intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu và đánh giá được thực trạng khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu, đồng thời xác định được mô hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 9340101 TRẦN THỊ THU TRANG HÀ NỘI - 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương, số 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Bùi Anh Tuấn PGS, TS. Tạ Văn Lợi Phản biện 1:................................................................................ .................................................................................. Phản biện 2:................................................................................ .................................................................................. Phản biện 3:................................................................................ .................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại .............................. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Ngoại thương
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu đã được thực hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần dựa trên sự tác động của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015). Về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào thiết lập mô hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đến khả năng tham gia của doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong những năm vừa qua đều có sự phát triển nhanh và đạt được những thành tựu ấn tượng, nhưng thực tế là 70% giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chỉ tham gia đóng góp 30% vào tổng kim ngạch xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại, n.d.). Điều này cho thấy xuất khẩu của ngành dệt may phần lớn đến từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp dệt may trong nước chưa thực sự tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của ngành, hoặc mới chỉ tham gia khiêm tốn ở công đoạn may mặc trong chuỗi dệt may. Việc tăng cường khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của ngành dệt may để giúp các doanh nghiệp trong ngành này có thể sản xuất được những loại hàng hóa kết tinh nhiều chất xám công nghệ, có giá trị xuất khẩu cao và gia tăng xuất khẩu của ngành trở nên vô cùng cấp thiết. Trên cơ sở đó, việc xác định và lượng hóa được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, bên ngoài đến khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là một vấn đề quan trọng mang tính thực tiễn. Từ đó xác định được những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao năng lực tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Chính vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu? - Các yếu tố nào có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu? - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu nào phù hợp để nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu? - Các hàm ý khuyến nghị nào có thể đề xuất để tăng cường khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu?
  4. 2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu và đánh giá được thực trạng khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu, đồng thời xác định được mô hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các DN dệt may Việt Nam sử dụng để có thể tự đánh giá khả năng tham gia MSX toàn cầu của mình. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: − Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án để hình thành khung lý thuyết cơ bản làm cơ sở nghiên cứu của toàn bộ luận án. − Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu. − Phân tích thực trạng khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. − Kiểm định tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. − Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng tham gia của DN dệt may của Việt Nam vào MSX toàn cầu dưới góc độ chủ thể nghiên cứu là các DN dệt may Việt Nam và Cơ quan quản lý Nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu. − Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2022 và đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030. − Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở khâu may mặc trong mạng sản xuất toàn cầu của ngành dệt may. − Phạm vi về chủ thể: Luận án tiếp cận chủ yếu ở dưới góc độ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, riêng phần kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bằng mô hình hồi quy nhị phân
