Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Luận án trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số đơn vị còn chưa sâu sát; việc rà soát TTHC trong đầu tư còn chưa được thường xuyên; ứng dụng chính quyền điện tử chưa hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ điện tử thấp; tình trạng doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực đất đai dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư chung của tỉnh còn thấp, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vẫn còn nhiều hạn chế… Kết quả xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 được công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho thấy Thái Nguyên xếp vị trí 18/63 địa phương trong cả nước, thấp hơn 3 bậc so với năm 2017, nằm trong số các tỉnh có chất lượng điều hành khá, với tổng số điểm đạt 64,24 điểm (giảm 0,21 điểm so với năm 2017) (VCCI, 2019). Vì vậy, nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên có tính cấp thiết, tính thời sự và ý nghĩa khoa học sâu sắc. Trên cơ sở những lý lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cũng như làm rõ các kinh nghiệm thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư. - Phân tích, đánh giá được kết quả cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, phân tích được mức độ đánh giá của các doanh nghiệp về cải cách TTHC trong đầu tư, từ đó nhận diện được
- 2 các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư bao gồm những vấn đề gì? (2) Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua đã diễn ra như thế nào? (3) Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua? (4) Những giải pháp cần thiết để cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu cải cách TTHC trong đầu tư diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Luận án tiến hành thu thập số liệu trong giai đoạn 2014-2018. + Số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan tới hoạt động cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2019. - Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động đầu tư ở đây bao gồm cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tại tỉnh Thái Nguyên, từ khâu thực hiện các thủ tục đầu tư đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư). 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án 5.1. Những đóng góp mới Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong đầu tư, cụ thể là làm rõ các khái niệm về cải cách TTHC trong
- 3 đầu tư, nội dung nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong đầu tư. Luận án tổng hợp và phân loại các TTHC trong đầu tư tại Việt Nam theo hai tiêu chí, bao gồm đối với dự án đầu tư và đối với hoạt động sau đầu tư tại Việt Nam. Luận án tổng hợp các TTHC trong đầu tư trên cơ sở thẩm quyền giải quyết thuộc các cơ quan của UBND tỉnh và mô hình hóa thành quy trình thủ tục thực hiện đầu tư bao gồm nhiều bước và có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau. Phân tích và làm rõ được thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trên nhiều khía cạnh khác nhau như: rà soát, đơn giản hóa TTHC, công bố, công khai TTHC, tiếp nhận, xử lý thông tin, kiến nghị về TTHC, hoạt động kiểm tra giám sát trong cải cách TTHC trong đầu tư. Đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của 6 yếu tố sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Luận án đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nhằm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tương lai. 5.2. Ý nghĩa của luận án Luận án làm sáng tỏ và phong phú hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng. Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự hiện tại đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng và đối với Việt Nam nói chung: cải cách TTHC trong đầu tư, là một trong những vấn đề vẫn được coi là vấn đề trọng tâm trong thu hút vốn đầu tư tại các địa phương nói chung, tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Luận án cung cấp một bản báo cáo chi tiết về thực trạng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới nhằm góp phần thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên trong cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần truyền tài thông tin, kiến nghị của nhà đầu tư tới lãnh đạo
- 4 tỉnh Thái Nguyên cũng như các sở ban ngành liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. 6. Khung phân tích luận án Chất lượng đội Hệ thống thể chế, Đầu tư cơ sở vật ngũ cán bộ, công pháp lý về TTHC chất đối với thực Sự hài lòng chức trong đầu tư hiện TTHC trong của doanh đầu tư nghiệp về thực hiện TTHC trong đầu tư CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Tuyên truyền, TRONG ĐẦU TƯ - Cơ sở vật phổ biến về cải - Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư chất cách TTHC trong - Công bố, công khai TTHC trong đầu tư - Thái độ đầu tư - Tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong phục vụ đầu tư - Thông tin - Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về phản hồi TTHC trong đầu tư - Thời gian giải quyết - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách Vai trò lãnh đạo - Quy trình TTHC trong đầu tư của lãnh đạo địa thủ tục phương - Chi phí thực hiện GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ Sơ đồ 01. Khung phân tích cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia thành 5 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
- 5 Chương 5: Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhiều vào cải cách hành chính công (public administrative reform), không có nhiều các nghiên cứu về cải cách TTHC như của UNDP (2007), Gov (2012), UN DESA (1997), Wang (2010), OECD (2000). Nghiên cứu của Morisset và Neso (2002) được thực hiện tại 32 nước đang phát triển về thực trạng các TTHC trong đầu tư. Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các nước về chi phí thực hiện TTHC giữa các nước, trong đó thấp nhất là tại các nước Nam Phi, Zambia và Chile, ngược lại cao nhất thuộc các nước Mô Zam bích, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania. Tiếp cận về đất đai và phát triển mặt bằng là lĩnh vực mà mất nhiều thời gian thực hiện nhất đối với nhà đầu tư. Chi phí thực hiện TTHC có quan hệ cùng chiều với mức độ tham nhũng. Jacobs và Coolidge (2006) nghiên cứu tổng quan về cải cách TTHC trong đầu tư trên thế giới. Nghiên cứu nhấn mạnh về chi phí cho TTHC trong đầu tư ở các nước đang phát triển thương cao hơn rất nhiều (thường gấp 3 lần) so với các nước phát triển. Những TTHC mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp thường gặp khó khăn là phê duyệt và cấp phép đăng ký kinh doanh, phát triển mặt bằng và giấy phép môi trường… 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về cải cách TTHC bắt đầu thực hiện vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nghiên cứu chung về cải cách hành chính trong quá trình đổi mới đất nước. Một số nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề tài phải kể đến những công trình như: Nguyễn Văn Thâm (2002), Painter (2003), OECD (2011), Nguyễn Trần Sỹ (2007), Phạm Thị Lan Hương (2012), Vũ Quỳnh (2017), Ngân hàng Thế giới (2011), Tạ Thị Bích Ngọc (2016)… Một số công trình nổi bật như: Đỗ Minh Trí và Bùi Bằng Đoàn (2014) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư ở tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác cải cách TTHC đã tạo được sự đột phá trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động của các cơ quan hành chính được thông suốt, tình trạng làm việc trì trệ giảm mạnh, mang đến nền hành chính ngày một chuyên nghiệp, góp phần từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên để cải cách TTHC được triển khai mạnh mẽ hơn, cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn từ lãnh đạo tỉnh, tiếp tục duy trì tốt các bộ phận
- 6 “một cửa” và thành lập “một cửa liên thông”, tiếp tục tăng cường cơ chế đối thoại với doanh nghiệp… Nguyễn Xuân Bang và Trương Xuân Vỹ (2017) nghiên cứu thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 kết quả chính về cải cách TTHC là: Rà soát và ban hành các quy định nhằm đơn giản hóa TTHC, tiến hành công khai hóa TTHC với nhiều hình thức khác nhau và triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới công tác cải cách TTHC 1.3. Đánh giá, nhận xét chung Qua khảo sát, phân tích các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu mà tác giả có thể tham khảo, chọn lọc, vận dụng trong nghiên cứu luận án của mình. Tuy nhiên, tác giả cho rằng vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu, giải quyết về cải cách TTHC trong đầu tư như số lượng công nghiên nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư còn ít, chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện. Tại Thái Nguyên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư. Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây: - Làm rõ hơn cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong đầu tư. - Nghiên cứu làm rõ cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các nội dung: rà soát, công khai TTHC trong đầu tư, xử lý phản ánh, kiến nghị trong quá trình thực hiện TTHC trong đầu tư, hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện TTHC trong đầu tư... - Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với quá trình thực hiện TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Kết luận chương 1 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ 2.1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính 2.1.1. Một số khái niệm về thủ tục hành chính 2.1.2. Phân loại thủ tục hành chính nhà nước 2.1.3. Đặc điểm của thủ tục hành chính 2.2. Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư Cải cách TTHC trong đầu tư là các biện pháp thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thiện một hoặc nhiều khâu của thủ tục hành
- 7 chính trong đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh. 2.2.2. Đặc điểm của cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư Thứ nhất, Cải cách TTHC trong đầu tư luôn gắn liền với thẩm quyền hành chính - pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước quản lý về đầu tư. Thứ hai, Cải cách TTHC trong đầu tư là hoạt động phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Thứ ba, Mọi đối tượng có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng kết quả cải cách TTHC trong đầu tư. Thứ tư, Thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư rất đa dạng và phức tạp, có rất nhiều cơ quan liên quan tham gia vào thực hiện việc giải quyết. 2.2.3. Phân loại thủ tục hành chính trong đầu tư Nhóm 1: các thủ tục liên quan đến phê duyệt thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nhóm 2: các thủ tục liên quan đến tiếp cận đất đai, phát triển hạ tầng và tiếp cận các tiện ích. Nhóm 3: các TTHC trong quá trình thực hiện đầu tư như các thủ tục về kê khai thuế, nộp thuế và các thủ tục về an sinh xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…), thủ tục về kiểm tra y tế, môi trường, phòng cháy chữa cháy, thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa, tỷ giá hối đoái…các thủ tục liên quan đến điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, điều chỉnh vốn đầu tư, chia tách, chuyển nhượng vốn… 2.2.4. Nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư - Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư - Công bố, công khai thủ tục hành chính trong đầu tư - Tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư - Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư - Chất lượng cán bộ, công chức - Công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC trong đầu tư - Vai trò lãnh đạo của lãnh đạo địa phương - Hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư - Đầu tư cơ sở vật chất đối với thực hiện TTHC trong đầu tư 2.3. Cơ sở thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư 2.3.1. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Quảng Ninh 2.3.2. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Bắc Ninh 2.3.3. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của thành phố Đà Nẵng
- 8 2.3.4. Bài học kinh nghiệm về cải cách TTHC trong đầu tư đối với tỉnh Thái Nguyên Kết luận chương 2 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận Các phương pháp tiếp cận hệ thống, công – tư và tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong luận án. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận án lựa chọn 3 vùng nghiên cứu bao gồm TP Thái Nguyên, huyện Võ Nhai và Thị xã Phổ Yên để thu thập số liệu với 545 mẫu. Bên cạnh đó, luận án cũng thu thập ý kiến của chuyên gia cũng như là số liệu thứ cấp liên quan. 3.3. Tổng hợp số liệu 3.4. Phương pháp phân tích số liệu Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích dãy số theo thời gian và phương pháp phân tích nhân tố để phân tích dữ liệu. 3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.1. Chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư, cải cách TTHC trong đầu tư 3.5.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTHC trong đầu tư 3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tư về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư Kết luận chương 3 Chương 4. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4.1.3. Tổng quan các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 4.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Rà soát, đơn giản hóa TTHC 4.2.1.1. Kết quả thực hiện rà soát và đơn giản hóa TTHC Cụ thể trong giai đoạn 2014-2018, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định công bố danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản
- 9 lý của các sở ban hành với 2.155 TTHC, trong đó ban hành mới 1.137 TTHC, bãi bỏ 1.018 TTHC. Bên cạnh đó, UBND tỉnh liên tục kiểm tra, giám sát thực hiện công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh tại các đơn vị cấp Sở, cấp huyện, cấp xã, công khai địa chỉ số điện thoại, địa chỉ cơ quan tiếp nhận phản ánh kiến nghị thông qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định. Sơ đồ: Số lượng TTHC ban hành mới, bãi bỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2018 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về công tác CCHC của UBND tỉnh Thái Nguyên) 4.2.1.2. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cải cách TTHC Đánh giá của doanh nghiệp về “các văn bản liên quan đến TTHC trong đầu tư”, bao gồm ban hành đầy đủ và chi tiết, niêm yết công khai và chi tiết, cập nhật đầy đủ và kịp thời, có thấp hơn một chút (tương ứng với 3,67; 3,66 và 3,64) nhưng đều ở mức khá. Các doanh nghiệp được khảo sát cũng đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu và mức độ dễ thực hiện của bộ TTHC trong đầu tư cao hơn so với mức trung bình, nhưng nếu so sánh với các tiêu chí còn lại thì điểm đánh giá này ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy bộ TTHC trong đầu tư còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp. 4.2.1.3. Đánh giá của cán bộ công chức địa phương về mức độ cải cách TTHC Kết quả khảo sát 65 cán bộ công chức địa phương về mức độ cải cách TTHC trong đầu tư được thể hiện trong Bảng 4.7. Phần lớn các đánh giá về mức độ cải cách thủ tục gồm hệ thống văn bản pháp quy, phân cấp thực hiện TTHC đều được đánh giá ở mức độ tốt (với điểm trung bình 3,86) và hợp lý (điểm trung bình 3,85). Mặc dù trong quá trình tổ chức vẫn còn một số vướng mắc do sức ép của việc cải cách
- 10 TTHC, nhưng cán bộ và công chức địa phương vẫn kịp thời xử lý những vướng mắc bất cập (điểm trung bình 3,69). 4.2.2. Công bố, công khai thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư 4.2.2.1. Công bố TTHC lĩnh vực đầu tư Tổng số TTHC trong danh mục đầu tư công bố là 110, cụ thể như sau: - (1) Lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam: 22 TTHC; - (2) Lĩnh vực Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: 04 TTHC; - (3) Lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản: 04 TTHC; - (4) Lĩnh vực Viện trợ phi chính phủ nước ngoài NGO: 01 TTHC; - (5) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: 60 TTHC; - (6) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã: 19 TTHC. 4.2.2.2. Công khai TTHC lĩnh vực đầu tư Các TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư sau khi công bố công khai trên cổng Thông tin điện tử của ủa Cơ quan, niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa, đều được cập nhật, tích hợp và công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. 4.2.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận thông tin TTHC trong lĩnh vực đầu tư Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về tiếp cận thông tin lĩnh vực đầu tư nói chung, đặc biệt là các dự án đầu tư được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên (Bảng 4.8) cho thấy điểm đánh giá trung bình chung dao động từ 3,35 đến 3,60 tương ứng với mức khá, trên trung bình. Xét về bản chất, tiêu chí “Điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện dễ dàng” được đánh giá ở mức thấp nhất (3,35) so với các tiêu chí khác hoàn toàn có thể lý giải được, bởi quá trình nộp hồ sơ dự án đầu tư cần được chuẩn bị đầy đủ và thực hiện theo quy trình chặt chẽ. 4.2.2.4. Đánh giá của cán bộ công chức về thông tin TTHC trong lĩnh vực đầu tư Kết quả đánh giá thể hiện nhóm cán bộ, công chức địa phương đánh giá cao về tính kịp thời của thông tin cung cấp về TTHC trong lĩnh vực đầu tư cung cấp trên trang thông tin của UBND tỉnh, thành phố và Sở kế hoạch Đầu tư với điểm trung bình 3,97. 4.2.3. Tổ chức thực hiện cải cách TTHC 4.2.3.1. Quy trình thực hiện TTHC trong đầu tư Thời gian thực hiện các TTHC trong đầu tư cũng được niêm yết công khai. Cụ thể, đăng ký dự án để nhận quyết định chủ trương đầu tư có thời gian thực hiện là 60 ngày. Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư có thời gian thực hiện là 55 ngày. Xác định giá thuê
- 11 đất, sử dụng đất có thời gian thực hiện là 75 ngày. Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp trong thời gian 43 ngày. Trong khi đó, cấp giấy chứng nhận đầu tư có thời gian thực hiện là 10 ngày. Như vậy, để thực hiện một dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư cũng mất gần 1 năm để thực hiện các quy trình thủ tục. 4.2.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư Kết quả giải quyết các TTHC liên quan tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2018, có 3.064 thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, và công ty cổ phần). Số thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng, từ 447 thủ tục vào năm 2014 tăng lên tới 731 thủ tục năm 2018, tập trung chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên. 4.2.3.3. Đánh giá của DN về mức độ thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư Kết quả cho thấy thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được đánh giá là tốt nhất, tiếp theo là các thủ tục về thuế (khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế), thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thành lập/chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Các thủ tục liên quan tới đất đai và xây dựng bị đánh giá ở mức bình thường, với giá trị trung bình tương ứng là 3,38 và 3,36. Bảng: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cải cách các TTHC trong đầu tư tại Thái Nguyên Điểm Đánh giá TT Tiêu chí trung mức độ cải bình cách 1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp 3,84 Tốt Thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, 2 3,79 Tốt miễn thuế Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: 3 3,66 Tốt tên, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề Thành lập/chấm dứt hoạt động chi nhánh, 4 3,57 Tốt văn phòng đại diện 5 TTHC liên quan đến tiện ích (điện, nước) 3,46 Khá 6 Thủ tục liên quan đến đất đai 3,38 Trung bình 7 Thủ tục liên quan đến xây dựng 3,36 Trung bình Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra
- 12 Tuy nhiên, đánh giá của doanh nghiệp về mức độ rườm rà, chồng chéo trong TTHC cũng cho thấy một số vấn đề còn tồn tại. Mặc dù thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã có sự cải cách nhất định, nhưng vẫn còn nhiểu rườm rà chồng chéo. Tương tự như vậy đối với các thủ tục còn lại liên quan tới thuế, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, TTHC liên quan đến tiện ích, đất đai và xây dựng vẫn còn nhiểu rườm rà, ảnh hưởng đến thời gian của các nhà đầu từ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 4.2.4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư 4.2.4.1. Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cán bộ công chức Về đánh giá của lãnh đạo quản lý đối với thái độ phục vụ của cán bộ công chức khi tiếp nhận và xử lý các TTHC trong đầu tư, lãnh đạo quản lý đánh giá với điểm số bình quân là 4,0, tương ứng với mức tốt. Thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh Thái Nguyên được đánh giá thông qua hai kênh lãnh đạo quản lý, và đồng nghiệp đều ở mức tốt. Điều cần lưu ý là mức độ xác đáng của những phản ánh và kiến nghị về cải cách TTHC trong đầu tư từ phía doanh nghiệp và các nhà đầu tư chỉ ở mức trên trung bình. Điều này lý giải bởi sự chênh lệch giữa kỳ vọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư so với khả năng thực tế có thể đáp ứng của cán bộ viên chức quản lý về đầu tư. 4.2.4.2. Phản ánh kiến nghị thủ tục hành chính trong đầu tư từ phía doanh nghiệp Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 545 doanh nghiệp thuộc đối tượng phỏng vấn, chỉ có 73 DN đã từng gửi ý kiến phản ánh về các vấn đề liên quan tới việc thay đổi hoặc cải cách TTHC trong đầu tư đến các cơ quan thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 13,39%. Các kiến nghị của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu được phản ánh trực tiếp đến cán bộ giải quyết TTHC (44 lượt) và gửi vào hòm thư góp ý (26 lượt). Các lựa chọn gửi theo đường bưu điện hoặc gửi email không được nhiều DN lựa chọn để phản ánh các vấn đề phát sinh liên quan tới TTHC trong đầu tư. 4.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC 4.2.5.1. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư 4.2.5.2. Đánh giá của lãnh đạo quản lý về việc kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư
- 13 Kết quả phỏng vấn các lãnh đạo về mức độ thường xuyên giám sát, kiểm tra thực hiện các TTHC trong đầu tư tại địa phương sau khi cải cách với điểm bình quân là 3,40 (thang đo từ 1 đến 5 tương ứng với mức rất ít đến thường xuyên), tương ứng với mức đánh giá là khá thường xuyên. Hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đều ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện TTHC, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC; đồng thời thành lập nhiều đoàn đánh giá tiến độ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC của các đơn vị liên quan đến lĩnh vực đầu tư. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư 4.3.1. Chất lượng cán bộ, công chức 4.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC 4.3.3. Vai trò lãnh đạo của lãnh đạo địa phương 4.3.4. Hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư 4.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất trong thực hiện TTHC 4.4. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Thống kê mô tả các thang đo trong mô hình nghiên cứu 4.4.1.1. Cơ sở vật chất 4.4.1.2. Thái độ phục vụ 4.4.1.3. Thông tin phản hồi 4.4.1.5. Quy trình thủ tục 4.4.1.6. Chi phí thực hiện 4.4.1.7. Mức độ hài lòng chung 4.4.2. Kiểm định chất lượng thang đo Luận án sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm định chất lượng các thang đo, từ kết quả đánh giá chất lượng của các thang đo cho thấy, mô hình có thể bao gồm 7 yếu tố, trong đó có 6 yếu tố là biến độc lập bao gồm: cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin phản hồi, thời gian giải quyết, quy trình thủ tục và chi phí thực hiện. Nhân tố mức độ hài lòng chung là biến phụ thuộc của mô hình. Các yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm định từng thang đo của mô hình (bao gồm: cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin phản hồi,
- 14 thời gian giải quyết, quy trình thủ tục, chi phí thực hiện, mức độ hài lòng chung) bằng phân tích nhân tố khám phá. Trong phân tích này, luận án sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax do phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Kết quả thu được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến Biến quan sát KMO Eigenvalue Phương sai trích Ghi chú Cơ sở vật chất 0,789 3,323 58,511 Chấp nhận Thái độ phục vụ 0,816 3,554 51,332 Chấp nhận Thông tin phản hồi 0,701 2,074 53,756 Chấp nhận Thời gian giải quyết 0,791 2,854 61,801 Chấp nhận Quy trình thủ tục 0,868 3,281 57,477 Chấp nhận Chi phí thực hiện 0,832 2,896 63,362 Chấp nhận Mức độ hài lòng 0,862 3,035 50,936 Chấp nhận (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Sau khi kiểm định từng thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho tổng thể mô hình (bao gồm 7 thang đo). Kết quả được thể hiện ở các bảng sau: Bảng: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,820 Chi bình phương 8754,96 Kiểm định Bartlett's Bậc tự do 496 Ý nghĩa 0,000 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Hệ số KMO có giá trị = 0,820 thỏa mãn điều kiện là 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Kết quả này cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thu thập trong thực tế. Kiểm định Barllett có mức ý nghĩa bằng 0,000 50% đáp ứng tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là các biến quan sát (nhân tố) giải thích được 57,66% sự thay đổi của biến phụ thuộc (sự hài lòng chung).
- 15 Bảng: Bảng hệ số Eigenvalues Thành Giá trị Eigenvalues Tổng bình phương tích lũy phần Tổng % Biến % Tích Tổng % Biến thiên % Tích thiên lũy lũy 1 5,999 18,748 18,748 5,568 17,401 17,401 2 3,480 10,875 29,623 3,036 9,486 26,888 3 2,987 9,334 38,957 2,603 8,133 35,021 4 2,783 8,698 47,655 2,424 7,576 42,597 5 2,517 7,866 55,522 2,140 6,688 49,285 6 2,234 6,980 62,501 1,798 5,619 54,904 7 1,324 4,138 66,640 0,883 2,759 57,663 8 0,763 2,386 69,025 9 0,752 2,349 71,375 10 0,742 2,320 73,695 11 0,646 2,018 75,712 12 0,624 1,951 77,663 13 0,572 1,787 79,450 14 0,553 1,730 81,180 15 0,522 1,631 82,811 16 0,495 1,546 84,357 17 0,474 1,481 85,838 18 0,434 1,357 87,195 19 0,425 1,330 88,524 20 0,404 1,262 89,786 21 0,380 1,187 90,973 22 0,361 1,127 92,100 23 0,324 1,014 93,114 24 0,310 0,968 94,082 25 0,287 0,897 94,980 26 0,277 0,865 95,845 27 0,268 0,836 96,681 28 0,254 0,795 97,476 29 0,252 0,787 98,263 30 0,226 0,706 98,969 31 0,203 0,633 99,601 32 0,128 0,399 100,000 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Có 7 nhân tố thích hợp đại diện cho các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Các biến quán sát được rút trích vào các yếu tố đều có trọng số tải yếu tố (factor of loading) lớn hơn 0,5. Bảng: Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 5 6 7 TDPV2 0,791 TDPV1 0,775 TDPV3 0,749 TDPV6 0,689 TDPV5 0,688 TDPV4 0,593 CSVC5 0,898 CSVC2 0,821 CSVC1 0,744 CSVC4 0,705 CSVC3 0,649 QTTT1 0,864
- 16 Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 5 6 7 QTTT4 0,820 QTTT2 0,800 QTTT3 0,693 QTTT5 0,582 CPHC3 0,876 CPHC2 0,793 CPHC1 0,770 CPHC4 0,753 TGGQ4 0,801 TGGQ3 0,795 TGGQ1 0,784 TGGQ2 0,762 MDHL5 0,814 MDHL3 0,781 MDHL1 0,701 MDHL4 0,598 MDHL2 0,595 TTPH2 0,783 TTPH1 0,718 TTPH3 0,700 Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Trên cơ sở kết quả từ ma trận xoay nhân tố, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện khi phân tích nhân tố bởi hệ số Factor loading ≥0,5 và có 7 nhân tố với 32 biến quan sát được tạo ra. Các nhân tố này được đặt tên như sau: Bảng: Bảng phân tích và đặt tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với TTHC trong đầu tư Nhân Đặt tên Ký hiệu Biến tố nhân tố biến Nhân Cán bộ, công chức có thái độ lịch sự khi tiếp nhận và trả kết quả Thái độ TDPV1 tố 1 hồ sơ TTHC phục vụ Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện, nhiệt tình khi trả lời các (TDPV) TDPV2 câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp Cán bộ, công chức không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh TDPV3 nghiệp Cán bộ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ một cách công bằng TDPV4 với tất cả doanh nghiệp Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực phụ TDPV5 trách giải quyết Tinh thần, trách nhiệm cao đối với hồ sơ của doanh nghiệp TDPV6 Nhân Phòng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ rộng rãi, khang trang, đáp Cơ sở vật CSVC1 tố 2 ứng yêu cầu chất Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ (bàn ghế chờ, bãi giữ xe, (CSVC) CSVC2 quạt, nước uống, nhà vệ sinh…) được trang bị đầy đủ, có chất
- 17 Nhân Đặt tên Ký hiệu Biến tố nhân tố biến lượng Sơ đồ hướng dẫn TTHC được bố trí rõ ràng, dễ quan sát CSVC3 Nội dung các TTHC được niêm yết công khai, đầy đủ, rõ CSVC4 ràng Cách bố trí, sắp xếp nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hợp lý CSVC5 Nhân Yêu cầu về thành phần hồ sơ TTHC hợp lý Quy trình QTTT1 tố 3 Các quy trình TTHC được công khai, minh bạch thủ tục QTTT2 Các quy định pháp luật về TTHC là phù hợp (QTTT) QTTT3 Hồ sơ trả lại cho người dân, doanh nghiệp không bị thiếu, sai sót QTTT4 Người dân không phải đi lại nhiều lần QTTT5 Nhân Các loại phí, lệ phí được niêm yết công khai, đầy đủ tại nơi làm Chi phí CPHC1 tố 4 việc thực hiện Thu phí, lệ phí đúng quy định (có đầy đủ biên lai) (CPHC) CPHC2 Mức thu phí, lệ phí cho các dịch vụ TTHC là hợp lý CPHC3 Mức chi thêm các khoản phí ngoài quy định CPHC4 Nhân Thời gian chờ đợi nộp hồ sơ TTHC hợp lý Thời gian TGGQ1 tố 5 Số lần đi lại nộp và nhận hồ sơ TTHC hợp lý giải quyết TGGQ2 Thời gian trả kết quả nhanh TTHC TGGQ3 Lịch làm việc của cơ quan giải quyết TTHC phù hợp (TGGQ) TGGQ4 Nhân Người dân, doanh nghiệp có điều kiện để phản ánh, kiến nghị về Thông tin TTPH1 tố 6 TTHC phản hồi Cán bộ, công chức luôn tiếp thu những phản ánh, kiến nghị (TTPH) TTPH2 Cán bộ, công chức luôn phản hồi lại những phản ánh, kiến nghị TTPH3 (Nguồn: Tác giả xây dựng) Đối với thang đo sự hài lòng kết quả phân tích EFA chỉ ra kết quả một nhân tố và đặt tên là sự hài lòng chung. Bảng 4.29. Bảng phân tích và đặt tên đối với thang đo sự hài lòng Nhân Hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức Mức độ MDHL1 tố 7 Hài lòng về quá trình thực hiện TTHC hài lòng MDHL2 Hài lòng khi thực hiện các TTHC trong đầu tư (MDHL) MDHL3 Hài lòng về thời gian thực hiện TTHC trong đầu tư MDHL4 Hài lòng về chi phí thực hiện TTHC trong đầu tư MDHL5 (Nguồn: Tác giả xây dựng) 4.4.4. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Phân tích CFA của 7 thang đo với 32 biến quan sát thỏa mãn điều kiện được thực hiện bằng phầm mềm AMOS. Trên cơ sở kết quả phân tích EFA có 7 nhân tố đủ điều kiện để được đưa vào phân tích CFA nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập được. Kết quả phân tích CFA được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
- 18 Sơ đồ: Kết quả phân tích CFA của các thang đo trong mô hình nghiên cứu (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Từ kết quả phân tích CFA, tiến hành thực hiện một số kiểm định sau: Kiểm định sự phù hợp của mô hình; Đánh giá độ tin cậy thang đo; Kiểm định giá trị hội tụ; Tính đơn nguyên; Giá trị phân biệt. * Kiểm định sự phù hợp của mô hình Bảng: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu Các chỉ số đánh giá Giá trị CMIN/DF 2,070 GFI 0,910 TLI 0,937 CFI 0,945 RMSEA 0,044 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Bảng trên cho kết quả CMIN/DF=2,070 (
- 19 Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, luận án sử dụng 3 chỉ số bao gồm hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR) và tổng phương sai trích (AVE). Đối với hệ số Cronbach’s Alpha: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đã được phân tích và đánh giá với giá trị hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, có nghĩa các thang đo sử dụng có độ tin cậy. Đối với độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) và tổng phương sai trích (Average Variance Extracted), luận án tiến hành tính toán 2 chỉ số này, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích các nhân tố Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích Nhân tố (C) (VC) TDPV 0,851 0,490 CSVC 0,852 0,548 QTTT 0,870 0,575 CPHC 0,874 0,634 TGGQ 0,852 0,592 MDHL 0,838 0,509 TTPH 0,776 0,537 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp) Khi giá trị của độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,5 và phương sai trích có giá trị trên 0,5, các thang đo được coi là tin cậy. Với tiêu chuẩn như vậy, ta có thể thấy đa phần các độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7 và phương sai trích của tất cả các thang đo đều lớn hơn hoặc gần bằng 0,5. Do đó, các thang đo lường nhìn chung là đáng tin cậy. * Kiểm định giá trị hội tụ (Convergent validity) Kiểm định giá trị hội tụ trên cơ sở xem xét các hệ số đã chuẩn hóa của các thang đo phải ≥ 0,5 và có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết quả phân tích tại Bảng 4.32 cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa của các mối quan hệ giữa thang đo và nhân tố đều lớn hơn 0,59, do vậy các nhân tố nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ. * Kiểm định tính đơn nguyên (Unidimesionality) Mô hình có độ phù hợp với dữ liệu thu thập được là điều kiện cần và đủ để tập biến quan sát đạt tính đơn hướng trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan nhau (Steenkamp và Van Trijp, 1991). Từ kết quả nghiên cứu, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thu thập được và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận mô hình mang tính đơn nguyên. * Kiểm định giá trị phân biệt (Discriminant validity) Giá trị phân biệt được đánh giá dựa trên 2 kết quả phân tích dưới đây: (1) Hệ số tương quan giữa các nhân tố có khác với 1 hay không và có ý nghĩa thống kê.
- 20 (2) So sánh giá trị căn bậc 2 của phương sai trích với các hệ số tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại. Từ kết quả phân tích trên phần mềm AMOS, nghiên cứu tính toán được các giá trị cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp nhân tố đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tiếp theo, luận án tính giá trị căn bậc 2 của phương sai trích và các hệ số tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại, kết quả ta có thể khẳng định rằng các nhân tố đạt giá trị phân biệt. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá mô hình tới hạn của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với quá trình thực hiện các TTHC trong đầu tư đã khẳng định tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt cũng như độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu điều tra. 4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết Sơ đồ: Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra trên AMOS) Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu, giá trị Chi bình phương = 900,535, bậc tự do = 435, CMIN/df =2,070 (< 3), giá trị P =0,000. Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt giá trị yêu cầu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn