm dẻo, linh hoạt chứ không cứng nhắc và rập khuôn. Do thuật ngữ chỉ được sử dụng trong lĩnh vực khoa học, chuyên môn, việc chuẩn hóa thuật ngữ “chỉ còn phải thực hiện trong việc xây dựng hoặc chọn lọc thuật ngữ (đối với trường hợp có các thuật ngữ đồng nghĩa song song tồn tại) theo các tiêu chuẩn cần và đủ”. Trong khi đó, các từ ngữ thông thường có thể được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, làm cho việc sử dụng nó khi đúng chuẩn, khi lại không đúng chuẩn, nên cần phải chuẩn hóa những từ ngữ thông thường này. 1.2.4.4. Lí thuyết điển mẫu trong chuẩn hóa thuật ngữ a. Khái niệm lí thuyết điển mẫu Các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước đã đi đến thống nhất: trong một nhóm, một số thành viên được xem là điển hình hơn những thành viên khác, và người ta gọi chúng là những điển mẫu của nhóm. Điển mẫu đơn giản là một khái niệm mà mọi người nhận thức được rằng nó điển hình nhất trong một nhóm nhất định. Điển mẫu của một nhóm sẽ sở hữu nhiều nhất các tính chất chung của nhóm mà nó đại diện, và có ít nhất các tính chất xuất hiện trong các nhóm khác. b. Áp dụng lí thuyết điển mẫu vào việc chuẩn hóa hệ thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt Hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt tồn tại nhiều thuật ngữ đồng nghĩa, tức là nó có nhiều biến thể khác nhau. Đối với những thuật ngữ này, có thể chọn cách tiếp cận của lí thuyết điển mẫu để xác định tư cách và mức độ điển hình của nó trong hệ thống thuật ngữ, từ đó chọn những biến thể tốt nhất (hay thuật ngữ tốt nhất). Áp dụng lí thuyết điển mẫu, nên giữ lại những đặc trưng bản chất, điển hình, nổi trội, hoặc những đặc trưng mặc dù 7
- không điển hình nhưng lại rất cần thiết để truyền tải nội hàm khái niệm thuật ngữ và không thể bỏ đi được. Những đặc trưng, yếu tố không bản chất mà nếu không có cũng không ảnh hưởng gì đến nội hàm khái niệm thuật ngữ cần được loại bỏ. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT 2.1. Đặc điểm từ loại và nguồn gốc của thuật ngữ thị trƣờng chứng khoán tiếng Việt 2.1.1. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ TTCK tiếng Việt Về mặt từ loại, thuật ngữ TTCK tiếng Việt khá đa dạng gồm danh từ/ danh ngữ, động từ/ động ngữ, tính từ. Trong số 2536 thuật ngữ TTCK tiếng Việt được khảo sát, số lượng và tỉ lệ về từ loại của các thuật ngữ chênh lệch nhau rất lớn: - Thuật ngữ TTCK là danh từ/ danh ngữ với 1850 đơn vị (chiếm tỉ lệ 72,95%) như: chiến lược, chứng từ, cổ phiếu, điểm … - Thuật ngữ TTCK là động từ/ động ngữ có 668 đơn vị (chiếm tỉ lệ 26,34%) như: biến động, bù, cầm, chặt, chém, ghép, kẹt, khớp, kìm lại … - Thuật ngữ TTCK là tính từ với 18 đơn vị (chiếm tỉ lệ 0,71%) như: bồi thường quá đáng, nền kinh tế không tăng trưởng, cao... 2.1.2. Đặc điểm nguồn gốc thuật ngữ TTCK tiếng Việt - Nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng cao nhất trong tổng số các thuật ngữ của ngành chứng khoán với 587 đơn vị (chiếm tỉ lệ 23,14%) như: cận tệ, hối phiếu quốc tế, khả nhượng, kĩ thuật viên bảo trì … - Nguồn gốc thuần Việt có số lượng ít với 435 đơn vị (chiếm tỉ lệ 17,15%) như: bán ép, èo uột, giá cao, khó bán, kiếm lời, lãi hàng ngày … - Nguồn gốc Ấn Âu với 62 đơn vị (chiếm tỉ lệ gần 2,45%) như: ca-ra, Da-ia, Dow - Jones, gút, heo-lơ, Keynes, lô-gic… Trong hệ thống thuật ngữ TTCK tiếng Việt, các thuật ngữ có cấu tạo hỗn hợp (pha