Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận văn tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá tác động của tái cấu trúc đến năng suất lao động doanh nghiệp nghiên cứu dữ liệu ngành dệt may Việt Nam, giai đoạn 2009-2018. Căn cứ kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị để nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐÌNH CƯỜNG TÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP– NGHIÊN CỨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Võ Phước Tấn 2. PGS. TS Phạm Đình Long Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, họp tại ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... vào lúc giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Trường Đại học Mở Tp.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1.1 Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN tại Việt Nam Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chi phí lao động doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng có xu hướng tăng lên, trong khi NSLĐDN lại có xu hướng chững lại. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh chóng với sự cạnh tranh và thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì thế, tái cấu trúc doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Hiện nay, nước ta đang không ngừng thực hiện các chính sách tái cấu trúc nhằm đảm bảo giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng đối với sự thay đổi của kinh tế toàn cầu. Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã thích ứng được sự thay đổi này và nhanh chóng tìm cách để có thể chủ động hội nhập vào thị trường. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều doanh nghiệp chưa bắt kịp xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng, chưa nhận thức được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam có khoảng 758.510 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 610.608 doanh nghiệp đang hoạt động, còn lại 147.902 doanh nghiệp đã giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Trước những thách thức và bất ổn kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, Chính phủ đã ưu tiên thực hiện các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung vào 3 lĩnh vực: Tái cấu trúc đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; Tái cấu trúc khu vực tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực nghiên cứu, ban hành hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trước sự thay đổi của thị trường là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng NSLĐDN: Xét hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy NSLĐDN đang là yếu tố rất quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ trên thị trường và phát huy được các năng lực nội tại bên trong của mình nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD trước bối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, mà gần đây nhất là khủng hoảng do Đại Dịch toàn cầu Covid-19 đang tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo Steenhuis và Bruijn (2006), trong môi trường cạnh tranh hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, NSLĐDN là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trong từng doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, NSLĐDN được coi là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, NSLĐDN dệt may Viêt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém cần phải cải thiện. Theo Vitas 2019, NSLĐDN dệt may Việt Nam so với các nước đang cạnh tranh trực tiếp về lĩnh vực dệt may trong khu vực là rất thấp. Cụ thể, NSLĐDN dệt may Việt Nam hiện chỉ bằng 1
- 13% so với Trung Quốc, bằng 58% so với Indonesia, 65% so với Ấn Độ, 66% Pakistan và chỉ cao hơn 60% so với Campuchia. 1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu lý thuyết Xét về lý thuyết tái cấu trúc: Hammer và Champy (1993) đã đi tiên phong trong việc đưa ra khái niệm về tái cấu trúc doanh nghiệp. Theo đó, tái cấu trúc là sự suy nghĩ lại một cách căn bản, và thiết kế lại tận gốc quy trình hoạt động kinh doanh, để đạt được sự cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính nhất thời như giá cả, chất lượng, sự phục vụ và sự nhanh chóng. Bowman và Singh (1993) đã cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp là việc tiến hành tái cấu trúc đồng thời cả 3 yếu tố: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức nhằm làm thay đổi định hướng hoạt động SXKD của doanh nghiệp, sắp xếp lại tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Xiaoyang Li (2011) đã phân tích yếu tố tác động của mua bán, sát nhập và tiếp quản trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp; Higuchi (2004) đã phân tích yếu tố tái cấu trúc bộ máy tổ chức doanh nghiệp; Menghistu (2017) đã đi phân tích chi phí tái cấu trúc; Phạm Quốc Trung and Yoshinori (2011) nghiên cứu về Quản trị tri thức nhằm nâng cao hiệu quả tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài ra, tổng quan nghiên cứu thực nghiệm như: Charles và Scott (1989) thay đổi quy mô vốn sở hữu đối với 122 công ty trong danh mục Fortune 500 cho thấy tái cấu trúc tài chính thông qua việc thay đổi quyền sở hữu đã có ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Kang và Shivdasani (1997) đã phân tích quá trình tái cấu trúc 92 công ty Nhật Bản trong suốt giai đoạn khủng hoảng hiệu suất hoạt động giữa năm 1986 và 1990, thông qua việc bán tài sản, đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên và kể cả việc cơ cấu lại hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy cụm từ “Tái cấu trúc” là một chủ đề nóng xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 2005, khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái có liên quan đến bong bóng bất động sản, chứng khoán do chính sách tiền tệ mở rộng theo hướng chảy vào 2 thị trường này. Từ đó, một số công trình nghiên cứu xuất hiện như: nghiên cứu của Nguyễn Hữu Long (2008) cho rằng tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Tái lập là quá trình thiết kế lại tận gốc các quá trình trong doanh nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) đã phân tích và đánh giá tác động của tái cấu trúc vốn đầu