intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực "Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư; Đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỒNG THANH MAI ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 9 34 04 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Tô Thế Nguyên 2. TS. Trần Văn Đức Phản biện 1: GS.TS. Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phản biện 3: TS. Bùi Thị Minh Hằng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Di cư là việc con người di chuyển đến một khu vực địa lý mới khác với nơi họ đang sinh sống. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam trong suốt lịch sử phát triển. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở, năm 2019 cả nước có khoảng 6,4 triệu người tương đương khoảng 7,3% dân số từ 5 tuổi trở lên là người di cư (Tổng cục Thống kê, 2019). Di cư đã và đang trở thành chiến lược để người dân cải thiện sinh kế và cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hóa hiện đại (ILO, 2021). Di cư do yếu tố việc làm được coi là nguyên nhân chính dẫn tới di cư và thường được gọi là di cư lao động (Fan, 1990; ILO, 2015). Mọi hình thái của di cư lao động (DCLĐ) đều góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế (PTKT) của mỗi quốc gia, khu vực (Taylor & Phillip, 2001; ILO, 2021). Tỉnh Bắc Ninh là một địa phương năng động trong cả nước với điều kiện TN&XH thuận lợi cho PTKT. Sau 25 năm tái lập, đến năm 2021, Bắc Ninh đã thu được một số thành tựu kinh tế: (1) tốc độ TTKT của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 13,89%/năm; (2) quy mô kinh tế ngày càng lớn, GRDP tăng từ 2,1 nghìn tỷ đồng năm 1997 lên 38,7 nghìn tỷ đồng năm 2021 (Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2021). Đóng góp cho sự PTKT đó không thể thiếu làn sóng DCLĐ ồ ạt đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Là một trong những địa phương có tỷ suất di cư thuần cao ở Việt Nam, trong đó tỷ suất nhập cư đạt 45,7‰ vào năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2021). Làn sóng DCLĐ đến Bắc Ninh bắt đầu tăng mạnh từ năm 2010, chủ yếu là lao động di cư (LĐDC) trẻ, trình độ học vấn thấp, đa phần là người dân tộc đến từ các tỉnh phía Bắc, chiếm một phần ba lực lượng lao động (LLLĐ) của Bắc Ninh. Tuy nhiên, mặt trái mà DCLĐ tạo ra là làm giảm trình độ dân trí của tỉnh Bắc Ninh, góp phần làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, giá cả tiêu dùng, an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường... Chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có một số chính sách ưu đãi trong việc thu hút và giữ chân LĐDC, tuy nhiên còn chưa hiệu quả (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2021). Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện những ảnh hưởng của DCLĐ theo hướng có lợi cho sự PTKT của tỉnh Bắc Ninh trong tương lai là cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu về di cư, DCLĐ ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu tập trung nhiều vào thống kê số người di cư, nguyên nhân di cư và kết quả di cư như nghiên cứu của Dakua (2019) và Lê Xuân Bá (2010). Một số nghiên cứu khác đã đề cập đến ảnh hưởng của di cư đến KT-XH như nghiên cứu Harris & Todaro (1970); Feridun (2004); Black, Natali & Skinner (2006); Marx & Fleischer (2010); Dustmann & Preston, (2015); Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018); Islam (2018). Tại Việt Nam, các nghiên cứu của ILO (2015), Nguyen Thu Phuongng & cs. (2008) chủ yếu dừng lại ở việc phân tích các số liệu đơn giản về di cư mà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về mối quan hệ giữa di cư tới các vấn đề KT - XH, đặc biệt đo lường ảnh hưởng của DCLĐ đến các nguồn lực cho PTKT (nhân lực, vốn) và kết quả của PTKT (GRDP, chuyển dịch CCKT, đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp...) trên địa bàn một địa phương cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị nhân lực tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 1
  4. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư; + Đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; + Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: do số lao động nước ngoài trong LLLĐ của Bắc Ninh tương đối nhỏ (khoảng 1%) nên giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng DCLĐ nội địa đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, do số lượng lao động di cư đến Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với lao động di cư đi (khoảng 13 lần trong năm 2021) nên luận án chỉ tập trung vào nhóm người lao động di cư đến (LĐDC đến) và ảnh hưởng của họ tới sự PTKT của tỉnh Bắc Ninh. Về không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ 1997 đến 2021. Số liệu khảo sát được tiến hành trong năm 2021. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về DCLĐ, những ảnh hưởng của nó đến PTKT. Trong đó rút ra các khái niệm, vai trò ý nghĩa, nội dung về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư. Các bài học kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài nước là cơ sở đề xuất những giải pháp mà các nghiên cứu đã thực hiện để cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT ở nơi nhập cư. Luận án đã xây dựng phương pháp tiếp cận và khung phân tích về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT. Đồng thời đã góp phần hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư. Về thực tiễn: Luận án đã phản ảnh hiện trạng DCLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và phân tích những ảnh hưởng của DCLĐ đến vấn đề PTKT. Luận án đã phân tích những ảnh hưởng của DCLĐ tới nguồn lực cho PTKT như nhân lực, vốn, và ảnh hưởng của DCLĐ tới các biến số đo lường kết quả PTKT như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch CCKT, đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả hàng hóa và các chỉ số xã hội môi trường phản ánh tính bền vững của phát triển kinh tế. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của tỉnh Bắc Ninh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Thông qua nghiên cứu tổng quan về đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ tới tình hình PTKT của các nước trên thế giới cũng như các địa phương của Việt Nam để làm căn 2
