Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng
lượt xem 1
download
Luận án xây dựng luận cứ khoa học (gồm lý luận, thực tiễn) và đề xuất các chính sách, giải pháp chủ yếu về phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của Đà Nẵng đến năm 2025 và các năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đối với các nước đang phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa (CNH) hướng về xuất khẩu là sự lựa chọn chiến lược công nghiệp đúng đắn. Xuất khẩu (XK) hàng hóa có vai trò lớn, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia nói chung, địa phương nói riêng, tăng vị thế trong khu vực và trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu (CNSXSPĐT hướng về XK) là ngành tạo ra sản phẩm có công nghệ cao, tiên tiến gắn liền với cuộc cách mạng 4.0 đáp ứng yêu cầu CNH hướng về XK. Thực tế nhiêu năm qua, ̀ chính quyền thành phố Đà Nẵng (TPĐN) đã có một số chính sách, giải pháp quan tâm đến ngành, nhưng hiện trạng ngành phát triển với vị trí, quy mô và hiệu quả kinh tế chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Thực trạng ngành này của TPĐN phát triển ra sao, có đạt được mục tiêu là ngành công nghiệp mũi nhọn đã đề ra không, có gì bất cập, nguyên nhân hiện trạng và các giải pháp trong thời gian tới sẽ như thế nào, đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cho đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Trong nước và ngoài nước có một số công trinh ̀ nghiên cứu vê ̀công nghiệp điện tử (CNĐT) nói chung như: chính sách CNH hướng về XK; một số sản phẩm điện tử (SPĐT), mô hinh SX, ̀ công nghệ, công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nguồn nhân lực; quy mô SX; năng lực cạnh tranh, hướng về XK SPĐT, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của một số quốc gia. Khoảng tr ống cần tiếp tục nghiên cứu là: hệ thống lý luận, thực tiễn về chính sách phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK (giác độ phân ngành) tại một thành phố cấp tỉnh; vấn đề hoạch định, xây dựng nội dung các chính sách, giải pháp thực thi; tiêu chí đánh giá một cách đồng bộ, chi tiết tương ứng với điều kiện hoàn cảnh của thành phố trên phương diện ngành công nghiệp mũi nhọn (tính phát triển bền vững và tính tiên phong); lý giải: thành phố cần lựa chọn loại SPĐT nào để SX XK? nên đảm nhận ví trí nào trong chuỗi giá trị ngành? cần đầu tư quy mô SX và công nghệ ở trình độ nào? giải pháp đẩy mạnh XK SPĐT?. Xuất phát từ tính cấp thiết và kết quả tổng quan, tôi chọn đề tài: “Phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của Thành phố Đà Nẵng” để tiếp tục nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cúu: xây dựng luận cứ khoa học (gồm lý luận, thực tiễn) và đề xuất các chính sách, giải pháp chủ yếu về phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của TPĐN đến năm 2025 và các năm tiếp theo. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm về chính sách phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của một thành phố cấp tỉnh quốc gia. Phân tích thực trạng phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của TPĐN giai đoạn từ 2013 2018. Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành này đến năm 2025 và các năm sau đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của thành phố quốc gia. Phạm vi nghiên cứu: Về lĩnh vực, nghiên cứu một phần của ngành CNĐT, không đặt vấn đề nghiên cứu ở góc độ kinh tế phát triển. Về không gian: nghiên cứu ngành CNSXSPĐT hướng về XK của một thành phố nói chung và của TPĐN nói riêng. Về phạm vi: dữ liệu thông tin thực tế giai đoạn 20132018, các đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến năm 2025 và sau 2025. Về nội dung: nghiên cứu ngành CNSXSPĐT hướng về XK là một phân ngành của ngành CNĐT, một số phân khúc SPĐT SX và XK, không nghiên cứu phạm vi thương mại hay toàn bộ SPĐT. Có đề cập về hoạch định, nhưng không nghiên cứu toàn bộ chiến lược ngành.Về chủ thể nghiên cứu: chính sách của chính quyền thành phố cấp tỉnh (chủ thể lãnh đạo, quản lý), tham gia vào ngành ở vai trò quyết định là các doanh nghiệp (DN) và sự hỗ trợ của các hiệp hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung sử dụng: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể gồm: 1> Phương pháp định tính (tổng quan tài liệu, thu thập thông tin, lập phiếu khảo sát, thống kê bảng excel ); 2> Phương pháp định lượng (lập phiếu điều tra theo các tiêu chuẩn công nghệ ngành, tính toán công thức bằng phần mềm). 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK tại một thành phố; Thứ hai, xác định được hệ thống nội dung 03 nhóm chính sách, giải pháp cơ bản phát triển ngành (định lượng và định tính) và hệ thống tiêu chí đánh giá (chiều rộng, chiều sâu) phát triển ngành này của thành phố theo 03 nhóm chính sách; chỉ ra các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phát ngành; Thứ ba, trình bày kinh nghiệm phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của một
- số thành phố theo một số nội dung và tiêu chí khác nhau, qua đó rút ra một số bài học có thể tham khảo và vận dụng cho TPĐN; Thứ tư, khái quát vai trò, vị trí, lợi thế so sánh và bất lợi; phân tích, đánh giá kết quả thực trạng về phát triển ngành giai đoạn 20132018. Từ đó rút ra đánh giá về mặt đạt được, hạn chế cơ bản và chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan; Thứ năm, tổng hợp tình hình và nhu cầu tiêu thụ SPĐT của một số quốc gia, nhận định về những xu hướng mới, thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức đối với ngành này của TPĐN đến 2025 và các năm tiếp theo; Thứ sáu, luận án đã xác định quan điểm, mục tiêu phát triển ngành; đề xuất một số giải pháp (03 nhóm giải pháp chính) về các chính sách phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của TPĐN đến 2025 và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu luận án. Ngoài phần mở đầu, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố. Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA MỘT THÀNH PHỐ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu 1.1.1.1 Sản phẩm điện tử a, Khái niệm. Theo UN Trade Statistics (Lall, 2000), SPĐT là các sản phẩm có chứa thiết bị điện tử xử lý các dữ liệu thông tin. Gồm: SPĐT dùng cho ngành công nghiệp; tiêu dùng; dùng cho nhiều ngành công nghiệp khác. b, Đặc điểm của sản phẩm điện tử
- Sản phẩm điện tử có cấu tạo phức tạp, tinh vi được thiết kế, chế tạo bởi công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất; SPĐT sử dụng khá ít nguyên vật liệu, nhưng hàm lượng trí tuệ rất cao; là sản phẩm cách mạng nhất trong cách mạng 4.0 nhưng lại có vòng đời khá ngắn; SPĐT có mặt trong hầu hết các sản phẩm phục vụ SX, nghiên cứu và tiêu dùng. 1.1.1.2 Ngành công nghiệp điện tử a, Ngành công nghiệp, theo Cambridge Dictionary (2019) là một ngành kinh tế gồm những người và hoạt động liên quan đến một loại hình SX hàng hóa, dịch vụ theo một quy mô nhất định. b, Ngành công nghiệp điện tử, là một ngành kinh tế, thuộc phân ngành chế biến, chế tạo, các hoạt động của nó có tính chất tập trung cao về công nghệ SX, nhân công, sản phẩm, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu, phát triển, SX, kinh doanh SPĐT(Bách khoa toàn thư của Đại học Columbia Hoa Kỳ, 2010). 1.1.1.3 Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu a, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, là ngành công nghiệp SX chế biến, là một bộ phận của ngành CNĐT, chuyên SX các SPĐT cho các ngành công nghiệp khác và SPĐT tiêu dùng. b, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu là một phân ngành của ngành CNĐT, tập trung vào SX, chế biến các SPĐT phục vụ tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác (thuộc nhóm C C26); SPĐT được SX ra chủ yếu XK ra nước ngoài. 1.1.1.4 Đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu a, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử là một lĩnh vực công nghiệp trọng tâm của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Là ngành SX các sản phẩm phần cứng cho thiết bị điện tử. Các địa phương có điều kiện, cơ hội cần có chiến lược, chính sách ưu tiên để có được nền công nghiệp tiên tiến này. b, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử là ngành công nghiệp có trình độ phát triển rất nhanh thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, do khoa học, công nghệ (KHCN) của ngành có tốc độ phát triển nhanh. c, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu là ngành công nghiệp sản xuất tập trung trong mối quan hệ mật thiết với các ngành
- công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Một SPĐT có kết cấu rất phức tạp đòi hỏi phải có sự liên kết của nhiều công đoạn SX với sự hỗ trợ của CNHT. d, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu là ngành sử dụng vốn lớn để đầu tư cho các giai đoạn nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng, sản xuất, chuyển giao, phát triển thị trường. Do đặc thù của công nghệ và ngành, các địa phương muốn phát triển ngành phải ưu tiên đầu tư nguồn vốn lớn. e, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu là ngành công nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao (NNLCLC). Do đặc thù của ngành về công nghệ tiên tiến và vận hành SXKD, đòi hỏi NNL trong ngành có cơ cấu phân tầng phức tạp và chất lượng NNL tương ứng. g, Lao động trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu có thu nhập cao. Tiền lương trong ngành tỷ lệ thuận với chất lượng NNL, năng suất lao động, phản ảnh mức độ phát triển của ngành này. h, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu cao. Ở nhiều nước trên thế giới và VN hiện nay, kim ngạch XK các SPĐT luôn đứng ở vị trí nhóm đầu bảng từ năm 2000 2018. i, Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao. Do vòng đời SPĐT ngắn, vị trí vài trò mũi nhọn của ngành. Các địa phương có lợi thế so sánh, lợi thế về một số nguồn lực sẽ giúp giá thành SPĐT cạnh tranh được trên thị trường thế giới. 1.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu 1.1.2.1 Lý thuyết liên quan đến phát triển ngành công nghiệp: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của Paul Samuelson(2007); Tăng trưởng truyền thống, ngoại sinh của Solow (1956); nội sinh của Romer (1955) & Lucas (1937); Phát triển kinh tế dựa vào CNH. Một số lý thuyết phát triển kinh tế công nghiệp hiện đại khác: Thuyết các giai đoạn tăng trưởng của Rostow (1960); Bàn về các chiến lược phát triển kinh tế của Griffin (1989)... Kết luận rút ra: phát triển kinh tế phải dựa vào phát triển ngành công nghiệp, đặt trong mối quan hệ biện chứng, xem xét đến các yếu tố ngoại sinh, nội sinh; có nội dung chọn lọc từ các nội dung phát triển kinh tế; tùy thuộc vào sự giới hạn SX và điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội, địa lý của từng thành phố.
- 1.1.2.2 Các lý thuyết phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu: lý thuyết lợi thế so sánh, David Ricardo(1817); Sự cân đối giữa các yếu tố, Eli HeckscherH và Bertil OlinO (1936); Vòng đời sản phẩm quốc tế, Raymond Vernon (1966); CNH hướng về XK. Kết luận rút ra: con đường của các nước đang phát triển để rút ngắn khoảng cách và thời kỳ quá độ là phát triển theo hướng CNH hướng về XK. 1.1.2.3 Lý thuyết phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu Tổng hợp từ các lý thuyết trên, tác giả đưa ra khái niệm: “ Phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK là một chính sách quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH của ngành CNSXSPĐT (cả mặt lượng lẫn mặt chất) và đẩy mạnh XK các SPĐT được SX ra nước ngoài dựa vào lợi thế so sánh của địa phương (tỉnh, thành phố) bằng cách lựa chọn phương thức phát triển hợp lý ngành, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia, địa phương cùng với các biện pháp mở rộng thị trường XK, phát triển năng lực cạnh tranh hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ SPĐT để tăng trưởng dẫn đầu XK các SPĐT trong cơ cấu các mặt hàng XK”. 1.1.3 Vai trò và xu hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu 1.1.3.1 Vai trò của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu. Thúc đẩy các ngành công nghiệp khác khác phát triển; Tạo ra khả năng làm chủ công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng sống; Thúc đẩy phát triển NNLCLC, làm chủ KHCN, sáng tạo; Tạo ra nguồn ngoại tệ từ việc đẩy mạnh XK SPĐT; Thúc đẩy việc quy hoạch vùng, cụm công nghiệp (Cụm CN), thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 1.1.3.2 Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu a, Chu kỳ sống của sản phẩm điện tử thế giới ngày càng rút ngắn. Tác động đến NNLCLC, khả năng chuyển đổi nhanh các yếu tố SX, KHCN. b, Hội nhập kinh tế quốc tế và phân công lao động toàn cầu. Các địa phương có sự lựa chọn đúng đắn các mô hình SX, công nghệ và SPĐT cần thu hút đầu tư có hiệu quả. c, Xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch. Tự do hóa thương mại là bãi bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan để thúc đẩy XK SPĐT. Xu hướng bảo hộ mậu dịch, duy trì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan gây cản trở cho SPĐT NK.
