intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lí kinh tế: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc" nhằm đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập phía Bắc; Phân tích những tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng. Khảo sát, đề xuất mô hình về mặt định lượng đánh giá tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động các trường cao đẳng công lập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lí kinh tế: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG XUÂN CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TẠI ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC Chuyên ngành: Quản lí kinh tế Mã số: 9340410.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường đại học Kinh tế –Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng 2. PGS. TS. Vũ Văn Hưởng Phản biện: 1: Phản biện: 2: Phản biện: 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi .... giờ ..., ngày..... tháng .... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức thiết trong quá trình hội nhập hiện nay, nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực với chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động ngày một cạnh tranh. Có thể thấy rằng nguồn lực tài chính là cơ sở, tiền đề để các cơ sở giáo dục nói chung, các trường cao đẳng công lập nói riêng tăn cường khả năng hoạt động, đem lại hiệu quả trong hoạt động của các trường. Quản lý tài chính là tổng thể các công cụ phương pháp mà chủ thể quản lý là các trường Cao đẳng tác động đến hoạt động tài chính của trường. Nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý tài chính tới kết quả hoạt động các cơ sở giáo dục đào tạo đặc biệt quan trọng trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, bởi đây là một căn cứ quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước, bộ máy quản lý của các trường đại học, cao đẳng đưa ra những quyết định phù hợp về sử dụng nguồn kinh phí để nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả nghiên cứu còn tạo điều kiện cho nhiều đối tượng (GV, sv, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, phụ huynh sv, đại diện tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,...) đang tham gia giám sát sát hệ thống đào tạo có các thông tin đầy đủ về các cơ sở đào tạo, qua đó các thông tin trong nhà trường và từ nhà trường tới cấp trên được minh bạch hơn. Nhận thức về những vấn đề trên, đề tài “Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ (và câu hỏi) nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu phân tích và làm rõ được tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc. Từ đó, cung cấp những bằng chứng, thực nghiệm, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc đạt hiệu quả tốt hơn 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tài chính và quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung và các trường cao đẳng công lập nói riêng. Đưa ra quan điểm về quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập và tác động của nó tới hoạt động của các trường cao đẳng công lập; Commented [NXH1]: Đã đề cập hệ thống hóa, có nghĩa là về mặt lý thuyết hay lý luận nên ko đề cập cụ thể cho “Phía Bắc”. Còn - Xây dựng cơ sở lý thuyết về mặt định tính đánh giá tác động của quản lý tài chính sau đó mới vận dụng lý luận này để phân tích cho các trường phía bắc – Thì là ở phần thực trạng đến các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng; - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập phía Bắc; Phân 1
  4. tích những tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng. Khảo sát, đề xuất mô hình về mặt định lượng đánh giá tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động các trường cao đẳng công lập. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị về quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập phía bắc nhằm nâng cao kết quả hoạt động. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu hướng đến đạt được mục tiêu nghiên cứu như đề cập ở trên, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nội dung của quản lý tài chính tác động như thế nào đến hoạt động của trường cao đẳng công lập? Các yếu tố quản lý tài chính tác động mạnh yếu như thế nào đến các hoạt động của trường cao đẳng công lập? - Cơ chế tự chủ tài chính sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc? - Việc quản lý tài chính tác động như thế nào đến hoạt động của các đối tượng trong trường: Giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên? - Cần có những giải pháp, kiến nghị gì về quản lý tài chính đối với các trường cao đẳng công lập phía bắc để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn về tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Mẫu nghiên cứu là 88 trường cao đẳng công lập khu vực phía bắc. Các trường này được phân thành 06 nhóm theo 2 tiêu chí: Thứ nhất là tiêu chí vùng (vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc), thứ hai theo đơn vị chủ quản (UBND tỉnh, các Bộ, đơn vị chủ quản khác). + Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 và đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025 và những năm tiếp theo. + Phạm vi về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ tác động của quản lý huy động nguồn lực, quản lý phân bổ, kiểm soát tài chính, tổ chức bộ máy quản lý tài chính, cơ chế và khung pháp lý đến các hoạt động tuyển sinh, hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường Cao đẳng công lập phía Bắc. Commented [NXH2]: Chỗ này đề cập những tác động nào: Ví dụ như: QUan lý tài chính bao gồm những nội dung gì, những nội 4. Phương pháp nghiên cứu dung đó tác động đến hoạt động của các trường; Có giới hạn một số hoạt động cơ bản của các trường CĐCL hay toàn Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật bộ hoạt động…? lịch sử; Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như Phương pháp trừu tượng 2
  5. hóa, phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, … để tổng hợp, phân tích và đánh giá sơ bộ những vấn đề chung tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và xác định các nhân tố của quản lý tài chính ảnh hưởng tới hoạt động nhà trường. Hoàn thiện kiểm tra, chọn lọc mô hình nghiên cứu và phát triển thang đo, phiếu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thu thập dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo hoạt động của 88 trường cao đẳng. * Đối với số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sinh khảo sát các đối tượng qua phiếu khảo sát bằng đa dạng hình thức: phiếu khảo sát online; phiếu giấy trực tiếp và phiếu khảo sát qua gmail. Bảng khảo sát đa phần là những câu hỏi dạng thang đo likert với thang đo mức 5 Phân tích dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng những bảng biểu, biểu đồ để biểu diễn những chỉ số thống kê, so sánh những chỉ số theo những đặc điểm: khu vực, thời gian, Từ đó có thể đưa ra cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tìm ra những biểu hiện mới đóng góp mới cho nghiên cứu. * Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sau khi được tổng hợp sẽ được đem đi làm sạch, loại bỏ những dữ liệu không chính xác, sai định dạng, không liên quan, Dữ liệu sau khi làm sạch sẽ được đem đi phân tích kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những thang đo không phù hợp. Các thang đo đủ điều kiện được dùng để phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng các nhân tố phục vụ cho hồi quy. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích tác động của quản lý tài chính đến hoạt động nhà trường, bên cạnh kết quả hồi quy là một số kiểm định cho thấy mô hình đề xuất là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của đề tài: 5.1 Về lý luận Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về tài chính và quản lý tài chính, quan điểm về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập làm cơ sở vững chắc để phân tích và làm tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. 5.2. Về thực tiễn Luận án tiến hành phân tích, đánh giá hệ thống các trường cao đẳng công lập phía Bắc 3
  6. và lựa chọn 88 trường thuộc các chủ quản và khu vực địa lý khác nhau để tiến hành nghiên cứu định lượng. Luận án đã xây dựng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến số đánh giá tác động của quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Luận án đã đưa vào mô hình nghiên cứu một số biến kiểm soát: khu vực, chủ quản nhằm phân tích, so sánh sự khác biệt giữa tác động quản lý tài chính đến hoạt động nhà trường qua các tiêu chí đó. Luận án đã đưa ra 5 nhân tố của quản lý tài chính: Quản lý huy động vốn; Quản lý phân bổ; Kiểm soát tài chính; Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và Cơ chế khung pháp lý tác động đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Sau đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động nhà trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được sự tác động mạnh yếu của các nhân tố quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc, một số nhân tố quản lý tài chính quan trọng có mức ảnh hưởng lớn thì thực trạng hoạt động đang còn được đánh giá thấp: Cơ chế quản lý; Quản lý huy động. Luận án đã chỉ ra được sự khác biệt về tác động quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc theo chủ quản quản lý. Luận án đề xuất những giải pháp giúp tăng cường hoạt động quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập nói chung, khu vực phía Bắc nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất 4
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo 1.1.2. Nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đến hoạt động giáo dục, đào tạo 1.1.2.1. Tiếp cận theo hướng huy động nguồn lực tài chính 1.1.2.2. Tiếp cận theo cơ chế quản lý, khung pháp lý 1.1.2.3. Tiếp cận theo cơ cấu sử dụng nguồn tài chính 1.1.2.4. Tiếp cận theo hướng kiểm soát tài chính 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên phần nhiều mới phân tích ở khía cạnh cơ chế tài chính cho giáo dục đào tạo hay đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong giáo dục đào tạo ngay cả các công trình nghiên cứu chuyên biệt về cơ chế tài chính cho giáo dục công lập cũng chưa làm rõ được quản lý tài chính có ảnh hưởng gì đến kết quả giáo dục? Điều này dẫn đến chưa đủ những luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục. Phần đa các công trình đều nghiên cứu trên giác độ giáo dục ở bậc đại học, ở hoạt động giáo dục ở cấp cao đẳng (nhất là các trường cao đẳng ở Việt Nam nơi có nhiều hình thức, cấp đào tạo) chưa được đề cập đến. Từ đó có thể thấy được khoảng trống nghiên cứu của luận án như sau: - Các nội dung của quản lý tài chính: Quản lý huy động nguồn lực, quản ý phân bổ nguồn lực, kiểm soát tài chính, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tác động như thế nào đến các hoạt động của các trường. - Cơ chế tự chủ tài chính sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía bắc. - Có sự khác nhau về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường nếu như sai khác về đơn vị chủ quản, vị trí địa lý của trường. - Việc quản lý tài chính tác động như thế nào đến hoạt động của các đối tượng trong trường: Giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên 5
  8. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP 2.1. Tài chính và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập 2.1.1. Tài chính các trường cao đẳng công lập 2.1.1.1. Khái niệm 2.1.1.2. Nội dung tài chính tại các trường cao đẳng công lập. 2.1.1.3. Tự chủ tài chính tại các trường cao đẳng công lập 2.1.2. Quản lý tài chính tại các trường cao đẳng công lập 2.1.2.1. Khái niệm 2.1.2.2. Các công cụ quản lý 2.1.2.3. Các phương pháp quản lý 2.1.2.4. Nội dung quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập 2.1.2.5. Đặc điểm và yêu cầu của quản lý tài chính trong các trường cao đẳng công lập 2.1.2.6. Vai trò của quản lý tài chính 2.1.2.7. Tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý tài chính 2.2. Hoạt động của các trường cao đẳng công lập 2.2.1. Hoạt động xây dựng chương trình đào tạo 2.2.2. Hoạt động tuyển sinh 2.2.3. Hoạt động tổ chức đào tạo 2.2.3.1. Hoạt động giảng dạy và học tập 2.2.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng đào tạo 2.2.3.3. Các hoạt động bảo đảm cho đào tạo 2.2.4. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2.3. Tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập 2.3.1. Tác động đến việc xây dựng chương trình đào tạo 2.3.2. Tác động quản lý tài chính đến hoạt động tuyển sinh 2.3.3. Tác động quản lý tài chính đến tổ chức đào tạo 2.3.3.1. Tác động đến giảng dạy của đội ngũ giảng viên 2.3.3.2. Tác động đến đội ngũ cán bộ quản lý 2.3.3.3. Tác động đến hoạt động học tập sinh viên 2.3.4. Tác động cơ sở vật chất, học liệu 6
  9. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu 3.3.3. Thu thập dữ liệu 3.3.4. Thiết kế bảng hỏi Dựa trên những tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng hỏi gồm 2 phần: Phần 1: Câu hỏi nhân khẩu học Các câu hỏi nghiên cứu về nhân khẩu học: Tuổi, giới tính… là những câu hỏi mang tính định tính, tích vào ô hoặc điền có không. Phần 2: Câu hỏi khảo sát đánh giá 7
  10. Trong phần này tác giả xây dựng bảng hỏi cho từng đối tượng là sinh viên, cán bộ và giảng viên: Đối với cán bộ quản lý tác giả xây dựng bảng hỏi gồm 5 nhân tố độc lập: Quản lý huy động nguồn lực (5qs); Quản lý phân bổ và sử dụng nguồn tài chính (7qs); Kiểm soát tài chính (5qs); Tổ chức bộ máy quản lý tài chính (7qs); Cơ chế quản lý và khung pháp lý (4qs); một nhân tố phụ thuộc là Tính hiệu quả của quản lý tài chính đối với các hoạt động nhà trường gồm có 4 nhân tố “Quản lý tài chính hiệu quả …. phát triển hoạt động tuyển sinh”; “Quản lý tài chính hiệu quả … phát triển hoạt động xây dựng chương trình đào tạo”; “Quản lý tài chính hiệu quả … phát triển hoạt động tổ chức đào tạo”; “Quản lý tài chính hiệu quả … phát triển hoạt động NCKH và CGCN”. Thang đo của các quan sát là thang đo likert mức 5 (Hoàn toàn đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý). Commented [tv3]: Trích phụ lục bảng hỏi… Đối với giảng viên: Gồm những câu hỏi khảo sát ý kiến về những tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng. Thang đo của bảng hỏi là thang Commented [tv4]: Trích phụ lục bảng hỏi… đi likert mức 5 (1-Không tốt => 5-Rất tốt). Đối với sinh viên là những câu hỏi đánh giá sự hài lòng của sinh viên về nhà trường thông qua các hoạt động chính, gần gũi với sinh viên. 3.3.5. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 3.3.5. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 3.3.5.1. Phân tích đánh giá độ tin cậy Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: - Hệ số Alpha của Cronbach là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005). Công thức của hệ số này là α = N*ρ/[ 1+ρ*( N-1)], trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các câu hỏi và N là số câu hỏi (các biến quan sát được). - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). 8
  11. - Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). - Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.7). Từ kết quả phân tích thang đo Cronbach’s alpha (Phụ lục 4 bảng 3.13) ta thấy tất cả các nhân tố đều có hệ số cronbach’s alpha khá lớn, đều lớn hơn 0.7 cho thấy thang đo là phù hợp, đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu • Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng • Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: - Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5 (0.5 ≤ KMO ≤ 1): - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. - Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. - Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. 9
  12. - Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. - Giá trị Extraction của bảng Communalities: Giá trị Communalities là mức độ một biến tương quan với các biến khác. Giá trị Extraction > 0.4 là chấp nhận được, nếu biến nào có giá trị < 0.4 ta có thể loại biến. - Giá trị Cumulative % trong bảng Total Variance Explained: giá trị phương sai trích cho thấy các trục chính, hay nhân tố quan sát chính còn giải thích được bao nhiêu phần trăm đối với số liệu ban đầu. Giá trị Cumulative > 50% thì có thể cho rằng mô hình EFA là phù hợp. - Trọng số trong bảng Rotated Component Matrix: trọng số càng cao nghĩa là tương quan giữa biến quan sát với nhân tố càng lớn. 3.3.5.3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Hồi quy tuyến tính là một kỹ thuật phân tích dữ liệu dự đoán giá trị của dữ liệu không xác định bằng cách sử dụng một giá trị dữ liệu liên quan và đã biết khác. Nó mô hình toán học biến không xác định hoặc phụ thuộc và biến đã biết hoặc độc lập như một phương trình tuyến tính. Khi kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập. Nếu chỉ có một biến độc lập, mô hình được gọi là mô hình hồi quy đơn biến SLR (Simple Linear Regression). Trường hợp có từ hai biến độc lập trở lên, mô hình được gọi là hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression). - Phương trình hồi quy đơn biến: Y = β0 + β1X + e - Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e Trong đó:  Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác.  X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác.  β0: hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn. Đây là chỉ số nói lên giá trị của Y sẽ là bao nhiêu nếu tất cả X cùng bằng 0. Nói cách khác, chỉ số này cho chúng ta biết giá trị của Y là bao nhiêu nếu không có các X. Khi biểu diễn trên đồ thị Oxy, β0 là điểm trên trục Oy mà đường hồi quy cắt qua. 10
  13.  β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc. Chỉ số này cho chúng ta biết về mức thay đổi của Y gây ra bởi X tương ứng. Nói cách khác, chỉ số này nói lên có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi nếu X tăng hoặc giảm một đơn vị.  e: sai số. Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế. Sai số trong hồi quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho hai giá trị, một là các biến độc lập ngoài mô hình, hai là các sai số ngẫu nhiên. Trong thống kê, vấn đề chúng ta muốn đánh giá là các thông tin của tổng thể. Tuy nhiên vì tổng thể quá lớn, nên không thể có được các thông tin này. Vì vậy, cần dùng thông tin của mẫu nghiên cứu để ước lượng hoặc kiểm định thông tin của tổng thể. Với hồi quy tuyến tính cũng như vậy, các hệ số hồi quy tổng thể như β1, β2 … hay hằng số hồi quy β0 là những tham số muốn biết nhưng không thể đo lường được. Do đó, cần sử dụng tham số tương ứng từ mẫu để ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể. Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu: Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε Trong đó:  Y: biến phụ thuộc  X, X1, X2, Xn: biến độc lập  B0: hằng số hồi quy  B1, B2, Bn: hệ số hồi quy  ε: phần dư 11
  14. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng hoạt động và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc 4.1.1. Thực trạng hoạt động các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc 4.1.1.1. Giới thiệu các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc 4.1.1.2. Ngành, chuyên ngành và quy mô đào tạo 4.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản 4.1.2. Thực trạng Quản lý tài chính của các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc 4.1.2.1. Thực trạng quản lý huy động nguồn lực tài chính 4.1.2.2. Thực trạng quản lý phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính 4.1.2.3. Trích lập và sử dụng các quỹ 4.1.2.4. Kiểm soát tài chính 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc 4.2.1. Tác động của quản lý tài chính đến chương trình đào tạo Kểt quả thống kê cho thấy nguồn tài chính đầu tư cho chương trình đào tạo của các trường cao đẳng phía Bắc chiếm tỷ lệ thấp (trung bình chỉ từ dưới 10% trong tổng số nguồn thu) và có xu hướng giảm qua các năm (năm 2017 tỷ lệ đầu tư 3,12% trong tổng số thu; năm 2021 tỷ lệ này chỉ còn 1,83%). Tuy nhiên, một số trường trong giai đoạn 2017-2018 tỷ lệ đầu tư nguồn tài chính cho chương trình đạo tạo lại tăng lên (Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là UBND tỉnh 3,32 % lên 4,16%; Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các bộ tăng từ 2,65% lên 5,03%; Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh tăng từ 8,6% lên 11,05%; Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác tăng từ 2,23% lên 2,95%), nhưng đến giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ đầu tư tài chính cho yếu tố này của các trường đều giảm xuống, thấp nhất là Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác (năm 2021 tỷ lệ này giảm còn 0,6%). Từ bảng 3.9 có thể thấy rằng về cơ bản khối các trường cao đẳng thuộc diện các tỉnh chủ trì cao hơn khối các trường cao đẳng do các bộ cũng như những đơn vị khác chủ trì. Điều này có thể lý giải do các tỉnh đều xây dựng chuẩn trình độ nguồn nhân lực theo Quyết định Số: 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 phê duyệt khung trình độ quốc gia các tỉnh đã đầu tư thêm ngân sách cho các trường cao đẳng để xây dựng chương trình chuẩn đầu ra theo chuẩn này. Để đánh giá kết quả hoạt động của trường cao đẳng có thể lấy kết quả học tập của 12
  15. sinh viên làm nhân tố đánh giá. Giai đoạn 2017-2021 kết quả học tập của sinh viên được thể hiện ở bảng sau 3.10 (Phụ lục 1) như sau: Từ các số liệu thống kê của các trường cao đẳng phía Bắc cho thấy từ năm 2017 đến năm 2021 tỉ lệ sv có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi giảm đi (từ 5,65% xuống còn 4,64%) và tỷ lệ sv có kết quả rèn luyện xuất sắc, tốt cũng giảm dần (từ 41,13% xuống còn 38,93%). Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là UBND tỉnh, Các nhóm trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các bộ, Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác, Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh từ năm 2017 đến năm 20121 tỷ lệ sv có kết quả học tập xuất sắc, giỏi giảm trung bình gàn 1% và tỷ lệ sv có kết quả rèn luyện ở mức xuất sắc, tốt giảm trung binh 2% (từ 46,21% xuống còn 24,32%). Ngược lại với tỷ lệ sv có kết quả học tập xuất sắc, giỏi giảm thì tỷ lệ sv có kết quả học tập yếu, kém lại tăng lên từ 1,0% đến 2,8%. Nhóm các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác mặc dù quy mô đào tạo của mỗi trường nhỏ, nhưng tỷ lệ sv có kết quả học tập ở mức xuất sắc, giỏi lại tưong đối thấp (so với các trường còn lại) và có xu hướng tăng, nhưng mức tăng không đáng kể Qua số liệu bảng 3.9 và 3.10 trên cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo với chất lượng giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo tăng lên thì tỷ lệ sv có kết quả học tập vả rèn luyện đạt mức xuất sắc, giỏi, khá tăng lên. Từ đó có thể thấy rằng tỉ lệ chi cho chương trình đào tạo của các trường tăng lên làm gia tăng kết quả học tập sinh viên các trường. 4.2.2. Tác động của quản lý tài chính đến đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên được xem như là máy cái của các cơ sở đào tạo, chi lương, thưởng, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên là cơ sở để đội ngũ giảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ, qua đó làm cho kết quả dạy và học của các cơ sở đào tạo tăng lên, để xem xét yếu tố tỉ lệ chi cho giảng viên tác động như thế nào đến kết quả dạy và học của các trường cao đẳng phía Bắc số liệu được phản ánh ở biểu đồ 4.3. Biểu đồ 4.3. cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ chi cho giảng viên bình quân của các trường phía với kết quả sinh viên ra trường có việc làm của các trường trong 2 năm đầu tiên của các trường cao đẳng phía Bắc, qua biểu đồ cho thất rằng có mối quan hệ thuận chiều của tỉ lệ chi cho giảng viên và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, mối liên hệ giữa tỉ lệ sinh viên khá giỏi xuất sắc có xu hướng ít biến động khi tỉ lệ chi cho giảng viên thay đổi. Có thể thấy giai đoạn 2019-2017 tỉ lệ chi cho giảng viên của các trường cao đẳng phía Bắc có xu hướng dốc lên,tuy nhiên tỉ lệ sinh viên khá giỏi lại có xu hướng phẳng hơn, thể hiện rằng chỉ tiêu này ít có sự biến động khi mà tỉ lệ chi cho giảng viên thay đổi. Tỉ lệ sinh viên ra 13
  16. trường có việc làm cũng có xu hướng biến động nhiều hơn tỉ lệ kết quả học tập, tuy nhiên độ dốc của tỉ lệ này cũng thấp hơn của tỉ lệ chi cho giảng viên. Qua đó có thể thấy rằng việc chi cho giảng viên có tác động đến kết quả ra trường có việc làm của sinh viên, tuy nhiên tác động này cũng không hẳn là tác động chính. 4.2.3. Tác động của quản lý tài chính đến cơ sở vật chất, học liệu học tập Số liệu thống kê cho thấy, mức đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường cao đẳng phía Bắc tương đối caọ so vói các yếu tố khác, cao thứ hai sau mức đầu tư cho đội ngũ GV và trải tương đối đều qua các năm.Số liệu tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất và học liệu tại các trường cao đẳng phía Bắc được thể hiện ở bảng như sau: Từ Bảng có thể thấy nhóm các trường vùng núi phía Bắc có tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất cao hơn nhóm các trường Đồng Bằng sông Hồng. trong đó cao nhất thuộc về nhóm các trường thuộc các UBND tỉnh quản lý thuộc vùng núi phía Bắc. Có thể thấy về đầu tư cơ sở vật chất của các trường cao đẳng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2018. Giai đoạn 2018-2021 tỉ lệ chi này có dấu hiệu chững lại và xu hướng đi xuống. Để có so sánh tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất và kết quả hoạt động của trường (thể hiện qua kết quả học tập của sinh viên và tỉ lệ sinh viên ra trường được thể hiện qua biểu đồ Có thể thấy rằng giai đoạn 2017, 2018 tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất của nhóm các trường cao đẳng phía bắc giảm nhẹ tuy nhiên cả 2 tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm lại tăng mạnh, có thể lý giải rằng là giai đoạn này nền kinh tế đang đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh nên sinh viên ra trường dễ tìm việc hơn nên tác động yếu tố kinh tế xã hội mạnh hơn tác động của yếu tố đào tạo tại các trường. Tuy nhiên giai đoạn 2018-2021 thì xu hướng tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất có tác động thuận chiều với tỉ lệ ra trường có việc làm của sinh viên. Về tỉ lệ sinh viên khá giỏi ít chịu tác động của cơ sở vật chất của các trường, điều này thể hiện qua biểu đồ đường thể hiện tỉ lệ sinh viên khá giỏi của các trường biến động rất ít dù tỉ lệ chi cho cơ sở vật chất lại cùng thể hiện biến động khá mạnh. 4.2.4. Tác động của quản lý tài chính đến quản lý đào tạo, sinh viên Hoạt động của các nhà trường ngoài hoạt động dạy còn có hoạt động học và hoạt động của cơ quan quản lý, nếu xét trên khía cạnh quản lý tài chính thì hoạt động quản lý tài chính của các trường tác động nhiều hơn đến nhóm đội ngũ cán bộ quản lý (vì bộ phận này trực tiếp thực hiện chi tiêu, lập kế hoạch thu chi tài chính) Để thấy được tác động của chi tài chính cho sinh viên và quản lý đào tạo tác động như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên, số liệu được thể hiện qua bảng sau: Có thể thấy rằng tỉ lệ chi cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đều ở mức rất thấp, có thể thấy rằng các trường đều chưa tập trung chi cho hoạt động quản lý (do nguồn kinh phí còn eo hẹp). Về tỉ lệ chi cho học bổng của sinh viên cũng ở mức thấp và có thể thấy rằng tỉ lệ chi cho học bổng của sinh viên tác động trực tiếp đến tỉ lệ sinh viên khá giỏi của các trường (tăng trong giai đoạn 2017-2018, cùng giảm trong giai đoạn còn lại) 14
  17. 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc 4.3.1. Phân tích thống kê mô tả 4.3.1.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về quản lý tài chính của nhà trường 4.3.1.2. Đánh giá của giảng viên về quản lý tài chính của nhà trường 4.3.1.3. Đánh giá của sinh viên về các hoạt động của nhà trường 4.3.2 Phân tích tác động của quản lý tài chính đến các hoạt động nhà trường 4.3.2.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha 4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.3.2.3. Kết quả hồi quy đa biến Kết luận Sau khi chạy kiểm định thang đo cho 32 biến chia là 5 nhân tố, ta loại được 3 biến quan sát là KSTC1, QLPB5 và QLPB7. Các biến quan sát còn lại được đem đi phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả cho thấy không biến quan sát nào bị loại. Các nhân tố sau đó được hồi quy với nhân tố phụ thuộc HĐ, kết quả cho thấy tất cả các biến độc lập đều tác động đến biến phụ thuộc. Hệ số hồi quy đều dương cho thấy sự tác động thuận chiều của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, điều này cũng phù hợp với giải thuyết ban đầu nghiên cứu đê ra. Các kết quả hồi quy cho thấy yếu tố nào mạnh nhất, theo kết quả của mô hình thì cho thấy rằng trong các nhân tố của quản lý tài chính thì nhân tố quản lý huy động nguồn lực tài chính tác động mạnh nhất đến hoạt động của nhà trường. Thực tế khi phân tích về thực trạng quản lý tài chính ở trên cho thấy rằng các nguồn huy động của nhà trường tương đối hạn hẹp, chủ yếu đến từ nguồn NSNN và nguồn đầu tư của đơn vị chủ quản. Yếu tố về kiểm soát tài chính tác động yếu nhất đến hoạt động của các trường, tuy nhiên có thể thấy với tình hình hiện nay thì yếu tố kiểm soát tài chính ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc quản lý tài chính. Việc kiểm soát tài chính tốt sẽ dẫn đến nguồn lực được sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ tác động của quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng công lập phía Bắc có sự khác nhau giữa các đơn vị chủ quản, cụ thể mạnh nhất là UBND tỉnh > Các bộ > Các cơ quan còn lại. Và đặc điểm khu vực trường học (vùng đồng bằng sông Hồng; vùng núi phía Bắc) không chỉ ra được sự khác biệt về tác động quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. 4.3.3. Phân tích kết quả sự hài lòng của sinh viên về nhà trường Commented [NXH5]: Lưu ý đây ko phải là nôi dung chính, chỉ là một nội dung nhỏ năm trong nội dung của đề tài nên khi viết cần Theo bảng KMO và Bartlett’s Test (bảng 4.35 - Phụ lục 4) ta có hệ số KMO = 0.657 > tinh gọn lại Vì đề tài của mình la nghiên cứu tác động của QLTC đối với hoạt 0,5 (lớn hơn mức tối thiểu để đảm bảo phân tích EFA thích hợp) và mức Sig của kiểm định động của các trường CĐCL khu vực phía bắc, chứ ko phải là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài long của sinh viên về các Bartlett’s là 0,000 < 0,05 có nghĩa là các biến có tương quan trong tổng thể. Như vậy, phân tích trường (Nếu ko cẩn thận được cho là lạc đề), còn sự hài long của sinh viên chỉ là một minh chứng cho kết quả hoạt động của nhà EFA đối với các biến độc lập là thực sự có ý nghĩa. trường (chỉ là phần rất nhỏ trong KQ hoạt động của nhà trường) Như vậy, kết quả chạy phân tích nhân tố (bảng 4.36, 4.37 phụ lục 4) cho thấy luận án 15
  18. đã rút ra được 8 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên, và 8 nhân tố này giải thích 72.489% tổng thể dữ liệu. Trong đó nhóm nhân tố “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên” tách thành 2 nhân tố GV1 và GV2. Có hai biến bị loại khi chạy ma trận xoay là CTGT5 (Giáo trình môn học được biên soạn có nội dung phù hợp, dễ hiểu) của nhân tố Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; và biến CSVC1 (Phòng máy tính đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên) thuộc nhân tố Đảm bảo cơ sở vật chất. Phân tích tương quan Từ những kết quả từ bảng 4.38 - Phụ lục 4 tương quan ta thấy các nhân tố TCDT, CTGT, KTDG, NCKH và CSTC có mối tương quan với biến phụ thuộc SHL ở mức ý nghĩa 1%; nhân tố GV1 có mối tương quan với biến phụ thuộc SHL ở mức 10% và nhân tố CSVC có tương quan ở mức 15%. Nhìn chung các nhân tố đều có tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc SHL, cho thấy khớp mới giả thuyết. Trong đó biến TCDT có tương quan mạnh nhất là 0.563, tiếp đến là KTDG (0.405),… và tương quan thấp nhất là nhân tố CSVC (0.09). * Phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến (bảng 4.39 phụ lục 4) Phương trình hồi quy tuyến tính: SHL = 4.364 + 0.082*TCDT + 0.062*CTGT + 0.049*KTDG + 0.020*GV1 + 0.048*GV2 + 0.022CSVC + 0.061*NCKH + 0.060*CSTC Ta có hệ số Sig. của các biến quan trong bảng hồi quy đều nhỏ hơn 0.01. Vậy nên hệ số hồi quy của các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Và hệ số hồi quy của các biến độc lập đều dương cho ta thấy các giả thuyết ban đầu là đúng. Trong các hệ số hồi quy biến TCDT (Tổ chức đào tạo) có giá trị hệ số hồi quy lớn nhất (0.082), cho ta thấy tác động của biến TCDT lớn nhất đến Sự hài lòng của sinh viên. Sau đó đến biến CTGT (Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo) (0.062); NCKH (Nghiên cứu khoa học) (0.061) và CSTC (Chính sách tài chính) (0.60) ảnh hưởng khá lớn đến Sự hài lòng của sinh viên. Và biến tác động nhỏ nhất là biến Cơ sở vật chất với hệ số hồi quy 0.022. Hệ số xác định R2 Từ bảng Model Summary ta có R (Bảng 4.40 phụ lục 4) bình phương hiệu chỉnh là 0.554, cho ta biết 8 nhân tố ảnh hưởng 55.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 44.6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Giá trị Sig của kiểm định F là 0.000
  19. Từ kết quả bảng hệ số phóng đại VIF cho thấy các chỉ số VIF đều lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2, nên các biến độc lập trong mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Phân phối chuẩn của phần dư: Từ biểu đồ này ta thấy được một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean = gần bằng 0, độ lệch chuẩn 0.991 gần bằng 1, như vậy có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Liên hệ tuyến tính: Biểu đồ phân tán Scatter Plot (hình 4.4 - Phụ lục 4) giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không. Nếu giả định quan hệ tuyến tính được thỏa mãn thì phần dư sẽ dao động xung quanh đường tung độ 0 và không phân tán đi quá xa. Dựa vào hình trên ta thấy phần dư chuẩn hóa phân bố tập trung quanh đường tung độ 0 do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm. 17
  20. CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Commented [NXH6]: Trong phần thảo luận này chú ý: Từ kết quả chạy mô hình mình bình luận ý nghĩa kết quả, và kết hợp với 5.1.1. Thảo luận kết quả về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các thống kê mô tả - Chính là phần phân tích thực trạng QLTC và thống kê mô tả khác (nếu có), kết hộp với KQ nghiên cứu định tính (nếu trường cao đẳng phía Bắc có) và đối sánh với kết quả của các nghiên cứu trước của các tác giả khác (nếu có các KQ liên quan, lấy từ phần tổng quan nghiên cứu: 5.1.1.1. Thảo luận kết quả về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các Nếu KQ giống nhau thi thì thêm phần khẳng định vững chắc, nếu khác nhau thì luận giải tại sao khác – Đó chính là findings của mình) trường cao đẳng phía Bắc 5.1.1.2. Thảo luận kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên về nhà trường. 5.1.2. Kết luận về quản lý tài chính và tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc 5.1.2.1. Về quản lý tài chính Về yếu tố quản lý tài chính kết quả chạy mô hình cho thấy rằng tất cả các nhân tố TCBM; QLPB; KSTC; QLHD; CCQL đều có dấu dương có nghĩa rằng các biến này đều tác động thuận chiều với biến kết quả là biến HĐ. Các giả thuyết H1 đến H5 đều được chấp nhận. Về mức độ tác động của các nhân tố theo hệ số hồi quy giảm dần là: QLHD (0,429) > QLPB (0,417) > TCBM (0,324) > KSTC (0,279). Kết quả hồi quy này cũng cho thấy kết quả phù hợp với những giả thuyết nghiên cứu đặt ra. - Đối với nhân tố về khung pháp lý hầu yếu tố khung pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh và thống nhất hiện nay là điểm mấu chốt của vấn đề, khung pháp lý cho tự chủ, quản lý của các trường đại học đã được hoàn thiện và được nhiều trường đại học áp dụng, tuy nhiên đối với các trường cao đẳng thì nhân tố này đang là vấn đề đặt ra. - Kết quả mô hình cho thấy quản lý huy động nguồn lực tài chính có tác động mạnh nhất đến hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên thực trạng quản lý huy động nguồn lực tài chính tại các trường cao đẳng công lập phía Bắc đang được đánh giá chưa cao (Đánh giá trung bình mức 3,71). Việc gắn kết với các doanh nghiệp nhằm chia sẻ các nguồn lực chung và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đem lại các nguồn thu cho nhà trường hiện nay của các trường chưa thật sự tốt. Nguồn thu của các trường vẫn chủ yếu từ nguồn thu học phí và từ NSNN, số thu khác còn hạn chế, cho thấy tính bền vững về tài chính của các trường chưa cao. Đối với yếu tố quản lý phân bổ nguồn lực tài chính: Với nguồn huy động tương đối hạn hẹp, đến chủ yếu từ ngân sách nhà nước thì trường khó có thể đủ nguồn tài chính trang trải cho tất cả các hoạt động. Yếu tố Trường sử dụng nguyên tắc SMART (các mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn) hiệu quả trong quản lý ngân 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2