Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận án với mục tiêu xác định, đo lường mức độ tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9340101 Đồng Nai, năm 2021
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Lạc Hồng. Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Tấn Phong TS. Mai Thị Ánh Tuyết Phản biện 1: .......................................................................................................... Phản biện 2: .......................................................................................................... Phản biện 3: .......................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Trường Đại học Lạc Hồng - Thư viện Quốc Gia
- CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Tam Vo Thi (2020), The Effects of Corporate Sustainability to the Employee Engagement: Research on Tourism Enterprises in South Central Coast Vietnam, International Journal of Science and Research, Vol 9, No. 6, pp. 1570 – 1574. 2. Võ Thị Tâm, Võ Tấn Phong (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vững doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: nghiên cứu đối với các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng 7(506). 3. Tam Vo Thi, Phong Vo Tan (2020), Relationship between Corporate Sustainability, Employee Commitment, Local Community Participation, and Performance of Tourist Businesses: The Case in Vietnam South Central Coast, International Journal of Science and Research, Vol 9, No. 8, pp. 966 – 972.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Corporate Performance) là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi trong các nghiên cứu chiến lược. Cùng với đó, sự xuất hiện của khái niệm bền vững cho thấy sự thay đổi trong quan điểm chiến lược của các doanh nghiệp, quan điểm này khiến các doanh nghiệp phải xem xét lại mô hình chiến lược kinh doanh của mình. Theo đó, định nghĩa bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) được sử dụng rộng rãi để đề cập đến cách tiếp cận của một doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho các bên liên quan (Stakeholders) thông qua việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tập trung vào các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Triple bottom line) trong hoạt động kinh doanh (Dyllick và Hockerts, 2002; Hahn và cộng sự, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đầy đã cho thấy tác động tích cực của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič và cộng sự, 2015; Sy, 2016; El-Khalil và El-Kassar, 2018). Cùng với đó, lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm trước các cổ đông của mình mà còn phải xem xét lợi ích của các bên liên quan khác (Freeman, 2015). Đồng thời, các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự tin tưởng, cam kết và hợp tác của các bên liên quan đối với doanh nghiệp (Gao và cộng sự, 2016). Điều này ngụ ý rằng các hoạt động bền vững doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi như sự cam kết, sự gắn bó và sự tham gia của các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp. Lược khảo tài liệu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về CS được thực hiện trong các ngành công nghiệp (Pedersen và cộng sự, 2018; Annunziata và cộng sự, 2018). Đồng thời, các nghiên cứu về lĩnh vực du lịch đều ủng hộ rằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Tosun và Jenkins, 1996; Tosun, 2000; Boiral và cộng sự, 2019). Ngoài ra, mặc dù trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nói chung và bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là từ khi xuất hiện khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development – SD) nhưng cho đến nay, phần lớn
- 2 các nghiên cứu về CS được tìm thấy đều tập trung ở các nước phát triển (Font và cộng sự, 2014; Witjes và cộng sự, 2017; Murray, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Đồng thời, chủ đề bền vững doanh nghiệp đối với khía cạnh quản lý hay khía cạnh thực tiễn vẫn cho thấy có sự thiếu vắng kiến thức khoa học về cách hai chiều này (khái niệm và thực nghiệm) có thể được tích hợp trong các hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, vẫn cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa liên quan đến chủ đề này và cần có nhiều nghiên cứu hơn về mặt khái niệm và thực nghiệm (Rodrigues và Franco, 2019). 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn Cho đến nay, ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%) (UNWTO, 2020). Trong năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của du lịch đạt 9,2% GDP (Tổng cục du lịch, 2020). Ở Việt Nam, du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ đã ban hành “Quyết định 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”. Theo đó, “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Với những lợi thế và tiềm năng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc thực hiện các hoạt động bền vững doanh nghiệp trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện bền vững doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng là nhận thức và thực hành về bền vững doanh nghiệp. Trong thực tế, tại Việt Nam do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện các chiến lược bền vững đem lại, nên nhiều doanh nghiệp du lịch đã
- 3 không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội và môi trường như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định về môi trường. Cùng với đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp cũng như một định nghĩa chuẩn tắc về bền vững doanh nghiệp gần như chưa được tìm thấy. Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung về chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đó, chủ đề nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá sâu hơn, đặc biệt là trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam. Tóm lại, bền vững doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới và đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Do vậy, việc nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp ở Việt Nam, trong bối cảnh ngành du lịch là một tiếp cận nghiên cứu đáng lưu tâm vì những vấn đề môi trường, xã hội gắn liền với du lịch. Nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay là đặc biệt có ý nghĩa và là một yêu cầu khách quan, mang tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn để góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam và thế giới. 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và là một khoảng trống cần được nghiên cứu để khám phá. Thứ hai, tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam gần như chưa được nghiên cứu. Do vậy, cần có những nghiên cứu thực nghiệm để góp phần củng cố các lý thuyết. Thứ ba, tác động của bền vững doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên trong tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống nghiên cứu cần được thực hiện để góp phần củng cố lý thuyết về các bên liên quan. Thứ tư, tác động của bền vững doanh nghiệp đến sự cam kết của nhà đầu tư và vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống khác nghiên cứu cần được khám phá nhằm củng cố lý thuyết về các bên liên quan.
- 4 Thứ năm, tác động của bền vững doanh nghiệp đến sự tham gia của cộng đồng địa phương và vai trò trung gian của sự tham gia của cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá. Cuối cùng, bối cảnh thực tiễn về ngành du lịch ở Việt Nam rất cần thiết để nghiên cứu chủ đề này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định, đo lường mức độ tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định và đo lường mức độ tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam; - Khám phá vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương; - Kiểm định sự khác biệt; - Đưa ra các hàm ý quản trị. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này phải trả lời các câu hỏi sau đây: - Bền vững doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào và mức độ tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam?; - Có hay không vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam?; - Có hay không sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam?;
- 5 - Những hàm ý quản trị nào cần đưa ra để giúp các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch?. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương; - Đối tượng khảo sát: Các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên tại các doanh nghiệp du lịch hoạt động tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vị không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp du lịch hoạt động tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam; - Phạm vị thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2018 đến 11/2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Nghiên cứu định tính Phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu định tính. 1.5.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. 1.6 Những điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án đề cập đến tác động mới, cụ thể: tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch chưa được nghiên cứu trên thế giới cũng như nghiên cứu tại Việt Nam. Thứ hai, các yếu tố sự gắn bó của nhân viên, sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự cam kết của nhà đầu tư làm trung gian cho sự tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch mà các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam trước đây chưa nghiên cứu. Thứ ba, tác động của bền vững doanh nghiệp đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên trong tác động của bền vững
- 6 doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống nghiên cứu. Thứ tư, tác động của bền vững doanh nghiệp đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhà đầu tư và vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong ảnh hưởng của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống nghiên cứu. Thứ năm, tác động của bền vững doanh nghiệp đến nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương và vai trò trung gian của sự tham gia của cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một khoảng trống nghiên cứu. Thứ sáu, các yếu tố trung gian (sự gắn bó của nhân viên, sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự cam kết của nhà đầu tư) được phân tích theo hướng tiếp cận đối tượng khảo sát là lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch. Đây là sự khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu theo hướng tiếp cận là nhân viên, cộng đồng địa phương và nhà đầu tư. Thứ bảy, luận án điều chỉnh các thang đo gốc nhằm phù hợp với bối cảnh du lịch Việt Nam và bổ sung một số biến quan sát mới vào thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Độ tin cậy của các thang đo mới trong mồ hình nghiên cứu cho kết quả khá cao nên các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa. Cuối cùng, luận án đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch thông qua vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự cam kết của nhà đầu tư mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến. 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.7.1 Về mặt khoa học Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá các lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương và được kiểm định tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam.
- 7 Cuối cùng, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh và đánh giá thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, phát triển các khái niệm nghiên cứu phù hợp trong điều kiện của Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam nói riêng. 1.7.2 Về mặt thực tiễn Qua khảo sát tình hình thực tế, luận án đánh giá được thực trạng nhận thức cũng như thực hành về các hoạt đọng bền vững doanh nghiệp tại các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Luận án đưa ra các hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tăng cường sự hiểu biết về các hoạt động bền vững doanh nghiệp và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quan tâm hơn nữa đến các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách và thực thi các chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu này cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu trong trong tương lai khi tìm hiểu về bền vững doang nghiệp, sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. 1.8 Kết cấu của đề tài Luận án được thiết kế theo bố cục 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị
- 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niện nghiên cứu 2.1.1 Bền vững doanh nghiệp Khái niệm về bền vững doanh nghiệp Bền vững doanh nghiệp là một mô hình chiến lược nhằm phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liên quan của doanh nghiệp bằng cách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan gắn với các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường hiện tại và tương lại. Các chủ đề liên quan đến khái niệm bền vững doanh nghiệp Wilson (2003) cho rằng kết hợp phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trách nhiệm giải trình (Accountability) của doanh nghiệp và lý thuyết các bên liên quan chúng ta có được bốn trụ cột của bền vững doanh nghiệp. Trong đó, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp là báo cáo dành cho tất cả biên liên quan chứ không chỉ là cho các cổ đông của doanh nghiệp. 2.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là phạm trù dùng để chỉ việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Điều này có thể hiểu rằng việc chuyển đổi các chiến lược của doanh nghiệp thành các mục tiêu cụ thể sẽ hướng dẫn các hành động của doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. 2.1.3 Mối quan hệ giữa bền vững doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động Có rất ít bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về vai trò trung gian của các biến trung gian và thực hiện kiểm định vai trò trung gian như sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vai trò trung gian trong mới quan hệ giữa bền vững doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.4 Sự gắn bó của nhân viên Sự gắn bó của nhân viên là cảm xúc gắn bó, mong muốn được dấn thân vào trong tổ chức, cũng như sự sẵn sàng nỗ lực làm việc và cảm thấy như là sự bắt buộc và có nghĩa vụ gắn kết lâu dài với tổ chức.
- 9 2.1.5 Sự cam kết của nhà đầu tư Sự cam kết của nhà đầu tư là cách nhà đầu tư tích hợp việc thực hiện bền vững doanh nghiệp vào quá trình phân tích phương án tài trợ và quyết định tài trợ của họ đối với các dự án đầu tư. 2.1.6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham gia của cộng đồng địa phương là việc cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng. Đồng thời, có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch tại địa phương và được tư vấn và theo đó các chính sách du lịch được xem xét lại. 2.2 Tổng quan về các lý thuyết liên quan 2.2.1 Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy Theory) Khái niệm về tính chính đáng Lý thuyết tính chính đáng bắt nguồn từ khái niệm tính hợp pháp của tổ chức, được định nghĩa là một điều kiện hoặc trạng thái, tồn tại khi một hệ thống giá trị thực thể phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn mà thực thể là một phần. Ứng dụng lý thuyết tính chính đáng của luận án Để phù hợp với lý thuyết tính chính đáng, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững và báo cáo để tiết lộ những hoạt động này. Theo đó, lý thuyết tính chính đáng là quan điểm lý thuyết được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp để giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động hướng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. 2.2.2 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) Khái niệm về thể chế Thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy định xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của nhóm xã hội chấp nhận. Góc độ tiếp cận lý thuyết thể chế của luận án Theo lý thuyết thể chế, áp lực xã hội, chính trị và kinh tế bên ngoài ảnh hưởng đến các chiến lược và các quyết định của doanh nghiệp. Lý thuyết thể chế được sử dụng để giải thích sự thay đổi của các giá trị xã hội và các quy định ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến các hoạt động bền vững doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm và thực hiện các hoạt động hướng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và nhận được sự chấp nhận rộng rãi.
- 10 2.2.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) Khái niệm về các bên liên quan Các bên liên quan của doanh nghiệp là các nhóm và cá nhân được hưởng lợi hoặc bị tổn hại, và có quyền lợi bị vi phạm hoặc được tôn trọng từ các hành động của doanh nghiệp. Vai trò của các bên liên quan rất có ý nghĩa vì sự hỗ trợ từ các bên liên quan dẫn đến việc thực hiện bền vững doanh nghiệp thành công. Ứng dụng lý thuyết các bên liên quan vào luận án Theo lý thuyết của các bên liên quan, các doanh nghiệp luôn cố gắng cân bằng lợi ích của các bên liên quan khác nhau và quản lý các ảnh hưởng gắn kết trong mối quan hệ giữa các bên liên quan và doanh nghiệp. Theo đó, các chiến lược của doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết và tham gia của các bên liên quan. 2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory) Khái niệm phụ thuộc nguồn lực Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực là lý thuyết nghiên cứu về cách thức các nguồn lực bên ngoài của các tổ chức ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động của tổ chức. Sự hoạt động và tồn tạo lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc vào những chủ thể cung cấp các nguồn tài nguyên bên ngoài doanh nghiệp. Ứng dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực vào luận án Các nhà nghiên cứu khác đã đề xuất các lập luận về lý thuyết phụ thuộc nguồn lực để giải thích lý do tại sao một doanh nghiệp có thể theo đuổi sự thỏa mãn của các bên liên quan. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cung cấp cho các chiến lược gia một phương tiện đánh giá các yếu tố tiềm năng có thể được triển khai để mang lại lợi thế cạnh tranh. 2.3 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan Qua lược khảo các nghiên cứu liên quan cho thấy các nghiên cứu về tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn thiếu nghiên cứu thực nghiệm đánh giá vai trò trung gian của các bên liên quan ảnh hưởng đến tác động này. Đồng thời, luận án chỉ tìm thấy những nghiên cứu riêng lẻ kiểm tra tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua vai trò của sự gắn bó của nhân viên (Collier và Esteban, 2007; Choi và Yu, 2014), sự cam kết của nhà đầu tư (Marzouk, 2017; Crifo và cộng sự, 2019) và sự tham gia của cộng đồng địa phương (Tosun, 2006; Thammajinda, 2013; Kallio, 2018).
- 11 Các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội cũng như ngành du lịch của Việt Nam so với các nước phát triển trên thế giới vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch và chính vì vậy chưa có giải pháp cụ thể đưa ra về vấn đề này. 2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp được tìm thấy lấy bối cảnh ở các nước phát triển và tập trung vào các tập đoàn công nghiệp lớn. Sự tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam là một khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá. Qua lược khảo các nghiên cứu đi trước cho thấy hầu hết các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp tập trung vào các tập đoàn công nghiệp lớn và cho đến gần đây mới có một khoảng trống các nghiên cứu xem xét cơ cấu sở hữu, định hướng chiến lược, đặc điểm quản lý và tầm quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương (Moneva và Hernandez, 2010; Tomšič và cộng sự, 2015). Đồng thời, luận án chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp du lịch cũng như chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Do đó, nghiên cứu của luận án sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này. 2.4.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Các nghiên cứu đã kết luận chung rằng các doanh nghiệp nên tích hợp các yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lý do cho sự tích hợp này là bền vững doanh nghiệp làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bền vững doanh nghiệp Bền vững doanh nghiệp là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liên quan bằng cách đáp ứng nhu
- 12 cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan gắn với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lại. Sự gắn bó của nhân viên Sự gắn bó của nhân viên là cảm xúc gắn bó, nghĩa vụ và sự sẵn sàng nỗ lực làm việc gắn kết lâu dài với tổ chức. Sự gắn bó của nhân viên đã được đánh giá là yếu tố dự báo khả năng giữ chân nhân viên. Sự gắn bó của nhân viên cũng là một công cụ dự đoán hiệu quả của nhân viên trong việc thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của lãnh đạo tổ chức. Sự cam kết của nhà đầu tư Sự cam kết của nhà đầu tư là mong muốn duy trì mối quan hệ có giá trị một cách bền vững và lâu dài với doanh nghiệp. Các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến tầm quan trọng của bền vững doanh nghiệp đối với các bên liên quan khác thay vì chỉ tập trung vào các cổ đông. Sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là thiết kế sự phát triển theo cách mà những người thụ hưởng dự định được khuyến khích đưa vấn đề vào tay họ, tham gia vào sự phát triển của chính họ thông qua huy động các nguồn lực của chính họ, xác định nhu cầu của họ và tự đưa ra quyết định của họ. Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Giả Kỳ vọng Phát biểu giả thuyết thuyết dấu H1a Thực hiện các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H1b Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H1c Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác động (+) cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H2a Thực hiện các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự gắn bó của nhân viên. H2b Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự gắn bó của nhân viên. H2c Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác động (+) cùng chiều đến sự gắn bó của nhân viên. H3 Sự gắn bó của nhân viên tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt (+) động của doanh nghiệp. H4a Thực hiện các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự cam kết của nhà đầu tư.
- 13 Giả Kỳ vọng Phát biểu giả thuyết thuyết dấu H4b Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự cam kết của nhà đầu tư. H4c Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác động (+) cùng chiều đến sự cam kết của nhà đầu tư. H5 Sự cam kết của nhà đầu tư có tác động cùng chiều đến hiệu quả (+) hoạt động của doanh nghiệp. H6a Thực hiện các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự tham gia của cộng đồng địa phương. H6b Thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động cùng (+) chiều đến sự tham gia của cộng đồng địa phương. H6c Thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác động (+) cùng chiều đến sự tham gia của cộng đồng địa phương. H7 Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở các lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: (Nguồn: Tác giả đề xuất) Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
- 14 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
- 15 3.2 Nghiên cứu định tính 3.2.1 Thiết kế thang đo ban đầu Thang đo gốc và thang đo đề xuất của bền vững doanh nghiệp Chow và Chen (2012) đã xác định khái niệm của cấu trúc bền vững doanh nghiệp và kiểm tra xác nhận các chỉ số có thể quan sát và đánh giá về bền vững doanh nghiệp. Luận án đề xuất thang đo của khái niệm bền vững doanh nghiệp được kế thừa từ nghiên cứu của Chow và Chen (2011). Thang đo gốc và thang đo đề xuất về sự gắn bó của nhân viên Dựa vào định nghĩa sự gắn bó của nhân viên được phát triển bởi Mowday và cộng sự (1979) và nghiên cứu của Yew (2007) trên nền tảng nghiên cứu của Allen và Meyer (2004). Thang đo gốc và thang đo để xuất về sự cam kết của nhà đầu tư Thang đo sự cam kết của nhà đầu tư được phát triển dựa trên nghiên cứu của Wagemans và cộng sự (2013). Thang đo gốc và thang đo đề xuất về sự tham gia của CĐĐP Thang đo sự tham gia của cộng đồng địa phương được kế thừa từ nghiên cứu của Tosun (2006) và sẽ tập trung vào bản chất sự tham gia của cộng đồng địa phương được mong đợi từ phía doanh nghiệp. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của khái niệm hiệu quả hoạt động Thang đo hiệu quả hoạt động được kế thừa từ nghiên cứu của Hernaus và cộng sự (2012) vì thang đo này thể hiện đầy đủ cả về khía cạnh tài chính và phi tài chính khi đo lường khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3.2.2 Cơ sở để chọn biến nhâu khẩu học Tác giả cùng với các chuyên gia đã thảo luận với nhau về các tiêu chí để chọn mẫu quan sát nhằm mục đích khám phá sự khác biệt. Theo đó, luận án sẽ đánh giá được thực trạng và tình hình chung của vấn đề nghiên cứu một cách chuẩn xác hơn, từ đó có thể góp phần đưa ra các hàm ý quản trị. 3.2.3 Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 9 người là thành viên ban giám đốc của các doanh nghiệp du lịch, các giảng viên của các Trường Đại học với tiêu chí là những người am hiểu lý thuyết và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong ngành du lịch.
- 16 3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, mô hình nghiên cứu đề xuất được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam và vấn đề nghiên cứu này có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Điều chỉnh thang đo a. Thang đo bền vững doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo bền vững doanh nghiệp đối với phương diện kinh tế bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ KT1 đến KT4. Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo bền vững doanh nghiệp đối với phương diện xã hội bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ XH1 đến XH5. Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo bền vững doanh nghiệp đối với phương diện môi trường bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ MT1 đến MT5. b. Thang đo sự gắn bó của nhân viên Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo sự gắn bó của nhân viên bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ GB1 đến GB5. c. Thang đo sự cam kết của nhà đầu tư Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo sự cam kết của nhà đầu tư bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ NDT1 đến NDT4. d. Thang đo sự tham gia của cộng đồng địa phương Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo sự tham gia của cộng đồng địa phương bao gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ CD1 đến CD3. e. Thang đo hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo hiệu quả hoạt động bao gồm 6 biến quan sát được ký hiệu từ HD1 đến HQ6. 3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần. 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu Kích thước mẫu: n = 100 quan sát. Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chủ định.
- 17 3.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ Để thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành gửi bảng khảo sát trực tuyến qua email bằng công cụ Microsoft Forms. 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu định lượng chỉ dừng lại ở kiểm định thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu được phân loại theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và quy mô lao động của doanh nghiệp. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được tác giả tổng hợp, cụ thể như sau: Bảng 3.1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Stt Thang đo Cronbach’s Alpha 1 Phương diện kinh tế 0,881 2 Phương diện xã hội 0,845 3 Phương diện môi trường 0,890 4 Sự gắn bó của nhận viên 0,838 5 Sự cam kết của nhà đầu tư 0,744 6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 0,868 7 Hiệu quả hoạt động 0,892 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020) Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, giá trị KMO là 0,795 > 0,5 và giá trị Sig. = 0,000 < 0,05. Đồng thời, theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1 thì có 7 nhân tố được rút trích với phương sai trích lũy kế là 75,891% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát đo lường đều có trọng số đạt yêu cầu (> 0,5). Bảng 3.2: Kết quả KMO và Bartlett’s Test Giá trị KMO 0,795 Chi-bình phương 238,316 Kiểm định Barlett Bậc tự do (df) 465 Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra của tác giả)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn