HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
VŨ THỊ THU QUYÊN<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI<br />
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
Hà Nội - 2015<br />
<br />
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh t¹i<br />
Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
Ngêi híng dÉn khoa häc:<br />
PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1: ...................................................<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2: .................................................<br />
<br />
Phản biện 3: .................................................<br />
<br />
LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ tríc Héi ®ång cấp Học viện<br />
Häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
vµo håi .....giê ......, ngµy ....... th¸ng ........ n¨m 2015<br />
<br />
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i<br />
- Th viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
- Th viÖn Quèc Gia<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br />
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành<br />
niên phạm tội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (6), tr.42-45.<br />
2. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng<br />
trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Dân chủ và<br />
Pháp luật, (9), tr.36-39.<br />
3. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ quyền con<br />
người qua nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên phạm tội", Tạp<br />
chí Giáo dục lý luận, (12), tr.44-48.<br />
4. Vũ Thị Thu Quyên (2012), "Quyền của người chưa thành niên phạm tội<br />
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và<br />
Pháp luật, (5), tr.8-14.<br />
5. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Xét xử người chưa thành niên phạm tội Thực trạng và kiến nghị thành lập tòa chuyên trách", Tạp chí Cảnh sát<br />
phòng chống tội phạm, (46), tr.41-46.<br />
6. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Quan điểm chỉ đạo quá trình hoàn thiện pháp<br />
luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện<br />
nay", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (10), tr.18-22.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xuất phát từ quan điểm luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là<br />
động lực phát triển xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nên trong Chiến<br />
lược về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm<br />
2010 định hướng 2020 chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ<br />
quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân”[7]. Đối với quyền<br />
của NCTNPT, Đảng và Nhà nước có chính sách pháp luật phù hợp với<br />
mức độ hành vi, sự phát triển về tâm, sinh lý và nhận thức của họ, trong đó<br />
có chính sách hình sự đối với NCTNPT.<br />
Hiện nay ở Việt Nam, dưới góc độ lý luận pháp luật về quyền của<br />
NCTNPT đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy<br />
nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện,<br />
có hệ thống về vấn đề này để làm nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực<br />
trạng pháp luật về quyền của NCTNPT.<br />
Về mặt thực tiễn, từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em<br />
(gọi tắt là Công ước quyền trẻ em) vào năm 1990, Đảng và Nhà nước Việt<br />
Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, theo hướng nội luật hóa các nguyên<br />
tắc của Công ước quyền trẻ em vào pháp luật và thực tiễn quốc gia. Hệ thống<br />
các văn bản pháp luật về giáo dục, đối xử và bảo vệ các quyền hợp pháp của<br />
NCTNPT được ban hành để tạo nên sự hài hoà hơn với Công ước quyền trẻ<br />
em, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật ở người<br />
chưa thành niên (NCTN), mặt khác tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ<br />
quyền của NCTNPT.<br />
Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, một số quy phạm<br />
pháp luật về quyền của NCTNPT còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,<br />
thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, thiếu tính khả thi,<br />
lạc hậu, thậm chí mâu thuẫn… làm cho NCTNPT không được hưởng<br />
quyền, lợi ích chính đáng của mình, không có những cơ chế pháp lý để bảo<br />
vệ quyền của các đối tượng này; đồng thời gây khó khăn, cản trở quá trình<br />
thực thi pháp luật.<br />
<br />