intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

101
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu nhằm nhận diện chân dung và đặc điểm văn hóa Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; làm rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và những xu hướng trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình của tộc người Khơ mú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THUẬN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Văn Hà 2. TS. Hoàng Hữu Bình 1. T22S Trần Văn Hà 2. TS Hoàng Hữu Bình Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Nam Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Vương Xuân Tình Luận án sẽ được bảo về trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi….giờ…..phút….ngày…..tháng….năm…. 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện : - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân và gia đình luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn. Đối với Nhân học/Dân tộc học, việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình ở các tộc người có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học; một mặt, góp phần sáng tỏ quá trình tộc người với các hình thức tiến triển của các loại hình hôn nhân và gia đình ở các thời kỳ lịch sử khác nhau mặt khác làm rõ các cấu trúc, quan hệ xã hội và văn hóa trong nội bộ tộc người và với các tộc người khác. Ở Sơn La, người Khơ mú có 12.576 người, chiếm 1,34% dân số trong tỉnh và phân bố chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Sốp Cộp. Người Khơ mú cư trú thành từng bản xen cài chủ yếu với các bản dân tộc thiểu số khác nhau là Thái, Hmông, Xinh Mun, Kháng cũng như người Kinh tạo nên mối quan hệ xã hội và giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa người Khơ mú và các tộc người thiểu số và đa số một cách tự nhiên qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong quá khứ và hiện tại. Đặc biệt trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường, văn hóa hôn nhân của người Khơ mú chịu tác động nhiều chiều và đang đứng trước sự mai một bản sắc. Để góp phần nhận diện, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hôn nhân tryền thống của người Khơ mú trong bối cảnh trên, NCS đã lựa chọn “Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” làm đề tài Luận án Tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện chân dung và đặc điểm văn hóa Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - Làm rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và những xu hướng trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình của tộc người Khơ mú. - Đề xuất, kiến nghị nội dung, giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ở hiện nay. 1
  4. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án lấy đối tượng Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú làm đối tượng tiếp cận, giải mã thông tin và tìm ra các giá trị văn hóa. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là 2 bản người Khơ mú ở Co Chai xã Hát Lót và bản Tra xã Chiềng Lương; Về thời gian: Quan sát Hôn nhân và Gia Đình của người Khơ mú trước và sau năm 1986; Về nội dung: Tiếp cận đối tượng trong cái nhìn truyền thống và biến đổi 4. Nguồn tài liệu, tư liệu của luận án Nguồn tư liệu chính được thu thập từ những đợt điền dã dân tộc học của NCS qua các năm 2010 đến 2015 tại bản Co Chai xã Hát Lót và bản Tra xã Chiềng Lương của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Nguồn tài liệu thứ cấp được tiếp cận từ sách, báo, tạp chí và các văn bản pháp quy, báo cáo có liên quan. 5. Đóng góp của luận án - Luận án lần đầu tiên cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở Sơn La, cung cấp luận cứ khoa học cho nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng Khơ mú, hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. - Góp phần làm rõ những biểu hiện, đặc điểm hôn nhân, gia đình truyền thống và những biến đổi của nó trong bối cảnh đổi mới, kinh tế thị trường, hội nhập giao lưu văn hóa hiện nay đối với người Khơ mú ở Tây Bắc Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các trường đại học và khoa Dân tộc, Trường Cán bộ dân tộc, ngành văn hóa, ngành công tác dân tộc liên quan đến lĩnh vực văn hóa các dân tộc Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu; Chương 2.Hôn nhân của người Khơ mú ở huyện Mai sơn tỉnh Sơn La; Chương 3.Gia đình của người Khơ mú ở huyện Mai sơn tỉnh Sơn La ; Chương 4. Kết quả và bàn luận. 2
