intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay" là nghiên cứu được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và cơ sở thực tiễn về trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở ĐHQG Lào góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- DAVISOUK NOYNALY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phúc Châu PGS.TS Nguyễn Thành Vinh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Tính Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS Phạm Văn Thuần Trường Đại học Giáo dục Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi 8 giờ 30 ngày 30 tháng 12 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện nay yêu cầu mọi quốc gia trên Thế giới phải phát triển nhân lực Ngành Khoa học môi trường (KHMT) để đối phó với nguy cơ huỷ hoại môi trường từ khâu triển khai các hoạt động phát triển KT-XH. Quản lý đào tạo (QLĐT) là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Đào tạo nhân lực Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) đặc biệt quan tâm. Hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về QLĐT trình độ đại học (ĐH) Ngành KHMT ở Đại học quốc gia Lào (ĐHQG Lào); với cương vị là một giảng viên (GV) kiêm cán bộ quản lý (CBQL) Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào, tôi chọn đề tài “Quản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được cơ sở lý luận về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay và cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của CHDCND Lào hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu - QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào hiện nay có vấn đề gì về lý luận và thực tiễn dẫn đến phải tổ chức nghiên cứu ? - Dựa trên lý thuyết QLĐT nào là phù hợp nhất để nhận biết: trong đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT phải triển khai các hoạt động nào, yêu cầu đối với từng hoạt động đó ra sao và quản lý mỗi hoạt động đó như thế nào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay ? - Đào tạo và QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang gặp các khó khăn, bất cập và nguyên nhân nào; những giải pháp quản lý nào sẽ tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục được những bất cập đó trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay ? 1
  4. 5. Giả thuyết khoa học Đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang có một số khó khăn và bất cập, dẫn đến chất lượng nhân lực Ngành KHMT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH; mà nguyên nhân có thể từ khâu quản lý. Nếu chỉ ra được nguyên nhân và xác định được các giải pháp nhằm xoá bỏ các nguyên nhân đó trong thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào, đầu ra, tiến trình biến đầu vào thành đầu ra của khoá đào tạo; thì chất lượng đào tạo Ngành KHMT ở ĐHQG Lào sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Chỉ nghiên cứu QLĐT trình độ ĐH hệ chính quy Ngành KHMT ở ĐHQG Lào. - Chủ thể triển khai các giải pháp đề xuất trong luận án là Hiệu trưởng và một số CBQL thuộc cấp; trong đó Hiệu trưởng đóng vai trò chủ yếu và có trách nhiệm chính. - Đối tượng được chọn để khảo sát thực trạng, khảo nghiệm và thử nghiệm là một số CBQL và chuyên viên của Bộ GD&TT Lào; CBQL, giảng viên (GV), sinh viên (SV) đã và đang được đào tạo tại Khoa Môi trường của ĐHQG Lào; Đại diện bên tuyển dụng SV Ngành KHMT được ĐT tại ĐHQG Lào tại Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn. - Số liệu khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu thập trong bốn năm học, từ năm học 2018 - 2018 đến năm học 2021 - 2022. 8. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu Tiếp cận quản lý quá trình đào tạo; Tiếp cận lý thuyết quản lý dựa trên kết quả; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận quản lý đào tạo nhân lực theo Mô hình CIPO. 8.2. Phương pháp nghiên cứu Phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận (tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát hoá, cụ thể hoá, …), các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, xin ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, …) và một số phương pháp khác như phương pháp thống kê toán học và phương pháp Graph. 9. Luận điểm bảo vệ - Bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay đặt ra vấn đề phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giảm thiệt hại thiên tai ở CHDCND Lào; mà một trong các con đường chủ 2
  5. yếu giải quyết vấn đề này là ĐT nguồn nhân lực trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào, trong đó phải nâng cao chất lượng QLĐT. - Phối hợp các lý thuyết quản lý quá trình đào tạo theo giáo dục học, quản lý đào tạo dựa trên kết quả/ chuẩn đầu ra, Mô hình CIPO; trong đó lấy mô hình CIPO làm trung tâm về là lựa chọn phù hợp nhất để nhận biết một quy trình các hoạt động đào tạo theo từng yếu tố đầu vào, đầu ra, tiến trình biến đầu vào thành đầu ra trên cơ sở tác động của yếu tố bối cảnh. Từ đó xác định được các nội dung quản lý đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT và cách thức triển khai các hoạt động đó theo các chức năng quản lý cơ bản. - Chất lượng đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào sẽ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành này trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, khi mà ĐHQG Lào có các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ các khó khăn, khắc phục những bất cập có trong thực trạng ĐT và QLĐT theo các yếu tố đầu vào, đầu ra, tiến trình biến đầu vào thành đầu ra và yếu tố bối cảnh phát triển KT-XH. 10. Đóng góp mới của luận án 10.1. Về lý luận Làm rõ khung lý thuyết về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH trên cơ sở phối hợp một số tiếp cận về lý thuyết quản lý đào tạo (đã nêu trên). 10.2. Về thực tiễn Chỉ ra kinh nghiệm của một số quốc gia về ĐT trình độ ĐH và các bài học cho ĐHQG Lào; thực trạng triển khai các hoạt động ĐT và QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào; đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án này có 3 chương. - Chương 1. Cơ sở lý luận về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Chương 2. Cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐH quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Chương 3. Giải pháp QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLĐT TRÌNH ĐỘ ĐH NGÀNH KHMT TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong các thập niên gần đây đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước Lào về QLĐT, QLĐT Ngành KHMT công bố dưới dạng sách, đề tài KH&CN, 3
  6. luận án tiến sĩ, bài báo và giáo trình đào tạo. Các công trình này chỉ ra các kiến thức có thể kế thừa để nghiên cứu đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Môi trường, Khoa học môi trường, Ngành Khoa học môi trường - Môi trường (Environmental) là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài một hệ thống hoặc một cá thể, một sự vật nào đó mà có tác động lên hệ thống hoặc cá thể, sự vật đó. - Khoa học môi trường là khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh. - Ngành KHMT là ngành khoa học nghiên cứu về môi trường; trong đó có nghiên cứu về mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái Đất. 1.2.2. Đào tạo, đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường - Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, ... cho người được đào tạo để họ có thể hành nghề một cách có chất lượng và hiệu quả. - Đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, khả năng nắm bắt tiến bộ KH&CN theo mục tiêu giáo dục đại học để người được đào tạo hành nghề có chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực KHMT. 1.2.3. Quản lý, quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT - Quản lý một tổ chức là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý tổ chức) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý trong tổ chức) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực ...) để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn thay đổi. - Quản lý đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng trường đại học) đến các khách thể quản lý (giảng viên, người học, nhân viên và các lực lượng xã hội khác, ...) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để đạt mục tiêu: hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, khả năng nắm bắt tiến bộ KH&CN theo mục tiêu giáo dục đại học để người được đào tạo hành nghề có chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực KHMT. 1.3. Đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay 1.3.1. Bối cảnh phát triển KT-XH và các vấn đề đặt ra đối với ĐT Ngành KHMT 1.3.1.1. Những đặc điểm chung từ bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay - Toàn cầu hóa, hội nhập, kinh tế tri thức, kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của KH&CN trong cuộc cách mạng 4.0 và phong trào khởi nghiệp tại các quốc gia. 4
  7. - Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có CHDCND Lào, hầu hết là thành viên của ASEAN, của WTO, của APTA. Các quốc gia này là những trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa lý - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. - Thế và lực, uy tín, sức mạnh tổng hợp của nhiều quốc gia càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng NDCM Lào (tháng 01-2021) đã vạch ra Chiến lược phát triển phát triển KT-XH của đất nước giai đoạn 2021 – 2030; trong đó có quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GDĐH của CHDCND Lào. 1.3.1.2. Các vấn đề đặt ra đối với đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT - Các cơ sở GDĐH phải thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GDĐH, trong đó đổi mới QLĐT nhằm đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển các lĩnh vực KT-XH, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường mà cụ thể là phải đặc. - Chất lượng và số lượng người được đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT phải đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực Ngành KHMT của xã hội. - Phải nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài về Khoa học môi trường để mọi người được đào tạo có những nhận thức và hành động đúng về bảo vệ môi trường. - Phải tiến hành song song với đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu KH&CN, ứng dụng các thành quả nghiên cứu đó vào thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trên các bình diện cộng đồng, địa phương, quốc gia và quốc tế. - Không chỉ là chức năng và nhiệm vụ của các cơ sở GDĐH, mà phải triển khai đồng thời với các hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong nước. 1.3.2. Một số lý thuyết về đào tạo nhân lực 1.3.2.1. Lý thuyết về quá trình đào tạo Theo khoa học giáo dục, quá trình đào tạo gồm mục tiêu giáo dục, chương trình và nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương tiện và điều kiện (cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục - môi trường giáo dục), lực lượng giáo dục (các chủ thể giáo dục: người dạy và người học) và kết quả giáo dục. 1.3.2.2. Lý thuyết về đào tạo dựa vào kết quả/ chuẩn đầu ra Đào tạo dựa vào kết quả/ chuẩn đầu ra là một phương thức mà thông qua đó phải xác định trước các kết quả đào tạo cần đạt được một cách cụ thể, rõ ràng; từ đó định hướng tất cả hoạt động của cá nhân và đơn vị trong cơ sở đào tạo nhằm đạt được các kết quả đã xác định. 1.3.2.3. Lý thuyết về đào tạo nhân lực theo Mô hình CIPO Mô hình CIPO về đào tạo nhân lực gồm các yếu tố: Input (đầu vào), Process (tiến trình triển khai các hoạt động để biến đầu vào thành đầu ra (Output/ Outcome) trên cơ sở tác động của yếu tố Context (bối cảnh). Cơ sở khoa học để thiết lập mô hình CIPO vẫn dựa trên lý luận về quá trình giáo dục và lý thuyết về đào tạo dựa vào kết quả/ chuẩn đầu ra để chỉ ra các yếu tố đó, nhưng được sắp xếp theo một trật tự có sự logic. Nghiên cứu đề tài luận án này được phối hợp các tiếp cận trên, trong đó lấy tiếp cận Mô hình CIPO là trung tâm để chỉ ra các hoạt động và yêu cầu đối với mỗi hoạt động theo từng yếu tố của mô hình đó. 5
  8. 1.3.3. Quy trình triển khai các hoạt động trong một khoá đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT 1.3.3.1. Triển khai các hoạt động thuộc yếu tố đầu vào: Kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo trước khoá đào tạo; Xây dựng (hoặc phát triển) CTĐT; Tuyển sinh cho khoá đào tạo; Trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT; Hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp; 1.3.3.2. Triển khai các hoạt động thuộc yếu tố tiến trình: Giảng dạy của GV; Học tập của SV . 1.3.3.3. Triển khai các hoạt động thuộc yếu tố đầu ra: Đánh giá và công nhận kết quả học tập của sinh viên; Các hoạt động sau khoá đào tạo. 1.3.3.4. Triển khai các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh (bằng phát huy thuận lợi và cơ hội, khắc phục khó khăn và thách thức từ bối cảnh phát triển KT- XH vào đào tạo). 1.3.4. Yêu cầu đối với từng hoạt động trong quy trình đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT Trong mục này, luận án trình bày các yêu cầu đối với từng hoạt động trong quy trình triển khai một khoá đào tạo để làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng đào tạo. Các yêu cầu đó thể hiện trong các tiểu mục; đó là: - Yêu cầu đối với hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo - Yêu cầu đối với hoạt động xây dựng CTĐT - Yêu cầu đối với hoạt động tuyển sinh - Yêu cầu đối với hoạt động trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT - Yêu cầu đối với hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp - Yêu cầu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên - Yêu cầu đối với hoạt động học tập của sinh viên - Yêu cầu đối với đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên - Yêu cầu đối với các hoạt động sau khoá đào tạo - Yêu cầu đối với các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh 1.3.5. Đặc điểm đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT Trong mục này, luận án trình bày: đặc điểm về nhu cầu ĐT; đặc điểm về mục tiêu ĐT; đặc điểm về CTĐT; đặc điểm về phương pháp và hình thức tổ chức ĐT; đặc điểm về phương tiện và điều kiện ĐT; đặc điểm về đánh giá kết quả ĐT; đặc điểm về nguồn nhân lực giảng dạy; đặc điểm về người học (được ĐT); đặc điểm về sử dụng người học. 1.4. Các nội dung QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Trong mục này, luận án trình bày các nội dung quản lý theo quy trình triển khai một khoá đào tạo để làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng quản lý đào tạo theo các mục sau: 1.4.1. Quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực ĐT Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) để kiện toàn bộ máy quản lý đào tạo theo các yêu cầu (đã nêu tại mục trên). 6
  9. 1.4.2. Quản lý hoạt động phát triển CTĐT Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để phát triển CTĐT đáp ứng các yêu cầu về CTĐT (đã nêu tại mục trên). 1.4.3. Quản lý hoạt động tuyển sinh Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý hoạt động tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu của hoạt động tuyển sinh (đã nêu tại mục trên). 1.4.4. Quản lý hoạt động trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý về trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT đáp ứng các yêu cầu trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT (đã nêu tại mục trên). 1.4.5. Quản lý hoạt động hợp tác ĐT với các doanh nghiệp Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hoạt động hợp tác (đã nêu tại mục trên). 1.4.6. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý hoạt động giảng dạy của GV đáp ứng các yêu cầu của hoạt động giảng dạy của GV (đã nêu tại mục trên). 1.4.7. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý hoạt động học tập của SV đáp ứng các yêu cầu của hoạt động học tập của SV (đã nêu tại mục trên). 1.4.8. Quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý hoạt động đánh giá và công nhận kết quả đào tạo đáp ứng các yêu cầu của hoạt động này (đã nêu tại mục trên). 1.4.9. Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo đáp ứng các yêu cầu của hoạt động này (đã nêu tại mục trên). 1.4.10. Quản lý các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh Hiệu trưởng triển khai các chức năng quản lý cơ bản để phân tích, phát huy tác dụng và khắc phục các hạn chế từ bối cảnh phát triển KT-XH tác động vào đào tạo đáp ứng các yêu cầu của hoạt động này (đã nêu tại mục trên). 1.5. Những yếu tố có ảnh hưởng đến QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay Trong mục này, luận án trình bày những phân tích để khẳng định các yếu tố dưới đây có tác động đến QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT: - Những nguy cơ huỷ hoại môi trường nảy sinh trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KT-XH của mọi quốc gia; - Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực KHMT của Nhà nước Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH của Nhà nước Lào, của các tổ chức hoạt động về lĩnh vực môi trường ở trong và ngoài nước Lào; - Sự tham gia của các tổ chức tuyển dụng nhân lực KHMT vào hoạt động đào tạo Ngành KHMT tại ĐHQG Lào 7
  10. - Mức độ đầu tư CSVC&TBĐT từ Nhà nước Lào, Đại học quốc gia Lào, tổ chức tuyển dụng và người học cho đào tạo Ngành KHMT - Động cơ, ý thức, thái độ học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT g - Năng lực quản lý hoạt động ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT của đội ngũ CBQL các cấp trong ĐHQG Lào Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QLĐT TRÌNH ĐỘ ĐH NGÀNH KHMT Ở ĐHQG LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KT-XH HIỆN NAY 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về QLĐT nhân lực, nhân lực Ngành KHMT và bài học cho Đại học quốc gia Lào 2.1.1. Kinh nghiệm QLĐT nhân lực Ngành KHMT của một số quốc gia Từ dẫn chứng và phân thích kinh nghiệm của các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản và Việt Nam về QLĐT Ngành KHMT đã nhận thấy một số bài học cho ĐHQG Lào QLĐT Ngành KHMT về: kiện toàn bộ máy nhân lực ĐT; phát triển chương trình ĐT; tuyển sinh; trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT; hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp; giảng dạy của GV; học tập của SV; đánh giá, công nhận kết quả học tập của SV; các hoạt động sau khoá ĐT; phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH tác động vào ĐT. 2.2. Khái quát về Nước CHDCND Lào, ĐHQG Lào và Khoa Môi trường của ĐHQG Lào 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH của Nước CHDCND Lào CHDCND Lào có vị trí địa lý nằm trong lục địa Đông Nam Á, thuộc Bán đảo Đông Dương; diện tích 236.800 m2; có địa hình đồi núi phức tạp, với nhiều hiện hữu về huỷ hoại môi trường sống; có biên giới với các nước Myanmar, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan; là thành viên của APTA, ASEAN, WTO, Hội nghị cấp cao Đông Á và Cộng đồng Pháp ngữ; có có 17 tỉnh và Thủ đô Vientiane; dân số 7,1 triệu người (năm 2020). 2.2.2. Khái quát về ĐHQG Lào ĐHQG Lào là ĐH công lập, được Chính phủ Nước CHDCND Lào thành lập vào tháng 10?1996, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ GD&TT Lào. Đây là trường ĐH quốc gia duy nhất của Lào; tên giao dịch quốc tế National University of Laos; trụ sở tại P.O.Box: 7322, Dongdok thuộc Thủ đô Viêng Chăn; có trang Website là http//: www.nuol.edu.la; là thành viên của Hệ thống Nghiên cứu và Học thuật tiểu vùng Mekong mở rộng (GMSARN) và thành viên của Hệ thống ĐH ASEAN (AUN). 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Ngoài Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), hiện nay ĐHQG Lào có: - 13 Phòng/ Ban chức năng: Văn phòng (Phòng Hành chính); Tổ chức và Quản lý nhân sự (TC&QLNS); Quản lý đào tạo; Đào tạo sau ĐH; Quản lý chất lượng; Nghiên cứu khoa học 8
  11. và Dịch vụ đào tạo; Hợp tác quốc tế; Quản lý sinh viên; Kế hoạch - Tài chính; Quản lý thiết bị và Dịch vụ; Quản lý Ký túc xá và Nhà khách Seagame; Thư viện; Thí nghiệm. - 15 Khoa: Khoa học cơ bản; Khoa học xã hội; Khoa học tự nhiên; Môi trường; Kiến trúc; Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Ngữ văn; Sư phạm; Y khoa; Luật và khoa học chính trị; Kỹ thuật công trình; Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Tài nguyên nước; Thể dục - Thể chất. - 08 đơn vị khác: Học viện Khổng Tử; Viện phát triển nguồn nhân lực Lào - Nhật Bản; Trung tâm Nghiên cứu Châu Á; Trung tâm CNTT; Trung tâm Đào tạo giáo dục từ xa và thường xuyên; Trung tâm Phát triển giáo viên; Trường THPT; Trường Năng khiếu. 2.2.2.2. Đội ngũ giảng viên (GV) Bảng 2.1. Số lượng GV của ĐHQG Lào tính theo học vị, học hàm Số lượng giảng viên tính theo học vị, học hàm Tổng số Cử nhân Phó giảng viên Thạc sĩ Tiến sĩ Giáo sư ĐH Giáo sư 1460 420 825 127 87 01 Nguồn: Phòng Tổ chức và Quản lý nhận sự của ĐHQG Lào – 2021 2.2.2.3. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo Diện tích mặt bằng 9,963 ha, có đủ các công trình phục vụ cho ĐT như: nhà Văn phòng, Hội trường, Giảng đường, Phòng Thí nghiệm, Xưởng thực hành, Thư viện, Trung tâm CNTT, Ký túc xá và Nhà khách, Nhà ăn, Nhà Văn hoá - Thể thao, sân, vườn, hồ và bãi tập. Hệ thống Thư viên và Trung tâm CNTT hiện đại với số lượng sách và tài liệu phong phú, đa dạng chuyên ngành được in bằng các tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt Nam và tiếng Lào. 2.2.2.4. Thành tựu đào tạo Hiện nay ĐHQG Lào đang ĐT 13 Ngành: Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Khoa học môi trường, Kiến trúc, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Sư phạm, Y khoa, Luật và Khoa học chính trị, Kỹ thuật công trình, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên nước, Thể dục - Thể thao; với lưu lượng SV các khoá học trong một năm học khoảng 22.000 đến 25.000. Bảng 2.2. Quy mô SV và chất lượng đào tạo của ĐHQG Lào trong 5 năm gần đây SV tốt nghiệp có việc làm Số lượng TT Năm học Tổng số SV đúng chuyên ngành đào tạo SV tốt nghiệp Số lượng Tỉ lệ % 1 2017 - 2018 26430 7257 5200 71,65 % 2 2018 - 2019 21535 5969 4620 77,40 % 3 2019 - 2020 21247 5303 3950 74,49 % 4 2020 - 2021 22752 5670 3980 70,19 % 5 2021 - 2022 23015 5335 4015 75,26 % Nguồn: Phòng Đào tạo của ĐHQG Lào – 2021 9
  12. 2.2.2.5. Thành tựu nghiên cứu khoa học (NCKH) Thành tựu NCKH của ĐHQG Lào thể hiện tại Bảng 2.3 dưới đây. Bảng 2.3. Số lượng đề tài, đề án, bài báo khoa học trong 5 năm gần đây Bài báo đã đăng trên TT Năm học Số lượng đề tài, đề án Tạp chí khoa học 1 2017 - 2018 82 35 2 2018 - 2019 93 51 3 2019 - 2020 52 59 4 2020 - 2021 151 79 5 2021 - 2022 117 88 Nguồn: Thống kê của Phòng Quản lý Khoa học và Dịch vụ của ĐHQG Lào - 2021 2.2.2.6. Thành tựu hợp tác quốc tế ĐHQG Lào đã đẩy mạnh hợp tác đào tạo và NCKH: Khối ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore); Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Israel và Mông Cổ); Châu Âu (Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, và Nga); Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada và Cuba). 2.2.3. Khái quát về Khoa Môi trường của ĐHQG Lào Tiền thân của Khoa Môi trường của ĐHQG Lào là Trung tâm Giáo dục môi trường thuộc ĐHQG Lào, được thành lập tháng 6/ 2004. Đến tháng 9/ 2009, trung tâm này đã trở thành Khoa Môi trường của ĐHQG Lào theo quyết định của Hiệu trưởng ĐHQG Lào. 2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ GV Khoa Môi trường của ĐHQG Lào có Trưởng Khoa và 2 Phó trưởng Khoa; có Bộ phận Hành chính của Khoa; trong đó chủ yếu các nhân viên giáo vụ và một số GV kiêm chức vụ cố vấn học tập. Số lượng, học vị, học hàm của đội ngũ GV của Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào thể hiện ở các số liệu trong Bảng 2.4 dưới đây. Bảng 2.4. Số lượng, học vị, học hàm đội ngũ GV thuộc Khoa Môi trường Số lượng GV theo học vị, học hàm Ghi chú Tổng số Cử nhân Phó Giáo Hiện tại có 5 GV được GV cơ hữu Thạc sĩ Tiến sĩ ĐH Giáo sư sư đào tạo ThS và 10 GV được đào tạo TS ở 75 5 49 4 3 0 trong nước và quốc tế Nguồn: Phòng Tổ chức và Quản lý nhân sự của ĐHQG Lào - 2021 2.2.3.2. Quy mô và chất lượng đào tạo Khoa Môi trường đang đào tạo Ngành KHMT với 4 chuyên ngành: Khoa học môi trường; Quản lý môi trường; Kế hoạch và phát triển môi trường; Công nghệ môi trường. Mỗi chuyên ngành đào tạo có chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 150 SV/ khoá đào tạo; lưu lượng SV của Khoa khoảng 2.400 SV/năm học; tỉ lệ SV tốt nghiệp khoảng 98%. 2.2.3.3. Thành tựu nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 10
  13. Số lượng đề tài KH&CN đã nghiên cứu: năm học 2016-2017 có 4 đề tài, năm học 2017-2028 có 3 đề tài, năm học 2018-2019 có 8 đề tài, năm học 2019 - 2020 có 2 đề tài, năm học 2020 - 2021 có 4 đề tài. Hiện nay, Khoa đang hợp tác với các tổ chức World Bank, European Union, UNEP and JICA để huy động nhân lực và các nguồn lực khác cho đào tạo. 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.3.1. Mục đích: đánh giá được mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với các hoạt động đào tạo và mức độ chất lượng triển khai các nội dung QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT. 2.3.2. Nội dung: khảo sát và đánh giá thực trạng đào tạo; thực trạng QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT. 2.3.3. Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng: Nhóm các CBQL, GV của ĐHQG Lào; Nhóm SV của Khoa Môi trường ĐHQG Lào; Nhóm đối tượng phỏng vấn. 2.3.4. Phương pháp khảo sát: phối hợp sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn. 2.3.5. Hình thức tổ chức: phát các bộ phiếu hỏi (đã soạn trước) xin ý kiến trả lời vào phiếu, tổng hợp và xử lý số liệu; trực tiếp gặp một số đối tượng được chọn để tiến hành phỏng vấn. 2.3.6. Công cụ khảo sát và công cụ xử lý số liệu Công cụ khảo sát: các bộ phiếu hỏi và mẫu biên bản phỏng vấn. Công cụ xử lý số liệu: n  f ix i Công thức X j = i 1 n ; trong đó các kết quả khảo sát được đánh giá: Tốt (5 điểm) khi f i 1 i có 4,21 ≤ X ≤ 5,00; Khá (4 điểm) khi có 3,41 ≤ X ≤ 4,20; Trung bình (3 điểm) khi có 2,61 ≤ X ≤ 3,40; Yếu (2 điểm); khi có 1,81 ≤ X ≤ 2,60; Kém (1 điểm) khi có 1,00 ≤ X ≤ 1,80. 2.4. Thực trạng đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 2.4.1. Thực trạng kiện toàn bộ máy nhân lực ĐT Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.6 (bản chính), các yêu cầu về kiện toàn bộ máy quản lý ĐT được đánh giá chỉ đạt mức độ Khá vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,61. 2.4.2. Thực trạng chương trình đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.7 (bản chính), các yêu cầu về CTĐT Ngành KHMT được đánh giá chỉ đạt mức độ Trung bình vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,01. 2.4.3. Thực trạng tuyển sinh Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.8 (bản chính), các yêu cầu đối với hoạt động tuyển sinh trong ĐT Ngành KHMT đạt mức độ Khá, vì trung bình cộng của các giá trị X là 4,07. 2.4.4. Thực trạng trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.9 (bản chính), các hoạt động trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT được đánh giá đạt mức độ Khá, vì trung bình cộng của các giá trị X là 4,18. 2.4.5. Thực trạng hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo 11
  14. Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.10 (bản chính), các yêu cầu hợp tác đào tạo với doanh nghiệp bị đánh giá đạt mức độ Trung bình, vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,29. 2.4.6. Thực trạng giảng dạy của giảng viên Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.11 (bản chính), các yêu cầu đối với giảng dạy của GV bị đánh giá chỉ đạt mức độ Trung bình, vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,18. 2.4.7. Thực trạng học tập của sinh viên Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.12 (bản chính), các yêu cầu đối với học tập của SV được đánh giá đạt mức độ Khá, vì trung bình cộng của các giá trị X là 4,19. 2.4.8. Thực trạng đánh giá, công nhận kết quả học tập của SV Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.13 (bản chính), các yêu cầu về đánh giá, công nhận kết quả học tập của SV được đánh giá đạt mức độ Khá, vì trung bình cộng của các giá trị X là 4,18. 2.4.10. Thực trạng các hoạt động sau một khoá đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.14 (bản chính), các yêu cầu đối với hoạt động sau khoá đào tạo bị đánh giá chỉ đạt mức độ Trung bình, vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,16. 2.4.8. Thực trạng các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.15 (bản chính), các yêu cầu tạo sự thích ứng của ĐT với bối cảnh bị đánh giá ở mức độ Trung bình, vì trung bình cộng của các giá trị X là 3,12. 2.4.11. Kết quả khảo sát nhóm SV về hoạt động ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.16 (bản chính), nhóm SV đã đánh giá hoạt động ĐT tương đồng với đánh giá của nhóm CBQL&GV. Có thể nhận thấy mức độ tương đồng đó ở Biểu đồ 2.1 dưới đây. X 4.5 4.07 4.09 4.19 4.2 4.18 4.19 4.18 4.18 CBQL&GV 4 3.61 3.63 3.5 3.29 3.33 Sinh viên 3.22 3.18 3.23 3.12 3.18 3.16 3.21 3.01 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 K.toàn bộ PT C.trìng T.sinh GD của GV HT của SV T.bị và H.tác với K.phục BC D.Giá kết quả Sau Đ.tạo máy S.dung CSVC D.Nghiệp Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả Các đánh giá của hoạt động trongCBQL&GV quá trình đào tạo với kết quả đánh giá của SV về thực trạng hoạt động đào tạo 2.5. Thực trạng triển khai các nội dung QLĐT trình độ ĐH ngành KHMT ở ĐHQG Lào 2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.17. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 12
  15. được đánh giá có chất lượng Khá, vì trung bình cộng các giá trị X là 3,84. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.18. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động phát triển CTĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào bị đánh giá có chất lượng Trung bình, vì trung bình cộng các giá trị X là 3,18. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.19. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động tuyển sinh trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào được đánh giá chất lượng ở mức độ Khá, vì trung bình cộng các giá trị X là 4,18. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.4. Thực trạng quản lý trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.20. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý CSVC&TBĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào được đánh giá chất lượng ở mức độ Khá vì trung bình cộng các giá trị X là 4,19. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.21 (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào bị đánh giá chất lượng ở mức độ Trung bình vì trung bình cộng các giá trị X là 3,15. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.6. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.22. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào bị đánh giá chất lượng ở mức độ Trung bình, vì trung bình cộng các giá trị X là 3,15. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.7. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.23. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào được đánh giá chất lượng ở mức độ Khá vì trung bình cộng các giá trị X là 4,13. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.8. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập SV Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.24. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập SV trong ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào được đánh giá chất lượng Khá vì trung bình cộng các giá trị X là 4,19. Có nhiều nguyên nhân dẫn, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc quản lý của ĐHQG Lào. 13
  16. 2.5.9. Thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.25. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý các hoạt động sau khoá ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào bị đánh giá chất lượng ở mức độ Trung bình, vì trung bình cộng các giá trị X là 3,29. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. 2.5.10. Thực trạng quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo Theo số liệu khảo sát tại Bảng 2.26. (bản chính), kết quả trả lời câu hỏi mở và phỏng vấn: quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào Lào bị đánh giá chất lượng Trung bình vì trung bình cộng các giá trị X là 3,20. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về quản lý của ĐHQG Lào. Qua kết quả khảo sát thực trạng về triển khai 10 nội dung QLĐT cho thấy: - Không có nội dung quản lý nào được đánh giá có chất lượng ở mức độ Tốt; nhưng cũng không có nội dung bị đánh giá đã triển khai có chất lượng ở mức độ Yếu hoặc Kém; - 5 nội dung quản lý đạt chất lượng Khá: quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực ĐT; quản lý hoạt động tuyển sinh; quản lý hoạt động học tập của SV; quản lý hoạt động trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT; quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của SV. - 5 nội dung quản lý chỉ có chất lượng Trung bình: quản lý phát triển CTĐT; quản lý ho giảng dạy của GV; quản lý hợp các đào tạo với doanh nghiệp; quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo, quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh. Kết quả khảo sát thực trạng QLĐT có sự tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng ĐT. Có thể trực quan sự tương đồng đó bằng Biểu đồ 2.2 dưới đây. X 4.36 Thực trang ĐT 4.5 4.27 4.19 4.13 4.25 4.26 4.19 4.07 4 Thực trang QL ĐT 3.5 3.29 3.16 3.29 3.01 3.18 3.18 3.15 3.15 3.12 3.2 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 QL C.trình QL T.sinh QL G.dạy QL H.tâp QL CSVC&TBĐT QL H.tác QL B. cảnh QL Đ.giá QL sau ĐT Các hoạt động ĐT và quản lý ĐT Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động đào tạo với thực trạng quản lý các hoạt động đào tạo Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 2.6. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào Các số liệu trong Bảng 2.27 (bản chính), cho thấy: tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT đều có tác động với mức độ Rất mạnh; trong đó yếu tố 14
  17. “Năng lực quản lý hoạt động đào tạo Ngành KHMT của đội ngũ CBQL các cấp trong trường đại học” có tác động rất mạnh và mạnh nhất. 2.7. Đánh giá chung thực trạng QLĐ trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào 2.7.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân 2.7.1.1. Những điểm mạnh: Quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy quản lý; Quản lý hoạt động tuyển sinh; Quản lý hoạt động học tập của SV; Quản lý hoạt động trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT; Quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của SV. 2.7.1.2. Nguyên nhân - Về khách quan: có sự điều chỉnh của quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới GD&TT của Đảng NDCM Lào, của Chính phủ CHDCND Lào và của Bộ GD&TT Lào. Mặt khác, đào tạo Ngành KHMT là mới mẻ ở CHDCND Lào, cho nên thị trường tuyển dụng SV còn rộng, các bên tuyển dụng dễ tuyển dụng nhân lực khoa học môi trường. - Về chủ quan: ĐHQG Lào có các quy định cụ thể đối với đào tạo Ngành KHMT (có quy chế: tuyển sinh, quản lý SV, trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT, đánh giá và công nhận kết quả đào tạo). CBQL, GV và nhân viên của ĐHQG Lào và của Khoa Môi trường của được đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và ở nước ngoài. 2.7.2. Những hạn chế (bất cập) và nguyên nhân 2.7.2.1. Những bất cập: Quản lý hoạt động phát triển CTĐT; Quản lý hoạt động giảng dạy của GV; Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp; Quản lý hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục các bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH tác động vào đào tạo; Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo. 2.7.2.2. Nguyên nhân - Về khách quan: các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có nhu cầu sử dụng nhân lực Ngành KHMT được đào tạo ở ĐHQG Lào; nhưng chưa có những biện pháp đầu tư nguồn lực vào quá trình đào tạo ngành này ở ĐHQG Lào. Mặt khác, đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào còn mới mẻ, chưa có quá trình lâu dài, cho nên ĐHQG Lào và Khoa Môi trường chưa có kinh nghiệm đào tạo. - Về chủ quan, hiện nay ở ĐHQG Lào chưa có những giải pháp quản lý khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT về một số lĩnh vực (nội dung quản lý) như: phát triển chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy của GV; hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp; hoạt động tạo ra sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh; hoạt động sau khoá đào tạo; bồi dưỡng năng lực QLĐT cho đội ngũ CBQL các cấp. 15
  18. Chương 3 GIẢI PHÁP QLĐT TRÌNH ĐỘ ĐH NGÀNH KHMT Ở ĐHQG LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KT-XH HIỆN NAY 3.1. Một số quan điểm và nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Các quan điểm Chỉ đề xuất giải pháp đối với các nội dung QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT bị đánh giá có thực trạng triển khai chỉ đạt chất lượng ở mức độ Bình thường trở xuống. Yếu tố nào có tác động đến QLĐT có mức độ Rất mạnh và mạnh nhất trong các yếu tố tác động mạnh nhất mà yếu tố đó thuộc về quản lý thì nhất thiết phải đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý quá trình đào tạo. 3.1.2. Các nguyên tắc Tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà Nước CHDCND Lào về phát triển GD&TT; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ; Tập trung tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập có trong thực trạng đào tạo và QLĐT; Đảm bảo tính khả thi. 3.2. Các giải pháp quản lý 3.2.1. Trước mỗi khoá đào tạo, tổ chức điều chỉnh Chuẩn đầu ra của các CTĐT đáp ứng yêu cầu nhân lực Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp Mục đích nhằm huy động được một số nhà quản lý, nhà khoa học, GV, cựu SV và đại diện bên tuyển dụng nguồn nhân lực KHMT vào việc phát triển chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Ý nghĩa tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục các bất cập có trong thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức triển khai giải pháp - Các nội dung: + Trước mỗi khóa đào tạo, tổ chức hoạt động phát triển CTĐT Ngành KHMT để góp ý, điều chỉnh Chuẩn đầu ra nhằm tổ chức các hoạt động đào tạo dựa vào chuẩn đó. + Tổ chức thẩm định CTĐT mới (chương trình đã được dự thảo), chỉnh sửa nội dung bản dự thảo chương trình để hoàn thiện, làm thủ tục ban hành CTĐT đã phát triển. + Tổ chức công bố Chuẩn đầu ra, hướng dẫn mọi đơn vị và cá nhân thực triển khai đào tạo và quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra mới trong CTĐT đã được phát triển. - Cách thức triển khai: Hiệu trưởng triển khai các nội dung trên bằng các tác động quản lý đến đội ngũ CBQL thuộc cấp thông qua triển khai các chức năng quản lý cơ bản (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) 3.2.1.3. Các điều kiện triển khai giải pháp Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQG Lào có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về phát triển chương trình đào tạo, điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra; điều chỉnh mục tiêu, 16
  19. nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, các phương tiện và điều kiện, phương thức kiểm tra đánh giá trên cơ sở những thay đổi về yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ của nguồn nhân lực Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Ngành KHMT về lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên 3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp Mục đích nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của GV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV Ngành KHMT để sau khi tốt nghiệp có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KHMT của Nước CHDCND Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Ý nghĩa tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trung thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV. 3.2.2.2. Nội dung và phương pháp triển khai giải pháp - Các nội dung: + Tổ chức bồi dưỡng tập trung tại ĐHQG Lào cho GV Khoa Môi trường về lý luận giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. + Tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng của GV Khoa Môi trường về năng lực giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV . + Tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV Khoa Môi trường về dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn ở Bộ môn, thao giảng, hội nghị khoa học về phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học. - Cách thức triển khai: Hiệu trưởng triển khai các nội dung trên bằng các tác động quản lý đến đội ngũ CBQL thuộc cấp thông qua triển khai các chức năng quản lý cơ bản (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) 3.2.2.3. Các điều kiện triển khai giải pháp Các thành viên Ban Chỉ đạo bồi dưỡng giảng viên phải có năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng, hiểu biết rõ về hoạt động giảng dạy của GV; đồng thời hiểu biết về các năng lực cần thiết của GV để triển khai giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. 3.2.3. Tổ chức hợp tác ĐT trình độ ĐH Ngành KHMT theo hình thức “hợp đồng đặt hàng” giữa tổ chức tuyển dụng với ĐHQG Lào 3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp Mục đích huy động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức và DN (từ đây gọi chung là doanh nghiệp) có nhu cầu tuyển dụng nhân lực KHMT. Ý nghĩa, vừa có “sản phẩm đào tạo” có đủ năng lực nghề nghiệp; vừa tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trong thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với DN. 3.2.3.2. Các nội dung và cách thức triển khai giải pháp - Các nội dung: + Tổ chức triển khai các hoạt động thu hút và lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực KHMT theo hình thức “đặt hàng của DN”. 17
  20. + Tổ chức ký kết hợp đồng và triển khai các nội dung trong hợp đồng hợp tác đào tạo theo hình thức “đặt hàng của các DN” với ĐHQG Lào. - Cách thức triển khai: Hiệu trưởng triển khai các nội dung trên bằng các tác động quản lý đến đội ngũ CBQL thuộc cấp thông qua triển khai các chức năng quản lý cơ bản (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) 3.2.3.3. Các điều kiện triển khai giải pháp - Các DN có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực KHMT phải hiểu rõ ý nghĩa về mặt lợi ích của hai bên và nhà nước Lào về ký kết hợp tác đào tạo với ĐHQG Lào. - ĐHQG Lào và các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm đầu tư một khoản ngân (kinh phí) nhất định để tổ chức và triển khai các hoạt động đã ký kết trong hợp đồng đào tạo. 3.2.4. Chỉ đạo triển khai hoạt động phân tích, phát huy các thuận lợi và khắc phục những bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH tác động vào đào tạo. 3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp Mục đích nhằm làm cho các hoạt động trong quá trình đào tạo thích ứng với những tác động của bối cảnh. Ý nghĩa, vừa nâng cao được đào tạo, vừa tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục được các bất cập trong thực trạng quản lý các hoạt động tạo ra sự thích ứng của hoạt động đào tạo với bối cảnh. 3.2.4.2. Các nội dung và cách thức triển khai giải pháp - Các nội dung: + Chỉ đạo triển khai một số hoạt động nhằm nhận biết, đánh giá mức độ tác động từ bối cảnh vào đào tạo và QLĐT Ngành KHMT ở ĐHQG Lào . + Chỉ đạo triển khai các hoạt động tạo ra thuận lợi và hạn chế các bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào quá trình đào tạo và QLĐT Ngành KHMT ở ĐHQG Lào. - Cách thức triển khai: Hiệu trưởng triển khai các nội dung trên bằng các tác động quản lý đến đội ngũ CBQL thuộc cấp thông qua triển khai các chức năng quản lý cơ bản (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra). 3.2.4.3. Các điều kiện triển khai giải pháp Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, SV của ĐHQG Lào và các lực lượng tham gia đào tạo ở ngoài ĐHQG Lào phải có nhận thức đúng về ý nghĩa của sự tác động từ bối cảnh phát triển KT-XH đến chất lượng và hiệu quả đào tạo và QLĐT trình độ ĐH Ngành KHMT. 3.2.5. Tổ chức các hoạt động cải tiến QLĐT trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT 3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp Mục đích nhằm đổi mới các hoạt động ĐTvà cải tiến quản lý các hoạt động đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT trên cơ sở kết quả kiểm định CTĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào sau mỗi khóa đào tạo. Ý nghĩa, tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trong thực trạng quản lý đào tạo trình độ ĐH Ngành KHMT ở ĐHQG Lào. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức triển khai giải pháp - Các nội dung: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2