- 1.2 YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA MỘT THÀNH PHỐ 1.2.1 Yêu cầu và điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố 1.2.1.1 Yêu cầu phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu tại một thành phố Khái niệm: Chính sách phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của một thành phố là chính sách quản lý kinh tế có phạm vi hẹp trong ngành (phân ngành), bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và hành động mà chính quyền địa phương đó sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển ngành để đạt được mục tiêu về CNH thành phố. Yêu cầu: Chính sách phát triển ngành này của thành phố cần được xây dựng trên quan điểm đúng định hướng phát triển công nghiệp của Nhà nước; theo xu hướng phát triển ngành của thế giới; phải dựa vào sự cân đối, tính toán hợp lý các nguồn lực. Nguyên tắc: vai trò chủ thể: các DN SX SPĐT XK đóng vai trò trung tâm thuộc các thành phần kinh tế, là chủ thể chính; Chính quyền địa phương hoạch định, ban hành, triển khai, đánh giá, hỗ trợ; Các nhà KH, đào tạo hỗ trợ trong chuỗi cung ứng; Các hiệp hội của ngành có vai trò liên kết. 1.2.1.2 Điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố a, Điều kiện đối với khu vực SX, chế tạo Có cơ cấu SPĐT SX XK trọng điểm, có mô hình SX phù hợp, có công nghệ SX tiên tiến, hiện đại phù hợp mô hình SX, có CNHT, NNLCLC vận hành SX, XK, có hạ tầng cơ sở và dịch vụ hành chính công tiên tiến. b, Các điều kiện về nguồn lực để phát triển quy mô SX cho ngành Có đủ vốn cho quy mô SX, có đủ diện tích SX để phát triển KCN, Cụm CN ngành theo các tập đoàn điện tử lớn. c, Các điều kiện để phát triển ngành hướng về xuất khẩu của thành phố Có lợi thế so sánh cơ sở hạ tầng tiên tiến, có cơ cấu SPĐT XK đáp ứng nhu cầu thị trường và xu hướng vòng đời SPĐT quốc tế, có NNL đảm bảo giao thương XK, có hệ thống hành chính phục vụ XK tiên tiến, có dịch vụ logistics tiên tiến, có hệ thống xúc tiến thương mại, hỗ trợ XK. d, Điều kiện về chủ thể quản lý của thành phố. Phải có lực lượng các cơ quan đảm bảo cơ cấu chức năng để quản lý, lãnh đạo phát triển ngành.
- e, Điều kiện về chủ thể thực hiện. Các doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế, FDI và khối tư nhân là chủ thể chủ yếu; Chủ thể hỗ trợ bao gồm các tổ chức, hiệp hội ngành nghề. 1.2.2 Nội dung phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố 1.2.2.1 Xây dựng định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố a, Xây dựng quan điểm, định hướng phát triển ngành. Phát triển theo CNH hướng về XK; Chú trọng các chủ thể trong mô hình kim cương (phát triển doanh nghiệp SX, chế tạo là trọng tâm chú trọng khối doanh nghiệp (DN) FDI và tư nhân); Phát triển NNLCLC và KHCN là điều kiện tiên quyết; Phát triển bền vững ngành theo chuỗi giá trị ngành. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ kết hợp với các yếu tố nội sinh, ngoại sinh (môi trường bên trong, bên ngoài) để xây dung các chính sách, giải pháp phát triển ngành. b, Xây dựng mục tiêu. Thứ nhất, đạt tính bền vững về vị trí nhờ phát triển khu vực SX chế tạo (cơ cấu SPĐT XK, mô hình SX, công nghệ, CNHT, NNLCLC); Thứ hai, đạt được vị trí mũi nhọn nhờ tính quy mô (đạt tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành công nghiệp địa phương, tăng trưởng giá trị công nghiệp, tốc độ phát triển); Thứ ba, đạt được yêu cầu hướng về XK (chiếm vị trí cao trong kim ngạch XK các ngành công nghiệp). 1.2.2.2 Xây dựng nội dung cụ thể các chính sách, giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khầu của thành phố a, Nhóm chính sách, giải pháp phát triển khu vực sản xuất, chế tạo cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố a1, Phát triển cơ cấu sản phẩm điện tử xuất khẩu trọng điểm. Cơ cấu SPĐT XK phụ thuộc vào nhu cầu thị trường quyết định các yếu tố đầu vào và các yếu tố khác kéo theo. Chính quyền, có chính sách SPĐT XK trọng điểm theo các giai đoạn của mô hình SX, kiến tạo cơ cấu SPĐT cho các gói đầu tư.Về phía các chủ thể thực hiện, cần nắm bắt chính sách, lựa chọn SPĐT XK để đầu tư SX XK có trọng tâm đúng chính sách định hướng phát triển ngành. a2, Phát triển mô hình sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu trọng điểm.Mô hình SX quyết định tính bền vững, ổn định. Xác định đúng mô hình SXSPĐT XK cho ngành phù hợp với điều kiện hoàn cảnh phát triển
- công nghiệp của thành phố theo: Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK giữa hai quốc gia điển hình: quốc gia thứ 1 là quốc gia có ngành phát triển; quốc gia 2 đang chú trọng phát triển ngành, SPĐT dịch chuyển theo chu kỳ sống SPĐT từ quốc gia 1 đến 2. a3, Phát triển về khoa học công nghệ cho ngành. KHCN là một yếu tố then chốt của mô hình SX. Chính sách chính quyền tập trung vào chuyển giao được KHCN tiên tiến cho ngành đáp ứng cấu trúc chuỗi giá trị ngành được lựa chọn (mô hình quốc gia thứ 2); xây dựng hệ thống tiêu chí về KHCN của ngành. Về phía các chủ thể thực hiện: cần tích cực chuyển giao, nắm bắt, đón đầu KHCN hiện đại, tiên tiến, đầu tư cho SX SPĐT XK. a4, Phát triển công nghiệp hỗ trợ và các yếu tố cộng sinh cho ngành . SX SPĐT không thể phát triển nếu thiếu CNHT, cộng sinh. V ề phía chính quyền: xây dựng danh mục ngành CNHT qua đó hình thành yếu tố cộng sinh. Về phía các chủ thể thực hiện: nắm bắt chính sách phát triển CNHT trong mối quan hệ mật thiết với mô hình SX chính và công nghệ chuyển giao để đầu tư vào ngành CNHT đúng định hướng. a5, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Do đặc thù công nghệ quản lý, SX của ngành tiên tiến nên đòi hỏi phải có NNLCLC. Về phía chính quyền: có chính sách, giải pháp về NNLCLC cho ngành dài hạn, động lực thu hút có tầm chiến lược . Về phía các chủ thể thực hiện: tích cực tuyển dụng, liên kết đào tạo; tăng cường đào tạo tại chỗ cho NNL theo các tiêu chuẩn của ngành. b, Nhóm chính sách, giải pháp phát triển quy mô sản xuất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố b1, Phát triển quy mô vốn cho ngành. Do yêu cầu của ngành về quy mô đầu tư, cụm CN. Vốn phải đáp ứng theo tiêu chuẩn ngành. Chính quyền: có chính sách, giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI, tư nhân, chứng minh được tính hấp dẫn của địa phương. Các chủ thể thực hiện: nắm bắt tiêu chuẩn vốn theo cơ cấu SPĐT XK và quy mô công nghệ cần đầu tư. b2, Phát triển diện tích sản xuất cho ngành. Do tính quy mô, yêu cầu về diện tích lớn. Phải xây dựng được các KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia cho phát triển ngành (diện tích đất KCN, tỷ lệ nhà xưởng và lấp đầy, phát triển cum CN, liên vùng). Về phía chính quyền, có chính sách quy hoạch định vị các KCN phù hợp với tiêu chuẩn; ưu đãi, hỗ trợ thuê đất, giảm thuế đất và các công cụ hỗ trợ khác. Về phía các chủ thể thực hiện,
- nắm bắt các yêu cầu về diện tích SXKD, các tiêu chuẩn của KCN để đầu tư một cách phù hợp. c, Nhóm chính sách, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố c1, Nhóm chính sách, giải pháp hướng về xuất khẩu nhờ vào phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm điện tử xuất khẩu Phát triển năng lực cạnh tranh nhờ vào giá trị gia tăng trong SX (chú trọng tăng năng suất lao động); nhờ vào lợi thế cạnh tranh (cơ sở hạ tầng cho XK, lợi thế về lao động, nâng cao chất lượng của SPĐT XK, môi trường kinh doanh: thủ tục hành chính thông thoáng, dịch vụ công trực tuyến). c2, Nhóm chính sách, giải pháp về phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện tử Dự báo thị trường XK; Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; Khuyến khích đẩy mạnh XK SPĐT; Chính sách tài chính khuyến khích đầu vào, đầu ra cho ngành; Xây dựng thương hiệu cho DN và SPĐT XK; Tạo điều kiện cho các hiệp hội về ngành phát triển; Đẩy mạnh XK dựa vào phát triển phương thức XK hiện đại. 1.2.2.3 Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố a, Quy trình triển khai. Dự thảo, gửi tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các DN, cơ quan, hiệp hội; Cơ cấu, tổ chức sắp xếp lại hệ thống các chủ thể trong ngành; Dự toán kinh phí; Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, điều chỉnh bổ sung, hỗ trợ. b, Phương thức triển khai. Hành chính, hội chợ, triển lãm chuyên ngành, quảng cáo, quảng bá đầu tư, mời trực tiếp, đặt hàng, xây dựng tuyên truyền bằng các Website thương mại điện tử chuyên ngành, mạng xã hội, sử dụng các tổ chức phi chính phủ. 1.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố 1.2.3.1 Nhóm tiêu chí phản ảnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu theo chiều rộng a, Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử thành phố. Là tổng giá trị SX của ngành CNSXSPĐT XK (Gross Output – GO), phản ảnh sự tăng trưởng hay suy thoái của ngành về lượng tuyệt đối.
- b, Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử thành phố (theo giá trị sản xuất hoặc kim ngạch xuất khẩu) n1 Giá trị SX,XK năm n Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) = x 100% Giá trị SX,XK năm gốc c, Tỷ trọng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử thành phố d, Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử e, Tỷ trọng (cơ cấu) về giá trị sản xuất, xuất khẩu của từng mặt hàng điện tử xuất khẩu, hay nhóm ngành g, Tỷ trọng (cơ cấu) về thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử 1.2.3.2 Nhóm tiêu chí phản ảnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu theo chiều sâu a, Chất lượng sản phẩm điện tử xuất khẩu. Đánh giá dựa vào sự đáp ứng được nhu cầu của các thị trường ngày càng gia tăng về mặt chất (theo các tiêu chuẩn và giấy phép do các thị trường NK SPĐT quy định). b, Giá trị gia tăng trong phát triển ngành (VA). Được xác định bằng chính sách tăng năng suất lao động, phản ảnh mức độ của trình độ KHCN, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của SPĐT c, Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành c1. Hiệu quả sản xuất của ngành CNSXSPĐT hướng về XK. Qua việc so sánh với GO (VA/GO).Khi VA/GO≥ 100% phản ảnh ngành phát triển có chất lượng. c2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngành. Chỉ tiêu tổng hợp ICOR, phản ánh cần bao nhiêu lượng vốn đầu tư vào SX để tạo ra thêm một đồng GDP. Hệ số ICOR càng cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư thấp và ngược lại. d, Chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ ngành. Thực hiện theo TT 04/2014/TTBKHCN, 08.04.2015 của Bộ KHCN môi trường về hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ SX. Trong đó: T (Technoware) tiêu chí về thiết bị máy móc; (H Humanware) tiêu chí về nhân lực; I (Infoware) tiêu chí về thông tin; O (Orgaware) tiêu chí về tổ chức quản lý.
- 1.2.3.3 Nhóm tiêu chí đánh giá xây dựng, triển khai các chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố 1> Đánh giá công tác hoạch định chính sách, chiến lược. Tập trung vào phân tích SWOT: (Điểm mạnh(S); Điểm yếu (W); Cơ hội (O); Thách thức (T)). 2>Đánh giá mục tiêu. Đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu kỳ vọng đặt ra. 3> Đánh giá theo cách tiếp cận dự báo như: Dự báo vị thế; Dự báo về các nguồn lực; Dự báo về tác nhân. 4> Đánh giá theo 6 tiêu chí: Tính kinh tế; Tính hiệu quả; hiệu lực; ảnh hưởng; khả thi và tính phù hợp. 1.2.4. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một thành phố 1.2.4.1 Yếu tố khách quan a, Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm điện tử trên thế giới. Sự gia tăng nhu cầu SPĐT tỷ lệ với quy mô dân số gia tăng và quy mô SXKD trên thế giơí. b, Quy định của quốc gia nhập khẩu sản phẩm điện tử. Đo la ́ ̀các rào cản phi thuế quan. Sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi SPĐT SX ra không đáp ứng yêu cầu của chuỗi ngành và các quy định về giấy phép, bao bì, an toàn sản phẩm, môi trường của thị trường tiêu thụ. c, Sự cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử. Các quốc gia trên thế giới đều có những chiến lược, chính sách ưu tiên để chú trọng phát triển lĩnh vực này. Đến 2018, trên toàn thế giới có 241 quốc gia và vùng lãnh thổ có SX và XK SPĐT ra thị trường thế giới. d, Sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư có quyền so sánh, lựa chọn sự chào hàng của các thành phố tùy vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước mắt hay lâu dài của họ. e, Yếu tố thuộc vai trò của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức ̣ ̉ này co tinh chuyên nghiêp nên anh h ́ ́ ưởng đên phat triên nganh. ́ ́ ̉ ̀ 1.2.4.2 Yếu tố chủ quan a, Yếu tố thuộc vai trò của quốc gia. Chính sách vĩ mô chỉ ra cho các địa phương sự lựa chọn đúng đắn nhất về đinh h ̣ ương phat triên nganh. ́ ́ ̉ ̀ b, Yếu tố thuộc vai trò của chính quyền địa phương. Thể hiện việc cụ thể hóa thành chiến lược, chính sách và biện pháp thực hiện cho địa phương (chất lượng, chiều sâu cũng như chiều rộng của việc cụ thể hóa).
- c, Yếu tố thuộc vai trò doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu. Thể hiện ở sự nhận thức được lợi ích, sự tham gia đông đảo của họ vào ngành sẽ tạo ra cơ hội phát triển về lực lượng SX cho ngành. 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của một số thành phố trong và ngoài nước. Bài học kinh nghiệm của: Thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc; Thành phố Pasir Gudang, Malaysia; Thành phố BangKok, Thái Lan; Thành phố Thái Nguyên, Việt Nam. 1.3.2 Bài học hợp lý thành công và cần lưu ý cho thành phố Đà Nẵng Bài học thành công: chính quyền phải có chính sách mục tiêu phát triển ngành theo các giai đoạn, SPĐT XK, mô hình SX, công nghệ, CNHT có định hướng rõ ràng dựa vào sự đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cần lưu ý, sự thiếu chiến lược, chinh sach ́ ́ về: định hướng mục tiêu cho phát triển ngành; hỗ trợ khối DN tư nhân; đón đầu công nghệ; chính sách đồng bộ để phát triển ngành: CNHT, liên kết vùng SX, yếu tố cộng sinh, bổ trợ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 20132018 2.1.1 Lợi thế so sánh của thành phố Đà Nẵng trong phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu 2.1.1.1 Vị trí chiến lược. TPĐN ở Miền Trung của VN, diện tích tự nhiên 128.543ha, mật độ dân số: 828 người/ km2; thuộc hành lang kinh tế Đông Tây. 2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng. Có thương cảng, sân bay lớn nhất khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Nguôn ̀ nước, điện đáp ứng tốt các KCN
- trong thành phố. Co c ́ ác cơ quan hành chính phục vụ XNK, một số yếu tố cộng sinh (du lịch, mua sắm, nghĩ dưỡng) phát triển. 2.1.1.3 Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. TPĐN là một trong ba trung tâm giáo dục và đào tạo lớn ở VN, có cơ sở đào tạo ngành CNĐT và XK. 2.1.1.4 Nguồn tài nguyên. Có nguồn tài nguyên cần thiết cho xây dựng các KCN, khu công nghệ cao (KCNC) . 2.1.1.5 Môi trường đầu tư. TPĐN hiện đang có 6 KCN hoạt động với tổng diện tích 192.400m2, một KCNC và một KCN thông tin. Dịch vụ công khá phát triển. 2.1.2 Những bất lợi của thành phố Đà Nẵng đối với phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu Xa các vùng công nghiệp lớn nên sự điều động một số yếu tố hỗ trợ SX sẽ làm gia tăng chi phí. Diện tích SX, bị hạn chế. Cơ sở hạ tầng, lỗi về quy hoạch mạng lưới giao thông hàng hóa. Dân số, ở mức trung bình, yêu cầu tay nghề, kỹ thuật cao không đáp ứng. Thiếu các học viện nghiên cứu, đào tạo NNLCLC chuyên sâu về lĩnh vực CNĐT. Thiếu nguồn nguyên liệu chính hoặc bổ trợ, thiếu CNHT và liên kết vùng. Về môi trường đầu tư, thiếu yếu tố cộng sinh tai cac KCN ̣ ́ , sản phẩm hành chính chưa đa dạng. 2.1.3 Phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20132018 2.1.3.1 Khái quát về quá trình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng Từ 20002003 có doanh nghiệp FDI đâu t ̀ ư vao ̀ ngành. Từ 20032008: chủ yếu là gia công phụ trợ cho các tập đoàn công ty nước ngoài. 2.1.3.2 Phân tích thực trạng kết quả phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20132018 a, Xét về giá trị sản xuất công nghiệp ngành (GO).Năm 20132014, GO có sụt giảm, sau đó tăng đến 2018 (12,23 nghìn tỷ đồng). So với (GO) của cùng ngành của cả nước cùng giai đoạn này: 42,9134,7 nghìn tỷ đồng và (GO) chung của các ngành công nghiệp TPĐN (36,161,6 nghìn tỷ đồng) thì mức độ đóng góp ngành của TPĐN còn khá khiêm tốn. (Nghìn tỷ đồng)
- (Nguồn: Số liệu Bảng 2.2) Đồ thị 2.1 Giá trị (GO) của ngành CNSXSPĐT XK TPĐN b, Xét về tốc độ tăng trưởng. Không ổn định vì gia công, lắp ráp cho các công ty mẹ ở nước ngoài, quy mô vừa và nhỏ trong hệ thống chuỗi SX của tập đoàn, nên SX thụ động, lệ thuộc. Tuy vây, t ̣ ốc độ bình quân của ngành là 51,72% /năm, tăng nhanh so với một số ngành công nghiệp khác, chiếm vị trí hàng đầu các ngành công nghiệp chế biến của thành phố. Xét về mặt tỷ trọng.Tỷ trọng bình quân là 9,89% so với giá trị toàn c, ngành công nghiệp (cả nước là 6,45%), cho thấy ngành đóng góp ở vị trí khá tốt trong SX công nghiệp chung của thành phố. d, Xét về kim ngạch xuất khẩu SPĐT .Tăng đều từ 0,24 tỷ USD (2013) đến 0,59 tỷ USD (2018) đạt tốp 3 mặt hàng XK chủ lực (SPĐT XK, dệt may, thủy hải sản). Tuy vậy, kim ngạch XK ngành chỉ chiếm tỷ lệ từ 0,74 0,67% và đạt tỷ trọng từ 0,180,22% so với tổng kim ngạch XK cả nước (20132018), cho thấy quy mô ngành chưa tương xứng với tiềm năng của một thành phố công nghiệp lớn thứ 3. e, Xét về mặt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Bình quân trong 6 năm là: 17,85% (năm 2016, có giảm) cả nước là 13,36%, tăng khá tốt, nhưng chủ yếu là của các DN FDI. g, Tỷ trọng (cơ cấu) về giá trị sản xuất, xuất khẩu của từng mặt hàng điện tử xuất khẩu. Chủ yếu là: máy tính, điện thoại, máy ảnh máy quay phim và các linh kiện kèm theo. Chỉ đáp ứng cho các công ty riêng biệt với phạm vi cơ cấu hẹp, phải đối phó rất nhiều về khả năng cạnh tranh, chưa có SPĐT đón đầu sau 2025. Bảng 2.3 Giá trị SX và tốc độ phát triển bình quân ngành CNSXSPĐT XKTPĐN Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Tốc độ b/q STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 20132018 (%/năm) TOÀN NGÀNH CN TPĐN 36,116 41,143 42,678 46,187 50,248 61,600 11.38 1 CN khai khoáng 287 502 424 413 495 521,23 16.34 2 CN chế biến, chế tạo 34,540 39,382 40,830 44,141 47,949 51,353 8.292 Trong đó: CN điện tử 3,025 2,429 3,432 3,775 4,579 12,23 51.72 (Nguồn: Sở Công Thương TPĐN) h, Tỷ trọng (cơ cấu) về thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử. Thị phần so với cả nước còn khiêm tốn, tập trung chủ yếu vào thị trường Nhật
- Bản (16,4%), phục vụ công ty mẹ, nhiều thị trường khác còn bị bỏ ngõ. 2.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 20132018 2.2.1 Tổng quan quá trình hoạch định, xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng Thơi ky:Thăm do (19752003); Chuân bi (20032013); Xuc tiên (20132018) ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ́ . 2.2.2 Phân tích thực trạng kết quả các chính sách, giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20132018 Từ 20042014, Chính phủ, Bộ Ngành (TW) đã ban hành một số văn bản định hướng chung về phát triển công nghiệp và CNĐT cũng như chiến lược đẩy mạnh XK cho cả nước với một số mục tiêu, giải pháp (chưa có hướng dẫn, chỉ đạo riêng cho ngành CNSXSPĐT hướng về XK TPĐN) 2.2.2.1 Về nhóm chính sách, giải pháp phát triển khu vực sản xuất, chế tạo cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng. a, Về phát triển cơ cấu sản phẩm điện tử xuất khẩu trọng điểm. Có đề án phát triển KHCN thành phố từ 20162020. Kết quả: có SPĐT XK: linh kiện điện tử, máy tính phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường thế giới.Tồn tại:cơ cấu mặt hàng tập trung vào phạm vi hẹp theo đặt hàng của công ty mẹ, chưa có SPĐT đón đầu sau 2025. Nguyên nhân chủ quan:thiếu chính sách, giải pháp định hướng cơ cấu SPĐT SX XK theo mô hình SX. b, Về phát triển mô hình sản xuất sản phẩm điện tử xuất khẩu trọng điểm cho ngành của Thành phố Đà Nẵng.QĐ 9644/QĐUBND, 31.12.2014, phê duyệt Đề án: Phát triển DN TPĐN đến 2020.Giải pháp: cải thiện môi trường đầu tư, tái cấu trúc, đổi mới công nghệ. Kết quả: đang ở giai đoạn gia công hỗ trợ cho một số tập đoàn với quy mô vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ quan: vấn đề cơ sở lý luận về lựa chọn mô hình SX trong chuỗi giá trị ngành. c, Về phát triển khoa học công nghệ cho ngành của thành phố Đà Nẵng.QĐ 6211/QĐUBND,18.08.2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành KHCN TPĐN đến năm 2020. Kết quả: trình độ công nghệ chung: cải thiện một phần, tổng giá trị tài sản cố định của ngành chiếm khoảng 4,1% trong toàn ngành công nghiệp, tăng bình quân 38,6%/năm,
- thấp so với mức bình quân chung trong toàn ngành công nghiệp. Tôn tai: ̀ ̣ công nghệ hiện tại là của các nhà đầu tư FDI, đáp ứng được loại hình gia công hỗ trợ, không có công nghệ nguồn, chưa chuyển giao được công nghệ SX thay thế để đạt được vị trí trong mô hình SX giai đoạn 2 trong chuỗi giá trị ngành (theo lý thuyết). Nguyên nhân cơ bản là: thiếu lý luận hệ thống về mô hình SX tiên tiến. d, Về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các yếu tố cộng sinh cho ngành.QĐ 34/2016/QĐUBND,01.11.2016, tạo ra tiền đề phát triển ngành CNHT. Giải pháp: hỗ trợ các dự án phát triển CNHT nói chung (không riêng gì ngành CNSXSPĐT hướng về XK). Kết quả: chưa định hướng chính sách mô hinh SX̀ , do vậy ngành CNHT cho ngành chưa hình thành. e, Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Quyết định 2159/QĐUBND, 31.3.2010 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo TPĐN đến 2020. Kết quả: Về số lượng và trình độ đào tạo trong ngành: chỉ đáp ứng được gia công hỗ trợ, SX lắp ráp một số SPĐTXK cho các DN tập đoàn nước ngoài.Về độ tuổi, sức khỏe, kỷ luật, kỹ năng và trình độ tay nghề, hiêu qua va năng suât lao đông ̣ ̉ ̀ ́ ̣ : chưa đap ́ ưng ́ trươc măt cung nh ́ ́ ̃ ư lâu dai. ̀ Nguyên nhân chủ quan: đao tao không đap ̀ ̣ ́ ứng ̀ ̉ nhu câu cua nganh. ̀ 2.2.2.2. Về nhóm chính sách, giải pháp phát triển quy mô sản xuất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng a, Về phát triển quy mô vốn cho ngành.Chính quyền có chủ trương: tăng nhanh vốn đầu tư thu hút vào ngành, tỷ lệ huy động vốn đạt khoảng ̀ ̣ 50% vào 2020.Tôn tai, ch ưa có cơ chế giúp đỡ, giải thích; đầu tư dàn trãi, chưa có chương trình mục tiêu cụ thể cho ngành CNSXSPĐT hướng về XK. Nguyên nhân chủ quan: sự thiếu định hướng, biện pháp hấp dẫn thu hút vốn. b, Về phát triển diện tích đất cho ngành. Ban hành các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài FDI, biện pháp: ưu đãi giá thuê đất, giảm thuế Thu nhập DN. Chính sách khuyến công; Quy hoạch tổng thể phát triển TPĐN đến 2020 tầm nhìn đến 2030 và 2045. Kêt qua: ́ ̉ quy hoạch được KCN, tạo ra diện tích mặt bằng cần thiết . Khó khăn lớn: quỹ đất bị hạn chế. Nguyên nhân chủ quan: quy hoạch tổng thể và xác định tiêu chuẩn đất cho ngành CNSXSPĐT hướng về XK chưa có định hướng rõ ràng cho ngành.
- 2.2.2.3 Về nhóm chính sách, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố a, Nhóm chính sách, giải pháp hướng về xuất khẩu nhờ vào phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm điện tử xuất khẩu . Về giá trị gia tăng (VA), từ 2014, chính quyền đã xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa XK; Giải pháp: tập trung vào hỗ trợ cho các mặt hàng XK chủ lực, mũi nhọn; Kêt qua: ́ ̉ VA của ngành không đạt. Hạn chế này là hệ lụy của sự thiếu chính sách phát triển mô hình SX, CNHT. Về phát triển năng lực cạnh tranh nhờ vào lợi thế cạnh tranh của cơ sở hạ tầng cho XK: hệ thống cảng biển, đường hang không, đ ̀ ường săt, đ ́ ường bô, l ̣ ưu tru, du lich ́ ̣ đã cải tạo va phat triên, h ̀ ́ ̉ ạn chế về tuyến container trở ngai, hành lang Đông Tây chưa khai thác. Về lợi thế cạnh tranh giá lao động trong ngành: đến 2018, giá lao động trong ngành của TPĐN thứ 3 trong cả nước sau TPHCM, Hà Nội, nhưng thấp thứ 11 Châu Á, tiền lương bình quân tăng, có lợi thế. Về nâng cao chất lượng của sản phẩm điện tử XK: ́ ưng cac yêu câu chât l đap ́ ́ ̀ ́ ượng cua m ̉ ột số thi tr ̣ ương NK ̀ SPĐT nhưng thụ động, ít sáng kiến, cải tiến, R&D. Về phát triển môi trường kinh doanh: thực hiên tôt ̣ ́ chính sách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa quốc gia, chính sách dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hải quan (HQ), cấp C/O điện tử, dịch vụ ngân hàng, vận tải, giao nhận, logistics; Han chê: ̣ ́ phương thức hương dân, triên khai, san phâm dich vu ch ́ ̃ ̉ ̉ ̉ ̣ ̣ ưa phong phu, logistics phat triên ́ ́ ̉ ̣ châm và chi phí còn cao. b, Về phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện tử. Về chính sách về dự báo thị trường: hơn 80% DN trong nganh ̀ chưa nắm thông tin. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại (XTTM): từ 2014, co ́chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình XTTM; Kết quả: đã tổ chức được nhiều hội nghị, diễn đàn, tọa đàm về quảng bá thu hút đầu tư trong lĩnh vực CNĐT; Tôn tai: ̀ ̣ chưa chuyên sâu, số lượng người tham gia khá ít. Về chính sách khuyến khích đẩy mạnh XKSPĐT:từ 20132018, đã ban hành hơn 11 chính sách có liên quan đến hỗ trợ DN; Tồn tại: giải pháp hỗ trợ chưa đủ độ lớn, quy mô và chưa đồng bộ. Về chính sách khuyến khích NK đối với máy móc công nghệ, thiết bị SXSPĐT XK: QĐ 34/2016/QĐUBND,01.11.2016: máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ cho SXSPĐT NK hầu hết thuế suất NK 0%; Tồn tại : thiếu
- hệ thống tiêu chuẩn định hướng riêng cho ngành để hưởng ưu đai. ̃ Về chính sách tín dụng khuyến khích NK đầu vào và XK đầu ra : QĐ 36/2013/QĐUBND,13.11.2013, hỗ trợ lãi suất NK thiết bị, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ SX XK; Tôn tai: ̀ ̣ chưa thuận lợi va bên ̀ ̀ vưng, c ̃ ơ chế tháo gỡ vướng mắc. Về chính sách đẩy mạnh XK dựa vào xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và SPĐT XK: có chương trình xây dựng thương hiệu cua thanh phô ̉ ̀ ̀ ̣ chưa có thương hiệu ́ (20162020). Tôn tai: ̉ SPĐT riêng cua thanh phô. ̀ ́ Về tạo điều kiện cho các hiệp hội về ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử phát triển: tồn tại của VEIA tại TPĐN là sức lan tỏa, khả năng tham mưu, cung cấp thông tin phát triển ngành. Về đẩy mạnh XK dựa vào phát triển phương thức xuất khẩu hiện đại, tồn tại: các giải pháp cụ thể về mặt kỹ thuật ngoại thương chưa nhiều, năng lực cán bộ XNK tại nhiều DN trong ngành hạn chế. 2.2.3 Đánh giá kết quả chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20132018 2.2.3.1 Đánh giá công tác hoạch định chính sách. 20132018, đã ban hành hơn 20 loạt văn bản chỉ đạo, đến 2015, ngành CNSXSPĐXK hướng về XK bắt đầu được đề cập trong các quyết định của UBND thành phố. 2.2.3.2 Đánh giá mục tiêu. Đạt mục tiêu tốc độ, các mục tiêu khác chưa đạt. 2.2.3.3 Đánh giá theo cách tiếp cận dự báo. Chưa co d ́ ự baó về nganh. ̀ 2.2.3.4 Đánh giá theo 6 tiêu chí. Chưa đat yêu câu, muc tiêu đê ra va ̣ ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ tiêu chuân nganh.̀ 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 20132018 2.3.1 Mặt đạt được và nguyên nhân Tạo ra cơ sở ban đầu, tạo đà cho phát triển ngành CNSXSPĐT hướng về XK của thành phố. Nguyên nhân chủ quan: TPĐN có chính quyền khá năng động, dân chung ung hô ́ ̉ ̣; sự đóng góp của các nhà khoa học; có sự quan tâm chỉ đạo của TW trên phương diện chiến lược và một số chính sách cụ thể cùng với sự hỗ trợ về nguồn vốn ngân sách; sự tham gia của
- các tổ chức như VCCI, VEIA tại TPĐN; Nguyên nhân khách quan: sự hợp tác đầu tư của các DN SX SPĐT XK (FDI) tại các KCN. 2.3.2 Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân Quy mô ngành phát triển hạn chế, vị trí xếp hạng ngành chưa bền vững, chưa có sự bức phá mạnh, quy mô vị thế hướng về XK của ngành chưa đáng kể so với nhiều địa phương, thành phố tương đồng. Nguyên nhân chủ quan: về phía chính quyền thành phố, hoạch định, cu thê hoa ̣ ̉ ́ chính sách, chiến lược:mới dừng lại ở phạm vi bao quát, chưa có quy hoạch tổng thể, đồng bộ về phát triển ngành nói riêng; thiếu hệ thống lý luận, khoa học phát triển ngành. Về phía các chủ thể thực hiện (các DN): thiếu sự đầu tư trọng điểm, hạn chế thông tin ngành. Về phía Nhà nước, Chính phủ, Bộ ngành:các chính sách chỉ đạo vẫn còn dừng ở mức độ bao quát, các giải pháp hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Về phía hiệp hội ngành nghề, chưa có nhiều hoạt động cần thiết hỗ trợ tích cực phát triển ngành. Nguyên nhân khách quan: Về phía các nhà đầu tư: hình thức và mức độ đầu tư chưa tương xứng; Sự cạnh tranh giữa các địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư; Yêu cầu phát triển SPĐT theo vòng đời ngày càng ngắn. CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 TÌNH HÌNH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 3.1.1 Bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử hướng về xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo Từ 20182023: các quốc gia tiêu dùng SPĐT hàng đầu thế giới là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Vương Quốc Anh, thị trường điện tử tiêu dùng toàn cầu dự đoán sẽ vượt 1.500 tỷ USD vào 2024 (tăng hơn 540%). Sau 2020: SPĐT tiêu dùng thông minh +24% CAGR (Hệ số tăng trưởng kép), SPĐT đeo được +23%, thiết bị nhà thông minh +23%, thiết bị linh kiện điện tử trong các ngành công nghiệp khác >11%. Các thị trường trọng điểm: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Tây Âu, Đông Âu, Châu Á Thái Bình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn