intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo chủng virus tái tổ hợp làm vaccine phòng chống cúm A/H5N1 bằng kỹ thuật di truyền ngược

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:42

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu tạo được chủng virus cúm tái tổ hợp làm giống gốc cho sản xuất vaccine phòng chống bệnh cúm gia cầm do virus độc lực cao A/H5N1 clade 1.1 và A/H5N1 clade 2.3.2.1c gây nên bằng ứng dụng kỹ thuật di truyền ngược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo chủng virus tái tổ hợp làm vaccine phòng chống cúm A/H5N1 bằng kỹ thuật di truyền ngược

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Thị Thu Hằng NGHIÊN CỨU TẠO CHỦNG VIRUS TÁI TỔ HỢP LÀM VACCINE PHÒNG CHỐNG CÚM A/H5N1 BẰNG KỸ THUẬT DI TRUYỀN NGƯỢC Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 9 42 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  1. TS. Nguyễn Trung Nam Viện Công nghệ sinh học 2. PGS. TS. Chu Hoàng Hà  Viện Công nghệ sinh học học Hà Nội, 2019
  2. Luận án được hoàn thành tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Trung Nam, Viện Công nghệ sinh học 2. PGS. TS. Chu Hoàng Hà, Viện Công nghệ sinh học Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án phiên chính thức Họp tại: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi: giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trang web của Bộ giáo dục và đào tạo (website: http://luanvan.moet.gov.vn)
  3. - Thư viện của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở người và gia cầm , do virus cúm A  subtype H5N1 thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Trong nhóm virus cúm A, virus A/H5N1  thể độc lực cao (HPAI H5N1) thường gây chết gia cầm hàng loạt, có thể lây nhiễm sang  người nên luôn là mối nguy hiểm tiềm  ẩn trong chăn nuôi gia cầm và sức khỏe cộng  đồng. Biện pháp phòng chống bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm hiệu quả  là tiêm phòng   vaccine. Ở  Việt Nam, công tác sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm từ  năm 2003  (dịch cúm do virus HPAI H5N1 lần đầu xuất hiện) đến nay vẫn chủ yếu sử dụng chủng   virus gốc tái tổ hợp lắp ráp bằng di truyền ngược có nguồn gốc từ nước ngoài. Sự  phụ  thuộc vào chủng giống nhập ngoại khiến công tác sản xuất vaccine cúm gia cầm ở Việt   Nam thiếu tính chủ động và gặp nhiều khó khăn. Để  chủ  động đối phó với những diễn  biến phức tạp của các dịch cúm gia cầm có khả năng bùng phát, Việt Nam cần xây dựng   và làm chủ qui trình ứng dụng kỹ thuật di truyền ngược (Reverse Genetics) để   chủ động  tạo ra các chủng virus vaccine có hiệu quả  bảo hộ cao với những chủng virus đang lưu   hành trong nước.  Trong số các clade virus cúm HPAI H5N1 đã và đang lưu hành ở   Việt Nam, clade  1.1 và clade 2.3.2.1c có tính tương đồng kháng nguyên và đặc tính di truyền với nhiều   clade virus gây dịch ở Việt Nam nên đáp ứng yêu cầu của chủng dự tuyển vaccine phòng   chống cúm A/H5N1.  Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án tiến hành đề  tài: “Nghiên cứu   tạo chủng virus tái tổ  hợp làm vaccine phòng chống cúm A/H5N1 bằng kỹ  thuật di   truyền ngược”. Mục tiêu nghiên cứu Tạo được chủng virus cúm tái tổ  hợp làm giống gốc cho sản xuất vaccine phòng  chống   bệnh   cúm   gia   cầm   do   virus   độc   lực   cao   A/H5N1   clade   1.1   và   A/H5N1   clade   2.3.2.1c gây nên bằng ứng dụng kỹ thuật di truyền ngược. Nội dung nghiên cứu 1. Phân lập cDNA của 6 phân đoạn gen (PB2, PB1, PA, NP, M và NS) mã hóa các   protein khung của virus cúm A/PR/8/34 và tách dòng riêng rẽ từng gen vào plasmid   pHW2000. 2. Thiết kế và tách dòng hai gen H5 HA (đã được loại bỏ các amino acid kiềm ở vị trí   vùng   độc   và   tránh   lại   độc)   và   hai   gen   N1   NA   của   chủng  A/duck/Vietnam/ST0970/2009(H5N1)   (clade   1.1)   và   A/duck/Viet   Nam/HT­ 02/2014(H5N1) (clade 2.3.2.1c) vào plasmid pHW2000. 3. Chuyển nhiễm hệ  thống 6 + 2 plasmid đơn gen (6 plasmid mang phân đoạn gen   khung + 2 plasmid mang gen H5 và N1 của virus cúm A/H5N1 clade 1.1 và clade  2.3.2.1c) vào tế bào 293T để tái tạo hai loại virus tái tổ hợp rg­A/H5N1 clade 1.1 và   rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c. 4.  Phân lập và  tuyển chọn chủng virus  rg­A/H5N1  clade  1.1  và  rg­A/H5N1  clade  2.3.2.1c đáp ứng yêu cầu của chủng ứng viên vaccine: Có khả năng thích ứng nhân  lên trong trứng gà sạch có phôi với hiệu giá HA cao, có tính ổn định di truyền.  5. Xác định khả năng kích thích sinh đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu (hiệu  giá HI) của hai chủng virus  ứng viên vaccine rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1  
  5. clade 2.3.2.1c ở gà sạch 3 ngày tuổi. Đóng góp mới của luận án 1. Là công trình khoa học đầu tiên chứng minh Việt Nam đã làm chủ  công nghệ  di   truyền ngược để  tái tạo hiệu quả  chủng virus  ứng viên vaccine cúm A. Trong  tương lai, trên cơ sở đã nắm vững qui trình công nghệ tạo chủng virus gốc bằng di   truyền ngược, có thể  kiểm soát kịp thời dịch bệnh cúm A/H5N1 ở  gia cầm bằng   ứng dụng công nghệ di truyền ngược  để lắp ráp nhân tạo nhanh chủng virus  ứng  viên  cho  sản xuất vaccine có hiệu quả  phòng vệ  với các biến chủng virus mới   xuất hiện.   2. Đã tối  ưu một số yếu tố  công nghệ  trong qui trình chuyển nhiễm hệ  thống 6 + 2   plasmid đơn gen vào tế bào 293T cho tái tạo chủng virus cúm A/H5N1 tái tổ hợp. 3. Tạo hai chủng virus  ứng viên  vaccine cúm  A/H5N1 (rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­  A/H5N1 clade 2.3.2.1c)  có khả  năng thích  ứng nhân  lên với hiệu suất cao trong  trứng gà sạch có phôi (hiệu giá HA ≥ 1: 1024 ở thế hệ P1 ­ P5), có tính ổn định di  truyền và kích thích sinh đáp  ứng miễn dịch đặc hiệu tạo kháng thể  ở  gà sạch 3  ngày tuổi (100% gà tiêm kháng nguyên virus có hiệu giá kháng thể đạt HI ≥ 4 log2  ở tuần 2 và tuần 4 sau tiêm phòng). Cấu trúc luận án Luận án gồm 150 trang, được chia thành các phần:  ­ Mở đầu: 4 trang ­ Chương 1. Tổng quan tài liệu: 34 trang ­ Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: 25 trang ­ Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 50 trang ­ Chương 4. Bàn luận kết quả: 14 trang ­ Kết luận và kiến nghị: 1 trang ­ Các công trình đã công bố của tác giả: 1 trang.  ­ Tóm tắt nội dung luận án bằng tiếng Anh: 5 trang ­ Tài liệu tham khảo: 16 trang Luận án có 20 bảng số liệu, 36 hình và 172 tài liệu tham khảo gồm tài liệu tiếng Việt và   tài liệu tiếng Anh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về virus cúm A/H5N1 Virus cúm A thuộc họ  Orthomyxoviridae, có genome RNA sợi đơn, âm (ss(­)RNA),  gồm 8 phân đoạn genome, trong đó 6 phân đoạn gen (PB2, PB1, PA, NP, M và NS) mã hóa   các protein tạo bộ khung và 2 phân đoạn gen mã hóa protein kháng nguyên (HA, NA) định   vị trên bề mặt virion.  Nhóm virus cúm A được phân thành nhiều subtype khác nhau dựa trên kháng nguyên  HA (Hemagglutinin) và NA (Neuraminidase) với 18 subtype HA (H1­ H18) và 11 subtype   NA (N1 ­ N11), có khả năng tái tổ hợp để tạo nên hàng trăm subtype khác nhau về độc tính   và khả  năng gây bệnh. Trong số các subtype virus cúm A, subtype H5N1 đã được chứng   minh có khả  năng lây nhiễm từ  động vật sang người. Các chủng virus cúm A/H5N1 độc  lực cao ­ Highly Pathogenic Avian Influenza (HPAI) H5N1­ có thể  lây nhiễm nhanh trên  nhiều loại gia cầm, động vật có vú và người với khả  năng đột biến cao và tái tổ  hợp di   truyền lớn.  Protein HA có dạng hình trụ, dài khoảng 130 ăngstrom (Å), cấu tạo gồm 3 đơn phân   (trimer), mỗi đơn phân (monomer) được tạo thành từ hai tiểu đơn vị HA1 (36 kDa) và HA2  
  6. (27 kDa) nối với nhau bằng một đoạn oligopeptide ngắn giàu các amino acid kiềm arginine   (R) và lysine (K) ở vị trí amino acid 338 – 345/346. Đặc điểm của vị trí giàu các amino acid  kiềm giữa HA1 và HA2 quy định tính độc của virus nên được gọi là “vùng độc”: Ở vị trí  vùng độc, các chủng virus A/H5N1 độc lực cao chứa một nhóm amino acid kiềm, trong khi   các chủng virus A/H5N1 độc lực thấp chỉ  chứa 1 amino acid kiềm arginin   hoặc lysine  (Suzuki et al., 2005).  Protein NA có hoạt tính enzyme Neuraminidase, xúc tác phản ứng cắt mối liên kết   glycoside giữa thụ thể chứa sialic acid trên bề mặt tế bào chủ và gai glycoprotein trên vỏ  virus, giúp virus xâm nhiễm vào tế bào chủ (Yano et al., 2008; da Silva et al., 2015).  1.2. Vaccine phòng chống cúm A/H5N1 ở gia cầm Vaccine cúm A cần được làm mới (thay đổi chủng giống) hàng năm để  chắc chắn  có hiệu lực phòng vệ với các chủng virus đang lưu hành hay mới xuất hiện. Đây là một  trong những trở ngại, thách thức và gây khó khăn cho việc sản xuất vaccine, nhưng là cần   thiết để thích ứng với khả năng tiến hóa rất nhanh, dễ xuất hiện biến chủng do sự chuyển   dịch kháng nguyên, đột biến và tái tổ hợp  gen xảy ra phổ biến ở virus cúm (Pronker et al.,  2012).  Hướng dẫn của WHO  cho  phát triển nhanh chủng virus vaccine vừa có đặc tính  kháng nguyên (quy định bởi phân đoạn gen  HA  và  NA) giống các chủng virus đang lưu  hành, vừa có khả năng nhân lên tạo hạt virus với hiệu suất cao  là tái tạo chủng virus tái tổ  hợp làm  ứng viên vaccine có bộ  gen được lắp ráp nhân tạo theo công thức 6 + 2 (6 phân  đoạn gen  khung nguồn gốc   từ  virus  A/PR/8/1934(H1N1)  và  2  phân  đoạn  gen mã   hóa  protein kháng nguyên ­ HA và NA ­ của virus hoang dại đang lưu hành).  1.3. Di truyền của các clade virus cúm A/H5N1 ở Việt Nam Quá trình hình thành các clade cúm HPAI H5N1 đã từng gây dịch  ở  Việt Nam rất  phức tạp với các clade xuất hiện phổ biến như sau: ­ Giai đoạn năm 2003 đến 2006: Clade 1 và clade 2.3.2 xuất hiện và gây dịch trên  phạm vi toàn quốc.  ­ Giai đoạn năm 2007 đến 2013: Xuất hiện chủ  yếu các biến chủng thuộc   ba  clade:  1.1, 2.3.4 và 2.3.2.1. Trong đó: Clade 2.3.4 xuất hiện năm 2007 và gây dịch bệnh  trên gia cầm giai đoạn 2007 ­ 2010, từ năm 2011 đến 2013 không thấy xuất hiện; clade 1.1  phát sinh từ  clade 1, xuất hiện năm 2007 và gây bệnh chủ  yếu  ở  các tỉnh phía Nam, từ  năm 2011 phân nhánh thành clade 1.1.1 và clade 1.1.2; clade 2.3.2 xuất hiện lần đầu năm  2005, từ  năm 2009 được phân nhánh thành clade 2.3.2.1, sau đó  tiếp tục phân thành các  nhánh 2.3.2.1 nhóm A (clade 2.3.2.1a), 2.3.2.1 nhóm B (clade 2.3.2.1b) và 2.3.2.1 nhóm C  (clade 2.3.2.1c). Trong số các clade thuộc nhánh 2.3.2.1, virus cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1c  gây dịch trên diện rộng (từ Bắc vào Nam).  ­ Giai đoạn từ năm 2014 đến nay: Clade 2.3.2.1c tiếp tục lưu hành, clade 2.3.4 phân  nhánh thành clade 2.3.4.4 và clade 1.1 có nguy cơ  bùng phát trở  lại (Chu   et al., 2016,  Nguyen et al., 2017; Mellor et al., 2018).   1.4. Áp dụng kỹ thuật di truyền ngược trong nghiên cứu phòng chống virus cúm A Kỹ thuật di truyền ngược (Reverse Genetics) được ứng dụng phổ biến trên thế giới  trong nghiên cứu tạo chủng virus ứng viên vaccine cúm A từ các cDNA của virus đã được  tạo dòng vào plasmid. Ưu điểm của kỹ thuật là cho phép thao tác với genome virus ở mức   độ phân tử để tạo hạt virus mang đặc tính mong muốn (Chen et al., 2012; Palese & Shaw,  2007; Neumann et al., 2004).  Trong số các hệ thống di truyền ngược được ứng dụng hiệu quả  và đáp ứng mục 
  7. tiêu trong thời gian ngắn tạo chủng virus vaccine hiệu quả  là  hệ  thống  gồm 8 plasmid  pHW2000  mang PolI­PolII  của Hoffmann và đtg (2000).  Sự  có mặt của phức hợp PolI­ PolII trên cùng một plasmid cho phép sinh tổng hợp cả  mRNA của virus (nhờ PolII) và  vRNA (nhờ PolI) trong tế bào động vật từ cùng một phân đoạn cDNA của virus đã được  dòng hóa vào plasmid, cho phép hạt virus tái tổ hợp được tái tạo hiệu quả.  CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Chủng NIBRG­14 Chủng NIBRG­14 do NIBSC (Vương quốc Anh) cung cấp là nguồn vật liệu cho  phân lập 6 phân đoạn gen khung (PB2, PB1, PA, NP, M và NS) nguồn gốc từ  virus   A/PR/8/34. Plasmid và chủng khuẩn Plasmid   pHW2000   được   cung   cấp   bởi   Dr.   Erich   Hoffmann   và   Dr.   Robert   G.   Webster (Bệnh viện Nhi St. Jude, Mỹ), là plasmid chứa phức hợp PolI­PolII hai chiều.  Chủng  E. coli  DH5α  [end A1 rec A1 hsd R17 sup E44 gyp A96 thi­1 relA1   lac   U169 ( 80 lacZM15)] của hãng Invitrogen (Mỹ) được dùng trong chọn dòng và nhân dòng  gen. Cặp mồi sử dụng Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu cho nhân bản và xác định trình tự  8 phân  đoạn gen của virus cúm A được thiết kế theo Hoffmann và đtg (2001).  Tế bào  Tế bào 293T và tế bào MDCK được cung cấp bởi ATCC (American Type Culture  Collection, Mỹ). Trứng gà sạch có phôi và gà sạch 3 ngày tuổi Trứng gà sạch có phôi 9 ­ 11 ngày tuổi và gà sạch 3 ngày tuổi được cung cấp bởi   Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi), đã được kiểm định sạch   virus/kháng thể đặc hiệu với virus A/H5N1 và Newcastle. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Tất cả các thí nghiệm biến nạp và tái tạo virus A/H5N1 tái tổ hợp bằng di truyền   ngược, nhân giống virus, kiểm tra virus đều thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn  cấp 2+  của Viện Công nghệ  sinh học. Các thao tác tiến hành với virus (cấy truyền, thu   nhận, xác định sự  có mặt của virus ...) được thực hiện trong box cấy an toàn sinh học  cấp 2. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phân lập sáu phân đoạn gen khung nguồn gốc từ virus A/PR/8/34  Tách chiết RNA tổng số  của chủng NIBRG­14 (mang 6 phân đoạn gen khung từ  virus A/PR/8/34 [PR8] bằng kit Tripure Isolation Reagent (Invitrogen, Mỹ). Nhân bản sáu   phân đoạn gen khung của virus PR8 từ các mẫu vRNA tổng số bằng phương pháp RT­ PCR hai bước để  chuyển hóa vRNA thành cDNA (bước 1) và PCR khuếch đại cDNA   (bước 2) theo phương pháp của Hoffmann và đtg (2001).  2.3.2. Thiết kế gen kháng nguyên HA và NA của virus A/H5N1 clade 1.1 và 2.3.2.1c Hai gen HA và hai gen NA của hai clade virus (clade 1.1 và 2.3.2.1c) được thiết kế  có cấu trúc: Tương  ứng  ở  hai đầu gen là hai đoạn nucleotide không mã hóa chứa điểm  bắt cặp đặc hiệu của mồi xuôi và mồi ngược trong phản  ứng PCR nhân gen; ở  giữa là  
  8. vùng mã hóa chứa trình tự nucleotide của gen H5 HA và gen N1 NA tương ứng. Đặc biệt,   để đảm bảo virus tái tổ hợp lắp ráp bằng di truyền ngược là virus độc lực thấp, hai phân   đoạn gen H5 HA của hai clade virus đều được loại vùng độc (loại các nucleotide mã hóa  các amino acid kiềm arginine (R) và lysine (K) ở vị trí giữa HA1 và HA2) và tránh lại độc  (Hình 2.1) Hình 2.1. Trình tự nucleotide và amino acid của gen HA clade 1.1 và HA clade 2.3.2.1c  trước và sau khi xử lý loại vùng độc và tránh lại độc 2.3.3.  Ghép nối các phân đoạn gen của virus cúm A  vào plasmid pHW2000 tạo hệ  thống plasmid đơn gen 10 mẫu DNA plasmid của các dòng khuẩn lạc đã được chọn dòng (6 dòng dương   tính với plasmid tái tổ  hợp chứa các phân đoạn gen khung + 2 dòng dương tính với gen  kháng nguyên H5 và N1 của clade 1.1 + 2 dòng mang gen kháng nguyên H5 và N1 của   clade 2.3.2.1c) được tách và tinh sạch, sử  dụng kit High Pure Plasmid Isolation (Roche,   Đức). Các plasmid tái tổ hợp được cắt bằng enzyme giới hạn, thu nhận gen đích và ghép  nối gen vào plasmid pHW2000 theo phương pháp của Hoffmann và đtg (2001).  2.3.4. Chuyển nhiễm hệ thống plasmid đơn gen vào tế bào 293T để tái tạo virus tái  tổ hợp rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c Thực hiện 2 công thức chuyển nhiễm 6 + 2 plasmid vào tế bào 293T: (i) 6 plasmid  mang 6 phân đoạn gen khung từ chủng  A/PR/8/34 kết hợp với 2 plasmid mang gen kháng  nguyên H5 và N1 từ  clalde 1.1; (ii) 6 plasmid mang 6 phân đoạn gen khung từ  chủng   A/PR/8/34 kết hợp với 2 plasmid mang gen kháng nguyên H5 và N1 từ clalde 2.3.2.1c.  Xác định sự  có mặt của virus tái tổ  hợp trong dịch nuôi cấy bế  bào sau chuyển  nhiễm plasmid bằng kỹ  thuật RT­PCR một bước. Các mẫu có kết quả  RT­PCR dương   tính với sự có mặt của virus tái tổ hợp thế hệ P0 được thu nhận riêng rẽ và ghi ký hiệu   là virus rg­A/H5N1 clade 1.1 hoặc rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c (t ương ứng). 2.3.5. Nhân giống virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c trong trứng   gà sạch có phôi Các mẫu virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c tái tổ  hợp được  cấy nhân giống trong trứng gà sạch có phôi 9 ­ 11 ngày tuổi. Ủ trứng trong tủ ấm ở 35°C,   độ  ẩm 60% trong 48h. Thu hoạch dịch niệu trong từng quả trứng (chứa virus tái tổ  hợp   thế hệ P1) riêng rẽ vào các ống vô trùng. Xác định sự có mặt của virus rg­A/H5N1 clade   1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c trong dịch niệu trứng bằng các phương pháp: (i) Xác định  hiệu giá HA, (ii) xác định hiệu  ứng hủy hoại tế bào (CPE) và khả  năng tạo plaque trên   đĩa nuôi cấy tế  bào MDCK trong thí nghiệm plaque assay   theo hướng dẫn của WHO  (2011).
  9. 2.3.6. Phân lập chủng virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c  Chủng virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c được phân lập từ các   mẫu virus thế hệ P1 có kết quả kiểm tra hiệu giá HA và hiệu giá virus cao. Thí nghiệm phân   lập virus thực hiện theo hướng dẫn của WHO (2011).  2.3.7. Nuôi cấy và thích nghi chủng virus trong trứng gà sạch có phôi và xác định tính  ổn định di truyền của chủng virus  Chủng virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c thế  hệ  P1 được cấy  truyền vào trứng gà sạch có phôi thêm 4 lần tiếp theo để thu nhận virus thế hệ từ P2 ­ P5.  Xác định hiệu giá HA, tính đầy đủ về di truyền (thể hiện ở sự có mặt của cả 8 phân đoạn   gen trong genome virus) và tính ổn định di truyền gen kháng nguyên (thể hiện ở trình tự các   gen kháng nguyên H5 HA và N1 NA không bị biến đổi) của các chủng virus thế hệ P5. 2.3.8. Tạo vaccine trong phòng thí nghiệm từ virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1  clade 2.3.2.1c  Dịch niệu trứng thu hoạch từ thế hệ P2 đến P5 của hai chủng virus rg­A/H5N1 clade   1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c đáp ứng tiêu chí của chủng virus  ứng viên vaccine (có khả  năng thích ứng nhân lên trong trứng gà sạch có phôi với hiệu giá HA cao, có tính ổn định di   truyền gen kháng nguyên H5 và N1) được làm đồng nhất đến cùng hiệu giá HA 1: 1024.   Tiến hành vô hoạt virus, tạo hai loại vaccine cúm vô hoạt nhũ dầu từ hai chủng virus.   2.3.9. Xác định khả  năng kích thích sinh miễn dịch tạo kháng thể  đặc hiệu trên gà   sạch 3 ngày tuổi của virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c  Vaccine từ virus rg­A/H5N1 clade 1.1 và rg­A/H5N1 clade 2.3.2.1c sau khi đã kiểm tra  đảm bảo tính an toàn được tiêm phòng cho gà sạch 3 ngày tuổi theo 2 công thức: (i) Tiêm 1  liều 0,5 ml vaccine cho gà 3 ngày tuổi; (ii) tiêm 2 liều: Liều 1 tiêm 0,2 ml vaccine cho gà 3   ngày tuổi, tiêm nhắc lại (liều 2) 0,5 ml vaccine lúc gà 13 ngày tuổi. Mỗi công thức thí  nghiệm tiêm 20 gà. Xác định hiệu quả sinh đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu của  từng loại vaccine bằng phương pháp xác định hiệu giá HI (hiệu giá ức chế  khả  năng gây   ngưng kết hồng cầu) sau 2 tuần và 4 tuần tiêm phòng. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tách dòng sáu phân đoạn gen khung nguồn gốc từ  virus A/PR/8/34 vào plasmid  pHW2000 3.1.1. Tách chiết RNA tổng số của chủng  NIBRG­14 mang sáu phân đoạn gen khung   nguồn gốc từ virus A/PR/8/34 Kiểm tra chất lượng các mẫu vRNA tổng số sau tách chiết bằng đo nồng độ và độ  tinh sạch trên máy Nanodrop cho kết quả  nồng độ  vRNA là 30,1 ­ 46,2 ng/µl và độ  tinh  sạch thể hiện ở tỷ số A260/280 khoảng 1,86 ­ 1,92.  3.1.2. Khuếch đại, xác định trình tự và chọn dòng sáu phân đoạn gen khung  Sáu   phân   đoạn   gen   khung  (PB2,   PB1,   PA,   NP,   M   và   NS)  nguồn   gốc   từ   virus  A/PR/8/34 [PR8] được nhân bản bằng kỹ thuật RT­PCR hai bước theo phương pháp của  Hoffmann và đtg (2001): Bước 1 ­ chuyển hóa vRNA → cDNA; bước 2 ­ PCR khuếch đại  cDNA  →  dsDNA. Trong phản  ứng  ở  bước 1, sử  dụng Reverse transcriptase v ới m ồi   Uni12 để chuyển toàn bộ các phân đoạn ssRNA sợi âm trong genome virus thành các phân  đoạn cDNA. Mồi Uni 12 có chiều dài 12 nucleotide (5’­AGCAAAAGCAGG­ 3’), bắt cặp   bổ  sung với 12 nucleotide bảo thủ có  ở  tất cả  các đầu 3’ của các phân đoạn gen virus.  Các phân đoạn cDNA là sản phẩm của bước 1 được sử  dụng làm khuôn cho bước 2:  
  10. Thực hiện 6 phản  ứng PCR khuếch đại 6 gen khung với 6 cặp mồi đặc hiệu cho nhân   bản từng gen khung. Quá trình RT­PCR hai bước được sơ đồ hóa ở Hình 3.1. Hình 3.1. Khuếch đại sáu phân đoạn gen khung của virus A/PR/8/34 ứng  dụng kỹ thuật RT­PCR hai bước với mồi Uni12 Kiểm tra sản phẩm của 6 phản  ứng RT­PCR nhân bản riêng rẽ  6 phân đoạn gen  khung bằng điện di trên gel agarose 1,5% (Hình 3.2) cho thấy: 6 phân đoạn gen khung ­  PB2, PB1, PA, NP, M và NS ­ đã được nhân bản thành công từ  mẫu vRNA của chủng  NIBRG­14, với sản phẩm RT­PCR của mỗi phân đoạn gen khung đều chứa ít nhất một   mẫu nhân bản thành công băng vạch đặc hiệu, sáng, rõ nét, kích thước tương  ứng với   kích thước tính toán theo lý thuyết của từng gen.  Các sản phẩm RT­PCR của sáu phân đoạn gen khung được tách dòng vào plasmid   pBT, biến nạp vào vi khuẩn E. coli DH5α. Sàng lọc các dòng khuẩn mang plasmid pBT  tái tổ  hợp bằng phương pháp conoly­PCR. DNA plasmid của các dòng vi khuẩn dương  tính với phản  ứng conoly­PCR được tách chiết, tinh sạch và xác định trình tự  nucleotide  gen đích với hai loại mồi là mồi đặc hiệu gen và mồi bắt cặp plasmid. Mỗi phân đoạn  gen đều được xác định trình tự  nucleotide theo cả  chiều xuôi và chiều ngược. Kết quả  về trình tự nucletide được so sánh để xác định trình tự đầy đủ và đúng của từng gen. Trên   cơ  sở  về  trình tự  nucleotide của từng gen đã nhận được, tiến hành so sánh với trình tự  nucleotide của phân đoạn gen tương  ứng  ở  virus PR8 trong ngân hàng cơ  sở  dữ  liệu  NCBI. Bên cạnh đó, kết quả về trình tự nucleotide được chuyển sang trình tự amino acid  suy diễn và so sánh có hay không sự sai khác về trình tự amino acid của từng gen đã tách  dòng trong plasmid pBT với trình tự amino acid đầy đủ đảm bảo để thực hiện chức năng   của các gen khung từ chủng PR8. 
  11. A B C D E F Hình 3.2. Điện di kiểm tra sản phẩm RT­PCR nhân bản sáu phân đoạn gen mã  hóa các protein khung của virus NIBRG­14 Ghi chú: M: Marker 1kb (Fermentas) A. Phân đoạn gen PB2 có 3 mẫu (1, 2, 3) nhân bản băng kích thước tương ứng gen PB2 B. Phân đoạn gen PB1 có 2 mẫu (1, 2) nhân bản băng kích thước tương ứng gen PB1 C. Phân đoạn gen PA có 1 mẫu nhân bản băng đặc hiệu kích thước tương ứng gen PA D. Phân đoạn gen NP có 3 mẫu (1, 2, 3) nhân bản băng kích thước tương ứng gen NP E. Phân đoạn gen M có 2 mẫu (2, 3) nhân bản băng kích thước tương ứng gen M F. Phân đoạn gen NS có 3 mẫu (1, 2, 3) nhân bản băng kích thước tương ứng gen NS Kết quả  so sánh về  trình tự  nucleotide và amino acid làm cơ  sở  cho chọn dòng   plasmid trình bày  ở  Bảng 3.1 cho thấy: Tương  ứng với mỗi phân đoạn gen khung, đều   chọn lọc được 1 ­ 3 dòng khuẩn mang cDNA có trình tự nucleotide mã hóa trình tự amino   acid khộng thay đổi (giống 100%) so với trình tự của sáu gen khung của virus PR8 trong  NCBI   (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore).   Số   lượng   các   dòng   khuẩn   chuyển   nạp  plasmid tái tổ hợp mang gen quan tâm có trình tự nucleotide không thay đổi so với trình tự  gen tương ứng của chủng PR8 như sau: Gen PB2 ­ 2 dòng; gen PB1 ­ 3 dòng; gen PA ­ 1  dòng; gen NP ­ 2 dòng; gen M ­ 2 dòng và gen NS ­ 2 dòng. Bên cạnh các dòng mang gen   đích có trình tự  nucleotide không thay đổi so với virus PR8, có một số  dòng có trình tự  nucleotide xuất hiện đột biến điểm làm thay đổi 1 bp trên gen, dẫn đến sự  thay đổi 1  amino acid của protein do gen mã hóa hoặc không thay đổi về trình tự amino acid (trường   hợp thay đổi nucleotide nhưng bộ  ba nucleotide thay đổi vẫn mã hóa cùng một amino   acid). Sự  biến đổi này có khả  năng xuất phát từ  các đột biến điểm xảy ra trong hệ  genome của quần thể  virus NIBRG­14 trong dịch niệu trứng, và là kết quả  của sai sót 
  12. xảy ra trong sao chép genome của phức hợp polymerase ­ RdRp ­ của virus cúm A (loại  virus điển hình về khả năng tiến hóa nhanh, dễ biến đổi di truyền và xuất hiện đột biến  điểm trong quá trình sao chép genome do polymerase khi hoạt động có tần số xuất hiện  đột biến cao). Bảng 3.1. So sánh trình tự nucleotide và amino acid của sáu phân đoạn gen khung đã  phân lập với các gen tương ứng của chủng PR8 Gen Ký hiệu  Kích thước  Vị trí thay đổi so với trình  dòng khuẩn  gen  tự gen tương ứng của  lạc (nucleotide) chủng PR8 Vị trí nucleotide  Vị trí amino acid  thay đổi  thay đổi cl1 T1855C F619L PB2 2341+29 cl2 KTĐ KTĐ cl3 KTĐ KTĐ
  13. cl4 A1574G  E525G cl1 KTĐ KTĐ PB1 2341+29 cl2 T290C L97S cl3 KTĐ KTĐ cl4 KTĐ KTĐ
  14. PA cl1 2233+29 G861A, T1879C W627R cl2 KTĐ KTĐ cl1 G567A KTĐ NP 1565+29 cl2 KTĐ KTĐ cl3 KTĐ KTĐ
  15. cl1 KTĐ KTĐ M 1027+29 cl2 C395T T132I cl3 KTĐ KTĐ NS cl1 890+29 KTĐ KTĐ cl2 KTĐ KTĐ KTĐ: Không thay đổi; 29: Các nucleotide thiết kế thêm ở hai đầu của mồi nhân gen  Để tạo bộ plasmid tái tổ hợp chứa các phân đoạn gen khung có trình tự nucleotide  đầy đủ và không thay đổi so với các trình tự gen khung của virus PR8, luận án lựa chọn   tương ứng với mỗi gen khung một dòng DNA plasmid có trình tự nucleotide của gen đích  giống 100% so với phân đoạn gen khung tương  ứng của virus PR8 trên ngân hàng NCBI  để dòng hóa vào plasmid pHW2000. 3.1.3. Ghép nối sáu phân đoạn gen khung vào plasmid pHW2000
  16. Sáu phân đoạn gen khung được cắt thu nhận từ  plasmid pBT tái tổ  hợp để  tách  dòng vào plasmid pHW2000 theo phương pháp của Hoffmann và đtg (2001). Sáu plasmid  pBT tái tổ  hợp được cắt bằng BsmBI hoặc BsaI. Sản phẩm của 6 phản  ứng cắt được  điện di kiểm tra trên gel agarose 2% (Hình 3.3). Các băng vạch có kích thước đúng với  kích thước lý thuyết của từng gen khung trên bản điện di được cắt và thu nhận bằng  phương pháp  thôi gel,  tinh sạch gen.  Ghép  nối  riêng  rẽ   6  phân  đoạn gen khung vào  plasmid pHW2000 đã được cắt mở  vòng bằng  BsmBI tạo 6 plasmid tái tổ  hợp mang 6  phân đoạn gen khung.  Kiểm tra sự có mặt của 6 phân đoạn gen khung trong 6 mẫu plasmid pHW2000 tái  tổ hợp bằng phương pháp PCR với hai loại mồi là mồi đặc hiệu cho nhân bản từng phân  đoạn gen và mồi bắt cặp trên plasmid. Sản phẩm PCR nhân bản 6 phân đoạn gen bằng  mồi đặc hiệu gen đều xuất hiện một băng vạch duy nhất có kích thước đúng kích thước  theo tính toán lý thuyết của từng gen (gen PB2: ~ 2350 bp, gen PB1: ~ 2350 bp, gen PA: ~   2250 bp, gen NP: ~ 1600 bp, gen M: ~ 1050 bp và gen NS: ~ 900 bp). Sáu phản  ứng nhân  gen bằng mồi  bắt cặp  plasmid đều có kích thước lớn hơn khoảng 0,2   kb so với sản  phẩm phản  ứng PCR nhân các phân đoạn gen tương  ứng bằng mồi đặc hiệu gen. Kết   quả nhận được chứng tỏ 6 phân đoạn gen PB2, PB1, PA, NP, M và NS đã được biến nạp  thành công và gắn đúng vị trí trên 6 plasmid pHW2000 (mỗi plasmid mang một phân đoạn   cDNA mã hóa protein khung của virus (Hình 3.4). . Hình 3.3. Điện di sản phẩm cắt sáu plasmid mang sáu phân đoạn gen khung nguồn  gốc từ virus A/PR/8/34 bằng enzyme giới hạn Ghi chú: M: Marker 1kb (Fermentas); M1: Marker High Ranger 1kb DNA Ladder A. Gen PB2 (PB2­K: Plasmid pBT­PB2 không cắt với enzyme; PB2­C: Sản phẩm cắt pBT­PB2) B. Gen PB1 (PB1­K: Plasmid pBT­PB1 không cắt; PB1­C: Sản phẩm cắt plasmid pBT­PB1) C. Gen PA (PA­C: Sản phẩm cắt plasmid pBT­PA; PA­K: Plasmid pBT­PA không cắt với enzyme) D. Gen NP (NP­K: Plasmid pBT­NP không cắt với enzyme; NP­C: Sản phẩm cắt plasmid pBT­NP)  E. Gen M (M­C: Sản phẩm cắt plasmid pBT­M; M­K: Plasmid pBT­M không cắt với enzyme) F. Gen NS (NS­K: Plasmid pBT­NS không cắt với enzyme; NS­C: Sản phẩm cắt plasmid pBT­NS)
  17. .  Hình 3.4. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR của sáu phân đoạn gen khung với mồi  đặc hiệu gen và mồi đặc hiệu plasmid pHW2000 M: Marker 1kb (Fermentas); (­): Đối chứng âm; 1, 2: Phân đoạn gen M; 3, 4: Phân đoạn gen NP; 5, 6:  Phân đoạn gen NS; 7, 8: Phân đoạn gen PA; 9, 10: Phân đoạn gen PB1; 11, 12: Phân đoạn gen PB2 3.2. Thiết kế và tách dòng gen HA của virus cúm A/H5N1 clade 1.1 và clade 2.3.2.1c   vào plasmid pHW2000 Trình tự  nucleotide của hai phân đoạn gen H5 clade 1.1 và H5 clade 2.3.2.1c đã   được thiết kế, tổng hợp nhân tạo và lưu giữ trong plasmid (Hình 3.5). Trình tự nucleotide   của hai gen H5 có kích thước: Gen H5 clade 1.1 ­ 1825 bp, gen H5 clade 2.3.2.1c ­ 1822 bp.  Hai gen H5 đều có đặc điểm: Hai đoạn nucleotide  ở  hai đầu không mã hóa, là vị trí gắn  mồi đặc hiệu chứa điểm nhận biết của enzyme BsmBI; ở giữa là vùng mã hóa amino acid  tạo protein HA: Gen HA clade 1.1 ­ 1698 bp (1695 bp mã hóa 565 amino acid và 3 bp là bộ  ba kết thúc),  gen HA  clade 2.3.2.1c ­ 1695 bp (1692 bp mã hóa 564  amino acid  và  3 bp  tương ứng với bộ ba kết thúc). 
  18. Hình 3.5. Trình tự nucleotide của gen HA clade 1.1 và HA clade 2.3.2.1c không chứa  vùng độc A. Trình tự nucleotide; B. Trình tự amino acid Với hai trình tự gen H5 HA đã thiết kế, khi khuếch đại gen bằng phản  ứng PCR   sẽ tạo sản phẩm có kích thước 1799 bp (1698 bp + 101 bp) tương ứng với gen HA clade  1.1 và 1796 bp (1695 bp + 101 bp) tương ứng với gen HA clade 2.3.2.1c.  Đặc biệt, trình tự amino acid của protein H A được mã hóa bởi gen HA clade 1.1 và  HA clade 2.3.2.1c đã thiết kế đều được loại bỏ vùng độc (loại bớt các amino acid kiềm ở  vị trí nhận biết của protease) và tránh hiện tượng lại độc. Cụ thể, trình tự amino acid mã   hóa bởi phân đoạn gen H5 clade 1.1 đã thiết kế, vị trí 338­344 là QREGT­RG, trong khi ở  chủng   gốc   A/duck/Vietnam/ST0970/2009(H5N1),   vị   trí   338­347   là   QREGRRKK­RG  (chứa 4 amino acid kiềm –RRKK­  ở  vị  trí nhận biết của protease). Như  vậy, so với  chủng gốc, trình tự gen H5 clade 1.1 đã thiết kế làm gen ứng viên cho sản xuất vaccine đã  được loại vùng độc: Loại 2 arginine (R), 1 lysine (K) và thay thế  1 lysine (K) bằng   threonine (T); và tránh lại độc: Hai arginine (R)  ở  hai đầu ngay sát vùng độc được thay  đổi mã bộ ba ­ AGA thành CGA ­ cũng mã hóa cho arginine nhưng sẽ giúp chủng virus tái  tổ hợp không từ dạng độc lực thấp chuyển thành dạng độc lực cao. Trình tự amino acid   mã hóa bởi gen HA clade 2.3.2.1c loại vùng độc đã thiết kế, vị trí 338­343 là QRET­RG,  trong khi ở chủng gốc A/duck/Viet Nam/HT­02/2014(H5N1), vị trí 338­346 là QRERRRK­ RG (chứa 4 amino acid kiềm ­RRRK­  ở  vị  trí vùng độc) (Hoàng Thị  Thu Hằng   et al., 
  19. 2008). So với chủng virus gốc, gen ứng viên vaccine HA clade 2.3.2.1c đã được loại vùng  độc: Loại 3 arginine (R)  và thay thế  1 lysine (K) bằng  threonine (T);  tránh lại độc: 2  arginine (R) ở hai đầu ngay sát vùng độc được thay đổi 1 nucleotide từ AGA thành CGA. Trình tự amino acid suy diễn được dịch mã từ  2 gen H5 HA đã thiết kế  cho thấy:  Các vị  trí quan trọng đảm bảo việc thực hiện chức năng và thể  hiện tính kháng nguyên  của protein HA đều có và không thay đổi vị  trí so với chủng virus gốc , gồm: Vị  trí liên  kết với thụ thể của tế bào chủ: QSG ở cả 2 clade (amino acid 238­240); các vị trí có tính  kháng nguyên và sinh đáp  ứng miễn dịch mạnh: ANPV  ở  clade 1.1 và PNPA  ở  clade   2.3.2.1c  (amino acid 99­102); SHEASL  ở  clade 1.1 và NHEASL  ở  clade 2.3.2.1c   (amino  acid 140­145); PYLGKS ở clade 1.1 và SYQGNS ở clade 2.3.2.1c (amino acid 152­157); vị  trí glycosyl hóa: NST ở clade 1.1 và DNA ở clade 2.3.2.1c (amino acid 170­172). Gen HA clade 1.1 và gen HA clade 2.3.2.1c tổng hợp nhân tạo đã được ghép nối  riêng rẽ vào plasmid pHW2000. Kiểm tra sự có mặt của phân đoạn gen HA trong plasmid   pHW2000   bằng   các   phương   pháp:   PCR   với   hai   cặp  mồi  (đặc   hiệu  gen,  đặc   hiệu  plasmid); cắt bằng enzyme giới hạn và xác định trình tự gen. Kết quả kiểm tra thể hiện  ở Hình 3.6. A B Hình 3.6. Kiểm tra sự có mặt của gen HA clade 1.1 và HA clade 2.3.2.1c trong  plasmid pHW2000  Ghi chú. M: Marker 1 kb  A. Kiểm tra bằng PCR nhân gen HA với hai loại mồi là mồi đặc hiệu gen và mồi đặc hiệu plasmid; 1, 2:  Sản phẩm PCR nhân gen HA clade 1.1; 3, 4: Sản phẩm PCR nhân gen HA clade 2.3.2.1c. B: Cắt kiểm tra bằng cặp enzyme NheI và SmaI; H1.1: Sản phẩm cắt pHW2000­HA clade 1.1; H2.3.2.1:  Sản phẩm cắt pHW2000­HA clade 2.3.2.1c. Kiểm tra sự có mặt của gen đích bằng PCR với hai loại mồi là mồi đặc hiệu gen  HA và mồi đặc hiệu plasmid chỉ xuất hiện một băng đặc hiệu duy nhất có kích thước   đúng theo lý thuyết: Sản phẩm nhân gen bằng mồi đặc hiệu gen có kích thước khoảng  1800 bp (tương  ứng với kích thước gen HA),  nhân  gen  bằng  mồi  đặc hiệu  plasmid có  kích thước khoảng 1950 bp (tương  ứng với kích thước gen HA và một phần trình tự  nucleotide của plasmid pHW2000 ở hai đầu gen HA) (Hình 3.6A).  Sản phẩm cắt kiểm tra 2 plasmid tái tổ hợp với cặp enzyme NheI và SmaI trên bản  điện di đều xuất hiện 2 băng vạch: Băng thứ nhất có kích thước lớn tương ứng với kích  thước plasmid pHW2000 và băng thứ hai kích thước nhỏ hơn tương  ứng với kích thước  của gen HA (khoảng 1800 bp) (Hình 3.6B). Kết quả  xác định trình tự  nucleotide của gen đích cũng chứng minh gen HA clade  1.1 và  HA  clade 2.3.2.1c  đã được tạo dòng thành công vào plasmid pHW2000 với kích  thước và trình tự nucleotide chính xác 100% so với các trình tự đã thiết kế. DNA plasmid 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1