intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca, B) và 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp, AbA) đến quá trình sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được hiệu lực của 3 nguyên tố dinh dưỡng (NTDD) phốt pho (P), canxi (Ca) và bo (B) cũng như tác dụng tương hỗ của chúng đến sinh trưởng và ra hoa của lan D. Sonia. Xác định được hiệu lực của 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (ĐHSTTV) làcytokinin (Cyt), acid abscisic (AbA) và nitrophenol (Ntp) cũng như tác dụng tương hỗ của chúng đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca, B) và 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp, AbA) đến quá trình sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM C NÔ -------------------- VŨ THỊ QUYỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KẾT HỢP VỚI CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LAN DENDROBIUM SONIA Ở GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT Mã số: 9620103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN HỢP 2. TS. DƯƠNG CÔNG KIÊN Phản biện 1: ............................................................ Phản biện 2: ............................................................. Phản biện 3: ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, ngày .... tháng ...... năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư viện Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Dendrobium Sonia (D.Sonia) là giống lan được trồng phổ biến để lấy hoa cắt cành và hoa chậu bởi đặc điểm ưu trội về hình thái và khả năng ra hoa quanh năm.Trong tự nhiên, hoa lan hấp thụ chất dinh dưỡng từ nước mưa, sương và hơi nước thông qua hệ rễ; nhưng khi trồng công nghiệp, lan được bón phân với tỷ lệ thích hợp sẽ cho hoa đều và đẹp hơn, giai đoạn trưởng thành sớm hơn và tăng khả năng kháng sâu bệnh [115]. Quá trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho lan, Erickson (1957) đã ghi nhận ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có sự truyền tải mạnh mẽ chất dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg, B) từ lá già sang mô của lá non [72]. Rodrigues (2005) cũng chỉ ra một thực tế là thiếu Ca, B và một số nguyên tố vi lượng trong cây sẽ làm cho hệ rễ của lan bị suy yếu, cây sinh trưởng chậm và dễ bị nhiễm bệnh [121]. Đặc biệt, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho lan càng cần thiết khi mà việc sử dụng các giá thể trơ để trồng lan ngày càng phổ biến. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau, yêu cầu cung cấp dưỡng chất cho lan cũng khác nhau ở cả loại phân bón, liều lượng bón, cách thức và kỹ thuật bón [70], [71]. Ngoài ra, cây lan cũng rất cần có các chất điều hoà sinh trưởng thực vật, ở giai đoạn nhỏ để kích thích cây ra rễ, ở giai đoạn lớn để kích thích ra hoa [47], [136]. Trên thế giới, các nghiên cứu về sinh lý ra hoa của lan vẫn chưa được biết một cách đầy đủ [101], do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự ra hoa ở lan là cần thiết. Ở nước ta, mặc dù đã có một số nghiên cứu về phân bón và chất điều hòa sinh trưởng đối với lan, tuy nhiên ảnh hưởng của chúng đối với sự ra hoa của lan vẫn chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Từ tất cả các vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca, B) và 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp, AbA) đến quá trình sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi ở giai đoạn sản xuất” đã được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng hỗ tương của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) cũng như 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp, AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan, góp phần hoàn thiện qui trình kỹ thuật bón phân cho loài cây này. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung: Hoàn thiện qui trình kỹ thuật bón phân cho lan Dendrobium Sonia đạt hiệu quả kinh tế và nông học. b) Mục tiêu cụ thể: (i) Xác định được hiệu lực của 3 nguyên tố dinh dưỡng (NTDD) phốt pho (P), canxi (Ca) và bo (B) cũng như tác dụng tương hỗ của chúng đến sinh trưởng và ra hoa của lan D. Sonia.(ii) Xác định được hiệu lực của 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (ĐHSTTV) làcytokinin (Cyt), acid abscisic (AbA) và nitrophenol (Ntp) cũng như tác dụng tương hỗ của chúng đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. (iii) Đánh giá ảnh hưởng tương hỗ giữa 3 NTDD (P, Ca và B) và 3 chất ĐHSTTV (Cyt, AbA, Ntp) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. (iv) Đánh giá hiệu quả của loại phân bón nền đến năng suất và chất lượng của hoa D.Sonia trong giai đoạn sản xuất. 3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: (i) Đối tượng nghiên cứu: Cây giống lan lai Dendrobium Sonia được tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng ở vườn sản xuất (cây 9 tháng và 12 tháng tuổi). (ii) Địa điểm nghiên cứu: Vườn ươm Lâm viên Sinh thái, phường An Lợi Đông, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Chủ sở hữu là Ban Quản lý Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.(iii) Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2016.
  4. 2 4. Phạm vi nghiên cứu: (i) Có nhiều nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật, đề tài này chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của 1 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (nguyên tố P); 1 nguyên tố trung lượng (Ca) và 1 nguyên tố vi lượng (B) đối với lan Dendrobium Sonia. (ii) Có nhiều chất điều hòa sinh trưởng thực vật có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chọn 3 chất có tác dụng nhiều đến giai đoạn sinh trưởng phát triển của nhiều loài cây, đó là: cytokinin, acid abscisic và nitrophenol. 5. Ý nghĩa của đề tài a) Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ: (i) Sự khác nhau về hiệu lực tác động riêng rẽ và tương hỗ của các nguyên tố dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng thực vật đối với sự ra hoa của lan D.Sonia; (ii) Xác định được giai đoạn hay thời điểm của quá trình ra hoa mà các chất này có tác động nhiều nhất đối với lan D.Sonia; (iii) góp phần xây dựng phương pháp luận trong nghiên cứu đánh giá hiệu lực tương hỗ giữa các nguyên tố dinh dưỡng và chất điều hòa sinh trưởng với hoa và rau. b) Ý nghĩa thực tiễn: (i) Góp phần làm tăng năng suất và chất lượng hoa lan D.Sonia, từ đó nâng cao thu nhập cho người trồng hoa lan. (ii) Tạo điều kiện để mọi người trồng lan D.Sonia đều có thể áp dụng một cách dễ dàng và hiệu quả về mặt kinh tế và nông học. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được ảnh hưởng đồng thời của 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (P), trung lượng (Ca) và vi lượng (B) đến khả năng tăng trưởng, năng suất và chất lượng hoa lan D.Sonia. - Đánh giá tác động của 2 chất điều hòa sinh trưởng thực vật thuộc nhóm ức chế sinh trưởng là acid abscisic và nitrophenol đến năng suất và chất lượng hoa lan D.Sonia. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về họ phong lan 1.1.1. Đặc điểm chung của họ phong lan: Theo Hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan (1980,1991) thì họ phong lan (hay họ lan - Orchidaceae) nằm trong trong hệ thống thực vật có mạch - Bộ phong lan (Orchidales) [131], [132]. Họ phong lan có trên 835 chi phân bố rộng rãi khắp lục địa, là loài thân cỏ sống lâu năm, không sống phụ, đôi khi sống hoại. Ở Việt Nam có trên 1000 loài phong lan và địa lan thuộc họ phong lan với nhiều loài quí hiếm [13], [25]. 1.1.2. Đặc điểm của chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái của Dendrobium: Dendrobium là một chi rất lớn, có đến 1.600 loài, với hình dạng và kích thước thay đổi, phân bố rộng rãi ở châu Á, châu Úc và châu Đại Dương. Ở Việt Nam có khoảng 200 loài thuộc chi Dendrobium, trong đó có nhiều loài quí hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam và thế giới [14], [93], [100]. 1.1.2.2. Điều kiện sinh thái của lan Dendrobium: là chi lan thuộc nhóm trung tính nên có thể trồng được ở cả vùng có khí hậu bốn mùa lẫn hai mùa [139]. Cũng như tất cả các loài cây khác, các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng của môi trường và các chất dinh dưỡng luôn tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất hoa lan. 1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trong và ngoài nước + Trên thế giới: Trong suốt thế kỷ 19, nước Anh vẫn luôn đứng ở vị trí thứ nhất về nhập khẩu lan, kế đến là Hà Lan và Bỉ [75], [84]. Đến năm 2012, có trên 60 quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hoa lan, đạt giá trị thương mại toàn cầu trên 504 triệu đô la Mỹ. Trong đó, quốc gia
