intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

  1. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Văn Trinh 2. TS. Trần Thị Ngọc Trâm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ Vào hồi: ....................................................................... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam HÀ NỘI, 2021 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày nay dịch vụ công có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, gia đình và sự phát triển của xã hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhu cầu thiết yếu cơ bản của người dân ngày càng phong phú đa dạng, đòi hỏi Chính phủ phải bảo đảm cung ứng khi thị trường chưa đáp ứng được và khắc phục những hạn chế của thị trường. Việc cung ứng dịch vụ công, nếu không đáp ứng được về số lượng, chất lượng hoặc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cơ bản của người dân, gây ra tình trạng bất bình đẳng và mất ổn định trong xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, việc tổ chức cung ứng các dịch vụ công (DVC) cho người dân và cộng đồng là trách nhiệm ngày càng lớn của Chính phủ. Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là quản lý và cung ứng DVC trong xã hội hiện đại. Có các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan chi phối tới quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC ở mỗi nước và luôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên là cung về DVC mà đại diện là nhà nước và một bên là cầu về DVC mà đại diện là đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Quản lý dịch vụ công trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non trong thời gian gần đây được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của người dân, của người học, đặc biệt đối với cấp học thấp nhất là mầm non, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng nền móng bền vững cho sự phát triển của các bậc học tiếp theo. 1.2. Trong một thời gian dài, nước ta thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước quán xuyến và cung cấp hầu hết mọi nhu cầu của người dân trên cơ sở kế hoạch hóa nền kinh tế nên người dân không có khái niệm “dịch vụ công” như cách hiểu hiện nay và nhà nước cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng như quan điểm chỉ đạo chiến lược phát triển GD đến năm 2020 đều khẳng định “đổi mới cơ bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, nhà nước ta từng bước cho phép các thành phần tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh trên những lĩnh vực mà trước đây nhà nước độc quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong đó có dịch vụ giáo dục. Đây là một chủ trương nhằm từng bước phát huy tính chủ động và huy động nguồn lực, vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân (cả trong và ngoài nước) với nhiều hình thức đầu tư khác nhau vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn đối với sự phát triển của đất nước nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các chủ thể quản lý nói chung và chủ thể QLGD nói riêng, trong đó có GDMN. Một thực tế cho thấy trong thời gian qua, chất lượng giáo dục ở các trường công lập nói chung 1
  3. và các trường MN công lập nói riêng còn nhiều bất cập đó là hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất; chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới; QLGD vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ, chống chéo; một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới; nội dung chương trình dạy còn hàn lâm, phương pháp dạy học còn chậm đổi mới; cơ sở vật chất của các trường còn thiếu và lạc hậu. Bên cạnh đó, số lượng các trường MN tư thục, dân lập được thành lập mới trên các Thành phố lớn trong đó có Hà Nội ngày càng tăng và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các trường MN công lập trên địa bàn. Vì vậy, muốn hòa nhập và phát triển thì các trường MN công lập phải thay đổi phương pháp quản lý trong đó quản lý chất lượng dịch vụ GD có tính chất quyết định. Các dịch vụ được nhà nước cung cấp trong trường MN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc quản lý các dịch vụ này cần được quan tâm đặc biệt hơn, tuy nhiên trên thực tế vấn đề này còn có những chỗ còn bỏ ngỏ. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận bảo đảm chất lượng” được chọn làm đề tài của công trình nghiên cứu này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công, quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dịch vụ công trong trường mầm non công lập 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay vẫn còn có những hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nếu đề xuất được các giải pháp và áp dụng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý thì chất lượng dịch vụ công trong trường mầm non công lập sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng 5.3. Đề xuất giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 5.4. Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm 01 giải pháp nhằm kiểm chứng giả thiết 2
  4. khoa học của đề tài và kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý 4 hoạt động DVC trong trường MN (hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến khoa học về chăm sóc và nuôi dạy trẻ). 6.2. Về đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu 6.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ quản lý phòng GD&ĐT và CBQL trường MN; giáo viên và cha mẹ trẻ. 6.2.2. Địa bàn nghiên cứu: Phòng Giáo dục các trường MN công lập thuộc 6 quận/huyện/thị xã gồm: Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Sóc Sơn, Huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội. 6.2.3. Thời gian nghiên cứu: từ 2018-2020. 7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1.Tiếp cận đảm bảo chất lượng 7.1.2. Tiếp cận cung – cầu 7.1.3. Phối hợp tiếp cận đảm bảo chất lượng và mô hình CIPO trong quản lý dịch vụ công trong trường mầm non 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ khác - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp khảo nghiệm - Phương pháp xử lý số liệu 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý DVC trong trường MN có tính quyết định đến BĐCL các dịch vụ công trong trường MN. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý DVC trong trường MN công lập và theo tiếp cận BĐCL sẽ nâng cao CL GDMN. 8.2. Thực trạng tổ chức hoạt động DVC và QLDVC trong trường MN CL trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu của ngành GD&ĐT, của xã hội, của che mẹ và trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần được khắc phục và cải thiện để BĐCL DVC trong trường MNCL. 8.3. Các giải pháp được đề xuất và áp dụng trong quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý thì chất lượng dịch vụ công trong trường mầm non công lập sẽ được nâng cao. 9. Đóng góp mới của đề tài 3
  5. 9.1. Về lý luận Làm sáng tỏ một số khái niệm như: DVC trong giáo dục, DVC trong trường MN công lập; chất lượng dịch vụ công, quản lý DVC trong trường MN… và xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập theo hướng bảo đảm chất lượng. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng tổ chức hoạt động DVC và QLDVC trong các trường MN công lập trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp quản lý DVC trong trường MNCL theo hướng BĐCL có tính khả thi và hiệu quả trong việc nâng cao CL GDMN. - Là tài liệu tham khảo giúp CBQL, GV và nhân viên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được triển khai 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. Chương 2: Thực trạng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. Chương 3: Giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Nhìn chung các công trình nghiên cứu được biết đã nêu trên đã tập trung nghiên cứu về dịch vụ công, quản lý dịch vụ công, quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng các trường mầm non theo góc nhìn khác nhau của Hiệu trưởng, CMT, và GV, quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường MN tư thục,…Tuy nhiên, vấn đề DVC và QLDVC trong trường MN theo tác giả được biết chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, trong phạm vi luận án này sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây: - Nghiên cứu về quản lý DVC trong trường MN công lập, đặc biệt làm rõ các ND quản lý DVC trong các trường MN công lập; - Làm rõ thực trạng DVC và QLDVC trong trường MN công lập và những bất cập cần phải điều chỉnh của DVC và QLDVC trong trường MN để BĐCL; - Đề xuất các giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. Những vấn đề giải quyết được thể hiện trong nghiên cứu của luận án này. 1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non 1.2.1. Dịch vụ và dịch vụ công 1.2.1.1. Dịch vụ 4
  6. Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm hướng tới và đáp ứng nhu cầu nào đó của con người được thể hiện qua các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng”. 1.2.1.2. Dịch vụ công Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện”. 1.2.2. Dịch vụ giáo dục và dịch vụ công trong giáo dục 1.2.2.1. Dịch vụ giáo dục Dịch vụ giáo dục là dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản nhằm phát triển con người, đặc biệt phát triển thể lực, trí lực giúp con người phát triển toàn diện. Dịch vụ giáo dục do các tổ chức nhà trường hoặc những giáo viên có trình độ, chuyên môn cao cung cấp. 1.2.2.2. Dịch vụ công trong giáo dục Dịch vụ công trong GD có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ mọi nhu cầu về GD ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. 1.2.3. Trường mầm non công lập Trường mầm non công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; hoạt động theo điều lệ trường MN 1.2.4. Hoạt động dịch vụ công trong trường mầm non Bao gồm 4 hoạt động chính sau đây: Tổ chức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non; (2) Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non; (3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN; (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Dịch vụ công trong trường MN được hiểu là kết quả tương tác giữa người cung cấp dịch vụ là nhà nước (nhà trường) và khách hàng trực tiếp là trẻ và gián tiếp là CMT trên 4 hoạt động dịch vụ nêu trên. Đối với đặc thù của DVC trong trường MN khác với các cấp học khác là phải tập trung quan tâm đến các vấn đề tổ chức chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng trẻ và kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 1.3. Quản lý dịch vụ và chất lượng dịch vụ 1.3.1. Quản lý dịch vụ Quản lý dịch vụ là tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cung cấp các hoạt động dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. 1.3.2. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng khi bỏ ra chi phí tương ứng, sự hài lòng của khách hàng càng cao cho thấy chất lượng dịch vụ càng tốt, 1.3.3. Mô hình đảm bảo chất chất lượng 5
  7. a. Kiểm soát chất lượng (QC- Quality Control) b. Đảm bảo chất lượng (QA- Quality Asouurance) c. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Managenmet) d. Mô hình CIPO Quản lý đầu vào Quản lý quá trình Quản lý đầu ra (Input -I) (Process) (Output) - Các nguồn lực - Phương pháp và kỹ thuật - Người học khỏe - Môi trường giáo dục dạy học - Giáo viên thạo - Môi trường - Hệ thống kiểm tra, đánh giá Bối cảnh (Context) Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội; sự tham gia của cộng đồng Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý CIPO- Unessco (2002) Theo chương trình hành động Dakar – 2000 Unesco thì Chất lượng giáo dục đào tạo của các cơ sở giáo dục được đánh giá qua 10 yếu tố. Từ 10 yếu tố cấu thành nên chất lượng của một cơ sở giáo dục, sắp xếp các yếu tố này thành 3 thành phần cơ bản trong một hoàn cảnh cụ thể theo sơ đồ 1.3 sau: 1.4. Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng 1.4.1. Nội dung quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dựa vào mô hình CIPO Vận dụng mô hình CIPO trong QLDVC trong trường MN Quản lí quá trình Quản lí yếu tố đầu ra Quản lí yếu tố đầu vào (Process) (Output) (Input) (1) Xây dựng kế hoạch quản lí (1) Đánh giá kết quả đầu (1) Chương trình của nhà dịch vụ công trong trường MN; ra theo lứa tuổi trường (2) Tổ chức thực hiện dịch vụ (2) Đáp ứng yêu cầu của (2) Đội ngũ nhà trường công trong tường MN ngành MN (3) Giám sát, hỗ trợ, điều chỉnh (3) Đáp ứng yêu cầu của (3) Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm các hoạt động của dịch vụ công cha mẹ trẻ (4) Hoạt động tài chính (4) Kiểm tra quá trình thực hiện (4) Đáp ứng yêu cầu của quá trình hoạt động DVC trẻ; Tác động của yếu tố bối cảnh (Context) (1) Số lượng dân cư và số trẻ đến tuổi đi học (2) Chính sách phát triển GDMN (3) Nhận thức cộng đồng về GDMN (4) Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Sơ đồ 1.3: Mô hình CIPO trong QLDVC trong trường mầm non Như vậy, các nội dung quản lý dịch vụ công trong trường mầm non, trong nghiên cứu này có 4 6
  8. thành tố: Quản lý các yếu tố đầu vào (gồm có 4 tiêu chí); Quản lý các yếu tố quá trình (có 4 tiêu chí); Quản lý các yếu tố đầu ra (có 2 tiêu chí) và Tác động của các yếu tố bối cảnh (có 4 yếu tố tác động); Từng thành tố có thể được cụ thể hoá như sau: (1) Quản lý các yếu tố đầu vào (Input –I): Đối với các dịch vụ công trong trường mầm non các yếu tố này mô tả những tác động của các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ công trong trường mầm non công lập, (2) Quản lý các yếu tố quá trình (Process-P): Là việc quản lý các yếu tố của 4 hoạt động trong nhà trường: quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, quản lý hoạt đông giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non (3) Quản lý các yếu tố đầu ra (Output - O): Đầu ra của cung cấp các dịch vụ công trong nhà trường là nói đến sản phẩm được tạo ra gồm những kiến thức, kỹ năng và thái độ (giá trị) và mà đứa trẻ đạt được, đặc biệt với trẻ mầm non là cả sự phát triển về thể chất được thể hiện qua các chỉ số. Bên cạnh đó, yếu tố này bao gồm cả người dạy với sự trưởng thành và phát triển về chuyên môn, cụ thể (4)Tác động của các yếu tố bối cảnh: Yếu tố này bao gồm những yếu tố có tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động cung cấp các dịch vụ công trong trường MN, cụ thể các yếu tố: Số lượng dân cư và số trẻ đến tuổi đi học; Chính sách phát triển giáo dục mầm non; Nhận thức cộng đồng về giáo dục mầm non; Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn; Sự quan tâm của cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập 1.4.2.1. Văn hoá trong nhà trường 1.4.2.2. Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường 1.4.2.3. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ 1.4.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục của nhà trường 1.4.2.5. Cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành và của địa phương 1.4.2.6. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương, cộng đồng và cha mẹ trẻ Tóm lại, các nội dung quản lý DVC trong trường mầm non được xây dựng ở trên vừa được thiết kế theo các nhóm yếu tố của mô hình đảm bảo chất lượng CIPO, vừa phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non. Những nội dung quản lý này sẽ được triển khai khảo sát ở chương 2 và là cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý chương 3. Kết luận Chương 1 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG 7
  9. TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 2.1. Khái quát về giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội Bảng 2.1: Số trường học, giáo viên và học sinh mầm non của TP Hà Nội Năm học 2010 2015 2016 2017 2018 1. Số trường học MN 834 1.003 1.040 1.085 1.128 - Công lập 686 730 744 765 776 - Ngoài công lập 148 273 296 320 352 2. Số GV MN 21.074 38.391 43.915 48.833 48.906 - Công lập 18.535 28.596 29.903 29.263 29.280 - Ngoài công lập 2.539 9.795 14.012 19.570 19.66 3. Số học sinh MN 339.230 484.387 523.700 566.235 547.524 - Công lập 311.406 400.058 411.763 417.861 394.292 - Ngoài công lập 27.824 84.329 111.937 148.374 153.232 (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2018 - Cục Thống kê Hà Nội 2018-2019) 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng Khảo sát thực trạng DVC và QL DVC trong trường MN công lập của thành phố Hà 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng Thực trạng DVC trong các trường MN công lập của thành phố Hà Nội bao gồm các dịch vụ; Thực trạng quản lý DVC trong trường MN tại thành phố Hà Nội được khảo sát theo các ND quản lý dựa trên cơ sở vận dụng mô hình CIPO 2.2.3. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu Trong luận án sử dụng hình thức chọn mẫu kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở có có phân nhóm đảm bảo tính đại diện cụ thể đối tượng khảo sát như sau: CBQL: 209; GV 485; CMT 790; Phỏng vấn sâu có: CBQL 5; GV 7; CMT 5 2.2.4. Công cụ đánh giá và thang đánh giá 2.2.4.1. Công cụ đánh giá Gồm 2 phiếu khảo sát, nội dung các phiếu đánh giá như sau: - Phiếu 1 dành cho Cha mẹ trẻ (Phụ lục 1): - Phiếu 2 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên (Phụ lục 2): 2.4.2.1. Thang đánh giá Bảng 2.2: Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng ĐTB Mức độ đánh giá Mức 1: 1,0 ≤ ĐTB < Kém/Không thực Không bao giờ Không ảnh 8
  10. 1,8 hiện hưởng Mức 2: 1,8 ≤ ĐTB < Yếu Ít khi Ít ảnh hưởng 2,6 Mức 3: 2,6 ≤ ĐTB < Trung bình Thỉnh thoảng Ảnh hưởng 3,4 Mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < Khá Thường xuyên Khá ảnh hưởng 4,2 Mức 5: 4,2 ≤ ĐTB < Tốt Rất thường Rất ảnh hưởng 5,0 xuyên 2.2.5. Quy trình nghiên cứu thực trạng 2.2.5.1. Khảo sát thử ( Từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2018) 2.2.5.2. Chính xác hóa lại các phiếu và tiến hành khảo sát chính thức, phân tích và xử lý số liệu (từ tháng 6/2018 đến tháng 1/2019) Kết quả khảo sát thực trạng về dịch vụ công 2.3. Thực trạng dịch vụ công trong trường mầm non thành phố Hà Nội. 2.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ So sánh đánh giá chung về dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng của CBQL&GV và CMT được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Điểm trung bình kết quả đánh giá thực hiện dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng Tổ chức thực hiện dịch vụ chăm sóc và Điểm trung Độ lệch chuẩn Mức độ đạt nuôi dưỡng bình được 1. Chăm sóc thể lực - tinh thần 3,55 0,936 Khá 2. Chăm sóc dinh dưỡng 3,34 1,114 Khá 3. Chăm sóc vệ sinh 3,37 0,956 Khá 4. Chăm sóc giấc ngủ 3,44 1,005 Khá 5. Đảm bảo an toàn 3,67 0,901 Khá TBC 3,47 0,982 Khá Bảng 2.7. là kết quả của điểm trung bình dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng. Đánh giá thấp nhất là chăm sóc dinh dưỡng Các nội dung được khảo sát cho thấy đa số các trường đều đạt được ở mức Khá, điều này cho thấy CBQL, GV và CMT đều mong muốn và cải thiện hơn về các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Nhà trường cần phải cải thiện hơn nữa để đáp ứng mong muốn và nhu cầu cao hơn của CMT dành cho các con trẻ. 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục Bảng 2.4: Đánh giá chung về tổ chức hoạt động giáo dục Điểm trung Mức độ đánh Tổ chức Hoạt động giáo dục Độ lệch chuẩn bình giá 1. Hoạt động vui chơi 3,31 1,075 Khá 2. Hoạt động học 3,25 1,023 Khá 9
  11. 3. Hoạt động lao động 3,15 1,085 Khá 4. Hoạt động ngày lễ, ngày hội 3,30 1,138 Khá TBC 3,25 1,080 Khá Qua bảng 2.8 cho thấy, tổ chức hoạt động giáo dục trong trường MN không có sự chênh lệch nhiều ở các hoạt động giáo dục. Mức đánh giá chung là các hoạt động này ở mức “khá”. Tuy nhiên đối với hoạt động lao động trong trường MN so với các hoạt động khác là yếu hơn so với các hoạt động khác. Đối với “hoạt động học” trong trường MN khi triển khai thường hướng đến thực tiễn và tâm lý của trẻ em là được vui chơi, hoà nhập, tiếp theo là hoạt động học 2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Bảng 2.5: Đánh giá chung về tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Điểm Độ Mức độ Tổ chức Hoạt động giáo dục hòa nhập trung lệch đánh giá trẻ khuyết tật bình chuẩn 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ Khá 3,31 1,060 theo độ tuổi 2. Phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa nhập 3,24 1,078 Khá 3. Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập 3,25 1,028 Khá 4. Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: Khá 3,16 1,038 vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động 5. Hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được giáo dục hoà nhập 3,22 1,122 Khá TBC 3,24 1,065 Khá Nội dung theo đánh giá thấp hơn so với các nội dung khác là: Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao, các trường MN cần chú trọng hơn các hoạt đông giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập trong nhà trường. 2.3.4. Thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN Bảng 2.6: Đánh giá chung về tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức Điểm Độ Múc độ Tổ chức hoạt động hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến trung lệch đánh giá thức bình chuẩn 1. Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ 3,39 1,054 Khá 2. Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm Khá 3,38 1,044 sóc trẻ 3. Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 3,26 1,173 Khá 4. Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về giáo dục trẻ 3,28 1,204 Khá 5. Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào lớp 1 3,38 1,149 Khá 6. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động Khá 3,32 0,913 giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 7. Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động Khá 3,38 0,942 giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường TBC 3,34 1,068 Khá Nhìn chung, thực trạng dịch vụ công trong trường MN qua đánh giá khảo sát CBQL,GV và 10
  12. CMT trong trường MN cho thấy những tồn tại, bất cập: Cụ thể cần chú ý tới tổ chức các hoạt động: Chăm sóc và nuôi dưỡng: Kiểm tra sức khoẻ đầu năm học, Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đầu năm học; Chăm sóc dinh dưỡng cần chỉ đạo sát sao hơn việc cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, cân nặng…; chú trọng tới việc hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; chỗ vui chơi đảm bảo vệ sinh; đảm bảo thời gian ngủ với từng lứa tuổi; các hoạt động an toàn trong trường học; Hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, thu hút gây hứng thú với trẻ, để trẻ không cảm thấy bị bắt buộc trong quá trình học tập, lao động; qua các hoạt động ngày lễ, ngày hội; Tổ chức các hoạt động hoà nhập cho trẻ khuyết tật không chỉ có GV mà là cả xã hội, cả cộng đồng cùng tham gia; Nhà trường cần phải tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ cùng với PH cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Để có thêm thông tin cho việc đánh giá thực trạng DVC và chất lượng DVC trong trường MN, việc khảo sát và phân tích mức độ hài lòng của CMT về một số ND trong DVC sau đây cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu này. 2.3.5. Mức độ sẵn sàng tham gia vào cung cấp nguồn lực tài chính của cha mẹ trẻ cho dịch vụ công trong trường mầm non Có thể thấy hiện nay, nhu cầu của CMT trong việc gia tăng, làm phong phú thêm ND các dịch vụ được cung cấp trong trường MN công lập của thành phố Hà Nội đang gia tăng và kèm theo đó là mức độ sẵn sàng tham gia vào hoạt động xã hội hoá GD từ CMT cũng khá cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đặt ra cho các nhà trường MN trong quản lý chất lượng DVC đáp ứng nhu cầu chính đáng của CMT nhằm phát triển toàn diện trẻ MN. 2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng Kết quả thu được như sau: 2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của dịch vụ công. Kết quả thu được như sau: Đối tượng Quản lý các yếu tố đầu vào CBQL GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường 3,84 0,441 3,29 0,716 2. Đội ngũ trong nhà trường 3,35 0,685 3,57 0,490 3. Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm 3,10 0,607 3,39 0,929 4. Hoạt động tài chính của nhà trường 3,71 0,543 3,22 0,808 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình dịch vụ công Kết quả thu được như sau: Đánh giá Quản lý hoạt động chăm sóc va Trung bình Độ lệch chuẩn Xếp chung Mức nuôi dưỡng trẻ thứ CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC 11
  13. 1. Quản lý chăm sóc thể lực và 3,90 3,21 0,855 0,968 3,43 0,987 3 Khá tinh thần 2. Quản lý chăm sóc dinh 3,80 3,22 0,855 0,924 3,4 0,951 4 Khá dưỡng 3.Quản lý chăm sóc vệ sinh 3,82 3,21 0,829 0,946 3,4 0,953 4 Khá 4. Quản lý chăm sóc giấc ngủ 3,87 3,25 0,915 0,953 3,44 0,983 2 Khá 5. Quản lý bảo đảm an toàn 3,89 3,52 0,619 0,893 3,63 0,837 1 Khá Đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn chung Xếp Mứ Quản lý hoạt động giáo dục CBQ thứ c GV CBQL GV ĐTB ĐLC L 1. Quản lý hoạt động vui chơi 3,73 3,28 0,719 0,932 3,42 0,896 3 Khá 2. Quản lý hoạt động học 3,85 3,50 0,629 0,896 3,60 0,839 1 Khá 3. Quản lý hoạt động lao động 3,75 3,21 0,731 0,949 3,38 0,922 4 TB 4. Quản lý hoạt động ngày lễ - 3,89 3,44 0,645 0,908 3,58 0,861 2 Khá ngày hội Đánh giá Quản lý hoạt động hoà nhập trẻ Trung bình Độ lệch chuẩn Xếp chung Mức khuyết tật thứ CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC 1.Chỉ đạo thực hiện chương trình 3,70 3,26 0,727 0,932 3,39 0,949 5 TB GDHN hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi 2.Chỉ đạo, hướng dân và phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa 3,90 3,56 0,799 0,896 3,66 0,851 1 Khá nhập 3.Chỉ đạo đảm bảo đồ chơi phù 3,91 3,48 0,845 0,949 3,61 0,906 2 Khá hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập 4.Xây dựng, chỉ đạo, thực hiện các hoạt động dành riêng cho từng loại 3,73 3,42 0,922 0,908 3,51 0,947 3 Khá trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động 5.Xây dựng và chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được 3,91 3,38 0,917 0,719 3,48 0,946 4 Khá giáo dục hoà nhập Độ lệch Đánh giá Trung bình Quản lý các hoạt động tuyên chuẩn chung truyền và phổ biến kiến thức khoa Xếp Mức học về chăm sóc và nuôi dưỡng, thứ CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC giáo dục trẻ 1.Tổ chức mời các chuyên gia trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa 3,89 3,45 0,841 0,927 3,58 0,923 3 Khá tuổi của trẻ cho CMT 2.Tổ chức mời các chuyên gia trao đổi những vấn đề về chăm sóc 3,81 3,40 0,722 0,888 3,53 0,846 4 Khá dinh dưỡng và chăm sóc trẻ 12
  14. 3.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về 4,01 3,49 0,645 0,862 3,65 0,840 1 Khá chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 4.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về 3,77 3,27 0,823 0,975 3,42 0,958 Khá giáo dục trẻ 5.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về 3,97 3,43 0,638 0,869 3,60 0,842 2 Khá chuẩn bị trẻ vào lớp 1 6.Xây dựng kế hoạch hành động gửi các cơ quan, đoàn thể tham gia 3,71 3,25 0,835 0,976 3,39 0,958 5 TB vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 7.Đề xuất hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo 3,54 3,28 0,925 0,950 3,36 0,494 6 TB dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra của Dịch vụ công Đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn Xếp Đáp ứng các yêu cầu của ngành chung Mức thứ CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC 1.Đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và 4,02 3,25 0,747 0,973 3,49 0,975 2 Khá cấp tiểu học 2.Sự phát triển của trẻ đáp ứng 4,05 3,23 0,634 1,042 3,48 1,009 3 Khá tiêu chí đánh giá trẻ theo lứa tuổi 3.Sự phát triển của trẻ đáp ứng chuẩn đầu ra Chương trình giáo 4,09 3,33 0,648 1,049 3,56 1,007 1 Khá dục của nhà trường 4. Xây dựng được đội ngũ cán bộ QLGD; GV, NV đạt chuẩn theo 4,09 3,21 0,729 1,010 3,48 1,016 3 Khá quy định Đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn Đáp ứng các yêu cầu của nhà chung Xếp Mức trường CBQ CBQ thứ GV GV ĐTB ĐLC L L 1. Xây dựng được đội ngũ Giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ thêm 3,91 3,08 0,4 0,792 3,33 0,794 4 TB kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với nhà trường 2. Giáo viên đảm bảo các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ 3,9 3,13 0,385 0,798 3,37 0,782 2 TB đối với quy định về GDMN 3.Xây dựng được mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và các 3,9 3,11 0,398 0,804 3,35 0,794 3 TB bên có liên quan 4. Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ trẻ, 3,95 3,17 0,407 0,748 3,41 0,748 1 Khá cộng đồng xã hội và địa phương Đánh giá Đáp ứng các yêu cầu của trẻ và cha Trung bình Độ lệch chuẩn Xếp chung Mức mẹ trẻ thứ CBQ GV CBQL GV ĐTB ĐLC 13
  15. L 1. Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo 3,96 3,22 0,723 1,036 3,44 1,01 3 Khá dục để trẻ phát triên hài hoà về trí tuệ, cảm xúc và năng khiếu 2. Cha mẹ trẻ thấy hài lòng với các hoạt động dịch vụ công của nhà 3,79 3,01 0,687 1,090 3,25 1,049 4 TB trường 3. Trẻ vui và phấn khởi và thích đến 4,08 3,41 0,825 1,071 3,62 1,048 1 Khá trường mầm non 4. Trẻ muốn tham gia vào các hoat 4,04 3,16 0,739 0,974 3,43 0,993 2 Khá động của nhà trường Đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn Đáp ứng các yêu cầu của xã hội, chung Xếp Mức cộng đồng và địa phương CBQ thứ GV CBQL GV ĐTB ĐLC L Tạo được sự thông nhất giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng dân 4,00 3,23 0,523 1,042 3,47 0,982 2 Khá cư Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân 3,97 3,31 0,527 1,023 3,51 0,950 1 Khá cư về trường học an toàn, thân thiện Cộng đồng dân cư tin tưởng và ủng 3,85 3,17 0,492 1,044 3,38 0,964 4 TB hộ nhà trường Chính quyền địa phương tin tưởng 4,03 3,19 0,536 1,020 3,45 0,979 3 Khá và ủng hộ nhà trường Bảng 2.16: So sánh đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra dịch vụ công Trung bình Độ lệch chuẩn Quản lý các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra CBQL GV CBQL GV Quản lý các yếu tố đầu vào 3,50 3,37 0,341 0,401 Quản lý các yếu tố quá trình 3,64 3,38 0,358 0,349 Quản lý các yếu tố đầu ra 3,98 3,20 0,315 0,639 2.4.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh tác động Dân cư và điều kiện kinh tế tại địa phương tác động tới tổ chức hoạt động DVC như: tình trạng lớp quá đông, thủ tục hành chính để được vào trường; giờ đón trả trẻ; chất lượng chăm sóc trẻ theo quan điểm của CMT; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non; Chính sách hỗ trợ cho giáo dục trẻ hoà nhập; chính sách đãi ngộ đối với giáo viên MN. Cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến các QLDVC trong trường MN đều có những ảnh hưởng nhất định, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Thực tế khảo sát cho kết quả đều có ảnh hưởng, thỉnh thoảng ảnh hưởng đến QLDVC. Bất cứ một hoạt động nào cũng nên đặt trong các yếu tố ảnh 14
  16. hưởng, nó có thể tác động trực tiếp, có thể tác động gián tiếp đến hoạt động QL của trường MN. Vì vậy, khi đề xuất các giải pháp trong nghiên cứu này nên xét thêm những yếu tố ảnh hưởng này. 2.5. Đánh giá chung về tổ chức hoạt động dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội 2.5.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân Được sự quan tâm của toàn Đảng, Chính phủ và toàn xã hội, các CMT đều quan tâm đến GDMN và cụ thể là các DVC trong nhà trường MN công lập. Điều này đã giúp cho các Trường MN công lập có điều kiện, cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, hòa nhập, phát huy tính sáng tạo của trẻ nhỏ từ đó trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần để có một cơ sở, hành trang bước vào các giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua phân tích thực trạng nhận thấy rằng việc cung cấp DVC và quản lý các DVC đã đạt được những thành công sau đây: - Dịch vụ công được cung cấp tại các trường MN công lập được thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định và tạo được niềm tin của gia đình và xã hội. Số lượng trẻ được gửi tại các trường MN công lập là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình có trẻ tới trường MN. - Quản lý DVC trong trường MN cũng được thực hiện tương đối đồng bộ từ đó về cơ bản đã bảo đảm được chất lượng DVC trong trường mầm non công lập hiện nay. - Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên không ngừng được chuẩn hóa, nâng cao, có sự chuyển biến về tư duy, phong cách phục vụ và chất lượng làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành, của địa phương. - Cơ sở vật chất, các điều kiện khác được cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác GDMN. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động được các trường MN triển khai thường xuyên, liên tục mang tính chất định kỳ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý DVC của các trường MN. 2.5.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân Mặc dù đã có nhiều thành công trong công tác triển khai các hoạt động DVC trong các trường MN tuy nhiên, đó vẫn còn những hạn chế sau đây: Tổ chức hoạt động dịch vụ công trong trường MN Tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng: Thứ nhất, đối với vai trò lãnh đạo, quản lý đối với các trường MN mặc dù đã được nâng cao, phát triển về chất lượng, số lượng tuy nhiên vẫn chưa đồng đều về nhận thức của CBQL, GV, nhân viên chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng về quản lý chất lượng DVC trong GDMN hướng đến các trường MN công lập là sự lựa chọn hàng đầu của CMT với tiêu chí 15
  17. đảm bảo chất lượng giáo dục, an toàn cho trẻ và kinh phí tốt nhất đối với phần đông các CMT; Thứ hai, các hoạt động trong các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong việc quản lý các DVC tại các trường MN công lập còn nhiều hạn chế, cần có sự phối hợp mật thiết hơn giữa nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện các dịch vụ công, phối hợp quản lý giữa nhà trường và cộng đồng trong việc quản lý nhằm nâng cao DVC trong các trường MN; Thứ ba, Công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên chăm sóc trẻ còn bị hạn chế bởi các chế độ chính sách và quy định của nhà trường, pháp luật và quy định của ngành; Thứ tư, Phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là một trong những thế mạnh của nhà trường giúp nhà trường có sự khác biệt so với các trường MN công lập khác; Thứ năm chưa có một hệ thống bảo đảm chất lượng dựa trên các yếu tố quản lý: đầu vào, quá trình và đầu ra có sự tác động của yếu tố bối cảnh của các các dịch vụ công được cung cấp trong trường MN. Kết luận Chương 2 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lí dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng 3.1.1. Các giải pháp phải đảm bảo tính khoa học 3.1.2. Các giải pháp phải đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Các giải pháp phải đảm bảo tính hệ thống 3.1.4. Các giải pháp phải đảm bảo tính khả thi 3.1.5. Các giải pháp phải đảm bảo tính kế thừa: 3.2. Các giải pháp quản lí dịch vụ công trong trường mầm non công lập Giải pháp 1: Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trong trường mầm non. Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý dịch vụ công trong trường MN. Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập. Giải pháp 4: Phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 16
  18. Giải pháp 5: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường mầm non nhằm đảm bảo chất lượng 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất 3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm Nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, đồng thời kiệm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý chất lượng DVC trong GDMN đáp ứng nhu cầu xã hội đã đề xuất. 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 3.3.2.1. Nội dung khảo nghiệm Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của 05 giải pháp quản lý chất lượng DVC trong trường MN công lập đã được đề xuất, 3.2.2.2. Phương pháp khảo nghiệm Sử dụng phương pháp khảo sát (dùng phiếu hỏi- phụ lục số 4) 3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm Việc khảo nghiệm được thực hiện trên 164 người bao gồm: + Về chức vụ quản lý của đối tượng tham gia khảo sát 132 người (80,5%) là CBQL tại các trường ĐH, sở GD&ĐT, phòng GD& ĐT, CBQL các trường MN; 17 GV (10,4%), 23 giảng viên (14%); Một số đối tượng tham gia khảo sát vừa là nhà QLGD đồng thời vừa là giảng viên, cũng có người vừa là CBQL vừa GV. 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất Qua trưng cầu ý kiến của cá đối tượng tham gia khảo sát, thu được kết quả như sau: Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp (4) không (1) Rất cần thiết (2) cần thiết (3) ít cần thiết (5) rất không cần thiết cần thiết Số lượt ý kiến đánh giá các mức độ cấp thiết của giải pháp TT Các giải pháp (1) (2) (3) (4) (5) 1 Giải pháp 1 108(65,8%) 56 (31,1%) 1 (0,6%) 0 0 2 Giải pháp 2 106 (64,6%) 58(35,4%) 1(0,6%) 0 0 3 Giải pháp 3 107(65,2%) 58(35,4%) 0 0 0 4 Giải pháp 4 101(61,6%) 62(37,8%) 4(2,4%) 0 0 5 Giải pháp 5 102 (62,2%) 60 (36,6%) 2(1,2%) 0 0 Qua bảng 3.1. cho thấy kết quả khảo nghiệm các giải pháp đều được các ý kiến đánh giá ở mức rất cần thiết và cần thiết từ 98% trở lên. Trong đó, có giải pháp đạt 100% mức cần thiết và rất 17
  19. cần thiết (giải pháp 3 và giải pháp 4). Vì vậy, kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất là cần thiết đối với việc quản lý chất lượng DVC trong GDMN ở các trường mần non công lập thành phố Hà Nội. 3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp được đề xuất về quản lý DVC ở các trường MN trong giai đoạn hiện nay thu được kết quả ở bảng 3.2. sau đây: Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (1) Rất khả thi (2)Khả thi (3) ít khả thi (4) không khả thi (5) rất không khả thi Số lượt ý kiến đánh giá các mức độ khả thi của các giải pháp TT Các giải pháp (1) (2) (3) (4) (5) 1 Giải pháp 1 99(60,4%) 63(38,4%) 3(1,8%) 0 0 2 Giải pháp 2 93(56,7%) 67(37,5%) 5(7,8%) 0 0 3 Giải pháp 3 9(54,9%) 73(44,5%) 2(1.2%) 0 0 4 Giải pháp 4 98(59,8%) 60(36,6%) 7(4,2%) 0 0 5 Giải pháp 5 99(60,3%) 60(36,6%) 6(3,6%) 0 0 Kết quả ở bảng 3.2. cho thấy: Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn các giải pháp đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Các giải pháp này cần thiết cho việc quản lý chất lượng DVC trong trường MN công lập bảo đảm chất lượng, đồng thời chúng cũng có tính khả thi cao, phù hợp với các trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.5. Thử nghiệm giải pháp ““Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non- Thành phố Hà Nội” Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài và kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất, thử nghiệm giải pháp“Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non- Thành phố Hà Nội”. 3.5.1. Mục đích thử nghiệm Khẳng định hiệu quả tác động của giải pháp“Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non- Thành phố Hà Nội” đã được đề xuất trong luận án. 3.5.2. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm khoa học a. Về mặt lí luận: Đáp ưng theo lý thuyết b. Về mặt thực tiễn Kết quả khảo nghiệm về các giải pháp quản lí dịch vụ công trong trong giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu xã hội là “Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non- Thành phố Hà Nội” có mức độ cần thiết và khả thi cao nhất. 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm 18
  20. Nếu áp dụng nội dung giải pháp Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non – TP Hà Nội” tác động trực tiếp thì đây chính là khâu then chốt tác động trực tiếp vào chất lượng giáo viên, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ công tại trường MN công lập. 3.5.4. Mẫu và thời gian thử nghiệm Thử nghiệm được tiến hành trên 31 giáo viên tại Trường mẫu giáo số 5 - Ngọc Hà - Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Thời gian thử nghiệm bắt đầu từ tháng 2/2019 và kết thúc vào tháng 2/2020. 3.5.5. Nội dung và cách thức thử nghiệm 3.5.5.1. Nội dung thử nghiệm Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về dịch vụ công trong trường mầm non cũng là nội dung cơ bản trong quá trình thử nghiệm của luận án, bao gồm hai nội dung: Nội dung 1: Lựa chọn, cử và tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng hạng: Giáo viên mầm non hạng 2 và hạng 3: Thực hiên theo quy định của nhà trường trên cơ sở công bằng, dân chủ và công khai; Sau mỗi một khoá học bồi dưỡng: Kiểm tra kết quả khoá bồi dưỡng đối với giáo viên được đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên về kiến thức, kỹ năng thực hiện hoạt động dịch vụ công qua trao đổi, dự giờ, quan sát, trò chuyện với cha mẹ trẻ. Nội dung 2: Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên mầm non cốt cán và giáo viên của nhà trường: Lựa chọn 2 chuyên đề sau: - Chuyên đề 1: Phát triển năng lực xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công. - Chuyên đề 2: Phát triển năng lực sử dụng các phương pháp tiên tiến như STEM, Montessori; sử dụng và khai thác đồ dùng hiệu quả trong trường mầm non để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công. 3.5.5.2. Cách thức thử nghiệm - Thời gian thử nghiệm: 12 tháng (từ tháng 2/2019 và đến tháng 2/2020) 3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thử nghiệm 3.5.6.1. Tiêu chí đánh giá Sự thay đổi của giáo viên sau khi được tham gia các hoạt động bồi dưỡng được thể hiện qua 07 tiêu chí: (1) Phát triển kiến thức chuyên môn về thực hiện dịch vụ công trong trường mầm non thông qua việc tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng hạng hoặc/và bồi dưỡng tại chỗ. (2) Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 4 hoạt động dịch vụ công trong nhà trường. (3) Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công trong lớp phụ trách. (4) Vận dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục tiên tiến phù hợp với trẻ, nhóm lớp, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2