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1.Nghiên cứu của tác giả nước ngoài nước về người Khơ mú Công trình của Bernard. N. viết về người Khas ở Lào năm 1904 và (Kha, người hoang dã ở Lào thuộc Pháp, Tạp chí Lịch sử - Les Khâ, Peuple inculte du Laos Francais. Bull. hist. et descriptive, 1904). Học giả người Mỹ Frank Proschan, nghiên cứu về lịch sử tộc người Khơ mú ở địa bàn Đông Dương qua báo cáo khoa học của ông “Chương văn học dân gian, trong lịch sử và tiềm thức của người Khơ mú” tại Hội thảo Thái học (Tai Study Worshop) năm 1990 ở Băng Cốc (Thái Lan) đã liệt kê tài liệu về “nạn giặc Chương” diễn ra tại một số địa phương của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Tác giả Henri Roux (1927) viết về Les tsa Khmu (Dân tộc Xá- Khơ mú). Tác giả đã đề cập đến nơi cư trú, những nét đặc trưng về làng bản, nhân chủng, trang phục, trang sức, hôn nhân, tang ma, ngôn ngữ, từ vựng, thuyết luân hồi của người Khơ mú ở Việt Nam. Shomphra Xaiyamongkhoun (Lào) có công trình The Economic System of the Mountainous People, Khmu Ethnic Minority, Din Dam Village, Phabong Area, Nong Hed District, Xieng Khouang Province (Hệ thống kinh tế của dân tộc Khơ mú làng Din Dam vùng Phabong huyện Nong Hed, tỉnh Xiêng Khoảng). Tác giả đề cập đến việc canh tác nông nghiệp truyền thống, canh tác nương rẫy, kỹ thuật làm vườn, chăn nuôi gia súc, nghề thủ công truyền thống và giáo dục của người Khơ mú. Các công trình nghiên cứu về người Khơ mú của học giả nước ngoài đã cung cấp tư liệu khái quát địa bàn cư trú, phương thức sản xuất truyền thống, những nét văn hóa cơ bản của làng người Khơ mú nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu làm nổi bật văn hóa của người Khơ mú cũng như nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình mang tính chuyên khảo. 3
  6. 1.1.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước về người Khơ mú - Nghiên cứu về tộc người Khơ mú ở Việt Nam Công trình Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam, (1963) của Vương Hoàng Tuyên, tên dân tộc Khơ mú lần đầu tiên được công bố trong công trình sách và địa bàn cư trú sau giải phóng (1954) và khái quát về nguồn gốc tộc người và khẳng định đây là tộc người có nguồn gốc, văn hóa, địa bàn cư trú mang đặc trưng riêng. Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam (1972) của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn – Nguyễn Trúc Bình – Nguyễn Văn Huy – Thanh Thiên, phần nghiên cứu về người Khơ mú được tác giả Đặng Nghiêm Vạn biên soạn đã khái quát lịch sử tộc người, phương thức sản xuất, phong tục tập quán, hôn nhân, gia đình, dòng họ. Công trình Dân tộc Khơ mú của Khổng Diễn (Chủ biên) năm 1999 là cuốn sách chuyên khảo về người Khơ mú…Những công trình này đã khái quát lịch sử tộc người Khơ mú có mặt ở Việt Nam khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Văn hóa vật chất của người Khơ mú ở Nghệ An của Trần Tất Chủng nghiên cứu chuyên sâu dân tộc học về văn hóa vật chất của người Khơ mú ở địa bàn tỉnh Nghệ An, đây là nguồn tư liệu giúp NCS so sánh với người Khơ mú ở địa bàn Mai Sơn – Sơn La và hiểu hơn được sự phong phú trong văn hóa của người Khơ mú ở Việt Nam. Các công trình trên tiếp cận văn hóa của tộc người Khơ mú cũng mới chỉ ở góc độ phác họa, mang tính chất khái quát, chưa chuyên sâu về Hôn nhân và Gia đình dưới góc độ Nhân học văn hóa nên vấn đề Hôn nhân và Gia đình vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu. - Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Việt Nam. Nghiên cứu về Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn Nghệ An của Huyện ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn (1995) do tập thể tác giả của Viện Dân tộc học biên soạn. Trong đó, Phạm Quang Hoan và Moong Văn Nghệ có tư liệu khảo sát khá kỹ lưỡng về cấu trúc, loại hình và quan 4
