intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập" là làm rõ quá trình hình thành văn bản, xác định và bổ khuyết thiện bản của tác phẩm; Tìm hiểu, luận giải vấn đề thể cách thi pháp và đặc điểm, giá trị nội dung của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; Làm rõ vai trò của Thiệu Trị trên cương vị một Hoàng đế với những dữ kiện lịch sử trong giai đoạn trị vì và vị trí một tác gia văn học, nhà nghiên cứu thi học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHAN THANH VIỆT NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chuyên ngành: HÁN NÔM Mã số: 9.22.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội – 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Hà Văn Minh Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng Phản biện 1: PGS.TS Đinh Khắc Thuân Viện Nghiên cứu Hán Nôm Phản biện 2: PGS.TS Lê Văn Toan Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thanh Viện Văn học Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi .... giờ ...., ngày .... tháng .... năm........ Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triều Nguyễn - triều đại cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, đã để lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cho dân tộc. Bên cạnh những đó, thời đại nhà Nguyễn cũng đã để lại một kho tàng văn chương đồ sộ. Văn học thời kì này phát triển rất hưng thịnh, được xem là một giai đoạn lớn của nền Văn học trung đại Việt Nam, với chính sách “chấn hưng văn trị” đã hình thành nên đội ngũ sáng tác đông đảo với nhiều tác gia lớn, trong đó nhiều vị xuất thân từ Hoàng tộc. Tuy nhiên văn học giai đoạn này, đặc biệt là văn chương của Hoàng tộc triều Nguyễn chưa được nghiên cứu đầy đủ, xứng tầm với giá trị vốn có của nó. Hoàng đế Thiệu Trị trị vì trong 7 năm (1841-1847), tác phẩm mà ông để lại rất phong phú với nhiều thể loại và nội dung gồm: 4 tập Ngự chế thi, 2 tập Ngự chế văn và các tập Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự chế vũ công thi tập, Ngự đề đồ hội thi tập… với số lượng hàng nghìn bài. Thơ của Thiệu Trị chú trọng về nghệ thuật chơi chữ, đã đạt đến những giá trị tiêu biểu trong nền Thi pháp học, với âm hưởng thanh tao, chân thành, nội dung viết cho non sông đất nước, nhân dân, vua cha và quê hương xứ sở thần kinh. Tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập với những sáng tác độc đáo theo những thể cách thi pháp cổ kim được vua Thiệu Trị sử dụng và đặc biệt là những thể cách do chính ông sáng tạo ra. Tập thơ là hệ thống nghệ thuật chơi chữ rất trí tuệ, không những thể hiện một tâm hồn thi sĩ của vua Thiệu Trị mà còn mang giá trị thi học, với số lượng sáng tác văn chương phong phú như vậy nhưng đến nay thơ văn của ông vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Với những lí do cấp thiết đó, sau quá trình tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên
  4. 2 cứu về văn bản tác phẩm này của Thiệu Trị. Chúng tôi quyết định chọn đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình là: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Ngoài ra, luận án còn mở rộng đối tượng là các văn bản, tư liệu, tác phẩm chữ Hán có ghi chép thơ văn của Thiệu Trị để tham khảo, đối chiếu. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: - Nghiên cứu tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập: Tác giả, văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phạm vi tư liệu: - Tư liệu khảo sát chỉ giới hạn trong phạm vi tra cứu ở các thư viện và trung tâm lưu trữ: Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt; Quần thể di tích Cung đình Huế có liên quan đến tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. - Các công trình Sử học: Đại Nam thực lục (Tiền biên, Chính biên); Đại Nam nhất thống chí; Đại Nam liệt truyện (Tiền biên, Chính biên); Châu bản Triều Nguyễn… - Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, khóa luận, luận văn… 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp văn bản học; Phương pháp thi pháp học kiểu phương
  5. 3 Đông; Phương pháp nghiên cứu văn học sử; Phương pháp điền dã; Phương pháp tiếp cận liên ngành. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu như: thống kê, phân loại, so sánh v.v… 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: - Làm rõ quá trình hình thành văn bản, xác định được và bổ khuyết thiện bản của tác phẩm; Tìm hiểu, luận giải vấn đề thể cách thi pháp và đặc điểm, giá trị nội dung của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; Làm rõ vai trò của Thiệu Trị trên cương vị một Hoàng đế với những dữ kiện của đất nước trong giai đoạn trị vì và vị trí một tác gia văn học, nhà nghiên cứu thi học. * Nhiệm vụ: Tương ứng với mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ sau: - Khái quát tổng quan những nghiên cứu liên quan đến văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; giới thiệu tác giả Thiệu Trị và sự nghiệp của ông. - Tiến hành khảo cứu văn bản tác phẩm, nhận định về hình thức của văn bản, xác định bản đáy, hiệu điểm, bổ khuyết bản đáy để phục vụ cho luận án và những nghiên cứu sau này. - Tìm hiểu đặc điểm giá trị nghệ thuật thể cách thi pháp của tác phẩm. Thông qua tác phẩm, bước đầu đánh giá đóng góp của Thiệu Trị đối với nền thi học Trung đại Việt Nam. - Tìm hiểu những đặc điểm giá trị nội dung nổi bật của tập thơ dựa trên quan niệm sáng tác văn chương chủ đạo của Thiệu Trị. 5. Đóng góp mới của luận án Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi dự kiến những đóng góp của luận án sẽ đạt được như sau: - Đưa ra đánh giá một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị.
  6. 4 - Xác định thiện bản, hệ thống dị bản và hiện trạng lưu trữ của văn bản tác phẩm, cùng thiết lập một văn bản đối hiệu có tính chất đầy đủ nội dung để phục vụ cho luận án và các nghiên cứu chuyên sâu về sau. - Làm sáng tỏ những đóng góp về mặt nghệ thuật thể cách thi pháp của Thiệu Trị cho nền thi học trung đại Việt Nam. Luận giải đặc điểm thể cách và tìm hiểu đặc điểm nội dung của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. - Từ việc phân tích bối cảnh lịch sử thời kỳ này đi đến những nhận xét đánh giá về cống hiến trong văn học cũng như chính trị của vua Thiệu Trị với xã hội đương thời, nêu được vị trí của tác giả trong lịch sử văn học trung đại nước nhà. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, luận án trình bày theo nội dung bốn chương như sau: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM Chương 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM Thể CÁCH THI PHÁP TẬP Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP
  7. 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM Chương này, bước đầu thống kê tất cả những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và bước đầu giới thiệu văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Khái quát giới thiệu về thân thế, sự nghiệp chính trị và văn chương của Thiệu Trị. Từ đó, đưa ra những đánh giá và định hướng nghiên cứu cho luận án. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tư liệu cổ ghi chép thơ Ngự chế và tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp của Thiệu Trị a. Ghi chép trong chính sử: Trong mục này, chúng tôi bước đầu khảo cứu ở hai bộ chính sử quan trọng là: Đại Nam thực lục 大 南實錄 và Đại Nam nhất thống chí 大南一統志. b. Ghi chép trên miếu điện: Thơ văn trên kiến trúc cung điện, lăng tẩm chính là hồn cốt của người xưa để lại. Về thơ văn ngự chế của Thiệu Trị được ghi chép trên miếu điện, chúng tôi tập trung tìm hiểu tại điện Long An mà nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 1.1.2. Công trình thư mục học, số hoá về thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị a. Về Thiệu Trị Ngự chế thi, theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, Trần Nghĩa và Francois Gros, thơ ngự chế của Thiệu Trị hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hà Nội gồm có 3 bản in có mục lục, 1 tựa, 1 biểu, 1 bạt, 1 chí, gồm: Thiệu Trị Ngự chế thi, kí hiệu: A.135/1-13; VHv.71/1-7 và VHv.72/1-11; VHv.124/1,4,5.
  8. 6 b. Về tác phẩm Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập, được ghi chép trong các bộ thư mục sau: - A.3052: Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập, bản in quyển nhất, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. - A.1960: Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập, bản chép tay gồm 4 quyển, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. - VHv.123: Thiệu Trị Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, 150 trang, khổ 29 x 17, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - VHv.1165: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp, 62 trang, khổ 27 x 15,5, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - A.1877: Ngự chế cổ kim thi thể tập sao, 54 trang, khổ 29,5 x 19, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - R.1597: Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập, bản in quyển thủ, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. - R.1598: Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập, bản in quyển tam, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. - Tư liệu mộc bản tác phẩm Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt. Trong nghiên cứu Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan, đã thống kê số lượng và kí hiệu các văn bản thơ Ngự chế của Thiệu Trị hiện đang lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia IV - Đà Lạt. 1.1.3. Nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị a. Về tác giả Các nghiên cứu trong sách, luận văn, khoá luận, bài báo khoa học đều có đề cập sơ lược tiểu sử Thiệu Trị. Tuy nhiên, các nghiên
  9. 7 cứu này chỉ đề cập một cách tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của ông mà chưa có phân tích chi tiết từng khía cạnh cuộc đời và đóng góp của ông với đất nước trên lĩnh vực trị quốc và văn chương. b. Về sự nghiệp văn chương Sự nghiệp văn chương chưa được nghiên cứu xứng tầm với gia tài văn chương đồ sộ của Thiệu Trị. 1.1.4. Nghiên cứu về tác phẩm Ngự chế cổ kim Thể cách thi pháp tập Về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập 御製古今 體格詩法集, về mặt văn bản chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu; về mặt nội dung, nghệ thuật, các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở một số bài thơ nhất định. 1.2. Tác giả Thiệu Trị 1.2.1. Thân thế cuộc đời và sự nghiệp chính trị Hoàng đế Thiệu Trị (紹治皇帝, 1807-1847), tên húy Nguyễn Phúc Miên Tông, thủa nhỏ có tên là Dung, lúc lên ngôi lấy tên Nguyễn Phúc Tuyền, là con trưởng Hoàng đế Minh Mạng và mẹ Hồ Thị Hoa. Ông lên ngôi Hoàng đế năm 1841, lúc 34 tuổi. Ông trị vì 7 năm và mất năm 1847, thọ 41 tuổi, táng tại Xương Lăng. 1.2.2. Khái quát sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị a. Thi tập: - Thiệu Trị Ngự chế thi là tổng tập thơ của Hoàng đế Thiệu Trị với các nội dung phong phú, được chia làm 4 tập thơ chính. Tổng cộng 4 tập thơ ngự chế là 55 quyển; mục lục 16 quyển, gồm 2.946 bài thơ. Ngoài ra, còn các tập thơ được biên tập riêng như: Ngự chế Bắc tuần thi tập; Ngự đề đồ hội thi tập; Ngự chế cổ kim thể cách thi
  10. 8 pháp tập… Một điểm lưu ý, là các tập thơ riêng biệt dưới đây đều được tìm thấy trong Ngự chế thi. Ngoài ra, 683 bài thơ trong tập Chỉ Thiện đường hội tập được sáng tác khi chưa lên ngôi nên sẽ không có trong tổng tập. Vì vậy toàn bộ số lượng bài thơ của Thiệu Trị có khoảng 3.647 bài. b. Văn tập và thể loại khác: Tác phẩm Thiệu Trị Ngự chế văn tập; Thiệu Trị văn quy; Ngự chế lịch đại sử tổng luận. 1.2.3. Giới thiệu tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Thiệu Trị. Tác phẩm này được Thiệu Trị sắc lệnh cho Nội các chọn trích tuyển từ Thiệu Trị Ngự chế thi, gồm 157 bài thơ được sáng tác theo khoảng 72 thể cách thi pháp, gồm 57 thể cổ kim và 15 thể tân sáng. 1.3. Định hướng nghiên cứu của đề tài Với hiện trạng văn bản và lưu trữ của văn bản tác phẩm còn nhiều khiếm khuyết, trong phạm vi đề tài “Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập”, chúng tôi mong muốn nghiên cứu chuyên sâu vấn đề văn bản học của tác phẩm này một cách toàn diện, cụ thể hơn bằng việc khảo dị, đối hiệu, xác định bản đáy, bổ khuyết đưa ra một văn bản đầy đủ về nội dung của tập thơ và đánh giá giá trị tác phẩm trên góc độ của nhà nghiên cứu Ngữ văn - Hán Nôm. Đề tài mong muốn chuyên sâu nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật thể cách thi pháp và nội dung của tác phẩm. Khái quát được quan điểm về thi học, thể cách thi pháp của Thiệu Trị, phân biệt rõ ràng những thể cách nào ông sử dụng của tiền nhân và đặc biệt chú ý đến những thể cách do chính ông sáng tạo nên và bước đầu khẳng định đóng góp của Thiệu Trị đối với nền thi học trung đại Việt Nam.
  11. 9 Chương 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chương này đặt trọng tâm việc nghiên cứu văn bản học, xác định thiện bản, khảo dị đối hiệu giữa các dị bản, hiệu điểm bổ khuyết nội dung cho thiện bản nhằm làm căn cứ cho việc nghiên cứu chuyên sâu tác phẩm và phiên dịch. Tiến hành khảo cứu phân tích cấu trúc nội dung từng quyển của tác phẩm và đối chiếu với Ngự chế thi. 2.1. Tên gọi, niên đại và quá trình biên định tác phẩm Niên đại tác phẩm: Căn cứ vào nội dung bài Biểu của Nội các dâng lên vua ngự lãm, xác định được niên đại hình thành của tác phẩm là: 紹治七年九月初九日 Thiệu Trị thất niên cửu nguyệt sơ cửu nhật, ngày mồng 9 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 7 - 1847. Tên gọi: Tác phẩm có nhan đề Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập 御製古今體格詩法集. Ý nghĩa nhan đề: Ngự chế 御製 - vua sáng tác; cổ kim 古今 - xưa nay; thể cách 體格 - thể loại, thể tài, cách thức; thi pháp 詩法 - phương pháp, quy luật làm thơ. Tổng hợp, tên sách có nghĩa là Tập thơ do nhà vua sáng tác theo các phương pháp thể cách xưa nay. Từ người biên soạn, khảo hiệu, chép “tinh tả”, khắc in đều y theo sắc lệnh mà thi hành một cách nghiêm túc. Sau khi khắc in xong thì in lên giấy dó, đóng thành sách với một số lượng nhất định. Bản khắc sẽ được lưu trữ cẩn mật tại Quốc Sử quán cho nên vấn đề thất tán, dị bản không rõ nguồn gốc đều không thể xảy ra, mọi thông tin đều hoàn toàn chính xác và tin cậy.
  12. 10 2.2 Phân loại và hiện trạng văn bản Văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập hiện được truyền bản lưu trữ ở 3 nguồn chính sau: 2.2.1. Tư liệu lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội a. Bản in Bản in tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ có quyển nhất mang ký hiệu: A.3052. b. Bản chép tay - Bản ký hiệu A.1960 được lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. Bản này được đóng dấu của Viện Viễn Đông Bác Cổ. - VHv.123: Thiệu Trị Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, 150 trang, khổ 29 x 17, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - VHv.1165: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp, 62 trang, khổ 27 x 15,5, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - A.1877: Ngự chế cổ kim thi thể tập sao, 54 trang, khổ 29,5 x 19, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. 2.2.2. Tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội Tại TVQG lưu trữ bản in quyển mục lục và quyển tam đã được ảnh ấn. + Quyển mục lục: Ký hiệu R.1597. + Quyển tam: Ký hiệu R.1598. 2.2.3. Tư liệu mộc bản lưu trữ lại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt Tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị hiện vẫn còn bảo lưu được nguồn tư liệu mộc bản. Chúng tôi đã có được bản in tác phẩm này từ mộc bản lưu trữ tại TTLTQG IV, sách khổ 28 x 15cm, gồm 4 quyển: 1 quyển mục lục và 3 quyển nội
  13. 11 dung chính, với tổng cộng nội dung hiện còn 148 tờ, tương đương với 148 mặt khắc; mỗi tờ 2 trang tức hiện còn 296 trang. 2.3. Khảo dị, xác định và bổ khuyết thiện bản 2.3.1. Khảo dị và xác định thiện bản Trong các truyền bản của văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập hiện có thì bản in mộc bản là nguồn tư liệu gốc vì có niên đại cùng thời với tác giả, được khắc in mộc bản năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), đến nay (năm 2021) đã được 174 năm là bản tốt nhất được xem là bản cơ sở cho công tác đối hiệu. Việc khảo dị đối hiệu sẽ được tiến hành trên công tác so sánh giữa các dị bản: bản in mộc bản; bản in (quyển nhất A.3052; quyển mục lục R.1597; quyển tam R.1598); bản chép tay A.1960. Tất cả nội dung đều được đối hiệu với Thiệu Trị Ngự chế thi vì đây là nguồn tư liệu gốc của thơ Thiệu Trị. Qua công tác khảo dị đối hiệu, cho ta thấy bản in mộc bản là bản tốt nhất trong số các bản hiện có, đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách quan của một văn bản chuẩn mực cho việc nghiên cứu và đáng tin cậy bậc nhất. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn bản in mộc bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập là thiện bản và để phục vụ cho nghiên cứu này. 2.3.2. Bổ khuyết thiện bản Hiệu đối văn bản chính là kiểm định và bổ khuyết nội dung văn bản mà tư liệu mộc bản bị khuyết do thất lạc để nhằm có được một văn bản hoàn bị nhất để phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên sâu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung bổ khuyết được liệt kê cụ thể trong “Bảng 2.3: Bổ khuyết nội dung cho thiện bản” (Xin đọc toàn văn). Sau khi hiệu đối bổ khuyết
  14. 12 nội dung cho thiện bản, chúng tôi đã tiến hành phục dựng những trang văn bản bị khuyết mất. 2.4. Khảo cứu cấu trúc nội dung văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập Sau khi đạt được nội dung hoàn bị cho thiện bản, chúng tôi tiến hành khảo cứu phân tích cấu trúc từng quyển, từng trang nội dung văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 2.4.1. Khảo cứu bài Biểu Nội dung bài Biểu nêu rõ ý nghĩa quan trọng bậc nhất của việc biên soạn tác phẩm là ban hành để xiển hóa sáng tỏ cái thể dụng của nền văn trị, dùng văn chương cai trị đất nước. 2.4.2. Khảo cứu tựa dẫn của các sáng tác Tác phẩm có 3 bài tựa dẫn sáng tác và 1 bài văn giá trị tương đương bài bạt, trình bày về các thể cách ở cuối tác phẩm. 2.4.3. Khảo cứu nội dung văn bản tác phẩm 2.4.3.1 Quyển mục lục Sách khổ 28x15cm, gồm 45 tờ, mỗi tờ hai trang a và b là 90 trang, không kể trang bìa. Sách có 2 trang bìa màu mực son, trang bìa thứ nhất in tựa đề: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; khắc ấn Thể Thiên Hành Kiện và Thiệu Trị Thần Hàn. 2.4.3.2 Quyển nhất Quyển nhất tổng cộng 47 tờ, mỗi tờ 2 trang là 94 trang. 2.4.3.3 Quyển nhị Quyển nhị tổng cộng 38 tờ, mỗi tờ 2 trang là 76 trang. 2.4.3.4 Quyển tam Quyển tam tổng cộng 44 tờ, mỗi tờ 2 trang là 88 trang. Tiểu kết chương 2: Chúng tôi đã tiến hành khảo cứu cấu trúc nội dung, thống kê tổng số bài thơ và các Thể cách từng quyển của tác phẩm, đã cho ra kết quả cụ thể: quyển nhất 83 bài thơ, 1 tựa thơ; quyển nhị 40 bài thơ và 1 bài tựa; quyển tam 30 bài thơ, 1 tựa và 1 văn. Tổng cộng toàn bộ
  15. 13 tập thơ là 157 chương/ bài. Tất cả nội dung đều được đối chiếu đầy đủ chính xác với tổng tập Thiệu Trị Ngự chế thi. Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chương này bước đầu tìm hiểu quan niệm về thể cách thi pháp của Thiệu Trị; Nghiên cứu luận giải đặc điểm nghệ thuật của các thể cách cổ kim và tân sáng được Thiệu Trị sử dụng trong tập thơ. Qua đó, luận án làm rõ giá trị thi học của tác phẩm và mục đích chủ đạo của Thiệu Trị khi cho biên soạn tập thơ này. 3.1 Quan niệm về thể cách thi pháp của Thiệu Trị Thi học, là khoa học về thơ ca, lĩnh vực khoa học đem thơ ca làm đối tượng nghiên cứu. Trong đó, thể cách thi pháp là một lĩnh vực nghiên cứu của thi học. Về thi pháp, chính là dựa vào các yếu tố cấu thành nên thi ca như: thi thể, thi cách, từ pháp, cú pháp, dụng vận, dụng điển mà tổng kết thành quy luật nghệ thuật. Thể cách 體格, được hiểu là chỉ các thể thơ, cách thức, phương pháp sáng tác thơ ca. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào chính tự thân tác phẩm của Thiệu Trị và các cứ liệu liên quan để bước đầu nhận định về thể cách và quan điểm của Thiệu Trị. Về thể 體: còn gọi là thi thể, chỉ thể loại, thể tài, hình thể của một bài thơ. Thể có những tính chất đặc thù, có quy luật riêng và tùy theo quy luật hình thể của từng thể mà gọi tên riêng biệt. Về cách 格: còn gọi là thi cách, là quy cách, cách thức sáng tác, cách luật âm vận tiêu chuẩn để vận dụng khi sáng tác thơ. Như
  16. 14 vậy, cách không phải là thể thơ nhất định mà chính là cách luật âm vận được sử dụng trong một thể nhưng tồn tại độc lập về mặt cấu trúc. Cách được xem là một tiểu loại, một biệt thể và song hành tồn tại với Thể trong cùng một bài thơ. Thiệu Trị đặc biệt đề cao yếu tố học tập phép làm thơ. Ông chú trọng đến nghệ thuật thể cách thi pháp, xem đây là thước đo chuẩn mực của việc sáng tác văn chương. 3.2 Thể cách thi pháp cổ kim 3.2.1 Khái quát thể cách thi pháp cổ kim Thể cách thi pháp cổ kim chính là nói đến các phương pháp làm thơ là thể và cách của đời xưa, đời nay. Tác phẩm Ngự chế Thi pháp với các sáng tác được Thiệu Trị sử dụng những thể cách thi pháp cổ kim, toàn bộ tập thơ có khoảng 57 thể cách được sử dụng như sau: Cận thể; Cổ thể; Thể minh; Sở từ; Tam ngũ thất ngôn thể; Nhất tự chí thập tự thể; Hồi văn thể kiêm liên hoàn; Thiền liên thể; Tạp số thể; Tính thị thể; Ly hợp thể; Hỏa diệm thể; Phi nhạn thể; Điệp vận trường ca thể… 3.2.2 Luận giải thể cách thi pháp cổ kim Luận giải tức là phân tích và giải mã, bởi các thể và cách vô cùng phong phú về mặt hình thể, đa dạng về mặt cách luật âm vận. Mỗi thể cách đều có những quy tắc đặc thù nhưng tựu chung đều được vận hành xoay quanh sự biến chuyển về cách luật âm vận. Tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp với khoảng 57 thể cách cổ kim, được Thiệu Trị vận dụng sáng tác hoặc có khi ông cải chế thư pháp càng làm cho các thể cách thêm đa dạng, khó lường.
  17. 15 Trong phạm vi bản tóm tắt chúng tôi chỉ trích dẫn một thể cách Hồi văn thể kiêm Liên hoàn, còn chi tiết xin đọc chính văn. Hồi văn thể kiêm Liên hoàn 迴文體兼連環: Thiệu Trị vận dụng kết hợp hai thể Hồi văn và Liên hoàn, để sáng tác bài Vũ trung sơn thủy. Về mặt hình thể, bài thơ gồm 56 chữ Hán được xếp theo đồ hình bát quái với 5 hình tròn đồng tâm. Dùng hai thể Hồi văn kiêm Liên hoàn, hai vần bằng trắc, bốn vận, trái phải đọc thành 64 bài thất ngôn ngũ ngôn. - Hồi văn thể là một phương pháp tu từ đặc biệt của chữ Hán sử dụng hình thức sắp xếp trật tự từ thuận nghịch, lặp đi lặp lại, xoay vòng trên phương diện văn tự đều có thể thành câu thơ và đúng cách luật âm vận. Hình thức sắp đặt chữ này là chính dựa trên hai yếu tố đặc thù và đặc biệt chỉ duy nhất có trong loại hình chữ Hán là tính đơn âm tiết của của chữ Hán. - Liên hoàn có nghĩa là các câu, các chữ trong bài thơ được nối tiếp liên tục và xoay vòng tròn. Vì vậy, khi kết hợp hai thể Hồi văn và Liên hoàn thì sẽ đảm bảo sự tiếp nối xoay chuyển liên tục thành chu kỳ hình tròn khép kín, tạo cho bài thơ thành một thể thống nhất. - Về “bằng trắc, tứ vận”, tức là hai vần bằng - trắc bao gồm cả bốn thanh Bình, Thượng, Khứ, Nhập; bốn vận trong bài thơ là Canh - Chấn - San - Dạng, trong sách Bội văn vận phủ. Cách xếp đặt bài thơ có 5 vòng tròn đồng tâm theo dạng hình bát quái, mục đích để đọc được bài thơ thuận nghịch, liên tiếp, xoay vòng một cách chặt chẽ không đứt đoạn và ý nghĩa bài thơ không bị thay đổi. 3.3. Thể cách thi pháp tân sáng 3.3.1. Khái quát thống kê thể cách thi pháp tân sáng
  18. 16 Trong toàn bộ tập thơ Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp này, chúng tôi ghi nhận được 15 thể cách tân sáng sau: Toàn chuyển chu hoàn thể; Bát ngôn thể; Thất chính cách... Đây được xem là nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Thiệu Trị. 3.3.2. Luận giải thể cách thi pháp tân sáng Chúng tôi lần lượt tiến hành trình bày khái niệm và luận giải các Thể cách tân sáng và chỉ trích dẫn một thể cách còn lại xin đọc chính văn. Tự sáng Toàn chuyển chu hoàn thể 旋轉周環體: Toàn chuyển chu hoàn là thể thơ do vua Thiệu Trị tự sáng tạo được dùng trong bài thơ Trì đường sơ Hạ lâm hứng thủy tạ phóng ngâm. Đây là một bài thơ dùng bằng trắc và tám vận xoay trái xoay phải mà nhìn thấy được sự thú vị. Trái phải đọc thành 96 bài (thất ngôn ngũ ngôn), đều đúng cách luật, là sự kỳ diệu của âm vận. Nội hàm bài thơ có 56 chữ, dùng các vận trong Bội văn vận phủ, chỉ phương pháp là khác nhau. - Toàn chuyển còn gọi là Tả toàn hữu chuyển - xoay trái xoay phải, câu thơ được đọc theo lối uyển chuyển phải trái mà không phải đường thẳng. - Chu hoàn có nghĩa là quay vòng quanh, các chữ, các câu đều có thể đọc theo hình tròn liên tiếp. Kết hợp hai quy tắc Toàn chuyển chu hoàn là đọc xoay trái xoay phải uyển chuyển các câu chữ và kết hợp quay vòng quanh. - Hai vần là bằng - trắc; tám vận là Nhất Tiên; Thập tứ Diêm; Nhị thập ngũ Hữu; Nhị thập cửu Hãm; Nhất Tống; Nhất Đông; Thập Chưng; Tứ Trí. Đối với dạng thơ Toàn chuyển chu hoàn hay Hồi văn
  19. 17 liên hoàn, điều đầu tiên kể đến chính là tài năng văn chương về thể cách, cách luật âm vận của tác giả. Thứ đến là việc lựa chọn chủ đề sáng tác, rồi chọn các chữ trong các bộ vận phù hợp với đề tài và vận dụng thể cách để dựng nên cấu trúc đồ hình của bài thơ. 3.4. Giá trị thi học của tác phẩm Giá trị về mặt thể cách thi pháp: Thiệu Trị cho biên soạn tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp này với mục đích đề cao việc sử dụng thể và cách để sáng tác văn chương. Việc Thiệu Trị đã tiếp thu các thể cách cổ kim của Trung Quốc và sáng tạo ra 15 thể cách, đã làm phong phú thêm kho tàng thể cách thi pháp cho nền thi học trung đại Việt Nam nói riêng và nền thi học cổ kim nói chung. Giá trị dân tộc nhìn từ góc độ văn chương: Thiệu Trị cho biên soạn tác phẩm này và sách âm vận Thiệu Trị văn quy, để tạo một nền văn chương đặc trưng của nước Đại Nam, độc lập về thể cách và âm vận. Ông muốn biên soạn ra những đầu sách căn bản thích hợp với quan điểm sáng tác của người Việt, thuận tiện cho danh sỹ đương thời và cả hậu nhân nghiên cứu, tra cứu và sáng tác thơ ca mà không phải tốn thời gian tìm kiếm ở các bộ Tự điển và Vận phủ của Trung Quốc. Tiểu kết chương 3: Thi học là cái học về thơ, bàn luận về thơ. Thi pháp là khái niệm chỉ các phương pháp sáng tác thơ ca, là một bộ phận nghiên cứu của nền thi học. Khái niệm thể cách thi pháp trong tên gọi tác phẩm có nghĩa là các quy tắc và phương pháp để sáng tác thơ. Qua nghiên cứu về thể cách thi pháp cổ kim và tân sáng của tác phẩm, để thấy rõ được tinh thần độc lập về thể cách và âm vận của Thiệu Trị trong tư cách một vị Hoàng đế và nhà nghiên cứu thi học.
  20. 18 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Tác phẩm này là bản trích lục từ Thiệu Trị Ngự chế thi, về mặt chỉnh thể là một tác phẩm độc lập. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu những giá trị nội dung để làm rõ quan điểm về nội dung thơ ca của Thiệu Trị trong tư cách một vị Hoàng đế dùng văn chương bình trị thiên hạ và tư cách là một thi sĩ yêu văn chương, thiên nhiên non nước. Và làm rõ mối quan hệ giữa thể cách thi pháp và nội dung. 4.1. Quan niệm về nội dung thơ ca và mối quan hệ của nó với thể cách thi pháp 4.1.1. Quan niệm về nội dung thơ ca thời trung đại Việt Nam Thời kỳ trung đại, trong sáng tác thơ ca thì quan điểm xuyên suốt của các danh sĩ, tao nhân đó là “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. 4.1.2. Quan niệm về nội dung thơ ca của Thiệu Trị Thứ nhất, Thiệu Trị đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng tư tưởng “thi dĩ ngôn chí”, điều đó được thể hiện rõ khi ông cũng cho rằng: “Thơ ở trong bụng là chí, nói ra thành lời là thơ [ĐNTL, tr.979]. Thứ hai, trong tư cách một Hoàng đế, ông đề cao việc sáng tác thơ văn là để chính giáo hóa. Điều này thể hiện ở điểm dùng thơ ca bình trị thiên hạ, dùng thơ để giảng dạy cho học trò, để giáo hóa muôn dân, thiết lập một nền văn trị hưng thịnh. 4.1.3 Mối quan hệ giữa nội dung thơ ca và thể cách thi pháp Thứ nhất, tính gắn kết về mặt kỹ xảo sử dụng các phương pháp làm thơ, vận dụng hài hoà đúng cách luật của âm vận trong sáng tác văn chương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2