tạp) - Thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt kết hợp thuần Việt: có số lượng lớn với 1057 đơn vị (chiếm tỉ lệ 41,68%) như: bảng tính toán tổn thất chung,chỉ số biến động về lời lãi, chỉ số giá cả sinh hoạt… - Thuật ngữ Hán Việt kết hợp Ấn Âu: có số lượng lớn thứ hai với 178 đơn vị (chiếm tỉ lệ 7,02%) như: chỉ số Herfindahl, hiệu quả quốc tế Fisher, chủ nghĩa Mathus, điều khoản Jason… - Thuật ngữ thuần Việt kết hợp Ấn Âu, Hán Việt + thuần Việt+ Ấn Âu: có số lượng ít nhất với 61 đơn vị (chiếm tỉ lệ 2,41%) như: đảo Man-ta, cấm dán áp - phích… 8
- 2.2. Đặc điểm của TNTTCK tiếng Việt xét về số lƣợng các thành tố và yếu tố cấu tạo 2.2.1. Khái niệm “thành tố” và “yếu tố” của TNTTCK tiếng Việt Theo cách hiểu phổ thông trong tiếng Việt, thành tố được hiểu là bộ phận trực tiếp cấu thành của một chỉnh thể. Xin quy ước gọi đơn vị cấu tạo của một chỉnh thể thuật ngữ nói chung, đơn vị cấu tạo trực tiếp của thuật ngữ, là “thành tố”. Gọi là đơn vị cấu tạo trực tiếp, vì các thành tố này là cái ta thu được sau thao tác phân tích đầu tiên (từ thuật ngữ thành ra các đơn vị cấu thành nên nó). Đó là đơn vị có dạng thức là từ hoặc cụm từ (gọi chung là “từ ngữ”), đồng thời phải có ý nghĩa từ vựng. Khảo sát các thuật ngữ TTCK, có thể thấy chúng gồm từ ngữ. Trong từ có từ đơn và từ phức (ghép, láy); trong ngữ định danh có danh ngữ, động ngữ, tính ngữ. Mỗi loại có kiểu tổ chức thành tố khác nhau. 2.2.2. Thuật ngữ TTCK tiếng Việt xét về số lượng các yếu tố Qua phân tích trên và dựa vào đặc điểm đặc trưng của thuật ngữ là thuật ngữ có cấu tạo không đồng nhất (có thể là từ, có thể là ngữ), chúng tôi sử dụng khái niêm yếu tố thuật ngữ (gọi tắt là yếu tố) do các nhà thuật ngữ học Nga đề xướng để chỉ yếu tố cơ sở dùng để cấu tạo thuật ngữ nói chung và cấu tạo thuật ngữ nói riêng. Đây là đơn vị có nghĩa làm thành tố cấu tạo trực tiếp của thuật ngữ TTCK trong thành tố. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ phải đảm bảo hai điều kiện: 1) là đơn vị có nghĩa; 2) làm thành tố cấu tạo trực tiếp của thuật ngữ. Ví dụ: Thuật ngữ người thụ hưởng gồm hai yếu tố: người, thụ hưởng; thuật ngữ đầu cơ hạ giá thị trường gồm bốn yếu tố: đầu cơ, hạ... Yếu tố cấu tạo thuật ngữ có hình thức cấu tạo là hình vị (trong tiếng Việt còn gọi là tiếng) nếu thuật ngữ TTCK có cấu tạo là từ. Ví dụ: mua bán, sổ sách được tạo bởi các hình vị (tiếng) mua, bán, sổ và sách, thuật ngữ: hoa hồng được tạo bởi hai hình vị (tiếng) hoa và hồng…Yếu tố cấu tạo thuật ngữ có hình thức là từ nếu thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ. Khảo sát và nghiên cứu thuật ngữ TTCK, có thể thấy: Phần lớn các “yếu tố”: trong thuật ngữ TTCK có hình thức là một tiếng (đơn vị có nghĩa - ở đây là nghĩa từ vựng, nhỏ nhất). Xét về mặt yếu tố thì thuật ngữ TTCK có từ 1 đến 26 yếu tố. 2.3. Đặc điểm của TNTTCK tiếng Việt xét theo phƣơng thức cấu tạo 2.3.1. Khái quát về tư liệu và hướng tìm hiểu về phương thức cấu tạo của TNTTCK tiếng Việt Dựa vào tài liệu và đã tiến hành khảo sát 2536 thuật ngữ TTCK tiếng Việt, phân loại dựa theo thành tố, có thể thấy chúng gồm cấc loại: TN có cấu tạo là từ, có cấu tạo là ngữ định danh (cụm từ được từ vựng hóa gồm từ 9
- hai yếu tố trở lên). Trên cơ sở kết quả phân tích, có thể coi chúng là các thuật ngữ thứ cấp, được tạo ra từ các thuật ngữ nguyên cấp bằng cách ghép với các thuật ngữ nguyên cấp khác biểu thị đặc trưng khu biệt để loại biệt hoá ý nghĩa của một thuật ngữ nguyên cấp. 2.3.2. Cấu tạo của thuật ngữ thị trường chứng khoán 2.3.2.1. Thuật ngữ thị trường chứng khoán có cấu tạo là từ a. Đặc điểm chung Cụ thể, trong 2536 thuật ngữ TTCK được khảo sát có 232 thuật ngữ TTCK có cấu tạo là từ, chiếm 9,15%: biên nhận, cấp, chỉ số,... - Thuật ngữ là từ đơn có 62 đơn vị, chiếm 26,70 %, ví dụ thuật ngữ TTCK: bản, bán, bảng, báo, bù, cảng... - Thuật ngữ TTCK có cấu tạo là từ ghép có số lượng tương đối nhiều với 163 đơn vị (chiếm tỉ lệ70,3 %). Ví dụ: chào thầu, cổ phiếu, đầu cơ, điều khoản, định mức..., Thuật ngữ TTCK là từ ghép, được phân thành các tiểu loại: - Từ ghép chính phụ: có số lượng lớn với 111 đơn vị (chiếm tỉ lệ 47,9 %).Ví dụ: an toàn, biên lai, chi phiếu..., Từ ghép đẳng lập: có số lượng rất ít với 52 đơn vị (chiếm tỉ lệ 22,4%). Ví dụ: bù trừ, lỗ lãi, lôi kéo..., Thuật ngữ TTCK là từ láy có số lượng rất ít chỉ có 7 thuật ngữ, chiếm 3 %, ví dụ: rủi ro, suy sụp, thưa thớt, trì trệ... b. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTCK là từ Mô hình của các thuật ngữ TTCK có cấu tạo là từ ghép chính phụ trật tự ngược cú pháp tiếng Việt như sau. Ví dụ, thuật ngữ: cổ tức. Các thuật ngữ là từ ghép đẳng lập có trật tự kết hợp các tiếng theo trật tự thuận cú pháp tiếng Việt không nhiều, chỉ có 10 đơn vị: chính trước - phụ sau. Chúng được cấu tạo theo mô hình. Ví dụ, thuật ngữ: hoa hồng. 2.3.2.2. Thuật ngữ TTCK có cấu tạo là ngữ a. Cấu tạo của thuật TTCK theo thành tố là ngữ có 2 yếu tố Các thuật ngữ TTCK có thành tố là ngữ 2 yếu tố đều là các tổ hợp chính phụ với trật tự chính trước - phụ sau. Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTCK là cụm từ 2 yếu tố khá đơn giản. Ví dụ, thuật ngữ: cổ phiếu an toàn b. Cấu tạo của thuật ngữ TTCK theo thành tố là ngữ 3 yếu tố Cấu tạo theo 5 mô hình khác nhau: - Mô hình A1: Đây là mô hình cấu tạo của 357 thuật ngữ (49,44%). Theo mô hình này, thuật ngữ có cấu trúc 2 bậc - Bậc 1: Y3 phụ cho Y2. Bậc 2: cả Y2 và Y3 phụ cho Y1. Ví dụ: thuật ngữ :tài sản nọ lưu động - Mô hình A2: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc - Bậc 1: Y2 phụ cho Y3. Bậc 2: cả Y2 và Y3 phụ cho Y1. Ví dụ: thuật ngữ : Chi phí không tái diễn - Mô hình A3: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc - Bậc 1: Y2 phụ cho Y1. Bậc 2: Y3 phụ cho cả Y1 và Y2. Ví dụ: thuật ngữ người môi giới số lẻ - Mô hình A4: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc.Bậc 1: Y2 và Y3 có quan hệ đẳng lập. Bậc 2: cả Y2 và Y3 phụ cho Y1. Ví dụ: thuật ngữ biểu đồ điểm số 10
- - Mô hình A5: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y1 phụ cho Y2. Bậc 2: Y3 phụ cho cả Y1 vàY 2. Ví dụ: thuật ngữ: không tính lãi Nhìn chung, thuật ngữ là ngữ định danh có 3 yếu tố chủ yếu được cấu tạo theo mô hình A1 có số lượng lớn nhất (chiếm 49,44%), mô hình A5 được sử dụng ít nhất (0,96 %). c. Cấu tạo của thuật ngữ TTCK theo thành tố là ngữ 4 yếu tố Có các mô hình sau: - Mô hình B1: Đây là mô hình phổ biến nhất trong các thuật ngữ TTCK là ngữ có 4 yếu tố. Mô hình này có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: Y4 phụ cho Y3. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y2. Bậc 3 cả Y4, Y3 và Y2 phụ cho Y1. Ví dụ : đăng kí tham gia thị trường chứng khoán. - Mô hình B2: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc của 154 thuật ngữ, chiếm 31,6%. Bậc 1: Y4 phụ cho Y3. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y2. Bậc 3: cả Y2, Y3, Y4 phụ cho Y1. Ví dụ: người bán chứng khoán lừa bịp. - Mô hình B3: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y2 phụ cho Y1, Y3 phụ cho Y4. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y1 và Y2. Ví dụ: mua bán chứng khoán không năng động. - Mô hình B4: Đây là mô hình của 80 thuật ngữ (9,58%) được cấu trúc theo quan hệ 3 bậc. Bậc 1: Y3 phụ cho Y4. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y2. Bậc 3: cả Y2, Y3 và Y4 phụ cho Y1 . Ví dụ: Quy tắc trước sau ba mươi ngày. Trong số các mô hình cấu tạo của thuật ngữ thị trường chứng khoán là ngữ gồm 4 yếu tố, thì mô hình B1, mô hình B2, mô hình B3 sản sinh ra nhiều thuật ngữ hơn cả. Các kiểu mô hình B4 có khả năng sản sinh không nhiều. c. Cấu tạo của thuật ngữ TTCK là ngữ có 5 yếu tố Có các mô hình sau đây: - Mô hình C1: Đây tuy là mô hình phổ biến nhất của thuật ngữ có 5 yếu tố, có 57 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này. Các yếu tố trong mô hình này có quan hệ 4 bậc, trong đó bậc 1: Y5 phụ cho Y4, bậc 2: Y4, Y5 phụ cho Y3. Bậc 3: Y3, Y4, Y5 phụ cho Y2. Bậc 4: cả Y2, Y3, Y4, Y5 phụ cho Y1. Ví dụ: Hợp đồng mua bán chứng khoán loại nhỏ. - Mô hình C2: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y5 phụ cho Y4. Bậc 2: Y3 phụ cho cả Y4 và Y5. Bậc 3: Y2 phụ cho Y1. Bậc 4: Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1 và Y2. Ví dụ: cổ phiếu ưu đãi không có tích lũy Mô hình C3: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc : Bậc 1: Y4 phụ cho Y5. Bậc 2: cả Y4 và Y5 phụ cho N3. Bậc 3: cả Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y2. Bậc 4: cả Y2, Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1. Ví dụ: giấy có quyền ưu đãi mua. Trong các mô hình cấu tạo nêu trên, mô hình C1 là mô hình cấu tạo phổ biến nhất của các thuật ngữ TTCK có cấu tạo là ngữ định danh có 5 yếu tố. d. Cấu tạo của thuật ngữ TTCK theo thành tố là ngữ có 6 yếu tố Mô hình cấu tạo thuật ngữ TTCK là ngữ có 6 yếu tố như sau: 11
- - Mô hình D1: Đây là mô hình có cấu trúc 5 bậc. Bậc 1: Y5 phụ cho Y4. Bậc 2: Y6 phụ cho Y4 và Y5. Bậc 3: cả Y4, Y5 và Y6 phụ cho Y3. Bậc 4: cả Y3, Y4, Y5, Y6 phụ cho Y2. Bậc 5: cả Y2, Y3, Y4, Y5, Y6 phụ cho Y1. Ví dụ: giao dịch mua bán có hỗ trợ tài chính cao. - Mô hình D2: Đây là mô hình có cấu trúc 5 bậc - Bậc 1: Y6 phụ cho Y5. Bậc 2:Y3 phụ cho Y2. Bậc 3: Y4 phụ cho Y2 và Y3. Bậc 4: Y5, Y6 phụ cho cả Y2, Y3 và Y4. Bậc 5: cả Y2, Y3, Y4, Y5 và Y6 phụ cho Y1. Ví dụ: quỹ thị trường tiền tệ ngắn hạn được miễn thuế. - Mô hình D3: Đây là mô hình có cấu trúc 5 bậc - Bậc 1: Y6 phụ cho Y5. Bậc 2:Y5, Y6 phụ cho Y4; Bậc 3:Y2 và Y3đẳng lập với nhau ; Bậc 4: cả Y4, Y5, Y6 phụ cho Y2, Y3 ; Bậc 5: cả Y2, Y3, Y4, Y5 và Y6 phụ cho Y1. Ví dụ: công ti giao hoán thanh lí hợp đồng quyền lựa chọn. Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT 3.1. Đặc điểm thuật ngữ TTCK tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa 3.1.1. Thuật ngữ chỉ cơ cấu, tổ chức trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, cơ cấu của TTCK được xác định với những căn cứ: 1/ phương thức giao dịch; 2/ Tính chất chứng khoán giao dịch;3/ Lưu chuyển vốn. - Hình thức tổ chức của TTCK: TTCK chính thức được tổ chức theo hình thức các sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay trên thế giới có 3 hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán: "Câu lạc bộ" tự nguyện; công ty cổ phần có các cổ đông là các công ty thành viên; công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của nhà nước. Ví dụ: thị trường trái phiếu sơ cấp, thị trường trái phiếu thức cấp… 3.1.2. Thuật ngữ chỉ nguyên tắc hoạt động, quản lí, điều hành, giám sát trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, có 4 nguyên tắc hoạt động chính: 1/ Cạnh tranh tự do; 2/ Công khai: Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai; 3/ Trung gian mua bán: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới; 4/ Đấu giá. Quản lý và điều hành TTCK: Trong lĩnh vực TTCK, Uỷ ban chứng khoán quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK do chính phủ thành lập. Uỷ ban này có nhiệm vụ xác định loại doanh nghiệp nào được phép phát hành chứng khoán và loại chứng khoán nào được mua bán. Hội đồng quản trị và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán. 12
- Giám sát TTCK: Để đảm bảo cho các giao dịch được công bằng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, sở giao dịch chứng khoán có một bộ phận chuyên theo dõi giám sát các giao dịch chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch chứng khoán. Ví dụ: phối hợp ăn khớp, ủy thác đầu tư trái phiếu đô thị... 3.1.3. Thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, chủ thể tham gia trong TTCK là: 1/ Nhà phát hành; 2/ Nhà đầu tư; 3/ Các tổ chức kinh doanh trên TTCK; 4/ Các tổ chức liên quan đến chứng khoán. Ví dụ: cổ phần đại chúng, cổ phần thường và ưu đãi... 3.1.4. Thuật ngữ chỉ các sản phẩm trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, sản phẩm của TTCK được chia thành: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các chứng khoán phái sinh. Ví dụ : cổ phần đại chúng, cổ phần thường và ưu đãi… 3.1.5. Thuật ngữ chỉ đặc điểm hoạt động trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, đặc điểm hoạt động gồm: 1/ Thị trường chứng khoán chính thức: TTCK tập trung, là nơi giao dịch mua bán các loại chứng khoán đã được đăng ký hay được biệt lệ. 2/ TTCK bán chính thức hay TTCK bán tập trung (thị trường OTC): Đây là thị trường không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở Sở giao dịch chứng khoán, không có khu vực giao dịch diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, vào thời điểm và tại chỗ mà những người có nhu cầu mua bán chứng khoán gặp gỡ nhau. Ví dụ: chi trả hết nợ, lệnh hủy đơn đặt hàng, lệnh mua bán có thời hạn, … 3.1.6. Thuật ngữ chỉ tính chất, trạng thái trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, tính chất và trạng thái thể hiện rõ trong quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm chứng khoán, không tránh khỏi có những thời điểm giá cả lên xuống, tăng giảm, có những lúc gặp rủi, suy sụp, có khi bắt đầu phiên giao dịch chuyển biến tốt, cuối phiên lại có dấu hiệu xấu… Ví dụ: giá hồi phục sau khi xuống hết mức, giá rớt đột ngột… 3.1.7. Thuật ngữ chỉ hoạt động phát hành trong TTCK Trong lĩnh vực TTCK, hoạt động phát hành chứng khoán được hiểu là: việc các tổ chức phát hành đưa chứng khoán ra thị trường bằng khả năng của mình hoặc thông qua các tổ chức trung gian. Hoạt động phát hành bao gồm các phƣơng thức: phát hành lần đầu; phát hành CK các đợt tiếp theo; phát hành riêng lẻ; phát hành ra công chúng. Ví dụ: đầu cơ hạ giá, đầu cơ siêu lợi nhuận, đầu cơ thị trường… 3.1.8. Thuật ngữ chỉ các yếu tố ảnh hưởng lưu hành trong TTCK Nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một môi trường đầu tư tổng thể và tác động đến TTCK: kết quả kinh doanh của các công ti; nền kinh tế; 13
- những thay đổi về địa lý và chính trị; quan điểm của nhà đầu tư; chính sách tiền tệ của chính phủ. Ví dụ: cổ phần không báo giá, chứng khoán không năng động… 3.1.9. Thuật ngữ chỉ biểu đồ, đồ thị trong TTCK thế giới Trong lĩnh vực TTCK, đồ thị chứng khoán phản ánh sự biến động giá của chứng khoán theo thời gian. Việc sử dụng biểu đồ để dự đoán sự thay đổi giá cổ phiếu trong tương lai được gọi là phân tích chuyên môn. Ví dụ: biểu đồ vạch, đồ thị khúc tuyến, biểu đồ điểm và số, đường biểu thị hướng đi… 3.1.10. Thuật ngữ chỉ các tiêu chuẩn đánh giá trong TTCK. Trong lĩnh vực TTCK, các tiêu chuẩn đánh giá chính là chỉ số trung bình của TTCK, là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (Vn-Index), cũng có thể do hãng thông tin (Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (Hang Seng Index). Các ví dụ: chỉ số Dow- Jone, chỉ số Kospi, chỉ số Nasdaq, chỉ số Nikkei, HNX - 30 - Index… 3.2. Đặc điểm thuật ngữ TTCK tiếng Việt xét về mặt định danh 3.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ TTCK Việt - đơn vị định danh đơn giản Xét từ phương thức định danh, có thể quy thuật ngữ TTCK vào hai loại: 1/ Những TN có cấu tạo ngắn gọn chỉ gồm 1 thành tố, đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc (một âm tiết), mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Không có thuật ngữ nào mang nghĩa bóng, gọi là đơn vị định danh đơn giản. Ví dụ: nợ, mua, bán...2/ những TNTTCK có cấu tạo từ 2 thành tố trở lên, chức năng quy loại khái niệm, biểu thị đặc trưng khu biệt, biểu thị đặc trưng được lựa chọn để gọi tên cụ thể của lĩnh vực chứng khoán. Có thể gọi những TN này là những đơn vị định danh phức hợp, ví dụ: ép buộc, giá đáy, hạn gần, người viết… 3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ TTCK tiếng Việt - đơn vị định danh phức hợp - Quá trình định danh của đơn vị định danh phức hợp Tất cả các đơn vị định danh phức hợp của thuật ngữ TTCK đều được tạo nên bằng con đường hình thái cú pháp: sử dụng từ hai đơn vị có nghĩa - 2 thành tố trở lên. 3.2.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ cơ cấu tổ chức của TTCK a. Mô hình 1: tên gọi (thị trƣờng) + phƣơng thức hoạt động, giao dịch. Ví dụ: thị trường hàng hóa trả bằng tiền mặt b. Mô hình 2: tên gọi (thị trƣờng) + tính chất, đặc điểm. Ví dụ trường hợp: thị trường đối nghịch 3.2.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ nguyên tắc hoạt động, quản lí, điều hành, giám sát TTCK 14
- a. Mô hình 1 hoạt động + đối tƣợng bị tác động. Ví dụ: huy động vốn trực tiếp. b. Mô hình 2. hoạt động + tính chất. Ví dụ: thổi phồng giá, c. Mô hình 3. hoạt động + cách thức. Ví dụ: đấu giá gián tiếp, d. Mô hình 4. hoạt động + nguyên tắc. Ví dụ: thuật ngữ: đáo hạn cách khoảng 3.2.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia TTCK a. Mô hình 1. sản phẩm (chứng khoán) + chủng loại + tính chất. Ví dụ: trái phiếu có mệnh giá nhỏ b. Mô hình 2. chủ thể + hoạt động. Ví dụ: cửa hàng mua bán chứng khoán chui c. Mô hình 3. tổ chức + chức năng. Ví dụ: hiệp hội tương hỗ đầu tư 3.2.2.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các sản phẩm trên TTCK. a. Mô hình 1. sản phẩm chứng khoán + đặc điểm, tính chất. Ví dụ: trái phiếu hoa lợi cao, b. Mô hình 2. sản phẩm chứng khoán + trạng thái. Ví dụ: trái phiếu trong thị trường chiều xuống c. Mô hình 3. hoạt động + đối tƣợng + cách thức. Ví dụ: giao dịch mua bán chứng khoán trong ngày d. Mô hình 4. tổ chức + hoạt động + đối tƣợng chịu tác động. Ví dụ: nhóm chuyên gia nghiên cứu kế toán quốc tế 3.2.2.5. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ đặc điểm hoạt động của TTCK a. Mô hình 1. hoạt động + tên gọi đối tƣợng. Ví dụ: trì hoãn mở cửa giao dịch chứng khoán b. Mô hình 2. hoạt động + cách thức. Ví dụ: giảm đầu tư c. Mô hình 3. hoạt động + trạng thái + tính chất. Ví dụ: cam kết thiếu thận trọng 3.2.2.6. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ tính chất - trạng thái của TTCK a. Mô hình 1. đối tƣợng + trạng thái + tính chất. Ví dụ: thị trường tự do và mở rộng c. Mô hình 2. tính chất - trạng thái + đối tƣợng. Ví dụ: không có phiếu tính lãi, c. Mô hình 3. cách thức - thời điểm + đối tƣợng. Ví dụ trường hợp: đầu cơ hạ giá thị trường 3.1.2.7. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ phát hành chứng khoán. a. Mô hình 1. hoạt động trao đổi, phát hành + cách thức, kĩ thuật. Ví dụ: đình chỉ mua bán chứng khoán c. Mô hình 2. chủ thể hoạt động + cách thức. Ví dụ: người đầu cơ giá lên c. Mô hình 3. địa điểm + hoạt động phát hành. Ví dụ: điểm mua bán chứng khoán không năng động d. Mô hình 4. tên gọi đối tƣợng, sản phẩm + tính chất + trạng thái. Ví dụ: cổ phiếu tăng trưởng. e. Mô hình 5. tên gọi đối tƣợng + tính chất. Ví dụ: thị trường ảm đạm 15
- 3.2.2.8. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến TTCK lưu hành. a. Mô hình 1. tên gọi các yếu tố + tính chất âm tính. Ví dụ: thị trường tồn đọng b. Mô hình 2. tên gọi yếu tố + tính chất dƣơng tính. Ví dụ: chứng khoán được chuyển giao tốt 3.2.2.9. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các tổ chức chứng khoán trên thế giới Mô hình. tên tổ chức + địa danh. Ví dụ: thị trường chứng khoán Hoa Kỳ 3.2.2.10. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các biểu đồ, đồ thị trong lĩnh vực TTCK trên thế giới a. Mô hình 1. đồ thị, biểu đồ + đƣờng nét. Ví dụ: đồ thị khúc tuyến b. Mô hình 2. biểu đồ, đồ thị + hình dáng. Ví dụ: biểu đồ kĩ thuật có hình chữ V 3.2.2.11. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các tiêu chuẩn đánh giá TTCK Mô hình. chỉ số + tên riêng (địa danh, nhân danh). Ví dụ: chỉ số Dow-Jone... Chƣơng 4 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THUẬT NGỮ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT 4.1. Chuẩn hóa thuật ngữ thị trƣờng chứng khoán tiếng Việt 4.1.1. Chuẩn hóa thuật ngữ TTCK trong yêu cầu của thuật ngữ tiếng Việt Chuẩn trong ngôn ngữ là những quy định, thói quen xã hội về việc sử dụng đúng một đơn vị ngôn ngữ. Từ khái niệm “chuẩn”, các nhà khoa học đã nói đến khái niệm "chuẩn hóa". Chuẩn hóa là việc thiết lập các quy tắc chuẩn mực để giải quyết những hiện tượng bất đồng trong ngôn ngữ. Khi nói đến chuẩn hóa, người ta nhấn mạnh vào sự tồn tại của những thiết chế có tính chất điều tiết như nhà nước hay các cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền. Chuẩn hóa là một quá trình mềm dẻo, linh hoạt chứ không cứng nhắc và rập khuôn. 4.1.2. Quá trình chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt: Lưu Vân Lăng cũng quan niệm rằng: "Chúng ta cần nghiên cứu xem thuật ngữ cần có những tiêu chuẩn gì, nên đặt thuật ngữ như thế nào. Đồng thời, cần quy định rõ ràng cách chuyển những thuật ngữ đó vào tiếng Việt, hay nói một cách khác là quy định những quy tắc về cách phiên những thuật ngữ Ấn (Âu) phương Tây ra tiếng Việt". Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, Ủy ban khoa học Nhà nước tổ chức vào năm 1961 đã đưa ra quy định phiên theo âm là chính, 16
- chấp nhận các phụ âm ghép đầu âm tiết, không chấp nhận các phụ âm cuối vốn không có trong chữ viết tiếng Việt, và chủ trương viết liền các âm tiết. Công tác chuẩn hóa thuật ngữ thực sự được đẩy mạnh vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ 20 bằng việc công bố "Đề án về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài" và "Bản quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt". Những năm cuối thập70 đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, vấn đề phiên hay không phiên không còn được đặt ra nữa, mà lại đặt ra vấn đề sử dụng nguyên dạng thuật ngữ, ở thời kì này, tính khoa học và tính quốc tế của thuật ngữ được chú trọng. Muốn xây dựng thuật ngữ khoa học một cách có hệ thống, bên cạnh thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường thì vay mượn thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức sao phỏng luôn phải được coi là giải pháp tối ưu. 4.1.3. Những cách xử lí đã gặp trên đường hình thành và phát triển thuật ngữ TTCK tiếng Việt a. Thuật ngữ hóa từ thông thường Thuật ngữ hóa từ thông thường là từ ngữ thông thường sẵn có trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ sẽ được biến cải nghĩa, để lên hàng đầu trong kết cấu ngữ nghĩa của chúng, những nghĩa quan trọng về mặt xã hội để tạo ra một thuật ngữ. Ví dụ, từ thông thường: nước là chất lỏng còn thuật ngữ nước trong hóa học là hợp chất được kí hiệu là H2O;… Trường hợp di chuyển dẫn đến chuyển nghĩa: Cơ sở di chuyển từ nghĩa thường dùng, nghĩa gốc sang nghĩa thuật ngữ, nghĩa phái sinh là mối quan hệ tương đồng (theo phép ẩn dụ hóa), hay mối quan hệ tương cận (theo phép hoán dụ hóa) về những thuộc tính của sự vật, quá trình… được phản ánh trong khái niệm do từ ngữ biểu thị. b. Cấu tạo mới Con đường hình thành của thuật ngữ TTCK tiếng Việt bằng cách cấu tạo mới chủ yếu là ghép các yếu tố sẵn có. Yếu tố sẵn có trước hết là những từ thông thường. Ví dụ: thuật ngữ tờ hồng được cấu tạo từ hai đơn vị tờ và hồng. Tờ có nghĩa là "từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ những mảnh giấy được cắt, xén vuông vắn"; hồng là đỏ, có màu đỏ. Tuy nhiên, khi được ghép với nhau, chúng tạo thành một thuật ngữ TTCK với nghĩa là "bảng giá liệt kê các chứng khoán khác nhau ngoài danh mục được National Quotation Bureau, Inc. Ấn hành hàng ngày trên giấy hồng, một công ti tư nhân được thành lập vào tháng 10 năm 1913. Công ti ấn hành này có các quy định riêng đối với các công ti muốn đăng kí muốn liệt kê vào dịch vụ đó". Nếu xét ở cấp độ đơn vị cấu tạo, thì tờ và hồng trong tờ hồng đã được thuật ngữ hóa từ từ thông thường, cụ thể là tờ trong tờ hồng được ẩn dụ hóa từ tờ trong từ thông thường và hồng được giữ nguyên hình thái và ngữ nghĩa của nó trong từ thông thường. Nhưng xét ở cấp độ thuật ngữ, tờ hồng được tạo thành bằng con đường cấu tạo mới vì từ này không có trong từ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn