HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
PHUTSADY PHANYASITH<br />
<br />
QU¶N Lý NHµ N¦íC B»NG PH¸P LUËT<br />
§èI VíI HO¹T §éNG DU LÞCH ë níc CéNG HßA<br />
D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngà nh: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật<br />
Mã số : 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Đức Thảo<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đại hội của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IV (năm 1986) đã đề ra đường<br />
lối đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập<br />
kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch đã<br />
dần có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước<br />
Lào. Theo đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế<br />
quốc dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br />
Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua ngành du lịch đã được Chính<br />
phủ Lào đầu tư phát triển. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay tốc độ phát triển du lịch ngày<br />
càng nhanh và có bước tiến vượt bậc đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội<br />
của đất nước. Quản lý hoạt động du lịch đã sử dụng khá hiệu quả các công cụ quản lý<br />
khác nhau. Trong đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch đóng vai trò quan<br />
trọng và ngày càng tăng cường phù hợp với từng giai đoạn góp phần bảo đảm tăng<br />
cường hoạt động của du lịch ở Lào... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong<br />
quá trình phát triển nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu quả. Công tác<br />
quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch nói riêng<br />
còn nhiều bất cập và hạn chế... Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân: Đó là, mặc dù thời<br />
gian qua du lịch ở Lào đã được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, nhưng thực tế các<br />
bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi<br />
cho sự phát triển du lịch, chưa khơi dậy được tiềm năng và chưa huy động được các<br />
thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Việc giáo dục du lịch và tuyên truyền phổ<br />
biến pháp luật về du lịch cho cán bộ, công chức và nhân dân chưa được quan tâm đúng<br />
mức. Đáng chú ý là việc sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước, nhất là quản lý nhà<br />
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả<br />
thấp. Điều đó được thể hiện trên các phương diện cụ thể như: hệ thống pháp luật điều<br />
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch chưa đồng bộ; cơ chế chính<br />
sách về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu tính nhất quán. Tổ chức thực thi pháp luật chưa<br />
được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực<br />
này còn hạn chế... Những điều đó đang cản trở đến sự phát triển du lịch của Lào nói<br />
riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung...<br />
<br />
2<br />
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây, đòi hỏi phải có những công trình<br />
khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý nhà<br />
nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật với hoạt động<br />
du lịch ở Lào nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà<br />
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân<br />
Lào" để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà<br />
nước và pháp luật. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là<br />
đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối<br />
với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
- Mục đích của luận án<br />
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước<br />
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp<br />
cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào<br />
đến năm 2020.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu luận án:<br />
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ:<br />
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề<br />
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ<br />
nhân dân Lào.<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động<br />
du lịch, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối<br />
với hoạt động du lịch, nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của nó, đồng<br />
thời xác định vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp<br />
luật đối với hoạt động du lịch.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du ở<br />
một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ<br />
nhân dân Lào hiện nay.<br />
<br />
3<br />
- Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du<br />
lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung<br />
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế<br />
và những nguyên nhân của thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt<br />
động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2005 đến 2015.<br />
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng<br />
pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:<br />
Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật.<br />
Tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với<br />
hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về nội dung: Quản lý nhà nước bằng pháp luật có nhiều nội dung khác nhau,<br />
tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải<br />
pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông<br />
qua ba nội dung: Xây dựng pháp luật về du lịch; tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch<br />
và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.<br />
+ Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp<br />
luật đối với hoạt động du lịch chủ yếu là trong phạm vi cả nước Lào. Còn nghiên cứu<br />
kinh nghiệm một số nước trên thế giới chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố.<br />
+ Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá<br />
trình hình thành và phát triển pháp luật du lịch từ 1986 đến 2015. Đánh giá thực trạng<br />
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp từ 2005<br />
đến 2020.<br />
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Về cơ sở lý luận:<br />
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh và quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà<br />
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt<br />
động du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến và những yếu tố<br />
hợp lý trong các tư tưởng, học thuyết về hoạt động du lịch trên thế giới; những kết quả<br />
<br />