  5. 3 xuất khẩu hoa lan lớn nhất là Hà Lan (39,67% thị trường thế giới), thứ nhì là Thái Lan (28,41%), Đài Loan (10%), Singapore (10%) và New Zealand (6%). Các quốc gia nhập khẩu lan nhiều nhất là Nhật Bản (30%), Anh quốc (12%), Ý (10%), Pháp (7%) và Mỹ (6%) [61]. Thái Lan có lịch sử lâu dài về trồng lan thương mại ở khu vực Đông Nam Á. Ước tính có trên 54% hoa lan được sản xuất ở Thái Lan xuất khẩu và 46% còn lại được tiêu thụ ở thị trường nội địa. [69], [138]. CBI (2007) đánh giá thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng phát triển, trong đó các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia tiêu thụ hoa lan cắt cành lớn nhất [57]. Trung Quốc là nước có truyền thống về kỹ nghệ thưởng ngoạn hoa lan và hiện cũng là nước sản xuất cũng như tiêu thụ hoa lan cắt cành khá lớn trên thế giới (khoảng 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới). Trung Quốc cũng dự báo khả năng phát triển thị trường xuất khẩu hoa lan cắt cành đến 2020, ước đạt 5 tỷ cành, tăng 1,2 tỷ cành so với năm 2010 [41]. Năm 2016, USDA đã tổng kết nhu cầu sử dụng hoa lan ở Mỹ, chủ yếu là Dendrobium và Cattleya. Theo đó, giá trị nhập khẩu hoa lan 2015 của Mỹ đạt 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2014 [143]. + Ở Việt Nam: Tại Hà Nội, diện tích trồng hoa - cây cảnh năm 2012 là 2.009 ha, trong đó diện tích trồng lan và lily khoảng 14,4 ha và đến 2016, diện tích trồng lan và lily tăng gấp 19 lần (274 ha so với14,4 ha). Giá trị thu nhập của người trồng lan và lily cho thu nhập lên tới hàng tỷ đồng/ha/năm [29]. Ở TP. Hồ Chí Minh, diện tích trồng hoa lan 2015 đạt 300 ha (tăng 57,9% so với năm 2010), lợi nhuận trồng lan bình quân 0,6 tỷ đến 0,8 tỷ đồng/ha/năm [31]. 1.2. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho lan 1.2.1. Môi trường sống của lan trong tự nhiên: Một cây lan sinh trưởng trên thân cây chủ phải nhờ vào nguồn các chất dinh dưỡng trôi từ tán lá, thân cây bởi nước mưa và sương mù. Một số cây lan phát triển trong các lớp rêu bao phủ như vách đá được chất dinh dưỡng chia sẻ với rêu để hệ rễ lan sử dụng và phát triển [116], [118], [120]. 1.2.2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với lan: Lan sử dụng ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để chuyển đổi chất dinh dưỡng có sẵn trong tự nhiên (CO2 và H2) thành năng lượng cho cây [50], [80], [112]. Vai trò của 16 nguyên tố dinh dưỡng khác cũng được các tác giả [12], [50], [73], [84], [85], [86], [104], [134] mô tả chi tiết. 1.2.3. Quá trình hấp thu dinh dưỡng khoáng ở lan: Lan có thể hấp thu dưỡng chất từ rễ và từ thân, lá; trong đó, rễ là cơ quan thực hiện chức năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất [74]. Sự hấp thu dinh dưỡng ở rễ cũng bị lệ thuộc vào nồng độ môi trường, sự đối kháng ion, sự hiện diện của nhiều loại khoáng chất, pH của giá thể, độ thoáng khí và nhiệt độ giá thể. Bên cạnh, sự hấp thu dinh dưỡng qua lá tùy thuộc vào nồng độ dung dịch khoáng trên bề mặt lá, pH của dung dịch và loại khoáng [12], [87]. 1.2.4. Yêu cầu dinh dưỡng của sự ra hoa: Sự ra hoa của cây liên quan đến việc cung cấp dưỡng chất, trong đó bao gồm cả số lượng và chất lượng dưỡng chất, cụ thể: (1) Yêu cầu về số lượng: Sự cạnh tranh giữa hai quá trình sinh trưởng và phát triển cơ quan sinh sản, có hai giới hạn: (i) Giới hạn dưới - cây không đủ dưỡng chất cần thiết cho sự ra hoa và (ii) giới hạn trên - sự phát triển sinh dưỡng chiếm ưu thế. (2) Yêu cầu về chất lượng: Thông thường sự dinh dưỡng giàu đạm (N) kích thích sự phát triển sinh dưỡng trong khi sự dinh dưỡng giàu carbon (C) kích thích sự ra hoa. Do đó, cần một tỷ lệ C/N thích hợp cho sự ra hoa: (i) Tỷ lệ
  6. 4 C/N quá cao làm cho sự phát triển sinh dưỡng sẽ yếu (N là yếu tố giới hạn); (ii) tỷ lệ C/N cao, sự ra hoa được kích thích; (iii) tỷ lệ C/N thấp, phát triển sinh dưỡng mạnh; và tỷ lệ C/N quá thấp, phát triển sinh dưỡng yếu (C là yếu tố giới hạn). 1.3. Vai trò của một số chất ĐHSTTV đối với lan: Đặc điểm quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là: một hàm lượng nhỏ có khả năng gây nên tác động làm thay đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của thực vật và chúng có thể di chuyển trong cây được; cụ thể: Một số chất thuộc nhóm ức chế khi sử dụng cho nhiều loại cây lại kích thích sự ra hoa [45] hay nhóm chất kích thích sinh trưởng có một hoạt động kích thích trên sự chuyển hóa của tế bào thực vật ở một liều lượng nhất định; trong khi, nhóm ức chế sinh trưởng có thể có một hoạt động kích thích hoặc ức chế tùy theo liều lượng sử dụng [17]. 1.4. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và chất ĐHSTTV cho Dendrobium Qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng và chất ĐHSTTV cho lan, tác giả nhận thấy: (i) NTDD, chất ĐHSTTV và hỗn hợp phân bón đều ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng các loại hoa lan nói chung. (ii) Kết quả tổng quan cũng cho thấy chưa có những khẳng định về ảnh hưởng của NTDD và chất ĐHSTTV đến loài lan D.sonia. Sau đây là một số thảo luận làm rõ thêm: (1) Do chưa có nghiên cứu nào xác định rõ liều lượng sử dụng cuối cùng cũng như thời điểm bón phân thích hợp cho riêng loài D.sonia. Thế nên, đề tài đã bố trí thí nghiệm với số lượng nghiệm thức lớn ở các nồng độ khác nhau nhằm xác định được số lượng nghiệm thức có ảnh hưởng rõ rệt hơn để làm thí nghiệm chính thức. Theo đó, P có mức liều lượng từ 0 – 1.500 ppm, Ca từ 0 – 110 ppm và B từ 0 – 60 ppm. (2) Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chất ĐHSTTV có ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình sinh trưởng và ra hoa của lan. Tuy nhiên, nồng độ và liều lượng sử dụng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống lan, tuổi lan và các nhân tố sinh thái khác. Do đó, đề tài làm rõ sự khác biệt về ảnh hưởng của các chất ĐHSTTV ngoại sinh đến giai đoạn ra hoa của lan D.Sonia. (3) Các tác giả khi đánh giá kết quả có những chi tiết khác nhau về việc xây dựng qui trình bón phân, nhưng chủ yếu dựa trên kết quả của các thí nghiệm nhỏ và thường dùng phép ngoại suy để lựa chọn lượng phân cần bón cho những vùng rộng lớn. Điều đó dẫn đến việc ứng dụng trên diện rộng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Để khắc phục tình trạng trên, đề tài đã thực hiện các thí nghiệm diện rộng, trong 3 vụ liên tục để xác định năng suất hoa cho từng vụ và cả năm. Trên cơ sở đó mới xây dựng qui trình trồng lan ngoài thực tiễn. (4) Về phương pháp thí nghiệm, có hai vấn đề mới mà đề tài muốn đi sâu nghiên cứu: Một là, tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đồng thời 3 NTDD (P, Ca và B) được xem là góp phần làm tăng năng suất và chất lượng hoa lan D.Sonia. Hai là, nghiên cứu tác động của 2 chất ĐHSTTV thuộc nhóm ức chế sinh trưởng là acid abscicis và nitrophenol nhằm tìm ra sự cân bằng giữa chất kích thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng thực vật trong việc điều hòa sự sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây lan D.Sonia (D.ceasar x D.tomie) 9 và 12 tháng tuổi, xuất xứ Thái Lan, trồng trên nền giá thể 50% xơ dừa + 50% than củi. Cây lan 9 tháng tuổi có chiều
  7. 5 dài giả hành 18-20 cm, đường kính giả hành 0,9-1,1 cm, 2-3 giả hành/chậu. Cây 12 tháng tuổi có chiều dài giả hành 24 - 26 cm, đường kính giả hành 1,0-1,1 cm, 3-4 giả hành/chậu.Tất cả các cây lan được chọn làm thí nghiệm có kiểu hình đồng đều về số giả hành, chiều dài, đường kính giả hành và số lá. Chậu trồng lan 18 x 9 x 12 cm. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu: (i) Các nguyên tố dinh dưỡng (P- H3PO4, Ca – CaCl2, B – B2O3) và chất ĐHSTTV (Cytokinin – Benzyl adenin (BA), 4-Nitrophenol và acid abscisic); (ii) Phân hữu cơ bón gốc: HT-11 (CHC = 35%, axít humic = 3%, N = 5%, P2O5 = 5%, K2O = 5%, SiO2 = 5%, MgO = 3%) và (iii)Phân bón lá: NPK (20-20-20), phân bón nền NPK=20-0-20). 2.2 Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của từng nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia. Nội dung 3: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia. Nội dung 4: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia. Nội dung 5: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của hỗn hợp nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) và chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp và AbA) đến năng suất, chất lượng hoa lan Dendrobium Sonia. Nội dung 6: Thử nghiệm qui trình bón phân và sử dụng chất ĐHSTTV tối ưu đến hiệu quả nông học trên lan Dendrobium Sonia. 2.3. Các điều kiện và trang thiết bị áp dụng trong vườn thí nghiệm - Nhà lưới đơn giản trên toàn bộ diện tích 2,0 ha, hệ thống tưới phun mưa tự động theo công nghệ của Israel, có gắn thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng. Các qui định về chăm sóc cho cây thí nghiệm được thực hiện như sau: - Tưới nước: Không được để giá thể bị ướt quá hoặc khô quá. Độ ẩm không khí trong vườn duy trì 65-75%, độ ẩm giá thể 60-65%. Vào mùa khô, mỗi ngày tưới 2 lần (sáng sớm và chiều tối), mỗi lần kéo dài 5-7 phút. Vào mùa mưa, chỉ tưới vào những ngày trời không mưa. Lúc này, căn cứ vào ẩm độ giá thể để xác định số lần tưới và thời gian tưới cho phù hợp. - Nhiệt độ: luôn đảm bảo nhiệt độ vườn 26 - 36oC. Vào những ngày nắng nóng, ngoài tưới nước cho cây thì việc tưới nước cho nền vườn cũng được duy trì. - Phòng trừ bệnh hại: Vệ sinh vườn hàng tuần, nhổ cỏ dại ở các lối đi và trong chậu trồng; cắt bỏ lá, thân, phát hoa bị khô héo, đưa ra ngoài và đốt; phun thuốc cloramin B (20 g/L) xung quanh vườn, sàn vườn và mái lưới mỗi tháng một lần . - Phân bón và chất ĐHSTTV: + Phân bón nền gồm: (i) Phân hữu cơ bón gốc dạng túi lưới 7 gram/túi (HT-11: CHC = 35%; axít humic = 3%, N = 5%, P2O5 = 5%, K2O = 5%, SiO2 = 5%, MgO = 3%) được đặt trên giá thể cho cả lan 9 và 12 tháng tuổi, mỗi cây đặt một túi lưới, đặt cách gốc 2-3 cm. Định kỳ 60 ngày bón 1 lần và (ii) Phân vô cơ bón lá (NPK 20-20-20): pha 8 ml với 1 lít nước để phun lên lá. Lượng dung dịch đã pha được phun với định mức 4 lít/100 m2, định kỳ 7 ngày phun 1 lần (riêng thí nghiệm về nguyên tố dinh dưỡng P thì phun phân nền NPK=20-0-20).