tư đến NSLĐDN trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đỗ Tiến Long (2013) tiếp cận tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tư vấn thực hiện tái cấu trúc, dựa trên Mô hình 7S-McKinsey. Huỳnh Thanh Điền (2014) đề cập và thảo luận về khái niệm của tái cấu trúc là thiết lập lại hoặc xây dựng mới về sản phẩm, khách hàng mục tiêu, công nghệ, phương thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhân lực, quy trình... cho phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ môi trường kinh doanh. Lê Văn Hùng (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của yếu tố quản lý tới tái cấu trúc doanh nghiệp dệt may. Gần đây, công trình nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2017) đã nghiên cứu tái cấu trúc thông qua các chỉ tiêu đo lường về tài chính và tài sản doanh nghiệp. Xét về lý thuyết NSLĐDN: Ross và Khawaldeh (2002) cho rằng NSLĐDN được tạo ra thông qua việc doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực, cả con người 2
- và vật chất, nhằm đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng sống của con người và tránh gây tổn hại cho môi trường. Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001) cho rằng NSLĐDN là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của toàn bộ NSLĐ cá nhân của một doanh nghiệp. NSLĐDN thường được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tính trên số lao động bình quân của doanh nghiệp. Lê Văn Hùng (2016) cho rằng NSLĐDN là tỷ số giữa tổng đầu ra của doanh nghiệp trên tổng đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định. Freeman (2008) cho rằng NSLĐDN là thước đo sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, thường là lợi nhuận của hoạt động SXKD hàng hóa hoặc dịch vụ chia cho yếu tố đầu ra, thường là tổng số việc làm, số giờ lao động hay số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp. 1.1.2 Lý do chọn đề tài Về lý thuyết, qua khảo cứu tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN cho thấy rằng đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến các vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc doanh nghiệp thì thường chỉ dừng ở góc độ nghiên cứu tái cấu trúc của một vài yếu tố đơn lẻ như tài chính hay hình thức sở hữu vốn mà thôi. Đồng thời, các nghiên cứu trước đây về NSLĐ thì hầu hết chủ yếu nghiên cứu NSLĐ dưới góc độ NSLĐ xã hội theo quan điểm mô hình kinh tế lượng mà thôi. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc thường chủ yếu đề cập đến tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất của doanh nghiệp hoặc hiệu quả của doanh nghiệp mà thôi. Có thể nói, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tái cấu trúc và NSLĐDN như cách đặt vấn đề của luận án. Vì vậy, việc nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN là cần thiết nhằm góp phần bổ sung các khoảng trống lý thuyết trước đây về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLDDN. Về thực tiễn, Việt Nam đang đứng trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và đủ năng lực để có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả trước sự biến động khó lường của thị trường. Muốn như thế, các doanh nghiệp phải tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp một cách bài bản và toàn diện. Mặt khác, một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đó chính là NSLĐDN. Tuy nhiên, NSLĐDN của Việt Nam hiện nay cho thấy còn rất nhiều tồn tại và yếu kém. Lý do là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên còn rất nhiều hạn chế về trình độ sản xuất, năng lực quản lý; tỷ lệ thâm dụng lao động cao trong hoạt động SXKD; chưa chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trước áp lực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng... Vì vậy, nâng cao NSLĐDN là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu nêu trên, cho thấy việc lựa chọn đề tài “Tái cấu trúc và Năng suất lao động doanh nghiệp – Nghiên cứu Ngành Dệt may Việt Nam” là rất cần thiết về cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN nhằm bổ sung các khoảng trống lý thuyết. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN, luận án sẽ làm rõ mối quan hệ và đánh giá tác động của nó một cách toàn diện, để tìm ra những hàm ý quản trị phù hợp góp phần nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều biến động như hiện nay. 3
- 1.2 Vấn đề nghiên cứu Luận án sẽ nghiên cứu lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp dựa theo lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) thông qua việc phát triển và mở rộng phân tích đồng thời 3 yếu tố đó là: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức. Từ đó, Luận án đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN; và tác động của tái cấu trúc doanh nghiệp đến NSLĐDN ngành dệt may Việt Nam. Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, thông qua việc phân tích và nghiên cứu bộ số liệu lớn với 7.640 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 2009 – 2018, nhằm tăng tính thuyết phục và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung khoảng trống lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN. Trên cơ sở kết quả đó, luận án cũng sẽ đưa ra các hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao NSLĐDN nói chung và dệt may Việt Nam nói riêng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN. Phân tích mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN. Đồng thời, đánh giá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDN (nghiên cứu dữ liệu ngành dệt may Việt Nam, giai đoạn 2009-2018). Căn cứ kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị để nâng cao NSLĐDN ngành dệt may Việt Nam. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các yếu tố nào hình thành nên tái cấu trúc toàn diện? - Mối quan hệ giữa tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN như thế nào ? - Mức độ tác động của tái cấu trúc toàn diện đến NSLĐDN dệt may Việt Nam như thế nào? - Những hàm ý quản trị nào rút ra để nâng cao NSLĐDN dệt may Việt Nam thông qua tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN; Mối quan hệ và tác động giữa tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN. - Đối tượng khảo sát của luận án: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: NSLĐ là một phạm trù kinh tế rất rộng có nhiều cấp độ khác nhau như: NSLĐ cá nhân, NSLĐDN và NSLĐ xã hội. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ được giới hạn là NSLĐDN. Trong đó, NSLĐDN là một phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nói cách khác, 4
- NSLĐDN là toàn bộ NSLĐ cá nhân trong một doanh nghiệp. Thực chất nội hàm của NSLĐDN chính là tổng lợi nhuận đầu ra của toàn bộ lao động trong một doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra. - Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2018. 1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án được xây dựng và đề xuất dựa theo hướng nghiên cứu tiếp cận lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993). Đồng thời, kết hợp với việc tham khảo, kế thừa và phát triển các lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan về tái cấu trúc và NSLĐDN trong và ngoài nước của John, Lang và Netter (1992); Kang và Shivdasani (1997); Denis và Kruse (2000); Perry và Shivdasani (2005), Morrison (2007); Sử Đình Thành và cộng sự (2017). Nội dung về Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3. 1.6.2 Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, phân tích số liệu của 7.640 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 10 năm gần đây nhất, từ năm 2009 đến năm 2018. Luận án lấy dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính như: doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, tổng nợ, vốn FDI, vốn kinh doanh ... và các chỉ tiêu phi tài chính như: số năm từ khi thành lập doanh nghiệp, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp… thông qua kênh dữ liệu thứ cấp của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS). Ngoài ra, có tham khảo dữ liệu của Tổng cục Thống kê. 1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Luận án sử dụng Phương pháp nghiên cứu Định lượng (Quantitative Research Method) là chủ yếu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng truyền thống phổ biến và kiểm định mô hình hồi quy nhằm thỏa mãn các yêu cầu một cách chặt chẽ và có độ tin cậy cao bằng phần mềm STATA. Trong đó, hồi quy dữ liệu bảng trong phân tích cơ bản thường có hai phương pháp sau: hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effetcts Model) và hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effetcts Model). Sự phù hợp của ước lượng tác động ngẫu nhiên REM và tác động cố định FEM được kiểm chứng trên cơ sở so sánh với ước lượng thô. Ngoài ra, luận án sẽ đi kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM (Hausman Test), hồi quy mô hình độ lệch chuẩn Driscoll-Kraay để nghiên cứu tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDN. 1.7 Đóng góp mới của luận án 1.7.1 Về mặt lý thuyết: Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc doanh nghiệp thường chỉ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ như tài chính hay hình thức sở hữu vốn mà thôi. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và đủ năng lực để có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả trước sự biến động của thị trường. Những lý 5
- thuyết về tái cấu trúc trước đây đã trở nên lỗi thời, làm xuất hiện những khoảng trống lý thuyết. Vì vậy, luận án đã lựa chọn, kế thừa và phát triển theo hướng tiếp cận lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993). Từ đó, luận án xây dựng Biến tái cấu trúc toàn diện, bao gồm đồng thời cả 3 yếu tố đó là: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức, để đưa vào mô hình nghiên cứu của luận án nhằm phản ánh tái cấu trúc một cách toàn diện hơn cũng như góp phần bổ sung những khoảng trống lý thuyết về tái cấu trúc. Thứ hai, theo khảo lược lý thuyết, tác giả nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất hoặc hiệu quả của doanh nghiệp mà thôi. Có thể nói, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN như cách đặt vấn đề nghiên cứu của luận án. Vì vậy, luận án đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN. Thứ ba, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho tác động của tái cấu trúc đến NSLĐDN. 1.7.2 Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chủ yếu sử dụng cỡ mẫu nhỏ, số liệu của một tỉnh, địa phương hoặc các báo cáo tài chính của các công ty trên sàn chứng khoán nên kết quả nghiên cứu thường bị hạn chế. Ngược lại, luận án với mô hình và kết quả nghiên cứu được phân tích theo phương pháp định lượng bằng công cụ STATA, dựa trên bộ dữ liệu lớn với 7.640 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trải đều trên khắp cả nước trong thời gian 10 năm gần đây. Dữ liệu này có thể xem như đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và là cơ sở khoa học để luận án tiến hành phân tích và nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐDN của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chi tiết và tin cậy hơn. Thứ hai, thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm với kết quả hệ số hồi quy của biến tái cấu trúc toàn diện và các biến độc lập khác đều có ý nghĩa về mặt thống kê, đã tạo cơ sở khoa học cho tác giả đề xuất các hàm ý quản trị, góp phần giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thêm nguồn dữ liệu để quyết định mức độ ưu tiên và lĩnh vực tái cấu trúc một cách chính xác và hiệu quả hơn, nhằm nâng cao NSLĐDN trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. 1.8 Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích và Thảo luận Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận, Hàm ý quản trị và khuyến nghị chính sách 6
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết về tái cấu trúc 2.1.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: Từ khi khái niệm tái cấu trúc xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào thập niên 80s, đến nay đã có nhiều những quan điểm khác nhau về khái niệm và định nghĩa tái cấu trúc doanh nghiệp. Nghiên cứu của Micheal (1990) cho rằng tái cấu trúc là thiết lập lại các nguồn lực, sắp xếp lại hệ thống các quy trình SXKD cốt lõi của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá lại chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Hammer và Champy (1993) đưa ra khái niệm rằng tái lập là sự suy nghĩ lại một cách căn bản, và thiết kế lại tận gốc quy trình hoạt động kinh doanh, để đạt được sự cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính nhất thời như giá cả, chất lượng, sự phục vụ và sự nhanh chóng. Gilson (2001) cho rằng tái cấu trúc vừa là thách thức vừa là cơ hội cho doanh nghiệp. Tác giả cung cấp khung lý thuyết (Conceptual Framwork) cho việc phân tích tái cấu trúc thông qua các yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp nói chung và hiệu suất doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu của Lebans và Euske (2006) cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp đã ngày càng trở thành một hoạt động chính yếu và phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều các công ty trên khắp thế giới đã tổ chức lại các bộ phận của họ, cơ cấu lại tài sản của họ và đổi mới hoạt động SXKD nhằm nâng cao hiệu suất và NSLĐDN. Christa và cộng sự (2012) khẳng định rằng tái cấu trúc được thực hiện trong nhiều ngành đã mang lại kết quả về tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động, phúc lợi tốt hơn cho nhân viên, cải thiện lợi ích cho các cổ đông. Sulaiman (2012) chỉ rõ tái cấu trúc doanh nghiệp là thay đổi quyền sở hữu, tạo ra một liên minh kinh doanh với mục đích tối ưu hóa lợi ích của các cổ đông và tái định vị tổ chức để gia tăng giá trị. Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm một sự thay đổi trong kết hợp danh mục đầu tư, cơ cấu sở hữu, tài sản và trách nhiệm pháp lý. Ngoài ra, còn một số các công trình nghiên cứu thực nghiệm như: Tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế còn được tập trung làm rõ trong nghiên cứu định lượng của nhóm tác giả Michael, Karl và Sascha (2006). Bằng việc nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của hơn 1.500 doanh nghiệp tại Đức sau thời kỳ khủng hoảng tài chính (1997-2006), nghiên cứu đã chỉ ra rằng tái cấu trúc tài chính là một trong những khâu then chốt giúp các công ty vượt qua khủng hoảng và có khả năng tăng trưởng tốt hơn. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, sau tái cấu trúc tài chính các công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận vượt hơn 130% so với mức trung bình trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập đến tác động của tái cấu trúc yếu tố đơn lẻ là tài chính của công ty mà thôi. 7
- Susan và Gory (1998) đã bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hơn 2.000 công ty ở Nga về tái cấu trúc từ năm 1992 đến 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 20% doanh nghiệp có kết quả hoạt động SXKD tăng vượt 25% thông qua biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tái cấu trúc thường có quá trình bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp xác định lại chiến lược kinh doanh bao gồm thị trường, sản phẩm chủ lực và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giai đoạn hai, các công ty tiến hành cải thiện các khâu trong quy trình SXKD nhằm nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại trong việc phân tích yếu tố chiến lược kinh doanh và quy trình SXKD của doanh nghiệp mà thôi. Tsung và Hoshino (2002) đã đánh giá kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua mua bán sát nhập (M&A). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua 86 vụ sáp nhập doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1970 đến năm 1994. Kết quả chỉ ra rằng tái cấu trúc bằng M&A có tác động và làm thay đổi tích cực về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu và giúp tinh gọn lực lượng lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua biện pháp M&A mà thôi. Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm ngoài nước trước đây về tái cấu trúc hầu hết chỉ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ như tài chính, sở hữu vốn hay M&A... mà thôi. 2.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước: Công trình nghiên cứu của Hoàng Văn Hoan (2008) cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp xuất phát từ các áp lực bên trong như áp lực để phù hợp với quy mô tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp theo yêu cầu phân công chuyên môn hóa công việc; áp lực để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản. Đồng thời, từ các áp lực bên ngoài như chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của chính phủ, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO… Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về các yếu tố quan trọng bên trong nội tại của doanh nghiệp như danh mục đầu tư, tài chính, tổ chức... Nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa (2010) cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp được hiểu là quản trị việc thay đổi cấu tử hoặc thay đổi sắp xếp các cấu tử để tái lập một cân bằng và thích nghi mới nhằm nâng cao hiệu suất thực hiện sứ mạng và mục tiêu đã được xác lập của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra kết quả cụ thể nào. Đỗ Tiến Long (2013) đề cập một cách tổng quan về tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay và đưa ra mô hình tái cấu trúc theo hướng tư vấn. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở chỗ nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động tái cấu trúc. Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt (2015) cho rằng tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mà thôi. Ngoài ra, còn có nghiên cứu thực nghiệm: 8
- Phan Thị Cúc (2013) dựa trên khảo sát của các doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn hoạt động 3 năm từ 2004 đến 2007, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh làm cơ sở phân tích, tổng hợp, thống kê… Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và đưa ra giải pháp tái cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung khía cạnh yếu tố nguồn vốn cho doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước mà thôi. Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm trong nước trước đây về tái cấu trúc chủ yếu phân tích dưới góc độ vĩ mô hay tầm chiến lược mà thôi. Nhìn chung, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về tái cấu trúc cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu về tái cấu trúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại dưới góc độ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ mà thôi. Điều đó đồng nghĩa với việc tồn tại những khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung và làm rõ. 2.1.3 Lựa chọn lý thuyết nền về tái cấu trúc cho mô hình nghiên cứu của Luận án. Qua nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết trong và ngoài nước về tái cấu trúc như đã nêu trên, luận án đã nghiên cứu và lựa chọn lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) là tương đối toàn diện và phù hợp trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Luận giải lý do lựa chọn lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) cho mô hình nghiên cứu, đó là: Việt Nam đang đứng trước bối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; nguồn lực nội tại của doanh nghiệp cần phải được bổ sung, mở rộng và liên kết hỗ trợ từ nhiều phía; cơ cấu tổ chức cần được thay đổi nhằm đáp ứng sự phát triển về quy mô và mô hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, doanh nghiệp phải đầu tư danh mục tài sản đáp ứng tốt yếu cầu đẩy mạnh số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; doanh nghiệp cần phải thu hút và sử dụng các nguồn vốn một cách linh hoạt nhằm tăng thêm sức mạnh nội tại, năng lực tài chính phục vụ hoạt động SXKD của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức cũng cần được củng cố và phát triển về quy mô cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao... Mặt khác, ngành dệt may Việt Nam là ngành truyền thống và có nhiều thế mạnh của nước ta. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, với kim ngạch xuất nhập khẩu đứng hàng đầu trên cả nước. Đặc thù của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là còn gia công cho nước ngoài là chủ yếu (hơn 85%); tỷ lệ thâm dụng lao động luôn ở mức cao và biến động liên tục theo mùa vụ sản xuất; còn nhiều tồn tại bất cập và yếu kém trong đầu tư máy móc thiết bị và sử dụng nguồn vốn… Trước bối cảnh thị trường đầy thay đổi và biến động; và đặc thù ngành dệt may Việt Nam hiện nay như đã nêu, những lý thuyết về tái cấu trúc trước đây đã trở nên lỗi thời, làm xuất hiện những khoảng trống lý thuyết. Chính vì lẽ đó, lựa chọn và phát triển lý thuyết tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993) đã đáp ứng tương đối toàn diện những yêu cầu đòi hỏi của thị trường hiện nay. Nội hàm lý thuyết này cho rằng tái cấu trúc là sự thay đổi đáng kể đồng thời cả 3 yếu tố: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp. 9
- 2.1.3.1 Tái cấu trúc danh mục đầu tư (Portfolio Restructuring): Theo Bowman và Singh (1993), tái cấu trúc danh mục đầu tư là quá trình xem xét lại chiến lược kinh doanh của công ty thông qua việc mua bán sát nhập (M&A) hoặc thoái vốn đầu tư. Vì vậy, tái cấu trúc danh mục đầu tư còn được gọi là tái cấu trúc tài sản (Asset Restructuing). Từ đó, doanh nghiệp sẽ thay đổi về quản trị nội bộ để phù hợp với phạm vi hoạt động mới của mình, nhằm khai thác các nguồn lực một cách tối ưu hoặc giảm thiểu những lãng phí trong hoạt động chưa hợp lý, để ngăn ngừa việc pha loãng các nguồn lực chính yếu của công ty. 2.1.3.2 Tái cấu trúc tài chính (Financial Restructuring): Theo Bowman và Singh (1993), tái cấu trúc tài chính là việc thực hiện các biện pháp nhằm thay đổi quy mô và kết cấu của cấu trúc tài chính hiện tại. Tái cấu trúc tài chính nhằm cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thiết lập lại cấu trúc tài chính cân đối, giảm thiểu rủi ro hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và hướng doanh nghiệp tới phát triển bền vững trong trung và dài hạn. Tài chính cân đối ở đây được hiểu là sự cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu, nguồn tài trợ dài hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn, tài sản và nguồn hình thành tài sản, cân đối giữa nguồn tài trợ với nhu cầu về dòng tiền cho hoạt động của doanh nghiệp và hỗ trợ tăng trưởng. Khi đạt được sự cân đối trong cấu trúc tài chính, doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí sử dụng vốn, kiểm soát được rủi ro để đảm bảo tối đa hóa giá trị thị trường và lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp. 2.1.3.3 Tái cấu trúc tổ chức (Organization Restructuring): Theo Bowman và Singh (1993), tái cấu trúc tổ chức là tập trung vào các thay đổi đáng kể trong cấu trúc của tổ chức, thường được sử dụng khi các nhà quản trị nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tái cấu trúc tổ chức thường đi sau tái cấu trúc danh mục và tái cấu trúc tài chính, vì sự thay đổi trong phạm vi chiến lược kinh doanh và cấu trúc tài chính của công ty cần được hỗ trợ bởi những thay đổi tương ứng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Ngoài ra, Tái cấu trúc tổ chức là việc bắt nguồn từ những thay đổi trong chính sách nhân sự qua các dấu hiệu như: NSLĐ trong tổ chức thấp; tổ chức có quá nhiều các bộ phận; truyền thông tổ chức không nhất quán, phân mảnh và không hiệu quả; công nghệ và đổi mới đang tạo ra những thay đổi trong quy trình sản xuất và quy trình sản xuất; dự báo có biến động tăng hoặc giảm nhân sự; yêu cầu mới về các kỹ năng và khả năng của nguồn nhân lực là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu hoạt động hiện tại và tương lai; việc đo lường và đánh giá NSLĐ chủ quan và có sai lệch. 2.2 Cơ sở lý thuyết về NSLĐDN 10
