intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành Nghệ thuật

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án xác lập được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra; đánh giá được thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật; từ đó đề xuất được một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nghệ sĩ, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành Nghệ thuật

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp  ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được   ban hành theo Nghị  quyết số  29­NQ/TW đã chỉ  ra những yêu cầu  chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  của giáo dục, đặc  biệt của giáo dục đại học. Tư tưởng cốt lõi của Nghị quyết này là  áp dụng những tiếp cận hiện đại vào đào tạo và QLĐT,  ưu tiên  quản lý chất lượng và đảm bảo đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu của  thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Đây chính là những  chủ trương, định hướng chủ đạo của Đảng về  công tác QLĐT nói   chung, trong đó có hệ  thống các trường đại học khối ngành nghệ  thuật.  Bộ  Văn hóa, Thể  thao và Du lịch ­ Bộ  Nội vụ  đã ban hành   Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT­BVHTTDL­BNV quy định mã  số  và tiêu chuẩn chức danh nghề  nghiệp viên chức chuyên ngành  nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Xét ở cấp độ vĩ mô, đây chính là  chuẩn đầu ra ở mức độ khái quát, đòi hỏi các trường đại học khối   ngành nghệ  thuật phải áp dụng những biện pháp QLĐT tiên tiến  để người học phát triển năng lực, đạt được chuẩn đầu ra, đáp ứng  yêu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra là cách thức tiếp   cận hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và sự  phù hợp của sản   phẩm đào tạo với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Trong thời đại  toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,  xu hướng đổi mới giáo dục và  đào tạo là chuyển mục tiêu từ dạy và học lấy giảng viên làm trung  tâm sang dạy và học lấy người học làm trung tâm, tập trung vào  khả năng người học có thể làm được gì sau khi tốt nghiệp. Trong những năm qua, các trường đại học khối ngành nghệ  thuật đã không ngừng cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực hoạt   động trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn. Tuy nhiên, kết   quả  đào tạo nghệ thuật chưa hoàn toàn đạt được như  mong muốn . 
  2. 2 Nhiều hạn chế  trong đào tạo đại học các ngành nghệ  thuật bắt   nguồn từ  những yếu kém trong QLĐT.  Đào tạo  ở  các trường đại  học khối ngành nghệ  thuật có những đặc thù riêng,  cần có một  phương  thức  QLĐT  phù  hợp.  Từ   những  hạn  chế,  yếu  kém  của  QLĐT đã bộc lộ trong thực tế; trước những yêu cầu cấp thiết trong  đổi mới giáo dục, đào tạo theo chủ trương của Đảng; quy định tiêu  chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà nước; để đảm bảo hiệu quả  của QLĐT nghệ thuật, đáp  ứng được yêu cầu thực tiễn của ngành   thì việc tìm kiếm những tiếp cận mới trong bối cảnh hiện nay là  việc làm cần được khuyến khích. Quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan,  NCS nhận thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về  đào tạo và  QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra, tuy nhiên, ít có công trình nghiên   cứu về QLĐT theo chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành  nghệ thuật. Vì vậy, NCS lựa chọn vấn đề  “Quản lý đào tạo theo   tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học khối ngành nghệ   thuật” để làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ vừa có ý nghĩa về  lý luận, và có giá trị thực tiễn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xác lập được cơ  sở  lý luận về  QLĐT theo tiếp cận chuẩn   đầu ra; đánh giá được thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo   tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật;  từ  đó đề  xuất được một số  biện pháp QLĐT theo tiếp cận chuẩn   đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật, góp phần nâng  cao chất lượng đào tạo đội ngũ nghệ sĩ, đáp ứng yêu cầu của xã hội   trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác lập cơ sở lý luận về QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT theo tiếp  cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật.
  3. 3 Đề  xuất biện pháp QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các  trường đại học khối ngành nghệ thuật. Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các  biện pháp QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra đã đề  xuất; tiến hành  thử  nghiệm một biện pháp trong thực tế  QLĐT  ở  trường đại học   khối ngành nghệ  thuật để  minh chứng mức độ  khả  dụng của biện  pháp đã đề xuất. 3.   Khách   thể,   đối   tượng,   phạm   vi   nghiên   cứu   và   giả  thuyết khoa học 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo  ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận chuẩn đầu ra   ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về  nội  dung,  đề  tài tập trung vào các biện pháp  QLĐT trình độ  đại học theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường   đại học khối ngành nghệ thuật. Phạm vi về  khảo sát,  đề  tài chỉ  đi sâu khảo sát quá trình  QLĐT  ở  04 trường đại học khối ngành nghệ  thuật đa ngành trên  hai địa bàn là Hà Nội và Thành phố  Hồ  Chí Minh, gồm: Đại học   Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội; Đại học Sân khấu ­ Điện ảnh Thành   phố  Hồ  Chí Minh (trực thuộc Bộ  Văn hóa, Thể  thao và Du lịch);  Đại học Sư  phạm Nghệ  thuật Trung  ương (trực thuộc Bộ  Giáo   dục và   Đào tạo);   Đại  học  Văn  hóa  Nghệ  thuật   Quân đội   (trực  thuộc Bộ  Quốc phòng). Đối tượng khảo sát là các chuyên gia và  cán bộ  làm công tác QLĐT  ở  các nhà trường, giảng viên và người   học. Phạm vi về thời gian, các số liệu NCS sử dụng cho quá trình  nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới   hạn trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
  4. 4 3.4. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo  ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật hiện nay chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu ngày càng   phát triển của xã hội. Một trong những nguyên nhân quan trọng  dẫn đến tình trạng này là do QLĐT còn nhiều hạn chế. Để  QLĐT  đạt hiệu quả  cao nhất, cần áp dụng những tiếp cận phù hợp với   đặc thù đào tạo nghệ thuật, trong đó tiếp cận chuẩn đầu ra là một  trong những phương pháp chứng tỏ  hiệu quả  cao trong bối cảnh   hiện nay. Nếu các chủ thể quản lý thực hiện đồng bộ, có hiệu quả  các biện pháp QLĐT được xác định trên cơ sở kết hợp giữa lý luận  khoa học quản lý giáo dục, tiếp cận chuẩn đầu ra và phù hợp với  đặc thù, thực tiễn đào tạo nghệ thuật thì quá trình QLĐT sẽ được  tổ  chức một cách chặt chẽ, khoa học, có hiệu quả, góp phần trực  tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học khối ngành  nghệ thuật. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp  luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy   vật lịch sử; tư  tưởng Hồ  Chí Minh; khoa học giáo dục nói chung,   khoa học quản lý giáo dục nói riêng. Đồng thời, trong quá trình  nghiên cứu, đề tài vận dụng các tiếp cận: Hệ thống ­ cấu trúc; lịch  sử  ­ lôgíc; thực tiễn; chức năng quản lý và tiếp cận chuẩn đầu ra   nhằm làm sáng tỏ  những vấn đề  về  lý luận và thực tiễn của vấn  đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:  Phân tích, tổng  hợp, khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý và QLGD trong và  ngoài nước để  xác định khung lý thuyết của luận án; phân tích,   tổng hợp các chỉ  thị, nghị  quyết về  đổi mới giáo dục ­ đào tạo và  QLGD của Đảng, Nhà nước và Bộ  chủ  quản của các trường đại  học khối ngành nghệ  thuật. Qua đó, giúp NCS khái quát, đánh giá 
  5. 5 và   luận   giải   các   quan   điểm,   tư   tưởng   có   liên   quan   đến   đề   tài  nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  Phương pháp  khảo sát bằng bảng hỏi; tọa đàm; nghiên cứu sản phẩm hoạt động;   chuyên gia; thử nghiệm; xử lý số liệu, đánh giá bằng thống kê toán  học. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã xác định rõ được các khái niệm công cụ  của đề  tài: QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các thành tố  cơ  bản của  quá trình QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học  khối ngành nghệ thuật. Luận án đã xác định rõ 09 nội dung QLĐT theo tiếp cận   chuẩn đầu ra; đã xây dựng được hệ  thống tiêu chí đánh giá QLĐT  theo tiếp cận chuẩn đầu ra; đồng thời, đã xác định được 07 yếu tố  ảnh hưởng đến QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường   đại học khối ngành nghệ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận án đã đánh giá những  mặt mạnh, thuận lợi và nguyên nhân cũng như những bất cập, khó  khăn và nguyên nhân của QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các  trường đại học khối ngành nghệ thuật hiện nay. Luận án đã xác định được 04 yêu cầu cơ  bản đổi với QLĐT   theo tiếp cận chuẩn đầu ra; từ đó, luận án đã đề xuất được 05 biện   pháp QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học khối  ngành nghệ  thuật trên cơ  sở  khoa học, có tính cần thiết và khả  thi  cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý  luận về  QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học   nói chung và ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật nói riêng.   Quan niệm khoa học về  QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong   đào tạo đại học, về bản chất là việc sử dụng chuẩn đầu ra làm cơ  sở để xây dựng kế hoạch QLĐT, thực hiện triển khai quy trình đào  tạo, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo. Đảm bảo hiệu quả của 
  6. 6 QLĐT,   giúp   người   học   đạt   được   năng   lực   cần   thiết,   bao   gồm   những kiến thức, kỹ  năng và thái độ  đã xác định trong chuẩn đầu   ra, đáp  ứng được yêu cầu của thực tiễn nghề  nghiệp. Kết quả  nghiên cứu sẽ  đóng góp vào phát triển khoa học QLGD nói chung  và QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học khối   ngành nghệ thuật nói riêng. * Về  thực tiễn: Dữ  liệu khảo sát thực trạng, tổng kết về  những thành công và hạn chế trong đào tạo và QLĐT ở các trường   đại học khối ngành nghệ  thuật trong 5 năm gần đây có thể  được   sử  dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ  quản lý giáo dục,   giảng viên và người học. Những biện pháp QLĐT được đề xuất có  thể giúp các chủ thể quản lý tổ chức có hiệu quả hoạt động QLĐT  theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo đội ngũ nghệ sĩ   ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở  đầu; 5 chương (13 tiết); kết  luận và kiến nghị; danh mục các công trình công bố kết quả nghiên  cứu của đề  tài luận án; tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử  dụng trong luận án; và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài  1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý   đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả  nước  ngoài: Julia Gonzalez, Robert Wagenaar (2003) “Tuning Educational   Structures in Europe”;  Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Sören  Östlund, Doris R. Brodeur (2007) Rethinking Engineering Education:   The CDIO Approach; Edward F. Crawley, William A. Lucas, Doris R.  Brodeur,   Johan   Malmqvist   (2011)  The   CDIO   Syllabus   v2.0   ­   An   Updated   Statement   of   Goals   for   Engineering   Education;  UNESCO  (1996)  Learning: The treasure within,…  Jaap Scheerens (1990)  với 
  7. 7 mô hình CIPO (The CIPO­model); Thomas Deißinger, Silke Hellwig  (2005) Structures and functions of competency ­ Based education and   training (CBET): A comparative perspective; các nghiên cứu về  mô  hình   CDIO:  QLĐT   trên   cơ   sở   xác   định   chuẩn   đầu   ra   (learning  outcomes) để phát triển chương trình giáo dục (curriculum). Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả  trong  nước: Trần Khánh Đức (2011) Chuẩn đầu ra và phát triển chương   trình đào tạo theo năng lực  ở  bậc đại học;  Nguyễn Quang Việt  (2017) Chuẩn đầu ra giáo dục nghề nghiệp ­ Khung khái niệm và   quy trình xây dựng; Dương Phúc Tý (2011) Xây dựng mục tiêu và   chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo bậc đại học, cao đẳng theo   hệ thống tín chỉ; Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan (2010) Chuẩn đầu   ra trong giáo dục đại học; Đoàn Hữu Hải (2014)  Chuẩn đầu ra   cho một quá trình đào tạo; Đoàn Thị Minh Trinh (2016) Hướng dẫn   xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo,… Vu Anh Dung ̃ ̃  và  ̣ Phung Xuân Nha (2011) ̀ ́ ợp chuân đâu ra theo cach ti  Tich h ̉ ̀ ́ ếp cận   CDIO vao đ̀ ề  cương môn học trong khung chương trinh đao tao ̀ ̀ ̣ ;  Đoàn Thị  Minh Trinh (chủ  biên), Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công   Bằng, Peter J. Gray và Hồ  Tấn Nhựt (2012) Thiết kế và phát triển   chương trình đào tạo đáp  ứng chuẩn đầu ra;  Nguyễn Hữu Lộc,  Phạm Công Bằng, Lê Ngọc Quỳnh Lam (2014)   Chương trình đào   tạo tích hợp ­ Từ  thiết kế  đến vận hành (CDIO) ;  Đoàn Thị  Minh  Trinh, Nguyễn Hội Nghĩa (2014) Hướng dẫn thiết kế và phát triển   chương trình đào tạo đáp  ứng  chuẩn  đầu  ra;  Dương Tấn  Diệp  (2010)  Đào tạo chất lượng cao ­ Mô hình trải nghiệm tại UEF;  Nguyễn Thanh Sơn (2015) Phát triển chương trình đào tạo đại học   theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra,… 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý   đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở  các trường đại học khối   ngành nghệ thuật Những công trình nghiên cứu  tiêu biểu  của các tác giả  nước  ngoài:  Richard J. Goggin (1964)  The Theatrical Tradition and Cinema   and Television Training In American Universities; Vicki R. Lind (2007)  High Quality Professional Development: An Investigation of the Supports   for and Barriers to Professional Development in Arts Education,…
  8. 8 Những công trình nghiên cứu  tiêu biểu  của các tác giả  trong  nước: những nghiên cứu của tác giả  Trần Thanh Hiệp (Năng khiếu,   tài năng và vấn đề tuyển chọn sinh viên điện ảnh; Đào tạo điện ảnh   Việt Nam, thực trạng và những vấn đề đặt ra); Bùi Thanh Tú (2015)  Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các ngành nghệ  thuật   theo tiếp cận CDIO nhằm đáp  ứng yêu cầu của xã hội ;  Đào Đăng  Phượng (2013)  Xây dựng chương trình đào tạo trình độ  đại học   chuyên ngành Quản lý văn hóa nghệ thuật theo phương pháp tiếp cận   CDIO; Đỗ Thị Thu Trang (2016) Chuẩn hóa khung trình độ quốc gia   cho ngành diễn viên múa trong các trường văn hóa nghệ  thuật;  Hà  Thanh Hương (2016) Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ  đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh đổi mới giáo   dục Việt Nam hiện nay,… 1.2. Khái quát kết quả  công trình nghiên cứu và những  vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết 1.2.1. Khái quát kết quả  các công trình nghiên cứu đã công   bố Những công trình nghiên cứu liên quan đến QLĐT đã được   các tác giả  trong và ngoài nước tiếp cận dưới nhiều góc độ, đề  cập tới mọi khía cạnh khác nhau tương đối hoàn chỉnh, có tính  khoa học, hệ  thống, chuyên sâu cả  trên phương diện lý luận cũng  như thực tiễn. Có nhiều công trình nghiên cứu mô tả rõ về phương  pháp  tiếp cận  chuẩn đầu ra, trong đó điển hình là phương pháp   CDIO. Có một số bài viết bước đầu nghiên cứu về tiếp cận chuẩn   đầu ra trong xây dựng và phát triển chương trình các ngành văn hóa   nghệ thuật.  1.2.2. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết Một là, cần xây dựng cơ  sở  khoa học của việc đào tạo và  QLĐT  ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật theo tiếp cận  chuẩn đầu ra một cách thuyết phục, thiết thực, cụ thể, phù hợp với   đặc điểm của lĩnh vực đào tạo, của người học trong bối cảnh hiện  nay. Hai là, mô tả  và phân tích rõ bản chất khoa học, xác định  rõ nguyên tắc, nội dung và đặc điểm của QLĐT theo tiếp cận  chuẩn đầu ra  ở  các trườ ng đại học khối ngành nghệ  thuật. Đây  cũng chính là những vấn đề  lý luận và thực tiễn mới chưa đượ c 
  9. 9 giải quyết đầy đủ trong những nghiên cứu đã công bố. Đặc biệt,  điều này là cơ  sở  để  khảo sát thực trạng QLĐT  ở  các trườ ng  đại học khối ngành nghệ thuật. Ba là, đánh giá các vấn đề  thực tiễn về đào tạo và QLĐT ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật; từ  đó, đưa ra những   nhận định chính xác về  thực trạng, những  ưu điểm, nhược điểm,  xác định rõ nguyên nhân, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản   lý. Bốn là, đề xuất các biện pháp quản lý có tính khoa học, cần   thiết và khả  thi để  thực hiện có hiệu quả  QLĐT theo tiếp cận   chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Để thực hiện những nội dung nghiên cứu trên đây, NCS trân  trọng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình của các   tác giả  trong và ngoài nước có liên quan, dựa vào lý luận và thực   tiễn các quan điểm đổi mới về  quản lý giáo dục đào tạo để  làm  sáng tỏ các nội dung nêu trên. Kết luận chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan về  giáo dục và  đào tạo đại học nói chung; đào tạo và QLĐT theo tiếp cận chuẩn   đầu ra trong giáo dục đại học; về  đào tạo và QLĐT theo tiếp cận   chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật nói riêng  có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu đề  tài luận án.  Kết quả khái quát được trong quá trình tổng quan tình hình nghiên  cứu có liên  quan là cơ  sở  để  có được những nhận định toàn diện   hơn về QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối   ngành nghệ thuật. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu  một cách hệ  thống về  QLĐT theo tiếp cận chuẩn  đầu ra  ở  các  trường đại học khối ngành nghệ  thuật. Những công trình có liên  quan đến đề  tài chính là những tư  liệu, tài liệu quý giúp NCS tiếp  cận về nội dung, phương pháp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện   luận án tiến sĩ. Đề tài phù hợp với mă số chuyên ngành đào tạo, có ý  nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, không trùng lặp với bất kỳ đề tài   khoa học nào đã được công bố. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 
  10. 10 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA  Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT 1.3. Những   vấn   đề   lý   luận   về   đào   tạo   theo   tiếp   cận  chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật 1.3.1. Khái niệm chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, mức   độ  tự  chủ  và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi  hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ  sở  giáo dục cam kết với  người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm  bảo thực hiện. 1.3.2. Chuẩn đầu ra của các trường đại học khối ngành   nghệ thuật Chuẩn đầu ra của các trường đại học khối ngành nghệ thuật   là tổng hợp các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất,  năng lực của người cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ mà người học đạt   được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được các trường đại  học công nhận tốt nghiệp và tham gia thực hiện các hoạt động  sáng tác, biểu diễn. Nói cách khác, chuẩn đầu ra của các trường   đại học khối ngành nghệ thuật chính là các tiêu chí cụ thể của mô   hình dự kiến của sản phẩm đào tạo được xã hội thừa nhận. 1.3.3. Khái niệm đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các   trường đại học khối ngành nghệ thuật Đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học   khối ngành nghệ  thuật là quá trình tác động có mục đích, có kế  hoạch, có tổ chức của chủ thể đào tạo đến hoạt động học tập, rèn  luyện của người học nhằm trang bị  cho họ hệ thống các tri thức,   kỹ  năng trong nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn và sư  phạm nghệ  thuật, hình thành thái độ nghề nghiệp của người nghệ sĩ, để người   học có khả  năng, cơ  hội tìm kiếm việc làm, làm việc hiệu quả;   đồng thời tạo cơ sở cho người học có thể  tiếp tục tự học, tự phát  triển tài năng trong thực tiễn hoạt động nghề  nghiệp, nhằm đáp 
  11. 11 ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh  vực nghệ thuật của xã hội. 1.3.4. Đặc điểm đào tạo ở các trường đại học khối ngành   nghệ thuật NCS nghiên cứu và phân tích những đặc điểm mang tính đặc  thù trong đào tạo ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật , gồm:  Đặc điểm về  mục tiêu đào tạo;  tuyển sinh;  nội dung và chương  trình đào tạo; giảng viên và người học; hoạt động dạy và học; kiểm  tra,  đánh  giá  kết  quả   học  tập;  cơ  sở   vật  chất,  tài  chính  và  môi  trường đào tạo. 1.4. Những vấn đề  lý luận về  quản lý đào tạo theo tiếp   cận   chuẩn   đầu   ra   ở   các   trường   đại   học   khối   ngành   nghệ  thuật 1.4.1. Khái niệm quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu   ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại   học khối ngành nghệ  thuật là sự  tác động có mục đích, kế  hoạch  và hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến quá trình đào  tạo nhằm làm cho quá trình đào tạo được diễn ra chặt chẽ  và có   hiệu quả, chất lượng cao, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo   như chuẩn đầu ra đã xác định. 1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu   ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật NCS nghiên cứu về  những nội dung quản lý đào tạo theo  tiếp   cận   chuẩn   đầu   ra  ở   các   trường   đại   học   khối   ngành  nghệ  thuật, gồm: Quản lý mục tiêu đào tạo; tuyển sinh; nội dung và  chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết   quả học tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực  của giảng viên; đảm bảo điều kiện về  cơ  sở  vật chất, tài chính   phục vụ  dạy và học; xây dựng môi trường đào tạo nghệ  thuật và  
  12. 12 đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực   của người học theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 1.4.3. Tiêu   chí   đánh   giá   quản   lý   đào   tạo   theo   tiếp   cận   chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật Trên cơ  sở  những đặc điểm trong công tác đào tạo  ở  các  trường đại học khối ngành nghệ  thuật, những vấn đề  lý luận về  chuẩn đầu ra và đào tạo, QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra, các  nội dung cụ thể trong QLĐT các ngành nghệ thuật, NCS xây dựng  bộ tiêu chí đánh giá QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường   đại   học  khối   ngành  nghệ   thuật   gồm   10  tiêu  chí   và   65  chỉ   báo.  Những tiêu chí này được xây dựng đồng thời đáp ứng được ba yêu  cầu: theo đúng các chức năng, nội dung quản lý nói chung và quản  lý  giáo  dục  đào   tạo  trình   độ   đại   học   nói   riêng;   thể   hiện  được   phương pháp tiếp cận chuẩn đầu ra trong quản lý giáo dục; và phù  hợp với tính chất đặc thù riêng biệt trong đào tạo các ngành nghệ  thuật. 1.5. Những yếu tố   ảnh hưởng đến QLĐT theo tiếp cận  chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật Những yếu tố   ảnh hưởng đến QLĐT theo tiếp cận chuẩn   đầu ra  ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật gồm: (1) Xu   thế hội nhập, hợp tác quốc tế và bối cảnh phát triển kinh tế, chính  trị, xã hội, khoa học kỹ thuật; (2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo  dục và đào tạo; (3) Xu hướng phát triển của ngành văn hóa nghệ  thuật và cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật hiện nay; (4) Những   yêu cầu mới của đơn vị  sử  dụng lao động và những quy định về  tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; (5) Cơ chế chính sách và điều  kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo  ở  các trường đại học khối  ngành   nghệ   thuật;   (6)   Năng   lực   của   cán   bộ,   giảng   viên   ở   các  trường đại học ngành nghệ  thuật; và (7) Chất lượng đầu vào của  người học ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Kết luận chương 2
  13. 13 Trên cơ  sở  tiếp cận, kế  thừa các quan điểm khoa học của  các tác giả  trong và ngoài nước, luận án đã trình bày một số  khái  niệm, quan điểm khoa học về đào tạo và QLĐT  ở  các trường đại   học khối ngành nghệ thuật: khái niệm và những đặc điểm của đào  tạo  ở  các trường đại học khối ngành nghệ  thuật; khái niệm, đặc  điểm, nội dung và các tiêu chí QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở  các trường đại học khối ngành nghệ thuật; phân tích những yếu tố  ảnh hưởng đến QLĐT, làm cơ  sở  để  tổ  chức khảo sát đánh giá  thực trạng đào tạo và QLĐT, đồng thời là căn cứ  để  đề  xuất các  biện pháp QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học   khối ngành nghệ thuật. Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN  QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA  Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT 1.6. Khái quát các trường đại học khối ngành nghệ thuật  NCS trình bày khái quát về hệ thống các trường đại học khối  ngành nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các nội dung về:   Sứ mệnh, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức, nhân sự; mô hình và quy mô   đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. 1.7. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng  1.7.1. Mục đích khảo sát  1.7.2. Nội dung khảo sát  1.7.3. Phương pháp và kỹ thuật khảo sát 1.7.4. Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát  1.8. Thực trạng đào tạo  theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học khối ngành nghệ thuật  T CB Giảng  Ngườ ĐTB  Nội dung đánh giá Mức T QL viên i học cộng 1. Thực trạng mục tiêu đào tạo  3.95 4.02 4.09 4.02 4
  14. 14 T CB Giảng  Ngườ ĐTB  Nội dung đánh giá Mức T QL viên i học cộng 2. Thực trạng tuyển sinh  4.71 4.61 4.60 4.64 5 Thực trạng nội dung, chương   3. 2.37 2.35 2.34 2.36 2 trình đào tạo  Thực   trạng   hoạt   động   dạy  4. 3.03 2.99 3.02 3.02 3 của giảng viên  Thực   trạng   hoạt   động   học  5. 2.97 3.02 3.00 2.99 3 của người học  Thực trạng kiểm tra, đánh giá  6. 3.68 3.74 3.72 3.71 4 kết quả học tập  Thực trạng bồi dưỡng nâng cao  7. trình   độ,   năng   lực   của   giảng  3.06 2.91 2.98 2.98 3 viên  Thực trạng điều kiện về  cơ  sở  8. vật chất, tài chính phục vụ dạy  2.21 2.25 2.23 2.23 2 và học  Thực   trạng   môi   trường   đào  9. 1.97 2.02 2.07 2.02 2 tạo nghệ thuật  1 Thực   trạng   đổi   mới   đào   tạo  3.76 3.78 3.78 3.77 4 0. sau mỗi khóa học  Điểm trung bình chung: 3.17 3.17 3.18 3.17 3 1.9. Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu  ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật 1.9.1. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý đào tạo Kết quả  khảo sát thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận   chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật như sau: T CB Giảng  Ngườ ĐTB  Nội dung đánh giá Mức T QL viên i học cộng 1. Quản lý mục tiêu đào tạo  3.88 4.00 3.99 3.96 4 2. Quản lý tuyển sinh  4.60 4.58 4.61 4.60 5 3. Quản   lý   nội   dung,   chương  2.39 2.35 2.37 2.37 2
  15. 15 T CB Giảng  Ngườ ĐTB  Nội dung đánh giá Mức T QL viên i học cộng trình đào tạo  Qu ả n lý ho ạ t đ ộ ng d ạ y c ủ a  4. 2.91 2.88 2.90 2.90 3 gi ả ng viên  Quản   lý   hoạt   động   học   của  5. 2.96 2.94 3.00 2.97 3 người học  Quản   lý   kiểm   tra,   đánh   giá  6. 3.79 3.82 3.75 3.79 4 kết quả học tập  Quản   lý   bồi   dưỡng   nâng   cao  7. trình   độ,   năng   lực   của   giảng  3.01 3.04 3.09 3.05 3 viên  Quản lý điều kiện về cơ sở vật  8. chất, tài chính phục vụ  dạy và  2.35 2.37 2.36 2.36 2 học  Quản lý môi trường  đào tạo  9. 2.05 2.12 2.04 2.07 2 nghệ thuật  1 Quản lý đổi mới đào tạo sau  3.81 3.86 3.79 3.82 4 0. mỗi khóa học  Điểm trung bình chung: 3.17 3.20 3.19 3.19 3 Thực trạng mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  tác động  đến quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại  học khối ngành nghệ thuật như sau: T Điểm  Thứ  Những yếu tố ảnh hưởng T TB bậc 1 Xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế và bối cảnh phát  3.35 7 . triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay 2 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 3.83 2 . 3 Xu hướng phát triển của ngành văn hóa nghệ thuật  3.40 6 . và cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật hiện nay 4 Năng lực của cán bộ, giảng viên ở  các trường đại  3.76 3
  16. 16 T Điểm  Thứ  Những yếu tố ảnh hưởng T TB bậc học ngành nghệ thuật 5 Chất lượng đầu vào của  người học  ở  các trường  3.53 5 . đại học ngành nghệ thuật 6 Những yêu cầu mới của đơn vị  sử  dụng lao động  và  3.86 1 . những quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Cơ   chế   chính  sách,   điều   kiện  đảm   bảo   cho  quá  7 trình đào tạo theo chuẩn đầu ra  ở  các trường đại  3.69 4 . học ngành nghệ thuật 1.9.2. Đánh giá chung về  thực trạng quản lý đào tạo theo   tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học khối ngành nghệ   thuật  Bằng biện pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng  vấn các cán bộ  quản lý, giảng viên, qua khảo sát thực tế  và quan  sát, phân tích hệ  thống văn bản trong công tác QLĐT, NCS nhận   thấy: * Những ưu điểm: Hầu hết cán bộ  quản lý, giảng viên và  người học đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của QLĐT. Công   tác chỉ  đạo xây dựng mục tiêu đào tạo được đánh giá tốt;  trong  quản lý tuyển sinh, các trường đã thực hiện thành công đề án tuyển  sinh các ngành năng khiếu nghệ  thuật; công tác quản lý kiểm tra,  đánh giá kết quả  học tập  đạt hiệu quả  cao; quản lý đổi mới đào  tạo sau mỗi khóa học  cũng đạt kết quả  tốt, thu thập được nhiều  thông tin hữu ích từ các cựu sinh viên và nhà tuyển dụng. * Những  hạn chế:  Quản lý nội dung và chương trình đào  tạo   còn   nhiều   bất   cập.  Trên   thực   tế,   các   trường   đại   học   khối  ngành nghệ thuật chưa căn cứ  vào những tiêu chí cụ  thể  đã đặt ra  
  17. 17 trong chuẩn đầu ra để  biên soạn nội dung, thiết kế  và phát triển  chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra chưa được điều chỉnh, cập   nhật kịp thời để  đáp  ứng những thay đổi nhanh chóng trong thực   tiễn đời sống sáng tác văn hóa nghệ  thuật. Việc định kỳ  đánh giá  chương trình đào tạo và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết   quả  đánh giá còn hạn chế.  Hoạt động giảng dạy và học vẫn thực  hiện   theo   phương   thức   truyền   thống,   chủ   yếu   là   truyền   nghề,  truyền   thụ   kiến   thức   một   chiều,   chưa   có   sự   đổi   mới   theo   các   phương pháp tiên tiến, hiện  đại.  Giảng viên  và người học  đều  chưa xây dựng được các phương pháp dạy và học và đánh giá kết  quả  học tập theo hướng phát triển năng lực tự  học, tự nghiên cứu  và làm việc theo nhóm; đánh giá mức độ tích luỹ của người học về  kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành, năng lực phát hiện, giải   quyết vấn đề. Việc quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực  của giảng viên thiếu hiệu quả. Quản lý phương tiện, trang thiết bị  học tập và cơ sở  vật chất phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp  ứng được  đầy  đủ  các phòng học, giảng đường, phòng thực hành  chuyên dụng. Các trường chưa có những biện pháp và kế hoạch tự  chủ về tài chính, tạo được nguồn tài chính hợp pháp, đáp  ứng các  hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Văn hóa chất lượng trong  nhà trường chưa được quan tâm xây dựng.  Kết luận chương 3 QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra  ở  các trường đại học   khối ngành nghệ thuật là một vấn đề  mới và chịu sự  tác động, chi   phối của những đặc điểm hoạt động giáo dục ­ đào tạo có tính chất  đặc thù trong đào tạo các ngành năng khiếu nghệ thuật. Những đặc   điểm này có nhiều mặt thuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít khó  khăn cho QLĐT. Phân tích kết quả  khảo sát thực trạng đã chỉ  ra 
  18. 18 những thành tựu và nhược điểm của QLĐT, cho thấy cần phải có  những biện pháp cải tiến, áp dụng những mô hình QLĐT tiên tiến,  hiệu quả để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu   ngày càng cao của ngành văn hóa nghệ  thuật và của các nhà tuyển   dụng lao động. Đây cũng chính là căn cứ  thực tiễn đề  đề  xuất các   biện pháp QLĐT mới có tính khả  thi và mang tính hiệu quả  hơn.  Một trong những mô hình QLĐT có hiệu quả đã được áp dụng trong  thực tiễn  ở  nhiều trường đại học trong nước và quốc tế  là QLĐT   theo tiếp cận chuẩn đầu ra. QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra sẽ  giúp cho sản phẩm đào tạo của nhà trường đạt chất lượng mong  muốn bằng cách tuân thủ những nguyên tắc và thực hiện những nội   dung của tiếp cận chuẩn đầu ra trong QLĐT.  Chương 4  YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP  QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA  Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT 1.10. Yêu cầu về  quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn   đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật Những yêu cầu về  QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở  các  trường   đại   học   khối   ngành   nghệ   thuật   gồm:   (1)   Đảm   bảo   xu   hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và nhà nước trong quản lý đào   tạo văn nghệ  sĩ; (2) quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn  diện giáo dục và đào tạo; (3) đáp  ứng yêu cầu phát triển văn hóa  nghệ thuật trong tình hình mới; (4) phù hợp với điều kiện thực tiễn  của các trường đại học khối ngành nghệ thuật. 1.11. Các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn  đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
  19. 19 * Biện pháp 1: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra và  đổi   mới   chương   trình   đào   tạo   theo   hướng   coi   trọng   phát   triển  phẩm chất, năng lực của người học, gồm: (1) Xây dựng kế hoạch,  chỉ  đạo và tổ  chức rà soát, điều chỉnh, bổ  sung chuẩn đầu ra phù   hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và phẩm chất, năng   lực của  nghệ   sĩ; (2)  Xây dựng  kế  hoạch  và  tổ  chức  phát  triển  chương trình đào tạo tích hợp theo chuẩn đầu ra mang tính mềm  dẻo, phù hợp với đặc thù đào tạo nghệ thuật. * Biện pháp 2: Chỉ đạo, tổ chức đổi mới phương pháp, hình  thức dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ  động và  tăng cường trải nghiệm của người học, gồm: (1) Nâng cao nhận   thức của cán bộ, giảng viên và người học về   đổi mới phương   pháp,   hình   thức   dạy   và   học;   (2)   Xây   dựng   kế   hoạch   đổi   mới   phương pháp, hình thức dạy và học; (3) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện  phương pháp dạy và học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ  động  của người dạy và người học; (4) Chỉ  đạo, tổ  chức đổi mới hình   thức dạy và học thông qua các trải nghiệm thực hành sáng tạo  nghệ  thuật giúp người học phát triển và hoàn thiện các kỹ  năng,  kiến thức chuyên ngành; (5) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, điều  chỉnh công tác quản lý đổi mới phương pháp, hình thức dạy và  học. * Biện pháp 3: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và   giảng viên nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đào tạo theo chuẩn đầu ra,  gồm: (1) Xây dựng kế  hoạch phát triển đội ngũ cán bộ  quản lý  giáo dục, giảng viên nghệ thuật đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất  lượng; (2) Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tại chỗ cho đội   ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên nghệ thuật; (3) Tổ chức   có hiệu quả  hoạt động tự  bồi dưỡng năng lực nghề  nghiệp của 
  20. 20 đội ngũ cán bộ, giảng viên, trong đó đặc biệt khuyến khích các   hoạt động sáng tác nghệ thuật của giảng viên. * Biện pháp 4:  Đảm bảo cơ  sở  vật chất, kĩ thuật phục vụ  đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra, gồm: (1) Xây dựng kế hoạch   đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng  phù hợp với  đặc thù của từng ngành đào tạo; (2) Xây dựng kế  hoạch đảm bảo cơ  sở vật chất trong khuôn viên trường học phục   vụ  nhu cầu thiết yếu của cán bộ, giảng viên và người học; (3) Tổ  chức khai thác và sử  dụng hiệu quả  cơ  sở  vật chất và các trang   thiết bị kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc quản lý để  đưa ra phương án, biện pháp điều chỉnh thích hợp. * Biện pháp 5:  Xây dựng môi trường sáng tạo nghệ  thuật,  gồm: (1) Ban Giám hiệu chỉ đạo phòng công tác sinh viên xây dựng   các quy định quản lý, tạo lập môi trường văn hóa trong nhà trường;  (2) Xây dựng môi trường học tập có sự  tương tác giữa người học   nhiều chuyên ngành khác nhau trong cùng một trải nghiệm sáng tạo  nghệ thuật tích hợp, đồng thời có sự  tương tác cao giữa người dạy  và người học. * Mối quan hệ  giữa các biện pháp:  Mỗi biện pháp được  NCS   đề   xuất   có   một   vai   trò,   ý   nghĩa   riêng   đối   với   hoạt   động   QLĐT. Để  đạt được hiệu quả  tổng thể, việc  áp dụng các biện   pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với   nhau tạo thành một hệ  thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ  sở  cho biện pháp kia, giữa chúng có sự bổ sung cho nhau, tác động lẫn  nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu nâng  cao hiệu quả trong QLĐT ở các trường nghệ thuật. Kết luận chương 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2