  7. hệ trong gia đình của tộc người Khơ mú. Tác giả đã đưa ra hai loại hình gia đình, trong đó loại hình gia đình nhỏ (hạt nhân) là chủ yếu và đã đưa ra các dạng thức của gia đình hạt nhân. Gia đình lớn vẫn còn tồn tại nhưng là đại gia đình mở rộng. Gia đình theo chế độ phụ hệ thể hiện qua quan hệ của chủ gia đình với các thành viên khác, trong thừa kế tài sản. Công trình Hôn nhân của người Khơ mú ở một địa bàn khác của Tây Bắc là xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái của Trần Thị Thảo năm 2010. Chuyên khảo này, tác giả đã đề cập đến tập tục, quan niệm, lễ nghi hôn nhân truyền thống và những biến đổi trong hôn nhân của người Khơ mú ở Nghĩa Sơn, Văn Chấn, Yên Bái. Những nghiên cứu về người Khơ mú đến nay đã cung cấp các thông tin từ góc độ tộc danh, dân số, địa bàn cư trú cho đến hoạt động kinh tế truyền thống, các dạng thức văn hóa cổ truyền. Đây là nguồn tư liệu giúp NCS có thêm cơ sở đối chứng, so sánh khi khảo cứu chuyên sâu về Hôn nhân và Gia đình của người Khơ mú ở Sơn La (Tây Bắc) với những nét riêng và tương đồng ở một địa bàn cụ thể. Tuy nhiên các vấn đề hôn nhân truyền thống, gia đình truyền thống và biến đổi hôn nhân và gia đình, nguyên nhân của sự biến đổi,v.v… cũng như những vấn đề đang đặt ra về mặt chính sách, đóng góp cho Luật Hôn nhân và Gia đình, xây dựng đời sống văn hóa là những vấn đề mới đặt ra trong tình hình hiện nay. Đó cũng là khoảng trống cần được bù lấp. Do vậy, việc đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống mang tính chuyên sâu, có tính đa dạng vùng và các địa phương về hôn nhân và gia đình của dân tộc Khơ mú nói chung và Sơn la (Tấy Bắc) nói riêng trong bối cảnh hiên nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.2. Cơ sở lý thuyết về hôn nhân và gia đình 1.2.1. Khái niệm về hôn nhân Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con của họ. Sự xác nhận đó, trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới. 5
  8. Hôn nhân là hiện tượng xã hội – là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà, được luật tục hoặc pháp luật thừa nhận để chung sống với nhau xây dựng gia đình. Ngoại hôn, người ta phải chọn người ngoài nhóm (dòng họ, cộng đồng) để cưới. Hình thức hôn nhân này khá phổ biến khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định trong xã hội loài người. Hôn nhân hỗn hợp dân tộc là khái niệm dùng để chỉ sự kết hôn giữa hai người khác giới không cùng dân tộc, tôn giáo. Hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà vào một thời điểm nhất định theo luật tục, pháp luật quy định xuất hiện trong thời đại văn minh của xã hội loài người. 1.2.2. Khái niệm về gia đình Gia đình:Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam nêu rõ tại mục 2 của Điều 3: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này. Gia đình hạt nhân: Là loại hình gia đình được tạo thành gồm hai thế hệ: Cha mẹ và Con cái chưa lập gia đình. Mỗi thành viên của gia đình hạt nhân nằm trong một loạt những quan hệ chuyển biến qua thời gian với từng thành viên kia: giữa chồng với vợ, cha mẹ với con cái, và giữa những người con với nhau. Gia đình mở rộng: Là loại hình gia đình gồm ba thế hệ: Bố mẹ, Con cái đã có vợ có chồng và Cháu sống chung với nhau. 1.2.3. Cơ sở lý thuyết về hôn nhân và gia đình - Thuyết về chức năng (Chức năng luận) Thuyết chức năng được áp dụng vào nghiên cứu mối quan hệ trong hôn nhân, quan hệ giữa gia đình và xã hội : Đó là mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa gia đình với các yếu tố của cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, với các nhóm dân tộc hoặc theo cơ cấu lãnh thổ. Nếu xét từ khía cạnh các lĩnh vực hoạt động của gia đình có thể nói tới mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với các lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh sản, điều kiện nhà ở, trang thiết bị, v.v... 6
  9. Nhân học văn hóa xem xét trên tất cả các bình diện về hình thức hôn nhân thông qua đó để thấy được mối quan hệ thân tộc, nội bộ dân tộc và giữa các dân tộc thông qua vấn đề hôn nhân. Hai chức năng cơ bản nhất của gia đình đối với xã hội là "tái tạo ra một thế hệ mới" (bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo) và "nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình". Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình (chức năng kinh tế, giao tiếp tinh thần, tổ chức thời gian rỗi, giải trí…). - Lý thuyết về biến đổi (change) Hôn nhân và gia đình là đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người luôn vận động và biến đổi. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, những giá trị văn hóa có cách thức biểu đạt tương ứng và mỗi tộc người cũng có sắc thái văn hóa riêng, song những giá trị đó không tách rời, riêng rẽ mà nó như một dòng chảy có chiều sâu, chiều rộng, sự đan cài, hòa quyện và tác động lẫn nhau trong một môi trường xã hội. Vì vậy, vận dụng thuyết biến đổi văn hóa sẽ chỉ ra các mối quan hệ đa phương trong quan hệ hôn nhân và gia đình của tộc người. Vận dụng Thuyết Biến đổi là một căn cứ khoa học để quan sát hiện tượng văn hóa hôn nhân và gia đình của người Khơ mú, giúp NCS thấy được các yêu tố vận động bên trong và tác động từ bên ngoài tạo ra những nét khác biệt so với các giá trị văn hóa truyền thống mà nó vón có. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu, Luận án đã áp dụng các phương pháp cơ bản: 1) Thu thập tài liệu thứ cấp; 2) Điền dã dân tộc học/nhân học; 3) Điều tra, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin bằng bảng hỏi. 1.4. Khái quát tộc người và điểm nghiên cứu 1.4.1. Khái quát về người Khơ mú ở Việt Nam và người Khơ mú ở huyện Mai Sơn “Khơ mú” là tộc danh chính thức, bên cạnh đó đồng bào còn có nhiều tên gọi khác như Pu Thênh, Tày Hạy, Tềnh, Khmụ, Kừm mụ, Xá cẩu.... Người Khơ mú có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ 7
  10. Môn – Khơ me (thuộc dòng ngôn ngữ Nam - Á). Người Khơ mú di cư từ Lào đến Việt Nam khoảng 100 - 200 năm, là cư dân làm nương rẫy với nghề thủ công đan lát khá tinh xảo. Vết tích tô tem giáo còn thể hiện khá rõ nét ở dòng họ của người Khơ mú đều mang tên một loài vật, đồ vật hoặc cỏ cây. Hiện nay thì người Khơ mú vẫn nhớ đến dòng họ của mình và nhận nhau là họ hàng khi có cùng tổ tiên khi nói chuyện trong cùng tộc người, nhưng trong giấy tờ nhân thân thì họ đã chuyển sang tên họ của người Thái như họ Mè, Hoàng, Lò, Lường, Vi, Quàng… Mai Sơn là một huyện thuộc tỉnh Sơn La, có 21 xã và 1 thị trấn Hát Lót. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Hát Lót. Khí hậu, thời tiết mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc. Huyện Mai Sơn có 6 tộc người gồm Thái, Mông, Mường, Kinh, Khơ mú, Xinh mun sinh sống xen cài đến tận xã, bản. 1.4.2. Đôi nét về điểm nghiên cứu 1.4.2.1. Bản Tra Xã Chiềng Lương có 20 bản, trong đó 05 bản người Hmông, 1 bản người Xinh mun, 1 bản người Kinh, 1 bản người Khơ mú, 12 bản người Thái. Bản Tra của người Khơ mú cách Ủy ban nhân dân xã 2,5 km. Hiện nay có 50 hộ gia đình (năm 2014) sinh sống và làm nông nghiệp trồng ngô, mía, dong là chủ yếu. 1.4.2.2. Bản Co Chai Xã Hát Lót có 5 dân tộc cư trú gồm 31 bản, trong đó có 9 bản người Thái, 1 bản người Khơ mú còn lại các bản đều cư trú đan xen giữa người Thái và người Kinh, Hmông. Co Chai là bản người Khơ mú cư trú có tổng số 81 hộ (năm 2014), trong đó có 79 chủ hộ là người Khơ mú, 2 chủ hộ là người Thái và người Dao. Trong 81 chủ hộ là người Khơ mú thì có 27 chủ hộ họ Mè (Tmoong), 17 hộ họ Lò (Slooc), 14 chủ hộ họ Hoàng (Rvai), 10 chủ hộ họ Quàng (Rvai), 8 chủ hộ họ Vì (Xi ôm), 3 chủ hộ họ Hùng (Cút), 1 chủ hộ họ Hà (người Thái), 1 chủ hộ họ Triệu (người Dao). Kinh tế của người Khơ mú bản Co Chai chủ yếu làm nông nghiệp nhưng đã thiên về xu hướng phục vụ thị trường nông sản. 8
  11. CHƯƠNG 2 HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 2.1. Hôn nhân truyền thống 2.1.1. Hôn nhân và những nghi lễ 2.1.1.1. Quan niệm về hôn nhân Người Khơ mú quan niệm hôn nhân là quy luật của tạo hóa, mà cái đích cuối cùng là nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh con duy trì nòi giống của gia đình, họ hàng và xây dựng xã hội. Trong gia đình người Khơ mú, khi có con đến tuổi trưởng thành, ai cũng muốn kén được chàng rể hay cô dâu ưng ý. Đó là người có đủ phẩm chất, những khả năng để chăm lo cho cuộc sống gia đình, dòng họ. Cuộc sống chủ yếu là làm nông nghiệp nương rẫy, nên đối với chàng trai là phải thạo các công việc tìm đất phát nương làm rẫy, săn bẫy, đan lát, làm nhà...đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với các chàng trai đến tuổi trưởng thành. Tiêu chuẩn chọn một cô dâu hay người vợ lý tưởng là người khéo léo lễ phép trong ứng xử, thạo việc nương rẫy, chăm chỉ trong chăn nuôi, đảm đang trong nội trợ. Họ cho rằng, một cô gái dù có thạo việc nương rẫy nhưng vụng không biết nội trợ thì chưa đủ tiêu chuẩn là cô dâu tốt. 2.1.1.2. Các nguyên tắc trong hôn nhân Trong hôn nhân người Khơ mú luôn coi trọng các nguyên tắc truyền thống, đặc biệt là xem xét các huyết thống xa hay gần để không phạm phải các điều cấm kỵ truyền thống tộc người đã đúc rút truyền lại. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ: Người Khơ mú nghiêm cấm người cùng một dòng họ kết hôn với nhau, đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Nguyên tắc nội hôn tộc người, đồng bào cho rằng lấy người khác tộc sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình cũng như trong lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày, vì họ không biết phong tục dân tộc mình, không biết thờ cúng ma nhà mình. Nguyên tắc hôn nhân thuận chiều, đây là cơ sở hình thành ba mối quan hệ họ hàng: Tai hem-mạ êm, dông êm-mạ cưn, dông quynh, tồn tại phổ biến ở tất cả các bản của người Khơ mú. Theo phong tục, người nào vi 9
  12. phạm nguyên tắc này sẽ bị dư luận chê cười, do phạm vào tục “quay đầu lợn”, phá vỡ tập quán truyền thống. 2.1.1.3. Hình thức hôn nhân Người Khơ mú tuân thủ theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững. Người chồng chỉ được phép lấy vợ lẽ khi người vợ cả chết hoặc đôi vợ chồng này đã ly hôn. Trong bản Co Chai, bản Tra cho đến nay chưa có trường hợp nào đa thê. Chỉ khi góa bụa thì người còn sống được quyền đi bước nữa và được anh em họ hàng, dân bản khuyến khích đi bước nữa hoặc đã ly dị thì việc lấy chồng, vợ tiếp theo không cấm. 2.1.1.4. Tính chất hôn nhân Hôn nhân truyền thống của người Khơ mú bị chi phối bởi tính chất loại hình gia đình phụ quyền. Dù trai hay gái đến tuổi trưởng thành đều được phép tự do tìm hiểu, yêu đương, nhưng cuộc hôn nhân có thành hay không đều do cha mẹ quyết định. Nhằm đảm bảo các nguyên tắc luật tục, tập quán pháp, trước khi quyết định hôn nhân nên bố mẹ, họ hàng phải biết để xem xét vấn đề huyết thống xa hay gần để tránh nhầm lẫn lấy phải họ hàng gần. Nếu phạm phải quy tắc truyền thống sẽ không duy trì được nòi giống vì cận huyết. 2.1.1.5. Các trường hợp đặc biệt Luật tục của người Khơ mú thừa nhận, nếu chồng chết, người vợ được phép tái giá, vợ chết, chồng được phép lấy vợ kế. Ngoài việc được thừa nhận hợp pháp, người ta còn khuyến khích người góa bụa đi bước nữa. Theo quan niệm của họ, sở dĩ như vậy là khi vợ hoặc chồng chết, “ma” sẽ quên hết việc trên trần gian, không ảnh hưởng đến việc tái giá này. 2.1.1.6. Tục ở rể (rít veeh gut cămbrạ) Người con rể phải ở bên nhà vợ sau lễ cưới ở rể. Thời gian ở rể tùy thuộc vào thời gian bố vợ trước đây ở rể bao nhiêu năm thì rể cả cũng ở tương đương, những người con rể thứ thì thời gian lùi đi 1 năm một theo thứ tự lần lượt các con rể trong gia đình. Nếu thời gian ở rể quá lâu thì nhà trai có thể thỏa thuận với nhà gái và ra quyết định trong lễ ăn hỏi. Sau lễ cưới ở rể, chàng trai chính thức ở rể theo tập tục. Sau lễ cưới ở rể 10 ngày, nhà gái làm lễ nhập hồn chú rể vào gia đình nhà vợ. Trong thời 10
  13. gian ở rể, nhà vợ đối xử bình đẳng và nhận được sự chú ý quan tâm của nhà vợ. 2.1.1.7. Cư trú sau hôn nhân Sau một thời gian ở rể như hai gia đình thỏa thuận, nhà trai tổ chức lễ cưới đón dâu. Theo quan niệm của người Khơ mú, đây mới là lễ cưới công nhận chính thức vợ chồng sau một thời gian chàng rể được thử thách bên nhà vợ. Thời gian sống chung của đôi vợ chồng trẻ bên nhà chồng không cố định thời gian cụ thể. Việc ở chung kết thúc chỉ khi nào bố mẹ chồng cho rằng có đủ điều kiện kinh tế, nhà ở, v.v…cho đôi trẻ ra ở riêng một cách thuận lợi nhất. 2.1.2. Các bước trong cưới hỏi Đám cưới của người Khơ mú diễn ra trình tự theo các bước:Bước tìm hiểu (Dụm), lễ dạm ngõ (Dông êm, mạ êm), lễ ăn hỏi (Dun thao dun ke, lạ dông lạ mạ), lễ cưới ở rể (srông veech gút cămbrạ), lễ cưới đưa dâu (Pưn đề glệ cămbrạ), lễ lại mặt (Gay hợp dông êm mạ êm) 2.2. Biến đổi trong hôn nhân của người Khơ mú ở bản Co Chai và bản Tra 2.2.1. Thay đổi trong quan niệm, nhận thức về tìm hiểu và kết hôn Độ tuổi kết hôn của người Khơ mú đã dần tuân theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Kết quả khảo sát năm 2014 cho thấy: Số người kết hôn từ 18 tuổi đến 22 tuổi là 60%, từ 23 đến 30 tuổi là 22,2%, đây là độ tuổi kết hôn tương đối muộn so với độ tuổi kết hôn trung bình của các dân tộc thì người Khơ mú kết hôn độ tuổi này cũng chiếm con số lớn. Nhưng kết hôn dưới 18 tuổi ở người Khơ mú hiện nay vẫn còn và chiếm 17,8%. Hiện nay, thời điểm tiến hành đăng ký kết hôn của người Khơ mú thường diễn ra sau lễ ăn hỏi, trước khi cưới ở rể để chàng rể đến ở nhà cô dâu, chung sống với cô dâu thì đã đăng ký kết hôn. Hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện của đôi trai gái có sự tham khảo ý kiến của bố mẹ, họ hàng. 2.2.2. Lựa chọn bạn đời trong hôn nhân Trước đây lựa chọn bạn đời của người Khơ mú chủ yếu trong nội bộ tộc người, trong cùng bản. Hiện nay việc giao lưu, trao đổi 11
  14. hàng hóa hằng ngày cùng với các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nên không gian giao tiếp nhất là lớp thanh niên mở rộng hơn. Họ có nhiều bạn bè, trong, ngoài xã, cùng và khác dân tộc hơn các lớp cao tuổi, thậm chí nhóm trung niên. Chính vì vậy, không gian địa lý và đối tượng lựa chọn trong hôn nhân của thanh niên Khơ mú ở địa bàn nghiên cứu được mở rộng hơn. 2.2.3. Quyền quyết định hôn nhân Trước đây bố mẹ là người quyết định hôn nhân cho con cái, hiện nay vai trò của bố, mẹ chỉ dừng ở mức độ góp ý khi con cái thưa chuyện về việc họ tìm hiểu bạn đời của mình. Khi quyết định kết hôn, các chủ thể của hôn nhân rất được tôn trọng. Trường hợp, do bố mẹ giới thiệu nhưng cũng phải được sự đồng ý của con cái, nhưng hiện nay ở cả hai bản là rất ít. Đa phần hiện nay, đôi trẻ quyết định. Số liệu điều tra xã hội học cho thấy, 79/90 trường hợp là do đôi trẻ quyết định là chính. 2.2.4. Nguyên tắc và hình thức kết hôn Những người cùng họ, cùng chung ông tổ nhưng nhánh khác được phép kết hôn. Nguyên tắc nội hôn tộc người đã có nhiều thay đổi do kinh tế phát triển cùng với cư trú trong vùng người Khơ mú có sự cộng cư của nhiều tộc người khác. Tục ở rể giản tiện hơn so với truyền thống. Đa số các chàng rể, sau lễ tiễn ở rể, chỉ ở lại nhà bố mẹ vợ vài ba tháng là xin phép tổ chức đám cưới đón cô dâu về. Có trường hợp sau lễ tiễn ở rể, chàng rể không ở hẳn bên nhà vợ, được bố mẹ vợ cho phép đi lại để giúp đỡ hai bên gia đình đến khi tổ chức đám cưới. 12
  15. CHƯƠNG 3 GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 3.1. Gia đình truyền thống của người Khơ mú 3.1.1. Phân loại gia đình và cấu trúc gia đình Loại hình gia đình phổ biến của người Khơ mú là gia đình phụ hệ với 2 loại hình là Tiểu gia đình (gia đình hạt nhân) và Đại gia đình (gia đình mở rộng). Cấu trúc đơn giản nhất là gia đình gồm một cặp vợ chồng và con cái hoặc bố mẹ, em trai, gái chưa lấy vợ hay lấy chồng. Dạng phức tạp hơn gồm các cặp vợ chồng và con cái của các anh, em trai cùng cha mẹ già yếu và các em trai chưa vợ, em gái chưa chồng sống trong một mái nhà, các thành viên ứng xử theo quan hệ luật tục và cùng làm chung, ăn chung. 3.1.2. Gia đình hạt nhân và quy mô Gia đình hạt nhân hình thành sớm và tồn tại song song với gia đình mở rộng. Tập quán truyền thống của người Khơ mú trong gia đình không nhất thiết các con trai phải ở cùng bố mẹ. Họ quan niệm chỉ con trai cả ở cùng bố mẹ để làm nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc bố mẹ khi già yếu, thờ cúng tổ tiên khi bố qua đời nên con trai cả hay con trai duy nhất trong gia đình sẽ ở cùng bố mẹ và được hưởng nhà cửa, ruộng nương, ao cá, trâu bò của bố mẹ. 3.1.3. Gia đình mở rộng và quy mô Gia đình mở rộng gồm từ 3 thế hệ trở lên. Đối với người Khơ mú, gia đình mở rộng tuy không phải loại hình phổ biến nhưng luôn tồn tại song song với gia đình hạt nhân. Bên cạnh đó, còn có trường hợp nhiều thế hệ sinh sống trong một gia đình với thế hệ con cái có nhiều cặp gia đình cùng chung sống. Người Khơ mú muốn có nhiều con để có nhiều lao động và có người nuôi dưỡng khi cha mẹ lúc già yếu. Họ muốn sinh được cả con trai và con gái. Thực tế trong gia đình người Khơ mú, thái độ quan tâm chăm sóc con trai con gái như nhau. 13
  16. 3.1.4. Chức năng của gia đình Chức năng tái sản xuất con người: Đối với mỗi gia đình người Khơ mú, sự mong muốn nhiều con là nhu cầu thực tế. Bởi vì, không chỉ là vấn đề tăng nhân lực lao động mà sâu xa hơn, một đứa trẻ ra đời là sự kiện quan trọng đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình và cả cộng đồng, góp phần làm thay đổi quy mô gia đình về số lượng, vị thế và uy tín gia đình đối với cộng đồng xã hội. Chức năng kinh tế: Cơ sở kinh tế chủ yếu đảm bảo cho đời sống gia đình của người Khơ mú là sở hữu nhiều đất canh tác nương rẫy. Diện tích đất sở hữu nhiều hay ít phụ thuộc vào số thành viên và số lao động của gia đình. Ngoài trồng trọt, các gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản phẩm chăn nuôi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình. Chức năng giáo dục:Trong xã hội truyền thống của người Khơ mú, khi mối quan hệ xã hội chưa rộng lớn, hệ thống giáo dục nhà trường chưa chiếm vị trí quan trọng thì chức năng giáo dục của gia đình đối với con cháu gần như độc tôn, khuôn mẫu ứng xử được uốn nắn theo luật tục được gia đình truyền đạt lại. Như vậy, các thế hệ người Khơ mú trong gia đình được lĩnh hội, kế thừa được những tri thức dân gian, truyền thống văn hóa quý báu của tộc người. 3.1.5. Quan hệ trong gia đình Người cha hoặc người con trai lớn luôn là người chủ gia đình, điều hành mọi công việc trong nhà, trong sản xuất, phụ trách cúng tế và cũng là người thay mặt gia đình trong quan hệ với dòng họ, làng bản. Mọi tài sản trong gia đình như nhà cửa, ruộng nương, trâu bò... đều do người chủ gia đình quản lý và chịu trách nhiệm. Trong gia đình (trước hết là bố mẹ) thường bàn bạc với nhau để có quyết định các vấn đề thuộc về đời sống gia đình. Quan hệ giữa bố mẹ và con cái của người Khơ mú ở Co Chai và bản Tra (huyện Mai Sơn) là quan hệ ứng xử giữa các thế hệ và vị thế trong gia đình thân thiết, yêu thương, kính trọng, lễ phép. Con cái là niềm an ủi, hạnh phúc và mong ước của bố mẹ. 3.1.6. Tập quán, nghi lễ gia đình 14
  17. Tập quán sinh đẻ :Nếu phụ nữ có thai trong nhà bố mẹ đẻ, tức trong thời gian chàng trai đang đi ở rể thì người phụ nữ đó kiêng không được qua lại nhà chàng trai đến khi được tổ chức cưới đón dâu. Chỉ có bố mẹ, họ hàng nhà trai muốn đến thăm và chăm nom con dâu thì đến nhà bố mẹ cô gái để thăm. Thời gian ở cữ của sản phụ họ sẽ kiêng không cho người lạ vào nhà. Nghi lễ xin con nuôi :Hai bên thỏa thuận trước, đến khi đứa trẻ lọt lòng mẹ thì bố mẹ nuôi đến nhận và đón về làm lễ đặt tên, lấy theo họ bố nuôi, cúng ma nhà cho phép nhập hồn và họ của con vào dòng họ. 3.2. Biến đổi gia đình của người Khơ mú Theo số liệu điều tra năm 2012, gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng song song tồn tại, trong đó chủ yếu là gia đình hạt nhân nhưng số lượng nhân khẩu trong gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng có những thay đổi từ chính sách kế hoạch hóa gia đình. Quy mô gia đình mở rộng không có tính duy trì lâu bền bởi có những gia đình mở rộng là do tập quán trước khi con gái kết hôn thường có phong tục ở rể, trước khi đến ở rể thì đôi trẻ phải đăng ký kết hôn, chính vì vậy mà số cặp và số thế hệ trong gia đình tăng lên, nhưng sau khi hết thời gian ở rể, cô dâu được cưới về nhà chồng thì gia đình đó lại trở lại gia đình hạt nhân. Quan hệ trong gia đình: Người chồng và họ nhà chồng luôn được coi trọng ngay cả trong cúng tế, hay thờ cúng tổ tiên. Có nhiều gia đình không có con nhưng họ vẫn sống với nhau hòa thuận và xin con nuôi. Qua khảo sát, ở bản Co Chai tính đến thời điểm nghiên cứu (năm 2014) có đến 10 gia đình không sinh được con hoặc không sinh được con trai đã xin con về nuôi. Người vợ trong gia đình không bị đối xử miệt thị mà còn có phần tương đối bình đẳng trong hành xử thường nhật, nhưng trong chia tài sản thì họ không được tham dự. Nguyên nhân người phụ nữ không được tham dự trong chia tài sản có nhiều lý do, trong đó có lý do vì 15
  18. những thủ tục trong cưới hỏi. Việc phải tốn một khối lượng của cải trong nghi lễ hôn nhân để đưa người phụ nữ về nhà mình, khi về nhà chồng thì đến khi chết cũng là ma ở nhà chồng. Sự tiến bộ của xã hội đã làm địa vị người phụ nữ Khơ mú trong gia đình rõ nét hơn nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động làm cho quan hệ gia đình khó bền chặt: Nếu trước kia bạo lực gia đình người Khơ mú là hiếm thì ngày nay hiện tượng này nhiều hơn và nguy hiểm hơn, do người chồng uống rượu, nghiện hút hoặc ghen tuông. 16
  19. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình người Khơ mú 4.1.1. Về hôn nhân Hình thức hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện xuất phát từ tình yêu nam nữ là chủ đạo. Và người con trai sẽ là người chủ động đầu tiên trong bước tìm hiểu và đặt vấn đề xây dựng gia đình. Trai, gái đến tuổi trưởng thành được tự do tìm hiểu bạn đời, và giữ vai trò quyết định. Bố, mẹ giữ vai trò định hướng cho con cái trong tìm hiểu và nhắc nhở, hay xem xét đến quan hệ dòng họ của đôi lứa để tránh những cấm kỵ liên quan đến luật tục. 4.1.2. Về gia đình Gia đình người Khơ mú là gia đình phụ quyền với hai loại hình hạt nhân và mở rộng song song tồn tại. Tuy tục ở rể là vẫn tồn tại ở cả hai cộng đồng được nghiên cứu, nhưng không đậm nét. Ở gia đình truyền thống, trước giải phóng (1954), thậm chí đến những năm trước định canh định cư (1968), một số gia đình ở bản Co Chai không tồn trại tình trạng khi chàng trai đi ở rể phải đổi họ mà chỉ làm lễ nhập hồn để con rể thuần tính nết khi chung sống với nhà vợ và tổ tiên nhà vợ sẽ phù hộ không ốm đau, tai nạn. Khi gia đình nhà trai tổ chức cưới đón dâu về nhà chồng thì sau 10 ngày nhà trai cũng làm lễ nhập vía cô dâu vào dòng họ nhà chồng và tập tục này tồn tại đến ngày nay. Con cái sinh ra mặc dù khi thời gian bố còn ở rể vẫn lấy theo họ bố. Gia đình hỗn hợp dân tộc, con cái cũng luôn lấy theo họ bố. 4.2. Bàn luận 4.2.1. Về hôn nhân của người Khơ mú Đồng bào Khơ mú sống thành cộng đồng kết cấu thành bản với nghề nghiệp chủ yếu trong một bản đa số cư dân sống bằng nông nghiệp nương rẫy. Tuy phương thức canh tác so với truyền thống trước đây không có nhiều biến chuyển vì cuộc sống dựa vào điều kiện tự nhiên, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế chính, nhưng nếu trước đây nông nghiệp để phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp thì nay các sản phẩm thu hoạch chính của vụ mùa chủ yếu cung cấp hàng hóa nông phẩm, nguyên liệu cho thị trường nhưng vẫn còn manh 17
  20. mún, chưa đạt hiệu suất kinh tế cao. Nhưng đây cũng là điều kiện đồng bào tiếp xúc với thị trường, xã hội và các thông tin đại chúng rộng rãi hơn. Chính vì vậy, cách thức, nguyên tắc trong hôn nhân, cách ứng xử, chức năng gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Hôn nhân là dấu mốc cho mỗi một con người bắt đầu cuộc sống mới với một vai trò mới, vai trò làm chủ cuộc sống, làm chủ kinh tế. Bên cạnh đó còn là dấu mốc bắt đầu trách nhiệm của mình đối với bản thân, dòng họ và cộng đồng tộc người. Hôn nhân ngoài hai người nam và nữ thỏa thuận chấp nhận nhau thì còn có sự công nhận của người thứ ba là dòng họ và cộng đồng làng bản. Những niềm hạnh phúc của hôn nhân mong cầu sự sinh sôi nẩy nở duy trì nòi giống, liên minh họ hàng, mở rộng mối quan hệ, nên để đánh dấu sự kiện này, mỗi tộc người đã vinh danh mối nhân duyên này bằng hệ thống những nghi lễ vừa mang tính linh thiêng vừa mang tính cộng đồng. Nhưng để phù hợp với mỗi hoàn cảnh, điều kiện cư trú, quan niệm nên những nghi lễ hôn nhân của người Khơ mú có những nét độc đáo riêng mà không bị Thái hóa khi sống xen cài với tộc người Thái là tộc người đa số trong vùng. 4.2.2. Về gia đình người Khơ mú Trải qua quá trình di cư, tụ cư, những biến đổi đó đang từng bước góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc đời sống tinh thần của dân tộc Khơ mú, kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần làm giàu thêm bản sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4.2.3. Nhìn lại việc áp dụng thuyết chức năng và thuyết biến đổi trong nghiên cứu Sau hôn nhân, gia đình được thiết lập với tư cách một cấu trúc chỉnh thể - tế bào của xã hội. Trong gia đình hay dòng họ, hôn nhân luôn phải tuân thủ nguyên tắc là những người không cùng tô tem, vật tổ để đảm bảo duy trì nòi giống (chức năng sinh học). Tập quán ướm hỏi họ hàng trước khi cưới luôn duy trì là hoạt động loại trừ nhầm lẫn của các cặp kết hôn liên quan đến cùng họ hàng và kiêng kỵ cùng tô tem (cùng họ Tmoong nhưng tô tem khác vẫn lấy được nhau, như đã dẫn dụ trường hợp bản Co Chai, ở chương 3). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2