- 2.2.1 Khái niệm: 2.2.1.1 Năng suất lao động (Labor Productivity) Theo Bain và Elsheikh (1982), NSLĐ là tỷ lệ giữa sản lượng hàng hóa và dịch vụ của đầu ra, với đầu vào lao động để sản xuất đầu ra đó. Theo Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001), NSLĐ được định nghĩa là sản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động. NSLĐ đo lường sản lượng tạo ra hàng giờ của nền kinh tế một đất nước. Cụ thể, nó biểu thị số lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sự được tạo ra trong một giờ lao động. NSLĐ được tính bằng hiện vật, bằng giá trị hay bằng thời gian lao động. Xét theo phạm vi, NSLĐ thường được chia làm 2 loại chính đó là NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội. 2.2.1.2 NSLĐ cá nhân (Individual Labor Productivity): Theo Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001), NSLĐ cá nhân là mức năng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trên một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất sản phẩm đó. NSLĐ cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suât lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động. NSLĐ cá nhân cùng NSLĐDN là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khóa cho NSLĐ xã hội, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của mỗi quốc gia. 2.2.1.3 NSLĐ xã hội (Social Labor Productivity): NSLĐ xã hội là mức năng suất tính cho tất cả nguồn lực của một cá nhân, một doanh nghiệp hay toàn xã hội, được đo bằng số đơn vị sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp hoặc xã hội tạo ra trên một đơn vị lao động sống và lao động quá khứ đã hao phí để sản xuất ra số đơn vị sản phẩm đầu ra đó. Trong NSLĐ xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ: tiêu hao lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, kinh doanh; còn tiêu hao lao động quá khứ là sự tiêu hao sản phẩm của lao động sống đã được vật hóa trong các giai đoạn, các quá trình sản xuất, kinh doanh trước kia (biểu hiện ở giá trị máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu). Do vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến NSLĐ cá nhân, còn hao phí đồng thời cả lao động sống và lao động quá khứ sẽ tạo ra NSLĐ xã hội. Các nghiên cứu về NSLĐ xã hội thường sử dụng các mô hình kinh tế lượng. 11
- 2.2.1.4 NSLĐDN (Corporate Productivity): Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001) cho rằng NSLĐDN là một phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nói khác đi, NSLĐDN là toàn bộ NSLĐ cá nhân của một doanh nghiệp. Thực chất nội hàm NSLĐDN chính là tổng lợi nhuận đầu ra của toàn bộ lao động trong một doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra. Cụ thể, NSLĐDN = Tổng Đầu ra / Tổng Đầu vào sử dụng Trong đó: Tổng Đầu ra: là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật như số lượng sản phẩm hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền là lợi nhuận. Hơn nữa, do đặc thù hiện trạng tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có tỷ lệ thâm dụng lao động cao, chủ yếu là gia công cho nước ngoài, nên tỷ lệ lợi nhuận là rất thấp (thường dưới 5% doanh thu). Vì vậy, để tránh số liệu ảo và có thể đánh giá chính xác nội hàm NSLĐDN, luận án sử dụng chỉ tiêu Tổng lợi nhuận để đo lường Đầu ra của doanh nghiệp. Tổng Đầu vào: là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố đầu vào gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng.... Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động (người) hoặc số giờ công lao động (giờ). Trong khi đầu vào về vốn, nguyên vật liệu, năng lượng được tính theo giá trị bằng tiền. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có tỷ lệ thâm dụng lao động rất cao, cộng với sự biến động lao động theo mùa cao điểm và thấp điểm trong hoạt động SXKD trong năm cũng rất lớn. Vì vậy, để tránh số liệu ảo và có thể đánh giá chính xác nội hàm NSLĐDN, luận án sử dụng chỉ tiêu lao động bình quân để đo lường Đầu vào của doanh nghiệp. Vì vậy, dựa trên các khái niệm và luận giải nêu trên, luận án chọn phạm vi nghiên cứu là NSLĐDN. Trong mô hình nghiên cứu, NSLĐDN được đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động bình quân của doanh nghiệp. 2.2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: Freeman (2008) cho rằng NSLĐDN là thước đo sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụng yếu tố Đầu vào, thường là tổng lợi nhuận của hoạt động SXKD hàng hóa hoặc dịch vụ chia cho yếu tố Đầu ra, thường là tổng số việc làm, số giờ lao động hay số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp. Ross và Khawaldeh (2002) cho rằng NSLĐDN được tạo ra thông qua việc doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực, cả con người và vật chất, nhằm đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng sống của con người và tránh gây tổn hại cho môi trường. Ngoài ra, có một số nghiên cứu thực nghiệm khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại trong việc tập trung yếu tố nguồn nhân lực mà thôi. 12
- 2.2.3 Tổng quan nghiên cứu trong nước: Theo Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2001), NSLĐDN là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của một doanh nghiệp dưới góc độ lao động. NSLĐDN thường được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tính trên số lao động bình quân của doanh nghiệp. Lê Văn Hùng (2016) cho rằng NSLĐDN là tỷ số giữa tổng đầu ra của doanh nghiệp trên tổng đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định. Huỳnh Ngọc Chương và Lê Nhân Mỹ, (2016) cho rằng tăng trưởng năng suất của Việt Nam nhờ vào 2 hiệu ứng: tăng trưởng nội ngành và hiệu ứng dịch chuyển. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu tiếp cận NSLĐ xã hội theo mô hình kinh tế lượng. 2.3 Cơ sở lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN 2.3.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước: Nghiên cứu của Brumagim và Klavans (1994) cho thấy một số tập đoàn đa ngành đã cải thiện và nâng cao hiệu quả từ việc tái cấu trúc lại hoạt động SXKD tập trung hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp mà thôi. Higuchi (2004) cho rằng hiệu suất doanh nghiệp tăng mạnh ngay lập tức sau khi tái cấu trúc, nhưng sau đó giảm dần theo thời gian, do những yếu tố thay đổi và cải tiến trong quá trình tái cấu trúc đã không được duy trì. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào hiệu suất doanh nghiệp mà thôi. Ngoài ra, còn có một vài nghiên cứu khác đã tập trung vào tái cấu trúc từ góc độ sáp nhập và mua lại (M&A); tái cấu trúc một vài yếu tố đơn lẻ; cũng như có một số nghiên cứu thực nghiệm khác. Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN hiện nay có thể nói rằng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nội dung nghiên cứu như cách đặt vấn đề của luận án, lý do là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu tái cấu trúc của một vài yếu tố đơn lẻ, hoặc tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất của các doanh nghiệp, hay là tác động của tái cấu trúc đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, khoảng trống lý thuyết mà luận án cần bổ sung đó chính là làm rõ mối quan hệ giữa tái cấu trúc toàn diện và NSLĐDN. 2.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung và Yoshinori (2011) cho thấy quản lý tri thức có tác động tích cực đối với NSLĐDN. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ tập trung vào yếu tố quản lý tri thức mà thôi. Lê Văn Hùng (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các yếu tố quản lý tới NSLĐDN. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế do chỉ dừng lại ở góc độ các yếu tố có liên quan đến quản lý mà thôi. Trần Cẩm Linh (2014) cho rằng vốn FDI là yếu tố có tác động tích cực đến hiệu quả doanh 13
- nghiệp nhằm mở rộng sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, thay thế lao động thủ công. Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng (2009) đã nghiên cứu tái cấu trúc tổ chức với các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến NSLĐDN. Tuy nhiên, đây chỉ là khảo sát định tính và chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu. Huỳnh Ngọc Chương và Lê Nhân Mỹ (2016) chỉ ra rằng một trong những chỉ số quan trọng đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng NSLĐ xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích NSLĐ xã hội theo mô hình kinh tế lượng mà thôi. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) cho thấy tái cấu trúc quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều với hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoảng trống của nghiên cứu này là chỉ đề cập đến hiệu quả doanh nghiệp. Võ Xuân Vinh và Nguyễn Hữu Huân, (2018) đã xem xét mối liên hệ giữa tái cấu trúc và hiệu suất ngân hàng tại Việt Nam, thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA). Tuy nhiên, khoảng trống của nghiên cứu này chỉ đề cập đến hiệu suất ngân hàng mà thôi. Gần đây, công trình nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2017) cũng chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc tài sản và hiệu suất của doanh nghiệp mà thôi. Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN chỉ đề cập đến một vài yếu tố đơn lẻ như quản lý, quản lý tri thức, tài chính, hiệu suất doanh nghiệp hoặc NSLĐ xã hội mà thôi. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến NSLĐDN như cách đặt vấn đề của luận án. 14
- CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu 3.1.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở lược khảo và kế thừa các lý thuyết về tái cấu trúc và NSLĐDN trong và ngoài nước có liên quan, đặc biệt là các lý thuyết của John, Lang và Netter (1992); Kang và Shivdasani (1997); Denis và Kruse (2000); Perry và Shivdasani (2005), Morrison (2007); Sử Đình Thành và cộng sự (2017), luận án nhận thấy mô hình nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐDN thường có dạng tổng quát như sau: CPit = α0 + α 1 Rit + α 2 Zit + εit (1) Trong đó: Biến phụ thuộc: Biến NSLĐDN (CP). Biến CP sẽ được đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp. Các biến độc lập, gồm có: Biến tái cấu trúc (R). Biến R được đo lường bằng chỉ tiêu tổng tài sản. Biến đặc điểm doanh nghiệp (Z). Biến Z bao gồm các biến thành phần như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản; Số năm từ khi thành lập công ty... Các hệ số: 𝛂 là các hệ số phản ánh tác động của biến giải thích trong mô hình đến hiệu suất doanh nghiệp; ε : là phần dư sai số; i : Số doanh nghiệp; t : Số năm 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất: Sau khi nghiên cứu tổng quan lý thuyết về tái cấu trúc và NSLĐDN, cũng như mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐDN; kết hợp với việc tham khảo và kế thừa mô hình nghiên cứu trước đây, luận án nhận thấy cần phát triển và bổ sung một số nội dung cho mô hình nghiên cứu để tiếp cận và giải quyết cách đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận án. Đây cũng chính là những điểm mới của luận án nhằm bổ sung những khoảng trống nghiên cứu trước đây về tái cấu trúc và NSLĐDN. Trong đó, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án được gắn liền với yếu tố lao động, góp phần phản ánh rõ hơn bản chất và nội hàm của NSLĐDN dưới tác động của tái cấu trúc. Cụ thể, Biến tái cấu trúc ( R ) sẽ được thay bằng Biến tái cấu trúc toàn diện (RES): Theo lý thuyết về tái cấu trúc toàn diện của Bowman và Singh (1993), tái cấu trúc doanh nghiệp một cách toàn diện sẽ bao gồm 3 yếu tố, đó là: danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức. Mặt 15
- khác, về mặt thực tiễn trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và thay đổi để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và áp lực của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, biến tái cấu trúc (R) sẽ được thay bằng biến tái cấu trúc mới đó là biến tái cấu trúc toàn diện (RES) trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án. Biến tái cấu trúc toàn diện (RES) sẽ được cải tiến và đo lường một cách phù hợp và toàn diện hơn, thông qua đồng thời cả 3 yếu tố tác động như sau: - POR: Yếu tố danh mục đầu tư POR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % thay đổi của tổng tài sản. Theo Tod và Shivdasani (2005), đầu tư cho tài sản, đặc biệt là công nghệ và máy móc thiết bị là cực kỳ quan trọng góp phần quan trọng vào việc tăng NSLĐDN. - FIR: Yếu tố tài chính FIR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % thay đổi của tổng nợ. Tổng nợ là chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. (Lai và Sudarsanam, 1997; William, 2001) - ORR: Yếu tố tổ chức ORR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % thay đổi của tổng doanh thu trên tổng lao động bình quân. Yếu tố tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quy mô bộ máy tổ chức vá quy trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp và NSLĐDN. Điều đó đồng nghĩa với việc làm thay đổi quy mô doanh thu cho doanh nghiệp. (Zajac và Kraatz, 1993; Brush và cộng sự, 2000; Fukui và Ushijima, 2007). Đồng thời, trong mô hình nghiên cứu đề xuất, biến tái cấu trúc toàn diện RES được sử dụng như là một biến giả 1,0 (dummy variable) và được xác định như sau: - RES = 1, Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR ≥ 5% thì doanh nghiệp đó được coi là tái cấu trúc. - RES = 0, Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR < 5% thì doanh nghiệp đó được coi là không tái cấu trúc. - Kế thừa và căn cứ vào kết quả đã được nêu rõ trong các công trình nghiên cứu khoa học của John, Lang và Netter (1992); Perry và Shivdasani (2005); Sử Đình Thành và cộng sự (2017), luận án áp dụng tỷ lệ 5% làm mức đại diện (Benchmark) cho biến tái cấu trúc toàn diện (RES) trong mô hình nghiên cứu. - Biến tái cấu trúc toàn diện (RES) có thể có giá trị thay đổi theo hàng năm. Đồng nghĩa với biến tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp chính là kết quả của việc đo lường và so sánh 3 chỉ số POR, FIR, ORR so với năm trước đó của doanh nghiệp. Biến đặc điểm doanh nghiệp (Z) sẽ được thay thế và bổ sung bằng các biến sau: Biến doanh thu trên lao động bình quân (REL), Biến vốn FDI trên lao động bình quân (FDL) và Biến vốn kinh doanh trên lao động bình quân (BCL) cho phù hợp hơn với lý thuyết và cách 16
- tiếp cận yếu tố lao động bình quân trong NSLĐDN. Cụ thể như sau: Biến Z trong các nghiên cứu trước đây thường được xác định là số năm thành lập doanh nghiệp, hoặc loại hình sở hữu doanh nghiệp…. Luận án sẽ thay thế biến Z nêu trên bằng một số các biến độc lập quan trọng khác, đó là: REL, FDL và BCL cho phù hợp hơn với lý thuyết và cách tiếp cận yếu tố NSLĐDN. Trong đó, NSLĐDN là kết quả của tổng toàn bộ các NSLĐ cá nhân trong doanh nghiệp và là hiệu quả của quá trình SXKD của doanh nghiệp được đo lường và biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động bình quân hàng năm. Việc thay đổi này là cần thiết và cũng là điểm mới của luận án trong mô hình nghiên cứu. Bởi vì các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án là những yếu tố cần thiết có liên quan đến NSLĐDN, chúng phản ánh những vấn đề có tác động trực tiếp đến NSLĐDN. Hơn nữa, về nội hàm các biến độc lập REL, FDL và BCL này đều có gắn liền với yếu tố đặc trưng của ngành dệt may là yếu tố tỷ lệ thâm dụng lao động cao, sự biến động của lao động theo từng năm là rất lớn. Cụ thể, Biến doanh thu trên lao động bình quân (REL) Biến REL được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. Việc đưa biến REL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêu doanh thu thông thường, biến doanh thu trên lao động bình quân REL là chỉ tiêu phản ánh quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động SXKD gắn liền với yếu tố lao động và tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nhất là ngành dệt may có đặc thù thâm dụng về lao động và số lượng lao động bình quân thay đổi biến động hàng năm là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá NSLĐDN. Biến vốn FDI trên lao động bình quân (FDL) Biến FDL được đo lường bằng chỉ tiêu tổng vốn FDI tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. Việc đưa biến FDL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêu vốn FDI thông thường, biến vốn FDI trên lao động bình quân FDL là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI có yếu tố nước ngoài trong việc đầu tư tài sản, máy móc thiết bị, công nghệ nhưng được gắn liền với yếu tố lao động và đặc thù về tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp dệt may luôn thay đổi liên tục một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá NSLĐDN. Biến vốn kinh doanh trên lao động bình quân (BCL) Biến BCL được đo lường bằng chỉ tiêu tổng số vốn phục vụ cho hoạt động SXKD (hay thường được gọi tắt là Vốn kinh doanh) tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. Việc đưa biến BCL vào mô hình nghiên cứu là cần thiết vì khác với chỉ tiêu vốn kinh doanh thông thường, biến vốn kinh doanh trên lao động bình quân BCL là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, được hình thành và bổ sung trong quá trình hoạt động SXKD gắn với yếu tố lao động và tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp dệt may, một ngành mà tỷ lệ 17
- biến động về số lượng lao động hàng năm là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá NSLĐDN. Từ các phân tích trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của tái cấu trúc tới NSLĐDN có dạng sau: CPit = 𝛃0 + 𝛃1 RESit + 𝛃2 RELit + 𝛃3 FDLit + 𝛃4 BCLit + εit (2) Trong đó: Biến phụ thuộc: - Biến NSLĐDN (CP). Biến CP được đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp. Các biến độc lập, gồm có: - Biến tái cấu trúc toàn diện (RES); Biến RES là một biến giả (dummy variable) được xác định bằng kết quả đo lường và so sánh đồng thời cả 3 chỉ số POR, FIR, ORR so với năm trước đó của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR ≥ 5% thì doanh nghiệp đó được coi là tái cấu trúc. Ngược lại, nếu tỷ lệ % thay đổi của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR < 5% thì doanh nghiệp đó được coi là không tái cấu trúc. Chi tiết hơn, kế thừa và căn cứ vào kết quả đã được nêu rõ trong các công trình nghiên cứu khoa học của John, Lang và Netter (1992); Perry và Shivdasani (2005); Sử Đình Thành và cộng sự (2017), luận án áp dụng tỷ lệ 5% làm mức đại diện (Benchmark) cho biến tái cấu trúc toàn diện (RES) trong mô hình nghiên cứu. - Biến doanh thu tính trên lao động bình quân (REL); Biến REL được đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. - Biến vốn FDI tính trên lao động bình quân (FDL); Biến FDL được đo lường bằng chỉ tiêu tổng vốn FDI tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. - Biến vốn kinh doanh tính trên lao động bình quân (BCL); Biến BCL được đo lường bằng chỉ tiêu tổng số vốn phục vụ cho hoạt động SXKD tính trên số lao động bình quân sử dụng của doanh nghiệp hàng năm. Các hệ số: - β là các hệ số phản ánh tác động của biến giải thích trong mô hình đến NSLĐDN; - ε : là phần dư sai số; - i : Số doanh nghiệp; - t : Số năm 3.2 Dữ liệu nghiên cứu 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn