Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định" nhằm đánh giá được tiềm năng, thế mạnh và hạn chế trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị của cây xoài cát Hòa Lộc ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xác định được phương pháp tưới, chế độ dinh dưỡng đa lượng bón qua hệ thống tưới, phòng trừ một số sâu bệnh hại chính, kỹ thuật xử lý ra hoa tập trung, biện pháp cắt tỉa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống xoài cát Hòa Lộc, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN TẤN HƢNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG QUẢ GIỐNG XOÀI CÁT HÕA LỘC TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nôi – Năm 2023
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GVHD 1: TS. Hồ Huy Cường GVHD 2: GS. TS. Vũ Mạnh Hải Phản biện 1: ........................................................ Phản biện 2:.......................................................... Phản biện 3:.......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày ..... tháng...... năm 20...... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thư Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với ưu thế về giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, cây xoài nói chung và giống xoài Cát Hòa Lộc nói riêng đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng đời sống của cộng đồng dân cư khu vực nông thôn ở huyện Phù Cát. Đến thời điểm hiện tại, diện tích cây xoài chiếm 0,3% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, tập trung thành vùng chuyên canh hàng hóa tương đối ổn định với giống chủ lực là xoài cát Hòa Lộc. Mặc dù vậy, sản xuất xoài ở huyện Phù Cát vẫn còn bộc lộ những hạn chế cơ bản, trong đó sự thiếu ổn định về năng suất và chất lượng quả đã và đang làm giảm thấp đáng kể hiệu quả trồng trọt mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có một quy trình canh tác hoàn thiện, được cải tiến cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương, trước hết và trên hết là giống xoài cát Hòa Lộc, vốn có nhiều ưu thế so với các giống xoài khác đang có mặt trong phạm vi toàn huyện. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra hạn hán, lũ lụt, mưa trái mùa cũng tác động tiêu cực đáng kể đến sản xuất xoài. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ” có tính cấp thiết rõ nét trong giai đoạn hiện tại. 2. Mục tiêu của đề tài Từ việc đánh giá hiện trạng sản xuất và tình hình áp dụng kết quả khoa học trên cây xoài, nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh giống xoài cát Hòa Lộc trồng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Giống xoài Cát Hòa Lộc trồng từ cây giống ghép. - Về đất: Chủng loại đất cát phổ biến ở các vườn xoài tại huyện Phù Cát 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi điều tra hiện trạng: Tại 4 xã Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Sơn, thời kỳ điều tra: năm 2016. - Về phạm vi các nội nghiên cứu và xây dựng mô hình đánh giá kế quả nghiên cứu. + Các nội dung nghiên cứu được bố trí trên vườn xoài trồng năm 2010, mật độ 238 cây/ha (6m x 7m), trồng trên đất cát tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định. Thời gian thực hiện vụ trái năm 2016, 2017 (Thí nghiệm tưới nước), vụ trái 2018 và 2019 (Thí nghiệm tưới nước kết hợp phân bón hòa tan qua hệ thống tưới, thí nghiệm xử lý ra hoa, thí nghiệm bảo vệ thực vật, thí nghiệm cắt tỉa). 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về cơ sở đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp áp dụng cho giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục
- 2 vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất sản phẩm xoài cát Hòa Lộc trên địa bàn huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu đã xác định một số biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất giống xoài Cát Hòa Lộc tại địa bàn nghiên cứu là nền tảng rât cơ bản để xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng cụ thể trên một tiểu vùng sinh thái cụ thể theo hướng hàng hóa với hiệu quả kinh tế cao, người trồng và các cơ quan chỉ đạo kỹ thuật có thể áp dụng trực tiếp vào thực tiễn sản xuất của địa phương mình. 5. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh giống xoài Cát Hòa Lộc có hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương trên nền tảng nghiên cứu xác định được phương pháp tưới cho vườn xoài kinh doanh bằng ống dẫn nhỏ giọt thông qua chảo bốc thoát hơi nước (mini pan), phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên hai đối tượng hại quan trọng là bọ trĩ và bệnh thán thư, kỹ thuật xử lý ra hoa tập trung nhằm nâng cao năng suất và biện pháp cắt tỉa tạo tán cây đang trong thời kỳ cho quả trong điều kiện sinh thái huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 137 trang: Mở đầu (05 trang). Tổng quan tài liệu nghiên cứu (36 trang). Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang). Kết quả nghiên cứu và thảo luận (68 trang). Kết luận và đề nghị (2 trang). Danh mục 2 công trình đã công bố (1 trang). Tài liệu tham khảo (10 trang). Luận án gồm 3 chương, 31 bảng biểu, 13 hình vẽ, 12 hình ảnh minh họa và 04 phụ lục. Luận án sử dụng 117 tài liệu tham khảo trong nước và trên thế giới có uy tín, cập nhật tính mới. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu cây xoài trên thế giới 1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới Xoài là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy tính đến hết năm 2019, xoài được trồng ở 100 quốc gia trên thế giới với diện tích đã cho thu hoạch là 5.588.716 ha, sản lượng 55,853 triệu tấn và năng suất bình quân đạt 9,99 tấn/ha (FAO statistics, 2019). Các quốc gia có sản lượng xoài lớn trên thế giới là Ấn Độ (18.779.000 tấn), Trung Quốc (4.771.038 tấn), Thái Lan (3.432.129 tấn), Mixico (2.197.311 ha)... và năng suất cao được ghi nhận tại Samoa đạt 36,9 tấn/ha, Mali đạt 23,3 tấn/ha, Caboverde đạt 22,9 tấn/ha, Israel đạt 22,5 tấn/ha,...(FAO statistics, 2021). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây xoài trên thế giới * Giống xoài: Tại Thái Lan các giống xoài được trồng phổ biến với mục đích thương mại là Nam Dok Mai, Nam Dok Mai 04… (Mark A. Mossler and J. Crane (2009) [76]. Tại Ấn Độ có hơn 1.000 giống xoài được ghi nhận, trong đó có khoảng 30 giống được dùng để trồng thương mại, bao gồm các giống xoài bản địa là Alphonso,
- 3 Bangalora.... Theo P.R. Johnson and D. Parr (2006) [97], các giống xoài chủ lực được trồng đại trà tại Úc là Banana, Haden, Irwin, Keitt, Kensington Pride, Kent, Palmer (Zillate), R2E2 và Tommy Atkins. * Mật độ và khoảng cách trồng Kết quả tổng hợp của S.A. Oosthuyse (1995) [102] đã cho thấy khoảng cách trồng xoài của những nông hộ đạt năng suất từ 10 - 15 tấn/ha/năm ở Nam Phi là 12m x 12m (64 cây/ha), 10m x 10m (100 cây/ha). Tại Ấn Độ, Singh A.K et al (2012) [105] đã tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất vườn xoài 10 năm tuổi, kết quả cho thấy năng suất cá thể đạt cao nhất (24,14 kg/cây) ở phương thức trồng theo kiểu ô vuông với mật độ là 100 cây/ha và năng suất quần thể đạt cao nhất ở phương thức trồng hàng đôi (4,1 tấn/ha) với mật độ là 222 cây/ha. * Quản lý nước tưới: Ở khu vực Darwin và Katherine của Úc, quản lý nước tưới đối với cây xoài dựa trên điều kiện khí hậu (lượng bốc thoát hơi nước), đất đai và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng. Về thời điểm tưới, vườn trồng mới được duy trì tưới thường xuyên (ngoại trừ mùa mưa) với lượng 100 lít/tuần/cây và sử dụng phương thức tưới phun mưa (Y. Diczbalis et al, 2006) [114]. Tương tự, trên cơ sở loại đất, điều kiện khí hậu, giống, mật độ và khoảng cách trồng, yêu cầu nước tưới cho cây xoài ở Pakistan được xác định từ 50 - 400 lít/ngày/cây (www.dawn.com) [116]. * Quản lý dinh dưỡng đối với cây xoài: Về phương thức bón đa lượng, tất cả các thực nghiệm tại Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc và Mỹ đều tiến hành bón đa lượng cho cây xoài vào 3 thời điểm là trước khi ra hoa, sau khi ra hoa và sau khi đậu quả (Shakeel Ahmed et al , 2001 [103]; Zhou Xiuchong et al, 2001 [115]; Babul C. Sarker and M.A. Rahim, 2012) [49]. Ngược lại, tại Kenya và Ấn Độ, do phụ thuộc vào nước trời nên thời điểm bón phân cho xoài được khuyến cáo bón lần thứ nhất vào thời điểm sau thu hoạch và lần thứ hai sau lần thứ nhất 3 - 4 tháng (Jurgen Griesbach, 2003; Horticultureworld.net) [67, 65]. * Quản lý sâu, bệnh hại xoài: Thành phần sâu hại, theo Mark A. Mossler and Jonathan Crane (2009) [76], các đối tượng sâu hại xoài ở Florida là ve (Oligonychus yothersi, Oligonychus mangiferus, Aceria mangiferae), rệp (Chrysomphalus dictyospermi, Chrysomphalus aonidum, Ceroplastes floridensis, Protopulvinaria pyriformis, Aspidiotus nerii, Radionaspis indica, Morganella longispina), bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus, Frankliniella bispinosa, Frankliniella kelliae) và bọ cánh cứng (Xylosandrus spp.). Ở phía Bắc nước Úc, trong giai đoạn xoài ra đọt non (từ tháng 3 - 4) có sự xuất hiện của bọ nhảy hại lá, sâu đục chồi non, bọ trĩ đỏ và bọ cánh cứng. Trong giai đoạn trước khi ra hoa, hoa nở và đậu quả (từ tháng 5 - 8) có sự xuất hiện của bọ nhảy hại lá, bọ trĩ đỏ, sâu đục chồi, bọ cánh cứng, rệp chích quả và rầy hại hoa. Trong giai đoạn quả phát triển và thu hoạch (từ
- 4 tháng 8 - 11) có sự xuất hiện của rầy hại hoa, bọ trĩ đỏ, ruồi đục quả và rệp sáp (Renkang Peng and Keith Christian, 2005) [100]. * Thu hoạch và sơ chế bảo quản: Theo J.F. Dirou (2004) [68], tại bang New South Wales - Úc, xoài được thu hoạch khi đã chín sinh lý thể hiện qua màu sắc quả chuyển từ xanh tươi sang vàng lục, mỏ quả đầy đặn và toàn bộ thịt quả có màu vàng. Xoài được thu hoạch bằng kéo, giữ chiều dài cuống quả khoảng 5 cm và không để mủ từ cuống quả dính vào trái. Sau khi cắt quả, tiến hành sơ chế và bảo quản xoài theo các bước sau: Nhúng quả vào nước dung dịch tẩy rửa Đặt quả trên tấm lưới trong thời gian 30 phút để khô nhựa Phun thuốc diệt nấm để kiểm soát bệnh thán thư Làm khô quả bằng ống làm khô hoặc bằng quạt. Phân loại quả theo kích thước và những khiếm khuyết của quả (Thường phân thành loại 1, loại 2 và loại để chế biến; Kích thước quả được phân loại cực lớn từ 10 - 12 quả/khay 7kg, loại lớn từ 14 - 16 quả/khay 7kg, loại trung bình từ 18 - 20 quả/khay 7kg, loại nhỏ từ 22 - 25 quả/khay 7kg). Dán nhãn và đóng gói bằng khay nhựa có chèn để tránh va chạm khi vận chuyển. Bảo quản nơi khô mát có nhiệt độ từ 10 - 120C trong 3 ngày. Vận chuyển đến nơi tiêu thụ trong điều kiện nhiệt độ 12 - 160C. Xử lý chín bằng ethylen (nếu cần thiết). Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 18 - 220C. 1.2. Tình hình sản xuất,tiêu thụ và nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài ở Việt Nam Ở Việt Nam, với đặc thù của một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên nhìn chung thích hợp cho việc phát triển sản xuất xoài theo hướng hàng hóa, có mặt ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước, trong đó khu vực sản xuất tập trung chủ yếu phân bố ở vùng Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2021 tổng diện tích trồng xoài trong cả nước là 113.900 ha, diện tích cho thu hoạch là 88.400 ha, sản lượng 999.600 tấn và năng suất bình quân 11,30 tấn/ha (Niên giám thống kê Việt Nam, 2022). Các địa phương có diện tích trồng xoài lớn so với cả nước là Sơn La (19,7 nghìn ha), Đồng Tháp (13,1 nghìn ha), An Giang (12,4 nghìn ha) Đồng Nai (12,0 nghìn ha), Khánh Hòa (8,4 nghìn ha). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam * Giống xoài: Ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu phát triển sản xuất các giống xoài trứng Yên Châu, xoài hôi Yên Châu, GL1, GL2 và GL6 (Trần Thế Tục và cs, 2002) [40]. Ở các tỉnh phía Nam, ngoài các giống bản địa đã và đang phát triển rộng rãi trong sản xuất như cát Hòa Lộc, cát Chu, Thanh ca, xoài Bưởi, Canh nông, xoài Tượng, cát Bồ xanh, cát Bồ vàng (Khánh Hòa), cát Mốc (Bình Định)...Trong thời gian gần đây, các giống xoài ngoại như R2E2, Nam Dok Mai, Kiew Sa Very,…cũng đã được nhập nội, đánh giá và mở rộng sản xuất (Phạm Ngọc Liễu và cộng sự, 2005; Hồ Huy Cường và cộng sự, 2006) [25, 9]. Ngoài ra giống xoài GL4 nhập nội từ Đài Loan và giống VRQ-XX1 nhập nội từ Thái Lan có khả
- 5 năng thích nghi và cho năng suất cũng như chất lượng khá tốt tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam (Vũ Mạnh Hải và cs, 2010) [19]. * Về mật độ và khoảng cách trồng đối với cây xoài: Theo tiêu chuẩn ngành TCN 487 - 2001, trong điều kiện bán thâm canh xoài được khuyến cáo trồng với mật độ 277 cây/ha ứng với khoảng cách 6m x 6m, trong điều kiện thâm canh xoài được khuyến cáo trồng với mật độ 416 cây/ha ứng với khoảng cách 4m x 6m (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001) [1]. * Quản lý nước tưới: Kết quả khảo sát về tưới nước cho xoài tại vùng trồng tập trung của Bình Định cho thấy: Nông dân tưới xoài bằng phương pháp thủ công, khai thác nước ngầm để tưới cho từng cây xoài bằng ống dẫn nước, mỗi cây xoài được làm bồn xung quanh gốc với đường kính 2 - 2,5m, mỗi cây tưới 600 - 800 lít/lần và định kỳ 7 - 10 ngày tưới 1 lần (Hoàng Vinh và cộng sự, 2017) [44]. * quản lý dinh dưỡng: Theo tiêu chuẩn ngành TCN 487-2001, phân bón đa lượng (đạm, lân và kali) được bón cho cây xoài theo tỷ lệ 1,4 N : 1,0 P2O5 : 1,4 K2O trong giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ 9, từ năm thứ 10 trở đi phân bón được cung cấp theo tỷ lệ 2N : 1P 2O5 : 2K2O và chi tiết lượng phân cần bón cho cây xoài theo năm được thể hiện ở bảng 1.4 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001) [1]. Phần lớn các tác giả nghiên cứu cây xoài ở nước ta đều khuyến cáo 4 thời điểm cần bón phân cho cây xoài là: Bón lần 1 vào thời điểm tỉa cành sau thu hoạch với lượng 60% N, 60% P2O5 và 40% K2O; Bón lần 2 vào thời điểm các lá trên chồi mới đã xanh (bón chuẩn bị cho xoài ra hoa) với lượng 40% P2O5 và 30% K2O; Bón lần 3 vào thời điểm 3 tuần sau khi đậu trái với lượng 20% N và 15% K 2O; Bón lần 4 vào thời điểm thời điểm 8 - 10 tuần sau khi đậu trái với lượng 20% N và 15% K2O (Nguyễn Minh Châu và cs, 2004; Trần Thế Tục, 1998) [3, 39]. * Xử lý ra hoa và hạn chế rụng quả: Nghiên cứu ảnh hưởng của NO3- trong một số loại muối đến khả năng ra hoa của giống xoài Carabao tại Phillipin cho thấy xử lý KNO3 có hiệu quả nhất, tỷ lệ cành ra hoa sau khi xử lý đạt 75%, tiếp đến là muối NaNO 3 (45%), NH4NO3 (34%), sau cùng là Ca(NO3)2 chỉ có 15% cành ra hoa. Các công thức không xử lý hầu như không ra hoa. Không những ở Phillipin mà ở các vùng trồng xoài khác trên thế giới đều ghi nhận vai trò của KNO3 đến khả năng ra hoa của cây xoài. Tại bang Argue của Vênzuela, khi phun KNO3 ở nồng độ 3,6% đã làm tăng năng suất giống xoài Haden trong hai năm liên tục. Trong khi đó công thức đối chứng năng suất quả thu được thấp hơn nhiều và cũng chỉ có 1 năm cho quả. Ở Nam Phi, người ta xử lý KNO3 ở nồng độ 2 - 4% cho các giống xoài Tommy Akins, Kent và Haden đã làm tăng khả năng giữ quả và làm tăng năng suất quả (Vũ Mạnh Hải, 2010) [18]. * Quản lý sâu, bệnh hại xoài:
- 6 Tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Hồ Huy Cường và cs (2009) [11] đã nhận thấy sự xuất hiện gây hại khá phổ biến của ruồi đục quả, câu cấu xanh, sâu đục cành non, rệp muội, rệp sáp, bọ trĩ, bệnh thán thư và bệnh thối quả trên cây xoài ở Bình Định và Khánh Hòa. Lê Quốc Điền (2007) [15] cho rằng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là biện pháp tốt nhất hiện nay trong phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn trái nói chung và cây xoài nói riêng để sản xuất hàng hóa theo hướng GAP. Theo tác giả, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ăn trái bao gồm các yêu cầu sau: Thiết lập hệ thống tự nhiên để ngăn ngừa hay giảm thiểu dịch hại bằng các cây trồng xen; Sử dụng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý (sử dụng cây giống sạch bệnh và chống chịu dịch hại tốt, vệ sinh vườn nhằm loại bỏ nguồn dịch hại để cắt đứt sự lây nhiễm, tỉa cành tạo tán thông thoáng, khống chế độ cao của cây để dễ dàng chăm sóc, cân bằng dinh dưỡng đất đai để kích thích phát triển vi sinh vật có lợi và hạn chế dịch hại, bón phân hợp lý và tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón lá định kỳ, áp dụng mật độ trồng hợp lý, quản lý cỏ dại, quản lý nước và tránh ngập úng). 1.3. Các nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu - Với tính chất của một đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, quỹ đất dồi dào, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lợi thế phát triển cây xoài và trên thực tế đã hình thành nên một số vùng trồng tập trung có thương hiệu tốt với thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn và ổn định. - Các công trình nghiên cứu khá phong phú và toàn diện về cây xoài trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như: xác định nhu cầu sinh thái, chọn tạo bộ giống thich hợp cho các vùng trông khác nhau, các biện pháp kỹ thuật liên quan đến quản lý chế độ dinh dưỡng, quản lý độ ẩm đất, quản lý dịch hại cũng như kỹ thuật chăm sóc trước và sau thu hoạch, bảo quản, chế biến - Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học về cây xoài tuy chưa dài và chưa thực sự có tính hệ thống so với các nước tiên tiến trên thế giới những cũng đã gặt hái được một số kết quả đáng trân trọng, trong đó việc đánh giá và chọn lọc bộ giống triển vọng, thích nghi cho từng vùng trồng, các biện pháp quản lý vườn bao gồm xử lý ra hoa, huấn luyện và tạo tán, lĩnh vực quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại…đã thực sự góp phần quan trọng trong sản xuất xoài hàng hóa một cách bền vững. - Ở Bình Định, diện tích trồng xoài tuy còn khiêm tốn nhưng cũng được coi là một vùng trọng điểm ở khu vực Nam Trung bộ. Tuy vậy, sản xuất xoài nói chung và giống xoài cát Hòa Lộc nói riêng của tỉnh mà trước hết là ở huyện Phù Cát vẫn còn bộc lộ sự thiếu ổn định, cả về nguồn thực liệu và các biện pháp quản lý vườn quả, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng, hơn nữa cây xoài, chủ yếu là giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát được trồng trên đất cát, nghèo dinh dưỡng nên rất dễ bị ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh, công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy, cần phải được chú trọng đầu tư, trực tiếp giải quyết nhu cầu cấp bách của sản cây xoài tại huyện Phù Cát.
- 7 CHƢƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống xoài: giống xoài Cát Hòa Lộc - Về đất: Nghiên cứu trên loại đất cát. - Về phạm vi điều tra hiện trạng: Tại 4 xã - Về phạm vi các nội dung thực hiện và xây dựng mô hình: + Các nội dung nghiên cứu được bố trí trên vườn xoài trồng năm 2010, mật độ 238 cây/ha tại xã Cát Hanh. Thời gian thực hiện vụ trái năm 2016, 2017 (Thí nghiệm tưới nước), vụ trái 2018 và 2019 (Thí nghiệm tưới nước kết hợp phân bón hòa tan qua hệ thống tưới, thí nghiệm xử lý ra hoa, thí nghiệm bảo vệ thực vật, thí nghiệm cắt tỉa). + Mô hình được bố trí trên vườn xoài trồng năm 2008, mật độ 238 cây/ha, trồng trên đất cát tại xã Cát Hanh. Thời gian thực hiện vụ trái : năm 2020. - Phân bón sử dụng trong thí nghiệm: NPKS 16-16-8-13S, Ure, KCl, Các loại phân bón qua lá có chứa B, Zn, Cu và Mo - Mini-pan: Là chảo bốc thoát hơi nước loại nhỏ có đường kính là 60cm, chiều cao 30cm, được làm bằng nhựa, bên trong chảo có 1 thước đo để xác định lượng nước bốc hơi. - Ống tưới nhỏ giọt: Sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt có bù áp đường kính 20mm, áp suất tưới 0,5-1,75bar, lưu lượng tưới 0,3-0,5l/h, khoảng cách giữa các đầu nhỏ giọt 0,22m. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát. 2.2.1.1. Hiện trạng sản xuất xoài tại huyện Phù Cát. 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát 2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát. 2.2.2.1. Nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp. 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hợp bón phân (Fertigation). 2.2.2.3. Nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. 2.2.2.4. Nghiên cứu xác định biện pháp xử lý ra hoa phù hợp. 2.2.2.5. Nghiên cứu xác định kỹ thuật cắt tỉa phù hợp. 2.2.3. Kết quả áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trên giống xoài Cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát 2.2.3.1 Tình hình sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng quả trong mô hình trình diễn 2.2.3.2 Chất lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng kết quả tổng hợp 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát: - Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp phỏng vấn người thạo tin (KIP), điều tra theo phiếu lập sẵn, điều tra thực tế.
- 8 - Nội dung điều tra: Nhóm đất, tuổi vườn, phương thức canh tác (trồng thuần hay xen canh, đối tượng xen canh), qui mô canh tác hộ, sản lượng thu hoạch/năm, diễn biến về sản lượng thu hoạch/năm, mật độ và khoảng cách trồng, lượng và loại phân bón đầu 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng giống xoài Cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát 2.3.2.1. Nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi ô gồm 12 cây trong đó 2 cây ở giữa để theo dõi số liệu và 10 cây bảo vệ. - Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Gomez thông qua chương trình máy tính IRRISTAT và Statistix 8.2. - Công thức thí nghiệm bao gồm: CT1. Tưới nước truyền thống * CT2. Tưới bằng ống dẫn (mini pan)** CT3. Tưới nhỏ giọt (mini pan) *** CT4. Tưới phun mưa (mini pan) **** - Chỉ thực hiện trong năm 2017 * Tưới khi đất không đảm bảo độ ẩm (theo kinh nghiệm cửa người dân) ** Tưới thủ công bằng ống dẫn nước, diện tích tưới là diện tích hình chiếu tán cách gốc 1/3 bán kính tán. Lượng và lịch trình tưới thông qua (mini pan) được xác định như sau: Lƣợng nƣớc Lƣợng nƣớc bốc hơi trên chảo đến ngƣỡng phải tƣới (mm) 2 tƣới lít/m Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 30 77 62 44 42 32 *** Mỗi cây sử dụng 2 vòng dây tưới nhỏ giọt, vòng 1 đường kính 3,5m, vòng 2 đường kính 4,5m, diện tích tưới của mỗi cây khoảng 19m2, sử dụng máy bơm 1HP bơm trực tiếp vào hệ thống tưới thông qua thiết bị lọc, 1-2 ngày tưới 1 lần tùy điều kiện thời tiết, lượng nước mỗi lần tưới bằng lượng bốc thoát hơi nước cây trồng (ETc) từ lần tưới trước đó thông qua công thức ETc = Ep x Kp x Kc **** Năm 2017 bố trí thêm công thức CT4 tưới phun mưa bằng Pét mini, sử dụng chảo bốc thoát hơi nước (mini pan) để xác định liều lượng và thời điểm tưới nước hợp lý, lượng nước tưới và lịch trình tưới được xác định theo công thức CT2. Hiệu quả kinh tế: Được đánh giá theo phần mềm FEM về cây lâu năm của Piter. 2.3.2.2 : Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hơp bón phân. - Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô chính, ô phụ hai nhân tố (split-plot) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi ô gồm 12 cây, trong đó 2 cây ở giữa để theo dõi số liệu . - Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Gomez thông qua chương trình máy tính IRRISTAT và Statistix 8.2.
- 9 - Công thức thí nghiệm: Các mức của từng nhân tố thí nghiệm Phƣơng thức tƣới nƣớc Lƣợng phân bón (kg/cây) I1. Tưới nhỏ giọt theo mini pan + bón phân truyền thống F1. 3kg NPKS I2. Tưới nhỏ giọt theo mini pan + bón phân hòa tan hoàn F2. 3kg NPKS + 0,5kg K2O toàn qua hệ thống tưới nhỏ giọt. F3. 3kg NPKS + 0,75kg K2O Các công thức thí nghiệm CT1: I1+F1 CT3: I1+F3 CT5: I2+F2 CT2: I1+F2 CT4: I2+F1 CT6: I2+F3 2.3.2.3. Nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi ô gồm 12 cây sinh trưởng phát triển ổn định trong đó 2 cây ở giữa để theo dõi số liệu và 10 cây bảo vệ xung quanh. - Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Gomez thông qua chương trình máy tính IRRISTAT và Statistix 8.2. - Các công thức thí nghiệm: Công thức Biện pháp CT1 (đc) Phòng trừ sâu, bệnh hại theo nông hộ Biện pháp canh tác hợp lý + Biện pháp cơ học + Thuốc BVTV 100% CT 2 nguồn gốc hóa học Biện pháp canh tác hợp lý + Biện pháp cơ học + Thuốc BVTV (50% CT 3 nguồn gốc hóa học + 50% nguồn gốc sinh học) Biện pháp canh tác hợp lý + Biện pháp cơ học + Thuốc BVTV 100% CT 4 nguồn gốc sinh học: 2.3.2.4. Nghiên cứu xử lý ra hoa tập trung - Các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 lần lặp, dung lượng mẫu 1 cây/lặp. - Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Gomez thông qua chương trình máy tính IRRISTAT và Statistix 8.2. - Quy mô thí nghiệm: 72 cây (9 công thức x 4 lặp x 1 cây/lặp x 2 điểm = 72 cây). - Các công thức thí nghiệm: CT 1: Đối chứng (Nước lã + MKP) CT 2: PBZ* + MKP + KNO3 (* : Phun trên chồi 15 ngày tuổi) CT 3: PBZ* + MKP + Thiourea CT 4: PBZ** + MKP + KNO3 (**: Phun trên chồi 30 ngày tuổi) CT 5: PBZ** +MKP + Thiourea CT 6: PBZ*** + MKP + KNO3 (*** : Phun trên chồi 45 ngày tuổi) CT 7: PBZ*** + MKP + Thiourea CT 8: PBZ**** + MKP + KNO3 (**** : Phun trên chồi 60 ngày tuổi) CT 9: PBZ**** + MKP + Thiourea
- 10 Phun MKP 0,8% vào thời điểm sau 60 ngày kể từ thời điểm xử lý Paclobutrazo. Phun KNO3/Thiourea để kích thích ra hoa vào thời điểm sau 70 ngày kể từ thời điểm xử lý Paclobutrazol. 2.3.2.5. Nghiên cứu xác định kỹ thuật cắt tỉa phù hợp. Thí nghiệm được bố trí 3 công thức theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), mỗi công thức nhắc lại 4 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Các công thức thí nghiệm: - CT1:Cắt tỉa theo quy trình của Trung tâm Khuyến nông Bình Định (Đối chứng)* - CT2: Cắt tỉa theo quy trình của Viện Khoa học Kỹ thuật NN Duyên hải Nam Trung Bộ** - CT3: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm (Open heart)*** Ghi chú: *: Sau khi kết thúc vụ quả tiến hành cắt bỏ các cành vượt trong tán, các cành đan chéo, cành tăm, cành sâu bệnh, cành khô, những cành cho quả vụ trước và các cành vô hiệu. Cắt những cành mọc trong tán (che khuất lẫn nhau), cành thấp sát mặt đất để giúp cho tán cây được thông thoáng, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch trong vụ quả tiếp theo. **: Tỉa cành và bấm ngọn: Tỉa bỏ cành bị sâu, bệnh hại và cành vô hiệu (tập trung chủ yếu ở cành cấp 3 và cấp 4), bấm ngọn đợt chồi thứ nhất mọc ra từ cành quả, để lại 4 - 5 mầm lá , sau đó tiếp tục theo dõi và tỉa bỏ chỉ để lại 2 đến 3 chồi khỏe nhất trên một cành ***: Tương tự như phần ** nhưng tỉa bỏ nhiều các cành, nhánh nắm phía gần thân và cành chính bên trong, tạo bộ tán thông thoáng ở tâm và thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng vươn cao, cành sâu bệnh và những cành nằm phía trong tán 2.3.3. Chỉ tiêu theo dõi, kỹ thuật áp dụng 2.3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi - Chiều cao cây: đo chiều cao vút ngọn của cây. - Đường kính tán: Đo đường kính tán ở vị trí có đường kính lớn nhất. - Số chồi/m2 : Xác định trên khung 1m2 tại 4 hướng của tán cây - Tỷ lệ chồi ra hoa: Xác định trên khung 1m2 tại 4 hướng của tán cây - Tỷ lệ chồi hữu hiệu: Làm tương tự tỷ lệ cành ra hoa. - Số quả thu hoạch trên cây và năng suất: Thu hoạch từng cây, đếm số quả, cân khối lượng quả của từng cây, phân loại quả từng cây và tỷ suất lợi nhuận của phân bón - Tỷ lệ quả loại 1: Khối lượng quả ≥ 0,4 kg/quả và không có vết sâu, bệnh hại. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát 3.1.1 Điều kiện khí hậu, đất đai của huyện Phù Cát Huyện Phù Cát có tổng diện tích tự nhiên 68.071,1 ha, gồm 17 xã và một thị trấn. Phù Cát có địa hình đa dạng với 4 loại địa hình chính là: Địa hình đồi núi, gò đồi, đồng bằng và thấp trũng. Về khí hậu, huyện Phù Cát nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển Nam Trung bộ, dược chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- 11 Theo tài liệu điều tra của Hội Khoa học đất Việt Nam năm 1997 [22], trên địa bàn huyện Phù Cát có 7 nhóm đất như sau: Nhóm đất cát (arenosols); Nhóm đất mặn (salicfluvisols); Nhóm đất phèn (thionicfluvisols); Nhóm đất phù sa (fluvisols); Nhóm đất glây (gleysols); Nhóm đất xám (acrisols), Nhóm đất tầng mỏng (leptosols) 3.1.2. Hiện trạng sản xuất xoài tại huyện Phù Cát. 3.1.2.1. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng xoài Diện tích xoài ở tỉnh Bình Định có xu hướng giảm từ 1.398 ha trong năm 2013 xuống còn 1.321 ha trong năm 2017, trong đó huyện Phù Cát cũng giảm từ 250 ha trong năm 2013 xuống còn 221 ha trong năm 2017. Tuy nhiên diện tích xoài ở Phù Cát có xu hướng ổn định từ năm 2015 (220 ha) đến năm 2017 (220 ha). Năng suất xoài ở huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung có sự tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2013 đến 2017 bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất: Sự thay đổi bất thường của các yếu tố thời tiết, khí hâu, gây nên hiện tượng khô hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đáp ứng yêu cầu của cây trồng, cộng thêm vào đó là sự xuất hiện với số lượng lớn các loài bọ trĩ vào các thời kỳ cây ra đọt và lá non, ra hoa, đậu quả làm nhụy hoa và quả non bị rụng nhiều. Biến đổi khí hậu cũng gây nên hiện tượng mưa bất thường tạo điều kiện cho bệnh thán thư phát triển gây hại trong các giai đoạn đọt và lá non, ra hoa và quả non. Thứ hai: Người dân trồng xoài chưa áp dụng đồng bộ quy trình chăm sóc, chưa có sự dầu tư thích đáng và thiếu chủ động trong việc đối phó với những diễn biến bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu. 3.1.2.2. Phương thức trồng trọt và cơ cấu giống. * Các yếu tố xã hội liên quan đến canh tác xoài ở Phù Cát: Những số liệu điều tra về các yếu tố xã hội cho thấy ,lực lượng lao động, diện tích canh tác , nguồn nước tưới, phương thức tiêu thụ và nguồn vốn đầu tư cho sản xuất xoài ở huyện Phù Cát không phải là những yếu tố hạn chế cơ bản. Số lao động chính trong 1 hộ không nhiều nhưng với quy mô diện tích không quá lớn nên sự thiếu nhân lực chắc chắn sẽ không xảy ra. Trên lĩnh vực tiêu thụ, phương thức đưa sản phẩm trực tiếp đến vựa thu gom, qua đó hạn chế tình trạng ép giá khi thu gom đối với nông hộ canh tác xoài. Việc chủ động được nguồn vốn tự có để đầu tư cho sản xuất chẳng những giảm được chi phí sản xuất (trả lãi khi vay vốn) mà còn góp phần nâng cao năng suất thông qua việc chủ động được nguồn vật tư đầu vào để bón phân và phòng trừ sâu, bệnh hại đúng thời điểm; Chỉ có 20 % nông hộ gặp khó khăn về kỹ thuật canh tác, * Các yếu tố sinh học liên quan đến canh tác xoài ở Phù Cát: Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, hiện nay diện tích giống xoài cát Hòa Lộc chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nên thương hiệu riêng, có đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống người lao động, nhất là khi mà giống xoài Cát Hòa Lộc được hấu hết nông dân trồng thuần, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- 12 3.1.2.3 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Bảng 3. 3: Hiện trạng về địa hình canh tác, phƣơng thức phòng trừ sâu bệnh hại và mật độ trồng tronh canh tác xoài ở Phù Cát. Chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí Giá trị Tỷ lệ hộ trồng trên đất đồi (%) 5,0 Địa hình canh tác Tỷ lệ hộ trồng trên đất bằng (%) 95,0 Phương thức phòng trừ sâu, bệnhTỷ lệ hộ trừ khi phát hiện sâu, bệnh (%) 20,5 hại Tỷ lệ hộ phòng sâu, bệnh là chính (%) 79,5 Giá trị trung bình (cây/ha) 238,0 Mật độ trồng đối với xoài cát Hòa Hệ số biến động (CV%) 28,5 Lộc (n = 97) Sai số chuẩn (SD) 69,5 Bảng 3. 4: Hiện trạng sử dụng phân bón trong canh tác xoài ở Phù Cát Chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí Giá trị Tỷ lệ hộ có bón phân hữu cơ (%) 57,5 Tỷ lệ hộ có bón phân hỗn hợp NPK (%) 90,2 Tình hình sử dụng phân bón Tỷ lệ hộ có bón phân đạm đơn (%) 5,1 Tỷ lệ hộ có bón phân lân đơn (%) 5,5 Tỷ lệ hộ có bón phân kali đơn (%) 62,4 Tỷ lệ hộ bón phân nhiều hơn 3 lần/vụ quả (%) 2,1 Tỷ lệ hộ bón phân 3 lần/vụ quả (%) 50,4 Số lần bón phân Tỷ lệ hộ bón phân 2 lần/vụ quả (%) 30,1 Tỷ lệ hộ bón phân 1 lần/vụ quả (%) 20,2 Bón sau thu hoạch (tỉa cành, bấm ngọn) 52,4 Bón thúc chồi lá xanh 41,5 Phương thức, thời điểm bón Bón thúc sau đậu quả (3 tuần) 25,0 Bón thúc sau đậu quả (8-10 tuần) 65,1 Bảng 3. 5: Hiện trạng về mức độ đầu tƣ phân bón đa lƣợng trong canh tác xoài ở Phù Cát. Chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí Giá trị Giá trị trung bình (kg/cây) 35,6 Lượng đầu tư phân chuồng (n = 109). Hệ số biến động (CV%) 89,7 Sai số chuẩn (SD) 30,4 Giá trị trung bình (gam N/cây) 756,5 Lượng đầu tư phân đạm (n = 193). Hệ số biến động (CV%) 77,0 Sai số chuẩn (SD) 670,2 Giá trị trung bình (gam P2O5/cây) 800,6 Lượng đầu tư phân lân (n = 192). Hệ số biến động (CV%) 75,9 Sai số chuẩn (SD) 680,3 Giá trị trung bình (gam K2O/cây) 810,1 Lượng đầu tư phân kali (n = 191). Hệ số biến động (CV%) 76,6 Sai số chuẩn (SD) 630,1
- 13 Địa hình vùng trồng giống xoài Cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát cơ bản là đất bằng phẳng (95% số vườn hộ điều tra), rất thuận lợi cho việc chăm sóc như bón phân, tưới nước, thu hoạch và vận chuyển. Mật độ trồng bình quân của vườn hiện tại đối với xoài Cát Hòa Lộc là 238,0 cây/ha, cũng được xem là phù hợp với khuyến cáo của nghành Nông nghiệp Bình Định cũng như các nhà chuyên môn (Nguyễn Minh Châu và cộng sự, 2005). (Bảng 3.3) Từ nguồn số liệu điều tra và qua một số phân tích trên đây, chúng tôi nhận thấy người trồng xoài nói chung và với giống xoài Cát Hòa Lộc nói riêng ở Phù Cát nắm bắt tương đối vững chắc về kỹ thuật bón phân và mật độ trồng. (Bảng 3.4, Bảng 3.5) 3.1.3. Tình hình tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát 3.1.3.1 Chuỗi tiêu thụ sản phẩm xoài Có thể tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi chu chuyển xoài từ người sản xuất đến tiêu dùng ở huyện Phù Cát như sau: Đã tạo được vùng xoài hàng hóa tập trung ở huyện Phù Cát với giống xoài chủ lực là cát Hòa Lộc. Xoài cát Hòa Lộc ở huyện Phù Cát đã được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu và luôn có nhu cầu từ thị trường tiêu thụ hàng năm ổn định 3.1.3.2 Vấn đề phân hạng và xử lý sau thu hoạch xoài Kết quả được trình bày ở bảng 3.6. Có thể nhận thấy: Tỷ lệ vựa thu gom không hạn chế về số lượng là 87,5%, chỉ có 12,5% vựa thu mua hạn chế do phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tại thời điểm thu mua. Người sản xuất mang xoài sau thu hoạch đến vựa để tiêu thụ chiếm tỷ lệ 67,5%. Việc phân loại xoài (loại 1, loại 2 hoặc loại 3) trong giao dịch giữa người sản xuất với vựa là hoàn toàn do chủ vựa quyết định và việc phân loại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ vựa; 100% chủ vựa tiến hành sơ chế, bảo quản xoài sau thu gom theo phương thức thô sơ. (Bảng 3.6). Bảng 3. 6: Số lƣợng thu gom và phƣơng thức thu gom, phân loại, sơ chế xoài của các vựa thu gom ở huyện Phù Cát Tiêu chí đánh giá Phương thức thực hiện Tỷ lệ thực hiện (%) - Không hạn chế số lượng 87,5 Khả năng thu gom - Số lượng hạn chế theo thị trường 12,5 - Người sản xuất mang đến vựa 67,5 Phương thức thu gom - Chủ vựa đến vườn mua 32,5 - Theo tiêu chí ban hành 0 Phương thức phân loại - Theo ý chủ quan của chủ vựa 100 Phương thức sơ chế, bảo- Theo quy trình khuyến cáo 0 quản - Thô sơ 100 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lƣợng giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát 3.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, tính chất vật lý, hóa học của đất ở vùng thí nghiệm 3.2.1.1. Đặc điểm thời tiết khu vực nghiên cứu.
- 14 Bảng 3. 7: Đặt điểm khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu Nhiệt độ không khí trung bình (0c) Số giờ nắng (Giờ - Hr) Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 22,6 25,0 24,6 23,7 24,3 24,8 190,8 179,0 115,4 89,7 172,7 192,0 2 23,9 23,2 24,2 23,2 25,8 24,5 209,3 148,4 141,8 186,1 255,7 186,2 3 26,2 24,4 25,9 25,7 27,4 27,1 274,0 221,8 243,6 250,7 276,1 294,6 4 27,1 26,8 27,3 27,4 28,8 27,7 296,2 282,8 234,1 278,3 303,5 245,1 5 29,6 29,4 29,1 29,6 29,8 29,5 306,2 265,1 255,0 285,7 301,3 317,9 Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí (%) Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 63,5 55,6 153,2 128,6 303,8 15,6 78 86 82 85 80 83 2 16,9 34,7 124,8 2,8 0,3 41,9 79 79 81 77 81 81 3 67,7 5,1 8,0 1,6 - 0,4 84 85 82 79 82 84 4 36,2 - 44,0 20,0 - 144,3 83 86 82 82 78 81 5 4,5 41,1 49,7 9,4 117,7 10,5 83 80 81 82 76 80 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2020 Điều kiện khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu được thể hiện trên Bảng 3.7. 3.2.1.2. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu Số liệu Bảng 3.8 cho thấy đất ở các vườn thí nghiệm thuộc loại nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân kém, ngộ độc nhẹ với nhôm và tồn dư kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép đối với đất canh tác nông nghiệp. Bảng 3. 8: Tính chất lý hóa học của đất (0-20) cm tại điểm thí nghiệm Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả pHH2O(1:5) 6.4 CEC(cmol/kg) 1,93 pHKCl(1:5) 5,5 Clay(%) 2,0 EC(dS/m) 0,04 Silt (%) 5,0 Org.C(%) 0,32 Sand(%) 93,0 Olsen P(mg/kg) 17,0 -0.1 bar 4,4 3+ Soil water Exch. Al (cmol/kg) 0,16 -0,33 bar 2,4 Ghi chú: Nguồn phân tích: Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ. 3.2.2. Nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp Năm 2015, năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 14,9 đến 18,6 tấn/ha và sai khác nhau có ý nghĩa ở mức 95%, chứng tỏ phương pháp tưới có tác động rõ đến năng suất của cây xoài trong thời kỳ kinh doanh, trong đó phương thức tưới nhỏ giọt đem lại kết quả vượt trội (18,6 tấn/ha). Vụ quả năm 2016, năng suất thấp hơn
- 15 năm 2015, phương pháp tưới nhỏ giọt vẫn đem lại năng suất quả cao nhất (12,5 tấn/ha). Năm 2017, sự sai khác có ý nghĩa giữa các phương pháp tưới không chỉ thể hiện ở tiêu chí năng suất mà còn thể hiện cả ở chỉ tiêu số quả trên cây tại thời điểm thu hoạch với cùng một xu thế: tăng dần từ phương thức tưới truyền thống (thấp nhất) đến tưới phun mưa tầm thấp theo mini pan, đến tưới bằng ống nhựa theo mini pan và sau cùng là tưới nhỏ giọt theo mini pan (cao nhất). Số quả trên cây của các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 144 đến 189 quả/cây, trong đó phương pháp tưới nhỏ giọt cho số quả trên cây cao nhất (189 quả), tiếp đến là phương pháp tưới bằng ống nhựa theo mini pan (180 quả) đến tưới phun mưa tầm thấp theo mini pan (158 quả) và cuối cùng là tưới theo phương pháp truyền thống (144 quả). Năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 11,3 đến 14,9 tấn/ha, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là phương thức tưới nhỏ giọt theo mini pan (14,9 tấn/ha), tưới theo bằng ống nhựa theo mini pan (14,0 tấn/ha), tưới phun mưa tầm thấp theo mini pan (12,7 tấn/ha) và sau cùng là phương thức tưới truyền thống. Tưới nhỏ giọt cho hiệu quả sử dụng nước cao nhất là 46,1kg/m3 trong năm 2015; 47,5 kg/m3 năm 2016 và 114,4 kg/m3 trong năm 2017. Như vậy cả tưới nhỏ giọt theo mini-pan, tưới theo bằng ống nhựa mini-pan và tưới phun mưa tầm thấp theo mini- pan đều cho hiệu quả sử dụng nước cao hơn tưới truyền thống của nông dân. Hiệu quả kinh tế của các phương pháp tưới được đánh giá bằng mô hình FEM (Piter C.). Tưới nhỏ giọt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nông dân với lợi nhuận đạt 130 triệu/ha/năm. Tưới bằng ống nhựa theo mini-pan cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn tưới truyền thống với lãi ròng đạt 122,2 triệu/ha/năm. Số liệu cùng với sự phân tích trên đây cho thấy, trong 4 cách thức tưới nước cho cây xoài khác nhau, phương pháp tưới nhỏ giọt đem lại hiệu quả sử dụng nước cao nhất. Chính những ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt đã tác động tích cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây xoài trên đất cát tại Bình Định. 3.2.3. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hợp bón phân (Fertigation) Năng suất của các công thức thí nghiệm dao động từ 6,56 cho đến 13,13 tân/ ha trong năm 2018 và từ 7,03 đến 13,70 tấn/ha trong năm 2019, cao nhất là CT6 đạt 13,13 tấn/ha (năm 2018) và đạt 13,70 tấn/ha (năm 2019), thấp nhất trong năm 2018 là CT2 (6,56 tấn/ha) và năm 2019 là CT1 (7,03 tấn/ha). Chỉ tiêu số quả loại 1 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 37,33 cho đến 68,43 quả/cây, thấp nhất là CT1 (37,33 quả) và cao nhất là CT6 (68,43 quả) trong năm 2018. Trong năm 2019 chỉ tiêu này dao động từ 37,33 cho đến 73,33 quả/cây, thấp nhất là CT1 (37,33 quả) và cao nhất là CT6 (73,33 quả). Chỉ tiêu (%) quả loại 1 dao động từ 59,80 cho đến 67,53%, thấp nhất là CT5 (59,89%) và cao nhất là CT3 (67,53%) trong năm 2018. Trong năm 2019 chỉ tiêu này dao động từ 54,76 cho đên 61,63%, thấp nhất là CT5 (54,76%) và nhất là CT3 (61,63%).
- 16 Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của tƣới nƣớc và phân bón đến năng suất của cây xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định Tỷ lệ (%) quả Năng suất tấn/ha Số quả loại 1 Công thức thí nghiệm loại 1 2018 2019 2018 2019 2018 2019 b b b c a CT1: I1F1 6,76 7,03 37,33 37,33 61,10 58,13a CT2: I1F2 6,56b 7,13b 40,00b 43,96bc 65,66 a 61,03a CT3: I1F3 6,60b 7,40b 41,33b 44,66bc 67,53 a 61,63a CT4: I2F1 11,26a 12,06a 67,33a 62,30ab 60,10 a 57,83a CT5: I2F2 12,23a 13,43a 67,36a 68,76a 59,80a 54,76a CT6: I2F3 13,13a 13,70a 68,43a 73,33a 61,26 a 61,46a CV(LL*Phân*Nước) 11,82 16,69 25,21 15,60 17,36 24,31 LSD (LL*Phân*Nước) 2,32 3,37 23,26 20,49 18,75 29,17 LSD (LL*Phân và 3,11 2,71 20,83 19,95 16,49 24,38 LL*Phân*Nước) TB I1 6,64b 7,07b 39,55b 41,98b 64,76a 60,26a TB I2 12,21a 13,06a 67,71a 68,13a 60,38a 58,02a TB F1 9,01a 9,18b 52,33a 59,00a 60,40a 57,98a TB F2 9,40a 10,28a 53,68a 56,36a 62,73a 57,90a TB F3 9,86a 10,75a 54,88a 57,33a 64,40a 61,55a Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột đi kèm với các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% Năng suất của các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức tin cây 95%. Những công thức thí nghiệm trong cùng biện pháp bón phân theo phương thức truyền thống (CT1, CT2, CT3) không có sự sai khác với nhau và những công thức thí nghiệm bón phân hòa tan hoàn toàn qua hệ thống tưới (CT4, CT5, CT6) cũng không có sự sai khác, nhưng năng suất giữa hai phương thức bón phân có sự sai khác có ý nghĩa thông kê ở mức tin cậy 95% điều nay cho thấy thay đổi phương thức bón phân từ bón theo phương thức truyền thống sang phương thức bón phân hòa tan hoàn toàn qua hệ thống tưới đã làm năng suất xoài trên đất cát tại Phù Cát tăng lên đáng kê.(Bảng 3.13) * Hiệu quả kinh tế Cùng với yếu tố năng suất, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cũng cho thấy, khi bón phân hòa tan hoàn toàn qua hệ thống tưới hiệu quả sử dụng nước và hiệu quả sử dụng phân bón đã làm tăng thu nhập lên đáng kể, trong đó bón phân hòa tan qua hệ thống tưới nhỏ giọt (CT6) cho năng suất cao nhất đồng thời cũng là công thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hơn các công thức còn lại và cao hơn công thức đối chứng là 129 triệu đồng/ha/năm, bên cạnh đó tỷ suất lãi so với vốn đầu tư của CT6 đạt 2,7 lần và cũng cao hơn so với đối chứng chỉ đạt 0,9 lần.
- 17 3.2.4. Nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. Bảng 3.15 cho thấy, đối với bệnh thán thư gây hại trên lá non, tỷ lệ bệnh của 2 công thức CT1 và CT2 biến động từ 7,50 - 8,00% trong năm 2018, từ 7,50 - 8,50% trong năm 2019 và thấp hơn có ý nghĩa ở mức 95% so với 2 công thức CT3 và CT4 (lần lượt là 35,75 và 37,25% trong năm 2018, 35,75 và 37,50% trong năm 2019). Trên phát hoa, tỷ lệ bệnh thán thư ở 3 công thức CT1, CT2 và CT3 biến động từ 5,50 - 8,25% trong năm 2018, từ 6,00 - 9,00% trong năm 2019 và thấp hơn có ý nghĩa ở mức 95% so với công thức CT4 (tỷ lệ bệnh 33,25% trong năm 2018 và 34,00% trong năm 2019). Ngược lại, trên quả, tỷ lệ bệnh thán thư tăng dần từ 2 công thức CT1 và CT2 (tỷ lệ bệnh trong năm 2018 tăng từ 5,75% đến 8,50% và trong năm 2019 tăng từ 6,00 - 9,00%), cao hơn là công thức CT3 (tỷ lệ bệnh trong năm 2018 và 2019 là 23,00%) và cao nhất là công thức CT4 (tỷ lệ bệnh trong năm 2018 là 44,50 % và trong năm 2019 là 45,00%). Bảng 3. 15: Tỷ lệ hại của bệnh thán thƣ Năm Lá non Phát Hoa Quả CT 2018 2019 2018 2019 2018 2019 b b b b c CT1 8,00 8,50 5,50 6,00 5,75 6,00c CT2 7,50b 7,50b 7,00b 7,50b 8,50c 9,00c CT3 35,75a 35,75a 8,25b 9,00b 23,00b 23,00b CT4 37,25a 37,50a 33,25a 34,00a 44,50a 45,00a CV% 23,62 23,55 25,00 28,10 30,66 31,91 LSD5% 8,35 8,40 5,39 6,34 9,96 10,59 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột đi kèm với các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% Bảng 3. 16: Tỷ lệ hại của bọ trĩ (%) Năm Lá non Phát Hoa Quả CT 2018 2019 2018 2019 2018 2019 b b b b c CT1 6,75 7,00 6,00 6,00 8,50 9,00c CT2 7,25b 7,50b 5,75b 6,00b 8,50c 9,50c CT3 33,25a 34,50a 7,50b 7,50b 26,50b 26,75b CT4 35,75a 36,50a 36,50a 37,00a 47,25a 47,25a CV% 19,28 20,44 28,35 28,10 30,26 29,70 LSD0,05 6,39 6,98 6,37 6,34 10,98 10,92 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột đi kèm với các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% Tỷ lệ hại của bọ trĩ trên lá non của các công thức thí nghiệm cũng có xu hướng tương tự như với bệnh thán thư, tỷ lệ lá non có sự xuất hiện của bọ trĩ thấp nhất ở các công thức CT1 và CT2 (lần lượt là 6,75% và 7,25% trong năm 2018; 7,00% và 7,50% trong năm 2019) và thấp hơn có ý nghĩa ở mức 95% so với 2 công thức CT3 và CT4 (33,25% và 35,75% trong năm 2018; 34,50% và 36,50% trong năm 2019). Trên phát
- 18 hoa, tỷ lệ hại của bọ trĩ ở 3 công thức CT1, CT2 và CT3 biến động từ 5,75 – 7,50% trong năm 2018; từ 6,00 - 7,50% trong năm 2019 và thấp hơn có ý nghĩa ở giá trị thống kê so với công thức CT4 với tỷ lệ bệnh là 36,5% trong năm 2018 và 37,00% trong năm 2019. Ngược lại, trên quả, tỷ lệ hại của bọ trĩ tăng dần từ 2 công thức CT1 và CT2 (tỷ lệ hại trong năm 2018 là 8,50% và trong năm 2019 lần lược là 9,00% đến 9,50%), cao hơn là công thức CT3 (tỷ lệ hại trong năm 2018 là 26,50% và năm 2019 là 26,75%) và cao nhất là công thức CT4 (tỷ lệ hại trong năm 2018 là 47,25% và trong năm 2019 là 47,25%) (Bảng 3.16). Các kết quả nghiên cứu về phòng trừ bọ trĩ và bệnh thán thư trên cây xoài chúng tôi vừa trình bày có liên quan đến chủng loại hóa chất BVTV được sử dụng. Công thức CT1 và CT2 tuy sử dụng các hoạt chất BVTV khác nhau nhưng đều có nguồn gốc hóa học với hiệu lực phòng trừ tương tự nhau nên các tiêu chí tỷ lệ lá non, phát hoa và quả bị hại, cả bọ trĩ và bệnh thán thư không có sự sai khác đáng kể; Ngược lại ở công thức CT3 và CT4 sử dụng thuốc BVTV sinh học để phòng trừ thán thư và bọ trĩ ở giai đoạn lá non và quả, do hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV sinh học chưa cao nên tỷ lệ bệnh thán thư và tỷ lệ hại của bọ trĩ của 2 công thức CT3 và CT4 cao hơn so với công thức CT1 và CT2; Công thức CT3 có tỷ lệ bệnh thán thư và tỷ lệ hại của bọ trĩ trên quả thấp hơn công thức CT4 là do ở giai đoạn quả đang phát triển công thức CT3 sử dụng thuốc BVTV gốc hóa học trong danh mục cho phép và công thức CT4 sử dụng thuốc BVTV gốc sinh học. Bảng 3. 19: Chỉ tiêu về năng suất của xoài cát Hòa Lộc năm 2018-2019 tại Phù Cát. Chỉ tiêu Số chồi thu hoạch Số quả thu hoạch/chồi Qua/cay CT 2018 2019 2018 2019 2018 2019 CT1 50,07 a 55,72 a 1,55 a 1,90 a 86,37 ab 104,50 a CT2 53,80 a 57,05 a 1,32 a 1,82 a 88,70 a 103,27 a CT3 44,67 a 43,97 ab 1,47 a 1,82 a 68,75 bc 78,45 b CT4 43,05 a 40,37 b 1,22 a 1,82 a 56,47 c 64,00 c CV % 16,15 17,38 24,51 11,93 15,07 9,34 LSD0,05 12,37 13,70 0,54 0,35 18,09 13,07 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột đi kèm với các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% Chỉ tiêu số quả/cây là chỉ tiêu quan trọng, đây là chỉ tiêu quyết định nằng suất của các công thức tham gia thí nghiệm. Số liệu bảng 3.19 cho thấy trong năm 2018 chỉ tiêu số quả thu hoạch trên cây cao nhất là CT2 (88,70 quả). Số quả thu hoạch trên cây của các công thức thí nghiệm có sự sai khác và sự sai khác này cố ý nghĩa thống kê. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác nhau đã làm tăng số quả thu hoạch trên cây. Trong năm 2019, số liệu bảng 3.19 cũng cho thấy số quả thu hoạch trên cây của các công thức tham gia thí nghiệm đạt cao nhất là CT1 (104,50 quả). Năm 2019 các công thức thí nghiệm có sự sai khác về số quả thu hoạch trên cây và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khác nhau đã làm thay đổi số quả thu hoạch trên cây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 311 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 276 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 60 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn