intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm đề xuất mô hình tổ chức hệ thống hành chính ở đô thị và địa bàn các huyện của Thành phố Hà Nội; cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND cấp huyện; các giải pháp hoàn, thiện tổ chức hệ thống hành chính nhà nước và tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ QUANG HUY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Mã số : 62 34 82 01 HÀ NỘI, 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Đức Đán 2. TS. Vũ Văn Thái Phản biện 1: TS. Chu Xuân Khánh – Học viện Hành chính quốc gia Phản biện 2: GS.TSKH. Phan Xuân Sơn – Học viện Chính trị QG Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri – Đại học Phương Đông Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng 402, tầng 4, nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: Vào hồi 08giờ 30 ngày 24 tháng 8 năm2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ quan hành chính nhà nước là loại hình cơ quan đặc biệt, được nhà nước trao quyền lực để quản lý xã hội, phục vụ nhân dân và xã hội hay còn gọi là quyền lực công. Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống hành chính nhà nước theo trật tự và dựa trên những nguyên tắc nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, đang tiến hành cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết của Chính phủ. Các lĩnh vực tiếp tục được tập trung triển khai: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương có ý nghĩa quan trọng trong nền hành chính quốc gia; một mặt, đảm bảo trong tổng thể chung của quản lý nhà nước phải được thực thi thống nhất; Hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội từ sau năm 2008 đến nay, đang bộc lộ những bất cập, tồn tại, yếu điểm nhất định; tổ chức theo mô hình nhiều tầng nấc, mô hình tổ chức chung cho cả địa bàn đô thị và nông thôn, trong khi tính chất quản lý đòi hỏi khác nhau ở hai địa trong cùng thành phố. Với vai trò là Thủ đô của cả nước, là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt; đang đặt ra cho hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội cần phải có sự sắp xếp, thay đổi nhất định để thích ứng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và phát triển Thủ đô trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện, sắp xếp hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay là cần thiết, trên cơ sở c¸c luËn cø khoa häc và thực tiễn, phï hîp víi yªu cÇu vµ ®ßi hái cña phát triển kinh tÕ-x· héi của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Do vËy, viÖc nghiªn cøu, đề xuất sắp xếp và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiÖn nay lµ cÇn thiÕt vµ trë thµnh yªu cÇu cÊp thiÕt trong c¶i c¸ch vÒ tæ chøc bé m¸y hµnh chÝnh nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố nói riêng và tiÕn tr×nh c¶i c¸ch hµnh chÝnh nhµ nưíc ở các địa phương nói chung của ViÖt Nam trong giai đoạn hiÖn nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Đóng góp bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước nói chung và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. 2. Đánh giá thực trạng, nhằm đưa ra những ưu điểm, hạn chế trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. 3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội phù hợp với tính đặc thù, tính đặc biệt của Thủ đô; phù hợp ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện). * Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý thuyết về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương làm cơ sở cho luận án. 3
  4. 2. Nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước của Thành phố Hà Nội hiÖn nay; phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế,xã hội ở Hà Nội hiện nay. 3. Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống hành chính ở đô thị và địa bàn các huyện của Thành phố Hà Nội; cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND cấp huyện; các giải pháp hoàn, thiện tổ chức hệ thống hành chính nhà nước và tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2 Ph¹m vi nghiªn cøu : Về nội dung: Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội. Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ sau năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp lý luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. 2. Phương ph¸p thèng kª, ph©n tÝch; phân tích hệ thống. 3. Phương ph¸p chuyªn gia, phỏng vấn sâu. 4. Phương pháp so sánh. 5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học Về câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, mô hình hệ thống hµnh chÝnh nhà nước của Hà Nội hiÖn nay được tổ chức theo ba cÊp chính quyền cã những ưu điểm, nhược điểm gì ? và có phï hîp víi yêu cầu cña qu¶n lý nhµ nước về kinh tế - xã hội trong điều kiện của Hà Nội. Thứ hai, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện hiện nay đã phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý ở hai cấp tương ứng này hay chưa? Thứ ba, trong điều kiện quy định của pháp luật hiện nay và thẩm quyền của Thành phố, phân cấp quản lý kinh tế, xã hội giữa thành phố và cấp huyện đã có những kết quả chủ yếu nào và những nội dung trọng tâm nào cần phải thực hiện trong thời gian tới? Về giả thuyết khoa học: Thứ nhất, mô h×nh hệ thống hµnh chÝnh nhà nước của Hà Nội được tổ chức theo mô hình phù hợp với đặc thù của Hà Nội, phù hợp về đặc điểm, tính chất, đặc thù ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội ở cả hai địa bàn này và thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Thứ hai, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện phù hợp; khắc phục tình trạng chồng chéo, cồng kềnh và phù hợp với nhu cầu quản lý ở hai cấp tương ứng; đồng thời sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của UBND Thành phố, UBND cấp huyện. Thứ ba, phân cấp nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội được tăng cường hơn giữa các cấp của Thành phố Hà Nội, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian tới. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1 Những đóng góp về lý luận: (1) Trªn c¸c kết quả nghiên cứu, luËn ¸n đãng gãp và bổ sung vµo hÖ thèng cơ sở lý luËn vÒ tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước ë ®Þa phương. (2) Đãng gãp và bổ sung vµo hÖ thèng lý luËn vÒ cơ sở, căn cứ quan 4
  5. trọng trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở đô thị và địa bàn nông thôn trong cùng một thành phố như Hà Nội. (3) Tăng cường phân cấp, ủy quyền trong quản lý kinh tế, xã hội của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là cơ sở để cả hệ thống hoàn thành nhiệm vụ. 6.2 Những đóng góp về thực tiễn: (1). Luận án đóng góp cho Hà Nội và các thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp điều kiện của thành phố. (2). Luận án đóng góp các ®Ò xuÊt, kiÕn nghÞ, các giải pháp hoàn thiện m« h×nh hệ thống hµnh chÝnh nhµ nước ë địa phương; tổ chức mô hình hệ thống hành chính một cấp ở đô thị (các quận, thị xã) khác với địa bàn nông thôn (các huyện). (3). Đề xuất cơ sở thực tiễn trong sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội và UBND cấp huyện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và tinh giảm bộ máy. (4). Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho thực hiện mục tiêu tinh giảm bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, giảm biên chế của Hà Nội, các tỉnh, thành phố. (5). Tµi liÖu tham kh¶o vÒ m« h×nh tæ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước ë c¸c tØnh, thµnh phè trực thuộc trung ương ë ViÖt Nam hiÖn nay. 7. Cấu trúc của Luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. Chương 3: Thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan về tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước - Nghiên cứu về chính quyền địa phương, theo tài liệu State and local government [6], - Nghiên cứu về chính quyền địa phương của Cộng hòa liên bang Đức, tác giả Nguyễn Kim Thoa, trong cuốn: Tổ chức chính quyền địa phương Cộng hòa liên bang Đức, Hà Nội-2006 [35]. - Nghiên cứu về chính quyền ở Xingapo, tác giả Dương Văn Quảng trong cuốn: XINGAPO–Đặc thù và giải pháp, ba nguyên tắc tối thượng được đề ra và được tuân thủ một cách triệt để đó là gọn nhẹ, hiệu quả và trong sạch. - Nghiên cứu về chính quyền đô thị ở Nhật Bản, TS. Hoàng Minh Hằng, năm 2012. Về phân cấp chính quyền địa phương;Về mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Nhật Bản; Về cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị ở Nhật Bản. - Nghiên cứu về Hà Nội, gián tiếp đề cập tới những vấn đề mà hệ thống hành chính của Hà Nội phải giải quyết, ông Daniel Biau tác giả người Pháp đã nghiên cứu: Những thách thức của phát triển đô thị Hà Nội (The challenges of urban development in Hanoi, Tháng 10/2010 Ashui.com)[4]; 5
  6. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước - Nghiên cứu về quản lý ở đô thị, giáo sư Đoàn Trọng Truyến, năm 2001, chủ nhiệm đề tài “Tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh” [32]. Trong đề tài tác giả đã đề xuất về quản lý ở đô thị “Tổ chức và quản lý thành phố, lớn hay nhỏ đòi hỏi thành phố được xem là đơn vị cơ sở”. - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, năm 2008, Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý đặc thù các thành phố trực thuộc Trung ương nước ta, Đề tài khoa học cấp nhà nước ( Mã số: KX.02.03/06-10) [21]. - Trong nghiên cứu về tổ chức chính quyền ở đô thị, PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, năm 2010, đã có nghiên cứu: Nghiên cứu chính quyền đô thị một cấp ở Việt Nam [15]. - Nghiên cứu về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, TS. Vũ Văn Thái, năm 2004 – 2005,Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Sở trong hệ thống hành chính nhà nước cấp tỉnh [34]. - Tác giả Tạ Quang Ngọc đã chọn đề tài “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở Việt Nam hiện nay” Luận án tiến sĩ Luật học, năm 2013. - Nghiên cứu về phân cấp, tác giả Thu Hà, đã đề cập tới Chính quyền đô thị trong bài: Phân cấp không chia quyền (năm 2008,Vietnamnet.vn). - Tác giả Hữu Công, năm 2014 đã đề cập đến nội dung: Đề án chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh sắp được trình Quốc hội (vnexpress.net) [7]. - Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Hà Nội, PGS.TS Vũ Văn Quân, Đại học Quốc gia Hà Nội có bài viết “ Một số vấn đề về Hà Nội và nghiên cứu về Hà Nội với tư cách một không gian lịch sử - văn hóa”; do vậy luôn tồn tại mối quan hệ giữa trung ương-địa phương trên góc độ đối tượng quản lý. - Trong bài Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính (Báo Kinh tế đô thị ngày 06/12/2010). Thành phố cũng đã chỉ ra những tồn tại, đó là tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa rõ chức năng, nhiệm vụ và phân công chưa khoa học; - Nhìn lại 5 năm sau mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, tác giả Hữu Hiếu với bài viết: Bộ máy hành chính Hà Nội nhập lại theo cơ học (Báo điện tử của Bộ VHTT, ngày 29/10/2013), - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020. Nghị quyết cũng đã nêu rõ một số hạn chế, yếu kém: “Sức lan tỏa của một trung tâm kinh tế lớn” một “động lực kinh tế” trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước còn hạn chế [25,tr 9], 1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1 Những giá trị để luận án có thể tiếp thu - Tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương cần dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế, xã hội, tính đặc thù, tính đặc biệt của địa phương; để có sự phân định rõ mô hình hệ thống hành chính ở đô thị khác với địa bàn nông thôn. - Quy định pháp luật là căn cứ pháp lý cho tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương nói chung; phân quyền, phân cấp đóng vai 6
  7. trò quan trọng để tổ chức mô hình hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp, hiệu lực, hiệu quả. - Tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của các nước phát triển, theo xu hướng hạn chế cấp trung gian, tăng quyền cho địa phương; thành phố (đô thị) dù lớn hay nhỏ phải được coi là cấp cơ sở và tổ chức chính quyền và hệ thống hành chính nhà nước một cấp. - Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội ở địa phương. Quản lý đô thị khác với quản lý ở địa bàn nông thôn; đòi hỏi phải đảm bảo tính liên thông của hà tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật; không chia nhỏ địa bàn đô thị để quản lý. - Tổ chức cơ quan hành chính, đặt trong mối quan hệ với cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; tổ chức cơ quan chuyên môn theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp ở địa bàn đô thị. 1.2.2 Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương dựa trên các đặc điểm, yêu cầu của quản lý; các yếu tố ảnh hưởng; tính đặc thù, đặc biệt của địa phương. Điều kiện của đô thị khác với địa bàn nông thôn. - Hà Nội là Thủ đô, là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt, nhưng chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội. - Các công trình nghiên cứu liên quan, cũng chưa có những đề xuất các giải pháp đồng bộ để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay phù hợp với tính đặc thù, tính đặc biệt của Thủ đô. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Như vậy, đề tài: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở Hà Nội hiện nay là đề tài hoàn toàn mới, chưa được nghiên cứu; sau khi hoàn thành, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương, trong điều kiện các thành phố có cả địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn; là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng Đề án hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội nói riêng và ở các thành phố trực thuộc trung ương nói chung. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Một số khái niệm về hệ thống hành chính và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước 2.1.1 Khái niệm về hành chính và hành chính nhà nước Từ các góc độ phân tích ở trên, tác giả đồng ý về thuật ngữ “hành chính” đã được nêu ra đó là: “Những hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên cơ sở sự ràng buộc bởi những quy tắc nhất định do Nhà nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính chất bắt buộc, áp đặt hoặc mệnh lệnh (quyền lực - phục tùng) nhằm đạt tới một mục đích phục vụ cho lợi ích chung đã được xác định”[17]. 7
  8. 2.1.2 Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước 2.1.2.1 Cơ quan hành chính nhà nước Từ các góc độ khác nhau, tác giả đưa ra khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như sau: Cơ quan hành chính nhà nước là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phận có tổ chức (cơ quan) cấu thành của hệ thống hành chính nhà nước, được trao và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. 2.1.2.2 Hệ thống hành chính nhà nước Phân tích từ các góc độ khác nhau, ta có thể khái niệm hệ thống hành chính nhà nước là tập hợp các cơ quan hành chính nhà nước, được giao chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền; có quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ ngang, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thông suốt để thực hiện quản lý nhà nước về đời sống kinh tế- xã hội theo đơn vị hành chính lãnh thổ và trong phạm vi quốc gia. 2.1.3 Lý thuyết tổ chức hệ thống và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.1.3.1 Lý thuyết về tổ chức hệ thống Hệ thống là một tập hợp gồm các bộ phận liên kết và phụ thuộc lẫn nhau; tổ chức hệ thống là việc thiết kế, sắp xếp, bố trí các bộ phận, các cơ quan, đơn vị trong cùng một chức năng xã hội, thực hiện chức năng của Nhà nước tạo thành một hệ thống, nhiều cấp bậc, nhiều đầu mối. Việc tổ chức các cơ quan trong hệ thống cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất định. 2.1.3.2 Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước là cách thức bố trí, sắp xếp các cơ quan hành chính nhà nước theo một hệ thống, với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tương ứng; có mối quan hệ trên, dưới, quan hệ ngang, quan hệ với bên ngoài hệ thống theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo chức năng chung của cả hệ thống trong quản lý kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chung. Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là cách thức bố trí, sắp xếp các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo một hệ thống; với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tương ứng theo quy định của pháp luật; có mối quan hệ trên, dưới, quan hệ ngang, quan hệ với bên ngoài hệ thống nhằm đảm bảo chức năng chung của cả hệ thống trong quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội ở địa phương; góp phần đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. 2.2 Chức năng, đặc điểm, hình thức và mối quan hệ của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.1 Vị trí, vai trò tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, hoạt động ở địa phương dưới sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ. 2.2.2 Chức năng của hệ thống hành chính Nhà nước ở địa phương 8
  9. Ở nước ta, các cơ quan ấy được gọi là cơ quan chấp hành, cơ quan thực thi quyền hành pháp, cơ quan hành chính nhà nước. 2.2.3 Đặc điểm, hình thức của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Quản lý trên một ph¹m vi l·nh thæ ®-îc x¸c ®Þnh; cã d©n sè nhÊt ®Þnh trªn c¬ së l·nh thæ x¸c ®Þnh; cã céng ®ång d©n c- víi c¸c quyÒn bÇu cö, øng cö vµ cã quyÒn tham gia c¸c c«ng viÖc ®Þa ph-¬ng; lµ mét ph¸p nh©n c«ng quyÒn; cã thÈm quyÒn riªng; cã nguån nh©n lùc, tµi chính riªng; cã mét tæ chøc liªn tôc, mang tÝnh kÕ thõa. 2.2.4 Mối quan hệ của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.4.1 Mối quan hệ bên trong của hệ thống hành chính nhà nước 2.2.4.2 Mối quan hệ của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương với hệ thống khác 2.2.5 Đơn vị hành chính lãnh thổ ở địa phương 2.2.5.1 Đơn vị hành chính thông thường TØnh, hay nh÷ng tªn gäi t-¬ng ®-¬ng. H¹t (County) lµ mét vïng l·nh thæ ®-îc sö dông ë nhiÒu n-íc. Thµnh phè, lµ mét vïng l·nh thæ cã tÝnh chÊt ®Æc biÖt, đô thị hóa cao. HuyÖn, lµ mét vïng l·nh thæ nhá h¬n tØnh. QuËn, lµ nh÷ng ®¬n vÞ hµnh chÝnh t-¬ng ®-¬ng huyÖn nhưng cã hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển, dân cư phi nông nghiệp; quy mô dân số lớn, mật độ cao; kinh tÕ chñ yÕu lµ thương mại và dịch vụ. Town, Township, cã nghÜa t-¬ng tù víi thÞ x· nh-ng quy m« nhá h¬n. T-¬ng ®-¬ng víi ViÖt Nam lµ thÞ trÊn. X·, xem x· nh- lµ mét vïng l·nh thæ ë khu vùc n«ng th«n; trong xã có các thôn, bản, làng. Ph-êng, lµ mét vïng l·nh thæ nhá thuéc thµnh phè hay khu vùc ®« thÞ. Tổ chức đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay, tổ chức đơn vị hành chính ở địa phương theo phân loại; nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. 2.2.5.2 Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt Ngoài các đơn vị hành chính chung, nhà nước còn phân loại đơn vị hành chính đặc biệt; đây là loại hình với vị trí, vai trò đặc biệt về chính trị, kinh tế và văn hóa, nhà nước cần có sự quản lý “đặc biệt”. Các đơn vị hành chính đặc biệt là Thủ đô, hay thành phố có vai trò là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia. 2.3 Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.3.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương Đảm bảo nguyên tắc cơ quan hành chính là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống hành chính nhà nước. Đảm bảo kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo ngành. Phân định khu vực đô thị và nông thôn. Đảm bảo ổn định và tính phát triển. 2.3.2 Cơ sở thực tiễn tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Thứ nhất, dựa vào lịch sử hình thành của các địa phương đã hình thành để trao quyền quản lý từ chính phủ trung ương. Thứ hai, hình thành các đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương mới theo mục đích quản lý. Thứ ba, dựa vào đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của địa phương. Thứ tư, căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của địa bàn nông thôn, địa bàn đô thị. 2.3.3 Các yếu tố cấu thành tổ chức hệ thống hành chính nhà nước địa phương ở nước ta 9
  10. 2.3.3.1 Các yếu tố cấu thành tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương 2.3.3.2 Ủy ban Nhân dân " Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015, Điều 8: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 2.3.3.3 Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Tại Điều 9: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. 2.3.3.4 Công tác tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước Công tác tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở các nước thường theo hai hình thức chủ yếu: quản lý theo chức nghiệp và hình thức thứ hai là theo vị trí việc làm. 2.4 Tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn 2.4.1 Đơn vị hành chính ở địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn Ở Việt Nam, theo G.S Đoàn Trọng Truyến cũng đã đề xuất về quản lý ở đô thị “Tổ chức và quản lý thành phố, lớn hay nhỏ đòi hỏi thành phố được xem là đơn vị cơ sở”[32]. 2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa bàn đô thị và nông thôn 2.4.2.1 Yếu tố vai trò, vị trí về chính trị, kinh tế, xã hội 2.4.2.2 Yếu tố trình độ phát triển kinh tế, xã hội 2.4.2.3 Yếu tố quy mô, mật độ dân số 2.4.2.4 Yếu tố trình độ phát triển hạ tầng 2.4.3 Phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong hệ thống hành chính 2.4.4.1 Phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong hệ thống hành chính Về phân quyền, là sự phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa phương các cấp do luật định. Về phân cấp, là việc cơ quan nhà nước cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản hoặc bằng các quyết định hành chính. Về ủy quyền, là hình thức cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể giao cho cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới một, hoặc một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình bằng văn bản và trong thời gian nhất định. 2.4.4.2 Một số nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong quản lý Thứ nhất, bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Thứ hai, bảo đảm tính hiệu quả. Thứ ba, bảo đảm tính phù hợp. Thứ tư, phù hợp với đặc điểm của đơn 10
  11. vị hành chính-lãnh thổ. Thứ năm, cơ quan, tổ chức nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác. 2.5 Một số tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Về tính tinh gọn của hệ thống, tiêu chí này đồng thời cũng là mục tiêu cần đạt được trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. Về tiêu chí tổ chức phù hợp với địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn. Về cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. Tiêu chí về tổ chức đơn vị hành chính trực thuộc phù hợp. Về tiêu chí phân công, phân cấp, ủy quyền phù hợp. 2.6 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước 2.6.1 Một số mô hình tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương 2.6.1.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo thứ bậc . Mô hình tổ chức (theo hình 2.1) như sau: Chính phủ Cơ quan hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính địa phương (cấp 1) địa phương địa phương Cơ quan hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính địa phương (cấp 2) địa phương địa phương địa phương Cơ quan hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính địa phương (cấp 3) địa phương địa phương địa phương Hình 2.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo thứ bậc 2.6.1.2 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình nằm ngang Mô hình được tổ chức (theo hình 2.2) như sau: Chính phủ C.Q hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính C.Q hành chính địa phương địa phương địa phương địa phương Hình 2.2 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình nằm ngang 2.6.1.3 Tổ chức hệ thống hành chính địa phương theo mô hình hỗn hợp Lãnh thổ hành chính địa phương phân theo các vùng lãnh thổ. Đồng thời nằm trong địa bàn lãnh thổ đó có các cơ quan hành chính độc lập với cơ quan hành chính thẩm quyền chung trực thuộc cơ quan hành chính cấp trên, quản lý theo ngành dọc. 11
  12. 2.6.2 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. Cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện ở một số nước, hay Hội đồng nhân dân ở Việt Nam. Ở Việt Nam nên có quy định mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước đặc biệt phù hợp ở Thủ đô như ở Nhật Bản, hay Singapo. Tăng cường phân quyền cho địa phương trong quản lý, điều hành và được quyết định mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp. Đơn vị hành chính lãnh thổ là cơ sở để tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước; cần có mô hình khác nhau trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở đô thị và nông thôn. Chương 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Đặc điểm và tác động của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội 3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên: Về vị trí địa lý. Về đặc điểm địa hình: Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Về dân số và diện tích: rộng 3.344,7 km2, Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và một thị xã; 584 xã, phường, thị trấn. 3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội 3.1.2 Đặc điểm tổ chức đơn vị hành chính của Hà Nội hiện nay 3.1.2.1 Sơ lược đơn vị hành chính ở Hà Nội giai đoạn 1960–2008 qua các lần thay đổi địa giới. Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và xã của Thành phố Hà Nội qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành Giai đoạn Đơn vị hành chính cấp huyện Đơn vị hành chính cấp xã TT điều chỉnh Thị T/Số Quận Huyện Thị xã T/số Phường Xã trấn 1 1961-1978 8 4 4 0 284 179 102 3 2 1978-1991 15 4 10 1 362 81 276 5 3 1991-2008 14 9 5 0 252 148 98 6 2008 đến 4 nay 30 12 17 1 584 177 386 21 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê và wikipedia.org ) 3.1.2.2 Đặc điểm hình thành đơn vị hành chính lãnh thổ ở Hà Nội. Việc xác lập các phường, khởi đầu theo địa bàn mang tên các nghề truyền thống. Đô thị hóa nông thôn trở thành địa bàn đô thị, 12
  13. Về tổ chức đơn vị hành chính cấp phường ở một số quận hiện nay, hiện vẫn còn việc chia nhỏ đơn vị hành chính cấp phường để quản lý ở đô thị Hà Nội. Cấp thành phố: UBND Thành phố là cơ quan chấp hành của HĐND Thành phố, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan hành chính cấp huyện: Tổ chức UBND ở 30 quận, huyện và thị xã, hiện toàn thành phố có: + Địa bàn đô thị: Tổ chức UBND 12 quận (quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm được thành lập từ ngày 01/4/2014); UBND thị xã (Sơn Tây); + Địa bàn nông thôn: Tổ chức UBND ở 17 huyện. Tổ chức các cơ quan hành chính cấp xã gồm: UBND xã, phường, thị trấn; hiện toàn thành phố có 584 xã, phường, thị trấn, trong đó: + 177 UBND phường; + 21 UBND thị trấn; + 386 UBND xã. (Chi tiết các đơn vị hành chính theo phụ lục 1) 3.1.3 Quản lý kinh tế-xã hội có sự khác biệt giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn Về kinh tế, đô thị là nơi tập trung các trung tâm thương mại, các cơ sở dịch vụ kinh tế, xã hội; thị trường tài chính, thị trường vốn, các sàn giao dịch về hoạt động thương mại. Về xã hội, là địa bàn tập trung các cơ sở dịch vụ có chất lượng cao; Đối với địa bàn nông thôn, là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh; Là vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho nội thành; Duy trì các làng nghề truyền thống; Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử. 3.1.4 Một số căn cứ tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.1.4.1 Vai trò, vị trí chính trị, kinh tế 3.1.4.2 Trình độ phát triển kinh tế, xã hội 3.1.4.3 Quy mô, mật độ dân số 3.1.4.4 Trình độ phát triển hạ tầng 3.1.5 Một số nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội. Một số tác động tích cực: Thứ nhất, phát triển kinh tế,xã hội; có cơ sở tổ chức đơn vị hành chính phù hợp. Thứ hai, tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, các bộ, ngành về phát triển Thủ đô. Thứ ba, quy mô dân số lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội. Một số tác động tiêu cực: Thứ nhất, địa bàn rộng, số đơn vị hành chính cơ sở lớn dẫn tới việc tổ chức, sắp xếp hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố phù hợp là rất khó khăn. Thứ hai, cũng do địa bàn nông thôn chiếm tỷ trọng lớn so với địa bàn đô thị. Thứ ba, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao, dẫn tới áp lực lớn về phát triển hạ tầng đô thị; dẫn tới hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị có quá nhiều bất cập. 3.2 Thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội hiện nay 3.2.1 Tổ chức cơ quan trong hệ thống hành chính của Hà Nội 3.2.1.1 Mô hình tổ chức các cơ quan hành chính các cấp Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBND ë c¸c cÊp ®-îc tæ chøc cïng cấp víi H§ND ë c¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh sau: 13
  14. TØnh, thµnh phè trùc thuéc trung ương (gäi chung lµ cÊp tØnh); HuyÖn, quËn, thÞ x·, thµnh phè thuéc thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tØnh (gäi chung lµ cÊp huyÖn); X·, ph-êng, thÞ trÊn (gäi chung lµ cÊp x·). Cấp thành phố: UBND Thành phố; Địa bàn đô thị: 12 UBND quận, 01 UBND Thị xã, 177 UBND phường, 21 UBND thị trấn; Địa bàn nông thôn: 17 UBND huyện, 386 UBND xã. Về cơ cấu của UBND các cấp được quy định: UBND gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên, số lượng các phó chủ tịch UBND các cấp do Chính phủ quy định [47, Điều 8]. Số lượng thành viên của UBND các cấp được quy định như sau: Ủy viên UBND là người đứng đầu cơ quan chuyên môn và tương đương [47, Điều 20]. 3.3.1.2 Về chức năng, nhiệm vụ cơ quan hành chính các cấp Về UBND thành phố trực thuộc trung ương, ngoài các nhiệm vụ quy định như ở các tỉnh, tại Điều 42 của Luật quy định[47]: Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các huyện, thị xã được quy định tại các điều: 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107. Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các quận tại Điều 109, điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các xã, thị trấn được quy định tại Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật. 3.2.2 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố 3.2.2.1 Sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố trước năm 2014 3.2.2.2 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố hiện nay Thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất như các tỉnh với 17 cơ quan; các cơ quan đặc thù được tổ chức như 5 thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức Sở Du lịch năm 2015. Về cơ cấu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở: Cơ cấu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc 21 sở và tương đương xem Bảng 3.4. 14
  15. Bảng 3.4 Tổng hợp số lượng, cơ cấu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở của Thành phố Hà Nội. TT Sở, ngành Tổng số Phòng, ban Đ.vị sự nghiệp TỔNG SỐ 494 197 297 1 Sở Nội Vụ 12 9 3 2 Sở Tư Pháp 24 11 13 3 Sở Kế hoạch, Đầu tư 12 10 2 4 Sở Tài chính 11 10 1 5 Sở Công Thương 9 9 0 6 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 33 16 17 7 Sở Giao thông vận tải 21 11 10 8 Sở Xây dựng 26 15 11 9 Sở Tài nguyên,Môi trường 15 10 5 10 Sở Thông tin,Truyền thông 14 8 6 11 Sở L.Động,TB và X,Hội 47 11 36 12 Sở V.Hóa,T.Tvà D.Lịch 33 12 21 13 Sở Khoa học,C.Nghệ 15 10 5 14 Sở Giáo dục, Đào tạo 84 13 71 15 Sở Y tế 102 10 92 16 Thanh tra Thành phố 9 9 0 17 Văn phòng UBND 15 12 3 18 Sở Ngoại vụ 7 6 1 19 Sở Quy hoạch, K.trúc 13 10 3 20 Ban Dân tộc 2 2 0 21 Sở Du lịch 5 5 0 ( Nguồn số liệu: http://www.hanoi.gov.vn/, năm 2015 ) Về các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc UBND Thành phố: Theo báo cáo của UBND Thành phố, các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc UBND Thành phố hiện nay có 26 đơn vị, các lĩnh vực với số lượng [54]. (Chi tiết các đơn vị theo Phụ lục 3) 3.2.3 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở đô thị Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận, huyện được quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ là[4]: 10 phòng. Các phòng được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp quận: Phòng Kinh tế. Phòng Quản lý đô thị. 3.2.4 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện Tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND các huyện: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, được thực hiện theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ: 10 phòng. Tổ chức ba phòng để phù hợp với đơn vị hành chính ở huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Phòng Dân tộc ở năm huyện gồm Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Về tổ chức các đơn vị sự nghiệp công thuộc UBND các quận, huyện: Hiện nay các đơn vị sự nghiệp công được tổ chức thuộc UBND các quận, huyện bao gồm [54]: 07 đơn vị. 15
  16. 3.2.5 Thực trạng tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hà Nội hiện nay 3.2.5.1 Đội ngũ cán bộ, công chức cấp thành phố và quận, huyện Về đội ngũ CB, CC của Thành phố theo Bảng 3.5 dưới đây. Bảng 3.5 Số lượng cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND Thành phố TT Sở, ngành và tương đương Số lượng Số CB, CC 1 Sở, ngành 21 5.022 2 CQ tương đương 2 112 Tổng cộng 23 5.134 (Nguồn số liệu: Báo cáo số 134/BC-UBND ngày 23/11/2016 của UBND T.P Hà Nội) Đối với cấp quận, huyện, số lượng CB, CC thuộc các phòng chuyên môn của UBND các quận, huyện, thị xã được biên chế theo Bảng 3.6 dưới đây. Bảng 3.6 Số lượng cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện TT Số quận, huyện, thị xã Số lượng Số CB, CC Quận, huyện, thị xã 30 5.816 Tổng cộng 30 5.816 (Nguồn số liệu: Báo cáo số 134/BC-UBND ngày 23/11/2016 của UBND T.P Hà Nội) 3.2.5.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Công chức chuyên môn của UBND các phường: Công chức chuyên môn của UBND các xã: 1. Cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người. 2. Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người. 3. Cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người. 3.2.5.3 Tình hình đội ngũ viên chức của Thành phố Hà Nội Theo Bảng 3.7 dưới đây. Bảng 3.7 Số lượng viên chức các cấp của Thành phố Hà Nội TT Thành phố và quận, huyện Số ĐV QL Số lượng viên chức Tỷ lệ % 1 UBND TP quản lý 26 4.405 2,9 2 Sở, ngành quản lý 19 44.012 28,5 3 Q/H quản lý 30 105.839 68,6 Tổng cộng 75 154.256 100,0 (Nguồn số liệu: Báo cáo số 134/BC-UBND ngày 23/11/2016 của UBND T.P Hà Nội) 16
  17. 3.2.6 Khái quát mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội Khái quát mô hình tổ chức hệ thống hành chính của T.P Hà Nội UBNDThành phố - ĐVSN thuộc UBND (26 đv) CQCM (21 sở, ngành) - ĐVSN thuộc sở, ngành (297 đv) UBND quận (12 q) UBND thị xã (01) UBND huyện (17 h) CQCM (12 phòng) CQCM (12 phòng) CQCM (12-13 phòng) ĐVSN quận (7 & ĐVSN T.Xã (7 & ĐVSN huyện (7 G.dục p.thông) G.dục p.thông) & G.dục p.thông) UBND phường UBND UBND xã UBND t.trấn UBND xã (177 phường) phường (09p) ( 06 xã ) ( 21 t.tr ) ( 380 xã ) Hình 3.1 Khái quát mô hình hệ thống hành chính của T.P Hà Nội 3.3 Phương thức hoạt động và phân cấp quản lý 3.3.1 Phương thức hoạt động trong hệ thống hành chính của Hà Nội Hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. 3.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ở Hà Nội Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ở Hà Nội hiện nay, Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/03/2011 của UBND thành phố Hà Nội). Lĩnh vực kinh tế (14 nội dung). Về lĩnh vực văn hóa, xã hội (05 nội dung): 3.4 Đánh giá chung về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội 3.4.1 Một số ưu điểm về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội Tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tổ chức thực hiện từ năm 2008 đến nay; Các cơ quan hành chính trong hệ thống hành chính của Thành phố đã đảm bảo thực hiện là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Phương thức hoạt động của hệ thống hành chính; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính được đảm bảo theo quy định. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp được tổ chức theo quy định của Chính phủ, tổ chức thống nhất và theo đặc thù. Thành phố đã thực hiện phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của Thành phố cho quận, huyện, thực hiện ủy quyền giữa UBND các cấp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp, cấp dưới; 17
  18. 3.4.2 Một số nhược điểm trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội Mô hình hệ thống hành chính và chính quyền đô thị của Hà Nội chưa phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và đô thị loại đặc biệt. Chức năng, thẩm quyền của cơ quan hành chính các cấp ở Thành phố Hà Nội, mặc dù đã có những điều chỉnh nhất định theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Cơ chế vận hành, phương thức hoạt động hệ thống hành chính ở đô thị đang còn chứa đựng nhiều bất hợp lý nhưng chậm được khắc phục, Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính, chưa quyết liệt. Về phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ công ở đô thị đang còn nhiều bất cập, Tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp thành phố và quận, huyện chưa mang tính đặc thù, tính đặc biệt của Thủ đô; Số lượng đơn vị sự nghiệp, đội ngũ cán bộ, viên chức của Thành phố còn tương đối lớn, Như vậy, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá tổ chức hệ thống hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả ở Chương 2, cho thấy tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả (với 5 tiêu chí ở mục 2.5 Chương 2). Xây dựng hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội phù hợp với đô thị loại đặc biệt; 3.4.3 Một số nguyên nhân của nhược điểm Thứ nhất, do các quy định của pháp luật Việt Nam có sự đồng nhất, quy định các cấp chính quyền giống nhau giữa địa bàn đô thị và nông thôn. Thứ hai, mô hình hệ thống hành chính ở đô thị và nông thôn của Hà Nội không có sự khác biệt, thiếu tính đặc thù, tính đặc biệt. Thứ ba, mặc dù đã có Luật Thủ đô nhưng Thành phố Hà Nội chưa chủ động đề xuất với trung ương về tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội. Thứ tư, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của trung ương còn chậm, nhiều mặt chưa phù hợp với yêu cầu, đặc điểm và nhiệm vụ của Thủ đô [25,tr10]. Thứ năm, “sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành trung ương với thành phố còn nhiều hạn chế, vướng mắc.”[25, tr11]. 3.4.4 Tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với phát triển Thủ đô Để định hướng phát triển Thành phố Hà Nội phù hợp với Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 06/01/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [29]; quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [28]. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 4.1 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội 18
  19. 4.1.1 Về quan điểm 1. Tổ chức, hoàn thiện hệ thống hành chính của Hà Nội phải phù hợp với quan điểm của trung ương: Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (ngày 11/5/2013), Nghị quyết số 39-TW/NQ ngày 17/ 4/ 2015 , Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng. 2. Tổ chức sắp xếp các cơ quan hành chính trong hệ thống hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội cần đảm bảo các quyên tắc: Phù hợp tính đặc thù, tính đặc biệt của Thủ đô, quy hoạch kinh tế, xã hội, quy hoạch xây dựng Thủ đô. 3. Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố tinh gọn, giảm đầu mối đơn vị hành chính trực thuộc, nhất là cấp cơ sở; 4. Về sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ quan chuyên môn cấp thành phố và cấp huyện trên cơ sở: thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. 5. Phân định mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với đặc điểm của chính quyền đô thị (các quận, thị xã) và nông thôn (các huyện) 6. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả hệ thống. Tăng cường phân công, phân cấp giữa các cơ quan ở thành phố, cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới. 7. Tổ chức, sắp xếp hệ thống hành chính của Hà Nội nhằm thúc đẩy sự phát triển và hướng tới phát triển bền vững của Thủ đô. 4.1.2 Phương hướng chung về hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội Sắp xếp, tổ chức hệ thống và hoạt động của hệ thống hành chính của Thành phố gắn với đổi mới tổ chức hệ thống chính trị của Thành phố; phù hợp với quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng. Cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính của Thành phố đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính của Thành phố trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Cải cách tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính của Thành phố đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá. 4.2. Một số định hướng hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội 4.2.1 Tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị của Hà Nội Trước hết, thành lập đơn vị hành chính là “thành phố thuộc Thành phố Hà Nội” Thành phố Hà Nội có thể đề nghị tái thành lập: Thành phố Hà Đông và Thành phố Sơn Tây. Theo quy hoạch kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030 [29] và Quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2030 [28]. 4.2.2 Về mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội 4.2.2.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay( Mô hình 1). Đối với địa bàn đô thị (các quận, thị xã), thành lập đơn vị hành chính mới: Thành phố thuộc Thành phố Hà Nội, tái thành lập Thành phố Hà Đông và Thành phố 19
  20. Sơn Tây; Chấm dứt việc chia tách đơn vị hành chính lãnh thổ quận, phường thành địa bàn nhỏ hơn để quản lý. Đối với các huyện (địa bàn nông thôn), thiết lập hệ thống hành chính cùng cấp chính quyền địa phương. Phân cấp mạnh hơn, nhiều hơn cho cấp dưới. 4.2.2.2 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội trong thời gian tới (Mô hình 2) Trên cơ sở Mô hình 1: Sắp xếp, tổ chức một cấp hành chính (ở quận) không tổ chức HĐND ở quận, huyện và ở phường, tổ chức UBND ở xã (tổ chức HĐND xã)… 4.2.3 Tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp thành phố và cấp huyện. Tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND cấp huyện; Sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, UBND cấp huyện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian; phù hợp với quản lý ở khu vực đô thị và nông thôn. Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành. Về tổ chức, sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp của Thành phố: Như đã phân tích ở Chương 3 (mục 3.3.3 đến 3.3.5), mặc dù hệ thống các đơn vị sự nghiệp không phải là hệ thống hành chính của Thành phố, nhưng trực thuộc hệ thống hành chính của Thành phố; do vậy để đồng bộ trong hoàn thiện hệ thống hành chính, hệ thống này cần được tinh giản về đầu mối ở các cấp; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần được tinh giản và cơ cấu lại. Đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ sáu, khóa XII. Về phân cấp quản lý kinh tế, xã hội: Cần có sự phân cấp hơn nữa giữa cấp Thành phố cho cấp quận, huyện về các lĩnh vực: Quản lý đô thị, hạ tầng đô thị, quản lý nhà nước về ytế, giáo dục…; cấp huyện cần đổi mới và phân cấp cho cấp xã. 4.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp lý Về tổ chức UBND các cấp theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017 của Bộ Chính trị: “Đồng ý để thành phố Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật”[53]. Thứ nhất, trình Quốc hội thành lập “Thành phố thuộc Thành phố Hà Nội” đơn vị hành chính ở địa bàn đô thị (theo phân tích ở mục 4.2.1), tái thành lập Thành phố Hà Đông và Thành phố Sơn Tây; điều chỉnh diện tích tự nhiên và đảm bảo các tiêu chí khác của các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm; hay quận Long Biên để thành lập “Thành phố thuộc Thành phố Hà Nội” tổ chức chính quyền một cấp ở đô thị. Thứ hai, đối với địa bàn các quận địa bàn ven đô có diện tích nhỏ, số lượng đơn vị hành chính cấp phường dưới 12 đơn vị [56, Đ7] để thành lập quận mới đảm bảo các tiêu chí quy định, làm cơ sở tổ chức chính quyền một cấp ở đô thị. Thứ ba, đối với một số quận trung tâm (Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm), để đảm bảo ổn định và lộ trình phù hợp, trước mắt, tổ chức UBND cấp quận, tổ chức đại diện cơ quan hành chính của quận tại các phường. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1