  8. 6 + Phân bón và chất ĐHSTV thí nghiệm: các nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) và các chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và B) được pha chế theo đúng nồng độ cho từng nghiệm thức thí nghiệm. Định kỳ phun 1 tuần/lần. 2.4. Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng tại vườn lan Thủ Thiêm Theo dõi diễn biến của nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng bên trong vườn lan được thực hiện định kỳ theo tuần, vào lúc 9.30 – 10.00 giờ sáng. Kết quả được trình bày ở phụ lục 1a và các hình 2.1, 2.2 và 2.3 cho thấy, trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm, nhiệt độ bình quân hàng năm trong vườn lan khá ổn định, dao động từ 30,2 oC – 31,4oC, trong đó nhiệt độ vườn lan trong 2 năm (2014 – 2015) thay đổi không đáng kể. Trong 3 năm, nhiệt độ vườn thấp nhất là 28,7oC (tháng 8/2013) và cao nhất là 32,8oC (tháng 5/2015). Tương tự, ẩm độ không khí bình quân hàng năm và hàng tháng của vườn cũng rất ổn định, dao động từ 73,9 – 76,0%. Riêng chế độ sáng thì có sự chênh lệch đáng kể ở một số tháng trong năm, cụ thể: Năm 2013, lượng ánh sáng đo được cao nhất là 25.000 lux (tháng 12) và thấp nhất là tháng 8 (5.500 lux). Năm 2014 và 2015, lượng ánh sáng cao nhất là 23.000 lux đều tập trung ở tháng 1 và thấp nhất là 8.500 lux ở tháng 8. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Những vấn đề chung - Sử dụng giá thể, phân nền bón gốc và bón lá, thuốc bảo vệ thực vật, chế độ tưới nước và các chăm sóc khác giống nhau cho tất cả các lô thí nghiệm. - Khi phun dung dịch dinh dưỡng và chất ĐHSTTV, giữa các nghiệm thức được ngăn cách nhau bằng một tấm nhựa (hình 2.4). - Nhà lưới trồng lan thí nghiệm được thiết kế dạng kín mái, kín hông hướng Tây và hở ½ hông 3 hướng còn lại. Trong nhà lưới thiết kế sẵn khung giá đỡ theo kiểu ô vuông với các hàng và luống đều nhau. - Tất cả các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD). - Dinh dưỡng và chất ĐHSTTV sử dụng trong thí nghiệm được pha theo các mức nồng độ thí nghiệm đã xác định, phun 7 ngày/lần, lượng dung dịch đã pha phun trên 1m2 là 0,04 lít (lan 9 tháng tuổi) và 0,05 lít (lan 12 tháng tuổi). 2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Đối với nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của từng nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia ở giai đoạn sản xuất. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của P đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu P0); Nghiệm thức 2: Phun lân nồng độ 250 ppm (ký hiệu P1); Nghiệm thức 3: Phun lân nồng độ 500 ppm (ký hiệu P2); Nghiệm thức 4: Phun lân nồng độ 750 ppm (ký hiệu P3); Nghiệm thức 5: Phun lân nồng độ 1.000 ppm (ký hiệu P4); Nghiệm thức 6: Phun lân nồng độ 1.250 ppm (ký hiệu P5); Nghiệm thức 7: Phun lân nồng độ 1.500 ppm (ký hiệu P6). Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu Ca0)
  9. 7 Nghiệm thức 2: Phun Ca nồng độ 10 ppm (ký hiệu Ca1) Nghiệm thức 3: Phun Ca nồng độ 30 ppm (ký hiệu Ca2) Nghiệm thức 4: Phun Ca nồng độ 50 ppm (ký hiệu Ca3) Nghiệm thức 5: Phun Ca nồng độ 70 ppm (ký hiệu Ca4) Nghiệm thức 6: Phun Ca nồng độ 90 ppm (ký hiệu Ca5 ) Nghiệm thức 7: Phun Ca nồng độ 110 ppm (ký hiệu Ca6) Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của B đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu B0) Nghiệm thức 2: Phun B nồng độ 10 ppm (ký hiệu B1) Nghiệm thức 3: Phun B nồng độ 20 ppm (ký hiệu B2) Nghiệm thức 4: Phun B nồng độ 30 ppm (ký hiệu B3) Nghiệm thức 5: Phun B nồng độ 40 ppm (ký hiệu B4) Nghiệm thức 6: Phun B nồng độ 50 ppm (ký hiệu B5 ) Nghiệm thức 7: Phun B nồng độ 60 ppm (ký hiệu B6) Đối với nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia ở giai đoạn sản xuất. Thực hiện 3 thí nghiệm riêng rẽ (từ thí nghiệm 4 đến thí nghiệm 6) để đánh giá ảnh hưởng của từng chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của Cytokinin đến đến sinh trưởng và ra hoa của lan D. Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu Cyt0) Nghiệm thức 2: Phun Cytokinin nồng độ 5 ppm (ký hiệu Cyt1) Nghiệm thức 3: Phun Cytokinin nồng độ 10 ppm (ký hiệu Cyt2) Nghiệm thức 4: Phun Cytokinin nồng độ 15 ppm (ký hiệu Cyt3) Nghiệm thức 5: Phun Cytokinin nồng độ 20 ppm (ký hiệu Cyt4) Nghiệm thức 6: Phun Cytokinin nồng độ 25 ppm (ký hiệu Cyt5 ) Nghiệm thức 7: Phun Cytokinin nồng độ 30 ppm (ký hiệu Cyt6) Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của Nitrophenol đến đến sinh trưởng và ra hoa của lan D. Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu Ntp0) Nghiệm thức 2: Phun Nitrophenol nồng độ 3 ppm (ký hiệu Ntp1) Nghiệm thức 3: Phun Nitrophenol nồng độ 7 ppm (ký hiệu Ntp2) Nghiệm thức 4: Phun Nitrophenol nồng độ 11 ppm (ký hiệu Ntp3) Nghiệm thức 5: Phun Nitrophenol nồng độ 15 ppm (ký hiệu Ntp4) Nghiệm thức 6: Phun Nitrophenol nồng độ 19 ppm (ký hiệu Ntp5 ) Nghiệm thức 7: Phun Nitrophenol nồng độ 23 ppm (ký hiệu Ntp6) Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của Acid abscisic đến đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu RCBD, gồm 7 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Mỗi nghiệm thức có 4 chậu, tổng số chậu thí nghiệm là 112 chậu. Nghiệm thức 1: Phun nước lã (Đối chứng- ký hiệu AbA0) Nghiệm thức 2: Phun Acid abscisic nồng độ 1 ppm (ký hiệu AbA1)
