intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Megophrys (Amphibia: Megophryidae) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá được sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố và mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Megophrys (Amphibia: Megophryidae) ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LƯƠNG MAI ANH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA CÁC LOÀI TRONG GIỐNG MEGOPHRYS (AMPHIBIA: MEGOPHRYIDAE) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9.42.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI−2021
  2. Công trình được hoành thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn 2. GS. TS. Nguyễn Quảng Trường Phản biện 1: PGS. TS. Vũ Đình Thống Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Phản biện 2: PGS. TS. Cao Tiến Trung Trường Đại học Vinh Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi….. giờ…..ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao trên thế giới (Frost, 2020), trong đó có các loài lưỡng cư (Sterling et al. 2006). Số lượng loài lưỡng cư (LC) ghi nhận ở Việt Nam tăng nhanh trong các thập kỉ gần đây: từ 82 loài vào năm 1996 (Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996) lên đến 176 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009) và cho tới nay khoảng hơn 283 loài (Frost, 2020). Có rất nhiều loài mới được mô tả và ghi nhận mới được phát hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là các nhóm còn ít được nghiên cứu như các loài ếch nhái thuộc họ Megophryidae (Nguyen et al. 2009; Frost, 2020). Orlov et al. (2015) đã mô tả một loài mới Megophrys latidactyla với mẫu vật thu ở tỉnh Nghệ An. Le et al. (2015) ghi nhận bổ sung loài M. daweimontis ở Việt Nam với mẫu vật thu ở Điện Biên và Sơn La. Từ năm 2017, có 6 loài mới cho khoa học đã được mô tả với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam: M. koui ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Mahony et al. 2017), M. elfina ở Đắk Lắk (Poyarkov et al. 2017), M. rubrimera thu ở Lào Cai (Tapley et al. 2017), M. fansipanensis và M. hoanglienensis ở Lào Cai, M. caobangensis ở Cao Bằng (Frost 2020). Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại như phân tích và so sánh trình tự DNA đã góp phần phân biệt các quần thể có đặc điểm hình thái giống nhau từ đó mô tả thành các loài riêng biệt. 1
  4. Giống Megophrys Kuhl & Van Hasselt, 1822 hiện ghi nhận tổng số 97 loài trên thế giới, có vùng phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á từ phía nam Trung Quốc tới Phi-lip-pin (Frost, 2020). Ở Việt Nam, đã ghi nhận 22 loài thuộc giống này bao gồm: M. brachykolos, M. daweimontis, M. elfina, M. fansipanensis, M. feae, M. gerti, M. gigantica, M. hansi, M. hoanglienensis, M. intermedia, M. jingdongensis, M. koui, M. latidactyla, M. maosonensis, M. microstoma, M. minor, M. pachyproctus, M. palpebralespinosa, M. parva, M. rubrimera và M. synoria (Frost, 2020, Orlov et al. 2015, Mahony et al. 2017, 2018, Poyarkov et al. 2017, Tapley et al. 2017, 2018). Về mặt phân loại học, vị trí phân loại của một số loài thuộc giống Megophrys chưa thực sự rõ ràng do có đặc điểm hình thái khá giống nhau, ví dụ như: Megophrys brachykolos, M. jingdongensis, M. microstoma và M. major. Loài M. major có vùng phân bố rất rộng ở hầu hết các vùng rừng núi ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, các quần thể của loài này ở miền Bắc và miền Trung có những sai khác nhất định về đặc điểm hình thái (kích cỡ, màu sắc) và đặc điểm sinh thái. Bên cạnh đó, có nhiều mẫu vật thu thập được ở vùng biên giới rất giống với các loài ghi nhận ở Trung Quốc và Lào. Do đó, việc nghiên cứu sâu về phân loại học, phân bố, quan hệ di truyền và biến dị quần thể của các loài thuộc giống Megophrys hứa hẹn có phát hiện mới. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền 2
  5. của các loài trong giống Megophrys (Anura: Megophryidae) ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố và mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra về thành phần loài của giống Megophrys ở các địa điểm đại diện cho các vùng địa lý ở Việt Nam. - Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài theo dạng sinh cảnh, nơi thu mẫu và đai độ cao. - Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài thuộc giống Megophrys dựa trên kết quả phân tích DNA. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Đã công bố 3 loài mới cho khoa học, ghi nhận bổ sung 1 loài trong giống Cóc mắt cho khu hệ LC của Việt Nam và ghi nhận bổ sung phân bố của 8 loài ở các tỉnh. - Đã cập nhập thông tin về thành phần loài, đặc điểm hình thái, đặc điểm phân bố của các loài trong giống Cóc mắt ở Việt Nam. - Đã xây dựng cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Cóc mắt Megophrys ở Việt Nam và so sánh với một số loài ở các nước lân cận. Ý nghĩa thực tiễn: 3
  6. - Đề tài cung cấp thông tin cập nhật làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xây dựng được danh sách 18 loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam trong đó ghi nhận bổ sung phân bố của 8 loài ở các tỉnh của Việt Nam, ghi nhận bổ sung 1 loài cho khu hệ LC của Việt Nam và mô tả 3 loài mới cho khoa học. - Đánh giá được đặc điểm phân bố của các loài trong giống Cóc mắt theo đai độ cao, theo sinh cảnh và theo vị trí ghi nhận. - Cung cấp dữ liệu về đặc điểm hình thái, xây dựng khóa định loại và bản đồ phân bố cho các loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam. - Phân tích mối quan hệ di truyền các loài trong giống Cóc mắt phân bố ở Việt Nam và so sánh với một số loài phân bố ở các nước lân cận. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể các loài trong giống Cóc mắt và đưa ra một số kiến nghị đối với công tác bảo tồn các loài trong giống Megophrys ở Việt Nam. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Lược sử nghiên cứu về ếch nhái ở các nước lân cận Trên thế giới đã hiện đã ghi nhận 8.121 loài LC (Frost, 2020). Ở Trung Quốc hiện ghi nhận 543 loài; ở Lào đã ghi nhận162 loài LC; ở Cam-pu-chia đã ghi nhận 79 loài (Frost, 2020). 4
  7. 2. Tổng quan về nghiên cứu ếch nhái ở Việt Nam 2.1. Các nghiên cứu về khu hệ và phát hiện mới Bourret (1942) trong tài liệu Les Batraciens de l’Indochine. đã mô tả 171 loài và phân loài LC ở vùng Đông Dương. Đào Văn Tiến (1977) đã công bố khóa định loại 87 loài. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) ghi nhận 82 loài LC. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) ghi nhận 162 loài. Cuốn danh lục gần đây nhất của Nguyen et al. (2009) ghi nhận tổng số 171 loài LC ở Việt Nam. Kể từ năm 2010 trở lại đây đã có 58 loài LC mới ghi nhận và mô tả với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam. Các nghiên cứu về khu hệ LC được tiến hành rộng khắp trên cả nước khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và một số đảo ven bờ. 2.2. Các nghiên cứu tu chỉnh về phân loại học Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu về phân loại học dựa trên kết quả so sánh hình thái và sinh học phân tử đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống phân loại của nhiều nhóm LC thuộc các giống như: Limnonectes, Hylarana, Polypedates, Rhacophorus, Kurixalus,.... 2.3. Nghiên cứu về phân vùng địa lý động vật của khu hệ lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam Trần Kiên và Hoàng Xuân Quang (1992) đã phân chia thành 7 phân khu địa lý động vật. Bain và Hurley (2011) dựa trên việc phân tích tổng hợp các yếu tố về địa chất, địa hình, khí hậu... đã 5
  8. phân vùng Đông Dương thành 19 phân vùng địa lý động vật, theo đó Việt Nam được phân chia thành 13 phân khu. 3. Các nghiên cứu về họ Megophryidae và giống Megophrys ở Việt Nam 3.1. Nghiên cứu về họ Megophryidae Họ Megophridae hiện biết 255 loài trên thế giới và ở Việt Nam đã ghi nhận phân bố của 61 loài thuộc họ này (Frost, 2020). Kể từ năm 2010 trở lại đây đã có 15 loài mới cho khoa học và 10 loài mới ghi nhận phân bố cho Việt Nam. 3.2. Nghiên cứu về giống Megophrys Giống Megophrys Kuhl & Van Hasselt, 1822 phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, về phía nam Trung Quốc tới Phi-lip-pin (Frost, 2020). Trên thế giới hiện biết 97 loài. Theo Nguyen et al. (2009), ở Việt Nam giống Megophrys ghi nhận 14 loài và cho đến nay đã ghi nhận 22 loài (Frost, 2020). Những dẫn liệu về sinh học phân tử của giống Megophrys ở Việt Nam còn rất hạn chế, những loài mới ghi nhận dựa trên kết quả sinh học phân tử được tách từ các nhóm loài phức tạp. Đồng thời sự đa dạng và vị trí phân loại của một số loài trong giống Megophrys ở Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng và cần tiếp tục được nghiên cứu. CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
  9. 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát thực địa bổ sung ở 16 tỉnh thuộc 5 phân vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam theo phân khu địa lý động vật của Bain & Hurley (2011). Đồng thời, nghiên cứu sinh đã phân tích mẫu vật thu thập ở 23 tỉnh đang được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Sinh vật thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: khảo sát thực địa được tiến hành từ năm 2016 đến năm 2019 với 29 đợt khảo sát và 220 ngày thực địa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát thực địa Khảo sát theo tuyến được tiến hành vào khoảng 18h00−24h00, tập trung ở các khu vực ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng và dưới gốc cây mục trong rừng hoặc trên cành cây. Các tuyến khảo sát được thiết lập ở các dạng sinh cảnh đặc trưng. 2.2.2. Phân tích mẫu vật Đo đếm và định loại mẫu vật theo tài liệu của Boulenger (1908), Smith (1921), Bourret (1942), Liu (1950), Inger et al. (1999), Taylor (1962), Ohler (2003), Fei et al. (2009, 2010), Hecht et al. (2013), Pham et al. (2014), Orlov et al. (2015), Tapley et al. (2017, 2018) và theo các tài liệu cập nhật. Danh lục, tên khoa học và tên phổ thông các loài theo tài liệu của Nguyen et al. (2009), Frost (2020). 2.3. Phân tích sinh học phân tử 7
  10. Phân tích sinh học phân tử được thực hiện tại Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo và hỗ trợ kỹ thuật của ThS. Ngô Thị Hạnh, NCS. Ninh Thị Hòa và NCS. Hoàng Văn Chung. 2.4. Phân tích đặc điểm phân bố của các loài trong giống Megophrys Phân bố theo sinh cảnh: theo mức độ tác động của con người bao gồm sinh cảnh quanh khu dân cư, rừng tự nhiên bị tác động mạnh và rừng tự nhiên ít bị tác động. Phân bố theo nơi thu mẫu: trên cây, trên mặt đất và ở dưới nước. Phân bố theo đai độ cao: 1600 m (theo Bain & Hurley 2011 và Vũ Tự Lập 2007). So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các phân vùng địa lý: Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al. 2001) để phân tích thống kê và so sánh sự mức độ tương đồng về thành phần loài trong giống Cóc mắt giữa các phân vùng địa lý. 2.6. Đánh giá loài có giá trị bảo tồn Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các loài LC theo hai nhóm tác động: Mất và suy thoái sinh cảnh sống và khai thác quá mức. Đề xuất các kiến nghị đối với bảo tồn tập trung vào các khía cạnh sau: Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của các loài, kiểm soát việc săn bắt các loài trong tự nhiên, nhân nuôi sinh sản, và tuyên truyền nâng cao nhận thức. 2.7. Tư liệu nghiên cứu 8
  11. Đã phân tích đặc điểm hình thái của 722 mẫu LC thu thập tại các địa điểm khác nhau ở Việt Nam. trong đó có 182 mẫu được thu trực tiếp quá trình thực địa và 540 mẫu vật do các tác giả khác thu. Đã phân tích đặc điểm di truyền 36 mẫu thuộc 14 loài trong giống Megophrys. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài của giống Megophrys và các phát hiện mới ở Việt Nam 3.1.1. Thành phần loài Dựa vào kết quả phân tích 722 mẫu vật và tham khảo tài liệu, nghiên cứu đã ghi nhận 18 loài thuộc giống Cóc mắt Megophrys ở Việt Nam. Trong số 18 loài trong giống Cóc mắt ghi nhận được có 4 loài hiện chỉ phân bố ở Việt Nam: Cóc mắt cao bằng Megophrys caobangensis, Cóc núi yêu tinh M. elfina, Ếch sừng phan xi păng M. fansipanensis, Ếch sừng hoàng liên M. hoanglienensis. Loài không ghi nhận lại: So với công bố của Frost (2020) nghiên cứu này không ghi nhận lại ba loài: Megophrys brachykolos, M. koui, M. pachyproctus. Bảng 3.1. Danh sách các loài thuộc giống Cóc mắt ghi nhận ở Việt Nam Tên phổ TT Tên khoa học Địa điểm phân bố thông Megophrys gigantica Liu, Hu, & Yang, Cóc mắt 1 Lào Cai, Sơn La 1960** lớn 9
  12. Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Cóc mày Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, 2 Megophrys feae Boulenger, 1887 phê Vĩnh Phúc, Yên Bái, Sơn La Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Cóc mắt 3 Megophrys intermedia Smith, 1921 Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, trung gian Quảng Bình Megophrys elfina Poyarkov, Duong, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Cóc núi yêu 4 Orlov, Gogoleva, Vassilieva, Nguyen, Đồng, Ninh Thuận, Phú tinh Nguyen, Nguyen, Che, & Mahony, 2017 Yên Bình Định, Đắk Lắk, Lâm 5 Megophrys gerti (Ohler, 2003)* Cóc núi gơt Đồng Gia Lai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Cóc núi 6 Megophrys hansi (Ohler, 2003) Quảng Bình, Quảng Nam, han-x Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế Cao Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Kon Megophrys microstoma (Boulenger, Cóc núi Tum, Lạng Sơn, Lào Cai, 7 1903)* miệng nhỏ Lâm Đồng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc Megophrys synoria (Stuart, Sok, & Cóc núi o- Bình Phước, Đắk Nông, 8 Neang, 2006)* reng Đồng Nai Megophrys caobangensis Nguyen, Cóc mắt 9 Cao Bằng Pham, Nguyen, Luong, Ziegler, 2020*** cao bằng Megophrys daweimontis Rao & Yang, Cóc núi da- Điện Biên, Hà Giang, Sơn 10 1997* wei La Megophrys fansipanensis Tapley, Cutajar, Mahony, Nguyen, Dau, Luong, Ếch sừng 11 Lào Cai Le, Nguyen, Nguyen, Portway, Luong, & phan xi păng Rowley, 2018*** Megophrys hoanglienensis Tapley, Cutajar, Mahony, Nguyen, Dau, Luong, Ếch sừng 12 Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái Le, Nguyen, Nguyen, Portway, Luong, & hoàng liên Rowley, 2018*** Megophrys jingdongensis Fei & Ye, Cóc mắt 13 Lào Cai, Vĩnh Phúc, Sơn La 1983* ging-dong Cóc mắt 14 Megophrys minor Stejneger, 1926* Lào Cai, Vĩnh Phúc nhỏ Megophrys palpebralespinosa Bourret, Cóc mày Cao Bằng, Điện Biên, Gia 15 1937* bắc bộ Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, 10
  13. Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Sơn La Megophrys rubimera Tapley, Cutajar, Cóc mắt đùi 16 Mahony, Chung, Dau, Nguyen, Luong, Lào Cai đỏ & Rowley, 2017 Kéo dài từ các tỉnh Miền Cóc mắt 17 Megophrys maosonensis Bourret, 1937 Bắc tới các tỉnh thuộc khu mẫu sơn vực Tây Nguyên Điện Biên, Hà Giang, Lào 18 Megophrys cf. parva (Boulenger, 1893) * Cóc mắt bé Cai, Sơn La Ghi chú:(*)-Loài ghi nhận vùng phân bố mới; (**)-Loài ghi nhận mới cho Việt Nam; (***)-Loài mới cho khoa học. 3.1.2. Các phát hiện mới Cùng với các đồng nghiệp, nghiên cứu sinh đã mô tả 3 loài mới cho khoa học và công bố một số ghi nhận phân bố của các loài trong giống Cóc mắt ở Việt Nam. - Cóc mắt cao bằng Megophrys caobangensis với các mẫu chuẩn thu tại KBTTN Pia Oắc-Pia Đén (Cao Bằng). Loài Cóc mắt cao bằng có đặc điểm hình thái giống với loài M. tuberogranulata nhưng có sự khác biệt về hình thái như: khoảng cách gian mũi lớn hơn ở con đực, tỷ lệ TbL/SVL lớn hơn và có ngón 4 ngắn nhất. Sai khác về di truyền giữa hai loài trên là 6,69% với gen 16S. - Ếch sừng phan xi păng Megophrys fansipanensis với các mẫu chuẩn thu tại VQG Hoàng Liên (Lào Cai). Loài Ếch sừng phan xi păng có đặc điểm hình thái giống với loài M. rubrimera nhưng có sự khác biệt về hình thái như: kích thước lớn hơn ở con đực, lưỡi có xẻ thùy và không có riềm da ở ngón chân. Sai khác về di truyền giữa hai loài trên là 3,8-4,18% với gen 16S. 11
  14. - Ếch sừng hoàng liên Megophrys hoanglienensis với các mẫu chuẩn thu tại VQG Hoàng Liên (Lào Cai). Loài Ếch sừng hoàng liên có đặc điểm hình thái giống với loài M. fansipanensis nhưng có sự khác biệt về hình thái như: kích thước con cái lớn hơn, tỉ lệ TYE/SVL lớn hơn và khác nhau ở tiếng kêu. Sai khác về di truyền giữa hai loài trên là 3,3% với gen 16S. - Loài ghi nhận mới cho Việt Nam: Loài Cóc mắt lớn M. gigantica lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam với các mẫu vật thu thập tại Lào Cai và Sơn La. Loài ghi nhận mới cho các tỉnh: Loài Cóc núi da-wei Megophrys daweimontis lần đầu tiên được ghi nhận ở Hà Giang; loài Cóc núi gơt Megophrys gerti ở Bình Định; loài Cóc mắt ging- dong M. jingdongensis ở Vĩnh Phúc; loài Cóc núi miệng nhỏ M. microstoma ở Điện Biên, Tuyên Quang và Kon Tum; loài Cóc mắt nhỏ M. minor ở Vĩnh Phúc, loài Cóc mày bắc bộ M. palpebralespinosa ở Điện Biên; loài Cóc mắt bé M. cf. parva ở Điện Biên và loài Cóc núi O-reng M. synoria ở Đắk Nông. 3.2. Đặc điểm hình thái và phân bố các loài thuộc giống Megophrys 3.2.1. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài Trong phần này, đặc điểm nhận dạng và một số đặc điểm sinh thái của 18 loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam được mô tả dựa trên các số liệu đo đếm trực tiếp trên mẫu vật mới thu thập được đồng thời so sánh với các công bố trước đây, kích thước tính theo 12
  15. đơn vị mm. Phần mô tả các loài được sắp xếp theo từng phân giống dựa trên hệ thống phân loại của Mahony et al. (2017). Ví dụ: Cóc mắt cao bằng Megophrys (Panophrys) caobangensis Nguyen, Pham, Nguyen, Luong, Ziegler, 2020 Mẫu vật nghiên cứu (n=27): 26 mẫu đực (IEBR.4384, 4385, 4386, 4387, 4388, 4389, 4390, 4391, VNMN.2019.04, 05, 06, CB.2015. 67, 74, 93, PHIAOAC.2018.9, 13, 15, 22, 23, 24, 25, 26, 49, 50, 51, 52) và 01 mẫu cái (PHIAOAC.2018.19) thu ở Cao Bằng. Kích thước: SVL: 32,3−38,9 (♂), 43,4 (♀); HW: 10,7−12,9 (♂), 13,7 (♀); HL: 10,9−13,4 (♂), 14,0 (♀); ED: 3,3−5,4 (♂), 4,4 (♀); TYD: 1,4−2,4 (♂), 2,0 (♀). Đặc điểm nhận dạng: Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái; chiều dài đầu lớn hơn chiều rộng đầu; mút mõm tròn khi nhìn từ phía trên; màng nhĩ rõ, tròn, nhỏ hơn đường kính mắt; không có răng lá mía; lưỡi không xẻ thùy ở phía sau; con đực có túi kêu. Chi trước không có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay hơi tròn; con đực có chai sinh dục ở ngón I và ngón II; không có riềm da dưới ngón chân; chi sau có màng bơi ở gốc giữa các ngón chân; mút ngón chân hơi tròn, khi gập dọc thân khớp cổ-chày đạt đến mắt. Da: Mặt lưng có các nốt sần nằm rải rác, có nếp da hình chữ X trên lưng, nếp da lưng nổi rõ, trên mí mắt có các nốt sần nhỏ, gờ da trên màng nhĩ rõ; có nhiều nốt sần ở bên sườn; mặt dưới các chi sần, họng, ngực và bụng nhẵn; con đực có túi kêu ngoài. 13
  16. Màu sắc mẫu sống: Cơ thể có màu nâu vàng, nếp da hình chữ X trên lưng màu nâu sẫm, bên sườn với các đốm nhỏ màu đen; màng nhĩ màu nâu; mặt trên của các chi có các vệt sẫm màu; họng, ngực và bên dưới chi màu nâu sẫm, bụng trắng với các đốm màu nâu; mặt dưới các chi có đốm trắng, củ bàn trong và củ bàn ngoài màu đỏ cam. Một số đặc điểm sinh thái: Các mẫu vật được tìm thấy vào ban đêm từ 19h00−23h00, bám trên mặt đất hoặc trên các tảng đá ở các suối nước chảy nhỏ, sinh cảnh xung quanh là rừng cây gỗ lớn xen cây bụi. Phân bố: Loài này hiện nay chỉ ghi nhận ở ở VQG Phia Oắc- Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Đây là loài mới cho khoa học. 3.2.3. Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài Phân bố theo dạng sinh cảnh: Sự tác động của con người có ảnh hưởng đến các loài trong giống Cóc mắt ở các sinh cảnh khác nhau: sinh cảnh rừng tự nhiên bị tác động với 12 loài (chiếm 66,67% tổng số loài ghi nhận); Ở sinh cảnh rừng tự nhiên ít bị tác động ghi nhận 11 loài (chiếm 61,11% tổng số loài ghi nhận); ở sinh cảnh quanh khu dân cư chỉ ghi nhận 2 loài (chiếm 11,11% tổng số loài ghi nhận). Phân bố theo nơi thu mẫu: Kết quả cho thấy có 17 loài bắt gặp trên mặt đất (chiếm 94,44% tổng số loài ghi nhận); 11 loài bắt gặp ở trên cây (chiếm 61,11% tổng số loài ghi nhận), 1 loài bắt gặp ở dưới nước (chiếm 5,88% tổng số loài ghi nhận) là M. maosonensis 14
  17. Hình 3.2. Số lượng các loài trong giống Cóc mắt ghi nhận theo nơi thu mẫu Phân bố theo đai độ cao: Nếu phân chia theo đai độ cao của Bain và Hurley (2011) và Vũ Tự Lập (2007) 15 loài thuộc giống Cóc mắt đều ghi nhận ở đai độ cao 800-1600 m; ở độ cao trên 1600 m đã ghi nhận 8 loài; ở độ cao 300-800 m, đã ghi nhận 6 loài; ở độ cao dưới 300 m, chỉ ghi nhận 2 loài. 3.2.4. Đặc điểm phân bố của các loài trong giống Megophrys theo phân khu địa lý Căn cứ vào kết quả khảo sát thực địa và ghi nhận phân bố của các nghiên cứu trước đây như Ohler (2003), Nguyen et al. (2009), Poyarkov et al. (2017), Tapley et al. (2018). Sơ đồ phân bố của các 15
  18. loài thuộc giống Cóc mắt Megophrys ở Việt Nam được trình bày trong hình 3.59. 16
  19. Hình 3.59. Sơ đồ phân bố các loài trong giống Megophrys ở Việt Nam 17
  20. (Ghi chú: các số trên bản đồ là số loài phân bố ở các phân khu địa lý) Hình 3.60. Phân tích mức độ tương đồng về thành phần loài trong giống Cóc mắt theo các phân vùng địa lý ở Việt Nam Trong 18 loài thuộc giống Cóc mắt ghi nhận ở Việt Nam phân bố ở Phân vùng núi cao Tây Bắc là lớn nhất với 12 loài (chiếm 66,67%); Phân vùng núi cao Đông Bắc với 9 loài (chiếm 50%); Phân vùng núi cao Trung Trường Sơn với 7 loài (chiếm 38,89%); Phân vùng núi cao Nam Trường Sơn với 6 loài (chiếm 33,33%); Phân vùng núi cao Bắc Trường Sơn với 5 loài (chiếm 27,78%); Phân vùng đồng bằng Bắc Bộ có số lượng loài thấp nhất với 2 loài (chiếm 11,11%). 3.3. Mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Megophrys 3.3.1. Sự sai khác di truyền giữa các loài Nghiên cứu này đã giải trình tự gen 16S từ 31 mẫu của 12 loài thuộc giống Megophrys. Chiều dài của mỗi đoạn gen là 542 cặp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2