intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là mô tả được một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài thuộc chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ; xác định được thành phần hóa học của tinh dầu; hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài trong 2 chi nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRỊNH THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CHI GỪNG (Zingiber Boehm.) VÀ CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE Lindl.) Ở BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đỗ Ngọc Đài Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 202…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.), gồm những cây thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.), thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.), là những đối tượng thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền và trong chế biến thực phẩm. Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tinh dầu của thực vật ngày một cao. Hơn nữa, tinh dầu từ các loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) đã cho thấy các hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxy hóa và khả năng diệt côn trùng. Vì vậy chúng có khả năng được sử dụng như là lựa chọn thay thế an toàn hơn cho kháng sinh tổng hợp, thuốc chống nấm, chống muỗi, thuốc trừ sâu và trong liệu pháp làm đẹp. Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi giao thoa của luồng thực vật từ Bắc vào và Nam ra, đồng thời là nơi có nhiều khu rừng đặc dụng nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, nhiều loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) vẫn chưa được nghiên cứu về thực vật và hóa tinh dầu một cách đầy đủ. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ”. 2. Mục tiêu - Mô tả được một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài thuộc chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ. - Xác định được thành phần hóa học của tinh dầu; hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài trong 2 chi nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cập nhật, bổ sung và hệ thống các dẫn liệu về đa dạng chi Gừng (Zingiber) và chi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ; + Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của 39 mẫu thuộc 12 loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium); + Cung cấp dẫn liệu mới về hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 13 mẫu tinh dầu thuộc 5 loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) và hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của 6 mẫu tinh dầu thuộc 4 loài chi Gừng (Zingiber). - Ý nghĩa về thực tiễn Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược bảo tồn, phát triển và khai thác các loài có giá trị trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) tại Khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 141 trang, 24 bảng, 5 hình, 20 ảnh được cấu trúc thành các phần
  4. 2 chính như sau: Mở đầu (02 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (22 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (08 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (106 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang); Những đóng góp mới của luận án; Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo (170 tài liệu được cập nhật đến tháng 5 năm 2021); Phụ lục. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) 1.1.1. Trên thế giới C. Linnaeus (1753) là người đầu tiên phân loại họ Gừng (Zingiberaceae). Năm 1835, Lindley đã lấy tên chi Zingiber làm chi chuẩn để đặt tên cho họ Gừng là Zingiberaceae. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.), điển hình như P. Sirirugsa (1998), K. Larsen và cs. (1998), J. Kress và cs. (2002), K. Larsen và S.S. Larsen (2006), A. Lamb và cs. (2013), J. M. Christenhusz và J. W. Byng (2016), … Theo The Plant list, họ Gừng gồm 52 chi với 1587 tên loài được chấp nhận. 1.1.2. Ở Việt Nam J. Loureiro (1793), Gagnepain (1908), Lê Khả Kế và cs. (1975), Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000), Nguyễn Quốc Bình (2005, 2017), … Ở khu vực Bắc Trung Bộ chưa có công trình nào mang tính hệ thống mà chỉ có các thống kê riêng lẻ về họ Gừng của Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô (2003), Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương (2010), Đậu Bá Thìn và cs. (2013), Võ Minh Sơn và cs. (2015), Lê Thị Hương và cs. (2015), Đậu Bá Thìn và cs. (2017), Nguyễn Danh Hùng và cs. (2018). 1.2. Nghiên cứu về thành phần loài của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) 1.2.1. Chi Gừng (Zingiber Boehm.) 1.2.1.1. Trên thế giới Boehm (1760), T. L. Wu và K. Larsen (2000), P. Triboun (2006), R. Kumar và cs. (2015), M. M. Aung và N. Tanaka (2019), … 1.2.1.2. Ở Việt Nam Gagnepain (1908); Phạm Hoàng Hộ (1993); J. Škorničková, N. Q. Bình và cs. (2015); L.N. Sâm (2017); … Khu vực Bắc Trung Bộ: chỉ có các thống kê riêng lẻ về chi này trong các công bố của Đậu Bá Thìn và cs. (2013, 2017), Võ Minh Sơn (2015), Nguyễn Danh Hùng và cs. (2018), … 1.2.2. Chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) 1.2.1.1. Trên thế giới Koenig (1783), C. T. L. Wu và K. Larsen (2000), M. F. Newman và cs. (2007), P. Thomas và cs. (2015), … 1.2.1.2. Ở Việt Nam P. H. Hộ (2000), N. Q. Bình (2017), … Khu vực Bắc Trung Bộ: mới chỉ có các thống kê riêng lẻ về chi này trong các
  5. 3 công bố của Đậu Bá Thìn và cs. (2013, 2017), Võ Minh Sơn (2015), Nguyễn Danh Hùng và cs. (2018), … 1.3. Giá trị sử dụng trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) Nhiều loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và Chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) được sử dụng rộng rãi làm thuốc, làm gia vị, chất tạo hương. Ngoài ra, một số loài trong chi ngải tiên còn được dùng trong mỹ phẩm, nước hoa và cây cảnh. Chúng được dùng rất phổ biến ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam. 1.4. Tìm hiểu về tinh dầu 1.4.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu Cây tinh dầu là cây có chứa các cấu trúc đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ tiết và tích lũy tinh dầu. 1.4.2. Khái niệm và tính chất của tinh dầu Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, có cấu trúc phân tử phức tạp, không tan trong nước, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trưng. 1.4.3. Thành phần hóa học của tinh dầu Theo V. P. S. Rao và D. Pandey (2006), có hơn 200 thành phần hóa học có trong hỗn hợp các loại tinh dầu nguyên chất. Chúng có thể được phân thành hai loại là phần dễ bay hơi và dư lượng không bay hơi. Phần dễ bay hơi: chiếm 90 - 95% lượng dầu, có chứa các nhóm: - Monoterpene và sesquiterpene hydrocarbon, cũng như các dẫn xuất oxy của chúng cùng với aldehyd, alcol, và este. Các terpen được cấu tạo từ isoprene (C5H8)n. - Các dẫn xuất benzen: Nhóm này bao gồm các dẫn xuất của benzen hoặc các benzoid. - Các thành phần khác: Một vài hợp chất chứa nitrogen hoặc lưu huỳnh. Dư lượng không bay hơi: chỉ chiếm 1 - 10% lượng dầu, chứa hydrocarbon, axit béo, sterol, carotenoids, sáp và flavonoid. 1.5. Nghiên cứu về tinh dầu chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) Hầu hết các loài trong 2 chi này đều chứa tinh dầu. Hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu ở mỗi loài là khác nhau và thường khác nhau ở cùng 1 loài nếu thu ở các vùng địa lý khác nhau. 1.6. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Bắc Trung Bộ 1.6.1. Vị trí địa lý Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. 1.6.2. Địa hình, địa mạo Có 3 kiểu địa hình chính: Địa hình núi: chủ yếu là miền núi thấp. Địa hình đồi: chiếm diện tích khá rộng. Địa hình đồng bằng: có diện tích vừa phải. 1.6.3. Đặc điểm khí hậu, sông ngòi Vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh của miền khí
