HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯<br />
<br />
<br />
<br />
ĐOÀN THANH QUỲNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC<br />
GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG CHẤT LƯỢNG CAO<br />
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VÙNG NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng<br />
Mã số : 9.62.01.10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hµ NéI, 2017<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Quang<br />
PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TSKH. Trần Duy Quý<br />
Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật<br />
Châu Á - Thái Bình Dương<br />
<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Cường<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Phạm Xuân Liêm<br />
Hội Giống cây trồng Việt Nam<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp<br />
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Lúa nếp không những là cây lương thực quan trọng mà nó còn gắn liền với tập<br />
quán và văn hóa ở các nước vùng Đông Nam Á (Kenneth and Michael, 2002). Vùng<br />
Nam và Đông Nam Châu Á được coi là trung tâm phát sinh và nguồn gốc của lúa nếp<br />
trồng, nếp cẩm đặc sản. Các giống nếp này thuộc hai loài phụ indica và japonica. Ở<br />
Việt Nam, vùng núi Tây Bắc có diện tích trồng và tiêu thụ lúa nếp lớn nhất cả nước<br />
(Bounphanousay, 2008).<br />
Ở Việt Nam, lúa nếp được trồng chủ yếu ở miền núi nơi dân tộc Mường, Thái,<br />
H’mông... sinh sống để phục vụ trong gia đình và trao đổi hàng hóa mang tính chất<br />
vùng miền, nhỏ lẻ. Các giống lúa nếp hiện nay càng được quan tâm phát triển và trở<br />
thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao cho người nông dân (Nguyễn Văn Luật<br />
và cs., 2001).<br />
Ngoài những mục tiêu phục vụ nhu cầu bó buộc trong không gian nhỏ, ngày<br />
nay, các sản phẩm từ lúa gạo nếp đang được phổ biến trên thị trường, đặc biệt là các<br />
sản phẩm nếp đặc sản như nếp cẩm. Nếp Cẩm hay nếp Than, chúng được tạo nên từ<br />
nhiều giống lúa nếp khác nhau và được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc như: Hoà<br />
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, rải rác ở các vùng khác như: Thanh Hóa, Phú<br />
Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tỉnh Long An và Cần Thơ.<br />
Nguồn gen nếp cẩm của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có mức đa dạng cao nhất<br />
cả nước nhưng đang bị xói mòn nghiêm trọng nên cần khai thác, phát triển và bảo tồn<br />
nguồn gen quý hiếm phục vụ phát triển nông nghiệp của đất nước (Trần Thị Lương<br />
và cs., 2013).<br />
Theo Zhang et al. (2012), để giống lúa nếp đạt năng suất và chất lượng cao cần<br />
quản lý hài hòa và cân đối dinh dưỡng N, P, K trên từng loại đất, mùa vụ và mực<br />
nước. Vilayvong et al. (2015) cho rằng để cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho giống lúa<br />
nếp cần xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng dựa vào thời gian sinh trưởng, kích<br />
thước bộ rễ, thời vụ gieo cấy, mật độ cấy.<br />
Điện Biên là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc có diện tích lúa 49.445,1 ha, trong<br />
đó diện tích lúa nước là 12.940,4 ha (chiếm 26,2%). Các huyện có diện tích lúa lớn là<br />
Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé. Năng suất lúa của<br />
tỉnh Điện Biên đạt 3,54 tấn/ha thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (5,73 tấn/ha)<br />
và thấp hơn trung bình các tỉnh vùng Tây Bắc (4,36 tấn/ha) (Tổng cục Thống kê,<br />
2016). Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp do: 1- Diện tích lúa nương, lúa nếp lớn<br />
nhưng cơ cấu giống nghèo nàn; 2- Bộ giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt<br />
là lúa nếp đặc sản còn hạn chế; 3- Canh tác lúa nước gieo với mật độ dày, bón phân<br />
ít; canh tác lúa nương theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt.<br />
Để góp phần vào việc mở rộng, phát triển giống nếp cẩm và làm phong phú<br />
thêm các sản phẩm từ giống nếp tại tỉnh Điện Biên, thì việc tuyển chọn những giống<br />
nếp cẩm có nhiều đặc điểm tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được hai vụ<br />
trong năm, năng suất khá, phổ thích nghi rộng và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh<br />
tác phù hợp là hết sức cần thiết.<br />
1<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá nguồn gen lúa nếp địa phương nhằm tuyển chọn và khai thác được<br />
các giống lúa nếp ngắn ngày, năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất lúa tại<br />
tỉnh Điện Biên.<br />
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất<br />
lượng giống lúa nếp địa phương được tuyển chọn, từ đó xây dựng qui trình canh<br />
tác phù hợp.<br />
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Sử dụng các mẫu giống lúa nếp thu thập tại vùng Tây Bắc, Việt Nam bao gồm<br />
20 mẫu giống lưu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp<br />
Việt Nam, 10 mẫu giống lưu của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện<br />
Nông nghiệp Việt Nam và 12 mẫu giống do tác giả thu thập tại các tỉnh Tây Bắc.<br />
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Đề tài tập trung đánh giá đặc điểm nông sinh học, xác định sự đa dạng di truyền<br />
nguồn gen lúa nếp địa phương, tuyển chọn giống lúa nếp địa phương cảm ôn, ngắn<br />
ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh. Đồng thời nghiên cứu ảnh<br />
hưởng một số kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh cho<br />
giống lúa nếp địa phương được tuyển chọn tại tỉnh Điện Biên.<br />
- Thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa nếp địa phương<br />
được triển khai tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp<br />
Việt Nam và tại tỉnh Điện Biên.<br />
- Các thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học, tuyển chọn giống, nghiên<br />
cứu ảnh hưởng một số kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn được triển<br />
khai tại một số huyện của tỉnh Điện Biên.<br />
- Thời gian triển khai các thí nghiệm từ năm 2012 đến năm 2016.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
- Đánh giá đa dạng di truyền của 42 mẫu giống lúa nếp địa phương thông qua<br />
kiểu hình và chỉ thị phân tử SSR. Kết quả đánh giá giúp cho các nhà tạo giống định<br />
hướng trong khai thác, phát triển và lai tạo giống lúa nếp mới phù hợp với điều kiện<br />
Việt Nam.<br />
- Tuyển chọn được giống lúa nếp cẩm ĐH6 có TGST trung bình, 132-138 ngày<br />
trong vụ Xuân, 115-117 ngày trong vụ Mùa, cây cao trung bình, thân cứng, bản lá hẹp,<br />
lá đòng lòng mo, bông dài, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao đạt 6,84 tấn/ha trong vụ<br />
Xuân, 5,84 tấn/ha trong vụ Mùa, tỷ lệ gạo xát đạt 62,7%, hàm lượng amylose 3,79%,<br />
nhiệt độ hóa hồ cao, cơm mềm, đặc biệt hạt gạo lật có màu tím, phù hợp với điều kiện<br />
canh tác của tỉnh Điện Biên.<br />
- Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến hàm lượng<br />
amylose, protein và anthocyanin của giống ĐH6. Khi tăng lượng phân hữu cơ vi sinh<br />
đã làm giảm hàm lượng amylose nhưng làm tăng hàm lượng protein và hàm lượng<br />
anthocyanin. Liều lượng phân bón 900 kg phân vi sinh sông Gianh + 60 kg N + 45 kg<br />
P2O5 + 45 kg K2O/ha phù hợp cho giống ĐH6 sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất<br />
cao và có chất lượng gạo tốt nhất.<br />
<br />
2<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ÐỀ TÀI<br />
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
- Thông tin về đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa nếp địa phương vùng<br />
Tây Bắc giúp cho các nhà chọn giống lúa định hướng trong sử dụng nguồn vật liệu<br />
này để lai tạo, chọn lọc giống lúa nếp đặc sản.<br />
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác<br />
giống lúa nếp cẩm ĐH6 góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và vai trò của thời vụ,<br />
mật độ gieo cấy và liều lượng phân bón đối với năng suất và chất lượng giống lúa nếp<br />
cẩm địa phương.<br />
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
- Tuyển chọn được giống lúa nếp cẩm ĐH6, đồng thời xác định được thời vụ,<br />
mật độ gieo và lượng phân bón thích hợp để giống lúa nếp này đạt năng suất cao ở<br />
chân đất canh tác 2 vụ lúa, chủ động nước tưới tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh vùng<br />
núi Tây Bắc có điều kiện thời tiết, đất đai, nước tưới tương tự.<br />
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6 tại một số địa<br />
phương góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu cho<br />
sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh Điện Biên.<br />
<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
<br />
2.1. ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở CÂY LÚA<br />
2.1.1. Đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp<br />
Lúa nếp là dạng lúa trồng chính và có vai trò quan trọng ở Châu Á, một đột biến<br />
gen waxy dẫn đến thay đổi tinh bột ở nội nhũ. Olsen et al. (2006) đã nghiên cứu locus<br />
waxy để xác định nguồn gốc tiến hóa của kiểu hình này. Nghiên cứu thực hiện trên<br />
105 giống bản địa nội nhũ nếp và lúa thường đã thu thập qua các vùng khác nhau ở<br />
Châu Á đã nhận thấy rằng lúa nếp có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á. Lúa nếp được<br />
tiến hóa và thuần hóa từ loài phụ japonica, theo Yamanaka et al. (2004) các giống lúa<br />
thường mang 2 alen khác nhau trong locus waxy, xác định là Wxa và Wxb mã hóa mức<br />
độ khác nhau của tinh bột mạch nhánh và điều khiển tổng hợp hàm lượng amylose<br />
trong nội nhũ. Alen Wxa ưu thế trong các giống lúa thường indica, nhưng alen Wxb<br />
phổ biến trong lúa thường japonica.<br />
Theo Kristamtini et al. (2012), thông qua đánh giá kiểu hình của 11 giống lúa<br />
đen và 2 giống lúa trắng cho rằng khoảng phân loại là 1, 2 trong 5 nhóm, với nhóm I<br />
báo gồm giống lúa đen từ Sragen (T) và từ Bantul (O); nhóm II bao gồm giống lúa<br />
đen từ Banjarnegara (Y), và từ Wonosobo (W), giống lúa đen không râu từ Magelang<br />
(S) và có râu từ Magelang (R); nhóm III gồm Pari Ireng (D), lúa đen từ NTT (E),<br />
Cempo Ireng (C) và Jlitheng (B); nhóm IV bao gồm giống lúa trắng từ Inpari 6 (I) và<br />
Situbagendit (G); và nhóm V gồm 1 giống lúa đen từ Melik (A).<br />
Luangmanee et al. (2016), chọn tạo giống lúa nếp đen kháng bệnh đạo ôn cần có<br />
nguồn gen kháng bệnh phong phú. Kết quả đánh giá 25 mẫu giống lúa nếp đen đã<br />
chọn được các mẫu giống là HY 71, Niawdam Gs.no.21629, Khaokam Gs.no.88084,<br />
KKU-GL-BL-05-003, KKU-GL-BL-05-004, KKU-GL-BL-06-010 và KKU-GL-BL-<br />
06-023 kháng cao với bệnh đạo ôn.<br />
3<br />
2.1.2. Đa dạng di truyền lúa đặc sản<br />
Theo Trần Thị Lương và cs. (2013), phân tích quan hệ di truyền 60 giống lúa<br />
đặc sản, chất lượng ở Việt Nam với 40 chỉ thị SSR. Tổng cộng có 180 alen được phát<br />
hiện bởi 33 chỉ thị cho đa hình với trung bình 5,45 alen/locus. Trong số 33 locus đa<br />
hình, tìm thấy 61 alen hiếm và 14 alen đặc trưng ở 11 locus. Kết quả cho thấy, các<br />
alen đặc trưng có thể nhận dạng đặc điểm phân tử, ADN của 12 giống lúa nghiên cứu.<br />
Hệ số đa hình di truyền (PIC) dao động từ 0,06 đến 0,83 với giá trị trung bình là 0,6.<br />
Hệ số tương đồng di truyền của 60 giống lúa nghiên cứu dao động từ 0,056 đến 0,77.<br />
Theo Trần Danh Sửu và cs. (2010), trong số 50 chỉ thị SSR sử dụng để nghiên<br />
cứu đa dạng di truyền của 45 giống lúa nếp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, 45 chỉ thị<br />
cho các băng ADN đa hình tại 46 locut. Trong đó, 18 locut SSR cho nhận dạng đặc<br />
trưng với 28 alen duy nhất của 16 giống trong số 45 giống lúa nếp nghiên cứu. Hệ số<br />
tương đồng di truyền giữa các giống lúa nếp dao động từ 0,10 đến 0,98. Thấp nhất<br />
(0,10) là giữa giống nếp Bà lão (6195) và giống nếp Hạt chanh (7055) và cao nhất<br />
(0,98) là giữa giống nếp Sấp (6236) và nếp Quắn (7060).<br />
2.1.3. Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam<br />
Đến nay, ngân hàng gen Quốc gia tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã<br />
bảo quản 1200 mẫu giống lúa nếp bản địa được thu thập trên toàn quốc, trong số này<br />
có khoảng 200 mẫu được thu thập trước năm 1990 chủ yếu là lúa ruộng ở đồng bằng,<br />
còn khoảng 1000 mẫu giống được thu thập sau năm 1990 chủ yếu là lúa nương ở khu<br />
vực miền núi (Trần Danh Sửu, 2008).<br />
Ở đồng bằng Bắc bộ, lúa nếp dạng japonica nhiều hơn dạng indica và khu vực<br />
phía Bắc tập đoàn lúa nếp cũng đa dạng hơn ở khu vực phía Nam. Lúa nếp có đặc<br />
điểm dẻo, thơm như: nếp Cái hoa vàng, nếp Hạt to, nếp Cái,… được Lê Quý Đôn ghi<br />
chép ở thế kỷ 18. Ở khu vực nương rẫy, tài nguyên lúa nếp rất phong phú và đa dạng<br />
(Nguyễn Thị Quỳnh, 2004).<br />
Ở khu vực miền Nam Việt Nam, lúa nếp ít đa dạng di truyền hơn lúa nếp thơm<br />
hơn miền Bắc và cơm ít dính hơn. Các mẫu giống lúa nếp ở vùng này đã được thu<br />
thập và lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. Từ ngân hàng gen được các<br />
đơn vị cơ quan sử dụng làm nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác lai tạo hay phục<br />
tráng lại các giống có đặc điểm, tính trạng quý (Lã Tuấn Nghĩa và Lê Thị Thu<br />
Trang, 2012).<br />
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NẾP Ở VIỆT NAM<br />
Phương pháp chọn lọc dòng thuần chủ yếu là từ tập đoàn các giống lúa địa<br />
phương như: nếp Lý, nếp Xoắn, nếp Bắc, nếp Thái Bình, nếp Khẩu lếch,… Kết quả là<br />
đã có nhiều giống triển vọng được các địa phương chấp nhận và mở rộng sản xuất.<br />
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rất có giá trị trong công tác<br />
phục tráng các giống lúa cổ truyền (Cục Trồng trọt, 2015).<br />
Phương pháp lai sử dụng nguồn gen lúa địa phương trong hầu hết các tổ hợp lai<br />
hoặc lúa nếp cải tiến đã chọn tạo ra các giống lúa nếp có triển vọng như nếp 415, nếp<br />
97, nếp ĐS101, OM 208, N99, N44,… Phương pháp xử lý đột biến phóng xạ trên các<br />
giống nếp địa phương, nếp cải tiến, kết hợp với phương pháp lai tạo đã tạo ra các<br />
giống nếp: PD 2, DT21, DT22, nếp TK106,… bằng khai thác biến dị soma từ các<br />
giống lúa nếp địa phương miền Nam, nếp Thái Lan (Cục Trồng trọt, 2009).<br />
4<br />
Nguyễn Đức Thành và cs. (2009), đã thu thập 17 mẫu lúa nếp Tú Lệ và 8 mẫu<br />
nếp đặc sản khác (nếp Cái Hoa vàng, nếp Hương, nếp Cái, nếp Hoa vàng, nếp Cái<br />
nương, nếp Nương thơm, nếp Đập và nếp Cẩm). Theo Lê Hữu Hải (2013), kết quả<br />
thực hiện đề tài “Chọn lọc làm thuần giống lúa Than đặc sản” đã chọn lọc thuần<br />
giống 01 dòng lúa Than nổi trội, tỷ lệ đỗ ngã thấp đưa vào sản xuất và đặt tên là lúa<br />
cẩm Cai Lậy. Theo Nguyễn Minh Công và cs. (2016), sử dụng chiếu xạ tia gamma<br />
(Co60) với liều lượng 100 và 150 Gy vào hạt lúa nếp TK90 đã chọn được giống nếp<br />
Phú Quý. Nguyễn Văn Tiếp và cs. (2016), xử lý bằng tia Gamma (Co60) lên hạt nảy<br />
mầm ở thời điểm 69-72 giờ (kể từ khi ngâm hạt) của giống lúa nếp Cái Hoa vàng:<br />
HV1, HV3, HV7 và HV13. Nguyễn Thị Lân và Nguyễn Thế Hùng (2017) đã phục<br />
tráng thành công 2 giống lúa nếp đặc sản Khẩu Pái và Khẩu Lường Ván tại Tuyên<br />
Quang trong 3 năm từ 2014-2016.<br />
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA<br />
2.3.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới<br />
2.3.1.1. Những nghiên cứu về phân bón<br />
a. Quản lý dinh dưỡng đối với cây lúa<br />
Để nâng cao hiệu quả phân bón, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các phương<br />
pháp quản lý dinh dưỡng khác nhau như: Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, hệ thống<br />
dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrient System-IPNS), hệ thống<br />
quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrient Management -<br />
IPNM), bón phân cân đối (Balanced Fertilization for Better Crop-BALCROP) và gần<br />
đây nhất là bón phân theo vùng chuyên biệt (Site-Specific Nutrient Management -<br />
SSNM) (Nguyễn Văn Bộ, 2014).<br />
Phương pháp xác định lượng phân cần bón cho lúa của Hach and Tan (2007)<br />
theo SSNM gồm các bước: (1) Xác định năng suất mục tiêu, năng suất mục tiêu bao<br />
giờ cũng cao hơn so với năng suất thực tế đạt được thường cao hơn 0,5 tấn/ha, nhưng<br />
không được cao quá 15%. (2) Xác định nhu cầu dinh dưỡng cung cấp từ đất. Để tạo<br />
ra 1 tấn lúa cây phải hấp thu được 15kg N + 6kg P2O5 + 18kg K2O. Dựa vào các<br />
thông số trên ta có thể tính được lượng N, P2O5 và K2O mà đất cung cấp được. (3)<br />
Xác định nhu cầu dinh dưỡng để đạt được năng suất mục tiêu.<br />
b. Nghiên cứu về đạm cho cây lúa<br />
Nitơ là yếu tố tham gia vào nhiều thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật như các<br />
amino axit, các nucleotit và diệp lục, protein, một vài hormon sinh trưởng và giúp<br />
cho quá trình hình thành tế bào mới, do đó, quá trình sinh trưởng đòi hỏi phải được<br />
cung cấp nitơ thường xuyên (Sinclair et al., 2012).<br />
Theo Weon (2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm khác nhau đối<br />
với sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp<br />
Goami2, cho thấy mức 70 kg N/ha thích hợp cho giống đạt năng suất và tỷ lệ gạo xát<br />
cao nhất.<br />
Kawasaki et al. (2011) thông báo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến<br />
năng suất của giống lúa nếp RD6 tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan cho thấy với lượng 75<br />
kg N/ha cho năng suất cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa.<br />
Boualaphanh et al. (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng<br />
suất của 2 giống lúa nếp Thasano1 (TSN1) and Thadokkham1 (TDK1) và 2 giống lúa<br />
5<br />
địa phương Hom Nang Nouane (HNN) và Kai Noy Leuang (KNL) cho thấy khi tăng<br />
lượng đạm thì năng suất của 2 giống TDK1 và TSN1 tăng nhưng không tăng đối với<br />
2 giống HNN và KNL.<br />
c. Nghiên cứu về lân cho cây lúa<br />
Theo Sarker (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa cho<br />
thấy: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và lượng<br />
lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng. Do đó, phải bón<br />
lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa”.<br />
Zhang et al. (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lân và phương thức cấy khác<br />
nhau cho thấy khi mức lân tăng thì năng suất tăng ở cả giống lúa cạn và nước đều<br />
tăng ở điều kiện cạn nhưng không có sự sai khác về năng suất giữa mức lân cao và<br />
trung bình đối với cả 2 giống. Ở cả điều kiện khô hạn và có tưới, ở mức lân thấp, cả<br />
hai giống lúa đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn, chất lượng nấu nướng và ăn tốt hơn ở<br />
mức lân cao và trung bình.<br />
d. Nghiên cứu về kali cho cây lúa<br />
Kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989) cho thấy lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh<br />
sẽ có tác dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng<br />
trọng lượng nghìn hạt. Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh.<br />
Thí nghiệm của Kobayashi (1995) chỉ ra rằng khi bón đủ kali, giai đoạn từ bắt<br />
đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm. Bón kali<br />
khi lúa phân hoá đòng có thể làm tăng số hạt trên bông.<br />
e. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây lúa<br />
Gangmei and George (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến<br />
năng suất và chất lượng giống lúa nếp cẩm Chakhao Amubi đã xác định được công<br />
thức bón phân 10 tấn phân hữu cơ vi sinh FYM + 75 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg<br />
K2O/ha phù hợp cho giống đạt năng suất cao và hàm lượng protein cao nhất.<br />
Chhogyel et al. (2015), công thức bón 4,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 90 kg N +<br />
30 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha phù hợp cho giống lúa nếp Bangladeshi đạt năng suất cao<br />
và tăng vi sinh vật có ích trong đất.<br />
2.3.1.2. Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách<br />
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào<br />
điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề<br />
này, Sasato (1996) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì<br />
nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì<br />
cấy dày không có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với<br />
vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên<br />
cấy dày hơn so với lúa gieo sớm (Zhang et al., 2008).<br />
2.3.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây lúa và lúa nếp ở Việt Nam<br />
2.3.2.1. Nghiên cứu về phân bón<br />
a. Nghiên cứu về đạm cho cây lúa ở Việt Nam<br />
Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại<br />
lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng<br />
giảm. Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém,<br />
số hạt/bông ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng,<br />
6<br />
nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non ảnh hưởng xấu đến năng suất<br />
và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ<br />
thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc<br />
từ 17-25 kg N, trung bình 22,2 kg N (Nguyễn Như Hà, 2006).<br />
Theo Nguyễn Văn Bộ và cs. (2003) kết luận rằng: Hiệu suất sử dụng đạm phụ<br />
thuộc vào giống lúa, thường các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng đạm cao hơn, đạt từ<br />
10-14 kg thóc/kg N được bón, trong khi lúa thuần chỉ đạt 7-8 kg thóc/kg N. Trên đất phù<br />
sa sông Hồng, bón đạm làm năng suất lúa lai tăng 22,3-40,1%.<br />
b. Nghiên cứu về lân cho cây lúa ở Việt Nam<br />
Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình trổ và chín sớm, tăng<br />
cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất thuận.<br />
Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém, bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu<br />
xanh đậm (Yoshida, 1985). Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn<br />
các giai đoạn cuối do lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn<br />
đạm. Vì thế, trong sản xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo.<br />
Theo Nguyễn Văn Bộ và cs., (2003), cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân.<br />
Thiếu lân trong thời kỳ cây non cho hiệu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân thì<br />
cây cũng trỗ không đều hoặc không thoát. Do vậy, cần bón đủ lân ngay từ giai đoạn<br />
đầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả. Ở mỗi thời kỳ, lúa hút lân với lượng khác<br />
nhau, trong đó có hai thời kỳ hút mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.<br />
Tuy nhiên, xét về mức độ thì lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh.<br />
c. Nghiên cứu về kali cho cây lúa ở Việt Nam<br />
Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây yêu cầu về kali khác nhau<br />
nhưng cây lúa cần kali nhất vào thời kỳ làm hạt để tăng khả năng vận chuyển dinh<br />
dưỡng vào hạt. Vì vậy bón kali kéo dài đến lúc trỗ bông, lúc giai đoạn hình thành sản<br />
lượng là điều rất cần thiết (Yosihida, 1985).<br />
Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào<br />
và sự phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự<br />
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp,<br />
tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong<br />
cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố<br />
cấu thành năng suất như số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt.<br />
d. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây lúa ở Việt Nam<br />
Dương Thị Hồng Mai (2015), lượng phân bón thích hợp cho giống lúa nếp Ốc<br />
trên đất lúa nhiễm mặn tại Nam Định là bón 5 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg<br />
P2O5 + 60 kg K2O/ha và cấy với mật độ 30 khóm/m2.<br />
Theo Lê Văn Huy và cs. (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều<br />
lượng phân bón đến giống lúa nếp N612 tại vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy<br />
công thức bón 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 80 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O kết<br />
hợp với mật độ cấy 50 khóm/m2 phù hợp cho giống lúa nếp N612 đạt năng suất cao<br />
nhất trong cả vụ Xuân và Mùa.<br />
Theo Nguyễn Thị Lân (2017), để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đối với<br />
2 giống lúa khẩu Pái và khẩu Lường ván cho thấy mức bón 7 tấn phân chuồng + 70<br />
kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha cho năng suất thực thu cao nhất.<br />
7<br />
Theo Trần Thị Thảo và cs. (2013), bón phân hữu cơ vi sinh cho lúa nếp Hoa<br />
Trắng đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng, phát triển của lúa và làm tăng năng suất lúa.<br />
Công thức bón 50 kg N + 50 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg phân hữu cơ sông Gianh<br />
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.<br />
2.3.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa ở Việt Nam<br />
Theo Nguyễn Thành Tâm (2014), khi nghiên cứu về phương pháp và mật độ sạ<br />
đối với giống lúa nếp OM85 đưa ra kết luận: phương pháp sạ hàng khoảng cách hàng<br />
11 cm và mật độ 100 kg/ha cho năng suất và lợi nhuận cao nhất.<br />
Mật độ cấy thích hợp cho giống lúa nếp N98 cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, mật<br />
độ: 45-50 khóm/m2, mỗi khóm 2-3 dảnh. Tại các tỉnh miền Trung, vụ Xuân gieo<br />
thẳng với lượng 60-80 kg giống/ha, Hè Thu với lượng 60-80 kg giống/ha (Lê Vĩnh<br />
Thảo và cs., 2005).<br />
2.3.2.3. Nghiên cứu về thời vụ gieo, cấy lúa ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam<br />
Ở vụ Xuân thường gieo xung quanh tiết Lập Xuân (05-10/2 hàng năm) lúa<br />
thường cho năng suất cao, ổn định. Nếu thời tiết ấm nên gieo trước Lập Xuân. Trong<br />
vụ mùa thời vụ gieo thẳng rộng rãi hơn vụ Xuân. Có thể gieo từ thượng tuần tháng 6<br />
đến thượng tuần tháng 7, trường hợp có cây vụ Đông cực sớm nên gieo vào hạ tuần<br />
tháng 5, năng suất lúa cao nhất là gieo trong tháng 6 (Nguyễn Văn Hoan, 2003).<br />
Theo Lê Vĩnh Thảo và cs. (2005), thời vụ gieo cấy thích hợp cho giống lúa nếp<br />
N98 cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, vụ Xuân, gieo mạ dược trà Xuân muộn từ 20/1 đến<br />
5/2. Cấy sau lập Xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già, mạ sân<br />
cấy tuổi mạ 12-15 ngày. Vụ Mùa, bố trí trà mùa sớm gieo từ 6/6 đến 25/6, tuổi mạ<br />
dược 16-18 ngày.<br />
Những kết luận rút ra từ tổng quan:<br />
Lúa nếp có giá trị kinh tế và văn hóa ở Việt Nam và một số nước thuộc khu vực<br />
châu Á. Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ. Gạo nếp<br />
dùng chế biến các loại sản phẩm mang tính chất lễ vật như bánh chưng, bánh dầy,<br />
bánh tét, bánh rán, bánh khảo, các loại xôi, cốm rượu. Vì vậy, các giống lúa nếp hiện<br />
nay càng được quan tâm phát triển và trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị<br />
cao cho người nông dân. Đặc biệt các giống lúa nếp cẩm, mặc dù chiếm tỷ lệ lớn<br />
không lớn về diện tích trong sản xuất nhưng là một loại sản phẩm đặc sản để chế biến<br />
thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm. Lúa cẩm có chứa nhiều anthocyanin có<br />
tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể con người.<br />
Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam và trên thế giới khá đa dạng và phong<br />
phú. Nghiên cứu đa dạng nguồn gen di truyền cây lúa, trong đó có lúa nếp được nhiều<br />
nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về nguồn<br />
gen lúa nếp có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo tồn, khai thác những gen và QTL hữu<br />
ích trong các chương trình chọn tạo giống lúa, đặc biệt tạo giống lúa năng suất, chất<br />
lượng và có khả năng chống chịu.<br />
Loại phân bón và liều lượng phân bón có vai trò quyết định đến sinh trưởng,<br />
năng suất và chất lượng lúa nói chung và lúa nếp nói riêng. Việc sử dụng phân bón<br />
hợp lý trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là rất cần thiết.<br />
Thời vụ và mật độ gieo trồng là những biện pháp kỹ thuật canh tác lúa được coi<br />
trọng, xác định thời vụ và mật độ gieo trồng hợp lý trên cơ sở các điều kiện về giống,<br />
khí hậu, đất đai, dinh dưỡng và trình độ thâm canh để tạo môi trường thuận lợi cho<br />
8<br />
cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, phát huy tiềm năng về năng suất, chất lượng và cho<br />
hiệu quả kinh tế cao.<br />
Tỉnh Điện Biên có diện tích lúa khá lớn trong vùng Tây Bắc, tuy nhiên năng suất<br />
lúa thấp, nguyên nhân là do diện tích lúa nương lớn, diện tích lúa nước nhỏ. Chính vì<br />
vậy, chủ trương của tỉnh đề ra là cần phát triển và mở rộng diện tích lúa nước bằng<br />
việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao hoặc các giống lúa đặc sản để sản xuất<br />
hàng hóa, nâng cao giá trị canh tác cho nông dân.<br />
<br />
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ÐỊA ÐIỂM NGHIÊN CỨU<br />
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Vật liệu bao gồm 42 mẫu giống lúa nếp địa phương có nguồn gốc khác nhau,<br />
trong đó có 20 mẫu lưu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông<br />
nghiệp Việt Nam, 10 mẫu lưu của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện<br />
Nông nghiệp Việt Nam và 12 mẫu thu thập tại các tỉnh Tây Bắc.<br />
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2016.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: tại tỉnh Điện Biên và Viện Nghiên cứu và Phát triển cây<br />
trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.<br />
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên.<br />
- Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp thu thập dựa trên kiểu hình và<br />
chỉ thị phân tử.<br />
- Tuyển chọn giống lúa nếp địa phương ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng<br />
tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và năng<br />
suất của giống lúa nếp địa phương mới tuyển chọn.<br />
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho giống lúa nếp địa phương mới tuyển<br />
chọn tại tỉnh Điện Biên.<br />
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên thông qua thu thập số liệu<br />
và phỏng vấn nông dân.<br />
- Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp theo phương pháp của IPGRI<br />
(2001) và phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYS 2.1.<br />
- Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá<br />
nguồn gen cây lúa của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI (2002).<br />
- Phân loại mẫu giống lúa nếp, lúa tẻ dựa theo phản ứng bắt màu với dung dịch KI<br />
1% (Lưu Ngọc Trình, 1997). Phân loại giống lúa cảm ôn, cảm quan theo phương pháp<br />
của Yoshida (1985). Phân loài phụ indica, japonica theo phương pháp của Oka (1958).<br />
- Tuyển chọn giống lúa nếp thông qua thí nghiệm so sánh giống.<br />
- Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật được bố trí theo<br />
phương pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A. (1984) và đánh giá các chỉ tiêu theo<br />
phương pháp của IRRI (2002).<br />
<br />
9<br />
- Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm được thực hiện theo phương<br />
pháp có sự tham gia của người dân.<br />
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU<br />
- Xác định hệ số tương đồng di truyền Jaccard, xây dựng sơ đồ hình cây của các<br />
mẫu giống dựa theo phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYS 2.1.<br />
- Tuyển chọn các mẫu giống có triển vọng bằng chỉ số chọn lọc thông qua sử<br />
dụng phần mềm “Selection Index” của Nguyễn Đình Hiền (1995).<br />
- Số liệu của thí nghiệm so sánh giống được phân tích phương sai (ANOVA)<br />
bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0 theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).<br />
- Số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật được phân tích<br />
phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0 theo kiểu Split-plot và<br />
thống kê bằng chương trình Excel.<br />
<br />
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN<br />
4.1.1. Hiện trạng về diện tích sản xuất lúa<br />
Năm 2015, diện tích lúa của tỉnh Điện Biên là 49.445,1 ha, trong đó diện tích lúa<br />
nước là 12.940,4 ha (chiếm 26,2% diện tích lúa). Các huyện có diện tích lúa lớn là<br />
Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé. Huyện Điện Biên có<br />
diện tích lúa nước lớn nhất 9.056,8 ha chiếm 67,7% so với diện tích lúa của huyện,<br />
chiếm 70% so với diện tích lúa nước của tỉnh Điện Biên (bảng 4.1).<br />
Bảng 4.1. Diện tích lúa của các địa phương thuộc tỉnh Điện Biên năm 2015<br />
Diện tích lúa nước<br />
Diện tích lúa<br />
TT Phân theo huyện, thị % so với<br />
(ha) Diện tích (ha)<br />
diện tích lúa<br />
1 TP. Điện Biên Phủ 1.192,5 690,5 57,9<br />
2 TX. Mường Lay 439,8 163,2 37,1<br />
3 Huyện Mường Chà 2.892,4 118,6 4,1<br />
4 Huyện Mường Ảng 3.402,7 1.480,2 43,5<br />
5 Huyện Tủa Chùa 4.102,0 344,6 8,4<br />
6 Huyện Mường Nhé 5.014,2 80,2 1,6<br />
7 Huyện Tuần Giáo 6.200,4 489,8 7,9<br />
8 Huyện Điện Biên 13.377,9 9.056,8 67,7<br />
9 Huyện Điện Biên Đông 6.625,0 417,4 6,3<br />
10 Huyện Nậm Pồ 6.198,2 99,2 1,6<br />
Tổng cộng: 49.445,1 12.940,4 26,2<br />
4.1.2. Hiện trạng cơ cấu diện tích, năng suất và giống trong sản xuất lúa<br />
Năng suất lúa trung bình của tỉnh Điện Biên đạt 3,30 tấn/ha (năm 2013) đến<br />
3,54 tấn/ha (năm 2015) thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (5,73 tấn/ha, năm<br />
2015) và thấp hơn trung bình các tỉnh vùng Tây Bắc (4,36 tấn/ha). Năng suất lúa<br />
trung bình của Điện Biên chỉ cao hơn so với tỉnh Sơn La (3,35 tấn/ha) (Tổng cục<br />
Thống kê, 2016).<br />
<br />
<br />
10<br />
Năng suất trung bình thấp là do năng suất của lúa nương thấp, chỉ đạt 1,41-1,46<br />
tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa Xuân đạt 5,51-6,06 tấn/ha và năng suất lúa Mùa đạt<br />
4,94-5,08 tấn/ha.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 4.1. Năng suất lúa của tỉnh Điện Biên 2013-2015<br />
Cơ cấu diện tích giống lúa của tỉnh Điện Biên khác nhau ở các mùa vụ, trong vụ<br />
Xuân, lúa lai chiếm tỷ lệ thấp từ 8,2-13,0% trong khi đó lúa nếp chiếm tỷ lệ khá cao từ<br />
23,0-28,3%. Trong vụ Mùa, lúa lai chiếm tỷ lệ thấp hơn vụ Xuân, chỉ đạt từ 3,8-5,0%<br />
và lúa nếp đạt từ 13,6-17,5%. Đặc biệt, diện tích lúa nương khá lớn, chiếm gần 50%<br />
diện tích lúa cả năm của tỉnh, trong đó lúa nếp chiếm 98,1-98,6%. Đây là nguyên nhân<br />
chính dẫn đến năng suất lúa của tỉnh Điện Biên thấp.<br />
Bảng 4.2. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Điện Biên (2013-2015)<br />
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015<br />
Cơ cấu<br />
TT Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ<br />
giống lúa<br />
tích (ha) (%) tích (ha) (%) tích (ha) (%)<br />
1 Lúa Xuân 8.263 100,0 8.476 100 8.839 100,0<br />
1.1 Lúa lai 678 8,2 1.100 13,0 920 10,4<br />
1.2 Lúa thuần 7.585 91,8 7.376 87,0 7.919 89,6<br />
Lúa tẻ 5.248 63,5 5.430 64,1 5.600 63,4<br />
Lúa nếp 2.337 28,3 1.946 23,0 2.319 26,2<br />
2 Lúa Mùa 16.598 100,0 16.928 100,0 17.161 100,0<br />
2.1 Lúa lai 780 4,7 840 5,0 650 3,8<br />
2.2 Lúa thuần 15.818 95,3 16.088 95,0 16.511 96,2<br />
Lúa tẻ 13.557 81,7 13.638 80,6 13.500 78,7<br />
Lúa nếp 2.261 13,6 2.450 14,5 3.011 17,5<br />
3 Lúa nương 24.138 100,0 23.997 100,0 23.445 100,0<br />
3.1 Lúa tẻ 460 1,9 345 1,4 430 1,8<br />
3.2 Lúa nếp 23.678 98,1 23.652 98,6 23.015 98,2<br />
Cơ cấu giống lúa nếp trong sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên khá phong phú.<br />
Tuy nhiên, trong vụ Xuân và Mùa, giống lúa nếp trồng với diện tích lớn là giống nếp<br />
N97 (39,9-41,0%) sau đó đến nếp Thơm (22,4-24,9%) và nếp cẩm (10,7-18,2%). Đối<br />
với vụ lúa nương, giống được trồng chủ yếu là nếp nương, chiếm 97,5% vì đây là<br />
giống có năng suất trung bình (so với các giống lúa nương), chất lượng cao, cơm<br />
ngon, dẻo.<br />
11<br />
Bảng 4.3. Hiện trạng cơ cấu sản xuất giống lúa nếp tại Điện Biên năm 2015<br />
Lúa Xuân Lúa Mùa Lúa nương<br />
TT Giống lúa Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ<br />
tích (ha) (%) tích (ha) (%) tích (ha) (%)<br />
1 Nếp 97 950 41,0 1.200 39,9 0 0<br />
2 Nếp 352 345 14,9 310 10,3 0 0<br />
3 Nếp cẩm 248 10,7 548 18,2 350 1,5<br />
4 Nếp thơm 519 22,4 750 24,9 0 0<br />
5 Nếp nương 0 0,0 0 0,0 22.450 97,5<br />
6 Khác 257 11,1 203 6,7 215 0,9<br />
Tổng cộng 2.319 100,0 3.011 100,0 23.015 100,0<br />
4.1.3. Hiện trạng canh tác lúa<br />
Do điều kiện địa hình ruộng bậc thang, ở cấp độ khác nhau và phụ thuộc và chế<br />
độ tưới nên cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Điện Biên khá phong phú. Nhiều diện tích không<br />
được tưới, chỉ dựa vào nước trời nên chỉ gieo cấy được 1 vụ; vụ còn lại không có<br />
nước tưới, đất bỏ hóa làm nơi chăn thả gia súc. Ở vùng đồi núi, lúa hàng năm thường<br />
được gieo cấy trong vụ Xuân hoặc Xuân Hè khi có mưa đầu vụ. Bốn cơ cấu chính<br />
được trình bày chi tiết tại bảng 4.4.<br />
Bảng 4.4. Cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Điện Biên<br />
TT Cơ cấu Thời gian gieo, trồng và thu hoạch<br />
1 1 lúa – 1 Lúa: gieo vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5, đầu tháng 6), cấy vào cuối<br />
màu tháng 6 đến đầu tháng 7, thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11 (sử dụng<br />
các giống lúa lai, Bắc thơm, Khang dân 18). Cây màu vụ Đông Xuân<br />
(Đậu tương, ngô, khoai môn), trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 5-6.<br />
2 2 lúa - 1 1. Lúa Xuân - lúa Mùa - cây vụ Đông: lúa Xuân gieo mạ cuối tháng 1<br />
màu đầu tháng 2, cấy đầu đến trung tuần tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5,<br />
đầu tháng 6; Lúa Mùa: gieo cuối tháng 5, cấy giữa tháng 6, thu hoạch<br />
cuối tháng 9 đầu tháng 10 (lúa 2 vụ là Q5, Khang dân 18, lúa lai).<br />
Cây vụ Đông: Ngô được gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch<br />
tháng 12 và tháng 1 năm sau.<br />
2. Lúa Xuân sớm - Đậu tương Hè - Lúa Mùa muộn: lúa Xuân sớm<br />
gieo mạ cuối tháng 12 đầu tháng 1, cấy đầu đến trung tuần tháng 1,<br />
thu hoạch trung tuần tháng 5; Cây đậu tương Hè gieo trung tuần<br />
tháng 5, thu hoạch trung tuần tháng 8. Lúa Mùa muộn: gieo cuối<br />
tháng 7, cấy trung tuần tháng 8, thu hoạch tháng 11 (chủ yếu sử dụng<br />
giống lúa phản ứng quang chu kỳ).<br />
3 1 lúa - 2 Đậu tương - Lúa - Ngô đông: Đậu tương gieo khi có mưa xuân từ<br />
màu ngày 15/2-15/3; Lúa Mùa sớm gieo cuối tháng 5, cấy giữa tháng 6,<br />
thu hoạch giữa tháng 9 (lúa nước) hoặc lúa nương (gieo đầu tháng 5,<br />
thu hoạch đầu tháng 10); Ngô Đông gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10,<br />
thu hoạch tháng 12 và tháng 1 năm sau.<br />
4 2 lúa – 2 Trên đất bạc màu, có thành phần cơ giới nhẹ, ruộng bậc thang thoát<br />
màu nước tốt nên áp dụng lúa Xuân sớm, cây màu vụ Hè (Đậu tương) đến<br />
lúa Mùa muộn và rau vụ Đông (bí, cà chua, dưa chuột…)<br />
<br />
12<br />
Tại tỉnh Điện Biên, 2 vụ lúa Xuân và Mùa, phương thức canh tác tương tự như<br />
các tỉnh trong vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng đều có cấy với mật độ<br />
45-50 khóm/m2 hoặc gieo thẳng với lượng 100 kg/ha. Tuy nhiên, phương thức canh<br />
tác lúa nương theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt với mật độ 25-30 lỗ/m2 và gieo 5-6<br />
hạt/lỗ, lượng phân bón cho lúa nương thấp hơn so với lúa nước, đối với cả lúa nương<br />
nếp và tẻ đều bón với lượng 80 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha.<br />
Bảng 4.5. Mật độ cấy, gieo thẳng và mức phân bón cho lúa ở tỉnh Điện Biên<br />
Mật độ cấy Mật độ sạ<br />
TT Mùa vụ Loại giống Lượng phân bón (kg/ha)<br />
(khóm/m2) (kg/ha)<br />
Lúa tẻ 45-50 100 120 N + 90 P2O5 + 90 K2O<br />
1 Xuân<br />
Lúa nếp 45-50 100 100 N + 90 P2O5 + 90 K2O<br />
Lúa tẻ 40-45 100 100 N + 90 P2O5 + 90 K2O<br />
2 Mùa<br />
Lúa nếp 45-50 100 90 N + 90 P2O5 + 90 K2O<br />
Lúa tẻ 25-30 120 80 N + 80 P2O5 + 60 K2O<br />
3 Nương*<br />
Lúa nếp 25-30 120 80 N + 80 P2O5 + 60 K2O<br />
Ghi chú: * Gieo thẳng bằng hình thức chọc lỗ bỏ hạt, 5-6 hạt/lỗ<br />
Hiện trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên là: Diện tích sản xuất lúa lớn trong<br />
vùng Tây Bắc nhưng năng suất thấp do trồng nhiều lúa nương; cơ cấu giống lúa năng<br />
suất cao, lúa đặc sản nghèo nàn; nhiều cơ cấu mùa vụ nhưng đạt hiệu quả thấp; kỹ<br />
thuật canh tác lúa còn nhiều hạn chế…Căn cứ vào hiện trạng sản xuất lúa của tỉnh, để<br />
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa, theo chúng tôi nên cần có một số giải<br />
pháp sau: 1- Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nhờ nước trời sang canh tác lúa chủ<br />
động tưới; 2- Tuyển chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, quan tâm hơn<br />
đối với các giống lúa đặc sản để sản xuất hàng hóa, chế biến thực phẩm; 3- Hoàn<br />
thiện và đưa ra gói kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón, dạng phân<br />
bón…) đối với từng loại giống lúa để nông dân canh tác có hiệu quả.<br />
4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN LÚA NẾP<br />
4.2.1. Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp dựa trên kiểu hình<br />
Kết quả phân loại các mẫu giống lúa nếp thu thập nhằm mục đích xác định được<br />
các mẫu giống gieo cấy được cả 2 vụ trong năm (cảm ôn) cho thấy từ 48 giống lúa<br />
thu thập có 42 mẫu giống lúa cảm ôn và 06 mẫu giống lúa phản ứng với quang chu<br />
kỳ (cảm quang).<br />
Kết quả phân biệt nhóm lúa Nếp/Tẻ của các mẫu giống lúa dựa theo phản ứng<br />
bắt màu với dung dịch KI 1% cho thấy tất cả 42 mẫu giống lúa đều là lúa nếp và đều<br />
thuộc loài phụ japonica.<br />
4.2.1.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống lúa nếp<br />
Kết quả phân nhóm cho thấy trong các mẫu giống lúa nếp thu thập không có<br />
mẫu giống cực ngắn ngày, có 12 mẫu giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm<br />
ngắn ngày, chiếm tỷ lệ 28,6%. Các giống trung ngày có 21 mẫu giống chiếm tỷ lệ<br />
50%, giống dài ngày có 9 giống chiếm tỷ lệ 21,4%. Như vậy, thời gian sinh trưởng<br />
của các mẫu giống lúa nếp địa phương tương đối đa dạng, phần lớn thuộc nhóm<br />
trung ngày.<br />
13<br />
Bảng 4.6. Phân nhóm các mẫu giống lúa nếp theo thời gian sinh trưởng<br />
TT Phân loại tính trạng Số mẫu giống Tỷ lệ mẫu giống (%)<br />
1 Cực ngắn ngày (duới 90 ngày) 0 0<br />
2 Ngắn ngày (91-115 ngày) 12 28,6<br />
3 Trung ngày (116-130 ngày) 21 50,0<br />
4 Dài ngày (trên 130 ngày) 9 21,4<br />
Kết quả phân nhóm cho thấy có 2 mẫu giống (N59, N64) chiếm tỷ lệ 4,8% thuộc<br />
loại bán lùn có chiều cao cây duới 100 cm, có 13 mẫu giống (chiếm 31,0%) thuộc<br />
loại trung bình có chiều cao cây từ 100-120 cm, có 27 mẫu giống (chiếm 64,2%)<br />
thuộc loại cao cây có chiều cao trên 120 cm, khả năng chống đổ của giống yếu. Kết<br />
quả đánh giá số nhánh hữu hiệu/khóm của các mẫu giống cho thấy có 25 mẫu giống<br />
(chiếm 59,5%) thuộc mức ít bông, có 17 mẫu giống (chiếm 40,5%) thuộc mức trung<br />
bình, không có mẫu giống nào thuộc mức nhiều bông.<br />
Bảng 4.7. Phân nhóm chiều cao cây và số nhánh hữu hiệu của các mẫu giống lúa<br />
nếp trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên<br />
TT Phân loại tính trạng Số mẫu giống Tỷ lệ mẫu giống (%)<br />
I Chiều cao cây<br />
1 120 cm (cao) 27 64,2<br />
II Số nhánh hữu hiệu/khóm<br />
1 < 5 nhánh (ít) 25 59,5<br />
2 5-8 nhánh (trung bình) 17 40,5<br />
3 > 8 nhánh (nhiều) 0 0<br />
Mẫu giống có khối lượng 1000 hạt rất cao là 9 mẫu (chiếm 21,4%), có 21 mẫu<br />
có khối lượng 1000 hạt đạt mức cao (chiếm 50%), có 9 mẫu giống có khối lượng<br />
1.000 hạt trung bình (chiếm 21,4%) và 3 mẫu giống có khối lượng 1.000 hạt thấp<br />
(chiếm 7,2%), không có mẫu giống nào có khối lượng 1000 hạt rất thấp (< 20 gam).<br />
Bảng 4.8. Phân nhóm các mẫu giống lúa nếp theo khối lượng 1000 hạt<br />
trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên<br />
TT Tính trạng/ Phân loại Số mẫu giống Tỷ lệ mẫu giống (%)<br />
1 Rất thấp (35 gam) 9 21,4<br />
Kết quả phân loại các đặc trưng về kích thước và khối lượng hạt theo IRRI<br />
(2002) cho thấy về chiều dài hạt gạo: có 18 mẫu giống lúa hạt rất dài (7,50 mm),<br />
chiếm 42,8%, có 23 mẫu giống (chiếm 54,8%) thuộc dạng hạt dài, chỉ có 1 mẫu<br />
giống (chiếm 2,4%) thuộc dạng hạt trung bình và không có mẫu giống nào thuộc<br />
dạng hạt rất ngắn và ngắn.<br />
<br />
14<br />
Bảng 4.9. Phân nhóm một số tính trạng hình dạng hạt của các mẫu giống<br />
lúa nếp trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên<br />
TT Tính trạng/ Phân loại Số mẫu giống Tỷ lệ mẫu giống (%)<br />
I Chiều dài hạt gạo (mm)<br />
1 Rất ngắn (7,5 mm) 18 42,8<br />
II Chiều rộng hạt gạo (mm)<br />
1 Hẹp (3,0 mm) 20 47,6<br />
III Hình dạng hạt gạo (D/R)<br />
1 Tròn (