intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười; Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THÙY TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI BẮC BỘ: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VÀ DIỄN XƯỚNG Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 9.22.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Việt Hùng 2. PGS.TS Vũ Thị Tú Anh Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Châm Viện Nghiên cứu Văn hoá Phản biện 2: PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS. TS Hảo Diệu Thuý Trường Đại học Hồng Đức Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thùy (2020), “Truyện cười ở một làng hải đảo (Khảo sát ở xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 65(2), 68- 73. 2. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Đặc điểm “Truyện làng cười” trong hệ thống truyện cười nói chung về phương diện kết cấu (Khảo sát tại Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 77(2), 35- 42. 3. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Không gian – thời gian các buổi diễn xướng truyện cười ở làng cười”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 79(6), 59- 66.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong các thể loại tự sự dân gian, có thể nói truyện cười là thể loại mang đậm chất quần chúng và chất bình dân nhất. Nếu như thần thoại mang tính thiêng liêng, gắn với những nghi lễ của tín ngưỡng nguyên thủy; truyền thuyết là lời tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng trong các lễ hội dân gian thì truyện cười lại vô cùng giản dị, gần gũi với đời thường, mang tính giải trí cao và tố cáo châm biếm sâu sắc. Dân tộc nào cũng biết cười và có truyện cười. Nhưng hiếm có dân tộc nào lại hay cười, biết cười và giỏi cười như người Việt. Truyện cười đã được sưu tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu bởi những tác giả tên tuổi. Trong kho tàng cười của người Việt, truyện ở các làng cười còn ít được sưu tầm và chưa nghiên cứu nhiều. 1.2. Người Việt sống ở làng. Mỗi một làng quê Bắc Bộ là một cảnh quan hoàn chỉnh, là một cộng đồng cư dân đủ phong phú đến mức phức tạp. Làng xã là cái nôi sinh thành ra các thể loại văn nghệ dân gian, trong đó có truyện cười dân gian. Theo quy luật, truyện cười cổ truyền được hình thành từ cộng đồng dân làng sau đó lan tỏa ra phạm vi rộng hơn: huyện, tỉnh, vùng, toàn quốc. Bên cạnh nguồn gốc nội sinh, người Việt thông qua các nhà nho còn tiếp thu truyện cười của các nước khác, chủ yếu là của Trung Quốc. 1.3. Hiện nay trong 1013 truyện cười đơn lẻ (không kể hàng chục sưu tập truyện trạng) đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với người Việt có trình độ văn hóa phổ thông. Nhưng đối với đa số người dân cả nước, truyện cười ở các làng cười vẫn còn tương đối xa lạ. Vậy truyện cười ở các làng cười có gì giống và khác với truyện cười cổ truyền phổ biến? Trong khi hình thức diễn xướng truyện cười cổ truyền đã lùi vào thời gian thì theo quan sát bước đầu của chúng tôi, tính diễn xướng, hình thức diễn xướng các truyện cười ở một số làng cười vẫn có thể ghi nhận được ít nhiều. Để phân biệt giữa truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười, người nghiên cứu chú ý đến thi pháp và hình thức diễn xướng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng để thực hiện luận án.
  5. 2 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười; 2.2. Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận án chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 3.1. Sưu tầm bổ sung truyện ở một làng cười mà chủ thể không làm nông nghiệp, cụ thể ở đây là làng Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng; 3.2. Tập hợp một số lượng đủ các truyện cười ở các làng cười, có tính đại diện cho truyện làng cười ở Bắc Bộ; 3.3. Phân tích thi pháp truyện cười ở các làng cười đã được tập hợp ở nhiệm vụ 3.2; 3.4. So sánh thi pháp truyện cười ở các làng cười với thi pháp truyện cười cổ truyền phổ biến, được lưu hành sớm và rộng rãi trong phạm vi toàn quốc; 3.5. Trình bày diễn biến của hướng nghiên cứu diễn xướng/ trình diễn trong bối cảnh ở nước ngoài và Việt Nam (để thấy rõ nhiều nhà khoa học Việt Nam không chịu ảnh hưởng của hướng nghiên cứu này ở nước ngoài); 3.6. Phân tích các hình thức diễn xướng của truyện cười ở các làng cười. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Trong khuôn khổ bản luận án, chúng tôi nghiên cứu truyện cười ở các làng cười trên phương diện thi pháp và diễn xướng. Thực ra nếu theo quan điểm rộng về thi pháp thì các hình thức diễn xướng cũng nằm trong thi pháp nhưng cũng có quan niệm nói đến thi pháp là nói đến nghệ thuật của phần ngôn từ. 4.2. Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận án, chúng tôi không thể nghiên cứu tất cả truyện cười ở các làng cười. Chúng tôi xin được chọn truyện cười của bốn làng cười: Hòa Làng, Dương Sơn, Trúc Ổ, Văn Lang là truyện cười của những làng nông nghiệp; và truyện cười của làng chài Trân Châu (Hải Phòng). Tất cả số truyện đã được các tác giả trước sưu tầm và chúng tôi sưu tầm mới là 299 truyện. 5. Phương pháp nghiên cứu Bao gồm 8 phương pháp: Phương pháp tập hợp các tài liệu đã xuất bản; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp phân tích; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp nghiên cứu ngữ văn dân gian; Phương pháp điền dã dân tộc học; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
  6. 3 6. Đóng góp của luận án 6.1. Sưu tầm được 20 truyện ở làng Trân Châu, 14 truyện ở làng Hòa Làng, 13 truyện ở làng Dương Sơn, 6 truyện ở làng Trúc Ổ. Với tổng số sưu tầm là 53 truyện, đây là những truyện chưa được công bố và quan trọng hơn là những truyện này bổ sung vào diện mạo của các truyện cười ở làng cười Bắc Bộ. 6.2. Tiếp thu và giải thích lý do ra đời khuynh hướng tiếp cận bối cảnh/ diễn xướng. 6.3. Nhận diện đặc điểm thi pháp truyện cười của các làng cười 6.4. Phân tích hình thức diễn xướng truyện kể ở các làng cười. 7. Cấu trúc luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái niệm, tổng quan về làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyện cười; Chương 2: Thi pháp truyện cười ở các làng cười; Chương 3: Từ trào lưu bối cảnh ở Hoa Kỳ đến việc diễn xướng ở các làng cười. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, TỔNG QUAN VỀ LÀNG VIỆT CỔ TRUYỀN Ở BẮC BỘ, LỊCH SỬ SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU TRUYỆN CƯỜI 1.1. Khái niệm 1.1.1. Truyện cười dân gian Truyện cười dân gian là những sáng tác do dân chúng sáng tạo và lưu truyền từ xưa đến nay. Dân chúng là một khái niệm bao gồm nhiều tập hợp người với những nghề nghiệp, sở thích, năng khiếu khác nhau. Cái gọi là dân, dân chúng cũng vận động theo thời gian. Trong thời quân chủ/ phong kiến, dân chúng bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và trí thức bình dân. Bốn kiểu người vừa nêu được sách vở phong kiến xếp vào loại dân, với trật tự ngược lại là sĩ nông công thương. Một trò diễn cổ truyền ở làng Tứ Xã (Phú Thọ) đã thể hiện các nhân vật này trong hội làng. Nói như trên tuy đã chi tiết nhưng chưa bao gồm hết những người được gọi là dân. Còn có các
  7. 4 ngư dân, dân nghèo thành thị, các cô đào hát, anh kép hát, người xẩm mù, thậm chí cả các cô gái bán hoa và binh lính,… tất cả họ đều là dân. Văn học dân gian nói chung và truyện cười dân gian nói riêng là do những người trên sáng tác, lưu truyền. Theo truyền thống, chúng ta nói tắt truyện cười dân gian là truyện cười. Thực ra còn có các truyện cười bác học, có tác giả. Tuy nhiên ở nước ta loại truyện này khá hiếm, chưa kể một số ít lại được dân gian hóa trở thành của dân. Từ khi người Pháp xâm lược nước ta đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài những người dân như trên, có thêm công nhân (đương thời gọi là cu li, thợ thuyền) làm việc trong các hầm mỏ, các đồn điền, trong các nhà máy (dệt, xi măng, diêm); trong khi các nhà nho bình dân ngày một ít đi, số lượng dân nghèo thành thị lại càng ngày càng tang lên, bên cạnh một bộ phận dân mới là trí thức tân học (kiểu anh giáo Thứ của Nam Cao). Trong thời Pháp thuộc, những người vừa nêu gọi là dân. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1954, thành phần dân có những chuyển biến khác. Trong vài chục năm hiện nay, cái gọi là dân rõ ràng khác xa so với dân thời quân chủ. Nhân dân hiện nay bao gồm công nhân, nông dân, dân thành thị tự do và những người làm trong cơ quan nhà nước nhưng không giữ vị trí lãnh đạo. 1.1.2. Truyện cười dân gian cổ truyền, truyện cười dân gian hiện đại Truyện cười dân gian cổ truyền là những truyện được sáng tác và lưu truyền trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những truyện cười được sáng tác và lưu truyền từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay là truyện cười dân gian hiện đại. 1.1.3. Truyện trạng, truyện cười kết chuỗi, truyện cười lẻ/ truyện cười độc lập Các truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Ngộ,… là những hệ thống truyện xoay quanh một nhân vật chính là Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Ngộ. Các nhà nghiên cứu gọi đó là truyện cười kết chuỗi, trong đó mỗi một truyện như “Trời sinh ông Tú Cát”, “Dê đực chửa”… trong truyện Trạng Quỳnh có thể được kể độc lập. Những truyện cười không nằm trong hệ thống truyện trạng vừa nêu được gọi là truyện cười độc lập hoặc truyện cười đơn lẻ. 1.1.4. Truyện khôi hài, truyện tiếu lâm Truyện khôi hài, truyện tiếu lâm là những tên gọi được dùng phổ biến trước đây. Hiện nay những truyện đó được gọi chung là truyện cười.
  8. 5 1.1.5. Truyện ở các làng cười So với các khái niệm truyện cười độc lập/ lẻ, truyện Trạng/ truyện cười kết chuỗi thì truyện ở các làng cười là khái niệm ra đời muộn hơn. Có thể nói người đầu tiên dùng thuật ngữ những làng cười Việt Nam ở nước ta là tác giả Nghiêm Đa Văn trong bài báo ông công bố trên Tạp chí Văn học năm 1984 [18]. So với các khái niệm truyện cười độc lập/ lẻ, truyện Trạng/ truyện cười kết chuỗi thì truyện ở các làng cười là khái niệm ra đời muộn hơn. Có thể nói người đầu tiên dùng thuật ngữ những làng cười Việt Nam ở nước ta là tác giả Nghiêm Đa Văn trong bài báo ông công bố trên Tạp chí Văn học năm 1984 [18]. 1.1.6. Thi pháp Ở Việt Nam hai tiếng thi pháp được dùng phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Từ đó, dấy lên một khuynh hướng nghiên cứu thi pháp, với những tên tuổi mở đường như Trần Đình Sử, Phan Ngọc,… Khoảng 15 năm gần đây, khuynh hướng này tuy chưa ngừng, nhưng không còn được sôi nổi như trước. Thi pháp là nghệ thuật của tác phẩm, thể loại, tác giả, khuynh hướng văn học, bộ phận văn học, nền văn học,… Khi nghiên cứu thi pháp truyện cười dân gian và ca dao cười/ ca dao trào phúng, các tác giả xem xét thi pháp truyện cười và thi pháp ca dao cười chính là nghệ thuật gây cười. Các thủ pháp gây cười được các tác giả phân tích là thủ pháp sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phù hợp; thủ pháp kết thúc bất ngờ; thủ pháp khai thác và tạo dựng mâu thuẫn; thủ pháp sử dụng văn vần xen lẫn truyện kể văn xuôi; thủ pháp phóng đại; thủ pháp sử dụng yếu tố tục; thủ pháp gậy ông đập lưng ông; thủ pháp bắt chước không thành công. Khoa học nghiên cứu về thi pháp gọi là thi pháp học. Trong văn học dân gian, người nghiên cứu cũng phân tích thi pháp tác phẩm; song ở bộ phận văn học này, thi pháp thể loại là quan trọng nhất. 1.1.7. Diễn xướng Sau khi đọc kĩ bài viết của các tác giả, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu như sau về diễn xướng: Diễn xướng là việc truyền miệng tác phẩm văn học dân gian như nói tục ngữ, hát hò dân ca, hát kể sử thi, trình diễn các trò chơi có lời và biểu diễn các tích chèo, các trò rối nước dân gian có lời. Cách dùng từ diễn xướng như vậy gần gũi với cách dùng từ biểu diễn mà Hoàng Tiến Tựu đã sử dụng từ năm 1990 [9, 3]. Sự
  9. 6 truyền miệng này cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là tách văn bản ngôn từ ra khỏi trí nhớ nghệ nhân (và sau này là tách ra khỏi trang sách sưu tầm). Còn có động tác phụ hoạ, trang phục kèm theo, giao lưu với người nghe là những yếu tố mà không phải trường hợp diễn xướng nào cũng có. 1.2. Tổng quan về làng xã cổ truyền người Việt ở Bắc Bộ, cái nôi sinh thành truyện cười 1.2.1. Bắc Bộ là một vùng văn hóa tiêu biểu “Vùng văn hoá” là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, trên đó các cộng đồng cư dân có những nét tương đồng về văn hoá hình thành do những tương đồng về môi trường tự nhiên cũng như về lịch sử - xã hội. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng có một vùng văn hoá đồng bằng Bắc bộ, coi đây “là vùng văn hoá - lịch sử cổ, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, là quê hương của các nền văn hoá nổi tiếng – Đông Sơn, thời các vua Hùng, Thăng Long thời Đại Việt và Hà Nội thời đại Việt Nam…” [32, 87]. 1.2.2. Làng xã người Việt Bắc bộ Nếu ở bình diện xã hội, gia đình là tế bào của xã hội thì ở bình diện không gian văn hoá, làng xã là tế bào của vùng văn hoá. So với làng xã ở Trung bộ và Nam bộ, làng xã người Việt ở Bắc Bộ vừa có những điểm chung vừa có những điểm riêng. 1.2.3. Bắc Bộ, nơi tập trung của những làng cười Năm 2005, Nguyễn Chí Bền và cộng sự tập hợp các làng cười lại trong Tập 8, Truyện cười của bộ “Tổng tập Văn học dân gian người Việt” [16]. Tất cả gồm 16 làng. Trong số đó có 15 làng, nay thuộc địa phận các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Phú Thọ. Chỉ có một làng duy nhất là làng Vĩnh Hoàng thuộc tỉnh Quảng Trị. Như vậy Bắc Bộ là nơi tập trung các làng cười, những làng có khá nhiều truyện cười ở làng. 1.3. Lịch sử sưu tầm và nghiên cứu truyện cười 1.3.1. Lịch sử sưu tầm truyện cười 1.3.1.1. Lịch sử sưu tầm truyện cười cổ truyền Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi đã có một số cuốn sách chữ Hán mà ở đó có một ít truyện cười. Về sách chữ quốc ngữ, trong hai cuốn sách Chuyện đời xưa lựa nhón những chuyện hay và có ích (thường gọi tắt là Chuyện đời xưa) và Chuyện khôi hài (1882), Trương Vĩnh Ký ghi lại 112 truyện, gồm 78 truyện cười, 15 truyện ngụ ngôn,
  10. 7 12 giai thoại, 6 truyện cổ tích, 1 truyền thuyết. Sau Trương Vĩnh Ký đến năm 1952 là hàng chục tập sách biên soạn truyện cười. Ở miền Bắc, năm 1957 cuốn sách Truyện tiếu lâm Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong được xuất bản. Sau đó tập Truyện cười dân gian Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong, Trương Chính, Đỗ Thiện, Đặng Việt Thanh, Hoàng Tuấn Phổ (xuất bản năm 1964). Từ năm 1965 đến năm 1975 ở miền Bắc không xuất bản một tập truyện cười nào. Ở miền Nam có tập Chuyện cười cổ nhân (1971) của Vương Hồng Sển. Từ năm 1979 cho đến đầu thế kỷ XXI, rất nhiều sưu tập truyện cười được xuất bản. Trong số đó, tập 8 Truyện cười và tập 9 Truyện trạng (trong bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt 19 tập) do Nguyễn Chí Bền và cộng sự biên soạn là tập đại thành. Tập 8 bao gồm 1013 truyện cười cổ truyền độc lập và 395 truyện ở các làng cười. Tập 9 giới thiệu 18 tập truyện trạng. 1.3.1.2. Lịch sử sưu tầm truyện cười ở các làng cười Từ năm 1984 đến năm 1997 có các sưu tập truyện cười ở làng Vĩnh Hoàng (Quảng Trị) của Võ Xuân Trang, ở xứ Bắc của Trần Quốc Thịnh, ở làng Văn Lang (Phú Thọ) của Hữu Thục và Dương Huy Thiện. 1.3.2. Lịch sử nghiên cứu truyện cười 1.3.2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện cười cổ truyền Bài viết “Ý nghĩa nhân sinh trong truyện cười nước ta ngày xưa” (1943) của Đặng Thai Mai là tiểu luận đầu tiên đánh giá truyện cười theo quan điểm mác xít. Phần tiểu luận trong Truyện tiếu lâm Việt Nam (1957) của Nguyễn Hồng Phong là đóng góp quan trọng trong tiến trình nghiên cứu truyện cười. Riêng về nghệ thuật gây cười tác giả cho rằng truyện cười đã khai thác, xếp đặt cường điệu các mâu thuẫn trái tự nhiên, đã sử dụng phương pháp nói ngoa, nói phóng đại, đã dùng yếu tố tục; đã sử dụng các kiểu kết cấu đa dạng, trong đó loại truyện bật ra tiếng cười ở cuối câu chuyện thuộc loại kết cấu thứ hai. Sau năm 1954, tại miền Bắc, việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian được tiến hành ở các trường đại học. Theo thời gian các tập giáo trình đại học về văn học dân gian nói nhau ra đời. Ở các trường đại học sư phạm, đó là bộ sách Văn học dân gian của Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Đỗ Bình Trị, Lý Hữu Tấn… được xuất bản từ năm 1961 đến năm 1978 cả thảy năm lần, là hai tập Văn học dân gian Việt Nam (1990-1991) của Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Giáo
  11. 8 trình Văn học dân gian (2012) do Vũ Anh Tuấn chủ biên, các tập giáo trình văn học dân gian khác của Phạm Thu Yến (chủ biên), của Nguyễn Bích Hà. Ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ năm 1962 đến năm 1973 có hai bộ giáo trình về văn học dân gian của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên. Năm 1990 có giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên. Trong giáo trình của các trường đại học, tất cả các tác giả đều thống nhất dùng thuật ngữ truyện cười thay cho các tên gọi truyện khôi hài, truyện tiếu lâm. Dù số trang có hạn, các tác giả đều phân tích một cách tương đối có hệ thống về nội dung và nghệ thuật truyện cười. Trong những cuốn sách khác, dành thời gian nghiên cứu kỹ về thi pháp truyện cười là các tác giả Đỗ Bình Trị, Triều Nguyên, Nguyễn An Tiêm. Ngoài ra còn có các bài báo đáng chú ý của Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thúy. 1.3.2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện cười ở các làng cười Về việc nghiên cứu truyện cười ở các làng cười, có các bài báo của Nghiêm Đa Văn (1984), của Nguyễn Đình Bưu và Trần Quốc Thịnh (1985), của Nguyễn Huy Bỉnh (2010). Trong giáo trình Văn học dân gian do Vũ Anh Tuấn chủ biên, xuất bản lần đầu năm 2012, lần đầu tiên trong các giáo trình đại học, Nguyễn Việt Hùng đề cập đến truyện cười ở các làng cười. Trong cuốn sách Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc (2015), Nguyễn Huy Bỉnh đã dành một chương viết về truyện làng cười xứ Bắc. 1.4. Tiểu kết Trong chương này chúng tôi đã giới thuyết các khái niệm truyện cười dân gian (gọi tắt là truyện cười), truyện cười cổ truyền, truyện cười hiện đại, truyện cười đương đại, truyện trạng, truyện cười kết chuỗi, truyện cười đơn lẻ, truyện cười không kết chuỗi, truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, truyện ở các làng cười. Chúng tôi cũng trình bày tổng quan về làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, từ cảnh quan, đến cư dân, đến sinh hoạt vật chất, đời sống tinh thần của họ. Đây chính là môi trường sản sinh và lưu truyền đầu tiên của truyện cười nói riêng, của văn học dân gian nói chung. Chương này cũng trình bày lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười. Truyện cười ở các làng cười vừa mang tính chất cổ truyền (ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) vừa mang tính chất hiện đại, đương đại (ra đời sau Cách mạng tháng Tám và trong khoảng mấy chục năm gần đây).
  12. 9 CHƯƠNG 2 THI PHÁP TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI 2.1. Quá trình nghiên cứu theo hướng vận dụng thi pháp học ở Việt Nam Thi pháp và thi pháp học là những khái niệm được dùng phổ biến ở nước ta từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây. Nếu muốn chọn một cụm từ tương đối đồng nghĩa với từ “thi pháp” thì chúng ta có thể dùng cụm từ “hình thức nghệ thuật”. Trước đây, khi tiếp xúc hàng nghìn năm với nền văn hóa và văn học Trung Quốc, chúng ta đã học hỏi ở nền văn học này nhiều điều, trong đó có kỹ thuật văn chương, các thể thơ phú. Người Trung Quốc cũng dùng từ “thi pháp”, nhưng nghĩa của nó thiên về luyện từ và rèn câu. Bạch Cư Dị đã từng nói “Luyện tự không bằng luyện cú”. Sau khi tiếp xúc và học tập văn học Pháp, từ “thi pháp” ở phương Tây đã được cha ông ta tiếp nhận. Những cuốn sách của Bùi Kỷ, Phan Kế Bính như Quốc văn cụ thể, Hán Việt văn khảo là những cuốn đã vận dụng kiến thức về thi pháp. Bắt đầu từ lúc đó, cụm từ hình thức nghệ thuật có thể hiểu tương đương với “thi pháp” [51, 22-32]. Sau khi đất nước thống nhất, sau khi đã khắc phục được một phần hậu quả của chiến tranh, khoa nghiên cứu văn học mới ngày càng chú ý thích đáng đến thi pháp học. Trần Đình Sử là người khởi xướng một phong trào nghiên cứu rầm rộ về thi pháp, với những công trình viết về thi pháp thơ Tố Hữu, về thi pháp văn học trung đại, về thi pháp Truyện Kiều,… Ngoài ra các bài viết của Vương Trí Nhàn, Chu Xuân Diên, Nguyễn Kim Đính, Lê Chí Quế, các cuốn sách của Phan Ngọc, Nguyễn Hải Hà, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Xuân Kính, Tăng Kim Ngân, Hà Văn Cầu, Phương Lựu, Lã Nhâm Thìn, Lý Hoài Thu, Bùi Văn Tiếng, Nguyễn Thái Hòa, Võ Quang Trọng, Phan Diễm Phương, Hữu Đạt, Nguyễn Bích Hà, Trương Đăng Dung, Nguyễn Thị Huế, Đỗ Bình Trị, Tôn Phương Lan, Phan Thị Đào, Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Khánh Thành, Nguyễn Xuân Đức, Vũ Anh Tuấn,… đã tạo nên một trào lưu nghiên cứu chủ đạo về thi pháp từ những năm 80 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, diễn ra ở cả hai lĩnh vực nghiên cứu văn học viết và nghiên cứu văn học dân gian [51, 64-66]. Nghiên cứu thi pháp là nhấn mạnh bản chất nghệ thuật của văn chương, tìm ra cái hay cái đẹp của tác phẩm. Hướng nghiên cứu theo thi pháp học đã góp phần thúc
  13. 10 đẩy sự phát triển của khoa nghiên cứu văn học nước nhà. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa, cực đoan hóa hướng nghiên cứu này thì lại là một sai lầm. Trong quá trình tiếp cận thi pháp thể loại của văn học dân gian, các nhà nghiên cứu cũng đặt sự quan tâm vào thể loại truyện cười. Nghiên cứu thi pháp thể loại truyện cười tức là nghiên cứu các thủ pháp tạo dựng tiếng cười. Thi pháp truyện cười, theo Đinh Gia Khánh chính là “nghệ thuật gây cười” [7, 386]. Đỗ Bình Trị cũng viết: “Toàn bộ các yếu tố của thi pháp truyện cười như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ,… đều phục vụ mục đích gây cười” [12, 106]. 2.2. Sự giống nhau giữa truyện cười ở các làng cười và truyện cười cổ truyền về mặt thi pháp 2.2.1. Thủ pháp sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và phù hợp Sau khi phân tích thủ pháp này ở truyện cười cổ truyền, chúng tôi nghiên cứu việc sử dụng nó trong truyện ở các làng cười, với các thí dụ như truyện “Bán hàng” ở Trân Châu, “Dây dom bền”, “Cháu bé ba tuổi ăn hết một cỗ lòng lợn”, “Chín mà không phải là chín” ở Hòa Làng, “Xương cá ném vỡ chum tương” ở Trúc Ổ. Ở từng làng được dùng như sau: Làng Hòa Làng 8/40 truyện, chiếm 20%; làng Dương Sơn 5/34, chiếm 14,7%; làng Trúc Ổ: 4/20 truyện chiếm 20%, làng Trân Châu chỉ có 1/20 chiếm 5% và làng Văn Lang là 7/180 truyện chiếm 3,8%. Tổng hợp lại, thủ pháp này có mặt trong 25/299 truyện, chiếm 8,3%. 2.2.2. Thủ pháp kết thúc bất ngờ Khi dùng thủ pháp này tiếng cười được bật ra khi người nghe không thể dự đoán trước những diễn biến và sự việc trong truyện. Các truyện cười cổ truyền sử dụng thủ pháp kết thúc bất ngờ là: “Cháo gà mà ăn”, “Chết vẫn còn lừa bịp”, “Ông già tham ăn”, “Phải hay không phải”,… Đối với truyện cười ở các làng cười chúng tôi phân tích truyện “Em nói khoác thế” của Trúc Ổ, “Ông Vượng ra Hải Phòng”, “Ông Cờ tìm cháu” của Trân Châu, “Cái nấm rơm” của Dương Sơn, truyện “Đưa cho ta khám nghiệm” của Văn Lang. Mức độ sử dụng thủ pháp kết thúc bất ngờ ở từng làng khác nhau: Trúc Ổ 45%, Trân Châu 50%, Hòa Làng 20% và Dương Sơn 10,2% và Văn Lang 11,6%. Số truyện sử dụng thủ pháp bất ngờ ở cả năm làng là 52/299, chiếm 17,4%.
  14. 11 2.2.3. Thủ pháp khai thác và tạo dựng mâu thuẫn Có hai loại mâu thuẫn đáng cười đã được khái quát lại. Thứ nhất là dạng mâu thuẫn cái xấu cứ tưởng là đẹp hay cái bảo thủ, dốt nát, lạc hậu,… lại cứ tưởng là tiên tiến, tài giỏi, thông tuệ, có thể làm được những việc to lớn. Thứ hai là dạng mâu thuẫn khi cái xấy cố tỏ ra là đẹp (loại người ngu dốt, độc ác, lại cố tỏ ra thông thái, nhân từ, đức cao vọng trọng). Trong truyện cười cổ truyền dạng mâu thuẫn thứ nhất được thể hiện trong các truyện: “Thơ cái chuông”, “Quan dốt”, “Tức cảnh sinh tình”. Cũng trong truyện cười cổ truyền dạng mâu thuẫn thứ hai thể hiện trong các truyện: “Rắm của con”, “Ông huyện thanh liêm”, “Ba thứ không cần”. Trong truyện cười ở các làng cười, chỉ có hai truyện ở làng Văn Lang dùng thủ pháp này. Thêm nữa người Văn Lang chỉ khai thác dạng mâu thuẫn thứ hai. Đó là mâu thuẫn gây cười trong truyện “Thầy đồ đỡ đẻ”, “Dâng sao tống hạn”. 2.2.4. Thủ pháp sử dụng văn vần xen vào truyện kể văn xuôi Thủ pháp này làm cho câu chuyện kể thêm sinh động. Trong truyện cười cổ truyền, thủ pháp này được thể hiện trong các truyện: “Bốn anh một chị”; “Chó thui”; “Lộc giời hơn lộc nước”; “Ông lang đòi ăn”,… Trong truyện cười ở làng cười, người Văn Lang dùng biện pháp này trong truyện “Hít hơi chả, giả tiếng tiền”, “Khoai sọ lùi”, “Được cả nước lẫn cái”; người Dương Sơn sử dụng trong truyện “Thơ về Dương Sơn”, “Con gà quý”. Thủ pháp này xuất hiện trong truyện cười các làng với mức độ khác nhau: Dương Sơn: 15,4% (6/39 truyện); làng Trúc Ổ: 15% (3/20 truyện); làng Hòa Làng 2,5% (1/40 truyện), làng Văn Lang: 7,2 % (13/180 truyện) riêng làng Trân Châu không dùng. Nhìn toàn bộ năm làng, thủ pháp này được dùng trong 23/299 truyện, chiếm 7,7%. 2.2.5. Thủ pháp phóng đại ở các làng cười Đỗ Bình Trị đã nói rất đúng: “Truyện cười thường sử dụng thủ pháp phóng đại. Không cứ truyện châm biếm mới phải phóng đại, mà truyện hài hước cũng cần phóng đại. Đối với truyện cười, phóng đại có một tác dụng độc đáo. Đối với tục ngữ, phóng đại giúp tô đậm, nhấn mạnh nét bản chất của sự vật, hiện tượng; đối với sử thi, truyện cổ tích, phóng đại là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhằm lý tưởng hóa nhân vật anh hùng; đối với truyện cười, phóng đại có mục đích lố bịch hóa cái đáng cười (trường
  15. 12 hợp truyện hài hước) cùng nhân vật bị cười (trường hợp truyện châm biếm) – nó vừa làm nổi rõ cái thật như là mặt trái của hành vi nhân vật (nhờ cường điệu nét bản chất), vừa làm lộ cái giả như là mặt phải của hành vi ấy (nhờ phép tương phản), khiến cho mâu thuẫn trong hành vi buồn cười tác động mạnh mẽ vào nhận thức, vào ý thức tư tưởng của người nghe/ người đọc truyện” [12, 128]. Truyện cười cổ truyền dùng biện pháp này trong các truyện “Ăn quen bén mùi”, “Ăn trong ăn ngoài”, “Ấp trứng voi”, “Ba điều ước”, “Bánh con lợn”, “Bẩm quan lớn ngài minh lắm”, “Bố mày! Đã chết với tao chưa”, “Con rắn vuông”… Trong truyện cười ở các làng Trúc Ổ, Hòa Làng, Dương Sơn, Trân Châu cũng có những tác phẩm dùng thủ pháp phóng đại nhằm thể hiện niềm tự hào về chính mình và công cuộc lao động đáng quý của người nông dân. Đó là các truyện: “Bánh dầy lớn”, “Củ sắn dài”, “Ông tổ họ Đào”,… Riêng truyện “Ô tô kẹp chết” của người Trân Châu phóng đại sự xa lạ của người dân quê trước văn minh đô thị. Qua khảo sát, thủ pháp phóng đại được dùng nhiều trong truyện cười các làng: làng Dương Sơn là 23/39 truyện, chiếm 58,9%; làng Trân Châu 8/20 truyện, chiếm 40%, làng Văn Lang 62/180 truyện, chiếm 34,4%., Hòa Làng là 10/40 truyện, chiếm 25%. Riêng ở Trúc Ổ, chỉ có 2/20 truyện sử dụng thử pháp này, chiếm 10%. Nhìn chung lại, ở năm làng, thủ pháp phóng đại được dung trong 105/299 truyện, chiếm 35,1%. 2.2.6. Thủ pháp sử dụng yếu tố tục Chúng tôi quan niệm yếu tố tục bao gồm nói tục, văng tục, các từ chỉ sinh thực khí nam, sinh thực khí nữ và một số bộ phận kín khác, các từ nêu tên hoặc mô tả trực tiếp các hoạt động tính giao, một số hiện tượng sinh lý cùng “sản phẩm” của chúng (tiểu tiện, trung tiện, đại tiện),… Có những khi người ta không mô tả trực tiếp nhưng câu nói gợi sự liên tưởng đến các hoạt động tính giao cũng thuộc phạm vi yếu tố tục. Trong truyện cười cổ truyền yếu tố tục xuất hiện trong các truyện: “Con b…”, “Hay nói ngang”, “Lưỡng đầu… thiên địa”, “Thầy trò đối đáp”, “Của nhà đây cơ mà”, “Của chị quý hơn đầu tôi”, “Đứng mãi nó mỏi”, “Bẩm quan lớn ngài minh lắm”, “C… mày là c… mày, c… tao là c… tao”, “Rắm của con”, “Ô hay nhỉ”, “Lưỡng đầu… thiên địa”,… Trong truyện cười ở các làng cười, yếu tố tục được thể hiện trong các truyện sau:
  16. 13 “Chẳng phải mất tiền”, “Ăn cháo đái bát”, “Ai hoạn…Hoạn đi?”, “Cứt chó chè lam”, “Rắm đương quy”, “Chùa nào mà chả thế”, “Mẹ đẻ ra sư”,… 2.2.7. Sử dụng phối hợp các thủ pháp gây cười Ở truyện cười cổ truyền, trong truyện “Bẩm quan lớn ngài minh lắm”, tiếng cười được tạo nên bởi các thủ pháp sử dụng yếu tố tục và kết thúc bất ngờ [16, 193- 194]. Truyện “Bất là cây bất” chế giễu thầy đồ dốt nát bằng các thủ pháp khai thác và tạo dựng mâu thuẫn, dùng chữ Hán và xen kẽ văn vần vào truyện kể văn xuôi [16, 200-201]. Trong truyện “Cà xốc”, để chế giễu lão nhà giàu dốt nát, keo kiệt, người bình dân sử dụng các điệp ngữ “giàu có kho”, “giàu hú”, “láo xược” và thủ pháp kết thúc bất ngờ [16, 246-247]. Ở truyện các làng cười, truyện “Đề cao đức quân tử” sử dụng phối hợp cả cái tục và thủ pháp kết thúc bất ngờ. Truyện “Ếch kéo trâu” sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và kết thúc bất ngờ. 2.3. Sự khác nhau giữa truyện cười các làng cười và truyện cười cổ truyền về mặt thi pháp 2.3.1. Chỉ có truyện cười ở các làng cười mới để người kể chuyện ở ngôi thứ nhất Nếu trong truyện cười cổ truyền, hầu hết người kể truyện đứng ở ngôi thứ ba thì trong truyện cười ở các làng cười, người kể ở ngôi thứ nhất (xưng tôi) là một dấu hiệu khu biệt khá rõ. Người kể ở ngôi thứ nhất diễn ra ở các làng như sau: làng Dương Sơn: 13/39 truyện, chiếm 33,3% (“Củ sắn dài”, “Diều gà lớn”, “Ếch xay lúa”,…), làng Văn Lang: 16/180 truyện, chiếm 8,8% (“Con đỉa trâu”, “Con tôm đồng”, “Giống dền quý”, “Quả mướp hương”,…), làng Trúc Ổ: 1/20 truyện (“Ông tổ họ Đào”), chiếm 5%. 2.3.2. Truyện cười ở các làng cười hầu như hoặc rất ít khi sử dụng các thủ pháp gậy ông đập lưng ông và bắt chước không thành công Trong truyện cười cổ truyền, các truyện: “Cái phúc được ăn thịt”, “Ba anh đầy tớ”, “Bố mày! Đã chết với tao chưa”, “Cày xong thì bừa” , “Cái bụng cổ”, “C… mày là c mày, c… tao là c tao”, “Đậu phụ”, “Đầy tớ lù khù”, “Đều là công sức của cái mồm”,… đã dùng một cách đắc địa thủ pháp gậy ông đập lưng ông. Ở các làng cười, chỉ có truyện “Võ mèo” của người Văn Lang làm ta nghĩ đến thủ pháp gậy ông đập
  17. 14 lưng ông tuy chưa thực sự rõ rang lắm. Trong truyện cười cổ truyện, các truyện: “Bên trọng bên khinh”, “Bắt chước cha vợ”, “Bắt về cho trẻ chơi”, “Đọc văn”, “Thơ vịnh con chó”, “Tôi cũng nói được”, “Trứng ngót”,… đã sử dụng thủ pháp bắt chước không thành công. Trong truyện cười ở làng chỉ có một truyện của Văn Lang sử dụng thủ pháp này. Đó là truyện “Đề cao đức quân tử”. 2.3.3. Cả truyện ở làng cười và truyện cười cổ truyền đều sử dụng những thủ pháp giống nhau, nhưng khác nhau về tính chất và mức độ 2.3.3.1. Thủ pháp sử dụng yếu tố tục Cả truyện ở các làng cười và truyện cười cổ truyền đều sử dụng yếu tố tục. Tuy nhiên, chỉ truyện cười cổ truyền mới miêu tả tỉ mỉ, cụ thể sinh thực khí của nam, của nữ; mới không ít lần gọi thẳng tên các yếu tố tục. Ngược lại, yếu tố tục trong truyện cười các làng cười không như vậy. Mục đích sử dụng yếu tố tục trong truyện cười cổ truyền rộng hơn: nhằm vui đùa giải trí, nhằm châm biếm đả kích. Ở truyện cười các làng cười, yếu tố tục chỉ có mặt trong truyện cười Văn Lang và truyện cười Trân Châu; và tất cả những truyện cười này chủ yếu nhằm mục đích mua vui giải trí. 2.3.3.2. Thủ pháp phóng đại Cả truyện cười các làng cười và truyện cười cổ truyền đều dụng thủ pháp phóng đại. Trong truyện cười cổ truyền, những truyện dùng thủ pháp này nhằm nhiều mục đích. Đó là việc phóng đại để vui cười. Ngoài ra thủ pháp phóng đại còn dung để mỉa mai, châm biếm. Trong khi đó thủ pháp phóng đại là thủ pháp được các truyện cười ở năm làng cười sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên hầu hết các truyện phóng đại đều nhằm thể hiện sản phẩm của địa phương, vẻ đẹp và sức mạnh của dân làng họ. 2.3.3.3. Thủ pháp nhân cách hóa khi xây dựng nhân vật Hầu hết các nhân vật trong truyện các làng cười và truyện cười cổ truyền đều là con người. Tuy nhiên trong truyện cười cổ truyền có một số truyện mà ở đó nhân vật là con vật. Ở truyện cười của các làng cười, cũng có nhân vật là con vật. Tuy nhiên, ở truyện cười của các làng cười, không có truyện nào mà nhân vật chỉ toàn là con vật hoặc toàn là bộ phận của con người. 2.3.3.4. Thủ pháp sử dụng ngôn ngữ linh hoạt Cả truyện cười ở các làng cười và truyện cười cổ truyền đều sử dụng các tiểu
  18. 15 thủ pháp dùng từ đồng âm khác nghĩa, tước bớt ngữ cảnh. Tuy nhiên truyện cười ở các làng cười không có các tiểu thủ pháp mà truyện cười cổ truyền sử dụng: dùng chữ Hán, dùng câu đối, nhại tiếng địa phương nơi nhân vật xuất thân. 2.4. Nhận xét sau khi so sánh 2.4.1. Khi so sánh một cách khách quan giữa 299 văn bản của truyện cười ở năm làng cười với 1013 văn bản truyện cười cổ truyền, chúng tôi thấy các truyện cười ở làng cười tuy không thật phong phú về các thủ pháp gây cười như truyện cười cổ truyền, nhưng cũng không đến nỗi nghèo nàn, vẫn đem lại cho người đọc, người nghe những rung cảm thú vị và tiếng cười mua vui, giải trí là chính. 2.4.2. Trong năm làng cười, bên cạnh nhiều chỗ giống nhau, mỗi làng cười đã có sắc thái riêng. Truyện cười ở làng Trân Châu phản ánh rõ nét con người và sinh hoạt của cư dân vùng hải đảo, thể hiện cách ứng xử, nhận thức của người dân quê trước văn minh đô thị. Tuy không cách xa Dương Sơn và Hòa Làng bao nhiêu, truyện cười Trúc Ổ khẳng định cái duyên của mình bằng nghệ thuật nói tức. So với bốn làng còn lại, truyện cười của làng Văn Lang áp đảo về số lượng, phong phú về tiếng cười, tức là có cả tiếng cười mua vui giải trí và tiếng cười đả kích châm biếm; đặc biệt là sử dụng yếu tố tục ở mức độ đáng kể. Điều đặc biệt hơn nữa là bằng biện pháp đối chiếu giữa các văn bản, chúng ta thấy truyện cười Văn Lang có đến 3 truyện giống truyện cười cổ truyền, có truyện giống đến từng chi tiết. Đây chính là truyện Văn Lang đã tiếp thu kho tàng truyện cười cổ truyền. 2.4.3. Truyện của năm làng cười đã được phân tích về mặt thi pháp cho thấy các truyện đó đủ tiêu biểu cho truyện cười Bắc Bộ. So với bề dày của truyện cười cổ truyền, có thể truyện cười ở các làng cười chưa hay bằng nhưng nó chứng tỏ sức sống của văn học dân gian hiện đại. 2.4.4. So với truyện cười cổ truyền, truyện cười ở các làng cười cũng có các truyện lẻ, không kết chuỗi và cũng có nhiều truyện lẻ xung quanh một nhân vật như ông Vượng (Trân Châu), cụ Ba (Dương Sơn). Về mục đích tiếng cười, truyện cười ở các làng cười cũng có tiếng cười đùa vui giải trí và tiếng cười châm biếm; tuy số truyện mang nụ cười châm biếm có phần ít hơn. Về nghệ thuật gây cười, truyện cười ở các làng cười cũng dùng thủ pháp sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, thủ pháp phóng đại,
  19. 16 thủ pháp kết thúc bất ngờ, thủ pháp sử dụng yếu tố tục, thủ pháp dùng xen kẽ một ít văn vần vào truyện kể văn xuôi. Như vậy truyện cười ở các làng cười hoàn chỉnh cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng có thể nhà giáo Đỗ Bình Trị chưa chính xác khi ông cho rằng truyện cười ở các làng cười “rõ ràng không hoàn toàn khớp với khái niệm truyện cười như là thể loại, với cái khung phân loại kinh điển chia truyện cười thành truyện khôi hài (hài hước) và truyện châm biếm (trào phúng)” [2, 3]. Chính vì về cơ bản truyện cười ở các làng cười đã đáp ứng tiêu chuẩn của truyện cười nên nó đã được phân tích trong giáo trình đại học [11, 150]. 2.5. Tiểu kết Thi pháp học là một hướng nghiên cứu nhằm phân tích tài năng nghệ thuật của chủ thể sáng tạo và khẳng định bản chất nghệ thuật của các sáng tác văn học. Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến một vài năm đầu thế kỷ XXI, thi pháp học là một trào lưu nghiên cứu chủ lưu ở các trường đại học và trong giới nghiên cứu. Trong lĩnh vực truyện cười, nói đến thi pháp là nói đến nghệ thuật gây cười. So với truyện cười cổ truyền, truyện cười ở các làng cười cũng đã sử dụng nhiều thủ pháp gây cười như: sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sử dụng thủ pháp phóng đại, sử dụng thủ pháp kết thúc bất ngờ, sử dụng yếu tố tục, dung xen một ít văn vần vào truyện kể văn xuôi và vận dụng phối hợp nhiều thủ pháp trong một tác phẩm. So với truyện cười cổ truyền, truyện cười ở các làng cười có một số lượng đáng kể tác phẩm mà ở đó người kể truyện ở ngôi thứ nhất. Tuy nhiên có những thủ pháp còn hiếm thấy trong truyện cười các làng cười đó là thủ pháp gậy ông đập lưng ông, bắt chước không thành công và một số tiểu thủ pháp khác mà chúng tôi đã trình bày. Chính sự giống nhau và khác nhau so với thi pháp truyện cười cổ truyền đã tạo nên đặc điểm của thi pháp truyện cười các làng cười. CHƯƠNG 3 TỪ TRÀO LƯU BỐI CẢNH Ở HOA KỲ ĐẾN VIỆC DIỄN XƯỚNG Ở CÁC LÀNG CƯỜI 3.1. Từ hướng tiếp cận bối cảnh trong folklore Hoa Kỳ đến việc vận dụng ở Việt Nam Luận án trình bày diễn biến của trào lưu nghiên cứu bối cảnh ở Hoa Kỳ trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Hướng nghiên cứu folklore trong bối cảnh có tác dụng làm rõ hơn những khái niệm liên quan như khái niệm truyền thống, dân gian,
  20. 17 làm sáng tỏ vấn đề folklore “có thể đóng góp, dự phần vào các quan hệ xã hội như thế nào, tức nhìn folklore trong tính tích cực, chủ động của nó, chứ không chỉ là một tấm gương phản ánh xã hội, hay một công cụ giúp soi sáng các vấn đề xã hội” [59, 66]. Hướng nghiên cứu này còn đóng góp vào việc nhận thức thể loại folklore, thay đổi trong nhận thức về vấn đề thể loại và trong tương quan giữa các vấn đề thể loại, có đóng góp đối với vấn đề sưu tầm và phân tích folklore. Trào lưu nghiên cứu này ra đời nhằm thể hiện sự tự tôn dân tộc, rằng khoa học về folklore ở Hoa Kỳ không dừng chân mãi ở truyền thống nghiên cứu văn bản. Điều này cũng tương tự như sau khi tiếp thu khoa nghiên cứu văn học so sánh ở châu Âu với các hướng nghiên cứu truy tìm nguồn gốc và xác định ảnh hưởng của nền văn học này đối với nền văn học kia thì các nhà khoa học Mỹ đề xuất hướng nghiên cứu so sánh song song, tức là giữa hai nền văn học không có mối liên hệ nguồn gốc hay ảnh hưởng, họ tìm ra điểm giống nhau và khác nhau. Ở miền Bắc Việt Nam, trước năm 1975, việc vận dụng lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu của phương Tây nói chung, Hoa Kỳ nói riêng không được khuyến khích. Sau khi bắt đầu tiến trình đổi mới từ năm 1986, các nhà khoa học Việt Nam không chỉ học tập kinh nghiệm và lý luận của Trung Quốc, Nga, mà còn giao lưu và vận dụng các quan điểm học thuật của phương Tây và Hoa Kỳ, trong đó có trào lưu nghiên cứu trong bối cảnh hoặc còn gọi là nghiên cứu diễn xướng. Trong vài chục năm gần đây, nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đã thể hiện hướng nghiên cứu trong bối cảnh. Đó là luận văn thạc sỹ Tục ngữ trong văn học: một trường hợp của nghiên cứu folklore trong bối cảnh (2013) của Lê Thị Thanh Vy, một số luận án Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ theo hướng tiếp cận bối cảnh (2015) của Huỳnh Vũ Lam, Truyện cổ dân gian Việt Nam và Myanmar nghiên cứu theo hướng tiếp cận bối cảnh (sinh hoạt Phật giáo) (2016) của Nguyễn Hữu Nghĩa, Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyền ở Việt Nam, (2017) của Bàn Thị Quỳnh Giao, và Nghiên cứu Folklore trong bối cảnh – lý thuyết và ứng dụng (trên cứ liệu tục ngữ Việt Nam) (2020) của Lê Thị Thanh Vy. Ở Việt Nam, từ rất sớm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh,… đã có những nhận xét, những công trình nghiên cứu gặp gỡ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2