Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (1830-1865)
lượt xem 8
download
Mục đích của luận án là làm rõ vị trí, tác động của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ giai đoạn từ năm 1830 đến năm 1865 trong toàn bộ quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ và tác động của phong trào này đối với nước Mỹ và thế giới. Để thực hiện được mục đích trên, tác giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu: Một là, phân tích cơ sở cũng như những nhân tố tác động đến phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865; hai là, khôi phục lại một cách hệ thống và toàn diện về phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865; ba là, phân tích các kết quả, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào từ đó khái quát những đặc trưng của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (1830-1865)
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nước Mỹ là một quốc gia phát triển và văn minh, nhưng trong lịch sử lại từng tồn tại một chế độ nô lệ tàn ác khi mà những người da đen được đưa đến từ châu Phi xa xôi phải lao động cực nhọc mà không được đối xử như con người. Ngày nay, nhân loại tiến bộ đang hướng tới việc xây dựng một thế giới không phân biệt đối xử, thì đứng dưới góc độ lịch sử, việc nghiên cứu phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ trong thế kỷ XIX (1830 1865) vẫn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những hoạt động lẻ tẻ đấu tranh chống lại chế độ nô lệ đã khởi phát từ cuối thế kỷ XVIII nhưng phải đến thập niên 30 của thế kỷ XIX nó mới phát triển thành một phong trào rầm rộ cho đến tận năm 1865. Đối với nô lệ da đen, chế độ nô lệ quá khắc nghiệt và tự do với họ là khát khao cháy bỏng nhất. Đối với người da đen tự do, dù không phải là tài sản sở hữu của chủ nô nhưng họ vẫn bị kìm kẹp và cảm thấy khó thở trong xã hội bất công của người da trắng. Còn trong suy nghĩ của những người da trắng miền Bắc dù dưới góc độ kinh tế, tôn giáo hay đạo đức, xã hội thì chế độ nô lệ là đều cần phải xóa bỏ. Ngược lại, các chủ nô ở miền Nam lại muốn duy trì sự tồn tại của chế độ nô lệ. Vào thế kỷ XIX, mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc nước Mỹ lại càng gay gắt mà đỉnh cao là cuộc Nội chiến lịch sử (18611865) và sự tồn tại của chế độ nô lệ chính là nút thắt. Có thể thấy, sở hữu nô lệ và sự tồn tại của chế độ nô lệ là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến lợi ích của các nhóm thế lực đối lập, thậm chí liên quan đến sự bền vững của quốc gia. Như vậy, lịch sử nước Mỹ đã giải quyết vấn đề này như thế nào, phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ trong 35 năm trước Nội chiến Mỹ có gì khác hơn so với các hoạt động đấu tranh trước đó và tại sao đến thế kỷ XX, phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da đen vẫn tiếp tục, vai trò của người da trắng và người da đen trong cuộc đấu tranh này như thế nào là những vấn đề khoa học tác giả muốn lý giải. Thực tế cho thấy ở Mỹ hiện nay, dù người Mỹ gốc Phi đã có một vị thế mới và đóng góp đáng kể cho 1
- sự thịnh vượng chung của nước Mỹ song tình trạng phân biệt chủng tộc và định kiến nặng nề với người da đen vẫn còn tồn tại ở nhiều bang. Đồng thời, việc hiểu rõ hơn về lịch sử xã hội Mỹ cũng góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều phương diện. Bản thân tác giả cũng mong muốn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền con người, chế độ nô lệ trong quá khứ và chế độ nô lệ hiện đại, những vấn đề xã hội liên quan đến các nhóm yếu thế trong xã hội trong đó có các nạn nhân của nạn buôn bán người. Vì thế tác giả chọn đề tài “Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (1830 – 1865)” làm hướng nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích của luận án là làm rõ vị trí, tác động của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ giai đoạn từ năm 1830 đến năm 1865 trong toàn bộ quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ và tác động của phong trào này đối với nước Mỹ và thế giới. Để thực hiện được mục đích trên, tác giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, phân tích cơ sở cũng như những nhân tố tác động đến phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865; Hai là, khôi phục lại một cách hệ thống và toàn diện về phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865; Ba là, phân tích các kết quả, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào từ đó khái quát những đặc trưng của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian: luận án làm rõ nội dung của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trên các bang sáp nhập vào lãnh thổ Mỹ trước năm 1865. 2
- Về phạm vi thời gian: đề tài giới hạn từ năm 1830 đến năm 1865. 4. Các nguồn tư liệu Các tư liệu gốc liên quan đến hoạt động của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ như các tờ báo chống nô lệ, các bài viết chống lại chế độ nô lệ, các câu chuyện kể của những nô lệ bỏ trốn, những tự truyện về cuộc đời nô lệ của họ, các văn bản pháp luật của Mỹ liên quan đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ thế kỷ XIX ... Các tài liệu tham khảo khác bao gồm các chuyên khảo, các bài nghiên cứu, một số website lịch sử, thư viện chính thống trên internet, các công trình chuyên khảo về lịch sử Mỹ, và phong trào giải phóng nô lệ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Về phương pháp luận: Luận án quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu khoa học lịch sử. 5.2. Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử Phương pháp logic Phương pháp nghiên cứu tư liệu Phương pháp bổ trợ khác như tổng hợp, so sánh… 6. Đóng góp của luận án Trước hết, luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ giai đoạn 1830 đến 1865 dưới góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam; Hai là, trên cơ sở những tư liệu thu thập được, luận án làm sáng tỏ vị trí, tác động, đặc điểm của giai đoạn đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865 ở Mỹ; Ba là, luận án đã góp phần bổ sung vào hệ thống tài liệu tham khảo và nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Mỹ, lịch sử thế giới cũng như các ngành khoa học xã hội liên quan. 3
- 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Cơ sở và những nhân tố tác động của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (1830 1865) Chương 3: Tiến trình của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (18301865) Chương 4: Một số nhận xét về phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (18301865) CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.Tình hình nghiên cứu của các học giả Việt Nam Nhóm thứ nhất: Bao gồm các giáo trình lịch sử thế giới đại cương và những công trình về lịch sử nước Mỹ. Nhóm thứ hai, bao gồm các chuyên khảo về các vấn đề cụ thể trong lịch sử nước Mỹ, trong đó có vấn đề về chế độ nô lệ và đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. Đặc điểm chung của các công trình trên là tuy có nhắc đến vấn đề nô lệ và phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ nhưng chưa được trình bày một cách kỹ càng, chưa thấy được rõ những hoạt động, tác động và đặc điểm của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, đặc biệt trong thế kỷ XIX. 1.2. Tình hình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc Các công trình bằng tiếng Anh có thể chia thành từng nhóm liên quan đến nội dung luận án như sau: Nhóm thứ nhất, tìm hiểu về chế độ nô lệ nước Mỹ, thân phận người nô lệ da đen ở Mỹ và sự phản kháng của họ trong các đồn điền ở miền Nam nước Mỹ. Nhóm thứ hai, tìm hiểu về phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, những nhân vật lịch sử có đóng góp to lớn cho phong trào và những thành tựu của phong trào này ở Mỹ vào thế kỷ XIX. Nhóm thứ ba, là tìm hiểu về tác động của chế độ nô lệ, phong trào giải phóng nô lệ tới các sự kiện chính trị, xã 4
- hội, luật pháp ở Mỹ thế kỷ XIX. Nhóm thứ tư, các công trình nghiên cứu toàn diện về chế độ nô lệ Mỹ, phong trào giải phóng nô lệ và kết quả của nó trong lịch sử nước Mỹ 1.3. Nhận xét Tại Việt Nam chủ đề về “phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ từ năm 1830 đến năm 1865” nhìn chung chưa được đề cập một cách chuyên sâu và hệ thống. Ưu điểm của các công trình nước ngoài mà tác giả tiếp cận được là nguồn tài liệu phong phú, quý giá, thậm chí ở một số công trình còn đưa ra những tư liệu gốc hết sức có giá trị. Tuy nhiên, do đa phần các công trình mà tác giả đã tiếp cận đều viết dưới dạng tập hợp tư liệu, tập hợp sự kiện, tập hợp ý kiến chứ hầu như không có sự kết hợp đánh giá tác động và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ đối với lịch sử nước Mỹ, cuộc sống của người Mỹ gốc Phi cũng như tới thế giới. Vì vậy, với đề tài này, tác giả mong muốn lấp đầy những khoảng trống về vấn đề nghiên cứu trong nước, đồng thời đưa ra những luận giải cá nhân dưới góc độ đa chiều, khách quan của một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ (18301865) 2.1. Cơ sở của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (1830 1865) 2.1.1.Cơ sở nhận thức Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ chính là sản phẩm từ nhận thức của người Mỹ về chế độ nô lệ. Nền tảng của những nhận thức chính là những tư tưởng tiến bộ về quyền con người của các nhà triết học châu Âu tiêu biểu như John Locke (16321704) và Thomas Paine (17311809). Nhận thức của người nô lệ sau năm 1787 đến trước Nội chiến (18611865) mới chỉ dừng lại ở việc tự giải phóng mình khỏi thân phân nô lệ. Nhưng trong thời kỳ Nội chiến, nhận thức của các nô lệ đã thay đổi. Họ bắt đầu ý thức được rằng trong cuộc chiến này, tự do của họ gắn liền với chiến thắng của Liên bang miền Bắc và sự 5
- thất bại của Liên minh miền Nam. Lúc này, họ đã đặt sự tự do của mình trong mối quan hệ chính trị với cả dân tộc nên cuộc đấu tranh của họ không còn mang tính chất tự phát như thời kỳ trước mà gắn liền với những hoạt động chung của Liên bang nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh, bảo toàn sự thống nhất của quốc gia. Bên cạnh các nô lệ thì những người da đen tự do cũng nhận thức được yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ Mỹ, họ coi cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ là một nhiệm vụ của mình và gắn nó với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đòi quyền bình đẳng cho người da đen. Trong khi đó, sau năm khi Hiến pháp Mỹ ra đời năm 1787, nhận thức của những người da trắng về chế độ nô lệ đã có sự khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc. Ở miền Nam, người da trắng tìm cách ngăn cản sự nổi dậy của các nô lệ bằng các đạo luật ngày càng nghiêm khắc, tàn bạo và lên án các hoạt động đấu tranh chống lại chế độ nô lệ. Ở miền Bắc, nhận thức của người Mỹ về chế độ nô lệ được đặt trên nhiều phương diện khác nhau từ kinh tế, chính trị đến đạo đức, xã hội. Quan điểm đạo đức cho rằng chế độ nô lệ là tội lỗi, quan điểm chính trị cho rằng sự mở rộng của chế độ nô lệ về phía Tây bởi nó sẽ làm cho cán cân quyền lực nghiêng về các chủ nô miền Nam, quan điểm kinh tế cho rằng chế độ nô lệ bởi nó làm tổn hại nghiêm trọng đến nền sản xuất công thương, xuất phát từ quan điểm xã hội, những người phụ nữ cũng lên án chế độ nô lệ bởi sự bất công, bất bình đẳng. Trong giai đoạn 18611865, nhận thức của người miền Bắc về chế độ nô lệ được đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ bảo toàn sự thống nhất của Liên bang dù ban đầu không phải như vậy. Điển hình cho nhận thức của những người miền Bắc về yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ chính là Abraham Lincoln. Mặc dù có sự chia rẽ giữa những người da trắng miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ và những người da trắng miền Bắc phản đối sự tồn tại của nó nhưng cả hai đều có điểm chung tương đồng trong định kiến chủng tộc với người da đen. Bởi vậy, thời kỳ đầu, phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ chính là việc đưa những người da đen trở về châu Phi. Ngay cả những nhà lãnh đạo có quan điểm tiến bộ như Jefferson hay Lincoln cũng vẫn chưa thoát khỏi định kiến này. Điều này cũng là nguyên nhân lý giải tại sao phong trào đấu tranh từ năm 6
- 1830 đến năm 1865 dù đã xóa bỏ được chế độ nô lệ nhưng người da đen lại không thực sự được giải phóng và cuộc đấu tranh của người da đen vẫn còn kéo dài trong thế kỷ tiếp theo. 1.1.2.Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1.Thực trạng chế độ nô lệ *Sự ra đời của chế độ nô lệ Chế độ nô lệ ở Mỹ được hình thành từ thập niên 60 của thế kỷ XVII, hoàn chỉnh vào thập niên 80 của thế kỷ XVII, sau đó được phát triển và mở rộng vào thế kỷ XVIII, với sự tấp nập trong hệ thống buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Cơ sở của chế độ nô lệ là hệ thống lao động da đen được nhập khẩu từ châu Phi. Lợi nhuận to lớn từ việc sử dụng nô lệ da đen đã khiến chế độ nô lệ trở thành một hệ thống kinh tế xã hội vững chắc đến nỗi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ hay còn được coi là cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất không thể xóa bỏ được. *Bản chất khắc nghiệt của chế độ nô lệ Theo các nhà nghiên cứu, có hai yếu tố khiến chế độ nô lệ ở Mỹ trở thành một hình thức tàn bạo nhất trong lịch sử nô lệ thế giới đó là khát vọng lợi nhuận từ kinh doanh nông nghiệp kiểu tư bản và hai là sự phân biệt chủng tộc hà khắc. Sự phân biệt chủng tộc này thể hiện ngay từ việc bắt bớ và buôn bán nô lệ. Chế độ nô lệ ở nước Mỹ là một chế độ cưỡng bức vì được quản lý bởi một loạt các đạo luật nô lệ hà khắc. Các bộ luật nô lệ là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại vững chắc của chế độ nô lệ. Chính sự khắc nghiệt của chế độ nô lệ đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ và xóa bỏ chế độ nô lệ. 1.1.2.2. Hoạt động đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trước năm 1830 *Hành động phản kháng của nô lệ da đen Ngay từ thời điểm ban đầu khi bị bắt làm nô lệ, những người da đen đã liên tục phản kháng để đòi tự do cho bản thân mình. Điều đó thể hiện từ thái độ chống đối, hành động phá hoại, bỏ trốn hoặc thậm chí tìm đến cái chết để thoát khỏi 7
- cảnh nô lệ. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã tạo điều kiện cho các nô lệ bỏ trốn hoặc nổi loạn. Sau cách mạng, chế độ nô lệ dù có bị tấn công chủ yếu ở miền Bắc nhưng lại vẫn phát triển mạnh mẽ ở miền Nam và lan rộng ra miền Tây nước Mỹ. Sự phản kháng của họ diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng tất cả đều mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và không đưa đến thắng lợi. Tuy nhiên, những phản kháng ban đầu này cũng chính là cơ sở thúc đẩy cho phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở giai đoạn sau. *Hoạt động của các lực lượng da trắng tiến bộ Lực lượng chống chế độ nô lệ của người da trắng trước năm 1830 chủ yếu là lực lượng tôn giáo. Để hỗ trợ cho các hoạt động chống lại chế độ nô lệ, nhiều tổ chức và nhóm xã hội đã được thành lập nhằm chống buôn bán, nhập khẩu nô lệ, chống bắt cóc và hỗ trợ kinh tế cho các nô lệ tự do, nô lệ bỏ trốn. Bên cạnh các hội chống chế độ nô lệ, là sự xuất hiện của phong trào thuộc địa hóa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ban đầu, hoạt động của phong trào này thu hút sự tham gia của nhiều cá nhân tiến bộ. Tuy nhiên, sau đó dần lụi tàn do những hạn chế về tài chính cũng như định kiến phân biệt chủng tộc. Sự đi xuống của phong trào thuộc địa hóa buộc các nhà hoạt động chống lại chế độ nô lệ cần phải thành lập các tổ chức khác với mục tiêu và định hướng hoạt động hợp lý hơn. 2.2. Những nhân tố tác động tới phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (18301865) 2.2.1. Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trên thế giới Vào năm 1788, Jacques Pierre Brissot đã sáng lập Hội bạn bè của người da đen để đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1848, dưới nền Cộng hòa thứ hai (18481852), Hiến pháp chính thức quy định xóa bỏ chế độ nô lệ trên toàn đế quốc Pháp. Năm 1807, nước Anh tuyên bố xóa bỏ mua bán nô lệ châu Phi. Vào năm 1833, Nghị viện Anh đã thông qua Luật giải phóng nô lệ. Đến năm 1838, tất cả các nô lệ ở đế quốc Anh được tự do. Bên cạnh chính sách của các nước thực dân trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ thì cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô 8
- lệ trên thế giới, đặc biệt là ở châu Mỹ đã tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. 2.2.2. Phong trào tôn giáo “Đại thức tỉnh” lần thứ nhất và lần thứ hai Hai phong trào tôn giáo lớn mang tên cuộc “Đại thức tỉnh lần thứ nhất” (17201770) và cuộc “Đại thức tỉnh lần thứ hai” (17901850) đều có ảnh hưởng tới các nhà hoạt động đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ trên nhiều phương diện. Nếu như tư tưởng tôn giáo cải cách trong phong trào “Đại thức tỉnh lần thứ nhất” hướng tới sự cứu rỗi công bằng, khoan dung tôn giáo và coi chế độ nô lệ là một tội ác nhằm thay đổi nhận thức về mặt đạo đức của cá nhân thì cuộc “Đại thức tỉnh lần thứ hai” ảnh hưởng đến các nhà hoạt động trong phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ theo hai hướng cơ bản. Thứ nhất, sự cứu rỗi trong tôn giáo trở thành một phương tiện để thực hiện các cải cách xã hội trong đó có xóa bỏ chế độ nô lệ. Thứ hai, tại miền Nam sau khi tiếp thu tư tưởng tôn giáo cải cách từ các nhà truyền giáo, mục sư người da trắng thì bản thân các nô lệ đã chủ động tổ chức nên các “chiến dịch phục hưng tôn giáo của người da đen”, xây dựng niềm tin và thực hiện những nghi lễ tôn giáo của riêng họ. 2.2.3.Sự phát triển của nền kinh tế tư bản Mỹ và nhu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ Từ sau cuộc chiến tranh giành độc lập, nền kinh tế Mỹ bắt đầu có những bước chuyển mạnh mẽ. Trái ngược với sự phát triển kinh tế công thương nghiệp ở miền Bắc, miền Nam lại tập trung vào kinh tế nông nghiệp đồn điền. Mặc dù có đầy đủ các điều kiện cho phát triển công nghiệp như tài nguyên về nước, than đá và sợi bông nhưng nền công nghiệp ở miền Nam vẫn tụt hậu hơn nhiều so với miền Bắc.Xét dưới góc độ kinh tế, chế độ nô lệ đang đi ngược lại lịch sử bởi nó ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nước Mỹ muốn xây dựng một thuế quan thống nhất, muốn sử dụng lao động tự do, muốn thúc đẩy các sáng tạo về kỹ thuật công nghiệp thì cần phải xóa bỏ chế độ nô lệ. 2.2.4. Mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc nước Mỹ 9
- Vào thế kỷ XIX, hai miền Nam Bắc nước Mỹ có những mâu thuẫn sâu sắc tác động lớn đến lịch sử nước này. Xét về mặt kinh tế, trong khi các bang miền Bắc chủ yếu phát triển công thương nghiệp thì miền Nam lại duy trì nền nông nghiệp đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ. Xét về mặt chính trị, mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc phản ánh sự hai quan điểm khác nhau giữa một bên ủng hộ việc tập trung quyền hành ở chính quyền Liên bang được Đảng Cộng hòa của A.Lincoln ủng hộ (chủ yếu ở miền Bắc) và việc phân chia quyền hành cho các tiểu bang vốn được ủng hộ bởi Đảng Dân chủ (đa phần ở miền Nam). Xét về mặt đạo đức tôn giáo, đa phần người Quaker ở miền Bắc ủng hộ tư tưởng khoan dung tôn giáo, coi chế độ nô lệ là tội ác đi ngược lại với Kinh thánh. Tất cả các lý do trên dù xét dưới góc độ nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phản ánh hai quan điểm trái ngược về vấn đề nô lệ giữa hai miền NamBắc nước Mỹ. Vào đầu thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh giữa chủ nô miền Nam và giai cấp tư sản miền Bắc diễn ra khá gay gắt khi những bang mới gia nhập Liên bang. Tháng 3 năm 1820, Quốc hội thông qua một dự án thỏa hiệp mang tên gọi Thỏa ước Missouri tạo ra thế cân bằng giữa hai bên chống chế độ nô lệ và muốn duy trì chế độ này. Sự nhượng bộ của tư sản miền Bắc vẫn không ngăn cản được ý định muốn mở rộng chế độ sang phía Tây của chủ nô miền Nam. Năm 1854, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Kansas – Nebraska, kết quả của đạo luật này là một chuỗi các cuộc chạm trán giữa những người ủng hộ và chống chế độ nô lệ diễn ra ở lãnh thổ Kansas và một số thị trấn gần bang Missouri giữa năm 1854 và 1861. Cùng với những xung đột ở Kansas, các nghị sĩ trong Quốc hội với hai quan điểm đối lập cũng công kích lẫn nhau ngay trong các cuộc họp. Đỉnh cao của các mâu thuẫn là cuộc chiến đau thương chưa từng có mà lịch sử gọi là Nội chiến Mỹ (18611865). Dù mục đích tham chiến ban đầu không phải là giải phóng nô lệ nhưng những nhà lãnh đạo Liên bang đã biết khéo léo hướng đến tới việc thủ tiêu chế độ nô lệ để giành chiến thắng trong khi đó miền Nam lại thất bại vì vẫn cố chấp bảo vệ vật cản đó. 10
- CHƯƠNG 3 TIẾN TRÌNH CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ (18301865) 3.1. Tiến trình đấu tranh bí mật, bất hợp pháp 3.1.1. Đấu tranh bí mật – Hoạt động của “Đường sắt ngầm” “Đường sắt ngầm” là một mạng lưới được hình thành và phát triển trong khoảng 30 năm trước Nội chiến (18611865) nhằm hỗ trợ nô lệ da đen miền Nam bỏ trốn đến với vùng đất tự do. Để tới được “miền đất hứa” của mình, nô lệ đã phải trải qua một hành trình đầy gian nan và vất vả. Kinh phí hoạt động của “Đường sắt ngầm” chủ yếu được quyên góp, ủng hộ từ những người Quaker, những cá nhân có tấm lòng hảo tâm và những người tham gia hoạt động trong tuyến “Đường sắt ngầm”. Các hoạt động của “Đường sắt ngầm” là hoàn toàn bí mật nên các ngôn ngữ giao tiếp đều phải được mật mã hóa. 3.1.2. Đấu tranh bạo lực 3.1.2.1.Sự phản kháng của nô lệ da đen trước Nội chiến Bên cạnh việc bỏ trốn, nô lệ cũng không ngần ngại tiến hành các cuộc nổi loạn, khởi nghĩa vũ trang dù trên thực tế đa phần không đem lại thắng lợi mà chỉ là sự đàn áp đẫm máu. Nhưng tất cả các hành động đó luôn cho thấy sự kiên cường, tinh thần chiến đấu đến cùng vì tự do của bản thân, gia đình và cộng đồng người da đen. Trong giai đoạn này có nhiều cuộc khởi nghĩa và nổi loạn ám ảnh người miền Nam như Nat Turner (1831), Creole (1841), Cherokee Nation (1842). Sự nổi dậy và lòng quả cảm của các nô lệ chứng tỏ họ có khả năng tự giải phóng nếu được trang bị về mặt vũ khí và huấn luyện quân sự. Đó chính là mong muốn của John Brown khi tiến hành cuộc đột kích ở Harpers Ferry. 3.1.2.2.Cuộc đột kích của John Brown John Brown là một người da trắng có quan điểm chống nô lệ triệt để. Ông cho rằng, cách duy nhất để xóa bỏ chế độ nô lệ là tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Cuộc đột kích vào kho vũ khí Harpers Ferry không nằm ngoài dự định đó. Rạng 11
- sáng ngày 17 tháng 10 năm 1859, quân Brown tiến hành đột kích. Dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng quân đội của Brown vẫn thất bại. 3.1.2.3.Sự phản kháng của nô lệ da đen trong thời kỳ Nội chiến Nội chiến bùng nổ, đối với nhiều nô lệ miền Nam đây là cơ hội vàng để tự giải phóng. Chiến tranh khiến các chủ nô miền Nam gặp khó khăn trong việc quản lý nô lệ. Họ lao động ít hơn, bỏ trốn ra ngoài nhiều hơn. Những nô lệ bỏ trốn được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức từ thiện và tôn giáo của miền Bắc. 3.2. Tiến trình đấu tranh công khai, hợp pháp 3.2.1. Xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức chống chế độ nô lệ 3.2.1.1.Tổ chức của người Mỹ gốc Phi Điển hình là Hội nghị của người da đen tự do – Negro Conventions (1830 1864). Các Hội nghị của người da đen tự do thể hiện sự phát triển của mạng lưới các nhà hoạt động xã hội da đen vào giữa thế kỷ XIX. Từ cuộc gặp đầu tiên vào năm 1830 ở Philadelphia đã có hàng chục các Hội nghị khác diễn ra trước khi Nội chiến bùng nổ với các cấp độ khác nhau từ liên bang cho đến bang rồi các hạt cơ sở, vùng, miền. Mục tiêu của các Hội nghị là kêu gọi sự hợp tác giữa người da trắng và người da đen trong cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ và đòi quyền bình đẳng cho người da đen tự do. Các đại biểu tham dự Hội nghị chủ yếu là nô lệ từng bỏ trốn. Họ đến từ nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau như mục sư, thương nhân, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và các nhà hoạt động chống chế độ nô lệ. 3.2.1.2. Hội chống chế độ nô lệ Vào cuối thế kỷ XVIII, một số người Quaker và người da trắng tiến bộ khác đã thành lập nên các Hội chống chế độ nô lệ rải khắp nước Mỹ. Mục đích ban đầu của các hội này là ngăn chặn quá trình nô lệ hóa những người da đen tự do và bảo vệ quyền của họ. Về sau, cùng với việc tăng nhanh số lượng nô lệ bỏ trốn từ miền Nam sang miền Bắc, các Hội này lại bí mật quyên góp hỗ trợ nô lệ bỏ trốn. Hoạt động của Hội chống chế độ nô lệ đạt đến đỉnh điểm vào thập niên 30 của thế kỷ 12
- XIX khi Hội chống chế độ nô lệ nước Mỹ được thành lập và William Lloyd Garrison cho xuất bản tờ báo chống lại chế độ nô lệ đầu tiên mang tên Người giải phóng. * Hội chống chế độ nô lệ nước Mỹ (AASS) Đầu năm 1831, một nhóm người chống chế độ nô lệ gặp nhau ở thành phố New York để lên kế hoạch thành lập một Hội chống chế độ nô lệ của toàn Liên bang. Trụ sở của AASS đóng ở thành phố New York. Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, Hội đã xây dựng một mạng lưới hệ thống cơ sở và tiến hành nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động chủ yếu tại cơ sở của AASS là tổ chức các cuộc họp thảo luận về phương pháp đấu tranh, gửi đơn kiến nghị lên Quốc hội, xuất bản ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức các buổi diễn thuyết... Hai cơ quan phát ngôn chính thức của AASS là tờ “ The Liberator ” (Người giải phóng) của William Lloyd Garrison thành lập năm 1831 và tờ tạp chí hàng tuần mang tên “ National AntiSlavery Standard ” (Ngọn cờ chống chế độ nô lệ quốc gia) của Lydia Maria Child và David Lee Child thành lập năm 1840. *Hội chống chế độ nô lệ Mỹ và quốc tế (AFSS) Hội chống chế độ nô lệ Mỹ và quốc tế (AFSS) được thành lập vào tháng 5 năm 1840 bởi một nhóm các nhà hoạt động chống chế độ nô lệ tách ra khỏi AASS vì sự khác biệt trong chủ trương chống chế độ nô lệ. Những người sáng lập nên AFSS không đồng tình với việc phát huy vai trò của phụ nữ trong đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Cơ quan tuyên truyền chính thức của AFSS là “ American and Foreign AntiSlavery Reporter” (Báo Hội chống chế độ nô lệ và quốc tế). Ngoài ra, “The Liberty Almanac” (Niên giám tự do) cũng được xuất bản như một cơ quan phát ngôn của Đảng Tự do. AFSS theo đuổi quan điểm ôn hòa trong phong trào chống chế độ nô lệ. Họ tin tưởng rằng chế độ nô lệ sẽ bị xóa bỏ nếu dựa vào hoạt động chính trị. Một chủ trương nữa là phủ nhận quyền của phụ nữ trong các hoạt động xã hội. Thời gian tồn tại của AFSS không kéo dài, năm 1855, họ chấm 13
- dứt các cuộc họp thường niên và đến năm 1859, Ban chấp hành của AFSS chính thức giải tán. 3.2.2. Đấu tranh trên lĩnh vực truyền thông 3.2.2.1.Báo chí Tờ báo có ảnh hưởng lớn đầu tiên trong lịch sử đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ là tờ “The Liberator” (Người giải phóng) ra đời năm 1831 của William Lloyd Garrison. Tờ báo này không phải là ấn phẩm duy nhất trong thế kỷ XIX có nội dung đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, nhưng sự ra đời của nó đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong phong trào, tạo nền tảng cho hàng loạt hoạt động đấu tranh khác trên lĩnh vực truyền thông. Garrison cho rằng, tuyên truyền về tội ác của chế độ nô lệ là cách duy nhất để chấm dứt chế độ Ngoài tờ “Người giải phóng” của William Lloyd Garrison, nhiều tờ tạp chí khác cũng góp phần là những công cụ tuyên truyền có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong phong trào xóa bỏ chế độ nô lệ trong giai đoạn từ năm 1830 đến năm 1865. Nhiều nhà báo người Mỹ gốc Phi bằng tài năng của mình đã phơi bày một cách chân thực nhất sự tàn ác của chế độ nô lệ và nỗ lực tìm tự do của nô lệ. 3.2.2.2.Sách, tác phẩm văn học Nhiều tác phẩm văn học thời kỳ này không chỉ có giá trị nghệ thuật to lớn mà còn là một bức tranh sinh động lột tả một cách chân thực đầy màu sắc về số phận khốn khổ của những người nô lệ như tiểu thuyết “Uncle Tom’s Cabin” (Túp lều bác Tom) của Harriet Beecher Stowe và cuốn sách “The Impending Crisis of the South: How to Meet It ” (Cuộc khủng hoảng trước mắt của miền Nam: Làm thế nào để đối mặt với nó). Bên cạnh các cuốn sách của người da trắng là những tác phẩm của người da đen như Magaret Matilda Odell với cuốn “Memoir và Poems của Phillis Wheatley” (Hồi ức và thơ của nữ thi sĩ Phillis Wheatley), “Một nô lệ bỏ trốn” của William Wells Brown, “Đời sống nô lệ” của Richard Hildreth, “Những hồi ức” của Archy Moore, loạt chuyện kể về David Barrett của Hiram Wilson, hồi 14
- ký của Jermain Wesley Lougen (1859), hồi ký của James W.C Pennington, “12 năm nô lệ” của Solomon Northup hay tự truyện của Fredrick Douglass... 3.2.2.3.Diễn thuyết trước công chúng Để vạch trần tội ác của chế độ nô lệ và kêu gọi sự ủng hộ, AASS đã tổ chức nhiều buổi diễn thuyết trước công chúng khắp miền Bắc. Nhiều nhà diễn thuyết sử dụng các quan điểm về tôn giáo để tuyên truyền chống lại tội ác của chế độ nô lệ. Số khác như Tappan hay Garrison thì thường hướng vào các vấn đề cải cách giáo dục, cải cách đất đai, sự phát triển của nền kinh tế công thương hay quyền công dân cho người da đen. Còn đối với những diễn giả vốn là nô lệ thì lại nhấn mạnh vào các câu chuyện thực tế từ cuộc đời của mình để làm bài học thúc đẩy sự vươn lên của các nô lệ. 3.2.3.4. Các tài liệu tuyên truyền khác Một trong số đó là “Appeal to the Christian Women of the South” (Lời kêu gọi phụ nữ theo đạo Thiên chúa ở miền Nam) của Angelina Emily Grimké. Grimké hướng vào phụ nữ theo Thiên chúa giáo ở miền Nam để kêu gọi họ đứng lên chống lại chế độ nô lệ. Nhiều tài liệu khác được in dưới dạng các cuốn sách nhỏ, các tờ rơi, các pano, áp phích nhằm giúp độc giả tiếp cận một cách dễ dàng nhất và dễ hiểu đối với mọi tầng lớp. Điển hình là tờ áp phích nổi tiếng mang tên “Anti Slavery Wafers” (Những chiếc bánh thánh chống chế độ nô lệ) và tờ áp phích tuyên truyền có tên gọi “Slave Market of America” (Chợ nô lệ của Mỹ). 3.2.3. Đấu tranh nghị trường 3.2.3.1.Gửi các đơn kiến nghị, bản trưng cầu dân ý Một hoạt động không thể thiếu trong đấu tranh nghị trường của các Hội chống chế độ nô lệ là gửi các kiến nghị, bản trưng cầu dân ý lên Quốc hội. Thời kỳ hoạt động sôi nổi nhất của hình thức này là giai đoạn từ 1837 đến 1839 dù trước đó Ban chấp hành AASS cũng đã tập hợp chữ ký quần chúng và đệ trình lên Quốc hội Mỹ nhiều lần nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ. 3.2.3.2.Thành lập các đảng phái 15
- Đảng Tự do ra đời vào tháng 12 năm 1839 do một nhóm những nhà hoạt động chống chế độ nô lệ thành lập. Trong năm 1848, nhiều thành viên của Đảng Tự do gặp nhau ở Buffalo, New York thành lập một Đảng mới với tên gọi Đảng Đất Tự do. Đảng này sau đó sáp nhập vào Đảng Cộng hòa năm 1854. Nền tảng của Đảng Cộng hòa cũng chính là những cá nhân hoạt động tích cực trong phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Đại hội chính thức đầu tiên của Đảng Cộng hòa được tổ chức vào ngày 6 tháng 7 năm 1854 tại Jackson, Michigan Từ đó Đảng Cộng hòa nhanh chóng tạo được ảnh hưởng sâu rộng ở các bang miền Bắc. Vào cuộc bầu cử năm 1860, với sự trúng cử của Abraham Lincoln, Đảng Cộng hòa đã thật sự kiểm soát được Quốc hội. Kết quả này đã tác động mạnh vào hệ thống luật pháp nhằm thay đổi các quy định về chế độ nô lệ, mang lại quyền tự do cho người Mỹ gốc Phi. 3.2.4. Lồng ghép với phong trào xã hội khác 3.2.4.1. Phong trào tôn giáo và xóa bỏ chế độ nô lệ Sang thế kỷ XIX, các cuộc cải cách tôn giáo đã thúc đẩy tiến trình phát triển của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Ở miền Bắc các cuộc cải cách tôn giáo phát triển mạnh mẽ, được các nhà sử học gọi là cuộc “Đại thức tỉnh tôn giáo lần thứ hai”. Phụ nữ là một thành phần tích cực trong phong trào cải cách tôn giáo. Nói cách khác, tôn giáo cũng là một công cụ hữu hiệu cho phong trào đòi quyền bình đẳng giới cho phụ nữ. Nhiều nữ diễn giả đã sử dụng Kinh thánh làm cơ sở cho việc thuyết phục xóa bỏ chế độ nô lệ. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc về chế độ nô lệ đã dẫn tới sự chia rẽ về tôn giáo giữa hai miền trong những năm 18361840. Trong khi nhiều nhà thờ miền Bắc đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ nô lệ, coi chế độ nô lệ là đi ngược lại với Kinh thánh thì ở miền Nam quan niệm rằng chế độ nô lệ chỉ là một điều không tốt chứ không phải là tội lỗi. Cho đến trước khi Nội chiến bùng nổ, vai trò của tôn giáo trong cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ được thể hiện rất rõ, từ việc khai thác những nội dung nhân đạo trong Kinh thánh để tác động vào niềm tin của giáo dân đến sự tham gia của nhiều 16
- vị giám mục, mục sư, giáo sĩ trong các hoạt động của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, thậm chí tại nhiều nơi, nhà thờ còn là địa điểm họp mặt của các nhà hoạt động trong phong trào dù gặp phải không ít sự phản đối từ các giáo dân là chủ nô ở miền Nam. 3.2.4.2. Phong trào nữ quyền và xóa bỏ chế độ nô lệ Phụ nữ trong phong trào xóa bỏ chế độ nô lệ hoạt động khá yên lặng, không gây chú ý nhưng có tính tổ chức và mang lại hiệu quả khá cao. Đầu tiên, họ tham gia vào các hội kín, các tổ chức tôn giáo, các câu lạc bộ phụ nữ bí mật đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và nô lệ như Hội chống chế độ nô lệ Mỹ, Hội những người bạn… Họ gặp nhau, cầu nguyện, góp quỹ cho các hoạt động, viết báo và xuất bản sách. Năm 1837, 71 đại biểu từ 8 bang miền Bắc tổ chức Hội nghị giải phóng nô lệ đầu tiên của phụ nữ Mỹ ở New York; họ đã xuất bản những ấn phẩm nói về nghị quyết của đại hội, hình thành ủy ban điều hành hoạt động hội, tổ chức chiến dịch vận động lấy chữ ký trong các cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ gửi tới Quốc hội Mỹ . Hàng trăm phụ nữ da trắng đã trở thành những nhà hoạt động tích cực trong phong trào giải phóng nô lệ dù họ xuất thân từ các gia đình chủ nô giàu có. Bên cạnh sự đóng góp của những phụ nữ da trắng và phong trào phụ nữ đối với kết quả của phong trào xóa bỏ chế độ nô lệ thì cũng có những phụ nữ da đen đã dũng cảm ghi tên mình vào lịch sử chống lại chế độ nô lệ. 3.2.4.3.Phong trào công nhân và xóa bỏ chế độ nô lệ Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ còn thu hút nhiều người công nhân và cộng sản Mỹ tham gia, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1848 đến năm 1865. Sự tồn tại của chế độ nô lệ là đi ngược lại với lợi ích của những người lao động tự do da trắng – những người không thể cạnh tranh với nguồn lao động giá rẻ như nô lệ da đen. Một khi chế độ nô lệ bị xóa bỏ, sức lao động được giải phóng, không chỉ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế quốc gia mà còn tác động tích cực đối với tầng lớp lao động nghèo nước Mỹ. Với nhận thức như vậy, trong những thập niên 40, 50 của thế kỷ XIX, những người công nhân, những người lao động nghèo, những chủ 17
- đất nhỏ ở Mỹ đã cùng với những người da đen và những chủ tư sản cùng đứng lên vì mục tiêu xóa bỏ chế độ nô lệ và hỗ trợ Liên bang giành chiến thắng trong Nội chiến. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ (18301865) 4.1. Kết quả của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (18301865) 4.1.1. Sự ra đời “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” năm 1863 Kết quả lớn đầu tiên của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ từ năm 1830 đến năm 1865 là sự ra đời của Tuyên ngôn giải phóng nô lệ vào năm 1863. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng xét về mặt quân sự, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã mang lại những tác động đúng như mong muốn bằng việc tạo ra sự hỗn loạn ở miền Nam và lấy đi của quân Liên minh nhiều nguồn lao động giá trị. Xét về mặt ngoại giao, thì văn kiện này cũng đã thành công trong việc tập hợp cho miền Bắc sự ủng hộ của hàng nghìn người lao động Anh và Châu Âu – những người luôn muốn chứng kiến nhân dân lao động giành quyền tự do ở khắp nơi trên thế giới. Xét về mặt nhân quyền, văn kiện đã mang lại hy vọng cho hàng triệu người da đen vào một tương lai tươi sáng, khôi phục lại niềm tin cho những người đã tham gia đấu tranh bền bỉ vì nền tự do của nước Mỹ. Đó chính là kết quả đầu tiên quan trọng nhất của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ. Không dừng lại ở đó, bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã tạo đà cho những bước tiến sâu sắc hơn với sự ra đời của các Tu chính án thứ 13, 14 và 15. 4.1.2. Các tu chính án Với việc bổ sung các nội dung liên quan đến xóa bỏ chế độ nô lệ và công nhận quyền công dân của người da đen trong Hiến pháp Mỹ, người Mỹ gốc Phi đã bước sang một trang sử mới, vị thế luật pháp thay đổi, có quyền bầu cử và tham 18
- gia chính thức vào các hoạt động chính trị. Đây chính là những kết quả sâu sắc nhất mà phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ hướng tới và đã thành công. * Tu chính án thứ 13 (Sửa đổi Hiến pháp lần thứ 13) Ngày 18 tháng 12 năm 1865, Tu chính án thứ 13 chính thức được thông qua xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ trên lãnh thổ Liên bang Mỹ. * Luật các quyền dân sự năm 1866 và Tu chính án thứ 14 (1868) Luật các quyền dân sự năm 1866 là một bước tiến quan trọng trong quá trình đòi nhân quyền cho người da đen vào thời kỳ sau Nội chiến. Đạo luật chứa đựng ba yếu tố cơ bản đưa người da đen vào dòng chảy của lịch sử xã hội nước Mỹ một cách công bằng với người da trắng: là công nhận quyền bình đẳng của mọi người dân bất kể màu da, chỉ rõ các quyền công dân của họ và đưa ra chế tài cho bất cứ một hành vi bất bình đẳng nào với người da đen. Tu chính án thứ 14 được đề xuất ngày 13 tháng 6 năm 1866 và phê chuẩn ngày 9 tháng 7 năm 1868, đề cập đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đó có những người công dân mới tức những nô lệ mới được trả tự do sau Nội Chiến. * Tu chính án thứ 15 (Sửa đổi Hiến pháp lần thứ 15) Tu chính án thứ 15 được đề xuất vào ngày 26 tháng 2 năm 1869 và phê chuẩn chính thức vào ngày 3 tháng 2 năm 1870. Tu chính án đảm bảo quyền được bỏ phiếu của tất cả các công dân (bao gồm cả những người “công dân mới được trả tự do”) sau Nội chiến. 4.2. Tác động tích cực của phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ (18301865) 4.2.1. Tác động tới diễn biến và kết quả Nội chiến (18611865) Thái độ và hành động của nô lệ khiến cho cả quân Liên bang và Liên minh phải thay đổi các chính sách dù trực tiếp hay gián tiếp nhằm kết thúc chế độ nô lệ. Đó cũng là một cách giúp nô lệ đến gần với tự do hơn. Chính phủ Liên bang nhờ biết cách tập hợp lực lượng cũng đã giành ưu thế trong cuộc chiến. 4.2.1.1. Quân Liên bang giành ưu thế từ các chính sách hỗ trợ nô lệ 19
- Thứ nhất là các chính sách hỗ trợ cựu nô lệ. Thứ hai là các chính sách tuyển lính da đen. Thứ ba là chính sách giải phóng nô lệ. 4.2.1.2. Chính sách của chính phủ Liên minh với nô lệ Trước mùa thu năm 1862, chính phủ Liên minh đã cho phép sung công các nô lệ. Không chỉ vậy, một số người da trắng miền Nam còn muốn vũ trang cho những người da đen ngay từ khi chiến tranh bắt đầu và những nhà cầm quyền địa phương đã cho phép tuyển mộ người da đen làm các công việc phục vụ quân đội. Tuy nhiên, do có quá nhiều ý kiến phản đối trong chính phủ Liên minh cho nên khi đưa ra luật tuyển lính da đen vào năm 1863 thì Liên minh gần như đã bị phá hủy bởi sự tấn công dữ dội của các lực lượng Liên bang và những xung đột nội bộ của chính nó. Sự thất bại lớn nhất của miền Nam ở chỗ, chế độ mà họ đang muốn bảo vệ lại là vật cản của họ trong cuộc Nội chiến. 4.2.2. Tác động tới cuộc sống của người Mỹ gốc Phi Phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ đã thực hiện được mục tiêu lớn nhất của nó sau Nội chiến là giải phóng nô lệ da đen. Người Mỹ gốc Phi giờ đây về mặt luật pháp được công nhận bình đẳng với người da trắng. Một là, những tác động tích cực về mặt kinh tế. Tự do đồng nghĩa với vị thế kinh tế mới đối với người da đen đã được xác lập. Từ địa vị của những người nô lệ không sở hữu bất cứ tư liệu sản xuất nào giờ đây họ đã được sở hữu đất đai. Hai là, tác động tích cực về mặt xã hội. Về tôn giáo, trước khi chế độ nô lệ kết thúc, nô lệ da đen không được tham gia nhà thờ của người da trắng nhưng khi tự do họ đã xây dựng nhà thờ của riêng mình. Đa số các nhà thờ của người da đen thuộc Hội thánh Baptist và Hội Giám lý (gốc từ đạo Tin lành). Về giáo dục, người da đen đã có cơ hội được học tập nhiều hơn. Ba là, tác động tích cực trong đời sống chính trị. Thứ nhất, việc ban hành các bộ luật về nhân quyền và bổ sung các điều khoản mới của Hiến pháp giúp người da đen có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền công dân. Hai là, người da đen được tham gia vào các cơ quan nhà nước, vào bộ máy chính quyền 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn