intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của khu kinh tế đông nam Nghệ An đến quản lý sử dụng đất, đời sống và việc làm của người dân

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế đến một số yếu tố quản lý sử dụng đất, đời sống và việc làm của người dân trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất và nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của khu kinh tế đông nam Nghệ An đến quản lý sử dụng đất, đời sống và việc làm của người dân

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯƠNG QUANG NGÂN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM NGHỆ AN ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN Ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời 2. PGS.TS. Trần Trọng Phƣơng Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Bồng Hội Khoa học Đất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Tổng cục Quản lý Đất đai Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ….. ngày….tháng….năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: -Thư viện Quốc gia -Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An có vị trí, tính chất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Sau 11 năm thành lập, KKT đã được lập quy hoạch chung xây dựng; quy hoạch chi tiết các khu chức năng; xây dựng hạ tầng đảm bảo liên thông và đồng bộ; thực hiện thu hút vốn dự án đầu tư; thu hút lao động và nguồn nhân lực chất lượng vào làm việc trong KKT (Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, 2018a). Tuy nhiên, quá trình này đã có những ảnh hưởng đến công tác QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân. Để thực hiện tốt công tác QLSDĐ, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân, trên cơ sở khái thác, phát huy các lợi thế từ quá trình xây dựng và phát triển KKT, nhằm nâng cao giá trị đất đai, kiểm soát tốt được thị trường và giá chuyển nhượng quyền SDĐ, nâng cao nguồn thu từ đất, cũng như triển khai tốt việc lập và thực hiện quy hoạch kế hoạch SDĐ, nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp, thực hiện tốt các quyền của người SDĐ. Thì việc nghiên cứu tác động của KKT đến một số yếu tố QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân trong KKT Đông Nam Nghệ An là rất cần thiết nhằm: xác định quá trình xây dựng và phát triển KKT tác động như thế nào đến: Quy hoạch KHSDĐ; thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ; giá chuyển nhượng quyền SDĐ; SDĐ nông nghiệp; quyền của người SDĐ, đời sống và việc làm của người dân trong KKT Đông Nam Nghệ An. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá tình hình QLSDĐ trong KKT Đông Nam Nghệ An. Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình xây dựng và phát triển KKT đến một số yếu tố QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân trong KKT Đông Nam Nghệ An. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLSDĐ và nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân tại KKT Đông Nam Nghệ An. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi không gian: Phạm vi 18 xã, phường với diện tích tự nhiên 18.826,47 ha tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTtg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Phạm vi nội dung: nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An gồm 5 yếu tố: Quy hoạch xây dựng KKT; mức phát triển khu chức năng; mức phát triển CSHT; mức thu hút vốn dự án đầu tư; thu hút lao động làm việc. Đối với tình hình QLSDĐ đề tài tập trung nghiên cứu một số yếu tố: Quy hoạch kế hoạch SDD; Thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp; Thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở; Giá chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp; Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; SDĐ nông nghiệp; Quyền của người SDĐ (hộ gia đình và cá nhân). Đối với đời sống và việc làm đề tài nghiên cứu: Đời sống (thu nhập, nguồn thu nhập, tiếp cận hạ tầng, môi trường sống); Việc làm (số việc làm, cơ hội việc làm). - Phạm vi thời gian: nguồn số liệu và thông tin về đối tượng và địa bàn nghiên cứu, thu thập từ năm 2007 đến năm 2017. Số liệu điều tra sơ cấp thực hiện trong năm 2018. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Xác định được mức độ tác động của 5 yếu tố xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An (Quy hoạch xây dựng KKT; Phát triển khu chức năng; Phát triển CSHT; Thu hút vốn dự án đầu tư; Thu hút lao động) tác động thuận đến: Quy hoạch kế hoạch SDĐ; thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; giá chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp; SDĐ nông nghiệp; quyền của người SDĐ; đời sống; 1
  4. việc làm của người dân trong KKT Đông Nam Nghệ An. Trong đó quy hoạch xây dựng KKT và mức phát triển khu chức năng là 2 yếu tố tác động ở mức cao và rất cao đến 7 yếu tố QLSDĐ và đời sống của người dân (hệ số tương quan rs cao nhất là 0,866**). Đề xuất được các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ và nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân trong KKT Đông Nam Nghệ An. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về hoàn thiện cơ chế chính sách QLSDĐ trong KKT ven biển tại Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá tác động của KKT đến QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân tại các KKT ven biển ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để khẳng định xây dựng và phát triển KKT ven biển có tác động đến QLSDĐ, đời sống và việc làm. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLSDĐ trong KKT Đông Nam Nghệ An cũng như các địa phương có điều kiện tương tự. PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT KHU KINH TẾ VEN BIỂN 2.1.1. Quản lý sử dụng đất đai Trong phạm vi nghiên cứu này, QLSDĐ được hiểu là quá trình kết hợp tất cả các công cụ và kỹ thuật để đảm bảo về luật pháp cho việc sử dụng, khai thác và phát triển quỹ đất, và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Các nội dung chính bao gồm: Quy hoạch kế hoạch SDĐ; Giá chuyển nhượng quyền SDĐ; thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ; SDĐ; Quyền của người SDĐ. 2.1.2. Quản lý sử dụng đất trong khu kinh tế ven biển - KKT ven biển hình thành với mục đích tạo động lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định trên cơ sở có sự phát triển đa ngành thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nghèo ven biển; tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2008). - Nội dung chính về quản lý sử dụng đất trong khu kinh tế ven biển: Giai đoạn trước năm 2014, thực hiện Luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền QLNN về đất đai thuộc về UBND các cấp, ban quản lý KKT là đơn vị phối hợp thực hiện chức năng quản lý, trực tiếp thực hiện một số chức năng cơ bản. Giai đoạn từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, công tác QLNN về đất đại tại các KKT được quy định rõ tại điều 151 Luật đất năm 2013. QLSDĐ trong KKT ven biển là quá trình kết hợp tất cả các công cụ và kỹ thuật để đảm bảo về luật pháp cho việc sử dụng, khai thác và phát triển quỹ đất và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai trong KKT. 2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM 2.2.1. Quá trình hình thành khu kinh tế ven biển - Trên thế giới đến năm 2015 có 4000 KKT (Nguyễn Đình Chúc & Vũ Quốc Huy, 2017), tập trung nhiều ở Mỹ, Châu Âu, khu vực châu Á: Trung Quốc, Philippine, Indonesia. Tại Việt Nam tính đến năm 2017 có 18 KKT ven biển được thành lập và quy hoạch, trong đó có 15 KKT ven biển đã hoạt động (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017a). - Tại Việt Nam tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2017 cả nước có 18 KKT ven biển được thành lập và quy hoạch, trong đó có 15 KKT ven biển đã hoạt động. Kết quả xây dựng và phát triển KKT ven biển tại Việt 2
  5. Nam đã triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng KKT; đầu tư xây dựng phát triển các khu chức năng; xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút vốn dự án đầu tư; thu hút nguồn nhân lực, lao động vào làm việc trong các KKT. 2.2.2. Tác động của khu kinh tế ven biển đến quản lý sử dụng đất, đời sống và việc làm của ngƣời dân - Xây dựng và phát triển KKT đi liền với quá trình bố trí, sắp xếp cơ cấu SDĐ từ việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng KKT, mức phát triển khu chức năng, xây dựng hệ thống CSHT, quá trình này đã góp phần nâng cao giá trị đất đai, thúc đẩy thị trường đất đai phát triển. - Xây dựng và phát triển KKT ven biển đã có những tác động rất tích cực đến cơ hội việc làm, việc làm góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của người dân tại các địa phương có KKT. Tuy nhiên, phát triển KKT dẫn đến người nông dân bị thu hồi đất, lao động chưa có trình độ có nguy cơ mất việc làm là rất lớn. Nguy cơ môi trường bị ô nhiễm, nảy sinh tệ nạn, ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN 2.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất trong các khu kinh tế ven biển của một số nƣớc trên thế giới Tình hình quản lý sử dụng đất KKT ven biển tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cho thấy các nước trao quyền tự chủ cao cho các KKT. Trung Quốc thực hiện theo một quy trình rất chặt chẽ, đất đai trong KKT được quy hoạch quản lý sử dụng theo các quy định của nhà nước, trong khi đó Hàn Quốc rất ưu tiên SDĐ vào mục đích công nghiệp trong KKT nên có các chính sách đặc thù riêng, còn Ấn Độ rất chú đến quy mô diện tích đất đai trong các loại hình KKT. 2.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trong khu kinh tế ven biển ở Việt Nam Tính đến năm 2017 cả nước có 18 KKT ven biển tại 18 tỉnh với diện tích 854.115 ha, trung bình mỗi KKT khoảng 47.450,8 ha. Đất sử dụng cho KKT ven biển có chế độ sử dụng khác nhau trong khu vực riêng biệt nhằm phục vụ cho các hoạt động xây dựng các khu chức năng, xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư... Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các KKTCK là quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư... và các văn bản quy phạm pháp luật. Quá trình xây dựng phát triển các KKT ven biển đã ảnh hưởng đến một số yếu tố QLSDĐ: công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ; quản lý thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ, quản lý giá đất; sử dụng đất trong KKT; thực hiện các quyền của người SDĐ... 2.4. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU (1) Cần phân tích đánh giá thực trạng một số yếu tố QLSDĐ như: Quy hoạch kế hoạch SDĐ; thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ (đất ở, đất nông nghiệp); giá chuyển nhượng quyền SDĐ (ở, nông nghiệp); SDĐ nông nghiệp; quyền của người SDĐ; đời sống và việc làm của người dân trong quá trình xây dựng và phát triển KKT. Cần đánh giá quá trình xây dựng và phát triển KKT, một số yếu tố QLSDĐ tại KKT theo các chỉ tiêu nghiên cứu. (2) Phân tích và nghiên cứu được mối quan hệ tác động (tương quan) giữa quá trình xây dựng và phát triển KKT đến QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân địa phương trong KKT. (3) Nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho người dân trong các KKT. 3
  6. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khái quát đặc điểm, quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. - Thực trạng quản lý sử dụng đất khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. - Đánh giá tác động của khu kinh tế đến quản lý sử dụng đất tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. - Tác động của khu kinh tế đến đời sống, việc làm người dân trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất và nâng cao đời sống người dân trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu công tác QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân trong KKT trên cơ sở xét mối quan hệ tác động giữa các yếu tố thuộc quá trình xây dựng và phát triển KKT với QLSDĐ, đời sống và việc làm. Phương pháp tiếp cận hệ thống từ tổng quát đến chi tiết; từ lý luận tới thực tiễn. 3.2.2. Phƣơng pháp phân vùng và chọn điểm điều tra nghiên cứu Căn cứ đặc thù KKT ven biển, căn cứ vào quy hoạch chung xây dựng KKT và thực trạng phát triển, KKT Đông Nam Nghệ An được chia thành 3 vùng (hình 3.1). Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng điều tra trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Vùng 1 là vùng tập trung các khu chức năng. Vùng 2 là vùng quy hoạch phát triển ven biển. Vùng 3 là vùng bảo tồn sinh thái, dân cư nông thôn, khu sản xuất nông lâm nghiệp. 3.2.3. Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập tại sở Tài nguyên và Môi trường, sở Xây dựng, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban quản lý KKT, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, UBND các xã, phường. 3.2.4. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Xác định cỡ mẫu điều tra: Số liệu điều tra nhóm 1 là toàn thể cán bộ làm công tác quản lý đất đai xã, huyện và Ban quản lý KKT (148 phiếu điều tra). Nhóm 2 cỡ mẫu điều tra được xác định dựa theo công thức Yamane (1973): N n 1  N .e 2 4
  7. Trong đó: N (tổng số hộ trên đơn vị điều tra); n (số phiếu điều tra); e (mức ý nghĩa, với độ tin cậy của ước lượng là 95% thì e = 0,05). Nghiên cứu thực hiện điều tra được 480 phiếu hợp lệ, trong đó (162 phiếu vùng 1, 158 phiếu vùng 2, 160 phiếu vùng 3), theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng. - Nội dung điều tra hộ dân và cán bộ: thông tin cần điều tra theo mẫu phiếu thiết kế sẵn và điều tra thực địa để bổ sung. 3.2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu điều tra trong nghiên cứu này được chia thành 2 loại sau: Đối với số liệu điều tra theo các chỉ tiêu của một số yếu tố QLSDĐ, đời sống và việc làm được phân tích và xử lý theo phương pháp so sánh và phân tích hệ thống, phương pháp đánh giá hiệu quả SDĐ nông nghiệp. Đối với số liệu điều tra nhận thức của cán bộ và người dân về quá trình xây dựng và phát triển KKT, tình hình QLSDĐ, đời sống và việc làm được phân tích và xử lý số liệu theo các giai đoạn: (i) Nghiên cứu định lượng bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo; (ii) Ứng dụng phương pháp phân tích T-test để kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng và các đối tượng; (iii) Xác định mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau để xác định tác động. Nội dung các phương pháp như sau: 3.2.5.1. Phương pháp so sánh và phân tích Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu QLSDĐ, đời sống và việc làm người dân giai đoạn 2007-2017. Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá các chỉ tiêu QLSDĐ, đời sống và việc làm của người dân trong KKT. 3.2.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả SDĐ sản xuất nông nghiệp được đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, xã hội (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409: 2012). 3.2.5.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Xây dựng hệ thống thang đo và các biến quan sát: Số liệu thô sau khi thu thập sẽ được mã hóa theo thang đo Likert, mỗi nhân tố trong đề tài nghiên cứu (biến tiềm ẩn) gồm nhiều câu hỏi đại diện (biến quan sát) sẽ được tính theo bình quân trọng số bằng phần mềm Excel, phần mềm SPSS để xử lý thống kê. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng (thống kê mô tả) trong SPSS để thống kê theo nhóm đối tượng, thống kê theo vùng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện... Trong nghiên cứu này mức ý nghĩa α là 0,05 nghĩa là ở mức độ tin cậy 95%. Phương pháp này dùng để kiểm định sự sai khác về mức độ đánh giá giữa cán bộ quản lý và người dân và giữa các vùng (vùng 1, vùng 2, vùng 3). - Kiểm định sự khác nhau giữa các đối tượng và các vùng: Kiểm định sự sai khác về một số chỉ tiêu trung bình giữa 3 vùng và giữa 2 đối tượng bằng phương pháp kiểm định independent sample T-test ở mức ý nghĩa 0,05. Kiểm định T-Test được kết hợp với kiểm định phương sai Levene Test để đảm bảo độ tin cậy thống kê. 3.2.6. Phƣơng pháp đánh giá tác động 3.2.6.1. Xác định các tiêu chí đánh giá tác động Quá trình xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An được đánh giá theo 5 tiêu chí: (1) Quy hoạch xây dựng KKT; (2) mức phát triển khu chức năng; (3) mức phát triển CSHT; (4) mức thu hút vốn dự án; (5) mức thu hút lao động. Căn cứ vào kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến các yếu tố QLSDĐ (phụ lục 4), đề tài chọn một số yếu tố QLSDĐ bị ảnh hưởng ở mức cao làm tiêu chí đánh giá: (1) Quy hoạch kế hoạch SDĐ; (2) Thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở; (3) Thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp; (4) Giá chuyển nhượng quyền SDĐ ở; (5) Giá chuyển nhượng quyền SDĐ 5
  8. nông nghiệp; (6) SDĐ nông nghiệp; (7) Quyền của người SDĐ. Mỗi yếu tố đánh giá được điều tra theo các vấn đề: thực hiện chính sách, mức độ thực hiện hoặc biến động, thay đổi… từ khi có KKT. Đời sống và việc làm được đánh giá theo các tiêu chí gồm: (1) Đời sống, gồm các chỉ tiêu (thu nhập, nguồn thu nhập, tiếp cận CSHT, môi trường sống); (2) Việc làm, gồm các chỉ tiêu (cơ cấu việc làm, cơ hội việc làm, số lượng việc làm). 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá tác động Phương pháp đánh giá tác động của xây dựng và phát triển KKT đến một số yếu tố QLSDĐ, đời sống việc làm được đánh giá thông qua mức độ tương quan: tác động thấp khi rs 0,75 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 3.2.7. Phƣơng pháp phân tích SWOT Phương pháp SWOT được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vấn đề QLSDĐ trong KKT, đời sống và việc làm của người dân, dưới sự ảnh hưởng của quá trình xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM NGHỆ AN 4.1.1. Khái quát đặc điểm khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế giao thương quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ; là trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, dịch vụ, đô thị lớn của khu vực Bắc Trung Bộ; là một khu vực tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao, kết hợp canh tác nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực và tỉnh Nghệ An. 4.1.2. Khái quát quá trình hình thành khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Ngày 11/06/2007 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động KKT Đông Nam Nghệ An. Ngày 21/10/2008 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1534/2008/QĐ-TTg về việc quy định phê duyệt chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An. 4.1.3. Tình hình xây dựng và phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An 4.1.3.1. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Đông Nam Nghệ An - Quy hoạch chung xây dựng: được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008, diện tích đất quy hoạch chung xây dựng là 18.826,47 ha đạt tỷ lệ 100% phủ kín theo đề án. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam còn nhiều bất cập, một số khu chức năng như các khu đô thị, khu phi thuế quan, khu trường chuyên nghiệp khó triển khai, khó thu hút đầu tư; trong một số khu chức năng như: khu phi thuế quan, khu du lịch có mật độ dân số cao, khó thực hiện GPMB để thực hiện quy hoạch… - Quy hoạch chi tiết các khu chức năng: Đến năm 2017, quy hoạch chi tiết được phê duyệt là 8.086,23 ha trong tổng số 18.176,47 ha, đạt tỷ lệ 44,5% diện tích đất khu thuế quan. Đối với nhóm đất ngoài khu đô thị nhưng trong khu thuế quan được lập theo QHSDĐ của các địa phương trong KKT. Đối với đất khu phi thuế quan đến hiện nay chưa triển khai thực hiện lập QHCT theo quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt. 4.1.3.2. Kết quả xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2017 - Mức phát triển các khu chức năng: không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu 6
  9. cầu phát triển, một số chỉ tiêu so với yêu cầu quy hoạch đến năm 2020 là không đạt. Điểm tích cực nhất là sự phát triển tốt các KCN để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tổng diện tích các KCN là 1.359,61 ha so với 3.074,06 ha diện tích theo quy hoạch đến 2030, đạt tỷ lệ 44,2%, tỷ lệ lấp đầy trong các KCN đạt 88,2%. Khu thương mại, du lịch và kinh doanh cảng biển Cửa Lò, Cảng Vissai, Cảng chuyên dùng xăng dầu DKC Petro nằm ven biển thuộc các xã Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Tân, Nghi Thủy đạt mức phát triển tốt. Tuy nhiên, các khu đô thị, khu phi thuế quan, khu trường chuyên nghiệp khó triển khai và thu hút đầu tư. Khu phi thuế quan do nằm trong vùng quy hoạch có mật độ dân cư sinh sống cao, nên chi phí GPMB rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng về nguồn kinh phí là có hạn. - Mức độ phát triển hạ tầng khu kinh tế: Đến năm 2017 hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong KKT Đông Nam Nghệ An đạt mức phát triển tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của KKT cũng như phát triển KTXH của vùng, ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân dân trong vùng. Ngoài ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật các KCN trong KKT Đông Nam đã được hoàn chỉnh rất tốt hệ thống giao thông, điện, nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa, hệ thống cấp nước, hệ thống chiếu sáng cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu phát triển KKT. Đối với hệ thống hạ tầng trong khu dân cư được đầu tư xây dựng kết nối với hạ tầng KKT. - nh h nh th h t ốn đầ tư, lao động: kết quả qua các năm tại (bảng 4.1) Bảng 4.1. Lũy kế thu hút đầu tƣ vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến các năm trong giai đoạn 2007-2017 Đơn vị Lũy kế đến năm TT Chỉ tiêu tính 2007 2010 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng số dự án Dự án 34 87 121 145 151 176 199 1.1 Dự án FDI Dự án 0 10 14 15 24 30 34 1.2 Dự án trong nước Dự án 34 77 107 130 127 146 165 2 Tổng số vốn 2.1 Dự án FDI Tỷ USD 0 1,044 1,123 1,178 1,312 1,453 1,507 2.2 Dự án trong nước Tỷ đồng 2.881,0 18.226,1 26.534,1 31.793,3 38.685,2 65.345,2 73.598,1 3 Thu hút lao động Lao động 1.696 6.051 8.704 12.878 15.905 17.353 18.218 4.1.3.3. ết quả sản uất inh oanh tại hu inh tế Đông Nam Nghệ An Tình hình sản xuất kinh doanh tại KKT giai đoạn 2007-2017 được tổng hợp (bảng 4.2) Bảng 4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế giai đoạn 2007-2017 Đơn vị Kết quả sản xuất kinh doanh năm TT Chỉ tiêu tính 2007 2010 2013 2014 2015 2016 2017 1 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 197 2.118 4.481 5.706 7.333 11.494 16.325 công nghiệp 2 Doanh thu thực Tỷ đồng 654 2.467 6.994 7.534 9.379 13.978 22.083 hiện trong kỳ 3 Kim ngạch xuất Triệu 25,20 544,57 35,52 62,268 88,11 103,7 105,17 khẩu USD 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 6,90 222,18 625,70 741,17 850,00 947,57 1298,72 nhà nước 4.1.4. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Kết quả đánh giá quá trình xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An (bảng 4.2) cho thấy. Cả 5 tiêu chí: Quy hoạch xây dựng KKT; mức mức phát triển khu chức năng; mức phát triển CSHT; mức thu hút vốn dự án; mức thu hút lao động đều 7
  10. được người dân đánh giá ở mức cao. Điều đó cho thấy việc hình thành KKT Đông Nam Nghệ An đã và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển KTXH của tỉnh Nghệ An. Người dân được tiếp cận tốt hạ tầng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, mức độ đánh giá của người dân ở các tiêu chí thấp hơn mức độ đánh giá của cán bộ, ngoại trừ tiêu chí về mức thu hút lao động. Bởi lẽ nhóm cán bộ đánh giá căn cứ vào sự phát triển tổng thể, toàn diện về quy mô, tiến độ, mức độ ảnh hưởng và động lực phát triển KTXH của toàn vùng, triển vọng phát triển của KKT trong tương lai. Trong khi đó, người dân đánh giá chỉ dựa trên những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tích cực hoặc không tích cực đến đời sống và việc làm của họ. Bảng 4.3. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Mức độ đánh giá Quy hoạch Phát triển Thu hút Tiêu chí Phát triển Thu hút xây dựng khu chức vốn dự án CSHT lao động khu kinh tế năng đầu tƣ Theo hộ dân (trung bình chung) 3,80 3,78 3,84 3,76 3,81 Vùng 1 3,93 3,97 4,14 3,75 3,83 Vùng 2 3,77 3,70 3,73 3,80 3,79 Vùng 3 3,69 3,67 3,64 3,73 3,82 Sự khác nhau giữa các vùng (P-value) Vùng 1 - Vùng 2 0,16 0,27 0,41 -0,05 0,04 P-value 0,001 0,000 0,000 0,332 0,280 Vùng 1 - Vùng 3 0,24 0,3 0,5 0,02 0,01 P-value 0,000 0,000 0,000 0,572 0,765 Vùng 2 - Vùng 3 0,08 0,03 0,09 0,07 -0,03 P-value 0,039 0,471 0,038 0,093 0,467 Theo cán bộ quản lý 4,16 4,14 4,19 4,18 3,73 Sự khác nhau các đối tƣợng Hộ dân - Cán bộ -0,36 -0,36 -0,35 -0,42 0,08 P-value 0,000 0,000 0,000 0,000 0,156 Vùng 1 - Cán bộ -0,23 -0,17 -0,05 -0,43 0,10 P-value 0,000 0,004 0,427 0,000 0,104 Vùng 2 - Cán bộ -0,39 -0,44 -0,46 -0,38 0,06 P-value 0,000 0,000 0,000 0,000 0,362 Vùng 3 - Cán bộ -0,47 -0,47 -0,55 -0,45 0,09 P-value 0,000 0,000 0,000 0,000 0,165 Ghi chú: P-value: =4,20; cao: từ 3,40 đến 4,19; trung bình: từ 2,60 đến 3,39; thấp: từ 1,80 đến
  11. Bảng 4.4. Biến động các loại đất chính trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An giai đoạn 2007-2017 Đơn vị tính: ha Diện tích năm Biến động TT Loại đất chính 2007-2017 (tăng 2017 2015 2010 2007 (+) giảm(-)) 1 Đất nông nghiệp 13.500,45 13.917,80 13.552,5 13.942,97 -442,52 2 Đất phi nông nghiệp 4.793,41 4.344,71 3,789.27 3.270,84 +1.522,57 3 Đất chưa sử dụng 532,61 563,96 1.484.35 1.612,66 -1.080,05 Tổng diện tích KKT 18.826,47 18.826,47 18.826,47 18.826,47 4.2.3. Công tác quản lý đất đai khu kinh tế Đông Nam Nghệ An giai đoạn 2007-2017 - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: việc lập quy hoạch SDĐ tại KKT Đông Nam Nghệ An còn gặp các khó khăn, bất cập như: quy định cụ thể về trình tự, nội dung, phương pháp thực hiện quy hoạch SDĐ KKT thiếu thống nhất, các chỉ tiêu SDĐ của hai loại hình quy hoạch SDĐ và quy hoạch xây dựng có sự khác nhau dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý các chỉ tiêu SDĐ. - Công tác giao đất, cho th ê đất, thu hồi đất: kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2007-2017 liên tục tăng về quy mô diện tích và số dự án, năm 2007 có 34 dự án với diện tích đất được giao 139,97 ha, đến năm 2017 tăng lên 199 dự án với 1.353,82 ha đất đươc giao. Tuy nhiên, công tác giao đất, cho thuê đất tại KKT còn có sự chồng chéo trong quản lý sử dụng, đất đã giao cho Ban quản lý KKT quản lý nhưng không được khai thác sử dụng dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm, từ đó khó khăn trong việc thu hồi lại để giao cho nhà đầu tư khác thực hiện dự án, tình trạng chủ đầu tư được giao đất nhưng không sử dụng gây lãng phí quỹ đất. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: được Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc. Kết quả 100% các đơn vị, doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất với diện tích 1.353,82 ha, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, 2018b). Đối với diện tích đất (ở, đất nông lâm nghiệp) thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, đến tháng 12/2017 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp đạt 100% diện tích, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt 93,5% diện tích, tương ứng 91,2% số hộ trong KKT. - Hiệu quả SDĐ công nghiệp trong KKT: sau 11 năm xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An đã thực hiện tốt thu hút đầu tư và quy hoạch kế hoạch SDĐ khu công nghiệp, hạ tầng KKT phát triển... là nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ lấp đầy KCN trong KKT, nâng cao hiệu quả SDĐ công nghiệp trong KKT (bảng 4.5). Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Giá trị qua các năm So sánh T Đơn vị Chỉ tiêu 2007- T tính 2007 2010 2013 2014 2015 2016 2017 2017 Diện tích đất 1 ha 283,11 693,20 893,20 1.005,45 1.359,61 1.359,61 1.359,61 +1.076,50 có thể cho thuê Diện tích đất 2 ha 139,97 254,32 334,85 356,93 1055,84 1110,38 1199,46 +1.059,49 đã cho thuê 3 Doanh thu Tỷ đồng 654,00 2467,00 6.994,00 7534,00 9379,00 13.978,00 22083,00 +21.429,00 4 Tỷ lệ lấp đầy % 49,40 36,70 37,50 35,50 77,60 81,70 88,20 + 38,80 Tỷ 5 Hiệu quả SDĐ 4,67 9,70 20,89 21,11 8,88 12,59 18,41 +13,74 đồng/ha 9
  12. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý sử dụng đất khu kinh tế: kể từ ngày thành lập KKT đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai tăng về số vụ, tính chất diễn biến phức tạp. Diễn biến tăng, giảm tùy theo thời kỳ, cao nhất vào năm 2013 là năm cuối của việc thực hiện Luật đất đai năm 2003 sửa đổi (hình 4.1). Nguyên nhân, đối với đất nông nghiệp do người dân tự ý chuyển đổi, khi giao đất không nhận đất để sản xuất, khi có dự án bồi thường, hỗ trợ, khi xác định nguồn gốc đất người dân nhận thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp. Đối với đất ở tranh chấp chủ yếu trong nội hộ gia đình và tranh chấp do tái lấn chiếm đất sau khi thu hồi nhưng không thực hiện dự án giữa tổ chức và hộ gia đình cá nhân. Đơn ị: Vụ Hình 4.1. Số vụ tranh chấp đất đai đƣợc xử lý trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An giai đoạn 2007-2017 d. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi th hồi đất Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất tại KKT được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật đất đai. Theo Luật đất đai năm 2003 công việc này do chính quyền địa phương các cấp chịu trách nhiệm, ban quản lý KKT tham gia với tư cách hướng dẫn để thực hiện theo quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được phê duyệt. Khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, ban quản lý KKT có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Kết quả đến hết năm 2017 đã thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất trong toàn KKT Đông Nam Nghệ An là 1.603,6 ha, trong đó 1.350,76 ha đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ là 88,14 ha, đất rừng sản xuất là 64,7 ha. 4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM NGHỆ AN ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT 4.3.1. Đánh giá thực trạng một số yếu tố quản lý sử dụng đất trong khu kinh tế 4.3.1.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đến năm 2017 các chỉ tiêu SDĐ trong KKT đều không đạt yêu cầu, 2 chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp giảm, 3 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp tăng cao nhưng đều không đạt yêu cầu so với kế hoạch SDĐ năm 2017 (bảng 4.6). Như vậy, quy hoạch kế hoạch SDĐ tại KKT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT. Nguyên nhân cơ bản do thiếu nguồn tài chính để đầu tư, việc xây dựng quy hoạch không sát với thực tiễn của phát triển KTXH toàn vùng dẫn đến quy hoạch “treo” hoặc phải điều chỉnh kế hoạch SDĐ hàng năm. 10
  13. Bảng 4.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2017 trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Kế hoạch Tỷ lệ thực Hiện trạng Thực hiện Biến động theo quy hiện với SDĐ năm đến năm diện tích Chỉ tiêu hoạch đến kế hoạch 2007 2017 2007-2017 năm 2017 2017 (ha) (ha) (ha) (ha) (%) Đất sản xuất nông nghiệp 6.933,19 5.463,00 6.670,04 -263,15 122,09 Đất lâm nghiệp 6.735,02 6.569,30 6.436,22 -298,80 97,97 Đất nuôi trồng thủy sản 274,76 110,67 354,66 79,90 320,47 Đất nông nghiệp khác 0,00 34,00 39,52 39,52 116,24 Đất ở 566,08 863,50 878,48 312,40 101,73 Đất sản xuất, kinh doanh 283,11 1.753,97 1.359,60 1.076,49 77,52 phi nông nghiệp Đất mục đích công cộng 1.016,55 1.519,30 1.696,72 680,17 111,68 4.3.1.2. Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất a. Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp Nghiên cứu cho thấy, số lượt giao dịch quyền SDĐ nông nghiệp biến động không đồng đều trong giai đoạn 2007-2017 (hình 4.2), tăng nhanh tại thời điểm thành lập KKT vào năm 2007, đến giai đoạn 2010-2012 số lượt chuyển nhượng giảm đồng đều, do giai đoạn này nền kinh tế suy thoái, việc triển khai các hoạt động xây dựng phát triển KKT gặp nhiều khó khăn. Đến giai đoạn 2012-2017, số lượt giao dịch chuyển nhượng tăng đều, do người dân có nhu cầu tích tụ đất nông nghiệp để nâng cao quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa. Đơn ị: lượt Hình 4.2. Số lƣợt chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An qua các năm b. Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Nghiên cứu cho thấy số lượt chuyển nhượng quyền SDĐ ở biến động không đều, tăng đột biến tại thời điểm công bố quy hoạch xây dựng KKT vào năm 2007, tăng nhanh ở giai đoạn 2014-2017 khi các dự án hạ tầng, khu chức năng đi vào hoạt động, thị trường phát triển tập trung gần khu vực các dự án và khu chức năng (hình 4.3). Tuy nhiên, ở giai đoạn 2010-2013, do kinh tế suy thoái một số dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện nên số lượt giao dịch giảm xuống. 11
  14. Đơn ị: lượt Hình 4.3. Số lƣợt chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An qua các năm 4.3.1.3. Giá chuyển nhượng quyền sử ụng đất trong hu inh tế a. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng nông nghiệp So với năm 2007, giá chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp năm 2017 tăng tùy theo loại đất và theo vùng (bảng 4.7). Vùng quy hoạch đất nông lâm nghiệp có hệ số tăng cao nhất (vùng 3), vùng 1 và vùng 2 là vùng quy hoạch các khu chức năng, đồng ruộng bị chia cắt bởi các công trình dự án, sản xuất nông nghiệp không ổn định, người dân không an tâm để đầu tư nên hệ số tăng thấp. Giá đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản có hệ số tăng cao hơn so với đất rừng, điều đó có nghĩa là việc xây dựng và phát triển KKT ít ảnh hưởng đến đất rừng. Bảng 4.7. So sánh giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên thị trƣờng trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Giá chuyển nhƣợng bình quân (đồng/m2) Hệ số tăng Vùng điều tra Năm 2007 Năm 2017 (lần) Vùng 1 Đất trồng cây hàng năm 30.000 115.000 3,83 Đất nuôi trồng thủy sản 30.000 110.000 3,67 Đất rừng sản xuất 5.500 10.500 1,91 Vùng 2 Đất trồng cây hàng năm 30.000 105.000 3,50 Đất nuôi trồng thủy sản 35.000 145.000 4,14 Đất rừng sản xuất 5.000 10.000 2,00 Vùng 3 Đất trồng cây hàng năm 30.000 145.000 4,83 Đất nuôi trồng thủy sản 30.000 130.000 4,33 Đất rừng sản xuất 5.500 12.500 2,27 b. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Từ kết quả (bảng 4.8) cho thấy, giá chuyển nhượng quyền SDĐ ở năm 2017 tăng cao tại vùng 1 và vùng 2, tăng từ 5 đến 6,9 lần ở các vị trí so với năm 2007. Nguyên nhân do hạ tầng kỹ thuật được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển mạnh, mật độ dân cư đông, giá trị sinh lợi của đất tăng cao. Mặt khác, nhu cầu SDĐ tăng do lượng lao động tại KCN ngày càng nhiều, dân số tăng, trong khi quỹ đất ở hạn chế. Riêng vùng 3 giá chuyển nhượng quyền SDĐ ở có tăng nhưng mức tăng không đáng kể do mức sinh lợi của đất không lớn, mật độ dân cư thấp, CSHT và dịch vụ phát triển hạn chế hơn. 12
  15. Bảng 4.8. So sánh giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở trên thị trƣờng trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Giá bình quân năm Vùng (1.000 đồng/m2) Hệ số (lần) 2007 2017 Ví trí 1, đường Quốc lộ 1 A 2.500 15.000 6,0 Vùng 1 Vị trí 2, đường Quốc lộ 1 A 1.500 7.500 5,0 Vị trí 3, đường trong các khu dân cư 400 2.500 6,2 Ví trí 1, đường liên xã, huyện 800 5.500 6,9 Vùng 2 Vị trí 2, đường liên xã, huyện 300 1.500 5,0 Vị trí 3, đường trong các khu dân cư 300 2.000 6,7 Vùng 3 Ví trí 1, đường liên xã, huyện 1.100 4.500 4,1 Vị trí 2, đường liên xã, huyện 600 1.500 2,5 Vị trí 3, đường trong các khu dân cư 400 1.200 3,0 4.3.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp - Quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đ nh: Sau 11 năm bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ và trên đầu người giảm nhanh. Trung bình 3 vùng giảm 183m2/người, tương ứng giảm 21,1%, trong đó vùng 1 giảm 30,2%, vùng 2 giảm 19,3%, vùng 3 giảm 13,6%. Vùng 1, vùng 2 giảm cao hơn chủ yếu là do thu hồi chuyển đổi mục đích SDĐ sang phi nông nghiệp và một phần diện tích đất nông nghiệp gần các dự án và khu chức năng bỏ hoang khi hệ thống thủy lợi bị chia cắt, thiếu nước sản xuất. - Cơ cấu diện diện tích cây trồng: so với năm 2007 thì năm 2017 diện tích, năng suất các loại cây trồng chính biến động theo hướng tích cực. Cơ cấu diện tích nhóm cây lương thực có hạt và cây có củ giảm mạnh, nhưng năng suất tăng. Nhóm cây rau màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả và đất NTTS tăng nhanh cả về diện tích và năng suất. - Loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất: các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất hàng hóa phát triển nhanh khi có KKT. Bảng 4.9. So sánh bình quân diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2007-2017 Năm 2007 Năm 2017 So sánh (tăng, giảm) Bình Bình Bình Bình Bình Bình Vị trí quân đất quân đất quân đất quân đất quân đất quân đất NN/hộ NN/ngƣời NN/hộ NN/ngƣời NN/hộ NN/ngƣời (m /hộ) (m /ngƣời) (m /hộ) (m2/ngƣời) 2 2 2 2 (m /hộ) (m2/ngƣời) Vùng 1 4.162 930 2.905 649 -1.257 -281 Vùng 2 3.679 769 2.968 621 -711 -148 Vùng 3 4.204 887 3.627 765 -577 -122 Trung bình 4.038 866 3.187 683 -851 -183 - Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển trang trại: SDĐ nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung, phát triển trang trại. Nguồn gốc đất hình thành các trang trại là kết quả của việc triển khai tốt chính sách chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, thực hiện tốt việc giao đất, khuyến khích các chủ trang trạng thuê đất, chuyển đổi đất để tăng quy mô diện tích phát triển sản xuất. - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: * Hiệu quả kinh tế: kết quả điều tra cho thấy hiệu quả kinh tế theo các loại SDĐ nông nghiệp trong KKT có sự chênh lệch rất lớn. 13
  16. Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các loại và kiểu sử dụng đất trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (tính theo giá hiện hành 2017 cho 1 ha) Hiệu quả GTSX (triệu CPTG (triệu GTGT Loại/kiểu sử dụng đất đồng vốn đồng) đồng) (triệu đồng) (lần) I. LUT chuyên lúa 50,40 25,13 25,27 1,00 1. Lúa xuân - lúa mùa 66,15 32,66 33,49 1,03 2. Lúa xuân 34,65 17,60 17,05 0,97 II. LUT lúa – màu 193,50 61,59 131,91 2,30 3. Ngô xuân - lúa mùa – rau 187,50 46,46 141,04 3,04 4. Lạc xuân - lúa mùa – rau 186,00 56,91 129,09 2,27 5. Dưa hấu - lúa mùa – rau 282,00 112,96 169,04 1,50 6. Khoai lang - lúa mùa - rau 201,00 48,91 152,09 3,11 7. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 111,00 42,71 68,29 1,60 III. LUT chuyên rau màu 283,50 37,21 246,29 6,92 8. Lạc xuân - dưa lê - ngô đông 379,50 41,75 337,75 8,09 9. Ngô xuân - lạc hè thu - đậu tương 123,00 41,60 81,40 1,96 10. Lạc xuân - vừng - ngô đông 139,50 37,65 101,85 2,71 11. Ngô xuân - dưa lê - ngô đông 381,00 31,30 349,70 11,17 12. Khoai lang - dưa lê - ngô đông 394,50 33,75 360,75 10,69 IV. LUT cây ăn quả 107,50 38,25 69,25 1,80 13. Chanh 90,00 37,50 52,50 1,40 14. Cam 125,00 39,00 86,00 2,21 V. LUT NTTS 496,80 263,50 233,30 0,88 15. Nuôi cá 450,40 250,50 199,90 0,80 16. Nuôi nghêu 550,00 280,00 270,00 0,96 17. Nuôi tôm 490,00 260,00 230,00 0,88 VI. LUT rừng 102,50 37,25 65,25 1,75 18. Bạch đàn 95,00 35,00 60,00 1,71 19. Keo 110,00 39,50 70,50 1,78 VII. Hoa cây cảnh 280,00 95,00 185,00 1,95 20. Hoa Cúc 280,00 95,00 185,00 1,95 LUT chuyên rau màu, LUT hoa cây cảnh, LUT nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các LUT còn lại (bảng 4.10). So với năm 2007 thì đến năm 2017 các LUT (hoa cây cảnh, rau mau, nuôi trồng thủy sản) đều là các LUT hoặc mới hoặc cây trồng mới, đã có hiệu quả kinh tế cao hơn các LUT còn lại. Tuy nhiên, loại SDĐ hoa cây cảnh phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, do vậy cần có quy hoạch hợp lý để khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp còn lại trong KKT, đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp tại các vùng quy hoạch khu chức năng nhưng chưa có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng. * Hiệu quả xã hội: kết quả nghiên cứu cho thấy LUT chuyên lúa là loại SDĐ thu hút lao động ít nhất và giá trị ngày công lao động thấp nhất. LUT hoa cây cảnh cho hiệu quả ngày công lao động cao nhất, nhưng sử dụng ít lao động do yêu cầu kỹ thuật sản xuất đối với loại SDĐ này là cao. Loại sử dụng đất NTTS và chuyên rau màu cho hiệu quả xã hội cao nhất với việc thu hút được nhiều công lao động và giá trị ngày công lao động tương đối cao lần lượt là 269,75 ngàn đồng và 249,22 ngàn đồng/công lao động, cao hơn loại SDĐ chuyên lúa lần lượt là 4,38; 4,05 lần (bảng 4.11). 14
  17. Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của của các loại và kiểu sử dụng đất trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Tính theo giá hiện hành 2017 cho 1 ha) Giá trị ngày Lao động Loại/kiểu sử dụng đất công lao động (công) (1000 đồng) I. LUT chuyên lúa 410 61,46 1. Lúa xuân - lúa mùa 540 62,02 2. Lúa xuân 280 60,89 II. LUT lúa – màu 761 173,10 3. Ngô xuân - lúa mùa - rau 700 201,49 4. Lạc xuân - lúa mùa - rau 740 174,45 5. Dưa hấu - lúa mùa - rau 940 179,83 6. Khoai lang - lúa mùa - rau 710 214,21 7. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 715 95,51 III. LUT chuyên rau màu 914 249,22 8. Lạc xuân - dưa lê - ngô đông 1105 305,66 9. Ngô xuân - lạc hè thu - đậu tương 660 123,33 10. Lạc xuân - vừng - ngô đông 665 153,16 11. Ngô xuân - dưa lê - ngô đông 1065 328,36 12. Khoai lang - dưa lê - ngô đông 1075 335,58 IV. LUT cây ăn quả 381 179,69 13. Chanh 312 168,27 14. Cam 450 191,11 V. LUT NTTS 867 269,75 15. Nuôi cá 900 222,11 16. Nuôi nghêu 900 300,00 17. Nuôi tôm 801 287,14 VI. LUT rừng 369.5 177,84 18. Bạch đàn 389 154,24 19. Keo 350 201,43 VII. Hoa cây cảnh 400 462,50 20. Hoa Cúc 400 462,50 4.3.2. Đánh giá của ngƣời dân và cán bộ quản lý về một số yếu tố quản lý sử dụng đất Người dân và cán bộ đều đánh giá: thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở và đất nông nghiệp; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; SDĐ nông nghiệp và quyền của người SDĐ được đánh giá ở mức độ cao từ 3,70 (giá đât nông nghiệp) đến rất cao 4,23 (thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở). Riêng quy hoạch kế hoạch SDĐ được đánh giá ở mức trung bình (Bảng 4.12), nguyên nhân do người dân không đánh giá cao tính khả thi, tính pháp lý, minh bạch của quy hoạch SDĐ, quy hoạch kế hoạch SDĐ chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân. Có sự đánh giá khác nhau về thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở và đất nông nghiệp giữa người dân vùng 1 với vùng 2, vùng 3. Sự khác biệt này xuất phát từ mối quan tâm lợi ích của người dân từng vùng, đó chính là quy hoạch chức năng của từng vùng, sự ảnh hưởng của khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu SDĐ tại từng vùng. Người dân ở vùng 3 quan tâm nhiều hơn đến các lợi ích về nông nghiệp, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong khi người dân ở vùng 1, vùng 2 lại quan tâm nhiều hơn đến lợi ích từ đất ở và thị trường đất ở. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy do trình độ, mức độ tiếp cận nên góc nhìn của nhóm cán bộ đầy đủ, tổng quát 15
  18. hơn, từ đó nhóm cán bộ đánh giá cao hơn so với người dân về thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ ở và đất nông nghiệp (giá trị lần lượt 4,23, 4,13). Bảng 4.12. Đánh giá một số yếu tố quản lý sử dụng đất của ngƣời dân và cán bộ quản lý trong khu kinh tế Mức độ đánh giá Thị Thị trƣờng Giá Sử Quyền Quy trƣờng chuyển Giá chuyển dụng đất ngƣời sử Vùng hoạch, chuyển nhƣợng chuyển nhƣợng nông dụng kế hoạch nhƣợng quyền nhƣợng quyền nghiệp đất sử dụng quyền sử dụng quyền SDĐ đất sử dụng đất nông SDĐ ở nông đất ở nghiệp nghiệp Theo hộ dân (Trung bình) 3,36 3,79 3,84 3,87 3,88 3,79 3,91 Vùng 1 3,38 3,97 3,78 3,95 3,81 3,75 3,87 Vùng 2 3,35 3,76 3,80 3,82 3,86 3,72 4,07 Vùng 3 3,36 3,65 3,94 3,83 3,96 3,91 3,80 Sự khác nhau các vùng Vùng 1 - Vùng 2 0,03 0,21 -0,02 0,13 -0,05 0,03 -0,20 P-value 0,738 0,000 0,549 0,051 0,321 0,627 0,000 Vùng 1 - Vùng 3 0,02 0,32 -0,16 0,12 -0,15 -0,12 0,07 P-value 0,827 0,000 0,000 0,036 0,002 0,006 0,141 Vùng 2 - Vùng 3 -0,01 0,11 -0,14 -0,01 -0,10 -0,15 0,27 0,864 0,019 0,001 0,958 0,036 0,000 0,000 Theo cán bộ 3,34 4,23 4,13 4,01 3,70 3,74 3,93 Sự khác nhau các đối tƣợng 0,02 -0,44 -0,29 -0,14 0,18 0,05 -0,02 P-value 0,642 0,000 0,000 0,017 0,002 0,341 0,768 Vùng 1 - Cán bộ 0,04 -0,26 -0,35 -0,58 0,11 0,01 -0,06 P-value 0,597 0,000 0,000 0, 436 0,059 0,903 0,400 Vùng 2 - Cán bộ 0,01 -0,47 -0,33 -0,19 0,16 -0,02 0,14 P-value 0,822 0,000 0,000 0,005 0,013 0,758 0,054 Vùng 3 - Cán bộ 0,02 -0,58 -0,19 -0,18 0,26 0,17 -0,13 P-value 0,681 0,000 0,000 0,002 0,000 0,009 0,044 Ghi chú: Mức đánh giá rất cao: >=4,20; cao: từ 3,40 đến 4,19; trung bình: từ 2,60 đến 3,39; thấp: từ 1,80 đến
  19. Bảng 4.13. Tác động của xây dựng và phát triển khu kinh tế đến một số yếu tố quản lý sử dụng đất Tiêu chí Hệ số tƣơng quan rs Thị Thị trƣờng Giá Sử dụng Quyền trƣờng chuyển Giá chuyển đất nông sử Quy hoạch, chuyển nhƣợng chuyển nhƣợng nghiệp dụng kế hoạch nhƣợng quyền sử nhƣợng quyền đất sử dụng đất quyền sử dụng đất quyền SDĐ dụng nông SDĐ ở nông đất ở nghiệp nghiệp Hộ dân vùng 1 Quy hoạch xây dựng KKT 0,528** 0,786** 0,733** 0,665** 0,807** 0,588** 0,550** Mức phát triển khu chức năng 0,526** 0,843** 0,733** 0,626** 0,866** 0,641** 0,658** Mức phát triển CSHT 0,570** 0,548** 0,476** 0,302** 0,443** 0,270** 0,343** Mức thu hút vốn dự án đầu tư 0,387** 0,226** 0,254** 0,361** 0,334** 0,080** 0,329** Mức thu hút lao động 0,441** 0,445** 0,402** 0,338** 0,624** 0,405** 0,554** Hộ dân vùng 2 Quy hoạch xây dựng KKT 0,620** 0,810** 0,687** 0,493** 0,532** 0,536** 0,244** Mức phát triển khu chức năng 0,488** 0,717** 0,612** 0,488** 0,515** 0,535** 0,274** Mức phát triển CSHT 0,479** 0,782** 0,658** 0,354** 0,487** 0,381** 0,228** Mức thu hút vốn dự án đầu tư 0,642** 0,600** 0,649** 0,596** 0,839** 0,763** 0,395** Mức thu hút lao động 0,473** 0,664** 0,728** 0,708** 0,683** 0,743** 0,291** Hộ dân vùng 3 Quy hoạch xây dựng KKT 0,460** 0,754** 0,306** 0,380** 0,300** 0,381** 0,637** Mức phát triển khu chức năng 0,370** 0,621** 0,311** 0,297** 0,307** 0,309** 0,508** Mức phát triển CSHT 0,201** 0,602** 0,385** 0,429** 0,369** 0,418** 0,506** Mức thu hút vốn dự án đầu tư 0,374** 0,476** 0,399** 0,449** 0,317** 0,447** 0,458** Mức thu hút lao động 0,245** 0,358** 0,365** 0,396** 0,410** 0,583** 0,408** Cán bộ quản lý Quy hoạch xây dựng KKT 0,415** 0,695** 0,697** 0,525** 0,390** 0,457** 0,562** Mức phát triển khu chức năng 0,355** 0,512** 0,592** 0,464** 0,302** 0,507** 0,763** Mức phát triển CSHT 0,472** 0,512** 0,694** 0,540** 0,293** 0,394** 0,490** Mức thu hút vốn dự án đầu tư 0,397** 0,479** 0,591** 0,541** 0,270** 0,310** 0,401** Mức thu hút lao động 0,535** 0,421** 0,359** 0,512** 0,259** 0,315** 0,363** Ghi chú: ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05, Nhộ = 480, Ncb = 148 Tại vùng 2, cả 5 tiêu chí xây dựng và phát triển KKT có tác động đến thị trường chuyển nhượng quyền SDĐ, giá chuyển nhượng quyền SDĐ nông nghiệp và SDĐ nông nghiệp từ mức cao đến rất cao. Kết quả này cho thấy người dân vùng 2 nhận thấy được sự ảnh hưởng đồng đều của quá trình xây dựng và phát triển KKT đến giá trị đất đai là rất lớn, người dân nhận thấy sự thay đổi cấu trúc không gian vùng là tốt hơn từ khi thực hiện xây dựng KKT. Tại vùng 3, sự ảnh hưởng của xây dựng và phát triển KKT đến một số yếu tố QLSDĐ nghiên cứu có xu hướng giảm, nguyên nhân do đây là vùng quy hoạch bảo tồn sinh thái và sản xuất nông lâm nghiệp (ngoài khu đô thị), áp lực nhu cầu đất giảm. Từ đó người dân tại vùng 3 chưa nhận thấy rõ các lợi ích trực tiếp của quá trình xây dựng và phát triển KKT ảnh hưởng nhiều đến một số yếu tố QLSDĐ. 17
  20. 4.3.3.2. Tổng hợp đánh giá tác động của quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến một số yếu tố quản lý sử dụng đất Tổng hợp đánh giá tác động của quá trình xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An đến một số yếu tố QLSDĐ trình bày trong bảng 4.14. Bảng 4.14. Mức tác động của xây dựng và phát triển khu kinh tế đến một số yếu tố quản lý sử dụng đất trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An Mức tác động Thị Thị trƣờng Giá Sử Quyền Quy trƣờng chuyển Giá chuyển dụng sử dụng hoạch, chuyển nhƣợng chuyển nhƣợng đất đất Tiêu chí kế hoạch nhƣợng quyền sử nhƣợng quyền nông sử dụng quyền sử dụng đất quyền SDĐ nghiệp đất dụng nông SDĐ ở nông đất ở nghiệp nghiệp Vùng 1 Quy hoạch XDKKT Cao Rất cao Cao Cao Rất cao Cao Cao Mức phát triển khu chức năng Cao Rất cao Cao Cao Rất cao Cao Cao Mức phát triển CSHT Cao Cao TB TB TB TB TB Mức thu hút vốn dự án đầu tư TB Thấp TB TB TB Thấp TB Mức thu hút lao động TB TB TB TB Cao TB Cao Vùng 2 Quy hoạch XDKKT Cao Rất cao Cao TB Cao Cao Thấp Mức phát triển khu chức năng TB Cao Cao TB Cao Cao TB Mức phát triển CSHT TB Rất cao Cao TB TB TB Thấp Mức thu hút vốn dự án đầu tư Cao Cao Cao Cao Rất cao Rất cao TB Mức thu hút lao động TB Cao Cao Cao Cao Cao TB Vùng 3 Quy hoạch XDKKT TB Rất cao TB TB TB TB Cao Mức phát triển khu chức năng TB Cao TB TB TB TB Cao Mức phát triển CSHT Thấp Cao TB TB TB TB Cao Mức thu hút vốn dự án đầu tư TB TB TB TB TB TB TB Mức thu hút lao động Thấp TB TB TB TB Cao TB Cán bộ quản lý Quy hoạch XDKKT TB Cao Cao Cao TB TB Cao Mức phát triển khu chức năng TB Cao Cao TB TB Cao Rất cao Mức phát triển CSHT TB Cao Cao Cao TB TB TB Mức thu hút vốn dự án đầu tư TB TB Cao Cao TB TB TB Mức thu hút lao động Cao TB TB Cao TB TB TB Tác động của xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An đến một số yếu tố QLSDĐ trong KKT là không đều, có xu hướng giảm dần từ vùng 1 đến vùng 3. Nguyên nhân do đặc thù của mỗi vùng khác nhau, mức độ quan tâm và lợi ích mang lại từ quá trình phát triển KKT cũng như QLSDĐ của người dân là khác nhau. Trong khi các chỉ số này lại tương đối đồng đều qua kết đánh giá của cán bộ, điều đó có nghĩa là người dân có xu hướng đánh giá tập trung vào một vài yếu tố họ thực sự quan tâm, còn nhóm cán bộ có đánh giá ở mức độ và sự bao quát tổng thể nên không có giá trị tác động vượt trội. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0