intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư liệu, luận án hệ thống hóa các văn bản, các nhóm truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ----<br /> <br /> ----<br /> <br /> LÊ THỊ DIỆU HÀ<br /> <br /> TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI<br /> VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ<br /> TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC<br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> 62 22 34 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br /> tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi …, giờ …, ngày …tháng …năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh<br /> - Thư viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh<br /> - Thư viện Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được<br /> khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất<br /> trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với<br /> đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử..., Nam Bộ có truyền thống lịch<br /> sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc.<br /> Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật<br /> Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, v.v... đâu chỉ là địa<br /> danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của<br /> cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương<br /> Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời<br /> của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng<br /> Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam<br /> Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi<br /> các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng<br /> đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có<br /> một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó<br /> là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế<br /> hệ. Đây là hiện tượng văn học dân gian, văn hóa dân gian có giá trị, ý<br /> nghĩa to lớn, phản ánh sự nhận thức, tình cảm về lịch sử bằng cảm<br /> quan nghệ thuật dân gian của người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước<br /> nói chung đối với con người và vùng đất thiêng liêng này. Đã có<br /> những công trình sưu tầm, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử Nam<br /> Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy nhiên, Truyền thuyết và<br /> giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở<br /> về trước còn chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ, do đó cần<br /> được sưu tầm, hệ thống hóa và đào sâu nghiên cứu thêm.<br /> Tiếp cận với Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch<br /> sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi đặt ra nhiệm<br /> vụ tiếp tục tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết và đặc trưng của giai<br /> thoại và mối quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau của hai đối tượng này<br /> trong thời kỳ cận đại và tại vùng đất Nam Bộ. Đây là thời kỳ tại Nam<br /> Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước,<br /> dân tộc. Bên cạnh những truyền thống chung của cả nước, người dân<br /> Nam Bộ với những đặc điểm xã hội - văn hóa, tính cách riêng, trong<br /> hoàn cảnh lịch sử riêng, có cách tiếp cận riêng đối với những sự kiện,<br /> nhân vật lịch sử trên mảnh đất của mình. Và do đó, nghiên cứu đề tài<br /> <br /> 2<br /> <br /> này cũng góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất thể loại của truyền<br /> thuyết và giai thoại, đồng thời tô đậm thêm đặc điểm địa phương của<br /> văn hóa dân gian Nam Bộ trên nền tảng thống nhất, đa dạng của văn<br /> hóa dân gian cả nước.<br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ<br /> Luận án đã trình bày khái quát những công trình nghiên cứu<br /> trong và ngoài nước về lý thuyết thể loại, những thành tựu sưu tầm,<br /> biên khảo lịch sử, địa chí, truyện dân gian Nam Bộ, đặc biệt là truyền<br /> thuyết, giai thoại dân gian về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ từ cuối<br /> thế kỷ XIX trở về trước. Luận án cũng đã giới thiệu, nêu thành tựu<br /> của một số công trình gần gũi với đề tài.<br /> Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu<br /> chuyên biệt nào về đề tài của luận án - một đề tài phong phú, phức<br /> tạp, hấp dẫn cần nhiều công trình tiếp tục mở rộng, đào sâu.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ<br /> từ cuối thế kỷ XIX là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Các<br /> phương diện lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân<br /> Nam Bộ trong mối quan hệ với thể loại truyền thuyết và giai thoại<br /> cũng được xem là đối tượng nghiên cứu hữu quan.<br /> Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu văn bản trong các<br /> công trình sưu tập, biên soạn truyện dân gian và mở rộng ở các công<br /> trình lịch sử, địa chí triều Nguyễn, công trình biên khảo, nghiên cứu<br /> lịch sử, văn hóa Nam Bộ... có ghi chép truyện kể đã được hệ thống<br /> hóa. Các truyện kể cùng nội dung, chủ đề trong truyện kể dân gian<br /> các vùng miền khác, tùy theo mục đích từng phần của nội dung luận<br /> án, được dùng để so sánh, liên hệ, để làm nổi bật đối tượng nghiên<br /> cứu.<br /> 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư<br /> liệu, luận án hệ thống hóa các văn bản, các nhóm truyền thuyết và<br /> giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về<br /> trước. Đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng<br /> nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này<br /> trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian<br /> <br /> 3<br /> <br /> Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể<br /> loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này<br /> trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại.<br /> 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Luận án vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu:<br /> Phương pháp hệ thống, Phương pháp thống kê, miêu tả, Phương<br /> pháp phân tích, so sánh, Phương pháp liên ngành. Các phương pháp<br /> nghiên cứu này đã được sử dụng trong các chương của luận án để<br /> thực hiện mục tiêu của đề tài và những nhiệm vụ của luận án.<br /> Luận án giới thuyết một số khái niệm công cụ được sử dụng<br /> trong luận án, bao gồm: đề tài, cốt truyện, đề tài - cốt truyện, môtíp<br /> (motif) và típ (type).<br /> 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br /> Luận án có một số đóng góp mới sau đây:<br /> -Trên cơ sở tiếp cận cơ sở lý thuyết về thể loại, luận án đã<br /> khái quát lại những đặc điểm của truyền thuyết và giai thoại, tiếp tục<br /> so sánh truyền thuyết và giai thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần<br /> gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các thể loại này.<br /> -Tổng quan được bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể tình<br /> hình sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu truyền thuyết và giai thoại về<br /> các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; tiếp<br /> cận những khía cạnh cụ thể của vấn đề văn bản hóa truyện dân gian,<br /> bổ sung một số tư liệu sưu tầm mới về văn bản và mối quan hệ của<br /> văn bản với các chứng tích văn hóa có liên quan.<br /> -Đã tập hợp, sưu tầm, thống kê, phân loại, hệ thống hóa 220<br /> truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối<br /> thế kỷ XIX trở về trước, thời kỳ mà tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự<br /> kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc.<br /> -Theo hướng tiếp cận thể loại, luận án đã khảo sát, miêu tả<br /> và xác định đặc trưng nghệ thuật và giá trị của hệ thống truyền thuyết<br /> và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở<br /> về trước, chỉ ra đặc trưng mối quan hệ của các yếu tố điều kiện tự<br /> nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và sự hình thành, phát triển của hệ<br /> thống truyện dân gian Nam Bộ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1