  5. cứ cơ sở lý luận và đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa DCLĐ và PTKT của nơi nhập cư. Bên cạnh đó việc phân tích thực trạng DCLĐ và đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến sự PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp các nhà quản lý kinh tế, quản lý lao động hiểu được thực trạng vấn đề di dân, đặc biệt là di dân lao động và ảnh hưởng của vấn đề đó tới các biến số kinh tế như thế nào. Hơn thế nữa, việc chỉ ra và phân tích mức độ ảnh hưởng của DCLĐ tới tình hình PTKT ở địa bàn nghiên cứu sẽ trở thành căn cứ để đề xuất những giải pháp cải thiện ảnh hưởng tiêu cực mà phần thực trạng đã chỉ ra. Từ đó đề xuất tới các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách các phương thức giúp cải thiện và điều tiết vấn đề DCLĐ, đặc biệt là nhập cư lao động. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN & TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƠI NHẬP CƯ 2.1.1. Các khái niệm có liên quan Hiện nay chưa có định nghĩa chuẩn và bao quát về di cư. Các nhà địa lý học, các nhà dân số học, các nhà kinh tế học, Liên hợp quốc hoặc Tổng cục Thống kê Việt nam đều có những định nghĩa khác nhau về di cư. Luận án này sẽ tập trung xem xét di cư theo góc nhìn của các nhà kinh tế xã hội. Các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa di cư với cung - cầu trên thị trường lao động, lực kéo, lực đẩy và các yếu tố liên quan. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng khái niệm DCLĐ là dòng vận động của người lao động vì mục tiêu việc làm hoặc các lý do khác nhằm tạo ra thu nhập. DCLĐ được hiểu là dòng LĐDC do DCLĐ mô tả dòng chảy của con người di chuyển đến nơi khác vì mục tiêu việc làm còn lao động di cư là một thuật ngữ chỉ người lao động với đặc điểm không sinh sống hoặc làm việc tại nơi mình sinh ra. Tương tự như vậy, PTKT cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu đó là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, đời sống xã hội bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. 2.1.2. Vai trò của di cư lao động tới các vấn đề kinh tế Di cư là một xu hướng tất yếu trong tiến trình PTKT xã hội do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên giữa các nhóm di cư, các cộng đồng di cư có sự khác nhau về nguồn gốc, động cơ, mục đích và đặc điểm khác nhau. Cộng đồng người di cư có những tác động to lớn đến các quốc gia họ đang làm việc và sinh sống bằng nhiều cách: - Với vai trò là người lao động. - Với vai trò là nhà đầu tư, khởi nghiệp. - Với vai trò là người tiêu dùng. - Với vai trò của một người đóng thuế 3
  6. 2.1.3. Nội dung ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế của nơi nhập cư 2.1.3.1. Ảnh hưởng của di cư lao động đến nguồn lực cho phát triển kinh tế - Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Nguồn lực vốn cho phát triển kinh tế 2.1.3.2. Ảnh hưởng của di cư lao động đến các biến số đo lường phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Đô thị hóa - Tỷ lệ thất nghiệp - Giá cả hàng hóa dịch vụ - Biến số đo lường sự PTKT bền vững (đói nghèo, ANTT xã hội, môi trường) 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.2.1. Kinh nghiệm cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên thế giới Luận án nghiên cứu thực trạng di cư trên thế giới và kinh nghiệm điều tiết ảnh hưởng có hiệu quả của di cư tới PTKT của thành phố/tỉnh ở các quốc gia nhập cư lao động như có đặc điểm và điều kiện tương đối gần giống Việt Nam như thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc. 2.2.2. Kinh nghiệm cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế tại Việt Nam Kinh nghiệm về cải thiện ảnh hưởng của di cư tới PTKT của một số địa phương trong nước như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...là những tỉnh có đặc điểm tương đồng với Bắc Ninh do có nhiều LĐDC đến làm việc. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh trong việc điều tiết ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế Bài học quan trọng nhất và bao trùm nhất đó là phát huy vai trò của Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách về nhà ở, ASXH đối với người di cư và giải pháp thu hút người DCLĐ chất lượng cao. Thứ nhất, chính sách nhà ở cho người di cư lao động Thứ hai, chính sách an sinh xã hội đối với người di cư lao động Thứ ba, chính sách hộ khẩu cho người di cư lao động Thứ tư, thu hút dòng di cư lao động chất lượng cao Thứ năm, chính sách tạo việc làm cho người di cư lao động. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC NINH Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc Đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Ninh có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc, cảng hàng không quốc tế 4
  7. Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ với mọi miền trong cả nước. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp PTKT hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, đã làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo và có 15 khu công nghiệp tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Đây chính là nguyên nhân thu hút nhiều LĐDC đến đến Bắc Ninh làm việc. Năm 2022, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về dân số với 1.488.250 người phân bổ ở 2 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện. Bắc Ninh xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) với tổng giá trị đạt 248.376 tỉ đồng, xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,39% trong năm 2022. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận kinh tế và phi kinh tế nhằm đánh giá ảnh hưởng của dòng DCLĐ tới các chỉ số PTKT của tỉnh Bắc Ninh như tiếp cập hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo khu vực việc làm, tiếp cập theo các yếu tố đo lường sự phát triển kinh tế. 3.2.2. Khung phân tích: được trình bày tại hình 3.1 TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI LIỆU DCLĐ DCLD ĐẾN PTKT Ở BẮC NINH Ở BẮC NINH CƠ SỞ LÝ Số lượng NGUỒN LỰC CHO LUẬN VỀ Tích cực PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA DCLĐ Đặc điểm nhân - Nhân lực Tiêu cực ĐẾN PTKT khẩu - Vốn - Vùng đi - Dân tộc CƠ SỞ - Thời gian đến KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN - Hôn nhân Tích cực KINH TẾ THỰC TIỄN - Khó khăn - GRDP VỀ CẢI - Sự gắn bó - Cơ cấu KT THIỆN ẢNH Tiêu cực - Đô thị hóa HƯỞNG Chính sách di - Thất nghiệp CỦA DCLĐ cư - CPI ĐẾN PTKT - Yếu tố khác GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Hình 3.1. Khung phân tích ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh 5
  8. 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu ➢ Thứ cấp Dữ liệu thứ cấp bao gồm các kết quả nghiên cứu, số liệu thống kê được thu thập từ internet, báo cáo của các cấp, các ngành. Nghiên cứu cũng sử dụng bộ số liệu dữ liệu chuỗi thời gian (timeseries data) và các số liệu khác liên quan đến biến số DCLĐ (độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập) và các chỉ tiêu phản ánh sự PTKT (GRDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, ngân sách nhà nước…) của Cục thống kê từ năm tái lập tỉnh 1997 đến năm 2021 để xem xét mối quan hệ giữa DCLD và PTKT của Bắc Ninh. ➢ Sơ cấp Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để tham vấn thông tin của lãnh đạo các ban ngành từ cấp tỉnh tới cấp xã/phường và lãnh đạo các doanh nghiệp/chủ cơ sở sản xuất liên quan tới (1) dòng di cư lao động, (2) phát triển kinh tế, (3) mối quan hệ giữa DCLĐ và phát triển kinh tế. Sử dụng bảng hỏi cấu trúc để khảo sát 533 người DCLĐ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với 425 người lao động chính thức và 108 lao động phi chính thức. b. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính như thống kê mô tả, thống kê so sánh, chuyên gia và phân tích định lượng như phương pháp phân tích Probit và phân tích độ trễ hồi quy (ARDL). + Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự gắn bó của LĐDC với tỉnh Bắc Ninh, luận án sử dụng mô hình Probit: 𝑦 𝑖 = 𝛽𝑥 𝑖 + 𝜀 𝑖 (1) Với 𝑦 𝑖 bằng 1 nếu LĐDC quyết định tiếp tục sinh sống ở Bắc Ninh và bằng 0 nếu LĐDC quyết định chuyển đi nơi khác sinh sống trong tương lai; 𝑥 𝑖 là các yếu tố ảnh hưởng (tình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian sống ở Bắc Ninh, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, nhà ở…) đến việc ra quyết định của LĐDC, 𝑖 = 1, . . . , 𝑛; 𝛽 là hệ số của các biến 𝑥 𝑖 ; và 𝜀 𝑖 là sai số ngẫu nhiên. + Để đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ tới PTKT của tỉnh Bắc Ninh, luận án sử dụng phân tích ARDL qua 2 mô hình nghiên cứu. 𝑝 𝑝 𝑝 GRDPt = m + ∑ 𝑖=0 𝛼 𝑖 IMMGt-i + ∑ 𝑖=1 𝛽 𝑖 GRDPt-i + ∑ 𝑖=0 µ 𝑖 UNEMt-i + Ɛt (2) 𝑝 𝑝 𝑝 UNEMt = m + ∑ 𝑖=0 𝛼 𝑖 IMMGt-i + ∑ 𝑖=1 𝛽 𝑖 GRDPt-i + ∑ 𝑖=0 µ 𝑖 UNEMt-i + Ɛt (3) Trong đó t là chuỗi thời gian, UNEM là tỷ lệ lao động thất nghiệp, IMRA là tỷ lệ LĐDC trong lực lượng lao động, GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn; αi, βi và µi là các tham số, Ɛt là sai số ngẫu nhiên. 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng di cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng DCLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 6
  9. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Tình hình di cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Với di cư nội địa, những người từ các tỉnh khác đến Bắc Ninh sinh sống và làm việc được gọi là nhập cư, còn những người ở Bắc Ninh chuyển đến địa phương khác sinh sống và làm việc được gọi là xuất cư. Giai đoạn 10 năm đầu sau khi tái lập tỉnh từ năm 1997 đến 2006, số người xuất cư luôn lớn hơn số người nhập cư và chiếm khoảng 5% tổng dân số. Giai đoạn thứ hai từ năm 2006 đến năm 2010, số dân nhập cư đến Bắc Ninh tăng đột biến vào năm 2007, trung bình cả giai đoạn, mỗi năm có khoảng 10 nghìn người do sự xuất hiện của tổ hợp Samsung. Giai đoạn thứ ba từ năm 2011 đến nay, cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển lớn mạnh của các KCN, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đã rót hàng triệu USD đầu tư vào Bắc Ninh. Như vậy ở năm 1999 và 2009, tỷ lệ người xuất cư lớn hơn so với người nhập cư nhưng đến năm 2019, số người nhập cư là 132.955, lớn hơn nhiều lần so với 26.777 người xuất cư trong Tổng điều tra dân số và nhà ở. Điều này chứng tỏ nhập cư đã và đang tác động mạnh mẽ tới sự PTKT xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Bảng 4.1. Số người nhập cư và xuất cư từ các cuộc tổng điều tra dân số ĐVT: Người 1999 2009 2019 Nhập cư Xuất cư Nhập cư Xuất cư Nhập cư Xuất cư Toàn tỉnh 2.765 6.570 29.766 41.545 132.955 26.777 Nam 1.287 3.124 13.123 20.467 58.375 11.935 Nữ 1.478 3.446 16.643 21.078 74.579 14.842 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022) Người di cư phải chuyển đến nơi khác sinh sống vì nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nguyên nhân chính như tìm kiếm/bắt đầu một công việc mới, theo gia đình/chuyển nhà, kết hôn hoặc đi học. Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy trong năm 2019 có 87,5% người di cư cho rằng tìm kiếm hoặc bắt đầu một công việc mới là lý do chính dẫn tới họ phải di chuyển khỏi nơi thường trú. 4.1.2. Tình hình di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Theo kết quả khảo sát từ các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, năm 2009 có 72,3% người dân di cư tại Bắc Ninh thay đổi chỗ ở vì mục tiêu chính là tìm kiếm công việc và đến năm 2019, tỷ lệ này là 87,5%. Cụ thể, trong năm 2009, tổng số người xuất cư lao động và nhập cư lao động có sự tăng mạnh, tuy nhiên số người xuất cư lao động chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ 58,2% so với 41,7% nhập cư lao động từ các tỉnh khác đến Bắc Ninh. Ngược lại xu hướng này, đến năm 2019, số người nhập cư lao động trong vòng 5 năm trước điều tra nhiều hơn hẳn so với số người xuất cư lao động đi tỉnh khác 9,1 lần. Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê, một người được cho là di cư khi nơi thực tế thường trú hiện nay và nơi thường trú 5 năm trước không cùng một đơn vị hành chính cấp xã, cách thức đo lường này không phản ánh chính xác số lượng người DCLĐ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ tới PTKT của tỉnh Bắc Ninh, luận án chỉ sử dụng di cư ngoại tỉnh và đo lường số người di cư vì mục đích lao động – việc làm có thời gian sinh sống trên 1 tháng tại Bắc Ninh (LĐDC đến). 7
  10. DCLĐ đến hàng năm của Bắc Ninh trong 10 năm đầu từ khi tái lập tỉnh rất ít, không đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2007, số người DCLĐ đến Bắc Ninh tăng đột biến do các nhà máy như Samsung, Canon bắt đầu đi vào hoạt động, số người nhập cư lao động tích lũy tại Bắc Ninh trong năm 2010 là khoảng 36 nghìn người bằng 6,06% tổng dân số trong độ tuổi lao động của Bắc Ninh. Giai đoạn 2010 đến 2015, số người LĐDC đến Bắc Ninh tăng liên tục, trung bình mỗi năm khoảng 14 nghìn người và đột phá nhất là giai đoạn 2017 – 2021, mỗi năm có khoảng 45 nghìn người đến Bắc Ninh, nâng tổng số LĐDC tích lũy đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh năm 2021 lên tới trên 236 nghìn người, chiếm 30% lực lượng lao động của Bắc Ninh. Như vậy, xu hướng này cho thấy nhập cư đóng góp vai trò quan trọng trong nguồn lao động của Bắc Ninh, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế trên địa bàn. ĐVT: Người 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 - 2011 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 LĐDC LĐDC tích lũy Biểu đồ 4.1. Lao động di cư đến hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) Theo kết quả kháo sát, tỷ lệ LĐDC đến Bắc Ninh từ các vùng lân cận như Trung du miền núi phía Bắc chiếm 24% như các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Phú Thọ…, Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 37% như các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An…, Đồng bằng sông Hồng 27% và 12% đến từ các vùng khác. Người DCLĐ đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có thành phần dân tộc khá đa dạng. Theo kết quả khảo sát 533 LĐDC đến chỉ có 55% là dân tộc Kinh, 16% là dân tộc Thái, 11% là dân tộc Tày, 11% dân tộc Mường còn lại là các dân tộc thiểu số khác như Cao Lan, Cơ Tu, Hà Nhì, Mông…Nguyên nhân do tại Bắc Ninh có rất nhiều người lao động từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ… hoặc các huyện miền núi của Thanh Hóa, Nghệ An đến làm việc. Thời gian sinh sống tại Bắc Ninh trung bình dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc chuyển cư đến nơi khác sinh sống không bao giờ là dễ dàng, kết quả khảo sát cho thấy, ở nhóm người LĐDC chính thức, sau những khó khăn do dịch bệnh Covid – 19 mang lại thì khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là các thủ tục hành chính ở địa phương liên quan tới việc đăng ký tạm trú, đăng ký học cho con cái…với tỷ lệ 39,8% đối tượng khảo sát lựa chọn. Khó khăn tiếp theo mà nhóm lao động này gặp phải là sự kỳ thị của người dân địa phương với tỷ lệ 39,3% và những bất lợi về nhà ở với tỷ lệ 39,1% đối tượng khảo sát lựa chọn. Ngoài ra, do luận án được thực hiện trong thời gian 8
  11. dịch bệnh Coivd – 19 diễn ra phức tạp, những khó khăn do dịch bệnh mang lại như giảm thu nhập, giảm giờ làm, sức khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng đều thấy rõ ở cả hai nhóm LĐDC chính thức và phi chính thức. Bảng 4.2. Kết quả mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gắn bó của lao động di cư với tỉnh Bắc Ninh LĐDC chính thức LĐDC phi chính thức Hệ số Hệ số Các biến Hệ số của hiệu Hệ số của hiệu ứng biên ứng biên Tuổi -0.208 -0.032 -0.243 -0.018 (0.149) (0.023) (0.283) (0.022) Môi trường sống -0.003 -0.000 -0.0175 -0.001 (0.010) (0.001) (0.015) (0.026) Học vấn 0.202 0.029 0.008 0.000 (0.167) (0.022) (0.342) (0.026) Tình trạng hôn nhân 0.272 0.043 -0.111** -0.008** (0.169) (0.026) (0.313) (0.025) Cơ sở hạ tầng -0.270 -0.037 0.269 0.0263 (0.207) (0.025) (0.404) (0.047) Nhà ở 0.041 0.006 -0.546** -0.051** (0.175) (0.027) (0.393) (0.043) Thời gian sinh sống -0.159*** -0.025*** -0.081** -0.006** (0.065) (0.009) (0.084) (0.006) Thủ tục hành chính -0.456*** -0.076*** -0.184 -0.015 (0.180) (0.032) (0.378) (0.033) Tình trạng sức khoẻ 0.054 0.008 0.022 0.001 (0.130) (0.020) (0.172) (0.013) Ln Thu nhập -0.144*** -0.022*** -0.132** -0.010** (0.036) (0.006) (0.067) (0.005) Số khẩu -0.240* -0.038* -0.497** -0.039** (0.138) (0.021) (0.203) (0.014) Số lao động 0.311** 0.054** 0.247 0.023 (0.158) (0.030) (0.303) (0.032) Hệ số chặn 0.448 1.479 (0.505) (0.839) Ghi chú: *. ** và *** lần lượt biểu thị ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Sai số của biến số được nằm trong ngoặc đơn. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Để đánh giá quyết định của LĐDC xem có tiếp tục sinh sống và làm việc ở Bắc Ninh hay không, luận án sử dụng phân tích Probit để đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ gắn bó của LĐDC đến với tỉnh Bắc Ninh thông qua kết quả khảo sát. Kết quả cho thấy với nhóm lao động chính thức cho thấy có các yếu tố là thu nhập, thời gian sống tại Bắc Ninh, hộ khẩu, sự hài lòng về dịch vụ ASXH kèm nhà ở và sự hài lòng về thủ tục hành chính và sự liên kết giữa những người lao động với người lao động ảnh hưởng tới quyết định có nên tiếp tục sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh hay không. Ở nhóm lao động phi chính thức, các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định gắn bó của họ là hôn nhân, mức độ hài lòng về nhà ở, thời gian sinh sống và mức độ thu nhập. 9
  12. 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 4.3.1. Ảnh hưởng di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4.3.1.1 Ảnh hưởng của di cư lao động đến nguồn lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh a. Ảnh hưởng của di cư lao động đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ❖ Bổ sung lực lượng lao động cho tỉnh Bắc Ninh Theo kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra di cư nội địa và điều tra lao động, việc làm cho thấy DCLĐ giúp cân bằng thị trường lao động tại Bắc Ninh. Trước năm 2010, Bắc Ninh ở thời kỳ kiến thiết cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, sản xuất ở làng nghề truyền thống chủ yếu tận dụng lao động tại chỗ do chi phí thuê lao động rẻ nên nhu cầu lao động chưa cao. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, bối cảnh PTKT xã hội của Bắc Ninh như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, kết hợp với sự phát triển của trên 60 làng nghề truyền thống. Sự hình thành các KCN, CCN với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp FDI được thành lập…dẫn tới nhu cầu nhân lực của địa phương tăng mạnh. Theo số liệu về di cư hàng năm, từ 2010 đến nay số lao động được bổ sung cho tỉnh Bắc Ninh rất lớn giao động từ 2002/năm người đến 53.114 người/năm. Các lao động đến Bắc Ninh làm việc thường trong thời gian dài, vì vậy nếu số lao động di cư thuần tích lũy trong 5 năm gần nhất thì số lao động di cư đang làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đóng góp vào lực lượng lao động của toàn tỉnh tăng từ 4.208 người năm 2010 lên 236.570 người năm 2021. Sự xuất hiện của dòng DCLĐ đã giúp cân bằng và bổ sung thị trường lao động của Bắc Ninh. Năm 2010, số LĐDC đến đang sinh sống ở Bắc Ninh đóng góp 6,06% LLLĐ thì đến năm 2016, LĐDC đến đã chiếm 11,47% LLLĐ và năm 2021 lao động di cư chiếm 30,88% (gần 1/3) LLLĐ của toàn tỉnh. Điều này càng khẳng định sự đóng góp của nhập cư lao động tới sự cân bằng trên thị trường lao động ở Bắc Ninh. Bảng 4.3. Tỷ lệ người di cư đến trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 1997 2005 2010 2015 2021 LLLĐ tỉnh Người 520.910 584.764 606.002 715.159 795.756 NCLĐ Người 1.667 6.578 8.217 15.598 58.111 NCLĐ tích lũy Người 4.208 13.385 26.748 59.286 236.570 Tỷ lệ LĐNC % 0,81 2,29 4,41 8,29 29,73 trong LLLĐ Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022) ❖ Cung cấp nguồn lao động trẻ cho tỉnh Bắc Ninh Các lao động di cư của Bắc Ninh đa phần đều là người trẻ tuổi, đây cũng là xu hướng chính của di cư ở cả nước. Theo số liệu khảo sát, trong số 534 người tham gia phỏng vấn thì độ tuổi phổ biến của họ từ 21 tới 30 tuổi chiếm tỷ lệ gần 70% người tham gia phỏng vấn ở cả hai nhóm lao động chính thức và phi chính thức. 10
  13. Bảng 4.4. Độ tuổi của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Lao động chính thức Lao động phi chính thức Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Dưới 20 tuổi 33 7,8 3 2,8 Từ 21-30 tuổi 296 69,4 69 63,9 Từ 31-40 tuổi 82 19,3 23 21,3 Trên 40 tuổi 15 3,5 13 12,0 Tổng 425 100 108 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) ❖ Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động cho tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh đã đón nhận một lượng lớn lao động di cư với nhiều loại hình công việc khác nhau. Theo kết quả khảo sát 533 LĐDC đến vào Bắc Ninh trong năm 2021, đa phần họ làm ở các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước tại các KCN, CCN, chiếm tỷ lệ 76,3%, ngoài ra một trong số họ đang làm ở các cơ quan nhà nước với tỷ lệ nhỏ khoảng 3,4%. Hai nhóm lao động này được gọi là lao động chính thức trong luận án. Ngoài ra, có một lượng lớn các LĐDC đến làm các công việc tự do như bán hàng thuê, kinh doanh nhỏ, làm giúp việc, thợ sửa xe, xe ôm hoặc làm thuê ở các làng nghề truyền thống, làm chủ nhà hàng quán nước, tiểu thương nhỏ hoặc các công việc khác… chiếm tỷ lệ 16,3% và 3,9% được gọi là lao động phi chính thức trong luận án. Sự xuất hiện LĐDC đến giúp bù đắp sự thiếu hụt nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp – xây dựng của Bắc Ninh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI trong các KCN & CCN. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Tuấn Sơn (2017) kết hợp với số liệu của Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, LLLĐ là người ngoại tỉnh trong các KCN & CCN của Bắc Ninh chiếm tỷ trọng lớn từ 2007 trở lại đây. 2021 2015 2010 2005 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2010 2015 2021 LĐ trong tỉnh 52,3 45,1 31,5 27,6 LĐ ngoại tỉnh 45,9 53,8 67,2 70,4 LĐ nước ngoài 1,8 1,1 1,2 2 Biểu đồ 4.2. Nguồn gốc lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022) & Đỗ Tuấn Sơn (2017) Nếu như năm 2005, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh (LĐDC đến) chiếm chưa đến một nửa (45,9%) trong tổng số lao động ở các KCN & CCN thì đến 2015 tỷ lệ này tăng lên là 67,2% và đến năm 2021 lao động ngoại tỉnh làm việc ở các KCN chiếm gần 2/3 số lao động với tỷ lệ là 70,4%. Ngoài lao động ngoại tỉnh, đóng góp vào lượng LĐDC đến vào Bắc Ninh còn có LLLĐ là người nước ngoài. Tuy nhiên, số lao động nước ngoài 11
  14. đến các KCN & CCN của Bắc Ninh làm việc khá nhỏ, dao động từ 1 – 2% tổng số lao động và không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các KCN trong những 3 năm gần đây luôn chiếm trên 70% và có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 ở những năm 2020 và 2021, các chính sách dãn cách xã hội, cách ly tập trung khiến một bộ phận lao động ở các KCN bị mất việc làm phải về quê sinh sống, hoặc một số lao động bị mắc kẹt ở quê, không thể di chuyển đến Bắc Ninh. Bảng 4.5. Sự dịch chuyển việc làm theo cơ cấu ngành nghề của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Lao động phi Lao động chính thức chính thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) Từ NN sang CN – XD 248 58,3 12 11,1 Từ NN sang TM – DV 47 11 45 41,7 Từ TM – DV sang CN – XD 28 6,6 4 3,7 Từ TM – DV sang NN 1 0,2 0 - Từ CN – XD sang TM - DV 23 5,4 28 25,9 Từ CN – DV sang NN 2 0,5 0 - Không chuyển đổi gì 76 17,9 19 17,6 Tổng 425 100 108 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Đáp ứng bối cảnh chuyển dịch CCKT mạnh mẽ của Bắc Ninh, LLLĐ của Bắc Ninh trong đó có LĐDC cũng có xu hướng dịch chuyển công việc theo hướng hiện đại tương ứng. Trong số 425 LĐDC đến chính thức tham gia trả lời phỏng vấn, nhóm đối tượng có sự dịch chuyển nhiều ngành nghề nhiều nhất là chuyển từ nông nghiệp sang CN-XD với tỷ lệ 58,3%, nhóm ngành nghề có sự chuyển dịch đông thứ hai là từ nông nghiệp sang TM-DV với tỷ lệ 11%. Sự dịch chuyển theo chiều hướng ngược lại chiếm tỷ lệ nhỏ với 0,5% và 0,2% ở nhóm LĐDC đến. Lao động di cư không chỉ giúp Bắc Ninh phân bổ lao động hợp lý, phù hợp với xu hướng PTKT mà còn đóng góp vào sự chuyển dịch lao động của cả nước. Ở nhóm LĐDC phi chính thức có 41,7% lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại - dịch vụ, 25,9% lao động chuyển từ công nghiệp – xây dựng sang thương mại – dịch vụ. Điều này chứng tỏ, các LĐDC ở nhóm phi chính thức đến Bắc Ninh đa phần làm việc ở lĩnh vực TM-DV, điều này phù hợp với xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động chung của cả nước khi mà ngành TM-DV cung cấp nhiều công việc hơn. ❖ Giảm trình độ dân trí chung của Bắc Ninh LĐDC với đặc điểm là những lao động trình độ thấp, xuất thân từ nông thôn, miền núi đã ảnh hưởng tới trình độ dân trí chung của địa phương. Trong đó cả trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của LĐDC đều ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh. b. Ảnh hưởng của di cư lao động đến nguồn lực vốn cho phát triển kinh tế Đóng góp của DCLĐ vào sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh còn được đo lường bằng sự gia tăng của nguồn vốn. Bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, thì sự xuất hiện đông đúc của LĐDC với số lượng và chất lượng đảm bảo nên cho đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được một lượng 12
  15. vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt có sự gia tăng của vốn đầu nước ngoài. Nguồn lao động tại địa phương dồi dào, lành nghề và đã qua đào tạo cơ bản là một trong những nguyên nhân giúp Bắc Ninh thu hút thêm vốn đầu tư không chỉ là ngoài nước mà còn thu hút nhiều DN trong nước. Bên cạnh đó, với lượng vốn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nên trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn cũng được cải thiện và luôn ở mức cao hơn cả nước. Bảng 4.6. Vốn, lao động di cư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Năm Năm Năm Năm Năm Vốn FDI ĐVT 1997 2005 2010 2015 2021 Số dự án DA - 7 57 151 129 Số vốn đăng ký Tr.USD - 124 423 3.574 1.171 Số DN FDI (31/12/2021) DN 1 18 124 531 1,430 Số LĐDC ở DN FDI Người 15 2.112 30.674 145.992 210.127 TNBQ tháng/LĐ của DN FDI 1000đ 2.016 899 2.724 9.019 11.980 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) 4.3.1.2 Ảnh hưởng của di cư lao động đến kết quả phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh a. Ảnh hưởng của di cư lao động đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Năm 1997, khi mới tái lập Bắc Ninh vẫn là tỉnh thuần nông, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành (GRDP) của Bắc Ninh mới đạt 2.020 tỷ đồng, xếp thứ 8/11 tỉnh/thành phố thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và đóng góp không đáng kể vào GDP cả nước. Nền kinh tế của Bắc Ninh thời kỳ đó phụ thuộc chủ yếu vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với nhiều làng nghề sản xuất truyền thống như gốm Phù Lãng, gò đúc đồng Đại Bái, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, giấy Phong Khê... Năm 2005, tổng sản phẩm của Bắc Ninh ghi nhận sự đóng góp lớn của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tại thời điểm này, toàn tỉnh có 74 doanh nghiệp hoạt động và GRDP của Bắc Ninh theo giá quy đổi là 8.331 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1997, đứng thứ 41 trong 63 tỉnh thành của cả nước (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2021). Bảng 4.7. Đóng góp của lao động di cư vào GRDP của tỉnh Bắc Ninh ĐVT 1997 2005 2010 2015 2021 Triệu NSLĐ của LĐDC 3,5 13,9 64,9 186,4 315,7 đồng/năm Số lượng LĐDC lũy tiến Người 4.208 13.385 26.748 59.634 236.571 GRDP tạo ra từ LĐDC Tỷ đồng 14,7 186,1 1.736 11.116 74.685 GRDP của toàn tỉnh Tỷ đồng 2.019 8.331 38.703 128.673 227.615 Đóng góp của LĐDC vào % 0,73 2,23 4,48 8,63 32,81 GRDP toàn tỉnh Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) Mặc dù trong thời gian qua, quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh thuộc nhóm cao của cả nước. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả tăng trưởng còn thiếu ổn định, kinh tế phụ thuộc lớn vào khu vực FDI và xuất khẩu của ngành điện tử; công nghiệp phụ trợ ở trong nước có bước đầu phát triển nhưng đa số có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu. Khu vực kinh tế trong nước (doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tư nhân, hợp tác xã) phát triển chưa tương xứng, tỷ lệ DN đổi 13
  16. mới công nghệ đạt thấp; một bộ phận năng lực quản trị thấp và chưa liên kết có hiệu quả với khu vực FDI. Từ một tỉnh thuần nông với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhờ định hướng đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế. Kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho biết năng suất lao động của một LĐDC đến có xu hướng tăng mạnh lên mẽ từ 3,5 triệu đồng/năm năm 1997 lên đến 315,7 triệu đồng/năm vào năm 2021, gấp 91 lần năm 1997 và tăng nhanh hơn năng suất lao động chung của toàn tỉnh. Đóng góp của LĐDC đến vào GRDP của tỉnh có sự cải thiện rõ rêt. Năm 1997, GRDP tạo ra từ 4.208 LĐDC đến chỉ chiếm 0,73% tổng GRDP của toàn tỉnh, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 4,48% do thời kỳ này Bắc Ninh đón nhận khoảng 26 nghìn LĐDC đến đến sinh sống. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP của lao động di cư tăng gấp đôi vào năm 2015 với 11.116 tỷ đồng và chiếm 8,63% GRDP của toàn tỉnh. Tầm quan trọng của nhóm LĐDC đến thể hiện rõ ở năm 2021, khi tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập của toàn tỉnh là 32,18%. Bảng 4.8. Tổng thu nhập và chi tiêu bình quân của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ĐTV: triệu đồng/tháng Chỉ tiêu Thu nhập bình quân Chi tiêu bình quân Lao động chính thức 8,3 6,5 Lao động phi chính thức 11,7 7,1 Trung bình 7,6 6,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021) Đóng góp của LĐDC đến vào tổng sản phẩm nội tỉnh của Bắc Ninh được xem xét ở hai khía cạnh, tương ứng với hai phương pháp tính GRDP. Đối với nhóm LĐDC đến đã đăng sinh sống tại Bắc Ninh, đóng góp của họ vào GRDP của tỉnh Bắc Ninh thông qua chi tiêu của họ hàng tháng. Kết quả nghiên cứu 425 LĐDC đến cho thấy đối tượng chi tiêu nhiều nhất là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp. Trung bình một người nhập cư lao động chi tiêu 1 tháng 6,8 triệu đồng, như vậy trong một năm số tiền chi tiêu của 230 nghìn người nhập cư lao động là 18.768 tỷ đồng, chiếm 12% GRDP của toàn tỉnh trong năm 2021. ✓ Kết quả hồi quy mô hình ARDL về mối quan hệ giữa tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP và tỷ lệ lao động di cư đến trong lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Bảng 4.9. Thông tin cơ bản của các biến trong mô hình Đơn vị Giá trị Giá trị Giá trị Tên biến Ký hiệu tính trung bình nhỏ nhất lớn nhất Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tỷ đồng 51.496 5.616 133.609 Tỷ lệ LĐDC trong LLLĐ IMRA % 8,20 0,84 29,95 Tỷ lệ thất nghiệp UNEM % 2,03 1,54 2,70 ✓ Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022) Thông tin cơ bản các biến sử dụng trong mô hình được mô tả ở bảng 4.8. Độ trễ tối ưu theo tiêu chuẩn Akaike Citerion Infomation (AIC) của các biến LGRDP, LIMRA, 14
  17. LUNEM trong mô hình lần lượt là (4,4,1). Kết quả cho thấy trong dài hạn giữa tỷ lệ LĐDC đến trong tổng dân số và GRDP trên địa bàn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau với nhau. Ở mức ý nghĩa 5%, khi tỷ lệ lao động di cư trong LLLĐ tăng 1% sẽ làm cho GRDP của Bắc Ninh tăng 0,46% (với độ trễ 1 năm) trong điều kiện các biến khác không đổi. Sau khi tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa các biến, luận án tiến hành ước lượng mô hình ECM trong ngắn hạn. Số liệu chạy mô hình cho thấy, trong ngắn hạn, GRDP vẫn nhận sự đóng góp tích cực của tỷ lệ LĐDC trong LLLĐ ở mức ý nghĩa 1%. Điều này được giải thích rằng với lợi thế là tỉnh có nhiều KCN sẽ tạo lực hút, thu hút thêm nhiều LĐDC đến làm công nhân tại các doanh nghiệp FDI hoặc các ngành nghề khác tại tỉnh Bắc Ninh. Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LUNEM, LGRDP trong dài hạn Biến Hệ số Giá trị thống kê Prob.* C 1.781130 1.426007 0.1876 LGRDP(-1)* -0.119290 -0.853803 0.4154 LIMRA(-1) 0.104779 0.703745 0.4994 LUNEM(-1) -0.470901 -2.911952 0.0173 D(LGRDP(-1)) -0.168053 -0.656672 0.5278 D(LGRDP(-2)) -0.277842 -1.131862 0.2869 D(LGRDP(-3)) -0.396311 -1.710022 0.1214 D(LIMRA) 0.070976 0.304215 0.7679 D(LIMRA(-1)) 0.461607 2.880436 0.0182 D(LIMRA(-2)) 0.144505 0.652686 0.5303 D(LIMRA(-3)) 0.241228 1.633506 0.1368 D(LUNEM) -0.237249 -1.549658 0.1556 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2023) Sau khi xem xét các tác động của các biến nghiên cứu trong ngắn hạn và dài hạn, để kiểm tra tính chính xác của mô hình, các kiểm định Ramsey, Breusch-Godfrey Serial Correlation LM, Heteroskedasticity, CUSUM Test, CUSUMSQ Test được thực hiện với kết quả P – value đều lớn hơn 0,05 chứng tỏ mô hình nghiên cứu là tốt và không có sai sót. b. Ảnh hưởng của di cư lao động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh Cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đóng góp lớn vào sự PTKT chung của toàn tỉnh. Mặc dù so với chiến lược PTKT - xã hội của tỉnh, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực công nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2016 – 2020 chưa đạt được như kỳ vọng, nhưng nhìn chung, trong toàn giai đoạn 1997 – 2021, khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất với tỷ lệ tăng trưởng là 17%, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai với 13,6% và khu vực nông, lâm, thủy sản có tốc độ tăng trưởng chậm nhất với 2,1%. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng trở thành một tỉnh công nghiệp năng động của cả nước Theo báo cáo Dân số lao động và việc làm của tỉnh Bắc Ninh năm 2020, cho biết: tỷ lệ lao động di cư làm việc trong khu vực I của Bắc Ninh thấp chỉ chiếm 0,4%. 15
  18. Đa số lao động di cư ở Bắc Ninh làm việc trong khu vực II (88,7%; số lao động di cư làm việc trong khu vực III là 10,8%. 100% 35,00 90% 30,00 80% 70% 25,00 60% 20,00 50% 40% 15,00 30% 10,00 20% 5,00 10% 0% 0,00 1997 2005 2010 2015 2021 NLTS CN-XD TM - DV T Tỷ lệ DCLĐ trong LLLĐ Biểu đồ 4.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động và cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021) DCLĐ góp phần giúp Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, từ đó đóng góp không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ DCLĐ trong LLLĐ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ trọng ngành NLTS và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ trọng ngành CN-XD và TM-DV. Điều này có nghĩa là khi LĐDC đến ở ngành CN-XD tăng đã đóng góp một phần vào sự gia tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế của ngành CN-XD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ngược lại số lượng LĐDC đến vào ngành NLTS giảm đã đóng góp một phần vào sự giảm tỷ trọng của ngành này trong CCKT của tỉnh Bắc Ninh. c. Ảnh hưởng của di cư lao động tới đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh Khi mới tái lập tỉnh, Bắc Ninh có đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có duy nhất 1 thị xã Bắc Ninh và 5 huyện (Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong. Đến năm 1998 thì Gia Lương tách thành Gia Bình và Lương Tài, còn Tiên Sơn tách thành Tiên Du và Từ Sơn. Sang đến năm 2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh và năm 2021 thành phố Từ Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ thị xã Từ Sơn. Tính đến năm 2021, Bắc Ninh có 2 thành phố và 6 huyện. Như vậy, đến năm 2021, Bắc Ninh đã đuổi kịp cả nước về với tỷ lệ đô thị thóa đạt 42,6%, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 40,4%. Hiện tại, các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh cả về quy mô và tốc độ, tỉ lệ đô thị hóa năm 2021 đạt 38% (nếu tính cả dân số tại khu vực nội thị của đô thị loại IV được Bộ Xây dựng công nhận tỉ lệ này đạt 50%). Toàn tỉnh có một đô thị loại I là thành phố Bắc Ninh, 1 đô thị loại III (thành phố Từ Sơn), 2 đô thị loại IV (Thuận Thành và Quế Võ), 5 đô thị loại V (Lim, Chờ, Thứa, Gia Bình, Nhân Thắng). Tỷ lệ đô thị hóa có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ LĐDC đến. Theo số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, thành phố Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ LĐDC đến vào đông nhất, chiếm hơn 33,83% tổng dân số của toàn Thành phố, điều này càng củng cố vị thế đô thị loại I của đơn vị hành chính này. Tiếp theo là Từ Sơn và Quế Võ là những đô thị III và IV của Bắc Ninh với tỷ lệ LĐDC lớn, lần lượt chiếm 16,04% và 18,87%, tổng dân số của toàn huyện. Hai huyện Lương Tài và Gia Bình có tỷ lệ LĐDC trong tổng dân số thấp với 3,33% và 3,69% đồng nghĩa với tỷ lệ ĐTH thấp. 16
  19. d. Ảnh hưởng của di cư lao động tới tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Trong nhiều nghiên cứu đã khẳng định DCLĐ có mối quan hệ nghịch tới tỷ lệ thất nghiệp. Ở nơi có nhiều LĐDC đến sẽ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của vùng hoặc quốc gia đó (Ehasan Latif, 2015). Từ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ LĐDC trong LLLĐ của tỉnh Bắc Ninh nhận thấy giữa hai nhóm này có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Trong những năm gần đây, khi tỷ lệ LĐDC trong LLLĐ luôn ở mức cao, dẫn tới với đó là sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp trong toàn tỉnh. Nguyên nhân được giải thích do sự xuất hiện quá đông của LĐDC đến với đa dạng hóa các ngành nghề đã chiếm một số công việc, đặc biệt là các công việc tự do khiến cho một bộ phận các lao động địa phương bị mất việc làm, dẫn tới dôi dư lao động. Ngoài những lao động địa phương bị mất việc làm do sự xuất hiện của người nhập cư, tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh tăng còn do một bộ phận những người nhập cư bị mất việc làm do các nguyên nhân như bị sa thải của công ty cũ, thôi việc, mất việc làm do các biến cố (Covid – 19, thu hồi mặt bằng, chủ nhà hàng bị vỡ nợ…). Trong 533 lao động tham gia khảo sát có 16 người đang không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm hay gọi chung là thất nghiệp. 35,00 3,00 30,00 2,50 25,00 2,00 20,00 1,50 15,00 1,00 10,00 5,00 0,50 0,00 0,00 1997 2005 2010 2015 2021 Tỷ lệ LĐDC trong LLLĐ (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) Biểu đồ 4.4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động di cư đến trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp gián tiếp gây ra sự gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm cắp tài sản, tín dụng đen, cờ bạc, rượu chè, mại dâm…khiến các cơ quan quản lý của địa phương phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để ngăn chặn, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân. ✓ Kết quả hồi quy mô hình ARDL về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ LĐDC đến trong tổng LLLĐ và GRDP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Độ trễ tối ưu theo tiêu chuẩn Akaike Citerion Infomation (AIC) của các biến LUNEM, LIMRA, LGRDPP trong mô hình lần lượt là (3,4,4). Kết quả cho thấy trong dài hạn giữa tỷ lệ LĐDC đến trong LLLĐ và tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn có mối quan hệ thuận chiều. Từ bảng 4.10 cho thấy kết quả nghiên cứu phản ánh khi tỷ lệ LĐDC đến tăng 1% sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tăng là 0,177%. Điều này khẳng định việc xuất hiện nhiều LĐDC đã trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên ảnh hưởng này tương đối nhỏ. 17
  20. Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LGRDP với LUNEM trong dài hạn Biến Hệ số Giá trị thống kê Prob.* C -5.816258 -1.754805 0.1227 LUNEM(-1)* 0.459039 0.833271 0.4322 LIMRA(-1) -0.609657 -1.912976 0.0973 LGRDP(-1) 0.670708 2.040583 0.0806 D(LUNEM(-1)) -0.709444 -1.844000 0.1077 D(LUNEM(-2)) -0.919242 -2.786959 0.0270 D(LIMRA) 0.177142 3.758080 0.0071 D(LIMRA(-1)) -0.314253 -0.964860 0.3668 D(LIMRA(-2)) 0.192388 0.443060 0.6711 D(LIMRA(-3)) 0.408766 1.303639 0.2336 D(LGRDP) -0.621675 -1.335600 0.2235 D(LGRDP(-1)) -0.769295 -1.915378 0.0970 D(LGRDP(-2)) -0.526752 -1.370990 0.2127 D(LGRDP(-3)) -0.727291 -1.915384 0.0970 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2022) Sau khi tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa các biến, luận án cũng kiểm định mô hình EMC trong ngắn hạn và các kiểm định Ramsey, Breusch-Godfrey Serial Correlation LM, Heteroskedasticity, CUSUM Test, CUSUMSQ Test để kiểm tra tính chính xác trong mô hình, các kết quả kiểm tra đều phù hợp về mặt lý thuyết và đảm bảo độ tin cậy e. Ảnh hưởng của di cư lao động tới giá cả hàng hóa của tỉnh Bắc Ninh Số lượng LĐDC đến chính thức và phi chính thức đến sinh sống tại Bắc Ninh ngày càng đông, tính trong năm 2021 là khoảng 230 nghìn người chiếm 30% LLLĐ và 16,17% dân số, khiến cho cầu về các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm văn hóa hóa, giải trí và du lịch, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống… trên thị trường Bắc Ninh có xu hướng tăng cao, dẫn tới giá cả của các mặt hàng này cũng tăng cao và chỉ số giá tiêu dùng của Bắc Ninh có xu hướng tăng cao hơn so với cả nước. Bảng 4.12. Ý kiến của lao động di cư đến về giá cả tiêu dùng tại Bắc Ninh Lao động chính thức Lao động phi chính thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) Giá thuê nhà 329 77,41 87 80,56 Giá thực phẩm 305 71,76 47 43,52 Giá hàng hóa tiêu dùng 210 49,41 32 29,63 Giá điện nước 120 28,24 46 42,59 Dịch vụ làm đẹp 183 43,06 52 48,15 Dịch vụ ăn uống 278 65,41 45 41,67 Dịch vụ y tế 301 70,82 37 34,26 Dịch vụ giáo dục 250 58,82 35 32,41 Tổng 425 100 108 100 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021) Kết quả khảo sát 425 lao động chính thức và 108 lao động phi chính thức nhập cư vào Bắc Ninh cho thấy, có tương ứng 77,41% và 80,56% số người tham gia khảo 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2