Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác lập những điểm cơ bản về phong cách ngôn ngữ thơ của tác giả, nhận diện những giá trị cốt lõi và đánh giá những đóng góp của Hàn Mặc Tử cho thơ Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945, góp phần phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy thơ ông từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH ĐỨC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2021
- 1 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN MẬU CẢNH 2. TS. ĐẶNG LƯU Phản biện 1. Phản biện 2. Phản biện 3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu thơ từ góc nhìn ngôn ngữ là một hướng tiếp cận phổ biến bấy lâu nay, đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong thơ, ngôn ngữ không chỉ thể hiện nội dung thông tin thuần túy, mà bản thân nó còn có “tính tự trị”, “tự thuyết minh về chính nó”. Do vậy, nếu trong sáng tác, sự độc đáo của hình thức ngôn ngữ thể hiện qua mỗi tác phẩm là đích phấn đấu của nhà thơ, thì trong tiếp nhận và đánh giá, việc khám phá ra tính độc đáo của cách tổ chức ngôn ngữ cũng là yếu tố quyết định để hiểu nội dung của thơ. 1.2. “Ngôn ngữ thơ” là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Thực tế, không có một thứ ngôn ngữ thơ chung chung, mà chỉ tồn tại ngôn ngữ thơ thuộc từng hệ hình, kiểu sáng tác, của mỗi tác giả nhất định. Mỗi tác giả thường có vốn sống, quan điểm thẩm mĩ, sở thích, sở trường, đời sống nội tâm, nhãn quan ngôn ngữ riêng, chúng góp phần tạo nên những nét cá biệt của từng chủ thể sáng tạo. Mức cao nhất của sự kết tinh những nét cá biệt chính là phong cách. Tìm hiểu phong cách thơ của một tác giả từ góc độ ngôn ngữ học, do vậy, là một hướng đi thật sự cần thiết nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần vào việc thực hành phân tích văn bản trong nhà trường hiện nay. 1.3. Hàn Mặc Tử là một gương mặt xuất sắc của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Trong giai đoạn 1932 - 1945, hiếm có nhà thơ nào, chỉ trong một thời gian ngắn, đã làm một hành trình sáng tạo thơ từ cổ điển, qua lãng mạn, đến tượng trưng, siêu thực như Hàn Mặc Tử. Xét về kiểu sáng tác, thơ ông rất đa dạng. Nhưng dù đa dạng thế nào, hoàn toàn có thể khẳng định phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. Nghiên cứu phong cách thơ của Hàn Mặc Tử, thực chất chúng ta đã góp phần vào việc giải mã tác phẩm thơ ông, qua đó, thúc đẩy công việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Hàn Mặc Tử từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử để triển khai trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ.
- 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát, tìm hiểu để làm rõ phong cách ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử trên các bình diện: vốn từ, một số trường từ vựng - ngữ nghĩa tiêu biểu, những lựa chọn, kết hợp từ độc đáo, một số biện pháp tu từ nổi bật. 2.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Việc khảo sát sẽ được tiến hành trên nguồn tư liệu hiện có về thơ Hàn Mặc Tử. Đó là các bài thơ xuất hiện trong tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm (Lại Nguyên Ân sưu tập và giới thiệu). Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thơ ông trong các tập: Hàn Mặc Tử - Tác phẩm, phê bình và tưởng niệm (Phan Cự Đệ), Thơ Hàn Mặc Tử (Chế Lan Viên), Hàn Mặc Tử thơ và đời (Lữ Huy Nguyên), Hàn Mặc Tử một đời thơ (Thi Long), Thơ Hàn Mặc Tử (Mạnh Linh). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, phân tích về từ ngữ và các phép tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, luận án xác lập những điểm cơ bản về phong cách ngôn ngữ thơ của tác giả, nhận diện những giá trị cốt lõi và đánh giá những đóng góp của Hàn Mặc Tử cho thơ Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945, góp phần phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy thơ ông từ bậc phổ thông đến bậc đại học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp kết quả nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, làm rõ các khái niệm liên quan, làm cơ sở lí luận cho luận án. - Khảo sát vốn từ, cách lựa chọn, kết hợp từ ngữ, trường từ vựng - ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, làm rõ các đặc điểm về cách dùng từ ngữ trong thơ ông (có so sánh với ba nhà thơ cùng thời: Bích Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Bính). - Phân tích ngữ liệu, thấy được ý thức lựa chọn ngôn từ nghệ thuật của Hàn Mặc Tử trong sáng tạo thơ, từ đó đưa ra một số kết luận về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử. 4. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp so
- 3 sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, thủ pháp thống kê, thủ pháp hệ thống hóa, thủ pháp phân tích tương quan. 5. Đóng góp của luận án Thông qua việc khảo sát, phân tích, nghiên cứu cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử, luận án khái quát những nét cơ bản về phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử; từ đó, góp thêm một góc nhìn, một cách đánh giá về thơ của tác giả trong tương quan với các tác giả tiêu biểu khác của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ Chương 3: Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử thể hiện ở cách sử dụng các biện pháp tu từ
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả Có thể nói, cho tới nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ tác giả nói riêng. Quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và các nhà Việt ngữ học về phong cách ngôn ngữ tác giả còn thiếu sự nhất trí, do vậy, hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm phong cách ngôn ngữ tác giả. 1.1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả trên thế giới Một trong những nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu phong cách học là Ch. Bali. Có điều, Ch. Bali chỉ chú tâm nghiên cứu phong cách trong phạm vi các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm mà thôi. Tư tưởng này thể hiện trong cuốn Tu từ học tiếng Pháp của ông. Khác với quan điểm của Bali, Leo Spitzer lại muốn khái quát phong cách cá nhân từ chính các dữ kiện của tác phẩm như: tư tưởng, tình tiết, kết cấu, đặc biệt là ngôn ngữ. Tiếp nối các thành tựu của những người tiên phong, các tác giả như R.A. Budagov, V.V. Vinogradov, D. E. Rozental, P. I. Dameran, R. Levin, S.Macus, P. Miclau, F. Guirand đều có những cống hiến, thúc đẩy sự phát triển việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả. 1.1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả ở Việt Nam Ở Việt Nam, đã có một số bài viết nhận diện phong cách ngôn ngữ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân... Tuy nhiên, những công trình dày dặn nghiên cứu phong cách tác giả vẫn còn rất hiếm. Những phân tích, lí giải chủ yếu tập trung vào khẳng định sức sáng tạo, nét độc đáo của từng tác phẩm, mà vẫn còn thiếu những nhận định sâu về phong cách cá nhân. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử Trong các nhà thơ của phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Hàn Mặc Tử là tác giả nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Bao quát hầu hết các bài viết về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử từ trước tới nay, chúng tôi thấy có mấy hướng chỉnh. Thứ
- 5 nhất là các ý kiến về đặc điểm phong cách thơ Hàn Mặc Tử (Trần Thanh Mại, Quách Tấn, Hoài Thanh và Hoài Chân, Chế Lan Viên, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Ngô Văn Phú, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn…). Thứ hai là các ý kiến về đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử (Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Huỳnh Phan Anh, Võ Long Tê, Lại Nguyên Ân, Phan Huy Dũng, Nguyễn Quân…). Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng chọn vấn đề ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử làm để tài nghiên cứu… Các bài viết và công trình đó đã được chúng tôi tham khảo để tiến hành việc nghiên cứu đề tài của mình. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách ngôn ngữ 1.2.1.1. Phong cách và phong cách học a. Phong cách Xuất phát từ thuật ngữ slitos trong tiếng Hy Lạp cổ đại, suốt hơn 2500 năm, khái niệm phong cách đã được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Để làm rõ thêm những cách hiểu khác nhau về khái niệm phong cách, chúng tôi đã điểm qua quan niệm của Phan Ngọc, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Lai Thúy… Từ những quan niệm đã phân tích trên, chúng tôi rút ra những nét chính yếu của khái niệm phong cách: Thứ nhất, phong cách bao giờ cũng gắn với một sản phẩm ngôn ngữ cụ thể. Thứ hai, muốn đạt đến phong cách, sản phẩm ngôn ngữ phải có những nét riêng, những dấu hiệu đặc trưng. Thứ ba, phong cách là kết quả của sự lựa chọn đầy ý thức chứ hoàn toàn không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Thứ tư, khái niệm phong cách bao gồm trong nó các nội dung: phong cách thời đại, phong cách chức năng, phong cách tác giả. b. Phong cách học Điểm qua những kiến giải của các nhà khoa học từ trước đến nay, gạt bỏ những khác biệt nhất định trong cách diễn đạt, ta có thể nêu ra một cách hiểu có tính thống nhất về khái niệm. Phong cách học là một bộ phận của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu những đặc điểm phong cách của sản phẩm ngôn ngữ qua ý thức lựa chọn của chủ ngôn, thể hiện ở mọi phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp. Với sự khái quát như vậy, phong cách học có nội hàm rất rộng, bao gồm cả phong cách chức năng lẫn phong cách cá nhân, bao gồm mọi sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới những dạng thức khác nhau.
- 6 1.2.1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ một phong cách nằm trong hệ thống phong cách chức năng (gồm: phong cách sinh hoạt, phong cách nghệ thuật, phong cách báo chí, phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ). Chúng tôi tán thành sự đối lập giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật ở các bình diện: đặc điểm của hệ thống tín hiệu, chức năng xã hội, tính hệ thống, bình diện ngữ nghĩa, sự có mặt của các phương tiện ngôn ngữ, vai trò đối với ngôn ngữ dân tộc để minh định nội hàm của khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 1.2.1.3. Phong cách ngôn ngữ cá nhân Phong cách cá nhân là toàn bộ các yếu tố phong cách cơ bản có mặt ổn định trong các tác phẩm của một tác giả nào đó, trong một giai đoạn sáng tạo nhất định hay phổ biến ở tất cả quá trình sáng tạo nói chung của tác giả đó; đặc điểm các thủ pháp sử dụng từ ngữ, các kết cấu v.v. đặc trưng cho ngôn ngữ nói hay viết của một cá nhân. Phong cách ngôn ngữ cá nhân phải được xem xét ở các bình diện: Thứ nhất, phong cách ngôn ngữ cá nhân phải biểu hiện ở chính văn bản. Thứ hai, những yếu tố ngôn ngữ ấy phải toát ra những đặc điểm riêng, cá biệt, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ. Thứ ba, phong cách vừa có sự ổn định, vừa có sự biến đổi, đó là một hiện tượng động. 1.2.2. Một số vấn đề liên quan đến phong cách ngôn ngữ cá nhân 1.2.2.1. Biểu hiện phong cách cá nhân qua trường từ vựng - ngữ nghĩa trong văn bản nghệ thuật Trường từ vựng là khái niệm có mặt trong hầu hết các công trình từ vựng học. Bản thân trường từ vựng có thể không khác biệt ở các nhà văn, nhà thơ, nhưng sự hành chức của các từ được tập hợp trong trường của mỗi tác giả thì lại có những nét độc đáo, khác biệt. Điều này tùy thuộc vào tư tưởng thẩm mĩ, nội dung tác phẩm, cách sử dụng từ ngữ. Tóm lại, phân tích đặc điểm hành chức của từ ngữ trong trường, ta sẽ nhận ra những nét phong cách của nhà văn. 1.2.2.2. Biểu hiện phong cách ngôn ngữ cá nhân nhìn từ hai trục ngôn ngữ Trục ngang trong ngôn ngữ là trục thể hiện mối quan hệ kết nối các đơn vị ngôn ngữ theo trật tự tuyến tính thành những đơn vị có cấu trúc lớn hơn để đi vào hoạt động giao tiếp. Nhưng hoạt động ngôn ngữ, đặc biệt trong sáng tạo thơ, trục lựa chọn (trục dọc) được quy chiếu trên trục kết hợp (trục ngang) - theo một luận điểm
- 7 nổi tiếng của R. Jakobson. Vì thế, khảo sát phong cách ngôn ngữ của một nhà thơ phải đặc biệt chú ý cách thức sử dụng ngôn ngữ ở cả hai trục này. 1.2.3. Hàn Mặc Tử - cuộc đời và sự nghiệp thơ Từ góc nhìn tiểu sử, trong thơ ca hiện đại Việt Nam, hiếm nhà thơ nào có những trang đời đớn đau như Hàn Mặc Tử. Nhưng với hơn chục năm cầm bút, qua những bút danh như Phong Trần, Lệ Thanh và cuối cùng là Hàn Mặc Tử, nhà thơ đã để lại những tác phẩm: Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật), Gái quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời), Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên - 1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm Châu Duyên (thơ), Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939), Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang - 1940), Chơi giữa mùa trăng (tập thơ - văn xuôi). Với chừng ấy tác phẩm, Hàn Mặc Tử đã thể hiện rất rõ phong cách ngôn ngữ của mình, một phong cách vừa có tính thống nhất, vừa có sự biến đổi qua từng loại thơ, từng kiểu sáng tác, từng giai đoạn. 1.2.4. Quan niệm riêng về nhà thơ và sáng tạo thơ - yếu tố chi phối phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử Trong ý thức của Hàn Mặc Tử, thi nhân là những con người có những tố chất, phẩm tính đặc biệt. Có lẽ không một tín đồ nào có quan niệm khác thường như Hàn Mặc Tử. theo ông, chỉ có “loài thi sĩ” mới có khả năng khác thường trong việc cảm nhận những vẻ đẹp của tạo vật và đấng tối cao, xứng đáng cất cao lời ca ngợi khen quyền năng Thiên Chúa. Ông muốn tâm hồn nhà thơ phải luôn thanh sạch như đã gột rửa để chịu ơn thiêng trong sáng tạo. Trong quan niệm của Hàn Mặc Tử về thơ, ta ít nhiều đều bắt gặp nhãn quan ngôn ngữ của ông - qua sáng tạo thơ. 1.3. Tiểu kết chương 1 Ở chương 1, luận án đã tổng thuật những nghiên cứu về ngôn ngữ tác giả, về thơ và ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử, và để xác lập cơ sở khoa học, luận án trình bày một số khái niệm cơ bản: phong cách, phong cách học, phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ cá nhân. Những khái niệm trên đã được luận giải nhằm xây dựng một bộ công cụ cần thiết cho việc khảo sát và xử lí tư liệu ở các chương sau. Luận án cũng tính đến hai yếu tố chi phối rõ rệt phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử: sự trải nghiệm một cuộc sống đau thương và một quan niệm riêng về nhà thơ và sáng tạo thơ. Từ đây, có thể thấy, phong cách ngôn ngữ hình thành một cách có quy luật, trên một nhãn quan và thực tế sáng tác sinh động của tác giả.
- 8 Chương 2 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ THỂ HIỆN Ở CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ 2.1. Định hướng nghiên cứu và phạm vi khảo sát từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử để nhận diện phong cách ngôn ngữ của nhà thơ Nhà văn, nhà thơ là những người phải có vốn từ phong phú, bởi vì, đó là một điều kiện cần thiết để người nghệ sĩ có thể phản ánh muôn mặt đời sống bằng hình tượng ngôn từ. Có thể những người viết văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết cần vốn từ phong phú hơn so với người làm thơ. Và ngay trong đội ngũ các nhà thơ, tùy kiểu sáng tác, đề tài, cá tính sáng tạo, nhãn quan ngôn ngữ mà vốn từ của mỗi người lại có đặc điểm riêng. Nghiên cứu vốn từ của tác giả, thao tác thống kê ngôn ngữ học cũng đều phải được sử dụng để đưa ra các số liệu cụ thể, chính xác. Những nhận xét về đặc điểm vốn từ tác giả bao giờ cũng phải được khái quát trên cơ sở số liệu thống kê đáng tin cậy. 2.2. Phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử biểu hiện qua một số trường từ vựng tiêu biểu 2.2.1. Vấn đề trường từ vựng - ngữ nghĩa Bản thân từ ngữ trong một ngôn ngữ không bao giờ tự xếp thành trường. Do đó, trường là kết quả nghiên cứu về từ vựng của các nhà khoa học. Trường, trong tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học chưa bao gồm vấn đề hành chức. Khi ngôn ngữ văn chương trở thành đối tượng nghiên cứu, trường mới thực sự gắn với hành chức. Mỗi trường từ vựng trong văn bản nghệ thuật là kết quả sự lựa chọn từ ngữ một cách sáng tạo của nhà văn. 2.2.2. Trường từ vựng với vấn đề phong cách ngôn ngữ tác giả 2.2.2.1. Trường từ vựng trong ngôn ngữ văn học Trường, trong tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học chưa bao gồm vấn đề hành chức. Khi ngôn ngữ văn chương trở thành đối tượng nghiên cứu, trường mới thực sự gắn với hành chức. Trong sử dụng, từ có thể biến đổi và chuyển hoá những nét nghĩa vốn có để cho phù hợp với các nhân tố cụ thể của từng hoạt động giao tiếp, để nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Từ trong sáng tạo nghệ thuật được sử dụng ra sao và mang lại hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề của tác phẩm, năng lực ngôn ngữ, vốn sống, phong cách viết của tác giả. Mỗi trường từ vựng trong văn bản nghệ thuật là kết quả sự lựa chọn từ ngữ một cách sáng
- 9 tạo của nhà văn. Do đó, nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả, không thể bỏ qua các trường từ vựng in đậm dấu ấn riêng về bản sắc, cá tính, giá trị nghệ thuật và công phu sáng tạo của người nghệ sĩ. 2.2.2.2. Trường từ vựng với vấn đề phong cách ngôn ngữ tác giả Phải xét ở phạm vi rộng, trường từ vựng mới là chỗ bộc lộ rõ phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Bởi vì, trường là tập hợp những đơn vị có cùng một nội dung hay biểu đạt cùng một đối tượng, qua đó, có thể thấy được vốn từ ngữ, cái nhìn nghệ thuật, cách sử dụng khác biệt của mỗi người viết. Các nhà văn, nhà thơ khác nhau đều có thể có chung những trường từ vựng - ngữ nghĩa. Chẳng hạn, trường mùa xuân, trường tình yêu, trường cô đơn không chỉ có ở “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu, mà còn rất phổ biến trong Thơ mới, xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê… Nhưng đi vào khảo sát, phân tích cụ thể, ngay trong một trường, cách sử dụng từ ngữ ở các tác giả là không giống nhau. Đó chính là chỗ biểu hiện phong cách. 2.2.3. Một số trường từ vựng thể hiện phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử 2.2.3.1. Trường tôn giáo - tâm linh a) Kết quả khảo sát Trong các sáng tác của Hàn Mặc Tử, từ vựng tôn giáo nằm rải rác ở 67/119 bài, song các bài thuộc hai tập thơ hội tụ đậm nét màu sắc tôn giáo là Xuân như ý và Thượng thanh khí. Qua khảo sát 119 bài thơ của Hàn Mặc Tử, chúng tôi thống kê được 320 lượt từ thuộc trường từ vựng tôn giáo. Trong tương quan so sánh với các nhà thơ khác, thơ Hàn Mặc Tử có tần số xuất hiện lượt từ tôn giáo cao nhất. Điều này thể hiện rõ qua kết quả thống kê đối sánh ở bảng dưới đây: Bảng 2.2: Trường từ vựng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính Tổng số Tổng số Tổng số Tỉ lệ bài Tần suất Nhà thơ bài khảo bài sử lần sử sử dụng xuất hiện sát dụng dụng (%) trong bài Hàn Mặc Tử 119 67 320 56.3 2.7 Bích Khê 82 27 84 32.9 1.0 Xuân Diệu 90 17 22 18.9 0.2 Nguyễn Bính 88 19 52 21.6 0.6
- 10 Căn cứ vào tôn giáo, chúng tôi tiếp tục chia vốn từ chỉ tôn giáo trong thơ của bốn nhà thơ được chọn khảo sát thành hai nhóm: Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Bảng 2.3: Tiểu trường từ vựng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính phân theo loại tôn giáo HMT BK XD NB Tôn giáo Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượt (%) lượt (%) lượt (%) lượt (%) Thiên Chúa giáo 189 59 34 40 11 50 5 10 Phật giáo 131 41 50 60 11 50 47 90 Tổng 320 100 84 100 22 100 52 100 Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy, số lượng lượt dùng cả hai nhóm tiểu trường chỉ tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử hoàn toàn khác biệt so với ba nhà thơ còn lại. b) Giá trị biểu hiện Các từ thuộc trường này có thể quy về một số tiêu điểm sau đây: sự yêu kính Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria từ tấm lòng của một con chiên ngoan đạo; nhu cầu giãi bày và ước nguyện giải thoát khỏi nỗi đau thực tại; tưởng tượng và hy vọng về tương lai tốt đẹp; thứ tư, hướng con người tới chân - thiện - mĩ. 2.2.3.2. Trường tình yêu a) Kết quả khảo sát Trong 119 bài thơ của Hàn Mặc Tử được chúng tôi khảo sát, đến 98 bài thơ có sử dụng từ thuộc trường từ vựng tình yêu (chiếm trên 82%), với 587 lượt sử dụng (trung bình sử dụng gần 5 lượt/ bài). Về định lượng, cần có sự đối sánh giữa Hàn Mặc Tử và một số nhà thơ cùng thời. Bảng 2.6: Trường từ vựng tình yêu đôi lứa trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính Tổng số Tổng số Tỉ lệ bài Tần suất Tổng số bài Nhà thơ bài sử lần sử sử dụng xuất hiện khảo sát dụng dụng (%) trong bài Hàn Mặc Tử 119 98 587 82.4 4.9 Bích Khê 82 59 268 72.0 3.3 Xuân Diệu 90 82 630 91.1 7.0 Nguyễn Bính 88 64 543 72.7 6.2
- 11 Ở bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ bài sử dụng trong thơ Hàn Mặc Tử cao hơn thơ Nguyễn Bính và thơ Bích Khê, chỉ thấp hơn thơ của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu mà thôi. Nếu xét bình quân số lần xuất hiện ở mỗi bài thì con số này ở thơ Hàn Mặc Tử chỉ cao hơn Bích Khê. Mặc dù vậy, trung bình xuất hiện 5 lượt từ vựng tình yêu trên một bài thơ cũng phản ánh mức độ sử dụng khá cao trường này trong thơ Hàn Mặc Tử. b) Giá trị biểu hiện Trường tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử tập trung biểu hiện các nội dung: từ khao khát yêu và được yêu đến yêu say đắm; tình yêu với nhiều buồn đau và chia li; tình yêu thường được đề cập song hành với cái chết. 2.2.3.3. Trường thân xác con người a) Kết quả khảo sát Có thể nói, trường từ vựng chỉ thân xác trong thơ Hàn Mặc Tử rất phong phú không thua kém bất kỳ một nhà thơ nào khác trong phong trào Thơ mới. Để làm rõ điều đó, chúng tôi đã khảo sát từ ngữ chỉ thân xác con người ở thơ Hàn Mặc Tử trong sự đối sánh với thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Bích Khê. Bảng 2.8: Từ chỉ thân xác con người trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Bính Tổng số Tổng số Tổng số Tỉ lệ bài Tần suất Nhà thơ bài khảo bài sử lần sử sử dụng xuất hiện sát dụng dụng (%) trong bài Hàn Mặc Tử 119 87 307 73.1 2.6 Bích Khê 82 59 339 72.0 4.1 Xuân Diệu 90 74 306 82.2 3.4 Nguyễn Bính 88 53 248 60.2 2.8 Chưa xét về mặt sử dụng, những con số ở bảng thông kê trên phần nào hé lộ việc lựa chọn lớp từ ngữ chỉ thân xác con người trong sáng tác của bốn cây bút tiêu biểu trong Thơ mới. b) Giá trị biểu hiện Trường thân xác trong thơ Hàn Mặc Tử toát ra các giá trị: Cảm hứng thần tiên về thân xác thanh khiết, đẹp đẽ - công trình tuyệt vời của Đấng tối cao; trải nghiệm đớn đau bằng tất cả các giác quan; thân xác khát khao sự sống.
- 12 2.3. Những lựa chọn và kết hợp từ ngữ độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử 2.3.1. Trục dọc trong ngôn ngữ và vấn đề lựa chọn từ ngữ trong thơ Trong thơ, trục lựa chọn được quy chiếu trên trục kết hợp. R. Jakobson đã có một phát hiện quan trọng, làm thay đổi các hướng nghiên cứu ngôn ngữ thơ về sau: "chức năng của thi ca đem nguyên lí tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên trục kết hợp". Trên trục dọc của ngôn ngữ, ở một vị trí cụ thể, có rất nhiều từ có thể đặt vào đó để xác lập quan hệ với các đơn vị khác trong trục ngang. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có một từ được xem là đắc địa. Vì thế, nghiên cứu hệ thống ngôn từ mà nhà thơ lựa chọn sẽ giúp hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của chính nhà thơ. 2.3.2. Trục ngang trong ngôn ngữ và vấn đề kết hợp từ trong thơ Trục ngang trong ngôn ngữ là trục thể hiện mối quan hệ kết nối các đơn vị ngôn ngữ theo trật tự tuyến tính thành những đơn vị có cấu trúc lớn hơn để đi vào hoạt động giao tiếp. Nhưng tuỳ theo ý đồ giao tiếp, người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra các đơn vị (từ, ngữ, câu) có cấu trúc “bất quy tắc”. Đó là những câu “đi chệch” ra khỏi quĩ đạo của trật tự tuyến tính thông thường như câu đảo ngữ, câu tỉnh lược, câu tách biệt, câu trùng điệp, câu vắt dòng, câu có sự kết hợp bất thường về nghĩa,... Việc sử dụng phổ biến các kết cấu này đã đem lại những giá trị mới, có khả năng biểu hiện những nét riêng của một phong cách thơ. 2.3.3. Dấu ấn riêng của Hàn Mặc Tử thể hiện ở sự lựa chọn và kết hợp từ ngữ trong thơ 2.3.3.1. Lựa chọn từ ngữ thể hiện cái nhìn mĩ hóa đối tượng Để đi tìm dấu ấn riêng của Hàn Mặc Tử, chúng tôi lựa chọn ra những từ mà nhà thơ thường sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một bài hay trong các bài khác nhau để khảo sát số lần xuất hiện; đồng thời so sánh tần suất sử dụng các từ đó ở Hàn Mặc Tử với ba nhà thơ khác: Bích Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Kết quả thu được cho thấy, trên trục lựa chọn, thơ Hàn Mặc Tử không có nhiều đổi mới trong việc sử dụng các từ chỉ hình tượng nghệ thuật để truyền tải nỗi niềm, cảm xúc, chủ yếu vẫn là những sự vật, hiện tượng vốn được sử dụng trong thơ ca truyền thống: phong, hoa, tuyết, nguyệt,… Xét về mức độ sử dụng các từ này trên tổng số bài khảo sát ở các nhà thơ thì Hàn Mặc Tử chỉ hơn các nhà thơ khác về tần suất sử dụng các từ: trăng, cười, máu/ huyết, ánh sáng, niềm, nỗi.
- 13 2.3.3.2. Lựa chọn các từ ngữ làm định ngữ nghệ thuật Cùng chỉ một đối tượng, tuy nhiên, việc hình dung, miêu tả nó như thế nào lại thường phụ thuộc vào phong cách cá nhân của mỗi nhà thơ. Để làm sáng tỏ nhận định này, luận án thống kê các kết hợp đi kèm với 30 từ/ 30 đối tượng được liệt kê ở mục 2.3.2.1. và minh hoạ bằng các định ngữ nghệ thuật tiêu biểu của hai từ nắng và tơ. Kết quả thống kê cho thấy, Hàn Mặc Tử sử dụng đa dạng cách kết hợp: nắng mai, nắng thơ, nắng tươi, nắng thơm, nắng lao xao, nắng dịu, nắng vàng, nắng mới, nắng ửng, nắng cao, nắng chang chang, nắng hồng đào, nắng hàng cau, nắng hường, nắng đời xưa, ánh nắng vạn đời; trong khi đó, Bích Khê chỉ sử dụng: nắng vàng, nắng giàn, nắng thơm; Xuân Diệu, Nguyễn Bính sử dụng đa dạng hơn Bích Khê nhưng so với Hàn Mặc Tử, cách kết hợp này của hai nhà thơ vẫn còn khiêm tốn. Có những kết hợp mà chỉ riêng Hàn Mặc Tử mới sử dụng: nắng thơ, nắng lao xao, nắng hường, tơ nắng, tơ huyền… Bên cạnh những khác biệt kể trên có thể thấy rằng giữa các nhà thơ cũng có sự lựa chọn trùng với nhau về từ ngữ kết hợp, đó là những kết hợp từ phản ánh tên gọi của sự vật, hiện tượng trong thực tế đời sống, như: tơ vàng; trăng vàng, hoa vàng, lá vàng, sao vàng; nắng vàng, nắng chang chang, nắng mai,… 2.3.3.3. Lựa chọn từ phương ngữ miền Trung thay cho ngôn ngữ toàn dân Trong thơ Hàn Mặc Tử, bên cạnh những bài thơ trau chuốt từng câu chữ, sử dụng những từ ngữ “đắt” và “quái”, ta vẫn bắt gặp khá nhiều những câu thơ bình dị, mộc mạc, gắn với ngôn ngữ đời thường của chính ông. Cái làm nên một phong cách khác - một phong cách đời thường ấy, có thể nói phần lớn là nhờ cách ông đưa vào thơ các từ ngữ thuộc phương ngữ miền Trung. Hàn Mặc Tử rất ưa sử dụng các từ địa phương. Trong 78 từ chúng tôi thống kê được, có những từ Hàn Mặc Tử sử dụng đi, sử dụng lại nhiều lần, như: chi (16 lần), nường (13 lần), ngó (10 lần), van (9 lần), dầu (7 lần), vô (6 lần), bưa (4 lần), chấp (4 lần), chửa (4 lần), ưng (4 lần), mi (4 lần), mắc cỡ (4 lần), chắc (3 lần), đọt (3 lần), hộc (3 lần), nư (3 lần), rọi (3 lần), mô (2 lần), rứa (2 lần)… Có nhiều từ được Hàn Mặc Tử sử dụng như một sự ý thức, khiến thơ ông mang đậm màu sắc địa phương; tưởng thô ráp nhưng hết sức gọt giũa, tinh tế trong cách sử dụng. Thông qua lớp từ này,
- 14 chúng ta càng nhận ra sự tự ý thức rất cao của tác giả về việc nâng tầm ngôn ngữ dân tộc, tạo nên những ấn tượng nổi bật riêng có trong thơ Hàn Mặc Tử. 2.3.3.4. Lựa chọn các từ ngữ chỉ mức độ cao So sánh với một số nhà thơ cùng thời về số lượng bài sử dụng từ chỉ cấp độ cao được lựa chọn khảo sát: vô cùng, vô biên, vô số, muôn, vạn, đầy, kết quả cho thấy: cả Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu đều có tỉ lệ các bài sử dụng từ chỉ mức độ cao/ cực cấp chiếm trên 60%; riêng Nguyễn Bính chỉ có gần 50% các bài sử dụng các từ trên. So với Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính thì Hàn Mặc Tử là người có số bài thơ sử dụng từ vô cùng, vô biên, vô số nhiều hơn cả. Còn tỉ lệ số bài sử dụng muôn, vạn, đầy ở thơ Hàn Mặc Tử đều thấp hơn Bích Khê và Xuân Diệu, chỉ cao hơn Nguyễn Bính ở tỉ lệ sử dụng từ muôn. Nhìn tổng thể, có thể đánh giá rằng Hàn Mặc Tử có nhiều đóng góp trong việc cách tân thơ, đặc biệt là về mặt hình thức diễn đạt. Trên trục lựa chọn, ông đã tạo nên một hệ từ ngữ có tính chất siêu thực, trừu tượng, vượt ra ngoài cách nói thông thường. Nhiều câu chữ, ta phải đặt chúng trong bối cảnh khách quan và chủ quan mà Hàn Mặc Tử sống thì mới có thể hiểu tường tận. 2.3.3.5. Đảo trật tự từ tạo ra những bất ngờ ngữ pháp Trong ngôn ngữ nghệ thuật, vì mục đích nhấn mạnh và để thể hiện tốt dụng ý của nhà thơ mà trật tự từ có thể bị đảo. Trong thơ Hàn Mặc Tử, nhà thơ sử dụng cả hình thức đảo trật tự thành phần trong câu và thành tố trong cụm từ. Cả hai hình thức đảo trật tự nói trên, không phải chỉ riêng Hàn Mặc Tử sử dụng thành công mà nhiều nhà thơ khác cũng sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong diễn đạt. Tuy nhiên, có một điểm độc đáo ở Hàn Mặc Tử là ngay cả trong bản thân từ thì các yếu tố cấu tạo từ cũng được ông tách ra và đảo trật tự lại. 2.3.3.6. Mở rộng phổ kết hợp Mở rộng phổ kết hợp là hình thức lựa chọn những từ có sự gần gũi về mặt nghĩa để thay thế cho những từ vốn quen được sử dụng trong cách kết hợp thông thường nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, gợi hình và gây ấn tượng mạnh. Có lẽ chính biện pháp này đã giúp ông truyền tải sống động những tư tưởng lạ, những ham muốn tột đích. Trong nội dung này, chúng tôi phân thành hai loại kết hợp: cách kết hợp tạo từ/ ngữ mới và cách kết hợp tạo sự bất thường về nghĩa.
- 15 Kết quả thống kê cho thấy, có 21 cách kết hợp lạ trong thơ Hàn Mặc Tử. Sau đây, xin dẫn dụ 2 trường hợp: Từ được Kết hợp thông thường Kết hợp lạ trong thơ HMT kết hợp Làm thơ, ra tập thơ, đề ọc thơ, thơ phép tắc, ướp lời thơ, ngậm kín thơ thơ,… thơ đầy miệng,… Ông trăng, ánh trăng, Con trăng, vũng trăng, áo trăng, vải trăng, trăng thanh, trăng sáng, thơ trăng, tơ trăng, mùa trăng, hương trăng, trăng tỏ, trăng rằm, lá trăng, bông trăng, màu trăng, mùi trăng, trăng trăng soi, trăng lên, xác trăng, niềm trăng, trăng nằm, trăng quì, trăng vàng, trăng sao,… trăng chạy, trăng choáng váng, trăng rơi, trăng mơ, trăng xanh, trăng cổ độ,… Như vậy, thơ Hàn Mặc Tử có những yếu tố hết sức độc đáo, có khi, gây khó hiểu cho người tiếp nhận (vừa “lạ” vừa “quen”). Người đọc thường ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc bởi cách lựa chọn và kết hợp từ độc đáo, giàu khả năng biểu đạt trong thơ ông. Khảo sát thơ ông, ta càng cảm nhận rõ hơn chiều sâu của niềm đau đớn về thể xác và tinh thần, sự ham muốn sống, niềm khát khao yêu,… ẩn giấu bên trong lớp vỏ ngôn từ. 2.4. Tiểu kết chương 2 Với Hàn Mặc Tử, có thể nhận thấy: các từ ngữ trong thơ ông có ba trường nghĩa tiêu biểu, đó là trường tôn giáo - tâm linh, trường tình yêu và trường thân xác con người. Các kết quả phân tích định lượng và định tính ở từng trường vừa nêu đều cho thấy, cách dùng của Hàn Mặc Tử có những nét khác biệt với nhiều nhà thơ cùng thời. Cùng với dùng từ trong các trường nghĩa, việc lựa chọn từ ngữ độc đáo theo cách của nhà thơ nhằm thể hiện cái nhìn mĩ hóa đối tượng, dùng các từ đặc hữu của phương ngữ miền Trung, lựa chọn những từ ngữ chỉ cực cấp đã đem lại cho thơ một hình thức diễn đạt đậm dấu ấn cá nhân: vừa thực tại, vừa mơ hồ, siêu thực, vừa sâu kín và trào lộng. Hàn Mặc Tử thường dùng những cách kết hợp từ mới lạ, đi chênh ra ngoài quy phạm tiếng Việt như đảo trật tự, mở rộng phổ kết hợp đã đem đến cho ngôn ngữ thơ một khả năng vô tận trong việc chuyển tải những cảm xúc tinh tế, những tâm trạng bí ẩn, những tình cảm bi thương của thế giới tâm hồn con người, qua đó, thể hiện khá rõ dấu ấn phong cách ngôn ngữ tác giả Hàn Mặc Tử.
- 16 Chương 3 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HÀN MẶC TỬ THỂ HIỆN Ở CÁCH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 3.1. Vai trò của tu từ trong sáng tạo thơ và trong sự biểu hiện phong cách ngôn ngữ cá nhân 3.1.1. Vai trò của tu từ trong sáng tạo thơ Trong sáng tạo thơ, tu từ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ, đặc biệt là của văn bản thơ chính là các phương tiện và biện pháp tu từ. Là thế giới nghệ thuật ngôn từ, văn học khi sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ đã biến ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên thành ngôn ngữ nghệ thuật và những tín hiệu thẩm mĩ, có khả năng truyền đạt tư tưởng, tình cảm phong phú, phức tạp, tinh tế. Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó, tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm, làm cho ý nghĩa của văn bản trở nên sâu xa hơn và dễ làm rung động lòng người hơn. 3.1.2. Vai trò của tu từ trong sự biểu hiện phong cách ngôn ngữ cá nhân Phong cách tác giả là kết tinh những tinh hoa nghệ thuật trong trong những khuynh hướng, trào lưu gắn liền với tên tuổi của cá nhân. Nó được hình thành từ sự sáng tạo, tức là tác giả bao giờ cũng phải đứng trên những tinh hoa nghệ thuật của thời đại để sáng tạo ra một sản phẩm nghệ thuật ở trình độ cao hơn. Tuy nhiên, dù đứng trên bất cứ sự sáng tạo nào, phong cách ngôn ngữ tác giả cũng phụ thuộc vào hai nhân tố: nhân tố ngoài ngôn ngữ (yếu tố tâm lí, xã hội, văn hóa…) và nhân tố ngôn ngữ (các phương tiện cấu thành ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…). Các yếu tố này đan chéo nhau tạo thành các phương tiện biểu hiện. Phong cách luôn mang tính đặc trưng riêng cho từng tác giả, trường phái, thời đại. Với tư cách là một công cụ biểu đạt, tu từ cũng là một loại biện pháp nghệ thuật, là tài sản chung của toàn xã hội như những phương tiện ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi nhà văn, nhà thơ, khi sử dụng, sẽ có những sự biểu đạt riêng khác nhau, có khi là cách nói tỉa tót, hoa mĩ, có khi rất bình thường, dung dị,… được lặp đi lặp lại sẽ tạo nên phong cách riêng biệt, độc đáo riêng có.
- 17 3.2. Một số biện pháp tu từ thể hiện dấu ấn phong cách cá nhân trong thơ Hàn Mặc Tử 3.2.1. Biện pháp so sánh Bảng thống kê sau đây phản ánh về mặt định lượng biện pháp tu từ so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử bên cạnh các nhà thơ cùng thời. Bảng 3.1: Biện pháp so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính Tổng số Tổng số Tổng số Tần suất Tỉ lệ bài sử Nhà thơ bài khảo bài sử lần sử xuất hiện dụng (%) sát dụng dụng trong bài Hàn Mặc Tử 119 74 218 62.2 1.83 Bích Khê 82 49 170 59.8 2.07 Xuân Diệu 90 63 189 70.0 2.10 Nguyễn Bính 88 51 101 58.0 1.15 Qua bảng 3.1 trên, có thể thấy, tỉ lệ bài sử dụng biện pháp so sánh trong thơ Hàn Mặc Tử khá cao: có 74 trên tổng số 119 bài khảo sát sử dụng biện pháp này, chiếm 62.2%. So với Xuân Diệu thì tỉ lệ này thấp hơn, còn so với Bích Khê và Nguyễn Bính thì tỉ lệ này cao hơn 3-4%. Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ được Hàn Mặc Tử sử dụng nhiều trong các sáng tác thơ của mình. Nhà thơ thường sử dụng cấu trúc so sánh gồm đầy đủ 4 yếu tố; sử dụng từ so sánh đa dạng; yếu tố bị/ được so sánh thường thuộc nhóm đối tượng chỉ thời gian, thơ và nhạc; còn yếu tố so sánh thì rất phong phú, thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy có sự khác biệt bất ngờ giữa yếu tố bị/ được so sánh với yếu tố so sánh, điều này tạo nên cái phi lí tính của cấu trúc so sánh tu từ. Chính nhờ đó mà hiệu quả diễn đạt, hiệu quả thẩm mĩ được nảy sinh. Tài nghệ của Hàn Mặc Tử chính là ở chỗ phát hiện chính xác những nét tương đồng bất ngờ giữa hai đối tượng khác loại, điều mà người khác không để ý hoặc không nhận thấy để đưa vào cấu trúc so sánh. Những đặc điểm sử dụng biện pháp so sánh nói trên đã làm nên nét đặc trưng trong phong cách Hàn Mặc Tử.
- 18 3.2.2. Biện pháp nhân hoá Nhận thấy thơ Hàn Mặc Tử đan xen khá nhiều hình ảnh nhân hoá, chúng tôi đi vào thống kê số lượt sử dụng nhân hoá và số bài sử dụng trên tổng số bài khảo sát. Đồng thời, để khách quan trong việc nhận định và đánh giá, luận án còn tiến hành thống kê thơ của ba tác giả cùng thời với Hàn Mặc Tử là Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Kết quả được tổng hợp lại trong bảng sau: Bảng 3.6: Biện pháp nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu và Nguyễn Bính Tổng số Tổng số Tổng số Tỉ lệ bài Tần suất Tác giả bài khảo bài sử lần sử sử dụng xuất hiện sát dụng dụng (%) trong bài Hàn Mặc Tử 119 75 199 63.0 1.7 Bích Khê 82 37 114 45.1 1.4 Xuân Diệu 90 60 242 66.7 2.7 Nguyễn Bính 88 12 17 13.6 0.2 Từ bảng kết quả bảng 3.6, có thể thấy: Tỉ lệ bài sử dụng biện pháp nhân hoá trong thơ Hàn Mặc Tử (63%) cao hơn nhiều so với Bích Khê (45.1%) và Nguyễn Bính (13.6%); và gần tương đương với Xuân Diệu (66.7%). Để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong thơ Hàn Mặc Tử, luận án đã tiến hành phân tích các kiểu nhân hóa. Đó là (1) Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; (2) Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật; và (3) Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người. Mục đích cuối cùng của Hàn Mặc tử là để cho các đối tượng miêu tả có tính chất vô tri mang những đặc điểm dáng nét, tính cách, tâm hồn con người, thể hiện một cái nhìn có tính chủ quan, áp đặt, phù hợp với mĩ cảm của mình. 3.2.3. Biện pháp điệp ngữ Bên cạnh các biện pháp tu từ nêu trên, chúng tôi nhận thấy thơ Hàn Mặc Tử còn thường xuyên sử dụng điệp ngữ như một biện pháp tu từ quan trọng nhằm gia tăng giá trị biểu cảm cho các tác phẩm. Chúng tôi tiến hành thống kê số lượt sử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn