BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
––––––––––––––––<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG<br />
<br />
PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG<br />
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ<br />
THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA<br />
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp<br />
Mã số: 62 62 01 15<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
THÁI NGUYÊN - 2014<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên<br />
<br />
Phản biện 1:...................................................<br />
......................................................................<br />
Phản biện 2:...................................................<br />
......................................................................<br />
Phản biện 3:...................................................<br />
......................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ<br />
cấp.................họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị<br />
Kinh doanh Thái Nguyên<br />
Vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên<br />
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh<br />
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với<br />
vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Ở Việt Nam, để ngành nông nghiệp tồn tại<br />
và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu<br />
cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản<br />
phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả thế mạnh cần thay đổi<br />
thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất hàng hóa,<br />
sản xuất theo yêu cầu thị trường.<br />
Phú Thọ là một tỉnh nghèo thuộc trung tâm của mười bốn tỉnh vùng<br />
Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhà nước và địa phương đã có<br />
những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất<br />
nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến<br />
các vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như:<br />
Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày<br />
14/7/2008, Phú Thọ dần từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh<br />
tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng và lợi<br />
thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan Hùng, cây hồng Gia<br />
Thanh, hồng Hạc Trì...<br />
Tuy nhiên, hiện nay tại Phú Thọ chưa thực sự phát triển bưởi Đoan<br />
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, manh mún<br />
chưa có dự báo và chưa theo kịp với sự thay đổi của nhu cầu thị trường.<br />
Làm thế nào giữ được tên xuất xứ hàng hóa và phát triển bưởi Đoan<br />
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là bài toán đang<br />
cần lời giải đối với các nhà quy hoạch, chính sách, nhà khoa học, nhà<br />
vườn là các hộ nông dân và toàn thể các đối tượng có liên quan trong<br />
nông nghiệp, nông thôn trong vùng. Từ những lý do thực tế trên, đề tài<br />
“Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo<br />
hướng sản xuất hàng hóa”.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng<br />
Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó<br />
đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển<br />
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền<br />
vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ trong thời điểm<br />
hiện tại và tương lai.<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về<br />
phát triển sản xuất và phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa,<br />
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển bưởi Đoan Hùng và<br />
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa,<br />
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và ngành hàng bưởi Đoan Hùng,<br />
hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ,<br />
- Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát triển<br />
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở<br />
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.<br />
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển bưởi Đoan<br />
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
- Các hoạt động này được biểu hiện trên các đối tượng khảo sát sau:<br />
Một là: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ bưởi Đoan<br />
Hùng, hồng Gia Thanh: Hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, đại<br />
lý (người thu gom), các cửa hàng của thương lái, bán lẻ và người tiêu<br />
dùng.<br />
Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan đến việc hoạch<br />
định chính sách phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng<br />
sản xuất hàng hóa từ Trung ương đến các xã tại huyện Đoan Hùng, Phù<br />
Ninh tỉnh Phú Thọ.<br />
Ba là: Các cơ quan viện nghiên cứu, trường Đại học với các nghiên<br />
cứu có liên quan đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở<br />
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
Bốn là: Các tổ chức kinh tế - xã hội khác có ảnh hưởng phát triển<br />
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất<br />
hàng hóa.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
- Phạm vi thời gian<br />
+ Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2008 đến năm 2012.<br />
+ Số liệu sơ cấp của đề tài chủ yếu được thu thập vào năm 2012.<br />
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất<br />
hàng hóa với hai loại đặc sản của tỉnh là bưởi Đoan Hùng (gồm 02 giống<br />
đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ: Bưởi Sửu, bưởi Bằng<br />
Luân) và hồng Gia Thanh.<br />
<br />
3<br />
<br />
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
4.1. Về mặt lý luận<br />
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý<br />
luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa<br />
trên thế giới và ở Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận<br />
dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển bưởi Đoan Hùng và<br />
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. Luận án<br />
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và mối liên kết giữa các điều kiện để phát<br />
triển sản xuất bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
4.2. Về mặt thực tiễn<br />
Thông qua việc tổng hợp các nguồn dẫn liệu phong phú có được qua<br />
điều tra, nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách khách<br />
quan, tương đối toàn diện về thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và<br />
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, những kết<br />
quả và hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa, tỷ suất hàng hóa,<br />
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia<br />
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa; là rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội<br />
và thách thức với việc phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở<br />
tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh<br />
hưởng, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và một số giải<br />
pháp nhằm phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú<br />
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước<br />
ở địa phương, các cơ quan chỉ đạo chuyên môn chỉ đạo phát triển bưởi<br />
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà<br />
hoạch định chính sách, những người quan tâm đến phát triển bưởi Đoan<br />
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.<br />
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận án gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo<br />
hướng sản xuất hàng hóa<br />
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 3: Thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia<br />
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa<br />
Chương 4: Giải pháp phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh<br />
ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa<br />
<br />