intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Lở mồm long móng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

116
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định các đặc điểm dịch tễ không gian-thời gian, định lượng nguy cơ dịch LMLM trong phạm vi cả nước, bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống dịch đang được áp dụng góp phần hoạch định chính sách trong kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Lở mồm long móng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y Mã số: 9.64.01.08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên 2. TS. Nguyễn Văn Cảm Phản biện 1: GS.TS. Lê Thanh Hòa Viện Công nghệ sinh học Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Viết Không Viện Thú Y Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai,... Bệnh có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng. Tại Việt Nam, đến nay bệnh đã xuất hiện, lưu hành và gây bệnh ở gia súc trên 100 năm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ (Văn Đăng Kỳ, 2002; Trần Hữu Cổn, 1996; Thái Thị Thủy Phượng, 2008), đặc điểm của virus LMLM (Lê Văn Phan và cs., 2010; Lê Văn Phan và cs., 2010), sự phân bổ và lưu hành của virus LMLM tại duyên hải miền Trung (Nguyễn Văn Hưng, 2011). Mặc dù, đã thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM 5 năm lần thứ hai, nhưng bệnh vẫn có xu hướng lây lan, quy mô số đầu gia súc mắc bệnh, loại gia súc mắc bệnh và thời gian mắc bệnh. Để có căn cứ đề ra biện pháp phòng chống bệnh LMLM hiệu quả cho Chương trình quốc gia giai đoạn tiếp theo cần phải có thông tin chính xác về dịch tễ học, xác định chủng virus vacine phù hợp với virus lưu hành. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm bệnh LMLM và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt nam là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ ứng dụng các phân tích dịch tễ mới nhất về không gian, thời gian, đối tượng gia súc mắc bệnh trên nền số liệu toàn quốc trong những năm gần đây, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giải pháp phòng bệnh đang được thực hiện theo chương trình phòng chống bệnh lở mồm long móng. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định các đặc điểm dịch tễ không gian-thời gian, định lượng nguy cơ dịch LMLM trong phạm vi cả nước, bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống dịch đang được áp dụng góp phần hoạch định chính sách trong kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi bền vững. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu xác định rõ các đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh LMLM trên cả nước giai đoạn 2006 – 2012. 1
  4. - Nghiên cứu các nguy cơ lây lan dịch được thực hiện tại 3 tỉnh có nguy cơ cao là Lạng Sơn, Nghệ An và Kon-Tum (chọn 5 xã/ huyện và 1 huyện/ tỉnh) trong thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013. Chỉ tiêu tham chiếu định lượng trong đánh giá nguy cơ là tình trạng mang trùng được xác định bằng xét nghiệm mẫu probang và phơi nhiễm vi rút LMLM ở trâu, bò nuôi tại khu vực điều tra. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về dịch tễ bệnh LMLM ở Việt Nam từ 2006-2012. Việc sử dụng phương pháp phân tích dịch tễ học hiện đại về không gian và thời gian để nhận định về dịch LMLM một cách chính xác giúp công tác phòng chống bệnh hiệu quả hơn. - Việc đo lường được các yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất hiện dịch giúp cho công tác phòng chống bệnh kịp thời giảm thiểu thiệt hại do sự lây lan dịch bệnh gây ra. - Lần đầu tiên, việc đánh giá về hiệu quả kinh tế của những biện pháp phòng chống bệnh LMLM đang được thực hiện ở Việt Nam tạo tiền đề mô phỏng và cho phép lượng hóa đầy đủ hiệu quả kinh tế-dịch tễ ở quy mô quốc gia, góp phần xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của đề tài đã cung cấp thông tin về dịch tễ học không gian- thời gian, đo lường được nguy cơ tàng trữ nguồn dịch và phát dịch. Kết quả xét nghiệm mẫu probang có sự trùng khớp giữa týp vi rút ở động vật mang trùng với chủng gây dịch ở năm kế tiếp, cung cấp bằng chứng thực địa về khả năng nguồn bệnh tại chỗ. Trong khi còn phải tìm bằng chứng thực nghiệm, nhận định này đã có thể mô tả và giải thích phù hợp việc tồn tại nguồn bệnh tiềm ẩn tại chỗ, thường trực và “dịch” lẻ tẻ có thể bùng phát bất kỳ lúc nào khi có hội tụ đủ điều kiện về động vật cảm thụ và ngoại cảnh. Các kết quả của nghiên cứu này đã giúp Cục Thú y xây dựng và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống dịch bệnh LMLM giai đoạn 2016 – 2020; đồng thời đã đưa ra những đề xuất để các cơ sở nghiên cứu và các nhà quản lý 2
  5. xem xét đầu tư, cũng như có chiến lược về sản xuất vắc xin LMLM sử dụng các chủng vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam. Đây là những kết quả có ý nghĩa khoa học rất quan trọng cung cấp kịp thời thông tin cho việc chỉ đạo công tác phòng bệnh có hiệu quả, đồng thời đưa ra tính khả thi của phương pháp phân tích, dữ liệu mới cần thiết lập để làm sáng tỏ hơn nữa những câu hỏi về dịch tễ học bệnh LMLM ở nước ta. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Bệnh lở mồm long móng (LMLM), tên tiếng Anh là Foot and Mouth Disase (FMD), là bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loài động vật móng guốc chẵn. Đây là loài virus có tính hướng thượng bì, do đó thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì. Đặc trưng của bệnh LMLM là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡ không đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú con cái và cuống của dạ cỏ. 2.2. LỊCH SỬ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG 2.2.1. Tình hình dịch lở mồm long móng trên thế giới Năm 1546, bệnh LMLM lần đầu tiên được một nhà sư, tên là Hieronymous Frascastorius phát hiện và mô tả tại một ổ dịch xảy ra trên bò ở vùng Verona của nước Ý. Các ổ dịch năm 2015, các ổ dịch tiếp tục xảy ra tại 40 nước và được phân bố như trong Hình 2.1. Hình 2.1. Phân bố của các ổ dịch LMLM trên thế giới năm 2015 Nguồn: OIE (2015) 3
  6. 2.2.2. Tình hình dịch lở mồm long móng ở Việt Nam Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu ở Nha Trang năm 1898 (Đào Trọng Đạt, 2000). Sau đó xảy ra ở các tỉnh Nam bộ vào năm 1920. Hiện nay bệnh lan rộng ra các tỉnh trong phạm vi cả nước. 2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG 2.3.1. Loài vật mắc bệnh Trong tự nhiên, tất cả các động vật móng guốc chẵn đều mắc, trong đó loài trâu, bò mắc nhiều nhất rồi đến lợn, dê, cừu. Động vật non mẫn cảm hơn động vật trưởng thành. 2.3.2. Đường xâm nhập Trong thiên nhiên, virus xâm nhập qua đường tiêu hoá là chủ yếu. Virus vào cơ thể qua niêm mạc miệng, ngoài ra virus LMLM có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da, nhất là da ở vú. 2.3.3. Cơ chế sinh bệnh Virus LMLM có tính hướng thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì, đặc biệt là ở những tế bào thượng bì non. Virus có thể thông qua đường tuần hoàn con mẹ xâm nhập vào phôi thai, do đó gia súc có chửa khi mắc bệnh LMLM thường hay sẩy thai. 2.3.4. Phương thức truyền lây Virus gây bệnh LMLM có thể lây truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con khoẻ khi nhốt chung hoặc chăn thả chung trên đồng cỏ. Virus từ nước bọt, dịch mụn nước, các chất bài xuất, bài tiết của con vật mắc bệnh xâm nhập vào con khoẻ. Chó, mèo, gà, chim muông, hoang thú, côn trùng không mắc bệnh nhưng có thể truyền bệnh theo con đường cơ học từ nơi này đến nơi khác. Một đặc điểm quan trọng là virus LMLM thường được bài xuất ra ngoài trước khi con vật có biểu hiện bệnh. 2.3.5. Tình trạng mang trùng Động vật mang trùng được coi là vấn đề quan trọng trong dịch tễ học của bệnh LMLM hiện tại. Tình trạng “mang trùng” được xác định khi phân lập được virus trên con vật sau 28 ngày nhiễm bệnh. Thời gian mang trùng khác nhau tùy theo các loài nhiễm bệnh và có thể kéo dài tới 3,5 năm. Động vật (kể cả hoang dã, gia súc, ngoại trừ lợn) mắc bệnh sau 4
  7. khi hồi phục thường mang trùng (50% bò, cừu, dê mang trùng) (Anni McLeod et al., 2013). Các tiểu gia súc giữ vai trò quan trọng trong việc mang trùng. 2.3.6. Những thiệt hại do bệnh lở mồm long móng gây ra Tỷ lệ chết thường chiếm 1% ở gia súc trưởng thành và 50% ở gia súc non, đôi khi làm chết tới 90% đối với lợn con (Cục Thú y, 2012). Theo OIE, bệnh LMLM làm sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, làm giảm tới 25% sản lượng thịt, 50% sản lượng sữa, ở cừu năng suất lông giảm 25% (OIE, 2011). Đợt dịch bệnh LMLM năm 2010-2011 tại Hàn Quốc đã làm thiệt hại khoảng 3 nghìn tỉ won tương đương 2,7 tỉ USD. Tại Việt Nam, kinh phí này ước tính khoảng 64 triệu đô la cho giai đoạn 2006-2010 (Kitching, 1992). Bệnh làm giảm từ 11,7% - 21,4% thu nhập đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia súc mắc bệnh (Tung DX and Thuy NT, 2007). 2.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH LMLM Biện pháp khống chế bệnh hiệu quả nhất đối với bệnh LMLM là chính sách “tiêu hủy” kết hợp với giết mổ bắt buộc đối với những con vật cảm nhiễm bị phơi nhiễm, tiêu độc khử trùng, kiểm soát vận chuyển nghiêm ngặt và truy xuất được tiếp xúc của con vật bị bệnh trước khi phát hiện để ngăn chặn lây lan (Kitching, 1992). Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện 5 năm lần thứ ba Chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM. Biện pháp tiêm phòng được coi là biện pháp chính trong chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM. Đối tượng tiêm phòng bao gồm trâu, bò, dê, cừu, lợn nái, lợn đực giống. PHẦN 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Các hoạt động nghiên cứu thực địa được tiến hành tại các tỉnh trọng điểm về dịch bệnh LMLM, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An và Kon Tum. Các hoạt động nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các đơn vị thuộc Cục Thú y. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Triển khai từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2014. 5
  8. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học không gian và thời gian của bệnh LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2012 Phân tích đặc điểm thời gian và không gian các ổ dịch LMLM. 3.3.2. Nghiên cứu mức độ lưu hành virus lở mồm long móng tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10-12/2012 - Xác định sự lưu hành virus LMLM. - Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến lưu hành virus LMLM. - Xác định chủng loại virus LMLM lưu hành tại các địa phương. 3.3.3. Nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM - Phân tích dữ liệu kinh tế, chi phí phòng chống dịch LMLM - Đánh giá lợi ích kinh tế khi áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh (sử dụng vắc xin). 3.4 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Đối tượng - Một số đặc điểm dịch tễ học của dịch LMLM. - Virus LMLM trên đàn trâu bò tại các tỉnh thí điểm (mẫu probang/huyết thanh/virus phân lập) 3.4.2. Vật liệu 3.4.2.1. Vật liệu sử dụng cho nội dung 3.3.1 - Số liệu các ổ dịch LMLM được ghi chép chi tiết đến cấp xã. - Số liệu các hộ chăn nuôi và số liệu tổng đàn trâu, bò và lợn. - Số liệu địa lý chi tiết đến cấp xã năm 2011 - Phần mềm thống kê R (R Development Core Team, 2012) và các gói phân tích tương ứng như epiR (Stevenson, 2012) và Spatstat (Baddeley and Turner, 2005). 3.4.2.2. Vật liệu sử dụng cho nội dung 3.3.2 - Số liệu các ổ dịch bệnh LMLM, tổng đàn gia súc, luân chuyển gia súc, thu thập thông tin dịch tễ, biểu mẫu thông tin về mẫu huyết thanh, mẫu probang, mẫu huyết thanh trâu, bò. - Mẫu virus LMLM được giải trình tự đoạn gen VP1. - Nguyên vật liệu, hóa chất cần thiết cho các xét nghiệm. 6
  9. 3.4.2.3. Vật liệu sử dụng cho nội dung 3.3.3 Bộ câu hỏi thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh LMLM và thiệt hại về kinh tế tại các hộ chăn nuôi, các xã, các huyện và các tỉnh có gia súc bị bệnh LMLM trong giai đoạn 2010 – 2012. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp áp dụng để nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học không gian và thời gian của bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2012 - Phương pháp phân tích theo đối tượng mắc bệnh - Phương pháp phân tích dịch bệnh theo thời gian - Phương pháp phân tích dịch bệnh theo không gian 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ lưu hành virus lở mồm long móng tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10-12/2012 Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) kết hợp với nghiên cứu bệnh - chứng (case - control study) Phương pháp 3ABC ELISA xét nghiệm kháng thể nhiễm tự nhiên lở mồm long móng trên trâu, bò Sử dụng Kit Idexx FMD-3ABC bo-ov... 3.5.3. Nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM Phương pháp phỏng vấn điều tra xác định các yếu tố nguy cơ (case- control study), Triển khai tại 3 tỉnh, mỗi tỉnh chọn 60 hộ bệnh và 180 hộ chứng. Tại mỗi hộ nghiên cứu, dự kiến lấy 02 mẫu huyết thanh. 3.5.4. Tính hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM Thu thập số liệu thứ cấp và điều tra thực tế để tính thiệt hại kinh tế gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau áp dụng 3 phương pháp sau: - Phương pháp 1: phân tích ngân sách từng phần (partial budget analysis): - Phương pháp 2: phân tích chi phí và lợi nhuận (Benefit-cost analysis, BCA): - Phương pháp 3: phân tích quyết định (decision analysis) 7
  10. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỦA BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 4.1.1. Đặc điểm loài gia súc mắc bệnh lở mồm long móng Theo dõi dịch LMLM trong 6 năm có tổng thể 1.866 ổ dịch, trâu mắc bệnh cao nhất chiếm tỷ lệ 33,34 % (95 % CI 32,2 - 334,7), sau đó đến bò: có 1.192 ổ dịch có loài bò mắc bệnh với tỷ lệ 21,1 % (95 % CI 20,1 - 22,2). Lợn là loài mẫn cảm thấp, trong 6 năm theo dõi có 893 ổ dịch lợn mắc bệnh với tỷ lệ 15,8 %. Bảng 4.1. Tỷ lệ (%) loài gia súc mắc bệnh trong tổng số ca bệnh LMLM (theo dõi loài) giai đoạn 2006 – 2012 Loài Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trâu 47,3 32,2 65,5 49,4 73,3 38,7 7,1 (46,9-47,6) (31,3-33,1) (63,7-67,3) (48,5-50,3) (72,8-73,7) (38,4-39,1) (6,2-8,1) Bò 22,7 25,7 32 41,9 16,7 23,3 4 (22,4-22,9) (24,8-26,5) (30,2-33,8) (41,1-42,8) (16,4-17,1) (23-23,6) (3,3-4,7) Lợn 30,1 42,1 2,5 8,7 9,7 37,4 89 (29,8-30,4) (41,2-43,1) (2-3,1) (8,2-9,2) (9,4-10) (37-37,7) (87,8-90,1) Dê, 0 0 0 0 0,3 0,6 0 cừu (0-0) (0-0) (0-0,1) (0-0) (0,3-0,4) (0,5-0,7) (0-0,1) - Xét về tỷ lệ % ổ dịch LMLM xảy ra với 2 loài gia súc mắc bệnh thì số ổ dịch có trâu và bò cùng mắc chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong 6 năm theo dõi có 661 ổ dịch trong tổng số 5.639, chiếm 11,7 % (95 % CI 10,9 - 12,6), trâu và lợn có 377 ổ dịch với tỷ lệ 6,7 %. Thấp nhất là số ổ dịch có bò và lợn mắc bệnh với tỷ lệ 3,3 % (95 % CI 2,9 - 3,8). - Theo dõi và phân loại ra những ổ dịch LMLM có 3 loài gia súc cùng mẫn cảm thấy: những ổ dịch mà trâu, bò, lợn cùng mắc bệnh chỉ chiếm với tỷ lệ rất thấp, có 258 ổ dịch trong tổng số 5.639 ổ dịch và chỉ chiếm 4,6 %. ổ dịch có 4 - 5 loài gia súc mẫn cảm cùng 1 lúc là thấp nhất (trâu, bò, lợn, dê, cừu), chỉ có 53 ổ dịch chiếm tỷ lệ 0,9 %. 8
  11. Có sự khác biệt về số lượng và tỷ lệ các loài gia súc mắc bệnh chết vì bệnh LMLM trong giai đoạn 2006-2012. Tỷ lệ trâu mắc bệnh và chết cao nhất, sau đó đến bò, lợn và các loài gia súc khác (Bảng 4.1). 4.1.2. Đặc điểm loài gia súc chết vì bệnh lở mồm long móng Trong ổ dịch bệnh LMLM, trâu mắc nhiều hơn bò, lợn nhưng ngược lại, tỷ lệ chết của lợn là lớn nhất. Tính tỷ lệ chết trung bình trong 7 năm (2006 - 2012) theo dõi là 51,51 % tổng số ca chết; sau đó đến là trâu là 19,21 %; và bò thấp nhất chỉ có 14,85 %. Dê cừu vừa ít mẫn cảm lại hầu như không bị chết (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Tỷ lệ (%) các loài gia súc bị chết trong tổng số ca chết do bệnh LMLM, giai đoạn 2006 – 2012 Loài Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2 20 0 14,3 77,9 17,2 3,8 Trâu (1,8-2,3) (3,6-62,4) (0-0) (4-39,9) (75,1-80,4) (15,9-18,5) (1,7-8,7) 3 0 0 78,6 14,9 3,7 3,8 Bò (2,8-3,3) (0-43,4) (0-0) (52,4-92,4) (12,8-17,3) (3,1-4,4) (1,7-8,7) 94,9 80 0 7,1 7,2 79,1 92,3 Lợn (94,6-95,3) (37,6-96,4) (0-0) (1,3-31,5) (5,7-9,1) (77,7-80,4) (86,4-95,8) 0 0 0 0 0 0 0 Dê, cừu (0-0) (0-43,4) (0-0) (0-21,5) (0-0,4) (0-0,1) (0-2,9) Kết quả theo dõi các ổ dịch trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ chết thường chiếm 1% ở gia súc trưởng thành và 50% ở gia súc non, đôi khi làm chết tới 90% đối với lợn con (Cục Thú y, 2012). 4.1.3. Đặc điểm thời gian của các ổ dịch bệnh LMLM trong giai đoạn 2006 - 2012 Trong giai đoạn 2006 - 2012 có ba đợt dịch lớn xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011. Dịch LMLM tập trung vào các tháng 3-7 (năm 2006) và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (các năm 2009 và 2011). Khoảng 2-3 năm lại xuất hiện các đợt dịch trầm trọng, mặc dù dịch vẫn xảy ra rải rác ở các tháng của các năm (Hình 4.1). 9
  12. Hình 4.1. Diễn biến theo thời gian của các ổ dịch LMLM trong giai đoạn 2006 - 2012 Tại Hình 4.2 cho thấy tần suất các ổ dịch năm 2006 và 2011 là nghiêm trọng nhất. Sự phân bổ của dịch của hai năm là khác nhau. Tuy nhiên, dịch xuất hiện vào các thời điểm: tháng 5-6 năm 2006 và tháng 2- 3 năm 2011 là những tháng có sự lưu thông nhiều động vật. Tết Nguyên đán Giữa tháng 5, bắt đầu mùa vụ Hình 4.2. Tần suất các ổ dịch lở mồm long móng 2 năm (2006 và 2011) 10
  13. Với mong muốn có thể dự báo tình hình dịch để có thể đưa ra biện pháp phòng chống dịch kịp thời, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tỷ số lây lan ước tính (Estimated Dissemination Ration-EDR). Dịch bệnh LMLM xảy ra trầm trọng vào các tháng 3 - 7 với tỷ số lây lan ước tính luôn lớn hơn 1. Phân tích số liệu các năm 2006, 2009 và 2011 cho thấy, các đợt dịch trầm trọng thường kéo dài khoảng 2,5 tháng (Hình 4.1). Từ năm 2006 – 2012, dịch trầm trọng xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011, mặc dù ở các năm khác, dịch vẫn xảy ra ở các tháng trong năm (Hình 4.3). Dịch bệnh LMLM có xu hướng xảy ra trầm trọng vào các tháng 3-7 và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Hình 4.3. Tỷ lệ lây lan ước tính (EDR) của dịch LMLM tính được cho năm 2006 so với số lượng ổ dịch thực tế xảy ra 4.1.4. Đặc điểm không gian các ổ dịch bệnh LMLM trong giai đoạn 2006 - 2012 Trong giai đoạn này, nguy cơ trung bình các xã có bệnh LMLM là 5,1 (95% CI 4,9 - 5,2) xã có dịch/100 xã-năm. Nguy cơ này thay đổi qua các năm và khác nhau giữa các tỉnh, các vùng địa lý. - Năm 2006: Nguy cơ xuất hiện dịch bệnh LMLM phân bố rải khắp các miền trong cả nước, có tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Hình 4.4). Nhìn chung: đỉnh điểm dịch năm 2006 xảy ra khá nặng nề, đặc biệt vùng Đông và Tây Bắc Bộ, chỉ số nguy cơ từ 0,2 – 0,4; Nam Trung Bộ, 11
  14. chỉ số nguy cơ từ 0,2 – 0,4; Tây Nguyên 0,4 – 0,6 và Đồng bằng sông Cửu Long 0,2 – 0,5. Bản đồ dạng điểm năm 2006 Bản đồ Kernel năm 2006 Hình 4.4. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch lở mồm long móng năm 2006 Năm 2007: Phân bố không gian của các ổ dịch bệnh LMLM ít hơn, nhưng vẫn tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Hình 4.5). Bản đồ dạng điểm năm 2007 Bản đồ Kernel năm 2007 Hình 4.5. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch lở mồm long móng năm 2007 12
  15. Năm 2008: Phân bố không gian của các ổ dịch bệnh LMLM chủ yếu tập trung tại vùng Đông Bắc bộ và Tây Bắc bộ, tỉnh xuất hiện nhiều ổ dịch nhất là Yên Bái 11 xã và Cao Bằng 8 xã (Hình 4.6). Bản đồ dạng điểm năm 2008 Bản đồ Kernel năm 2008 Hình 4.6. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch LMLM năm 2008 Năm 2009: Phân bố không gian của các ổ dịch bệnh LMLM xảy ra rải rác trong cả nước, là năm cao điểm của dịch LMLM. Đông Bắc Bộ gồm 11 tỉnh, phía Tây Bắc Bộ, dịch không mạnh. Tỉnh Bắc Trung Bộ, dịch LMLM xảy ra mạnh hơn, Nam Trung Bộ, dịch xảy ra ít, Tây Nguyên: có 4 tỉnh, thành phố, Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng song Cửu Long, dịch xảy ra lẻ tẻ (Hình 4.7). Bản đồ dạng điểm năm 2009 Bản đồ Kernel năm 2009 Hình 4.7. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch bệnh lở mồm long móng năm 2009 13
  16. - Năm 2010: Phân bố không gian của các ổ dịch bệnh LMLM ít hơn, nhưng vẫn tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Dịch đã xuất hiện rõ nét tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên và Lai Châu. Phân tích rà soát thống kê không gian cho thấy chùm không gian ổ dịch bệnh LMLM là rất rõ nét tại các tỉnh này (Hình 4.8). Bản đồ dạng điểm năm 2010 Bản đồ Kernel năm 2010 Hình 4.8. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch lở mồm long móng năm 2010 Năm 2011: Dịch đã xuất hiện và xuất hiện chùm không gian các ca bệnh rất rõ nét tại các tỉnh Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Nặng nề nhất là vùng phía Đông Bắc Bộ với chỉ số nguy cơ từ 0,2 - 0,7. Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, dịch vẫn phát triển mạnh ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Đồng bằng song Cửu Long chỉ có 3 tỉnh là Tiền Giang, Vĩnh Long và Sóc Trăng có dịch xảy ra (Hình 4.9). Bản đồ dạng điểm năm 2011 Bản đồ Kernel năm 2011 Hình 4.9. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch lở mồm long móng năm 2011 14
  17. - Năm 2012: Dịch đã xuất hiện và xuất hiện chùm không gian các ca bệnh rất rõ nét tại các tỉnh Đông Bắc Bộ và Nam Trung Bộ: Lạng Sơn, Cao Bằng và kéo dài lên đến Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi (Hình 4.10). Bản đồ dạng điểm năm 2012 Bản đồ Kernel năm 2012 Hình 4.10. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch LMLM năm 2012 Tổng hợp từ năm 2006 - 2012, dịch bệnh LMLM xuất hiện tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, nhất là tại các địa phương giáp biên giới với Trung Quốc và Lào. Bản đồ điểm giai đoạn 2006 - 2012 Bản Kernel gian đoạn 2006 - 2012 Hình 4.11. Biểu đồ dịch tễ thể hiện phân bố về không gian các ổ dịch LMLM giai đoạn 2006 - 2012 15
  18. Phân tích rà soát thống kê không gian cho thấy chùm không gian ổ dịch bệnh LMLM là rất rõ nét tại các tỉnh này. Trong nhiều năm, dịch bệnh LMLM không xuất hiện tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nhìn chung vùng này cũng có ít ổ dịch bệnh LMLM hơn so với các vùng khác trong cả nước (Hình 4.11). 4.2. MỨC ĐỘ LƯU HÀNH VIRUS Lở MồM LONG MÓNG TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TỪ THÁNG 10-12/2012 4.2.1. Mức độ lưu hành virus LMLM Có tới 24,21 % số gia súc điều tra đã từng nhiễm virus LMLM. Tỷ lệ này cao nhất ở Lạng Sơn 32,89%; 20,89 % ở Nghệ An và 18,71 % ở Kon Tum. Những vùng đã từng có dịch hầu như đều có sự lưu của hành kháng thể LMLM-3ABC trên gia súc cảm nhiễm. Kết quả xét nghiệm mẫu probang bằng RT – PCR với 212 mẫu có 7 mẫu (+) với tỷ lệ 3,30 %. - Tất cả 100% các xã nghiên cứu đều có trâu, bò dương tính huyết thanh học với virus LMLM bằng xét nghiệm 3 ABC ELISA. Hình 4.12. Biểu đồ so sánh tỷ lệ trâu, bò dương tính huyết thanh học với virus lở mồm long móng - Tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính với virus LMLM bằng xét nghiệm 3 ABC ELISA của tỉnh Lạng Sơn là cao nhất 32,89% (95% CI 27,58 – 38,54), so với tỉnh Kon Tum là thấp nhất 18,71% (95% CI 14,42 – 23,64). 16
  19. - Tỷ lệ các hộ chăn nuôi có trâu bò dương huyết thanh học với virus LMLM bằng xét nghiệm 3 ABC ELISA của tỉnh Lạng Sơn là cao nhất 43,56% (95% CI 35,82 – 51,54), so với tỉnh Kon Tum là thấp nhất 13,50% (95% CI 8,66 – 19,72) (Hình 4.12). 4.2.2. Xác định chủng virus lở mồm long móng Kết quả giải trình tự gen cho thấy có 5 virus thuộc serotype O và 2 virus thuộc serotype A, bao gồm: 2 serotype A thuộc dòng SEA-97 ở khu vự Châu Á (từ mẫu probang từ 02 hộ chăn nuôi thuộc xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An) (Bảng 4.3). Bảng 4.3. Mức độ tương đồng kháng nguyên của chủng virus vaccine LMLM với 2 chủng virus phân lập từ thực địa Virus phân lập từ thực Xét nghiệm trung hòa virus (chỉ số r) địa A Iran 2005 A22 Irq A May97 A Tur06 A Vit 25/12 (mean)1 < 0,07 0,18 0,11 0,19 A Vit 25/12 (mean)2 0,18 0,49 0,12 0,49 Trong số 7 virus LMLM phân lập được, có 2 mẫu virus thuộc serotype A phân lập được từ bò không có biểu hiện bệnh lý lâm sàng tại tỉnh Nghệ An. Do đó, nếu gia súc được vận chuyển đi nơi khác, chủng virus này rất có thể sẽ bị phân tán, lây lan sang các địa phương khác (Hình 4.12). 4.2.3. Xác định các yếu tố nguy cơ Kết quả phân tích sàng lọc nhị biến trong tổng số 25 biến nguy cơ, chỉ có 12 biến hoặc là có giá trị p < 0,2 có mối quan hệ với đầu ra được đáp ứng tiêu chí và được lựa chọn để đưa vào phân tích hồi quy logic đa tầng, nhiều biến (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Kết quả phân tích đa tầng, nhiều biến xác định các yếu tố nguy cơ Biến nguy cơ Coeficient (SE) t-value p-value OR (95% CI) Yếu tố cố định Intercept -2,85 (0,53) -5,42 < 0,001 Nguồn gốc của bò Hộ nuôi tự sản xuất Tham chiếu 1,00 con giống 17
  20. Biến nguy cơ Coeficient (SE) t-value p-value OR (95% CI) Không rõ nguồn gốc 1,66 (0,44) 3,76 < 0,001 5,27 (2,22-12,52) Mua từ các hộ cùng xã 0,84 (0,46) 1,84 0,050 2,31 (0,94-5,65) Tiêm phòng vaccine LMLM Có tiêm Tham chiếu 1,00 Không tiêm 0,69 (0,35) 1,98 0,047 2,00 (1,01-3,98) Không biết có tiêm hay 0,82 (0,51) 1,60 0,109 2,26 (0,83-6,14) không Yếu tố hỗn hợp Variance Hộ/xã/tỉnh 3,298 80% Xã/tỉnh 0,735 18% Tỉnh 0,100 2% Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, tỷ số chênh của bò được mua từ những nơi không rõ nguồn gốc là 5,27 (95% CI 2,22 – 12,52) lần so với bò được hộ chăn nuôi tự sản xuất con giống, bò mua từ các hộ khác trong xã, cũng có tỷ số chênh là 2,31 (95% CI 0,94 – 5,65). Tỷ số chênh của bò không được tiêm phòng vắc xin LMLM trong vòng 6 tháng trước thời điểm lấy mẫu là 2,00 (95% CI 1,01 – 3,98) lần so với những bò được tiêm phòng vắc xin LMLM (Bảng 4.4). Các yếu tố nguy cơ ở cấp hộ chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ lệ 80% trong tổng số những yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng gia súc dương tính huyết thanh học với virus LMLM. 4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH LMLM 4.3.1. Kinh phí hoạt động của chương trình kiểm soát bệnh LMLM Chi phí hoạt động hàng năm cho công tác phòng chống LMLM ở Việt Nam chủ yếu là chi trả lương cho nhân viên, chiếm khoảng 82% tổng chi phí. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0