  5. 3 thì tác giả sử dụng số liệu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Do đa phần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là các doanh nghiệp may mặc. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: (i) phương pháp nghiên cứu định tính và (ii) phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu năm chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 202 doanh nghiệp may mặc Việt Nam thông qua phương pháp khảo sát. 5. Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án 5.1. Ý nghĩa về lý luận − Luận án đã phân tích các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan tới mạng sản xuất toàn cầu và tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Từ đó, luận án đã tổng hợp được một số các yếu tố quan trọng có tác động tới tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp. − Luận án đã thành công trong việc áp dụng các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu khác nhau để thiết lập mô hình phản ánh tác động của một số yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bằng các số liệu thu thập được từ các doanh nghiệp dệt may, đề tài đã khẳng định tác động tích cực của các Hiệp định thương mại, Quản lý nhà nước và vốn nước ngoài đến khả năng tham gia của doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu. 5.2. Ý nghĩa về thực tiễn − Luận án đã kiểm định các yếu tố tác động đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bằng mô hình hồi quy nhị phân. Các biến đại diện cho 03 thang đo đa biến trong mô hình là Hiệp định thương mại, Quản lý nhà nước, Trung gian kết nối; cùng với các biến độc lập khác: Năng suất lao động, quy mô doanh nghiệp, số năm hoạt động, vốn nước ngoài, trình độ học vấn của người lao động được đưa vào mô hình để phân tích. Các biến vốn nước ngoài, Hiệp định thương mại và Quản lý nhà nước có tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc là Khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với tỷ lệ dự báo chính xác của toàn thể mẫu là 76,7%. − Kết quả của luận án cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan/ tổ chức hữu quan các luận cứ khoa học để nâng cao năng lực tham gia của các doanh nghiệp dệt may và các mạng sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng và triển khai các chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thẻ tự đánh giá
  6. 4 khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu làm cơ sở để hoạch định chính sách quốc tế hóa của mình. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mạng sản xuất toàn cầu Cơ sở lý luận về mạng sản xuất toàn cầu (GPN), được phát triển ban đầu bởi các nhà nghiên cứu ở Manchester và các cộng tác viên của họ (Henderson và cộng sự, 2002; Coe và cộng sự, 2004). Cơ sở lý thuyết đầu tiên về mạng sản xuất toàn cầu này thường được biết đến là GPN 1.0 (Coe và cộng sự, 2004; Hess và Yeung, 2006). GPN 2.0 dựa trên việc phân tích lý thuyết mạng lưới các tác nhân, vẫn bao gồm ba yếu tố là nguồn lực, giá trị và sự gắn kết giữa các bên trong mạng lưới như GPN 1.0, đồng thời đưa ra khung lý luận nâng cao để giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa các cấu hình mạng sản xuất toàn cầu và sự phát triển không đồng đều ở các khu vực trong nền kinh tế toàn cầu (Coe & Yeung, 2015; Coe & Yeung, 2019). 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mạng sản xuất dệt may toàn cầu Mạng sản xuất dệt may toàn cầu là mạng do người bán lẻ chi phối với đặc điểm là nhà bán lẻ phát triển nhãn hiệu độc quyền thường bao gồm tên của cửa hàng (Coe và cộng sự, 2008; Coe & Yeung, 2015, Coe & Yeung, 2019). Mạng sản xuất của ngành dệt may là mạng liên ngành gồm mạng cung ứng nguyên vật liệu thô, mạng cung cấp các bộ phận, mạng sản xuất được tạo ra bởi các nhà may mặc, mạng xuất khẩu và mạng tiếp thị ở cấp bán lẻ (Gereffi, 1994). Mạng sản xuất dệt may toàn cầu là mạng sản xuất có sự phân mảnh lớn với rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và kém hiệu quả ở cả các nước phát triển và nước đang phát triển (Lane & Probert, 2006; Lane & Probert, 2009). 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may Các nghiên cứu về khả năng tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu được thực hiện đa số dưới góc độ các rào cản mà các doanh nghiệp cần phải đối mặt và vượt qua để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Việc tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu phụ thuộc vào bản chất liên kết của các công ty và vị trí của chúng trong mạng (OECD, 2019b). Chuyển đổi số đã làm giảm chi phí thương mại, tăng khả năng tham gia của các doanh nghiệp vào thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, chi phí và rào cản thương mại, khả năng tiếp cận thông tin, công nghệ, tài chính và kết nối đều là những vấn đề cần giải quyết để tăng khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu ở các nghiên cứu trước được phân tích dưới cả góc độ chuỗi cung ứng toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực. Ấn bản đặc biệt số 41 của Tạp chí Kinh tế Đông Nam Á vào tháng 04 năm 2017 đã công bố các nghiên cứu về sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia Đông Nam Á vào hội nhập kinh tế khu
  7. 5 vực bao gồm Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippine, Indonesia (Lee và cộng sự, 2017). 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của doanh nghiệp Về cơ bản, các nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp thường được thực hiện ở một nhóm quốc gia hoặc một quốc gia cụ thể, có số lượng không nhiều. Chủ yếu các nghiên cứu được thực hiện đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015, World Bank, 2016, Urata & Baek, 2021). Luồng nghiên cứu thứ nhất cho rằng có hai nhóm yếu tố tác động là nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (Urata & Baek, 2021), (World Bank, 2016). Yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm năng suất lao động, quy mô doanh nghiệp, sở hữu nước ngoài và năng lực công nghệ. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp gồm việc mở cửa dòng vốn FDI và thương mại, cơ sở hạ tầng, logistics và chính sách của Chính phủ. Luồng nghiên cứu thứ hai là chỉ phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015; Lu và cộng sự, 2018). 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tham gia và khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu Đa phần các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều phân tích về sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi giá trị của ngành dệt may (Đinh Công Khải & Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011; Hà Văn Hội, 2012; Nguyễn Văn Nên, 2016; Nguyễn Văn Huân, 2017; Nguyễn Thị Thu Hằng & Đỗ Thành Lưu, 2017; Đặng Đức Anh & Đặng Vương Anh, 2021). Nghiên cứu về tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu còn khá khiêm tốn, số lượng chỉ có một vài (Nguyễn Đình Chúc và cộng sự, 2018; Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2019; Lê Thị Ái Lâm, 2020). 1.6. Khoảng trống nghiên cứu (1) Gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích khả năng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu. (2) Chưa có nghiên cứu dưới cấp độ của các doanh nghiệp trong một quốc gia cụ thể, đặc biệt là ở Việt Nam. (3) Cần phải nghiên cứu, xem xét các yếu tố mới phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và bối cảnh kinh tế của Việt Nam đưa vào trong luận án để phân tích ảnh hưởng đến khả năng mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may. (4) Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp của ngành dệt may là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn, có nhiều hướng khai thác mang tính lý
  8. 6 thuyết cũng như ứng dụng cao trong hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như đặc thù của ngành dệt may. (5) Chưa có nghiên cứu nào phân tích, tổng hợp đồng thời các yếu tố tác động bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu. (6) Chưa có nghiên cứu xây dựng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, lý giải tác động của các yếu tố đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VÀO MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 2.1. Mạng sản xuất toàn cầu 2.1.1. Khái niệm mạng sản xuất toàn cầu Mạng sản xuất toàn cầu (Global Production Network - GPN) được hiểu là sự sắp xếp tổ chức do một công ty dẫn đầu toàn cầu điều phối, bao gồm các tác nhân công ty và tác nhân phi công ty được kết nối với nhau để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm phục vụ các thị trường trên toàn thế giới (Dicken & Henderson, 2003). 2.1.2. Các chủ thể trong mạng sản xuất toàn cầu 2.1.2.1. Các công ty - Công ty dẫn đầu - Đối tác chiến lược - Các nhà sản xuất độc lập - Khách hàng 2.1.2.2. Các chủ thể ngoài công ty - Nhà nước - Các tổ chức quốc tế - Các chủ thể phi nhà nước 2.1.2.3. Các trung gian - Trung gian tài chính - Trung gian logistics - Trung gian về tiêu chuẩn 2.1.3. Phân loại mạng sản xuất toàn cầu 2.1.3.1. Mô hình đối tác chiến lược Mô hình đối tác chiến lược là mô hình trong đó một công ty dẫn đầu toàn cầu thuê một công ty khác làm đối tác chiến lược để cung cấp các giải pháp một phần hoặc toàn bộ cho việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho các khách hàng quan trọng. Mô hình này
  9. 7 phổ biến trong cả ngành sản xuất như may mặc, công nghệ thông tin và cả các ngành dịch vụ như vận tải. 2.1.3.2. Mô hình tập trung vào công ty dẫn đầu Mô hình thứ hai là mô hình tổ chức mạng lưới sản xuất toàn cầu lấy công ty dẫn đầu làm trung tâm, trong đó công ty dẫn đầu thống trị và điều khiển toàn bộ mạng lưới. Mô hình này thường được quan sát thấy trong các ngành công nghiệp như ô tô, công nghệ thông tin và ngân hàng. 2.2. Mạng sản xuất dệt may toàn cầu 2.2.1. Tổng quan về mạng sản xuất dệt may toàn cầu Gary Gereffi (1994) đưa ra những lý thuyết đầu tiên về chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCC) trong ngành công nghiệp dệt may. Sau đó, lý thuyết về chuỗi dệt may toàn cầu dần dần bị thay thế bởi lý thuyết chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, xuất hiện vào đầu những năm 2000 (Coe và cộng sự, 2004). Mạng lưới sản xuất toàn cầu có thể được hiểu là sự kết hợp của các mạng lưới khác nhau, hay còn gọi là “mạng lưới của các mạng lưới” (Stephenson & Agnew, 2016). 2.2.2. Đặc điểm của mạng sản xuất dệt may toàn cầu - Mạng sản xuất dệt may toàn cầu là một trong những mạng lưới có sự phân đoạn sản xuất nhiều nhất, đặc trưng bởi nhiều nhà máy nhỏ, sử dụng nhiều lao động (Gereffi, 1999). - Mạng sản xuất dệt may hiện nay gần như đã chuyển hoàn toàn từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển (Cammett, 2006). - Người mua hoặc người tiêu dùng cuối cùng là người nắm bắt giá trị và có thể gây ra những tác động đáng kể đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong mạng lưới (Lane & Probert, 2009). - Ngành công nghiệp may mặc gồm các phân khúc sản phẩm riêng biệt: sản xuất hàng hóa cơ bản và sản xuất hàng thời trang (Gereffi, 1994). - GPN có tác động tiêu cực đối với người lao động và điều kiện làm việc của người lao động do phân phối giá trị bất bình đẳng và vi phạm các tiêu chuẩn lao động (Lane & Prober, 2009; Coe & Yeung, 2019). 2.2.3. Mô hình mạng sản xuất toàn cầu ngành dệt may Đối với mạng sản xuất toàn cầu của ngành dệt may, ba mô hình tổ chức thể hiện ba góc độ khác nhau: mô hình tập hợp nhiều mạng sản xuất, mô hình giao điểm nội ngành của nhiều mạng lưới sản xuất toàn cầu., mô hình kết hợp liên ngành giữa ngành dệt may và các ngành khác trong các mạng sản xuất toàn cầu khác nhau (Coe & Yeung, 2015) 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu 2.3.1. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất toàn cầu
  10. 8 2.3.1.1. Khái niệm sự tham gia mạng sản xuất toàn cầu là khi một công ty thực hiện bất kỳ hình thức hoạt động nào trong mạng lưới sản xuất, nghĩa là với tư cách là nhà xuất khẩu trực tiếp, nhà xuất khẩu gián tiếp hoặc kết hợp cả hai (Wignaraja, 2012; Zhang & Akhmad, 2013; Duval & Utoktham, 2014; Wignaraja, 2015, Dollar & Kidder, 2017, Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2019; Herlina & Kudo, 2020). 2.3.1.2. Cấp độ tham gia Có bốn cấp độ tham gia của mạng sản xuất dệt may toàn cầu: Các cấp độ cao là cấp 1 và cấp 2, có khả năng liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động sáng tạo và giá trị gia tăng và sáng tạo cao hơn, cũng như quyền định giá và sự hiện diện của thương hiệu (Abonyi, 2005). Cấp 3 và cấp 4 liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động đổi mới và giá trị gia tăng thấp hơn, cũng như nhu cầu cạnh tranh về chi phí. 2.3.1.3. Lợi ích của việc tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu - Nâng cao năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp. - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của các doanh nghiệp. - Tạo dựng uy tín và sự tin cậy của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tài chính, thu hút các nhà đầu tư cũng như nguồn nhân lực. - Cung cấp cho các doanh nghiệp một cách dần dần và bền vững để quốc tế hóa. 2.3.2. Khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu 2.3.2.1. Điều kiện tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu Điều kiện tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp cần để doanh nghiệp có thể thực hiện bất kỳ hình thức hoạt động nào trong mạng lưới sản xuất. 2.3.2.2. Khái niệm về khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu Khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may là xác suất các DN dệt may có thể trở thành một phần trong MSX toàn cầu bằng việc thực hiện xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp hoặc kết hợp cả hai khi có một số điều kiện nhất định (Heckman, 1979). 2.3.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu 2.3.3.1. Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với việc tự do trao đổi hàng hóa và đầu tư giữa các quốc gia. (Banton, 2021). 2.3.3.2. Trình độ giáo dục
  11. 9 Sự sẵn có của những người có trình độ học vấn cao là một yếu tố quan trọng để một công ty trong nước tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu (Urata & Baek, 2021), (Kowalski, 2015, Ignatenko, 2019). 2.3.3.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh bao gồm thương mại quốc tế và FDI. Chất lượng của cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong tham gia mạng sản xuất toàn cầu của doanh nghiệp (Kowalski, 2015; Ignatenko và cộng sự, 2019, Urata và Kawai, 2000). 2.3.3.4. Hệ thống logistics Sự sẵn có của hệ thống logistics hiệu quả và đáng tin cậy làm tăng khả năng cho các công ty tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu (Kowalski, 2015). 2.3.3.5. Quản lý nhà nước Kowalski (2015), Herlina & Kudo (2020) đều cho rằng chất lượng thể chế là yếu tố quan trọng đối với sự tham gia của mạng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ignatanko (2019) nhận thấy rằng pháp quyền và thực thi hợp đồng có tác động tích cực đến sự tham gia của mạng sản xuất toàn cầu. 2.3.4. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may vào mạng sản xuất toàn cầu 2.3.4.1. Năng suất lao động Năng suất lao động của một công ty là yếu tố có tác động lớn đến khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu trong ngành dệt may (Melitz, 2003; Amiti & Konings, 2007; Mallick & Yang, 2013). Năng suất cao mới có thể trở thành nhà xuất khẩu bằng cách khắc phục chi phí gia nhập thị trường xuất khẩu chìm như nghiên cứu thị trường và quảng cáo. 2.3.4.2. Quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp có thể có tác động đến khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may. Với quy mô kinh tế lớn, các công ty trong ngành dệt may lớn có thể có chi phí trung bình và chi phí cận biên thấp hơn, sẽ tăng khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu (Zhao; Li, 1997), (Van Dijk, 2002). 2.3.4.3. Số năm hoạt động của doanh nghiệp Các công ty hoạt động trong nhiều năm đã tích lũy kinh nghiệm và kiến thức , giúp họ tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trẻ hơn có thể có lợi thế khi tham gia mạng lưới sản xuất vì có thể sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và chủ động hơn trong việc tìm hiểu về các cơ hội kinh doanh và công nghệ trong mạng lưới sản xuất (Van Dijk, 2002, Wignaraja, 2013; Wignaraja, 2015; Herlina & Kudo, 2020). 2.3.4.4. Vốn nước ngoài
  12. 10 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến khả năng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu vì (1) cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng lợi thế sở hữu của các công ty mẹ (Wilmore 1992; Nguyen 2009; Srinivasan và Archana 2011); (2) tận dụng chiến lược xây dựng hệ thống sản xuất toàn cầu của MNC (Harive và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012, Urata & Baek, 2021). 2.3.4.5. Trình độ học vấn của người lao động Trình độ học vấn của người lao động cao hơn thường gắn liền với việc phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn và học hỏi công nghệ nhanh hơn có thể mang lại lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp (Van Dijk 2002; Dunas-Caparas 2006). 2.3.4.6. Trình độ công nghệ Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra rằng khả năng công nghệ của doanh nghiệp góp phần vào hoạt động xuất khẩu (Zhao và Li 1997; Hobday 2001; Rasiah 2004; Wignaraja 2002, Wignaraja 2011). 2.3.4.7. Tiếp cận tài chính Manova (2013) phát hiện ra rằng hạn chế tài chính cản trở xuất khẩu. Đối với các nghiên cứu về sự tham gia vào GVC của các công ty, Harvie và cộng sự (2013) và Lu và cộng sự (2018) đã tìm thấy tác động tiêu cực đáng kể của hạn chế tài chính đối với việc tham gia mạng sản xuất toàn cầu. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 3.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu 3.1.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu dưới hình thức xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may: Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bộ Công Thương, 2022). Trị giá nhập khẩu hàng dệt may có xu hướng tăng – giảm theo xu hướng tăng – giảm của kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên với tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu. 3.1.2. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu dưới hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngành dệt may là ngành đóng góp gần 40 tỷ USD cho xuất khẩu năm 2021, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được thông qua từ năm 1987, dệt may là một trong những ngành đầu tiên nhận được vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án FDI trong giai đoạn 1988 đến 2016 là 2247 dự án với tổng vốn đăng ký là gần 26 tỷ USD.
  13. 11 3.2. Thực trạng và khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 3.2.1. Định vị vị trí của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong mạng sản xuất toàn cầu Xét ở góc độ chuỗi giá trị, người mua toàn cầu là những công ty lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Họ sẽ đặt các đơn hàng từ những nhà sản xuất lớn ở Hồng Kông hoặc những nhà sản xuất ở Đài Loan và Hàn Quốc. Các nhà sản xuất này sẽ mua hàng trực tiếp từ các công ty Việt Nam, thông qua các văn phòng đại diện địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hoặc Hà Nội, hoặc thông qua các văn phòng mua hàng tại Hồng Kông, các trung tâm tổ chức của ngành may mặc toàn cầu. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tham gia ở các hoạt động sản xuất gia công giản đơn, đa phần là cần nhiều sức lao động và có hàm lượng công nghệ ít. Đó là các hoạt động cắt, may, lắp ráp, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển... chỉ chiếm 5 – 7% giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm cả thủ tục nhập khẩu) (Hà Văn Hội, 2012). 3.2.2. Cấp độ tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa đảm nhận vai trò công ty dẫn đầu trong mạng sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã tham gia ở tất cả các cấp độ còn lại trong mạng sản xuất toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia ở từng cấp độ rất khác nhau. Xét ở góc độ thành viên của mạng sản xuất thì các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tham gia mạng sản xuất toàn cầu ở vị trí là nhà cung cấp chung. Xét ở cấp độ tham gia mạng sản xuất toàn cầu thì các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tham gia ở tất cả các cấp, đặc biệt là những công ty FDI, những tập đoàn lớn thường giữ vị trí là nhà cung cấp cấp một cho các công ty dẫn đầu trong mạng sản xuất toàn cầu. 3.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong mạng sản xuất toàn cầu - Thúc đẩy sự cạnh tranh, đầu tư máy móc công nghệ, góp phần làm tăng năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của mạng sản xuất toàn cầu. - Gia tăng vai trò của mình trong mạng sản xuất toàn cầu, góp phần vào các hoạt động tạo giá trị cao, tạo ra sự chuyển dịch về cấu trúc trong mạng sản xuất toàn cầu của ngành dệt may. - Ưu thế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và cũng là một sự lựa chọn phù hợp khi giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại.
  14. 12 3.2.4. Thực trạng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 Việt Nam có 8.778 doanh nghiệp may mặc trên địa bàn cả nước. Trong đó 921 doanh nghiệp, chiếm 10,5% tổng số các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp chưa tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là 7.857, chiếm tỷ trọng 89,5% trên tổng số doanh nghiệp. Căn cứ vào vốn sở hữu Số lượng các doanh nghiệp có vốn trong nước tham gia vào mạng sản xuất dệt may toàn cầu là 295 doanh nghiệp, chiếm 32% tổng số. Có đến 99,2% các doanh nghiệp chưa tham gia mạng sản xuất toàn cầu là doanh nghiệp có vốn trong nước. Căn cứ vào phương thức xuất khẩu Khoảng 65% doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang sản xuất theo hình thức CMT, tức là gia công cắt may và đóng gói đơn giản; chỉ có khoảng 20% là làm theo hình thức sản xuất theo hợp đồng, tự chủ động nguyên vật liệu (FOB); 10% là OEM có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất và 5% ODM có thể tự thiết kế (Phạm Sỹ Thành và cộng sự, 2020). Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng 17,7% trong tổng số doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu. Trong hơn 7.800 doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chưa tham gia vào mạng sản xuất có 7.259 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Căn cứ theo khu vực Có hơn 500 các doanh nghiệp ở phía Nam, thuộc vùng Đông Nam Bộ tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu, chiếm 57,80%. Khu vực có tỷ trọng lớn thứ hai tập trung nhiều doanh nghiệp may mặc tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là đồng bằng Bắc Bộ. Khu vực này có gần 400 các doanh nghiệp, chiếm 38,24%. 3.2.5. Đánh giá khả năng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu 3.2.5.1. Ưu điểm (1) Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu trong hơn hai thập kỷ. (2) Chủ động tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu bằng việc nâng cấp hoạt động sản xuất từ gia công giản đơn sang các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm, làm thương hiệu. (3) Xét ở cấp độ tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu thì các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã và đang tham gia ở tất cả các cấp. (4) Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ như các chính sách thương mại, trợ cấp, thúc đẩy FDI, đầu tư và phát triển cụm công nghiệp.
  15. 13 3.2.5.2. Nhược điểm (1) Xét ở góc độ tạo giá trị thì đa phần doanh nghiệp may mặc Việt Nam vẫn chỉ tham gia ở những hoạt động sản xuất gia công giản đơn, cần nhiều sức lao động, tiêu chuẩn hóa, có giá trị thấp. (2) Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa số là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hạn chế về tài chính, công nghệ và nhân sự. (3) Mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở nội địa và nước ngoài còn rời rạc, yếu ớt. 3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 3.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 3.3.1.1. Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đến tháng 1/2022, Việt Nam đã ký kết thành công 15 Hiệp định thương mại và đang trong tiến trình đàm phán hai Hiệp định thương mại. Các Hiệp định thương mại góp phần làm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác, dỡ bỏ các rào cản thương mại, giúp gia tăng mức độ hội nhập kinh tế với gần 100 đối tác tại các khu vực thị trường lớn nhất thế giới như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương. 3.3.1.2. Trình độ giáo dục Lực lượng lao động chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tới 61,2% tổng số lao động năm 2020. Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 38,8% (JICA, 2022). Lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp vẫn là sơ cấp với hình thức đào tạo dưới ba tháng chiếm 75,3%, còn lại là cao đẳng và trung cấp khoảng 24,7%. Kỹ năng lao động của Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm, xếp thứ 103, thấp hơn nhiều so với nhóm ASEAN-6 (Nguyễn Hạnh, 2021). 3.3.1.3. Cơ sở hạ tầng Theo Bloomberg (2017), đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng đạt ở mức trung bình khoảng 5,7% GDP hàng năm, là mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN (Indonesia và Philippines là gần 3%, Thái Lan và Malaysia dưới 2%). 3.3.1.4. Hệ thống logistics Hệ thống logistics bao gồm hạ tầng logistics, dịch vụ logistics và hoạt động hỗ trợ logistics ở Việt Nam những năm qua cho thấy sự phát triển khá nhanh về hạ tầng đường bộ, hạ tầng đường biển, tuyến vận tải biển và các dịch vụ logistics như dịch vụ giao nhận, kho bãi, hải quan... 3.3.1.5. Quản lý nhà nước - Chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam. - Chính sách thúc đẩy CNHT nói chung - Chính sách thúc đẩy CNHT trong ngành dệt may
  16. 14 - Các quy định ưu đãi phát triển CNHT - Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT của ngành dệt may 3.3.1.6. Trung gian kết nối Các trung gian kết nối như Hiệp hội Dệt may Việt Nam, VCCI và Cục Xúc tiến thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng, ảnh hưởng tích cực đến tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 3.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp 3.3.2.1. Năng suất lao động Trong giai đoạn 2017 – 2021, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam là 5,8%, cao hơn mức trung bình của ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia, nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc (7%) và Ấn Độ (6%) (JICA, 2022). 3.3.2.2. Quy mô doanh nghiệp Hơn 80% các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp may mặc lớn có xu hướng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu nhiều hơn. Tỷ trọng doanh nghiệp lớn tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu so với tỷ trọng doanh nghiệp chưa tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là 17,7% và 1,1%. 3.3.2.3. Số năm hoạt động của doanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam đều có số năm hoạt động trên 10 năm với tỷ lệ khoảng 65% tổng số doanh nghiệp (Tác giả tự tổng hợp trên số liệu của Tổng cục Thống kê 2020). 3.3.2.4. Vốn nước ngoài Khối doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Điều này đã vô hình chung khiến cho các doanh nghiệp may mặc trong nước ngày càng lệ thuộc vào khối doanh nghiệp này. Nguyên nhân là với nguồn vốn mạnh, dự án đầu tư lớn, lại có quan hệ bạn hàng rộng lớn trên quốc tế nên doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp trong nước. 3.3.2.5. Trình độ học vấn của người lao động Đối với ngành may mặc, lao động chủ yếu là tự học, tự qua đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Trình độ lao động trong ngành rất thấp, chỉ có khoảng 15% lao động trong ngành có trình độ từ trung cấp trở lên và tình trạng thiếu hụt lao động, mà đặc biệt lao động đã qua đào tạo luôn diễn ra. 3.3.2.6. Trình độ công nghệ Đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, áp dụng và nâng cao công nghệ lại là một vấn đề nan giải do phụ thuộc vào (1) bản chất của việc đầu tư công nghệ là không hiệu quả khi doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng lao động tay chân không qua đào tạo, thực hiện những quy trình dập khuôn (Nguyễn Hạnh, 2021); (2) Chính phủ áp dụng chính sách thuế thu
  17. 15 nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp không đầu tư nhiều cho thiết bị, công nghệ, dây chuyền tiên tiến, hiện đại; (3) mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp may mặc vẫn ở mức trung bình với 2,73/5 điểm; (4) hệ thống quản lý không theo kịp vì thế vận hành không hiệu quả. 3.3.2.7. Tiếp cận tài chính Chỉ có khoảng dưới 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận tài chính từ các nguồn tín dụng chính thức là các ngân hàng và trên 40% doanh nghiệp dựa vào nguồn tín dụng thương mại và vay người thân. Đối với các doanh nghiệp may mặc thực hiện xuất khẩu theo phương thức gia công giản đơn thì họ lại ít chịu áp lực về tiếp cận tài chính do được đối tác cung cấp nguyên vật liệu, không phải thu xếp nguồn vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Quy trình nghiên cứu Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Nghiên cứu định tính
  18. 16 Phỏng vấn nhóm chuyên gia (lần 1): NCS thảo luận quan điểm với năm chuyên gia, trong đó có hai nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan và ba nhà quản lý của ba doanh nghiệp may mặc của Việt Nam. Việc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện bằng hình thức gặp mặt trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian phỏng vấn đối với mỗi chuyên gia là khoảng 45 phút – 60 phút. Thông qua phỏng vấn chuyên gia, NCS đã hoàn thiện được thang đo cho biến phụ thuộc và nhóm các biến độc lập thuộc về yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức Khả năng tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu là xác xuất tham gia của doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào mạng sản xuất toàn cầu, được thể hiện bằng hàm số: P(Y=1). Khi đó, quan hệ giữa P(Y=1) và các yếu tố ảnh hưởng sẽ được biểu diễn bằng phương trình: P(Y=1) = 1/[1+e^(BX)]. Hoặc: Trong đó: B0, B1,… Bk: hệ số hồi quy X0, X1,… Xk: biến độc lập Giả thuyết nghiên cứu chính thức: H1+: Hiệp định Thương mại có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H2+: Quản lý Nhà nước có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
  19. 17 H3+: Trung gian kết nối có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H4+: Năng suất lao động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H5+: Quy mô doanh nghiệp có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H6+: Số năm hoạt động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H7+: Vốn nước ngoài có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. H8+: Trình độ học vấn của người lao động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia mạng sản xuất dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 4.2.2. Nghiên cứu định lượng NCS đã chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các khảo sát được gửi thông qua ba hình thức là gửi bản khảo sát giấy, gửi trực tuyến qua link Microsoft Form và gọi điện thoại. Số lượng phiếu phát ra là 220, kết quả thu về là 214 phiếu trả lời. Trải qua quá trình làm sạch, 12 phiếu trả lời không hợp lệ và 202 phiếu hợp lệ - với tỷ lệ đạt là 94%. Tất cả các mẫu hợp lệ sẽ là dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các bước phân tích dữ liệu như phân tích mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích yếu tố khám phá và phân tích hồi quy nhị phân. 4.3. Xử lý dữ liệu 4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của các công cụ nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2006). Mục đích của Cronbach’s Alpha là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. 4.3.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.  0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig.  0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. 4.3.3. Phân tích hồi quy nhị phân (binary logistic)
  20. 18 Hồi quy nhị phân là phương pháp thống kê dùng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Đặc điểm của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ có hai giá trị là 0 và 1. Phương trình hồi quy nhị phân được xác định trên cơ sở ước lượng xác suất xảy ra sự kiện Y (probability) khi biết giá trị X. Biến phụ thuộc có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và 1 là xảy ra sự kiện. Vì vậy, các khả năng xảy ra sự kiện (Y=1) nằm trong khoảng từ 0 đến 1. 4.4. Phân tích thống kê mô tả Trong luận án có 3 biến thuộc thống kê tần số và được nghiên cứu sinh mô tả đầy đủ thông tin như bảng 4.2. Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo thông tin doanh nghiệp 4.5. Kiểm định thang đo 4.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo cho các yếu tố trong mô hình cho thấy các thang đo đều có đủ độ tin cậy để nghiên cứu. 4.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA Sau bước kiểm tra độ tin cậy thang đo dùng phương pháp Cronbach’s alpha và qua 03 lần phân tích yếu tố khám phá EFA với việc loại đi 02 biến quan sát là QL4 và QL6, các biến quan sát còn lại đã thỏa mãn các tiêu chí đưa ra ở phần phương pháp nghiên cứu. 4.6. Phân tích hồi quy nhị phân Kiểm định hệ số hồi quy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1