VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
BÀN THỊ QUỲNH GIAO<br />
<br />
DÂN CA NGHI LỄ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA<br />
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học dân gian<br />
Mã số: 62 22 01 25<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – năm 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Việt Nam<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế<br />
<br />
Phản biện 1: ..................................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2: ..................................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 3: .................................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại<br />
.....................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm………………..<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện Học viện<br />
Khoa học xã hội Việt Nam; Thư viện Viện Văn học.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung di cư đến Việt Nam<br />
khá sớm. Trên con đường di cư cũng như khi “cắm bản” tại vùng đất mới. Ở<br />
vùng đất mới điều kiện vật chất gặp nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà họ<br />
đánh mất đi đời sống văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của mình. Trong<br />
nền văn hóa ấy, nổi bật lên là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại và<br />
đặc sắc về nội dung – một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao<br />
Tuyển. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập<br />
quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà còn là bản sắc văn hóa mang nét đặc<br />
trưng riêng của tộc người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng. Do<br />
vậy, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đặt trong cơ tầng văn hóa<br />
tộc người Dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa của tộc người<br />
này.<br />
Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển phong phú về thể loại, số lượng, có<br />
vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ vòng đời đồng thời phản ánh được<br />
đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của đồng bào, chứa đựng trong nó văn<br />
hóa truyền thống của tộc người. Ở đó thế giới tâm linh (thế giới quan, vũ trụ<br />
quan) và triết lý nhân sinh quan được phản ánh rõ nét. Từ những bài dân ca<br />
nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa ta thấy được đặc tính văn hóa<br />
cũng như những tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân người Dao Tuyển.<br />
Song nó vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm năng và thực<br />
trạng vốn có.<br />
Người Dao Tuyển ở Việt Nam cư trú trên những địa bàn có điều kiện<br />
sinh tồn khác nhau. Vì thế, ở mỗi địa phương người Dao Tuyển lại có những<br />
sắc thái văn hóa riêng, điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nguồn<br />
mạch văn hóa Dao nói chung. Việc sử dụng dân ca trong thực hành nghi lễ vừa<br />
thể hiện tính thống nhất trong đời sống tinh thần tộc người, vừa biểu hiện nét<br />
khác biệt của người Dao Tuyển so với các nhóm Dao khác. Luận án nghiên<br />
cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam nhằm góp phần chỉ ra<br />
những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ thuật này.<br />
Bản thân nghiên cứu sinh là một người mang dòng máu và tâm thức văn<br />
hóa của người Dao, sinh tồn trong môi trường văn hóa ấy nên có vốn hiểu biết<br />
nhất định về đời sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình. Khi<br />
tiến hành khảo sát, nghiên cứu về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, nghiên<br />
cứu sinh có điều kiện tiếp cận thực tế, sưu tầm, tìm hiểu các nghi lễ trong đời<br />
sống văn hóa của tộc người. Do đó, trong đề tài nghiên cứu của luận án, nghiên<br />
cứu sinh hy vọng sẽ trình bày được những hiểu biết của mình về dân ca nghi lễ<br />
của người Dao Tuyển từ góc nhìn khoa học của một người trong cuộc. Đồng<br />
thời nghiên cứu sinh cũng mong muốn thông qua luận án góp một phần vào<br />
việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao<br />
Tuyển ở Việt Nam.<br />
1<br />
<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phương thức phản<br />
ánh của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển trong đời sống văn hóa tộc người (đời<br />
sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần) thông qua việc phân tích,<br />
diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tư liệu trên các văn bản đã<br />
được công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm một số tư liệu mới, quan sát<br />
thực tế bối cảnh diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển.<br />
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ với<br />
tư cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn xướng<br />
với các lễ thức tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dân ca<br />
nghi lễ như một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính nguyên hợp đồng thời<br />
dựa vào những đặc trưng văn hóa tộc người để có cơ sở lý giải ý nghĩa cơ bản<br />
của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mĩ. Để từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ<br />
mật thiết giữa văn hóa và dân ca nghi lễ người Dao Tuyển.<br />
Trong luận án, ở một mức độ cho phép chúng tôi sẽ cố gắng so sánh dân<br />
ca nghi lễ của người Dao Tuyển với dân ca nghi lễ của một số ngành Dao khác<br />
để tìm ra sự tương đồng, nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ người Dao<br />
Tuyển với dân ca nghi lễ của dân tộc Dao nói chung, nhằm làm rõ tính chuyên<br />
biệt và phổ quát của các loại hình dân ca nghi lễ người Dao Tuyển.<br />
Luận án, đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa, với mong muốn làm rõ<br />
những khía cạnh phản ánh của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa vật chất<br />
và đời sống văn hóa tinh thần nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của<br />
loại hình dân ca này trong cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng và người Dao<br />
nói chung ở Việt Nam.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài dân ca trong nghi lễ vòng<br />
đời của người Dao Tuyển, cụ thể là: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong<br />
nghi lễ đám cưới và dân ca trong nghi lễ tang ma qua các công trình sưu tầm,<br />
nghiên cứu đã được xuất bản.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Chúng tôi một mặt căn cứ vào các thư tịch, văn bản dân ca nghi lễ đã<br />
được tuyển chọn và giới thiệu, cụ thể: Lễ cưới người Dao Tuyển, xuất bản năm<br />
2001; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển xuất bản năm 2005; Thơ ca dân gian<br />
người Dao Tuyển (Song ngữ: Việt – Dao) xuất bản năm 2011; Đám cưới người<br />
Dao Tuyển xuất bản năm 2011; Những bài ca giáo lý xuất bản năm 2012. Mặt<br />
khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điền dã sưu tầm, đối chiếu các bài dân ca<br />
nghi lễ của người Dao Tuyển đã được xuất bản các bài dân ca nghi lễ trong<br />
thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của họ từ quá khứ tới hiện tại. Việc khảo<br />
sát, đối chiếu dân ca trong thực tiễn sinh hoạt thực hành nghi lễ của người Dao<br />
Tuyển được chúng tôi tiến hành trên các địa bàn có sự sinh tồn của người Dao<br />
2<br />
<br />
Tuyển ở nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang ... Trong đó tập trung<br />
chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lào Cai – địa phương có số lượng người Dao Tuyển<br />
sống tập trung đông nhất ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường<br />
Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai – nơi văn hóa truyền thống của người<br />
Dao Tuyển còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, với<br />
điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng núi cao, nhất là đối với các huyện vùng<br />
sâu, vùng xa, biên giới là nơi cư trú lâu đời của người Dao Tuyển thì sự tác<br />
động của các yếu tố văn hóa ngoại lai đến đời sống kinh tế, văn hóa của cộng<br />
đồng Dao Tuyển chậm hơn các khu vực khác. Do vậy, các phong tục, tập quán,<br />
tín ngưỡng nơi đây ít bị biến đổi so với các địa phương khác có người Dao<br />
Tuyển cư trú.<br />
Ngoài ra, trong quá trình điều tra điền dã, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi<br />
thực địa ra các địa phương như tỉnh Sơn La, Yên Bái… đó là những tỉnh có<br />
người Dao Tuyển sinh sống với số lượng ít hơn và mật độ phân bố thưa thớt<br />
hơn ở Lào Cai để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của dân ca<br />
nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
4.1. Phương pháp luận<br />
Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân<br />
văn, thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc triển khai trên<br />
nguyên tắc phương pháp luận riêng sau đây:<br />
Đặt dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore: Chúng tôi không<br />
nghiên cứu dân ca nghi lễ như là một thành tố tồn tại độc lập mà đặt trong bối<br />
cảnh diễn xướng của tộc người để tìm hiểu dân ca trong mối quan hệ với các<br />
thành tố văn hóa khác. Đồng thời đặt dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển<br />
trong bối cảnh diễn xướng để có những luận giải về đời sống văn hóa vật chất<br />
và đời sống văn hóa tinh thần thông qua các yếu tố nghệ thuật và phương thức<br />
phản ánh.<br />
Vận dụng linh hoạt lý thuyết tính nguyên hợp ở phương diện chức năng<br />
của folklore: Cụ thể là trong luận án chúng tôi đặc biệt chú ý đến chức năng<br />
thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người<br />
Dao Tuyển. Song do đặc thù của loại hình dân ca nghi lễ và cũng do sự quy<br />
định của mã ngành nghiên cứu nên trong luận án chúng tôi chỉ đi sâu nghiên<br />
cứu tính chất thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ biểu hiện trực tiếp thông<br />
qua chủ thể diễn xướng, không gian, thời gian diễn xướng, ngôn ngữ, thể thơ<br />
trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích ngữ<br />
văn; phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình; phương pháp nghiên<br />
cứu liên ngành; phương pháp sưu tầm điền dã.<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
Thứ nhất: Qua khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại chưa có<br />
một công trình nghiên cứu nào đi sâu, tìm hiểu một cách hệ thống, khoa học về<br />
dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển. Luận án là công<br />
3<br />
<br />