  10. 8 Nghiệm thức 3: Phun Acid abscisic nồng độ 3 ppm (ký hiệu AbA 2) Nghiệm thức 4: Phun Acid abscisic nồng độ 5 ppm (ký hiệu AbA 3) Nghiệm thức 5: Phun Acid abscisic nồng độ 7 ppm (ký hiệu AbA 4) Nghiệm thức 6: Phun Acid abscisic nồng độ 9 ppm (ký hiệu AbA 5 ) Nghiệm thức 7: Phun Acid abscisic nồng độ 11 ppm (ký hiệu AbA 6) Đối với nội dung 3: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia ở giai đoạn sản xuất. Thí nghiệm 7: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Chọn 2 nghiệm thức tốt nhất từ mỗi thí nghiệm 1, 2 và 3 để đưa vào thực hiện thí nghiệm 7. Ký hiệu các nghiệm thức tốt nhất là P(opt-1) và P(opt-2), Ca(opt-1) và Ca(opt-2), B(opt-1) và B(opt-2). Nhân tố 1: hai mức lân - P(opt-1) và P(opt-2); Nhân tố 2: hai mức canxi - Ca(opt-1) và Ca(opt-2). Nhân tố 3: hai mức bo - B(opt-1) và B(opt-2). Thí nghiệm ba nhân tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 8 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức có 4 chậu. Tổng cộng có 128 chậu. Nghiệm thức 1: P1Ca1B1; Nghiệm thức 2: P1Ca1B2; Nghiệm thức 3: P1Ca2B1; Nghiệm thức 4: P1Ca2B2; Nghiệm thức 5: P2Ca1B1; Nghiệm thức 6: P2Ca1B2 Nghiệm thức 7: P2Ca2B1; Nghiệm thức 8: P2Ca2B2 Đối với nội dung 4: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia ở giai đoạn sản xuất. Thí nghiệm 8: Đánh giá hiệu lực hỗ tương của 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Chọn 2 nghiệm thức tốt nhất từ mỗi thí nghiệm 4, 5 và 6 để đưa vào thực hiện thí nghiệm 8 . Ký hiệu các nghiệm thức tốt nhất là là Cyt(opt-1) và Cyt(opt-2), Ntp(opt-1) và Ntp(opt-2), AbA(opt-1) và AbA(opt-2) Nhân tố 1: hai mức Cyt - Cyt(opt-1) và Cyt(opt-2) Nhân tố 2: hai mức Ntp - Ntp(opt-1) và Ntp(opt-2) Nhân tố 3: hai mức AbA - AbA(opt-1) và AbA(opt-2) Thí nghiệm ba nhân tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 8 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức có 4 chậu. Tổng cộng có 128 chậu. Nghiệm thức 1: Cyt1Ntp1AbA1; Nghiệm thức 2: Cyt1Ntp1AbA2 Nghiệm thức 3: Cyt1Ntp2AbA1; Nghiệm thức 4: Cyt1Ntp2AbA2 Nghiệm thức 5: Cyt2Ntp1AbA1; Nghiệm thức 6: Cyt2Ntp1AbA2 Nghiệm thức 7: Cyt2Ntp2AbA1; Nghiệm thức 8: Cyt2Ntp2AbA2 Đối với nội dung 5: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của hỗn hợp 3 NTDD (P, B và Ca) và 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến năng suất, chất lượng hoa lan D.Sonia. Thí nghiệm 9: Đánh giá hiệu lực tương hỗ của 3 NTDD (P, Ca và B) và 3 chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Chọn 3 nghiệm thức tốt nhất từ thí nghiệm 7 (tổ hợp P-Ca-B) và 3 nghiệm thức tốt nhất từ thí nghiệm 8 (tổ hợp Cyt-Ntp-AbA), mỗi tổ hợp các chất cho hiệu quả tốt nhất được xem như là một nhân tố. Ký hiệu cho tổ hợp các chất dinh dưỡng (P-Ca-B) là DD, cho các chất điều hòa sinh trưởng (Cyt, Ntp và AbA) là ĐH. Các nghiệm thức tốt nhất sẽ là: DD(opt-1), DD(opt-2) và DD(opt-3), ĐH(opt-1), ĐH(opt-2) và ĐH(opt-3). Nhân tố 1 - ba mức DD gồm: DD(opt-1), DD(opt-2) và DD(opt-3) Nhân tố 2 - ba mức ĐH gồm: ĐH(opt-1), ĐH(opt-2) và ĐH(opt-3)
  11. 9 Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 9 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức có 4 chậu. Tổng cộng có 144 chậu. Nghiệm thức 1: DD1ĐH1; Nghiệm thức 2: DD1ĐH2; Nghiệm thức 3: DD1ĐH3 Nghiệm thức 4: DD2ĐH1; Nghiệm thức 5: DD2ĐH2; Nghiệm thức 6: DD2ĐH Nghiệm thức 7: DD3ĐH1; Nghiệm thức 8: DD3ĐH2; Nghiệm thức 9: DD3ĐH3 Đối với nội dung 6: Thử nghiệm qui trình bón phân và sử dụng chất ĐHSTTV tối ưu đến hiệu quả nông học trên lan D.Sonia. Thí nghiệm 10: So sánh hiệu lực của số lần phun tổ hợp [(P-Ca-B) + (Cyt- Ntp-ABA)] đối với sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia. Chọn 2 nghiệm thức tốt nhất từ thí nghiệm 9, ký hiệu là TN9(opt-1) và TN9(opt-2). Xác định 4 chế độ phun khác nhau để thực hiện thí nghiệm 2 nhân tố. Nhân tố 1: Tổ hợp dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng, gồm 2 công thức TN9(opt-1) và TN9(opt-2) Nhân tố 2: Chế độ phun, gồm 4 công thức: Phun 4 lần/vụ (ký hiệu: Ph-4); Phun 6 lần/vụ (ký hiệu: Ph-6); Phun 8 lần/vụ (ký hiệu: Ph-8); Phun 10 lần/vụ (ký hiệu: Ph-10). Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 8 công thức với 3 lần lặp lại, mỗi công thức có 4 chậu. Tổng cộng có 96 chậu. Nghiệm thức 1: TN9opt1Ph4; Nghiệm thức 2: TN9opt1Ph6; Nghiệm thức 3: TN9opt1Ph8; Nghiệm thức 4: TN9opt1Ph10; Nghiệm thức 5: TN9opt2Ph4; Nghiệm thức 6: TN9opt2Ph6 Nghiệm thức 7: TN9opt2Ph8; Nghiệm thức 8: TN9opt2Ph10). Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của bón phân nền trên công thức dinh dưỡng tối ưu đến năng suất và chất lượng hoa lan D.Sonia. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức có 4 chậu. Tổng cộng có 4 x 4 x 4 = 64 chậu. Nghiệm thức 1: Không bón phân (Đối chứng), ký hiệu Pn0. Nghiệm thức 2: Phun qua lá phân NPK 20-20-20, ký hiệu Pn1. Nghiệm thức 3: Bón phân 100% phân hữu cơ HT11, ký hiệu Pn2. Nghiệm thức 4: Bón 50% phân hữu cơ HT11+ 50% phân NPK 20-20-20, ký hiệu Pn3. Tất cả các nghiệm thức đều được phun tổ hợp dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng và số lần phun được xác định tốt nhất của thí nghiệm 10. 2.5.3. Chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu - Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây: Số giả hành mới/cây (cái); Chiều dài và đường kính giả hành (cm); Số lá/giả hành (cái). - Các chỉ tiêu ra hoa: + Thời gian xuất hiện phát hoa đầu tiên (ngày sau khi xử lý – NSXL): đếm khi phát hoa bắt đầu nhú ra được khoảng 0,1cm. + Thời gian thu hoạch (ngày): tính từ lúc bắt đầu ra hoa đến đủ tuổi thu hoạch hoa cắt cành (khoảng ½ số hoa/phát hoa bắt đầu nở, tức 2 cánh bên của hoa mở hoàn toàn). + Tỷ lệ cây ra phát hoa (%). + Tổng số phát hoa/cây (phát hoa). + Tổng số hoa/phát hoa: đếm khi phát hoa phát triển hoàn toàn. + Đường kính trung bình của hoa/phát hoa: đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh hoa bên của tất cả các hoa/phát hoa rồi tính giá trị bình quân. + Chiều dài phát hoa (tính từ gốc phát hoa đến đỉnh của phát hoa) (cm): đo khi phát hoa phát triển hoàn toàn – giai đoạn thu hoạch.
  12. 10 + Tuổi thọ hoa (ngày): Tính từ khi hoa bắt đầu cho thu hoạch đến khi ½ số hoa/phát hoa bị héo (áp dụng cho cả hoa cắt cành và hoa chậu). - Các chỉ tiêu hình thái khác: biểu hiện về màu sắc rễ, thân hành, lá và hoa theo Sakinah và cs [124]. Riêng màu sắc hoa thì tham khảo thêm ý kiến của Hội đồng gồm 3 người (Chủ vườn lan, người mua lan và nghiên cứu sinh), đánh giá cảm quan và cho điểm từ 1 đến 3: 1: tím nhạt, 2: tím vừa và 3: tím đậm (hình 2.5). - Các chỉ tiêu phân tích mẫu cây: mẫu phân tích gồm thân hành và lá, được lấy ở lan 12 tháng tuổi (giai đoạn sinh trưởng sinh sản), lấy mẫu sau khi kết thúc thí nghiệm bón phân. Mẫu được lấy lúc 9 giờ sáng, số lượng mẫu cho mỗi nghiệm thức là 3 cây/lần lặp (lấy ngẫu nhiên 3 cây/lần lặp). Mẫu lấy xong được bảo quản trong túi nilon gấp miệng và được đưa ngay về phòng thí ghiệm để tiến hành phân tích: Hàm lượng P, Ca, B, C và N có trong cây. Mẫu được phân tích tại Phòng phân tích Đất – Phân bón, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Phương pháp lấy mẫu phân tích: theo hướng dẫn của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (Sổ tay phân tích Đất, nước, phân bón cây trồng, 1998) [43]. - Phương pháp thu thập số liệu: Đo, đếm trên toàn bộ số cây thí nghiệm. Tất cả các cây đo đếm đều được đánh dấu trên chậu và tại vị trí đo. Đo đếm và ghi chép số liệu định kỳ hàng tháng. Quan sát thay đổi hình thái thân, lá, hoa. * Tính toán các chỉ tiêu theo dõi + Chiều dài giả hành: được tính từ mặt chậu đến đỉnh sinh trưởng của cây Chiều dài giả hành (cm) = (Tổng chiều dài (cm) của các cây theo dõi) / (Tổng số cây theo dõi) + Đường kính giả hành: đo tại vị trí cách gốc của giả hành 5,0 cm Đường kính giả hành (cm) =(Tổng đường kính (cm) các giả hành) / (Tổng số giả hành theo dõi) + Số lá/cây: được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn, đếm lá bằng cách đánh dấu lá sau mỗi lần theo dõi. Số lá trung bình/ cây (lá) = (Tổng số lá (lá) của các cây theo dõi) / (Tổng số cây theo dõi) + Tỷ lệ cây ra phát hoa (%) =Tổng số cây ra phát hoa (cây)/(Tổng số cây thí nghiệm) x100 + Chiều dài phát hoa (cm): từ điểm (gốc) phân hóa mầm hoa đến đỉnh cành. + Số phát hoa/ cây = (Tổng số phát hoa) / (Số chậu theo dõi) + Số hoa/phát hoa = (Tổng số hoa) / (Số phát hoa theo dõi) + Theo dõi sự gia tăng chiều dài và đường kính giả hành sau khi bón phân được 30 ngày: Sự gia tăng chiều dài giả hành = CD2 – CD1 (cm) Sự gia tăng đường kính giả hành = ĐK2 – ĐK1 (cm) (CD1: chiều dài giả hành ban đầu, CD2: chiều dài giả hành sau bón phân 30 ngày. ĐK1: chu vi giả hành ban đầu, ĐK2: chu vi giả hành sau bón phân 30 ngày). + Theo dõi sự gia tăng số lá sau khi bón phân được 30 ngày: Sự gia tăng số lá = SL2 – SL1 (cái).(SL1: số lá ban đầu, SL2: số lá sau khi bón phân 30 ngày). * Tính năng suất hoa: + Số phát hoa/m2 = (Tổng số phát hoa) /(Số chậu trên một m2) + Năng suất phát hoa/vụ/ha = Số phát hoa/cây*Tỷ lệ cây ra phát hoa/ha*Số cây/ha + Sản lượng hoa/năm = Năng suất hoa vụ 1 + Năng suất hoa vụ 2 + Năng suất hoa vụ 3 + Độ bền hoa cắt cành (cắm lọ, ngày): Hoa được thu hoạch ở thời điểm có một nửa số hoa/phát hoa nở. Sau đó đưa vào cắm trong lọ với nước thông thường và để ở nhiệt độ phòng (khoảng 28oC). Định kỳ 2 ngày thay nước một lần. Theo dõi đến khi có 50% số hoa bị héo thì kết thúc thí nghiệm.
  13. 11 + Độ bền hoa chậu (ngày): Chậu cây thương phẩm được đưa vào làm thí nghiệm khi phát hoa có 50% số hoa nở. Sau đó, chuyển chậu từ nhà lưới vào phòng để theo dõi (nhiệt độ phòng, khoảng 28oC). Định kỳ 2 ngày tưới gốc một lần bằng nước máy. Theo dõi đến khi có 50% số hoa bị héo thì kết thức thí nghiệm. * Đánh giá hiệu quả kinh tế: dựa vào 2 chỉ tiêu chính là: giá trị lợi nhuận ròng (NPV) và tỷ lệ thu/chi (BCR). Lợi nhuận ròng (NPV) = Tổng thu (Bt) – Tổng chi (Ct) Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) = (Bt) / (Ct) Tổng thu = giá bán hoa x số hoa trung bình của giả hành x số chậu. Tổng chi: Vật tư (giống, giá thể, thuốc BVTV, lao động), phân bón, chất ĐHSTTV... 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu: Tính các đặc trưng thống kê: số trung bình, biên độ biến động, độ lệch tiêu chuẩn, tỷ lệ (%), các giá trị cực đại và cực tiểu. Nhập số liệu, tính các đặc trưng mẫu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics Plus 15.0, SPSS và và Genstat 7.1 để xử lý và phân tích thống kê sinh học. 2.5.5. Phương pháp biện luận kết quả nghiên cứu Trong trường hợp chỉ tiêu đo đếm khi xếp hạng trung bình mà không đồng nhất về thứ tự giữa các chỉ tiêu theo mỗi công thức, đề tài luận án sẽ tiến hành xác định chỉ tiêu ưu tiên để chọn công thức. Chẳng hạn, ở thí nghiệm 1, theo chỉ tiêu A thì công thức 1 là cao nhất, nhưng sang chỉ tiêu B thì công thức 2 lại cao hơn, nếu chỉ tiêu B là ưu tiên thì cả hai đều chọn theo công thức 2. Theo đó, căn cứ vào mục tiêu của đề tài, sẽ chọn ưu tiên là 6 chỉ tiêu: Số giả hành mới, chiều dài giả hành, tỷ lệ ra hoa, số phát hoa, chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng riêng rẽ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, B và Ca) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.1.1. Ảnh hưởng của P đến sinh trưởng của hoa lan D.Sonia Bảng 3.1. Ảnh hưởng của P đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Lan 9 tháng tuổi Lan 12 tháng tuổi Nồng độ P Số GHM CDGH ĐKGH Số GHM, CDGH ĐKGH (ppm) (cái/chậu) (cm) (cm) (cái/chậu) (cm) (cm) 0 1,3c 26,3c 0,9 0,8abc 35,4c 1,2 250 2,3b 27,0bc 1,0 1,0ab 37,4abc 1,2 500 2,3b 27,5b 1,0 1,0ab 37,7ab 1,2 750 2,8ab 28,2ab 1,0 1,2a 37,9ab 1,2 1000 3,1a 28,8a 1,0 1,2a 38,0a 1,2 1250 3,1a 28,6a 1,1 1,2a 38,0a 1,2 1500 2,3b 26,3c 1,0 0,5c 34,0d 1,1 F ** ** ns * ** ns CV(%) 17,5 1,0 30,7 33,5 1,10 1,3 Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (**), 5% (*) và (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê.
  14. 12 Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, đã có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức xử lý P ở các nồng độ 750, 1000 và 1000 ppm so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% cho chỉ tiêu số giả hành mới và chiều dài giả hành. Tuy nhiên, với lan 12 tháng tuổi thì sự khác biệt thống kê của 2 chỉ tiêu này chỉ xảy ra ở các nghiệm thức xử lý P từ 250 ppm đến 1250 ppm so với P=1500 ppm và đối chứng. Kết quả này cũng chỉ ra số giả hành mới ở lan 9 tháng tuổi cao hơn 2,6 lần so với lan 12 tháng tuổi (3,1 so với 1,2). Bên cạnh, kết quả ở bảng 3.2 cũng chỉ ra sự gia tăng về chiều dài giả hành ở các nghiệm thức xử lý P cho lan 9 tháng tuổi ở các mức nồng độ 250 – 500 – 750 – 1000 – 1250 ppm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức P = 0 ppm và P = 1500 ppm. Kết quả này cũng gần với nhận định của các tác giả [12], [71] và [109]: Ở nồng độ thích hợp, P kích thích sự phát triển bộ rễ, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa sớm và nhiều. Việc xử lý P ở nồng độ cao (P=1500 ppm) đều làm cho các chỉ tiêu sinh trưởng của lan giảm đi (bằng và thấp hơn đối chứng) cũng phù hợp với nhận định của các tác giả [12], [50], [73], [84], [104] và [134] rằng, thừa P làm cho cây sinh trưởng kém, rễ cây bị ngắn, xám đen, lá nhỏ, dày và khó phục hồi. 3.1.2. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan Dendrobium Sonia Bảng 3.3. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan 9 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Nồng độ P Lan 9 tháng tuổi (ppm) Tỷ lệ cây T.gian ra T.gian Số CDPH SH/PH ra hoa PH sớm nuôi hoa PH/chậu (cm) (cái) (%) nhất (ngày) (cái) (NSXL) 0 12,5e 38,0a 35,6a 0,3c 29,6c 4,0c 250 25,0c 32,5c 33,3b 0,8bc 29,0c 5,0b 500 43,8b 32,0cd 32,2bc 0,8bc 30,4b 5,0b 750 50,0ab 30,0d 32,1bc 1,0ab 32,3ab 5,8ab 1000 56,3a 28,0e 30,5d 1,3a 32,9a 6,0a 1250 50,0ab 27,0e 30,5d 1,3a 33,1a 6,0a 1500 18,75d 36,5b 35,5c 0,8bc 29,9c 5,0b F ** ** ** ** ** ** CV(%) 44,3 1,4 20,7 28,5 8,7 6,9 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của P đến sự ra hoa của lan D.Sonia và 12 tháng tuổi (từ 30/3/2013 đến 30/6/2013) Nồng độ Lan 12 tháng tuổi P (ppm) Tỷ lệ cây T.gian ra T.gian Số CDPH SH/PH ra hoa (%) PH sớm nuôi hoa PH/chậu (cm) (cái) nhất (ngày) (cái) (NSXL) 0 31,3e 10,5a 35,1a 1,0bc 39,3c 5,5e 250 50,0d 8,5b 30,5c 1,3bc 40,2b 7,3d 500 68,8c 8,1bc 30,3c 1,5b 40,9b 8,3c 750 68,8c 8,0bc 29,5d 2,0a 41,1a 8,8bc 1000 81,3a 7,5c 28,1d 2,0a 41,8a 9,0b 1250 75,0b 7,5c 28,1d 2,0a 41,1a 9,8a 1500 25,0f 10,5a 33,5b 1,5b 39,1c 5,3e F ** ** ** ** ** ** CV(%) 41,1 11,3 22,7 21,1 1,2 6,4
  15. 13 Kết quả ở bảng 3.3 và 3.4 cho thấy: Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất ở cả lan 9 tháng và 12 tháng tuổi đều nằm ở nghiệm thức P4 =1000 ppm; trong đó, tỷ lệ cây ra phát hoa bình quân cao nhất ở lan 12 tháng tuổi là 81,3% và lan 9 tháng tuổi là 56,3%. Số phát hoa/chậu, chiều dài phát hoa và số hoa đạt cao nhất ở các nghiệm thức xử lý P với nồng độ 750 – 1000 – 1250 ppm ở cả lan 9 tháng và 12 tháng tuổi: Số phát hoa/chậu cao nhất đạt 2,0 (cái) ở lan 12 tháng và 1,3 (cái) ở lan 9 tháng tuổi. Số hoa/phát hoa bình quân cao nhất là 9,8 hoa ở nghiệm thức P=1250 ppm (lan 12 tháng tuổi) và ở lan 9 tháng tuổi là 6 hoa (P = 1000 và 1250 ppm). 3.1.3. Ảnh hưởng của P đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy độ bền hoa ở lan 12 tháng tuổi cao hơn lan 9 tháng tuổi từ 2,6 – 2,7 lần. Vấn đề này có thể được giải thích bởi tính giai đoạn của loài trong sinh lý thực vật: Trong điều kiện cùng được cung cấp dưỡng chất như nhau, nhưng ở mỗi lứa tuổi của cây, biểu hiện thay đổi sinh lý trong cơ thể cây là khác nhau. Khi cây chưa phát triển hoàn thiện ở giai đoạn sinh dưỡng đã ép cho ra hoa thì thường cho số lượng và chất lượng hoa kém. Tổng hợp kết quả thí nghiệm, P4 (1000 ppm) và P5 (1250 ppm) là 2 nghiệm thức được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả lan 9 và 12 tháng tuổi) nên đề tài đã lựa chọn để đưa vào thí nghiệm sau. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của P đến độ bền hoa D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi Lan 9 tháng tuổi Lan 12 tháng tuổi Nồng độ P (ppm) Hoa cắt cành Hoa chậu Hoa cắt cành Hoa chậu (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) 0 8,0c 14,7b 17,7e 34,7f 250 9,3ab 16,7ab 24,0c 45,7c 500 9,7a 17,0ab 25,b 46,7b 750 10,0a 17,3a 25,7ab 47,7ab 1000 10,0a 17,7a 26,0a 48,0ab 1250 10,0a 17,7a 25,7ab 48,3a 1500 8,7abc 16,7ab 19,0d 44,3d F ** * ** ** CV(%) 4,7 5,9 6,0 1,9 3.1.4. Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, với lan 9 tháng tuổi, tất cả các nghiệm thức xử lý Ca mặc dù chưa có sự khác nhau về mặt thống kê ở chỉ tiêu số giả hành mới nhưng chúng lại khác biệt thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Theo đó, số giả hành mới/chậu và chiều dài giả hành đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức Ca = 70 và 90 ppm (2,3 giả hành mới và 28,8 cm chiều dài giả hành). Còn với lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu của các nghiệm thức từ Ca1 đến Ca5 (10 – 30 – 50 – 70 và 90 ppm) đều tăng cao hơn một cách có ý nghĩa so với đối chứng và nghiệm thức Ca6 (110ppm). Về mặt hình thái thân cây, tất cả các nghiệm thức có xử lý Ca đều cho thân hình cứng cáp, lá bóng mượt, khỏe mạnh và cân đối. Điều này đúng với nhận định của Lê Văn Hòa và cs (2004), Hew & Yong (2004), Lambers và cs (2008) là Ca giúp giữ cho thành tế bào được vững chắc, cây khỏe mạnh, cân đối. Các công thức từ Ca3 đến Ca5 cho tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều hơn.
  16. 14 3.1.5. Ảnh hưởng của Ca đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.8): Thời gian ra phát hoa sớm nhất là 27 và 28 NSXL thuộc về 2 nghiệm thức Ca=70 và 90 ppm, sớm hơn và khác biệt thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ ra phát hoa bình quân đạt cao nhất và thời gian cho thu hoạch sớm nhất cũng đều thuộc về Ca=70 và 90 ppm (tương ứng 50% và 30,5 ngày) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Số phát hoa/chậu ở các nghiệm thức Ca=50, 70, 90 và 110 ppm cho kết quả cao nhất (1,0) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số hoa/phát hoa nhiều nhất là 6 hoa ở nghiệm thức Ca=90 ppm và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.9): Thời gian ra phát hoa đầu tiên sớm nhất là sau 8 NSXL (Ca=70 và 90 ppm) và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức ý nghĩa 1%) so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ cây ra phát hoa đạt cao nhất là 75%, cao hơn so với lan 9 tháng tuổi 25%, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Số phát hoa/chậu cho kết quả cao nhất (2,5 cái) là nghiệm thức Ca=70 ppm, thấp nhất là đối chứng (1,1 cái ). Chiều dài phát hoa chưa có sự khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức xử lý Ca =10, 30, 50, 70 và 90 ppm (42,6 – 43,0 cm), nhưng giữa chúng lại khác biệt thống kê so với nghiệm thức Ca= 110 ppm (40,3 cm) và đối chứng (40,7 cm) ở mức ý nghĩa 1%. Số hoa/phát hoa cao nhất là 10 (hoa) ở nghiệm thức Ca=70 ppm, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 3.1.6. Ảnh hưởng của Ca đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng Kết quả ở bảng 3.10 chỉ ra rằng, với lan 9 tháng tuổi, độ bền hoa cắt cành và hoa chậu ở các nghiệm thức xử lý Ca=10, 30, 50, 70 và 90 ppm đều chưa có sự khác biệt thống kê, nhưng giữa chúng lại khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với Ca6=110 ppm và đối chứng. Còn ở lan 12 tuổi, chưa có sự khác biệt thống kê ở các nghiệm thức Ca= 30, 50, 70 và 90 ppm (lan cắt cành); còn với hoa chậu, 3 nghiệm thức có hoa bền nhất là 48 ngày gồm Ca=50, 70 và 90 ppm, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Tổng hợp các kết quả thí nghiệm thì Ca4 (70 ppm) và Ca5 (90 ppm) là 2 nghiệm thức tối ưu được chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.1.7. Ảnh hưởng của B đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Bảng kết quả 3.11 và 3.12 cho thấy: Ở lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu tăng cao nhất ở nghiệm thức B=30 và 40 ppm (cùng đạt 2,3 GHM), thấp nhất ở đối chứng (1,3 GHM). Chiều dài giả hành đạt cao nhất ở nghiệm thức B= 40ppm (29,3 cm), kế đến là B=30 và 50 ppm (cùng đạt 28,9 cm). Còn với lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt kết quả cao nhất là 1,3 (cái) ở nghiêm thức B = 30, 40 và 50 ppm; chiều dài giả hành cao nhất là 39,5 cm (B=50 ppm), kế đến là 39,4 cm (nghiệm thức B=40ppm), thấp nhất là B=60ppm (34,5cm) và đối chứng (34,7 cm). 3.1.8. Ảnh hưởng của B đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.13): Thời gian cho phát hoa sớm nhất là 29 NSXL thuộc về nghiệm thức B4 (40ppm), kế đến là B3 (30ppm) và B5 (50ppm) cùng có 29,5 NSXL, muộn nhất là đối chứng (38 ngày). Giữa 3 nghiệm thức B3, B4 và B5 mặc dù chưa có khác biệt thống kê nhưng chúng lại khác biệt thống kê rất có ý nghĩa ở mức 1% so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất cùng đạt 50% là các nghiệm thức B3, B4 và B5, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.14): Tỷ lệ cây ra phát hoa cao nhất là ở nghiệm thức B4 (81,3%), cao hơn và khác biệt thống kê so với nghiệm thức đứng thứ nhì B5 (75%) và các
  17. 15 nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch cũng cho kết quả tốt hơn ở 2 nghiệm thức B4 và B5 (28,5 ngày), sớm hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Số phát hoa/chậu đạt kết quả cao nhất ở nghiệm thức B4 (2,5 phát hoa) và B5 (2,3 phát hoa), cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. 3.1.9. Ảnh hưởng của B đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: Ở lan 9 tháng tuổi, độ bền hoa cắt cành cao nhất là 10 ngày và hoa chậu là 18 ngày (ở nghiệm thức xử lý B = 20, 30, 40 và 50 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Với lan 12 tháng, độ bền hoa cắt cành cao nhất là 26 ngày (ở B = 30,40 và 50 ppm) và hoa chậu là 48 ngày nằm ở 2 nghiệm thức B = 40 và 50 ppm, chúng cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tổng hợp các kết quả của thí nghiệm thì nghiệm thức B3 (30 ppm) và B4 (40 ppm) được đánh giá là tốt hơn cho lan 9 tháng tuổi; còn với lan 12 tháng tuổi thì B4 (40 ppm) và B5 (50 ppm) cũng được ghi nhận là tối ưu để đưa vào làm ở các thí nghiệm sau. 3.1.10. Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng của thí nghiệm 1, 2 và 3 cho lan 12 tháng tuổi Kết quả phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng thân cây sau khi bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng (bảng 3.16) chỉ ra rằng, tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều có tỷ lệ C/N cao hơn so với đối chứng từ 1- 3%. Bên cạnh đó, khi so sánh với tỷ lệ C/N ở cây ngô (57:1) và cỏ linh lăng (25:1) - cùng chung lớp thực vật một lá mầm với lan nhưng tỷ lệ C/N ở các loài này lại rất khác nhau. Điều này có thể giải thích bởi đặc tính sinh vật học của loài (cây hàng năm và cây nhiều năm). Theo đó, có thể thấy tỷ lệ C/N ở cây trưởng thành của loài D.Sonia là 39:1. Ngoài ra, Ở thí nghiệm xử lý P, hàm lượng P trong cây tăng đều theo nồng độ bón P từ nghiệm thức P1 đến P5, nhưng đến P6 thì hàm lượng P bắt đầu giảm. Qui luật tương tự cũng được chúng tôi phát hiện với bón Ca và B. 3.1.11. Đánh giá chung kết quả đạt được của các thí nghiệm 1, 2 và 3 Để tiếp tục cho các thí nghiệm sau, đề tài tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu và ghi nhận 2 nghiệm thức tối ưu ở lan 9 tháng tuổi gồm: P =1000 và 1250 ppm, Ca = 70 và 90 ppm, B = 30 và 40 ppm (với các giá trị đạt được tương ứng: Số giả hành mới 2,3 - 3,1 cái; chiều dài giả hành 28,6 – 29,3 cm; đường kính giả hành 1,1 cm; số lá/giả hành 6,1 cái). Và lan 12 tháng tuổi là: P = 1000 và 1250 ppm, Ca = 70 và 90 ppm, B = 40 và 50 ppm (Số phát hoa/chậu 2,0- 2,5 cái, chiều dài phát hoa 41,8 – 43,0 cm, số hoa/phát hoa 9,0 – 10,0). 3.2. Ảnh hưởng riêng rẽ của từng chất ĐHSTTV (Cyt, Ntp và AbA) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.2.1. Ảnh hưởng của Cyt đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5 (2,1 cái), thấp nhất ở đối chứng (1,6 cái). Chiều dài giả hành ở các nghiệm thức xử lý Cyt đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (34,5cm so với 26,8cm); đồng thời, so với thí nghiệm xử lý riêng rẽ từng NTDD thì kết quả này cũng đạt cao hơn (28,8 - 29,3cm so với 34,5cm). Số lá/giả hành cao nhất là 6,0 (cái) ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Với lan 12 tháng tuổi (bảng 3.17): Số giả hành mới/chậu nhiều nhất là 1,3 (cái) ở 2 nghiệm thức Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với Cyt6 và đối chứng.
  18. 16 Chiều dài giả hành dài nhất là 43,2 cm thuộc về Cyt4 và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa so 1% với các nghiệm thức còn lại. Số lá/giả hành có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức từ Cyt1 đến Cyt5 so với đối chứng và Cyt6 ở mức ý nghĩa 1%. 3.1.2. Ảnh hưởng của Cyt đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Đối với lan 9 tháng tuổi (bảng 3.18): Các nghiệm thức Cyt3, Cyt4 và Cyt5, cho số phát hoa/chậu đạt cao nhất (1,3 cái) và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức Cyt1, Cyt2, Cyt6 và đối chứng (0,4 cái). Chiều dài phát hoa dài nhất là 36,1 cm (Cyt4) và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Số hoa/phát hoa cũng cho kết quả cao nhất ở Cyt5 (6,0 hoa), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy, ngoài tác dụng kéo dài lóng ở giả hành và tăng ở số lá, ở một mức nồng độ thích hợp Cyt vẫn kích thích hình thành mầm hoa và hoa ở lan 9 tháng tuổi. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.19): Tỷ lệ phát hoa cao nhất là 75% ở Cyt5 (25 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số phát hoa/chậu và số hoa/phát hoa bình quân cao nhất là 2,0 (phát hoa) và 9,8 (hoa) đều nằm ở Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Chiều dài phát hoa bình quân cao nhất 43,4 - 43,6 cm thuộc về Cyt3, Cyt4 và Cyt5, cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. 3.2.3. Ảnh hưởng của Cyt đến độ bền hoa 9 tháng và 12 tháng tuổi Kết quả nghiên cứu độ bền hoa (bảng 3.20) đã ghi nhận độ bền hoa chậu ở lan 12 tháng cao hơn lan 9 tháng tuổi khoảng 2 lần (35 ngày so với 17 ngày) và độ bền hoa cắt cành ở lan 12 tháng cao hơn lan 9 tháng 1,7 lần (17 ngày so với 10 ngày). Tổng hợp kết quả thí nghiệm, 2 nghiệm thức Cyt4 (20 ppm) và Cyt5 (25 ppm) được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả lan 9 và 12 tháng tuổi) và là 2 lựa chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.2.4. Ảnh hưởng của Ntp đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng tuổi - Đối với lan 9 tháng tuổi (bảng 3.21): Số giả hành mới/chậu đạt cao nhất ở nghiệm thức Ntp2, Ntp3, Ntp4 và Ntp5 với các giá trị tương ứng 2,0 - 2,0 – 2,1 – 2,0 (cái); thấp nhất ở đối chứng và Ntp6 (cùng có 1,7 cái). Chiều dài giả hành cao nhất là 30,9 cm ở nghiệm thức Ntp3 (11 ppm) và 30,7 cm ở Ntp4 (15 ppm), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với Ntp1, Ntp2, Ntp6 và đối chứng. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.21): Số giả hành mới/chậu cao nhất là 1,0 ở các nghiệm thức Ntp1, Ntp2, Ntp3, Ntp4 và Ntp5, cao hơn và khác biệt thống kê so với Ntp6 và đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Chiều dài giả hành cao nhất là 39,7 cm và 39,5 cm ở 2 nghiệm thức Ntp4 và Ntp5, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. 3.2.5. Ảnh hưởng của Ntp đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.22): Sau 31 ngày xử lý Ntp, xuất hiện phát hoa đầu tiên ở các nghiệm thức Ntp3 (11 ppm), Ntp4 (15ppm) và Npt5 (19ppm), sớm hơn nghiệm thức đối chứng và Ntp6 (23ppm) từ 5 - 7 ngày và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ cây ra phát hoa và số hoa/phát hoa cao nhất cũng ở Ntp3, Ntp4 và Npt5 (50% số cây ra phát hoa và 6,0 hoa/phát hoa) và khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.23): Các chỉ tiêu nghiên cứu đều cho kết quả thấp nhất ở nghiệm thức Ntp6. Như vậy, ở mức nồng độ cao, nitrophenol không có vai trò đối với sự cảm ứng ra hoa ở lan 12 tháng tuổi. Kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu nằm ở Ntp4
  19. 17 và Ntp5, với giá trị đạt được tương ứng: Tỷ lệ cây ra phát hoa 75%, số phát hoa/chậu (2,5 và 2,3), chiều dài phát hoa (42,9 cm và 43,0 cm), số hoa/phát hoa (10,5 – 10,8). 3.2.6. Ảnh hưởng của Ntp đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng Độ bền hoa cắt cành và hoa chậu (bảng 3.24) ở các nghiệm thức Ntp = 3, 7, 11, 15 và 19 ppm đều chưa có sự khác biệt thống kê ở cả lan 9 và 12 tháng tuổi. Song, độ bền hoa cắt cành và hoa chậu ở lan 12 tháng tuổi luôn cao hơn so với lan 9 tháng tuổi từ 1,7 đến 2,0 lần, cụ thể : 10 ngày so với 17 ngày ở hoa cắt cành và 17 ngày so với 35 ngày ở hoa chậu. Tổng hợp các kết quả thí nghiệm thì lựa chọn tối ưu cho lan 9 tháng tuổi là Ntp3 (11 ppm) và Ntp4 (15 ppm) và cho lan 12 tháng tuổi là Ntp4 (15 ppm) và Ntp5 (19 ppm). 3.2.7. Ảnh hưởng của AbA đến đến sinh trưởng của lan 9 và 12 tháng Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.25 cho thấy: Với lan 9 tháng tuổi, số giả hành mới/chậu đạt cao nhất là 2,0 (cái) ở các nghiệm thức xử lý AbA nồng độ 1 ppm - 3 ppm – 5 ppm, thấp nhất là AbA5 (9 ppm), AbA6 (11ppm) và đối chứng (cùng có 1,6 cái); chiều dài giả hành đạt cao nhất ở AbA2 và AbA3 với các giá trị tương ứng 29,0 - 29,7 cm và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Ở lan 12 tháng tuổi, số giả hành mới đạt cao nhất ở các nghiệm thức từ AbA0 đến AbA4 (1,0 cái); chiều dài giả hành ở AbA2 đạt cao nhất (37,0 cm) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức AbA0, AbA1 và AbA6 ở mức ý nghĩa 1%. Ở thí nghiệm này, sự khác biệt về sinh trưởng, nhất là chiều dài giả hành có thể được giải thích bởi Hancock và cs (2011) “Vai trò làm cản trở sinh trưởng chồi ngọn của AbA ngoại sinh ở nồng độ cao và bởi hiệu ứng ức chế sự tổng hợp axít nucleic trong tế bào, ức chế quá trình tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây”. 3.2.8. Ảnh hưởng của AbA đến sự ra hoa của lan 9 và 12 tháng tuổi - Lan 9 tháng tuổi (bảng 3.26): Khi phun AbA ở mức nồng độ 11 ppm (AbA6) thì thấy phát hoa xuất hiện sớm (22 NSXL), kế đến là các nghiệm thức từ AbA1 đến AbA5 (1– 3 – 5 – 7 – 9 ppm) xuất hiện phát hoa ở ngày thứ 29 (NSXL); xuất hiện phát hoa đầu tiên muộn nhất ở đối chứng (38 NSXL). Tỷ lệ phát hoa cao nhất là 31,3% (ở các nghiệm thức AbA1, AbA2 và AbA3), cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. - Lan 12 tháng tuổi (bảng 3.27): Các nghiệm thức AbA4, AbA5 và AbA6 cho xuất hiện phát hoa sớm nhất ở ngày thứ 6 (NSXL), muộn nhất là ngày thứ 11 ở đối chứng. Tỷ lệ ra phát hoa đạt cao nhất là 50% ở các nghiệm thức AbA2, AbA3 và AbA4, cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Số phát hoa/chậu đạt cao nhất ở AbA2 (1,5 cái) và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa đạt cao nhất ở AbA2 và AbA3 (tương ứng 40,0 cm và 8,0 – 8,3 cái), cao hơn và khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở mức 1%. Qua đây có thể thấy, bản thân AbA ở một liều lượng thích hợp vẫn có vai trò gây cảm ứng với quá trình ra hoa. Điều này đúng với ghi nhận của Dương Công Kiên (1993, 2006). 3.2.9. Ảnh hưởng của AbA đến độ bền hoa lan 9 và 12 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.28 chỉ ra rằng, các nghiệm thức xử lý AbA không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về chỉ tiêu hoa cắt cành cho cả hai lứa tuổi của lan, song giữa chúng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Với hoa chậu, 2 nghiệm thức cho độ bền hoa tốt nhất ở lan 9 tháng tuổi là AbA2 và AbA3 (17 và 17,3); còn ở lan 12 tháng tuổi, các nghiệm thức từ AbA1 đến AbA5 có tuổi thọ hoa là 35 ngày, cao hơn và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với AbA6 và đối chứng.
  20. 18 Tổng hợp kết quả thí nghiệm, nghiệm thức AbA2 (3 ppm) và AbA3 (5 ppm) được đánh giá là tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (cho cả 2 lứa tuổi của lan) và là hai lựa chọn để đưa vào các thí nghiệm sau. 3.2.10. Đánh giá chung kết quả đạt được của các thí nghiệm 4, 5 và 6 Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận các công thức tối ưu đưa vào làm ở thí nghiệm sau cho lan 9 tháng tuổi gồm: Cyt = 20 và 25 ppm, Ntp = 11 và 15 ppm, AbA = 3 và 5 ppm (Số giả hành mới/chậu 2,0 - 2,1; chiều dài giả hành 29,0 – 34,5 cm; số lá/giả hành 6,0). Và lan 12 tháng tuổi: Cyt = 20 và 25 ppm, Ntp = 15 và 19 ppm, AbA = 3 và 5 ppm (Số phát hoa/chậu 1,5- 2,5, chiều dài phát hoa 40,0 – 43,6 cm, số hoa/phát hoa 8,0 – 10,8 ). 3.3. Ảnh hưởng tương hỗ của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan Dendrobium Sonia 9 và 12 tháng tuổi 3.3.1. Ảnh hưởng của 3 NTDD đến sinh trưởng và ra hoa của lan 9 tháng tuổi Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy, ảnh hưởng tương tác (Ca x B) là tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho chỉ tiêu chiều dài giả hành, tương tác (P x Ca) có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa ở mức 5% cho chỉ tiêu số hoa/phát hoa. Kết quả về sự tương tác của P x Ca x B (bảng 3.30) cũng chỉ ra số giả hành mới đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức P1 x Ca1 x B1 và P2 x Ca1 x B2 (cùng có 2,9 cái), thấp nhất là 2,2 cái ở nghiệm thức P2 x Ca2 x B2. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt nhau có ý nghĩa về mặt thống kê ở chỉ tiêu số giả hành mới. Số phát hoa/chậu đã có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; theo đó, các nghiệm thức cho kết quả bình quân tốt nhất là 1,5 phát hoa, cao hơn các nghiệm thức còn lại từ 0,33 - 0,42 phát hoa, gồm: P1 x Ca2 x B2, P2 x Ca1 x B1, P2 x Ca1 x B2 và P2 x Ca2 x B1. Chiều dài phát hoa dài nhất nằm ở nghiệm thức P2 x Ca1 x B1 với 43,3 cm, đứng thứ nhì là nghiệm thức P2 x Ca1 x B2 (với 42,6 cm). Giữa công thức đứng thứ nhất và thứ hai không có sự sai khác về mặt thống kê, nhưng chúng lại khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Bảng 3.29. Ảnh hưởng của 3 nguyên tố dinh dưỡng (P, Ca và B) đến sinh trưởng và ra hoa của lan D.Sonia 9 tháng tuổi (từ 02/02/2014 – 02/5/2014) Nghiệm Nhân tố GHM CDgh Số PH CDPH Số hoa thức P1 2,8 33,1 1,2 40,7b 5,8 P (A) P2 2,6 33,3 1,4 41,7a 5,7 Ca1 2,9a 33,3a 1,3 41,4 5,8 Ca (B) Ca2 2,6b 33,0b 1,3 41,1 5,8 B1 2,8 32,7b 1,3 41,6a 5,8 B (C) B2 2,7 33,6a 1,3 40,9b 5,7 F(A) ns ns ns ** ns F(B) * * ns ns ns F(C) ns ** ns ** ns F(AxB) ns ns * ** * F(AxC) ns ns ns ** ns F(BxC) ns * ns ns ns F(AxBxC) ns ns * ** ns CV(%) 8,38 1,04 15,6 1,04 5,04
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0