BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
…..….***………<br />
<br />
ĐỖ VĂN HÀI<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI<br />
PHÂN TÔNG XUÂN TIẾT (Subtrib. JUSTICIINAE Nees)<br />
THUỘC HỌ Ô RÔ (Fam. ACANTHACEAE Juss.)<br />
Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Thực vật học<br />
Mã số: 62.42.01.11<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Xuân Phương<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Hà Minh Tâm<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện<br />
Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Họ Ô rô (Acanthaceae Juss.) có khoảng 220 chi với 4000 loài, phân bố chủ<br />
yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Ô rô là một<br />
trong 10 họ nhiều loài nhất với 42 chi và gần 200 loài. Năm 1935, R. Benoist là<br />
người đầu tiên nghiên cứu phân loại một cách hệ thống và tương đối đầy đủ họ Ô<br />
rô ở Đông Dương, công bố trong Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore<br />
Générale de l’Indo-Chine). Từ năm 1970 Phạm Hoàng Hộ đã có công trình<br />
nghiên cứu về họ này trong Cây cỏ miền Nam Việt Nam và sau này được hoàn<br />
thiện hơn trong các tập sách “Cây cỏ Việt Nam” (1993, 2000). Một số tài liệu<br />
khác cũng liên quan tới các kết quả nghiên cứu họ này ở nước ta. Tuy nhiên cho<br />
đến nay chưa có công trình phân loại đầy đủ và mang tính chất hệ thống về họ<br />
này đáp ứng yêu cầu cần thiết hiện tại của đất nước. Vì những lý do nói trên, đề<br />
tài luận án “Nghiên cứu phân loại phân tông Xuân tiết (Subtrib. Justiciinae<br />
Nees) thuộc họ Ô rô (Fam. Acanthaceae Juss.) ở Việt Nam” là cấp thiết đáp ứng<br />
yêu cầu cần thiết hiện tại của đất nước.<br />
2. Mục đích của đề tài luận án:<br />
Hoàn thành việc phân loại phân tông Xuân tiết (Justiciinae Nees) thuộc họ Ô<br />
rô (Acanthaceae Juss.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, làm cơ sở để<br />
biên soạn Thực vật chí cũng như công trình khác về phân tông này ở nước ta.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án<br />
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án góp phần bổ sung và hoàn chỉnh vốn<br />
kiến thức về phân loại phân tông Xuân tiết (Justiciinae Nees) ở Việt Nam, là<br />
bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam” về phân<br />
tông này. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài còn nhằm phục vụ cho các nghiên cứu<br />
chuyên ngành trên các mặt khác nhau của phân tông Xuân tiết.<br />
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các<br />
ngành ứng dụng và sản xuất như Nông - Lâm nghiệp, Dược học, Tài nguyên thực<br />
vật, Đa dạng sinh học,… và trong công tác đào tạo.<br />
4. Bố cục của luận án<br />
- Luận án gồm 157 trang, 90 hình vẽ, 28 bản đồ, 6 bảng, 91 trang ảnh (ảnh<br />
màu và ảnh đen trắng chụp hiển vi điện tử quét).<br />
- Luận án gồm các phần: mở đầu (2 trang); chương 1: tổng quan tài liệu (14<br />
trang); chương 2: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (7 trang); chương<br />
3: kết quả nghiên cứu (122 trang); kết luận (2 trang); danh mục các bảng, danh<br />
mục hình vẽ, danh mục bản đồ, danh mục ảnh màu, danh mục chữ viết tắt các<br />
phòng tiêu bản, danh mục các công trình công bố của tác giả (9 công trình); tài<br />
liệu tham khảo (111 tài liệu); bảng tra cứu tên khoa học, bảng tra cứu tên Việt<br />
Nam; phụ lục 1: ảnh màu các đặc điểm hình thái và loài của phân tông Xuân tiết ở<br />
Việt Nam; phụ lục 2: danh sách các loài nghiên cứu hình thái hạt phấn và hình<br />
thái hạt; phụ lục 3: bản đồ phân bố các loài thuộc các chi của phân tông Xuân tiết<br />
- họ Ô rô ở Việt Nam (28 bản đồ), phụ lục 4: danh sách các loài giải mã trình tự<br />
gen và dữ liệu trình tự gen (ITS).<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Vị trí của họ Ô rô (Acanthaceae Juss.) và phân tông Xuân tiết<br />
(Justiciinae) trong bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales) và lớp Mộc lan<br />
(Magnoliopsida)<br />
Từ khi thành lập, họ Ô rô (Acanthaceae Juss.) đã được khá nhiều nhà hệ thống<br />
học thực vật trong các công trình của mình đề cập đến vị trí sắp xếp trong hệ<br />
thống phân loại. Tuy nhiên hầu như tất cả thống nhất vị trí họ Ô rô nằm trong lớp<br />
Mộc lan (Class. Magnoliopsida, Dicotyledones) thuộc ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta, Angiospermae).<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu và các hệ thống phân loại họ Ô rô (Acanthaceae)<br />
và phân tông Xuân tiết (Justiciinae)<br />
1.2.1. Trên thế giới<br />
Kể từ sau công trình của Linnaeus (1753), A. L. de Jussieu (1789) đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu về mặt hệ thống phân loại họ Ô rô với nhiều quan điểm<br />
khác nhau. Qua nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Ô rô (Acanthaceae), đề tài<br />
luận án nhận thấy có các quan điểm phân chia chính sau đây:<br />
1. Quan điểm thứ nhất: Chia họ Acanthaceae thành các tông (tribus), sau đó<br />
chia tiếp thành các phân tông (subtribus).<br />
E. Nees (1832) có thể coi là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại họ<br />
Acanthaceae. Tác giả dựa vào đặc điểm hạt đính trên giá noãn có móc cong để<br />
chia họ Acanthaceae thành 3 tông: Tông Thunbergieae, Nelsonieae hạt đính trên<br />
giá noãn không có móc cong (Retinacula); tông Echmatacanthi hạt đính trên giá<br />
noãn có móc cong; ngoài ra tông Echmatacanthi được chia thành 7 phân tông.<br />
Trong hệ thống này, Justicieae là một phân tông riêng biệt thuộc tông<br />
Echmatacanthi. Phân tông được chia thành 3 nhánh (Division), trong đó nhánh 1<br />
(Ruellioideae) bao gồm 5 chi, nhánh 2 (Gendarusseae) bao gồm 8 chi, nhánh 3<br />
(Eranthema) bao gồm 3 chi. Một số chi sau này thuộc phân tông Xuân tiết<br />
(Justiciinae) như Dicliptera, Rungia, Peristrophe, Hypoesthes, Rhaphidospora<br />
(tên đồng nghĩa chi Justicia) thì lại thuộc phân tông (Dicliptereae) với đặc điểm<br />
đài xếp kiểu nanh sấu, hay chi Asystasia lại thuộc phân tông Ruellieae căn cứ vào<br />
đặc điểm của ống tràng. Cách phân chia này tỏ ra chưa hợp lý mà các tác giả về<br />
sau không thừa nhận cũng như một số chi sau này là tên đồng nghĩa vì vậy khó để<br />
sắp xếp các chi thuộc phân tông Xuân tiết ở Việt Nam.<br />
Đến năm 1847, E. Nees trong công trình với A. P. de Candolle dựa vào đặc<br />
điểm: hạt đính trên giá noãn có móc cong, số lượng nhị, số lương, hình dạng và vị<br />
trí đính của bao phấn,... đưa ra hệ thống phân loại họ Acanthaceae gồm 11 tông. Hệ<br />
thống này gần giống hệ thống của tác giả năm 1832; tông Thunbergieae và<br />
Nelsonieae được tác giả giữ nguyên, các tông Hygrophileae, Ruellieae, Barlerieae,<br />
Andrographideae, Dicliptereae được tác giả nâng lên từ các phân tông (subtrib.)<br />
tương ứng năm 1832,...Ngoài ra, tác giả đã đổi tên Justicieae thành Gendarusseae.<br />
Như vậy tông Justicieae không tồn tại mà tồn tại dưới tên Gendarusseae.<br />
2<br />
<br />
G. Bentham & J. D. Hooker (1876) vẫn dựa vào đặc điểm hạt đính trên giá<br />
noãn với móc cong như Nees, nhưng đã tổng hợp thêm nhiều dẫn liệu về đặc điểm<br />
hình thái như các sắp xếp của cánh tràng, đặc điểm của đài, tràng, nhị, nhụy, quả,.. để<br />
đưa ra một hệ thống gồm 5 tông (Tribus I. Thunbergieae.; Tribus II. Nelsonieae.<br />
Tribus III. Ruellieae; Tribus IV. Acantheae; Tribus V. Justicieae), 11 phân tông.<br />
So với hệ thống của E. Nees (1847) thì hệ thống G. Bentham & J. D. Hooker<br />
(1876) có nhiều thay đổi. Tác giả chia tông Ruellieae thành 5 phân tông<br />
Hygrophileae, Euruellieae, Petalideae, Trichanthereae và Strobilantheae; tông<br />
Hygrophileae chuyển thành phân tông Hygrophileae và xếp vào tông Ruellieae.<br />
Tông Acantheae và Aphelandreae được tác giả nhập lại thành tông Acantheae,<br />
đổi tên tông Gendarusseae thành Justicieae; tách chi Asystasia và một số chi khác<br />
từ tông Ruellieae để thành lập phân tông Asystasieae xếp vào tông Jussticieae;<br />
thành lập phân tông Eujusticieae trên cơ sở tách một số chi của tông<br />
Gendarusseae và Barlerieae; chuyển hai tông Eranthemeae và tông Dicliptereae<br />
thành 2 phân tông của Justicieae. Từ đây tông Xuân tiết (Justicieae) được thiết<br />
lập bao gồm 5 phân tông. Các phân tông này có thể là từ các tông của Nees<br />
(1847) và đặc biệt là thành lập phân tông Asystasieae bao gồm chi Asystasia mà<br />
trước đây tác giả xếp vào tông Ruellieae.<br />
H. Baillon (1891) khi nghiên cứu họ Ô rô (Acanthaceae) lại chia trực tiếp<br />
thành các tông rồi đến chi mà không chia ra các phân tông. Tác giả đã sắp xếp<br />
136 chi thuộc họ Acanthaceae trong 6 tông là Thunbergieae, Nelsonieae,<br />
Ruellieae, Acantheae, Brillantaisieae, Justicieae. Về cơ bản, hệ thống này gần<br />
giống với hệ thống của Bentham & Hooker (1876), đều gồm 5 tông<br />
Thunbergieae, Nelsonieae, Ruellieae, Acantheae, Justicieae. Điểm khác biệt duy<br />
nhất của hệ thống là tác giả đã tách chi Brillantaisia thuộc phân tông<br />
Hygrophileae để thành lập một tông mới là Brillantaisieae với đặc điểm tràng 2<br />
môi; nhị 2, bao phấn 2 ô, bầu mang nhiều noãn, vòi nhụy uốn cong và cuộn<br />
xuống,…. Tuy nhiên nhiều tác giả về sau không đồng tình với quan điểm này.<br />
Tông Justicieae với đặc điểm và số lượng các chi giống với hệ thống của G.<br />
Bentham & J. D. Hooker (1876).<br />
Như vậy, qua 4 hệ thống đại diện có thể thấy rằng, mỗi hệ thống đều có ưu<br />
nhược điểm khác nhau. Theo thời gian tông Xuân tiết (Justicieae) được hình<br />
thành rõ ràng hơn qua các hệ thống. Lúc đầu chỉ là một phân tông Xuân tiết bao<br />
gồm một số chi và được gọi với tên Justicieae theo Nees (1832) hay là<br />
Gendarusseae theo Nees (1847), và đến G. Bentham & J. D. Hooker (1876) và H.<br />
Baillon (1891) đã hình thành rõ ràng là tông Xuân tiết (Justiciieae). Tuy nhiên các<br />
hệ thống này còn nhiều hạn chế đã được đề cập ở phía trên, vì vậy cần tìm kiếm<br />
thêm các hệ thống khác để so sánh.<br />
2. Quan điểm thứ 2: Chia họ Ô rô (Acanthaceae) thành các phân họ<br />
(Subfamily), rồi chia thành các tông (Tribus) và phân tông (Subtribus).<br />
Người đặt nền móng cho cách phân chia này phải kể đến G. Lindau (1895) đã<br />
chia họ Acanthaceae thành 4 phân họ căn cứ vào đặc điểm hạt đính trên giá noãn có<br />
3<br />
<br />