  6. 4 hậu phía Bắc, lại vừa mang tính chất dị thường của miền nhiệt đới gió mùa có mùa mưa - ẩm lệch của Đông Trường Sơn. Sông ngòi: Có độ cao bình qua lưu vực đạt 300-700 m, độ dốc lớn (18-22%). 1.6.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội Tổng diện tích là 51.180,5 km2, với tổng dân số là 10.500.000 người theo. Có nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Thái, Thổ, Mường, Dao, H'mông, Khơ Mú, Đan Lai, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Chút. 1.6.5. Đặc điểm Hệ Thực vật 5 VQG: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng và Bạch Mã. 9 Khu BTTN: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Bắc Hướng Hóa, Đa krông và Phong Điền. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài trong 2 chi Gừng (Zingiber Boehm.) và Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) phân bố ở Bắc Trung Bộ. Tổng số tiêu bản đã tiến hành nghiên cứu trên 200 mẫu với khoảng trên 100 số hiệu mẫu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2020. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của 2 chi Gừng (Zingiber Boehm.) và Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ. - Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài trong 2 chi nghiên cứu. - Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong 2 chi nghiên cứu ở Bắc Trung Bộ. - Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài trong 2 chi nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu sinh học: 2.4.1.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu vật lưu ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan. 2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu, sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Từ tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ được mở ra. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra các loài thuộc 2 chi nghiên cứu nằm ở phạm vi 10m mỗi bên. 2.4.1.3. Phương pháp thu mẫu và định loại Mẫu thực vật được thu và xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn
  7. 5 (2007). 2.4.1.4. Phương pháp đánh giá đa dạng Đánh giá đa dạng loài của các chi theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) 2.4.1.5. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài Dựa vào các tài liệu đã công bố và thông qua phỏng vấn người dân. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu: 2.4.2.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu Các mẫu chưng cất tinh dầu bao gồm các phần riêng biệt của cây (lá, thân giả, thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi. Mẫu được ghi số hiệu (trùng với số hiệu mẫu để định loại) và ngày tháng thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam (2017). 2.4.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu Tinh dầu từ các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của Dược điển Việt Nam V (2017). 2.4.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu. Chuẩn bị mẫu phân tích sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết. Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC. Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang. Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký. - Dựa trên sắc ký nội chuẩn (co-injection) với các chất chuẩn thương mại (của hãng Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc với các thành phần tinh dầu đã biết. - Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu của các tài liệu tham khảo. Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh. 2.4.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học 2.4.3.1. Thử vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các mẫu tinh dầu chi Gừng (Zingiber) và chi Ngải tiên (Hedychium) thử nghiệm trên 3 chủng vi khuẩn Gram dương:
  8. 6 Bacillus cereus (ATCC 14579), Enterococcus faecalis (ATCC 299212), and Staphylococcus aureus (ATCC 25923); 3 chủng vi khuẩn Gram âm: Salmonella enterica (ATCC 13076), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853), and Escherichia coli (ATCC 25922); và 1 chủng nấm Candida albicans (ATCC 10231); được thực hiện dựa trên phương pháp pha loãng đa nồng độ (Clinical and Laboratory Standards Institute, 2009). Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO (Dimethyl sulfoxit) ở dải nồng độ giảm dần (µg/ml): 256 - 128 - 64 - 32 - 16 - 8 - 4 - 2 với số thí nghiệm lặp lại N=3. Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 2×105 CFU/ml. Sau 24h ủ ở 37oC, xác định giá trị MIC. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật sau 24 giờ nuôi cấy và được xác định chính xác dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy quang phổ Bioteck và phần mềm Raw data. Các giá trị IC50 được xác định bằng tỷ lệ phần trăm vi sinh vật bị kìm hãm sự tăng trưởng dựa trên dữ liệu đo độ đục của máy đo quang phổ BioTeK và phần mềm máy tính Raw data theo các phương trình sau: ODcontrol(-) - OD test agent % inhibition = x 100% ODcontrol(-) - OD control(+) (Highinh% - 50%) x (Highconc - Lowconc) IC50 = High conc - (Highinh% - Lowinh% ) Chú thích: % inhibition: nồng độ ức chế; OD: mật độ quang; Control (-): các tế bào có trong môi trường không có chất chống vi sinh vật; test agent: tác nhân thử nghiệm tương ứng với nồng độ chất chống vi sinh vật đã biết; Control (+): môi trường nuôi cấy không có tế bào; Highconc/Lowconc là tác nhân thử nghiệm ở nồng độ cao/thấp; Highinh% /Lowinh%: % ức chế ở nồng độ cao/thấp. 2.4.3.2. Thử hoạt tính trên muỗi Hoạt tính kháng ấu trùng muỗi được xác định bằng phương pháp Reed-Muench. Muỗi và ấu trùng: Muỗi trưởng thành Aedes aegypti, Aedes albopictus và Cules quinquefasciatus được thu thập tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (16°03'14,9"N, 108°09'31,2"E). Muỗi trưởng thành được duy trì trong lồng côn trùng (40 × 40 × 40 cm) và cho ăn 10% dung dịch đường và được cho ăn máu trên chuột. Trứng nở được gây ra với nước máy. Ấu trùng được nuôi trong các khay nhựa (24 × 35 × 5 cm). Ấu trùng được cho ăn bánh quy chó và bột men theo tỷ lệ 3: 1. Tất cả các giai đoạn được thực hiện ở 25 ± 2° C, độ ẩm tương đối 65-75%, và một chu kỳ tối 12: 12 tại Trung tâm nghiên cứu côn trùng học và ký sinh trùng, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Đại học Duy Tân. Hoạt tính diệt ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài thuộc chi Gừng (Zingiber) và chi Ngải tiên (Hedychium) được đánh giá theo giao thức của WHO (2005) với những thay đổi nhỏ. Đối với khảo nghiệm, phần tinh dầu được hòa tan trong EtOH (dung dịch gốc 1%) được đặt trong cốc 200 mL và được thêm vào nước chứa 20 ấu trùng (instar thứ tư). Với mỗi thử nghiệm, một bộ điều khiển sử dụng EtOH cũng được chạy để so sánh. Tỷ lệ tử vong được ghi nhận sau 24 giờ và sau 48 giờ phơi nhiễm
  9. 7 trong khi không bổ sung dinh dưỡng. Các thí nghiệm được tiến hành 25 ± 2° C. Mỗi thử nghiệm được tiến hành với bốn lần lặp lại với ba nồng độ (100, 50 và 25 μg/ml). Nồng độ gây chết trung bình (LC50) được xác định bằng phương pháp Reed-Muench. 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2016. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm sinh học của các loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ 3.1.1. Đặc điểm hình thái của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của chi Gừng (Zingiber Boehm.) Thân thảo, sống nhiều năm; thân giả được tạo thành bởi bẹ lá ôm lấy nhau, cao đến 3 m; thân rễ dạng củ, phân nhánh, nằm ngang dưới mặt đất. Lá mọc cách, xếp thành 2 hàng, song song so với mặt đất; cuống lá không có hoặc rất ngắn, dạng khuỷu; phiến lá dạng thuôn dài hay dạng mác. Cụm hoa thường mọc từ thân rễ, ít khi từ trên ngọn thân có lá; lá bắc thường xếp lợp, hiếm khi không (Zingiber castaneum), xanh hoặc có màu sắc, 1 hoa; lá bắc con: mở đến gốc. Đài hoa: dạng ống, xẻ vát 1 bên, đỉnh chia 3 răng nhỏ. Tràng hoa: có phần dưới dạng ống, phần trên chia thành 3 thùy, màu trắng hoặc kem. Cánh môi: thường có màu sắc sặc sỡ. Nhị lép: hay còn được gọi là thùy bên của cánh môi, dính vào cánh môi phần gốc đến ¾ chiều dài của nó. Chỉ nhị ngắn; bao phấn 2 ô, song song; mào bao phấn là phần trung đới kéo dài, thường uốn cong vào phía cánh môi, bao lấy vòi nhụy. Bầu 3 ô. Quả nang. Hạt đen, có áo hạt màu trắng, áo hạt rách. 3.1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) Thân thảo, thân giả thường cao từ 1-2 m, có khi cao đến hơn 3 m; thân rễ thường dày, có thịt. Lá: có cuống thường rất ngắn hoặc không có; lưỡi lá nguyên, dạng màng; phiến lá thường hình mác hay thuôn dài. Cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá; lá bắc xếp lợp hoặc không (Hedychium stenopetalum), bao 1 cụm hoa nhỏ từ 1-nhiều hoa; lá bắc con: hình ống. Đài: hình ống, phần trên xẻ sâu xuống 1 bên ngắn, đầu có mũi nhọn hoặc chia thành 3 răng nhỏ. Tràng dạng ống, phần trên chia 3 thùy dạng dải. Cánh môi gần tròn, có đầu xẻ ít đến gần móng thành 2 thùy. Chỉ nhị thường dài, bao phấn 2 ô, phần phụ trung đới nếu có kéo dài thì chỉ thành mào dạng bản rất ngắn (Hedychium coronarium, Hedychium villosum). Nhị lép: nhị lép bên 2, dạng cánh tràng, thường ngắn và rộng hơn thùy tràng. Bầu 3 ô. Quả nang. Hạt nhiều, áo hạt rách. 3.1.2. Đặc điểm sinh thái, phân bố của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) 3.1.2.1. Chi Gừng (Zingiber Boehm.) Về nơi sống: Gặp ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh; chủ yếu mọc dưới tán rừng ẩm, nơi đất mùn ẩm, ven suối, đôi khi gặp ở nơi ẩm của các hốc núi đá vôi, nhiều loài được trồng ở vườn nhà. Thường mọc ở độ cao 100-900 m, hiếm khi chỉ mọc ở độ cao dưới 100 m (Zingiber mekongense) hay dưới 300 m (Zingiber collinsii, Zingiber cornubracteatum).
  10. 8 Mùa hoa, mùa quả: Mùa hoa: Các loài trong chi này thường bắt đầu ra hoa vào mùa xuân (từ tháng 3-5), ít khi bắt đầu từ mùa hè như Zingiber montanum (tháng 7) hay mùa thu như Zingiber cornubracteatum (tháng 9). Thời gian ra hoa kéo dài từ 2-9 tháng. Ra hoa trong 2 tháng như loài Zingiber vuquangense (tháng 4-5), Zingiber montanum (tháng 7-8); trong 3 tháng như loài Zingiber castaneum (tháng 5-7), Zingiber nitens (tháng 5-7), Zingiber cornubracteatum (tháng 9-11); trong 4 tháng như loài Zingiber castaneum (tháng 4-7), Zingiber officinale (tháng 5-8), Zingiber zerumbet (tháng 5-8); trong 6 tháng như loài Zingiber nudicarpum (tháng 4-9), Zingiber collinsii (tháng 5-10), Zingiber ottensii (tháng 5-10); 9 tháng như loài Zingiber mekongense và Zingiber neotruncatum (tháng 4-12). Mùa quả: Sau thời điểm ra hoa từ 1-2 tháng sẽ có quả. Mùa quả từ tháng 5 đến tháng 3 năm sau như loài Zingiber neotruncatum; tháng 6-9 như loài Zingiber vuquangense; tháng 6-11 như loài Zingiber castaneum, Zingiber nitens; tháng 6 đến tháng 2 năm sau như loài Zingiber mekongense; tháng 10-12 như loài Zingiber cornubracteatum; tháng 10 đến tháng 1 năm sau như loài Zingiber zerumbet. 3.1.2.2. Chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) Về nơi sống: Gặp ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh; nơi mùn ẩm, đất ẩm, ven suối, dưới tán rừng thưa, hay trong các hốc đá có mùn, nhiều loài được trồng ở vườn nhà; thường ưa bóng ít (Hedychium coronarium) đến nhiều (Hedychium stenopetalum, Hedychium gardnerianum), loài Hedychium flavum ưa bóng ít đến ưa sáng. Mùa hoa, mùa quả: Mùa hoa: thường bắt đầu ra hoa vào mùa hè (tháng 7-8), hiếm khi bắt đầu ra hoa vào mùa đông như loài Hedychium villosum (tháng 2). Thời gian ra hoa kéo dài trong 2-6 tháng. Ra hoa trong 2 tháng như loài Hedychium stenopetalum (tháng 7-8); trong 3 tháng như loài Hedychium villosum (tháng 2-4), Hedychium flavum (tháng 8-10), Hedychium gardnerianum (tháng 8-10); trong 6 tháng như loài Hedychium coronarium (tháng 7-12). Mùa quả: Sau thời điểm ra hoa từ 1-2 tháng sẽ có quả; từ tháng 4-6 (Hedychium villosum), tháng 10-12 (Hedychium flavum, Hedychium stenopetalum, Hedychium gardnerianum) hay từ tháng 9-2 năm sau (Hedychium coronarium). 3.1.3. Đa dạng chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ Đã xác định được 24 loài, trong đó đã mô tả được 01 loài mới cho khoa học là Zingiber vuquangense N.S.Lý, T.H.Lê, T.H.Trịnh, V.H.Nguyễn & N.Đ.Đỗ (Gừng vũ quang) và 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam là Zingiber mekongense Gagnep. (Gừng mê kông) và Zingiber cornubracteatum Triboun (Gừng lá bắc cựa). (bảng 3.1). Bảng 3.1. Danh lục các loài thuộc chi Gừng (Zingiber) và chi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ Giá trị sử Phân TT Tên khoa học Tên Việt Nam dụng bố 1 Zingiber acuminatum Val.* Gừng lá nhọn CTD II 2 Zingiber eberhardtii Gagnep.* Gừng eberhardt CTD I, II 3 Zingiber castaneum Škorničk. Gừng trung bộ CTD I-III
  11. 9 Giá trị sử Phân TT Tên khoa học Tên Việt Nam dụng bố & Q.B. Nguyễn Zingiber cochinchinensis 4 Gừng nam bộ CTD V Gagnep.* Zingiber collinsii Mood 5 Gừng collin CTD, THU II, VI &Theilade Zingiber cornubracteatum 6 Gừng lá bắc cựa CTD I, II, IV Triboun 7 Zingiber gramineum Norohan* Gừng lúa CTD, THU I, II, VI AND, 8 Zingiber laoticum Gagnep.* Gừng lào IV CTD, THU 9 Zingiber mekongense Gagnep. Gừng mê kông CTD, THU I, II Zingiber montanum (J.Koenig) 10 Gừng núi CTD, THU I-VI Link ex A.Dietr. Zingiber neotruncatum T.L. Gừng nhọn đầu 11 CTD II Wu, K. Larsen & Turland mới Gừng lá sáng 12 Zingiber nitens M. F. Newman CTD, THU II, III bóng II, IV, 13 Zingiber nudicarpum D. Fang Gừng quả trần AND, CTD VI AND, CTD, 14 Zingiber officinale Rosc. Gừng I-VI GVI, THU 15 Zingiber ottensii Valeton Gừng ottensi CTD, THU II, VI AND, 16 Zingiber rubens Roxb.* Gừng đỏ I, II CTD, THU 17 Zingiber rufopilosum Gagnep.* Gừng lông hung CTD, THU I, II Zingiber vuquangense N.S. Lý, 18 T.H. Lê, T.H. Trịnh, V.H. Gừng vũ quang CTD, THU I-IV Nguyễn & N.Đ. Đỗ CTD, GVI, 19 Zingiber zerumbet (L.) Smith Gừng gió I-VI THU AND, CAN, 20 Hedychium coronarium Koenig Bạch điệp CTD, GVI, I-VI THU CAN, 21 Hedychium flavum Roxb. Ngải tiên vàng II CTD, GVI 22 Hedychium gardnerianum Ngải tiên gadner CAN, CTD II
  12. 10 Giá trị sử Phân TT Tên khoa học Tên Việt Nam dụng bố Rosc. Ngải tiên cánh CAN, 23 Hedychium stenopetalum Lodd. I-IV, VI hoa đẹp CTD, THU 24 Hedychium villosum Wall. Ngải tiên lông CTD, THU II Ghi chú: * Loài kế thừa từ các tài liệu ghi nhận có ở Bắc Trung Bộ. Giá trị sử dụng (GTSD): THU: Cây làm thuốc, CTD: cây cho tinh dầu, AND: Cây ăn được, GVI: cây làm gia vị, CAN: Cây làm cảnh. Phân bố: I: Thanh hóa; II: Nghệ An; III: Hà Tĩnh; IV: Quảng Bình; V: Quảng Trị; VI: Thừa Thiên - Huế. Thành phần loài của chi Gừng (Zingiber) ở Bắc Trung Bộ so với Việt Nam khá đa dạng, có 19/35 loài hiện biết chiếm 54,29% tổng số loài của Việt Nam; trong khi đó, thành phần loài của chi Ngải tiên (Hedychium) kém đa dạng hơn, có 5/12 loài chiếm 41,67%. 3.1.4. Các loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ được ghi nhận thêm vùng phân bố Có 7 loài đã được ghi nhận thêm vùng phân bố cho Khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ là: Zingiber castaneum, Zingiber collinsii, Zingiber montanum, Hedychium coronarium, Hedychium flavum, Hedychium stenopetalum và Hedychium villosum; 2 loài bổ sung cho Khu Hệ Thực vật Việt Nam là Zingiber cornubracteatum và Zingiber mekongense; và 1 loài mô tả mới cho khoa học là Zingiber vuquangense. 3.1.5. Giá trị sử dụng của một số loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ. Trong 24 loài được nghiên cứu đều cho giá trị sử dụng khác nhau thuộc 5 nhóm: nhóm cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 24 loài, chiếm 100%; tiếp theo là nhóm làm thuốc với 15 loài, chiếm 62,5%; nhóm cây ăn được có 5 loài, chiếm 20,8%; nhóm cây làm gia vị và nhóm cây làm cảnh đều có 4 loài, chiếm 16,7%. 3.1.6. Đặc điểm của các loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ. 3.1.6.1. Chi Gừng (Zingiber Boehm.) 1. Zingiber castaneum Škorničk. & Q.B.Nguyễn - Gừng trung bộ Mô tả: Thân cỏ, cao đến 1 m. Lá không cuống; phiến lá hình elip, cỡ 20-25 × 7-8 cm. Cụm hoa mọc ở ngọn, cỡ 7-10 cm. Các lá bắc màu xanh (trưởng thành ngả sang màu vàng), bóng, xếp thưa. Lá bắc con hình trứng, cỡ 1,0-1,2 × 0,8-0,9 cm. Đài cỡ 0,9- 1,1 cm, nguyên. Ống tràng dài 2,9 cm; các thùy tràng hình tam giác, cỡ 1,8-2,2 × 1,1- 1,3 cm. Cánh môi hình trứng, cỡ 1,7-2,1 × 1,2-1,4 cm, màu tím với các vạch màu vàng nhạt tỏa ra từ gốc đến khoảng 1/3 chiều dài của cánh môi, phía đầu mép có các đốm trắng. Hai nhị lép bên dính gốc cánh môi, dạng dải, cỡ 1,0-1,1 × 0,2-0,3 cm, màu vàng. Chỉ nhị rất ngắn, cỡ 0,2-0,3 cm; bao phấn dài 1,5-1,6 cm; mào bao phấn cỡ 0,8-0,9 cm, màu tím. Bầu hình trụ, nhẵn. Quả hình tim, nhẵn. Hạt hình cầu, nâu đỏ. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 6-11. 2. Zingiber collinsii Mood &Theilade - Gừng collin
  13. 11 Mô tả: Thân cỏ, cao 1-2 m. Phiến lá hình elip, cỡ 35-42 × 5,8-7,5 cm, mặt dưới tím nhạt và có lông mịn; cuống rất ngắn; lưỡi lá dài 1,3-1,5 cm, có nhiều lông, có nhiều chấm đỏ. Cụm hoa mọc từ thân rễ, cỡ 12-15 × 4,5-4,8 cm. Lá bắc hình trứng, cỡ 3,6-3,8 × 3,0-3,2 cm, màu đỏ cam hoặc màu đỏ tía, bên ngoài có lông. Đài hoa cỡ 2,0-2,2 × 0,7-0,8 cm. Ống tràng dài 4,0-4,2 cm; các thùy tràng cỡ 2,1-2,6 × 0,7-0,8 cm. Cánh môi hình trứng, cỡ 2,4-2,6 × 1,8-2,0 cm, màu vàng kem với nhiều vệt màu tím từ ½ cánh môi về phía đỉnh. 2 nhị lép bên dính vào cánh môi đến ½ kích thước của nó, dạng trứng ngược, cỡ 1,7-1,8 × 0,8-0,9 cm. Chỉ nhị rất ngắn; bao phấn dài 1,1-1,2; mào bao phấn dài 1,0-1,1 cm, màu tím. Bầu cỡ 0,5-0,6 × 0,5 cm, có lông. Mùa hoa: tháng 5-10. 3. Zingiber cornubracteatum Triboun & K. Larsen - Gừng lá bắc cựa Mô tả: Thân cỏ, cao đến 3 m. Phiến lá hình trứng hẹp đến ê-líp, cỡ 40-45 × 10- 18 cm, mặt dưới có lông nâu; cuống lá dài 2-2,5 cm. Cụm hoa mọc từ gốc. Lá bắc hình trứng ngược, cỡ 5,0-10,0 × 3,0 cm, đầu uốn lõm vào trong dạng mũ, màu hồng nhạt ở mép trên đầu. Lá bắc con hình thuôn, cỡ 3,0-4,0 × 0,8-1,0 cm, có lông. Ống đài cỡ 2,0-2,5 cm, có lông. Ống tràng dài 5,0 cm, có lông; các thùy tràng hình ê-líp, màu đỏ. Cánh môi hình trứng ngược; cỡ 2,5 × 1,2-1,8 cm; màu vàng kem từ gốc đến ½ cánh môi, phần trên có màu đỏ. Nhị lép bên dính vào cánh môi đến 2/3 chiều dài, cỡ 1,8-2,0 × 0,22-0,25 cm, màu vàng kem. Chỉ nhị dài 0,3-0,4 cm; bao phấn cỡ 1,5 × 0,5 cm; mào bao phấn dài 1,5 cm. Quả nang, hình trứng hay bầu dục, cỡ 2,5-3,0 × 2,0-2,5 cm, màu hồng nhạt. Hạt hình bầu dục, màu đỏ nhạt đến nâu đỏ. Mùa hoa: tháng 9-11; mùa quả: tháng 10-12. 4. Zingiber mekongense Gagnep. - Gừng mê kông Mô tả: Thân cỏ, cao đến 1,5 m. Phiến lá hình ê-líp-thuôn dài hay trứng ngược- thuôn dài, cỡ 35-62 × 5,5-12 cm, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa mọc từ gốc thân giả, nằm sát mặt đất. Lá bắc hình trứng thon, cỡ 3,5-4,1 × 0,5-1,8 cm, trắng hay trắng hồng phía dưới, màu đỏ nhạt phía trên, có lông nâu thưa. Lá bắc con hình trứng hẹp, cỡ 3,5-3,8 × 0,5-0,8 cm, có lông thưa. Đài dạng ống, cỡ 2,1-2,5 × 0,5-0,6 cm, có lông thưa, xẻ xiên một bên, đầu có 3 thùy thấp. Ống tràng có lông mịn ở phần đầu; các thùy tràng hình trứng hẹp, màu đỏ hay vàng kem, có ít lông ở gốc và mũi. Cánh môi hình trứng ngược, cỡ 2,2-2,6 × 1,5-2,2 cm, trắng kem phần gốc, từ 1/3 phía đầu có màu tím với các đốm vàng. 2 nhị lép bên dính với cánh môi khoảng 1/3 ở gốc, cỡ 1,5-2,2 × 0,5-1,0 cm. Chỉ nhị rất ngắn, có lông thưa; mào bao phấn dài bằng bao phấn, cỡ 1,2-1,5 cm, tía nhạt. Bầu có nhiều lông mịn. Quả trưởng thành cỡ 3,5-5,0 × 1,3-1,5 cm, đỏ tía, có lông thưa ở nửa trên. Hạt hình cầu, cỡ 0,4-0,5 × 0,3-0,4 cm, màu đỏ. Mùa hoa: tháng 4-12; mùa quả: tháng 6-2 năm sau. 5. Zingiber montanum (J.Koenig) Link ex A.Dietr. - Gừng núi Mô tả: Thân cỏ, cao 1-2 m. Lá dạng mác hẹp hay hình kiếm, cỡ 19-30(-40) × 2,5-5(-8) cm, mặt dưới có lông thưa hơi dài. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng ngược rộng, cỡ 3,5-4 × 2,4-2,6 cm, nửa dưới nâu đỏ nhạt, sẫm hơn ở nửa trên, mặt lưng có lông trắng ngắn. Đài dạng ống, dài 1,3-1,5 cm, xẻ 1 bên, đầu chia 3 răng không đều. Ống tràng dài 2,4-2,6 cm; các thùy tràng hình trứng nhọn, màu kem. Cánh
  14. 12 môi cỡ 1,8-2 × 1,5-1,7 cm, màu vàng nhạt, đầu khía mép sâu 0,2-0,3 cm. 2 nhị lép bên đính vào cánh môi đến ½ chiều dài, hình elip hẹp. Chỉ nhị dài khoảng 0,1 cm; bao phấn dài 0,8-0,9 cm; mào bao phấn dài 0,6-0,7 cm. Bầu hình bầu dục rộng, cỡ 0,4-0,5 × 0,25-0,3 cm, nhiều lông trắng. Mùa hoa: tháng 7-8. 6. Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland – Gừng nhọn đầu mới Mô tả: Thân cỏ, cao 0,7-1,8 m, nhiều lông. Phiến lá dạng mác dài, cỡ 30-45 × 3,5-5,8 cm, có lông ở phần gốc cuống và dọc theo các gân ở mặt dưới. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng, cỡ 4×3 cm, màu xanh. Lá bắc con dạng trứng thuôn, cỡ 2,7-2,8 × 1,9-2,2 cm, trong suốt, mép có lông tơ. Hoa màu trắng. Đài hoa dài 2,5 cm, phía trên xẻ thành 2 thùy cạn. Ống tràng dài 4,3 cm, hơi vàng cam ở gốc, sẫm về phía trên, bên trong có lông; thùy tràng cỡ 2,5 × 0,8-1,5 cm. Cánh môi hình trứng ngược, cỡ 3,5 × 2,4 cm, đầu cắt ngang; nhị lép dính mép hoàn toàn với cánh môi, hình trứng ngược, đầu tròn. Chỉ nhị dài khoảng 2 mm, màu trắng; bao phấn màu vàng nhạt; mào bao phấn dài1,3 cm. Bầu hình trụ ngắn, cỡ 0,5 × 0,4 cm. Quả trưởng thành hình trứng, 3 cạnh mờ, màu vàng-cam nhạt. Hạt hình trứng, nhẵn. Mùa hoa: tháng 4-12; mùa quả: tháng 5-3 năm sau. 7. Zingiber nitens M. F. Newman - Gừng lá sáng bóng Mô tả: Thân cỏ, cao đến 1,5m. Phiến lá hình ê-líp hẹp, cỡ 18-25 × 2-3 cm, có lông trắng thưa ở mặt dưới, dày hơn ở gân giữa. Cụm hoa trên ngọn thân có lá. Lá bắc hình trứng, cỡ 3,3 × 3,5 cm, màu xanh đậm, mỗi lá bắc mang 3-4 hoa. Đài hoa xẻ sâu 1 bên đến ½ chiều dài, đỉnh chia thành 3 răng ngắn. Ống tràng dài 3,0-3,1 cm; các thùy tràng hình gần tam giác, cỡ 1,8-2,1 × 0,5-0,6 cm, màu vàng nhạt. Cánh môi hình ê-líp, cỡ 1,8 × 1,1-1,25 cm, màu tím thẫm với sọc màu vàng từ gốc đến 1/3-1/2 cánh môi, mép có các đốm nhỏ màu vàng. 2 nhị lép bên dính vào cánh môi đến ¼ chiều dài, cỡ 0,7-0,9 × 0,15-0,25 cm. Chỉ nhị dài 0,25-0,3 × 0,3 cm; mào bao phấn dài bằng bao phấn, màu tím thẫm. Bầu hình trụ, cỡ 0,35 × 0,25 cm, màu vàng kem, nhẵn. Quả nang hình tim, màu trắng, xanh ở chóp, nhẵn. Hạt hình gần cầu, màu đen. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 6-9. 8. Zingiber nudicarpum D. Fang - Gừng quả trần Mô tả: Thân cỏ, cao đến 2,8 m. Phiến lá hình trứng-thuôn hẹp, cỡ 30-45 × 7,0- 9,5 cm, có lông thưa màu trắng ở mặt dưới. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng hay ê-líp, cỡ 5,5-6,2 × 3,0-5,3 cm, màu đỏ tươi hay hồng, có lông. Lá bắc con hình trứng-thuôn hẹp, dài 3,2-3,5 cm, có lông thưa. Đài hoa cỡ 3,5-3,8 cm, đỉnh xẻ 2 răng cưa. Ống tràng cỡ 4,5-5,7 cm; thùy tràng hình trứng, thùy giữa cỡ 3,5-4,1 cm, 2 thùy bên cỡ 2,6-3,2 cm, màu vàng kem. Cánh môi hình tam giác, cỡ 3,0-3,5 × 1,5-1,8 cm, vàng kem, có các đốm, vệt màu tím đậm về phía mép, đầu xẻ ngắn. 2 nhị lép bên dính vào cánh môi đến ½ chiều dài của nó, cỡ 2,6-2,8 cm. Nhị dài 2,4-2,9 cm; mào bao phấn ngắn hơn bao phấn, màu tím. Bầu hình bầu dục, cỡ 0,5-0,8 × 0,5 cm, trắng, có lông thưa. Quả có kích thước 1,4-1,6 × 0,8-1,3 cm, khi non màu trắng, nhẵn. Mùa hoa: tháng 4-9. 9. Zingiber officinale Rosc. - Gừng Mô tả: Thân cỏ, cao 40-50 cm. Phiến lá thuôn dài, cỡ 15-30 × 1,5-2,5 cm. Cụm
  15. 13 hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc dày, cỡ 2,2-2,5 × 1,2-1,8 cm, màu xanh; lá bắc con dài bằng lá bắc. Đài hoa dài 7-9 mm. Ống tràng dài 2,2-2,5 cm; thùy tràng cỡ 1,6-1,8 × 7- 8 mm. Cánh môi hình gần tròn, cỡ 1-1,2 cm, màu nâu đỏ đến nâu tím, có các đốm đỏ, phía gốc có vết màu kem. Nhị lép bên cỡ 5-6 × 3-4 mm, dính gốc với cánh môi. Bao phấn dài 7-9 mm, mào bao phấn màu đỏ sẫm, dài 6-7 mm. Bầu nhẵn, dài 2-3 mm. Mùa hoa: tháng 5-8. 10. Zingiber ottensii Valeton - Gừng ottensi Mô tả: Thân cỏ, cao đến 2 m. Phiến lá thuôn dài, cỡ 36-43 × 6-7,5 cm, mặt dưới màu tím nhạt và có lông mịn. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng ngược, cỡ 3,6-3,8 × 3,0-3,2 cm, màu đỏ hoặc màu đỏ tía, bên ngoài có lông. Lá bắc con dài 3,1- 3,3 cm, màu trắng với đỉnh màu hồng nhạt. Đài hoa cỡ 2,0-2,2 × 0,7-0,8 cm. Ống tràng dài 4,0-4,2 cm; thùy tràng hình trứng, cỡ 2,1-2,2 × 0,7-0,9 cm. Cánh môi hình trứng ngược, cỡ 2,4-2,6 × 2,8-3,0 cm, màu vàng nhạt, từ ½ cánh môi phần trên có các vệt màu hồng nhạt, đỉnh xẻ ngắn tạo thành hình tim. Nhị lép bên dính vào cánh môi đến 2/3 chiều dài, hình trứng ngược, cỡ 1,7-1,8 × 0,8-0,9 cm. Chỉ nhị rất ngắn; bao phấn dài 1,1-1,2 cm; mào bao phấn dài 1,0-1,1 cm. Bầu hình bầu dục, có lông. Mùa hoa: tháng 5-10. 11. Zingiber vuquangense N.S.Lý, T.H.Lê, T.H.Trinh, V.H.Nguyễn & N.Đ.Đỗ - Gừng vũ quang Mô tả: Thân cỏ, cao đến 3 m. Phiến lá hình trứng, cỡ 26-50,8 × 9-14,7 cm, có lông mịn ở gân chính mặt dưới. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng ngược- thuôn, cỡ 3,5-4,3 × 1,1-1,3 cm, màu nâu đỏ, mép hơi có răng và có lông mịn. Lá bắc con dài hơn lá bắc, cỡ 4,6-4,7 cm, có lông mịn. Đài hoa dài 1,65-1,75 cm, có lông, xẻ sâu 1 bên, đỉnh có 2 thùy ngắn. Ống tràng dài 3,7-3,9 cm, có lông ở mặt ngoài và ở phía gần đỉnh của mặt trong; các thùy tràng hình tam giác đến trứng, thùy giữa cỡ 4,3-4,5 × 0,9-1,0 cm, thùy bên cỡ 3,6-3,7 × 0,6-0,75 cm. Cánh môi hình trứng ngược, cỡ 3,8-4,1 × 1,8-2,0 cm, ở phía gần gốc có màu vàng nhạt, phía trên có màu hồng tím với các chấm vàng, hoặc màu trắng ngà. Nhị lép dính vào cánh môi đến 2/3 chiều dài của nó, hình trứng ngược hay trứng-thuôn, cỡ 2,0-2,2 × 0,8-1,1 cm. Chỉ nhị dài 0,25- 0,3 cm; mào bao phấn dài bằng bao phấn, cỡ 1,5-1,7 cm, màu hồng tím hay vàng. Bầu cỡ 0,7-0,75 × 0,3-0,35 cm, nhiều lông. Quả trưởng thành có hình trứng, cỡ 3,2-4 × 1,2-1,9 cm. Hạt hình trứng ngược, cỡ 3,2-4 × 1,2-1,9 cm, màu hồng đỏ. Mùa hoa: tháng 4-5; mùa quả: tháng 6-9. 12. Zingiber zerumbet (L.) Smith - Gừng gió Mô tả : Thân cỏ, cao đến 1,30 m. Lá xếp sít, phiến lá hình trứng ngược-thuôn dài, cỡ 22-23 × 6-8 cm, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Lá bắc hình trứng ngược, cỡ 3,2-3,4 × 2,4-2,6 cm, màu xanh. Lá bắc con hình trứng, dài 2,4-2,5 cm, màu trắng. Ống tràng dài 3,2 cm; các thùy tràng hình trứng, cỡ 1,4-1,9 × 0,3-0,8 cm. Cánh môi dạng gần tròn, cỡ 1,7 × 1,7 cm; màu trắng đến 1/3 về phía gốc, chuyển sang màu vàng nhạt về phía đầu, mép nhăn và uốn cong về phía nhị, chính giữa của đỉnh xẻ ngắn chia 2 bên bất đối xứng. 2 nhị lép bên dính vào cánh môi đến ¾ chiều dài của nó, cỡ 0,5-0,7 × 0,2-0,3 cm. Chỉ nhị ngắn, bao phấn dài 1,1-1,3 cm; mào bao
  16. 14 phấn dài 0,9-1,0 cm. Bầu cỡ 0,3-0,4 × 0,2-0,3 cm. Quả nang hình bầu dục; hạt đen. Mùa hoa: tháng 5-7 (8); mùa quả: tháng 10-1 năm sau. 3.1.6.2. Chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) 1. Hedychium coronarium Koenig - Bạch điệp Mô tả : Thân cỏ, cao 1,5-2 m. Phiến lá hình mũi mác, cỡ 40-45 × 5,5-7 cm, mặt dưới có lông trắng mảnh, thưa, dễ rụng. Cụm hoa dạng chùy. Lá bắc màu xanh, cỡ 4- 4,5 × 2,5-4 cm, xếp lợp, chứa 4-5 hoa, mỗi hoa có 1 lá bắc con hình ống, mỏng. Hoa thơm, màu trắng. Đài hoa dài 2,7-4 cm; phía trên xẻ vát xuống 1 bên ngắn, đỉnh chia thành 3 răng nhỏ, mép có lông. Ống tràng dài 7-8 cm; thùy tràng hẹp, dài 4-5 cm, thùy giữa dạng thìa, đầu dạng mũ. Cánh môi dạng tim ngược, cỡ 4-6 × 4-6 cm, đầu xẻ sâu xuống đến gần giữa cánh môi tạo thành 2 thùy rộng giống như 2 cánh bướm. Nhị lép dạng cánh tràng, đầu xẻ chữ V ngắn. Chỉ nhị dài 2,8-3 cm; bao phấn dài 1,2-1,5 cm, màu hung nhạt, tạo thành góc tù với chỉ nhị. Bầu có lông tơ. Quả nang, hình trứng hẹp, cỡ 2-3 × 1,2-1,5 cm, có gờ giữa. Hạt gần tròn; áo hạt màu đỏ, rách nhiều thành nhiều sợi. Mùa hoa: tháng 7-12; mùa quả: tháng 9-tháng 2 năm sau. 2. Hedychium flavum Roxb. - Ngải tiên vàng Mô tả: Thân cỏ, cao 1,4-1,6 m. Lá có phiến hình bầu dục-dài hay -hẹp, cỡ 30-45 × 8-12 cm, nhẵn. Cụm hoa dạng bông, nhiều hoa. Lá bắc hình trứng thuôn dài, cỡ 4-6 × 1,5-3 cm, màu xanh, xếp lợp khi non, hơi rời ra khi hoa nở, mỗi lá bắc bao 3-5 hoa. Đài hoa xẻ xuống 1 bên, có lông. Ống tràng dài 7-8 cm; các thùy dạng dải hay hình mũi mác hẹp, màu vàng nhạt. Cánh môi hình trứng ngược rộng hay hình tim ngược rộng, dài 3-4 cm, màu vàng tươi, gốc thót hẹp thành móng ngắn, đầu xẻ ngắn thành 2 thùy, phần giữa cánh môi xuống đến móng có màu vàng sẫm hơn. Nhị lép dạng mác ngược, màu vàng. Chỉ nhị dài 2,8-3,2 cm, màu vàng cam; bao phấn dài 1,2-1,5 cm, ngửa ra tạo góc tù hay gần vuông với chỉ nhị. Bầu hình trụ, dài 1,5-2 mm, có lông. Quả hình bầu dục. Mùa hoa: tháng 8-10; mùa quả: tháng 10-12. 3. Hedychium gardnerianum Rosc. - Ngải tiên gadner Mô tả: Thân cỏ, cao 0,8-1 m. Phiến lá dạng mũi mác đến mũi mác-bầu dục dài, cỡ 20-45(-55) × 10-15 cm. Cụm hoa dài 35-45 cm. Lá bắc hình bầu dục dài, dài 3-5 cm, không xếp lợp lên nhau; các lá bắc con nhỏ, ngắn hơn lá bắc. Hoa màu vàng. Đài hoa dài 3-3,5 cm, xẻ vát xuống 1 bên, đầu chia thành 3 răng nhỏ, mặt ngoài có lông. Ống tràng hơi dài hơn lá bắc, nhẵn; các thùy tràng hình dải hẹp, dài 3,5-4,5 cm, uốn ngược lại. Cánh môi dạng nêm, dài 2,5-3 cm, màu vàng, đầu xẻ 2 thùy. Nhị lép hình mác ngược, cỡ 2,5-3 × 1,2-1,5 cm. Nhị có chỉ nhị dài đến 6 cm, màu đỏ tía, mảnh; bao phấn hơi uốn cong, dài 0,8-0,9 cm. Bầu dài 0,2-0,3 cm, nhẵn. Mùa hoa: tháng 8- 10; mùa quả: tháng 10-12. 4. Hedychium stenopetalum Lodd. - Ngải tiên cánh hoa đẹp Mô tả: Thân cỏ, cao 1-1,5 m. Phiến hình thuôn dài, cỡ 45-70 × 6-14 cm, có lông mịn dài ở mặt dưới. Cụm hoa dài 35-45 cm. Các lá bắc mọc xiên, xếp rời; hình bầu dục dài, cỡ 5-6,5 × 1,3-1,5 cm, màu xanh, mỗi lá bắc bao 3-5 hoa. Lá bắc con ngắn hơn lá bắc. Hoa màu trắng với vệt màu vàng ở gốc, thơm. Đài hoa dài 3,2-3,5 cm, phía đầu xẻ vát xuống 1 bên, đầu chia thành 3 răng nhỏ, có lông tơ. Ống tràng dài 4-
  17. 15 4,5 cm; thùy tràng dài 2,8-3 cm. Cánh môi hình trứng, cỡ 1,8-2 × 2 cm, màu trắng, phía gốc màu vàng-xanh, đầu thành xẻ sâu thành 2 thùy, các thùy nhọn đầu. Hai nhị lép bên hình dải-mũi mác, dài 1,8-2 cm. Chỉ nhị dài 4,5-5 cm; bao phấn hình dải hẹp, dài 0,7-0,9 cm, hơi cong. Bầu hình bầu dục, dài 0,2-0,3 cm. Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 10-12. 5. Hedychium villosum Wall. - Ngải tiên lông Mô tả: Cây thân cỏ, cao đến 2 m. Lá có phiến hình ê-líp-thuôn dài, cỡ 20-35 × 3,5-6 cm. Cụm hoa dài 15-25 cm. Các lá bắc mọc xiên, mỗi lá bắc bao 2-3 hoa; lá bắc hình bầu dục dài, cỡ 1,5-2,5 × 0,7-0,8 cm, mặt ngoài có lông mịn màu nâu. Lá bắc con dài bằng khoảng 1/3 lá bắc, có lông mảnh. Hoa màu trắng với đốm màu vàng nhạt trên môi, có mùi thơm. Đài hoa dài 2,2-2,5 cm, xẻ xiên vát 1 bên từ trên xuống, đầu có 3 răng nhỏ, mặt ngoài có lông. Ống tràng dài 3,2-3,5 cm, ngoài có lông mảnh; thùy tràng dài 1,4-2,5 cm, cuộn lại. Cánh môi hình trứng-bầu dục dài, cỡ 2,5-3 × 1,5- 2 cm, gốc nhọn thót lại thành dạng móng, đầu cánh môi xẻ sâu xuống 1/3 chiều dài thành 2 thùy. Nhị lép bên dạng thìa, hình mác thuôn dài. Chỉ nhị dài 4,5-5 cm, màu đỏ; bao phấn xếp thành hình mũi tên. Bầu có lông tơ dài. Mùa hoa: tháng 2-4; mùa quả: tháng 4-6. 3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ 3.2.1. Chi Gừng (Zingiber Boehm.) 35 mẫu tinh dầu thuộc 10 loài Zingiber đã được phân tích thành phần hóa học, trong đó có tinh dầu 4 loài lần đầu được nghiên cứu là Zingiber castaneum, Zingiber cornubracteatum, Zingiber mekongense và Zingiber vuquangense. Tinh dầu thường có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và có mùi thơm. Xác định được hơn 200 hợp chất hóa học có trong tinh dầu chi Gừng (Zingiber), mỗi mẫu xác định được từ 17-114 hợp chất, chiếm 74,0-99,8% lượng tinh dầu. Thành phần chủ yếu và các hợp chất chiếm hàm lượng cao trong tinh dầu được thống kê ở bảng 3.18 và 3.19. Bảng 3.18. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu của một số loài thuộc chi Gừng (Zingiber) ở Bắc Trung Bộ Hàm lượng các chất Các sesquiterpene Các sesquiterpene Các sesquiterpene Các monoterpene Tổng các chất đã xác Các monoterpene Các monoterpene đã xác định được hydrocacbon hydrocacbon Các hợp chất Các hợp chất hydrocacbon Mẫu tinh dầu chứa oxy chứa oxy chứa oxy định được TT LOÀI (%) 1 473L 41 95,4 49,2 0,1 41,1 4,6 90,3 4,7 49,3 45,7 2 473S 40 99,8 9,0 1,6 73,0 16,8 82,0 18,4 10,6 89,8 3 Zingiber 473R 36 96,9 54,0 34,0 5,8 2,8 59,8 36,8 88,0 8,6 4 castaneum 473F 34 98,3 5,7 8,5 35,7 30,8 41,4 39,3 14,2 66,5 5 741L 40 96,8 23,5 0,4 64,9 8,0 88,4 8,4 23,9 72,9 6 741S 45 94,1 10,1 0,8 66,2 16,5 76,3 17,3 10,9 82,7
  18. 16 7 741R 33 98,3 77,4 14,4 3,9 2,6 81,3 17,0 91,8 6,5 8 Zingiber 748L 35 98,1 49,0 1,8 36,3 7,6 85,3 9,4 50,8 43,9 9 collinsii 748R 51 97,7 58,3 10,9 7,4 21,1 65,7 32,0 69,2 28,5 10 830L 51 98,5 29,1 0 57,2 9,9 86,3 9,9 29,1 67,1 11 830R 47 96,1 49,3 30,8 4,0 10,1 53,3 40,9 80,1 14,1 Zingiber 12 832L 31 95,7 81,9 0,5 11,8 1,1 93,7 1,6 82,4 12,9 cornubrateatum 13 832S 36 98,2 81,2 0,5 13,7 1,9 94,9 2,4 81,7 15,6 14 832R 43 95,1 75,1 8,6 2,9 4,7 80,7 12,8 86,6 6,9 15 730L 31 98,1 60,4 0,0 32,7 4,1 93,1 4,1 60,4 36,8 16 Zingiber 730S 44 87,0 19,8 0,7 54,1 10,2 73,9 10,9 20,5 64,3 17 mekongense 730R 43 89,9 30,1 0,9 39,5 16,1 69,6 17,0 31,0 55,6 18 730F 46 87,0 17,8 0,8 53,9 10,7 71,7 11,5 18,6 64,6 19 Zingiber 734L 44 74,0 43,4 9,4 8,3 8,4 51,7 17,8 52,8 16,7 20 montanum 734R 26 84,5 56,2 26,3 0,9 0,0 57,1 26,3 82,5 0,9 21 Zingiber 750L 43 98,9 59,0 0,2 36,3 3,3 95,3 3,5 59,2 39,6 22 nitens 750R 17 96,7 10,2 86,5 0,0 0,0 10,2 86,5 96,7 0,0 23 760L 45 93,8 50,3 3,8 32,9 6,6 83,2 10,4 54,1 39,5 24 760S 37 94,4 0,5 12,0 65,1 13,9 65,6 25,9 12,5 79,0 25 Zingiber 760R 33 92,1 84,8 1,7 4,0 1,6 88,8 3,3 86,5 5,6 26 nudicarpum 777L 99 98,4 39,4 2,0 41,4 11,6 80,8 13,6 41,4 53,0 27 777S 114 99,2 29,6 34,8 20,0 14,0 49,6 48,8 64,4 34,0 28 777R 88 99,5 23,9 25,3 28,5 21,3 52,4 46,6 49,2 49,8 29 Zingiber 772L 32 89,4 25,3 0 60,5 2,6 85,8 2,6 25,3 63,1 30 ottensii 772R 38 99,7 54,1 24,8 4,8 15,9 58,9 40,7 78,9 20,7 31 472L 46 91,5 39,5 4,1 34,3 9,2 73,8 13,3 43,6 43,5 32 Zingiber 472S 31 94,4 47,4 5,4 30,0 11,6 77,4 17,0 52,8 41,6 33 vuquangense 472R 38 95,0 22,0 24,7 19,1 22,6 41,1 47,3 46,7 41,7 34 472F 42 93,9 39,8 27,0 22,4 3,4 62,2 30,4 66,8 25,8 35 Zingiber 704R 31 94,6 24,9 17,7 8,3 43,7 33,2 61,4 42,6 52,0 zerumbet Giá trị lớn nhất 114 99,8 84,8 86,5 73,0 43,7 95,3 86,5 96,7 89,8 Giá trị nhỏ nhất 17 74,0 0,5 0,0 0,0 0,0 10,2 1,6 10,6 0,0 Trung bình 43,7 94,6 40,9 12,0 29,2 10,6 70,1 22,6 53,0 39,7 Chú thích: Bộ phận: L: lá; S: thân giả; R: thân rễ; F: quả Tinh dầu chủ yếu gồm các thành phần monoterpene và sesquiterpene. Thành phần monoterpene chiếm tỉ lệ từ 10,6% (tinh dầu thân giả loài Zingiber castaneum ở khu BTTN Pù Huống) đến 96,7% (mẫu tinh dầu thân rễ loài Zingiber nitens), trung bình chiếm 53,0%. Thành phần sesquiterpene chiếm từ 0% (tinh dầu thân rễ loài Zingiber nitens) đến 89,8% (tinh dầu thân giả loài Zingiber castaneum ở khu BTTN Pù Huống), trung bình chiếm 39,7%. Thành phần các hợp chất hydrocacbon thường chiếm tỉ lệ cao hơn trong tinh dầu, chiếm tỉ lệ từ 10,2 -95,3%, trung bình chiếm 70,1%. Thành phần các hợp chất chứa oxy thường có hàm lượng thấp hơn, chiếm tỉ lệ từ 1,6 - 86,5%, trung bình đạt 22,6%. Chỉ có
  19. 17 3 mẫu tinh dầu có hàm lượng các hợp chất chứa oxy cao hơn các hợp chất hydrocacbon là: thân rễ loài Zingiber nitens, thân rễ loài Zingiber vuquangense và thân rễ loài Zingiber zerumbet. Ngoài ra, một số mẫu tinh dầu có các hợp chất chứa oxy chiếm tỉ lệ cao như: thân rễ và quả loài Zingiber castaneum ở Vũ Quang (36,8-39,3%), thân rễ loài Zingiber collinsii (32,0%), thân rễ loài Zingiber cornubracteatum ở VQG Pù Mát (40,9%), thân rễ loài Zingiber montanum (26,3%), thân giả loài Zingiber nudicarpum ở Bạch Mã (25,9%), thân giả và thân rễ loài Zingiber nudicarpum ở Nam Đông (48,8- 46,6%), thân rễ loài Zingiber ottensii (40,7%), quả loài Zingiber vuquangense (30,4%). Bảng 3.19. Một số thành phần chính của tinh dầu của một số loài thuộc chi Gừng (Zingiber) ở Bắc Trung Bộ Mẫu TT LOÀI tinh Thành phần chính của tinh dầu dầu β-Pinene (30,6%), α-pinene (9,5%), β-caryophyllene 1 473L (9,4%), bicycloelemene (9,1%), bicyclogermacrene (7,7%) và germacrene D (6,5%). β-Caryophyllene (14,7%), δ-cadinene (9,8%), bicycloelemene (8,4%), α-cubebene (7,8%), trans-α- bergamotene (6,1%), γ-elemene (6,1%) và β-selinene 2 473S (6,0%), zerumbone (5,2%), β-pinene (4,9), bicyclogermacrene (4,3%), α-cedrol (3,5%) và α- humulene (3,2%). Camphene (15,1%), 1,8-cineole (13,6%), linalool 3 473R Zingiber (11,3%), δ3-carene (8,5%) và α-pinene (7,8%). castaneum (E)-Nerolidol (23,2%), (Z)-9-octadecenamide (17,3%) 4 473F và β-caryophyllene (10,8%). Bicyclogermacrene (24,8%), germacrene D (12,9%), 5 741L cis-β-elemene (11,2%), β-pinene (10,3%), α-pinene (9,6%) và δ-elemene (6,5%). Bicyclogermacrene (15,8%), cis-β-elemene (9,8%), 6 741S germacrene D (9,2%), α-humulen (7,5%), δ-Elemene (5,4%) và α-zingiberene (4,6%). Sabinen (22,9%), camphen (21,2%), α-pinene (7,8%), 7 741R β-pinene (6,5%), bornyl acetate (6,1%), γ-Terpinene (5,5%) và terpinene-4-ol (4,0%). α-Pinene (25,6%), β-caryophyllene (16,8%), β-pinene 8 748L (16,1%), bicyclogermacrene (6,9%) và cis-α-elemene (4,9%). Zingiber Camphene (22,6%), β-pinene (16,3%), α-pinene collinsii (9,0%), humulene oxide II (9,0%), bornyl acetate 9 748R (5,2%), limonene (4,1%) và caryophyllene oxide (3,2%). Zingiber Bicyclogermacrene (18,9%), β-pinene (18,8%), β- 10 830L cornubrateatum caryophyllene (13,9%) và germacrene D (13,7%).
  20. 18 Mẫu TT LOÀI tinh Thành phần chính của tinh dầu dầu Linalool (11,6%), β-pinene (8,8%), (E)-nerolidol (8,4%), α-pinene (8,2%), bornyl acetate (7,9%), 11 830R myrcene (7,7%), 1,8-cineol (6,1%), δ-3-carene (5,3%) và limonene (5,1%). β-Pinene (67,3%), α-pinene (10,1%), cis-β-elemene 12 832L (3,9%) và bicyclogermacrene (2,7%). β-Pinene (66,8%), α-pinene (9,9%), cis-β-elemene 13 832S (4,4%) và bicyclogermacrene (3,0%). β-Pinene (33,1%), sabinene (11,9%) và α-pinene 14 832R (9,8%). β-Pinene (43,1%), cis-β-elemene (13,6%), α-pinene 15 730L (12,9%), β-caryophyllene (9,2%) và α-humulene (4,8%). cis-β-Elemene (22,6%), β-caryophyllene (17,2%), β- 16 730S pinene (13,7%), α-humulene (5,2%), α-pinene (3,9%) Zingiber và (E)-nerolidol (3,9%). mekongense β-Pinene (19,5%), cis-β-elemene (11,8%), β- 17 730R caryophyllene (9,5%), α-zingiberene (9,4%), (E)- nerolidol (5,8%) và α-pinene (4,6%). β-Caryophyllene (24,1%), cis-β-elemene (19,4%), β- 18 730F pinene (10,0%), (E)-nerolidol (4,6%) và α-pinene (3,4%). β-Pinene (13,8%), β-phellandrene (11,3%), α-pinene 19 734L Zingiber (7,3%) và cryptone (4,2%). montanum Sabinene (41,1%), terpinen-4-ol (22,7%), γ-terpinene 20 734R (3,4%) và β-pinene (2,9%). β-Pinene (48,5%), α-pinene (10,7%), 21 750L bicyclogermacrene (7,0%), α-zingiberen (6,4%) và Zingiber germacrene D (4,7%). nitens Terpinen-4-ol (77,9%), γ-terpinene (4,6%) và cis-para- 22 750R menth-2-el-1-ol (2,0%). β-Pinene (34,0%), β-caryophyllene (13,9%), α-pinene 23 760L (10,9%) và bicyclogermacrene (9,6%). β-Caryophyllene (52,6%), linalool (11,0%), α- 24 760S Zingiber humulene (5,9%) và caryophyllene oxide (4,4%). 25 nudicarpum 760R β-Pinene (58,3%) và α-pinene (18,7%). β-Pinene (26,6%), β-caryophyllene (24,3%), α-pinene (5,0%), germacrene D (3,6%), caryophyllene oxide 26 777L (3,6%), bicyclogermacrene (3,3%) và α-humulene (3,2%). 1,8-Cineole (21,2%), α-pinene (10,6%), β-pinene 27 777S (9,0%), caryophyllene oxide (8,0%), p-cymene (6,0%),
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0