intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt (crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Chia sẻ: Lê Thị Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu luận án có được các dẫn liệu về thành phần loài giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Xác định được các đặc trưng phân bố số lượng của giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực nghiên cứu cùng với những biến động của nhóm này theo không gian và mùa khí hậu. Đề xuất được các giải pháp bảo tồn các kiểu ĐNN đặc thù, quan trọng ở vùng núi đá vôi thuộc vườn quốc gia Phong Nha, Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt (crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- LÊ DANH MINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA GIÁP XÁC NƢỚC NGỌT (CRUSTACEA) Ở KHU VỰC VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9.42.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Hồ Thanh Hải Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: TS. Trần Đức Lương Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáp xác nước ngọt thuộc các taxon Decapoda, Copepoda, Cladocera, Ostracoda, là những đối tượng phổ biến trong nhóm giáp xác ở các thủy vực nước ngọt nói chung và các thủy vực vùng núi đá vôi nói riêng. Đặc tính về đa dạng sinh vật của nhóm này thể hiện ở sự phong phú cả về thành phần loài, số lượng cá thể và tính chất phân bố trong quần xã. Chúng đóng vai trò lớn trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn của thủy vực, nhiều loài là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế. Trên thế giới, khu hệ động vật nói chung, nhóm giáp xác nước ngọt nói riêng ở các thủy vực vùng núi đá vôi, bao gồm cả các thủy vực ngầm trong hang động đã được nghiên cứu từ khá sớm và thu được nhiều kết quả, trong đó nhiều giống và loài mới đã được ghi nhận cho khoa học. Việt Nam, các vùng núi đá vôi nói chung và vùng núi đá vôi khu vựcVQG Phong Nha - K Bàng t nh Quảng Bình nói riêng, đặc biệt là đối với các thủy vực nước ngầm trong hang động, hầu như có rất ít những nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh học, thành phần loài của khu hệ thủy sinh vật nói chung và nhóm giáp xác nói riêng. Những nghiên cứu trước đây về môi trường và thủy sinh vật tại khu vực vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha - K Bàng đã ghi nhận có 33 loài giáp xác nước ngọt, trong đó có 12 loài thấy ở sông trong động Phong Nha. Trong số các loài thấy ở sông trong động Phong Nha, có 2 loài giáp xác Calanoida mới cho khoa học được mô tả. Các loài và giống mới này hiện nay đều được xem là đặc hữu của Việt Nam Với những kết quả trên, ch c ch n chưa phản ánh được đầy đủ về thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi đặc biệt là các thủy vực ngầm trong hang động Phong Nha-K Bàng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:"Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt (Crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" 2. Mục tiêu của luận án - Có được các dẫn liệu về thành phần loài giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực Vườn quốc gia Phong Nha-K Bàng. - Xác định được các đặc trưng phân bố số lượng của giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực nghiên cứu cùng với những biến động của nhóm này theo không gian và mùa khí hậu.
  4. 2 - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn các kiểu ĐNN đặc thù, quan trọng ở vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha - Quảng Bình. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Xác định thành phần loài giáp xác nước ngọt thuộc các bộ Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (Copepoda), Diplostraca (Cladocera), Podocopida (Ostracoda), Amphipoda, Isopoda và Decapoda ở các thuỷ vực nghiên cứu. 3.2. So sánh số lượng loài và cấu trúc thành phần loài ở các loại hình thuỷ vực khác nhau, đặc biệt là các thủy vực trên mặt đất và thủy vực ngầm trong hang động. - 3.3. Xác định số lượng cá thể của các đối tượng nghiên cứu ở các thuỷ vực, đồng thời xem xét biến động động về mật độ của chúng ở mỗi loại hình thuỷ vực theo không gian và mùa khí hậu. 3.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính môi trường nước cơ bản (to, pH, DO, độ muối…) của thuỷ vực với một số ch số sinh học của quần xã giáp xác nước ngọt. 3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và s dụng bền vững các kiểu ĐNN và quần xã giáp xác nước ngọt tại khu vực nghiên cứu. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu về giáp ác nƣớc ngọt ở trên th giới 1.1.1. Các nghiên cứu v phân lo i các nh m giáp xác nước ngọt 1.1.1.1. da) Các tác giả Müller (1776), Jurine (1820), Milne-Edwards (1840), Brady (1883) đã có các nghiên cứu về phân loại học đối với nhóm giáp xác chân chèo nước ngọt (Copepoda) dựa trên các đặc điểm hình thái. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 loài thuộc 2.400 giống và 210 họ đã được mô tả. Trong số đó, có khoảng 2.800 loài sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa (Boxshall và Halsey, 2004; Boxshall và Defaye, 2010). các nước như Malaysia và Indonesia với các công trình của Douwe (1901, 1907), Daday (1906) ở Java và Sumatra; và Fernando (1978) về khu hệ Copepoda ở Malaysia. Brehm (1951, 1954), nghiên cứu về thành phần loài ở Campuchia. Thái Lan có các nghiên cứu của Boonsom (1984), Chullasorn et al. (2008).... Trung Quốc, Shen và Tai (1962, 1963, 1964). Theo Shen(1979) et al. có 206 loài giáp xác Copepoda trong các thuỷ vực nội địa Trung Quốc.
  5. 3 1.1.1.2. Giáp xác râu ch (Cladocera) được các tác giả Muller (1776, 1777, 1785), nghiên cứu với một số giống đầu tiên được công bố. Có thể nói công trình nghiên cứu của Lilljeborg (1901) đã mô tả và vẽ hình minh hoạ của 102 loài cùng với một hệ thống các taxon trong bộ Cladocera thành công nhất lúc bấy giờ. Theo Martin & Davis, (2001) đã biết khoảng 620 loài giáp xác râu ch (Cladocera) sống ở nước ngọt xếp trong 4 thứ bộ: Anomopoda (537 loài), Ctenopoda (50 loài), Haplopoda (1 loài) và Onychopoda (32 loài). Khu vực Đông Nam Á có các công trình tiêu biểu như: Richard (1891, 1895, 1896), Johnson (1956) được nghiên cứu ở Indonexia. Malaysia, có các công trình nghiên cứu của các tác giả Johnson (1962, 1963, 1965, 1975), Idris (1983).... Thái Lan có các nghiên cứu của Boonsom (1984), Sanoamuang et al. (2001), Maiphae et al. (2005). Chiang và Du (1979) đã thống kê được 136 loài trong 45 giống và 10 họ ở Trung Quốc. 1.1.1.3. Những năm 1777 và 1778, Muller đã có những nghiên cứu về phân loại học nhóm giáp xác Ostracoda. Theo thống kê của Martens et al. (2008), có 2.000 loài giáp xác Ostracoda nước ngọt nội địa đã được ghi nhận trên toàn thế giới, hầu hết chúng có đời sống tự do, ch có khoảng 12 loài sống bán ký sinh, tất cả đều thuộc bộ Podocopida. Theo Fernando (1982), có 87 loài thuộc 26 giống được ghi nhận ở Malaysia, Indonesia và Philippin. Theo Savatenalinton & Martens (2010), đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về thành phần loài của phân họ Cypricercinae và mô tả 6 loài mới cho khu vực này. 1.1.1.4. Tôm, cua (Decapoda) Từ những năm giữa thế kỷ XIX, những nghiên cứu về tôm, cua nước ngọt thế giới đã được tiến hành các nước ở Châu Âu và Châu Á. Theo De Grave et all. (2008), hiện có khoảng 2.500 loài tôm nhóm Caridea thuộc 31 họ, sống ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong đó, có khoảng 655 loài nước ngọt. Cumberlidge et al. (2009), có 1.476 loài cua nước ngọt đã biết trên thế giới được phân bố ở mọi vùng địa lý động vật, trong đó có 1.306 loài thuần tuý nước ngọt. Hai họ có thành phần loài đông nhất là Potamidae (505 loài và 95 giống) và họ Gecarcinucidae (344 loài và 59 giống), các loài này chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á và Nam Á.
  6. 4 Theo Cumberlidge et al. (2009), 10 nước có số loài cua nước ngọt phong phú nhất, trong đó có 8 nước ở Châu Á, đó là: Trung Quốc (224 loài), Thái Lan (101 loài), Malaysia (92 loài), Ấn Độ (78 loài), Srilanka (50 loài). Các nước khác, tuy việc thống kê cho tới nay còn chưa thật đầy đủ song cũng đã ghi nhận được số loài khá lớn, như: Indonesia (83 loài), Philippin (42 loài), Việt Nam (40 loài). Các nghiên cứu v m i trường sống và sự phân chia các nhóm loài sinh thái sống trong thủy vực vùng núi đá v i. 1.1.2.1. ủy ự ù ú đ ô. Dựa vào các đặc điểm về địa hình, thủy văn và môi trường nước, các thủy vực ở vùng núi đá vôi có thể chia thành 3 nhóm lớn, bao gồm: thủy vực nước chảy trên mặt đất (Lotic Environments), thủy vực nước đứng (Lentic Environments) và thủy vực nước ngầm (Underground Aquatic Environments) 1.1.2.2. Sự phân chia các nhóm loài sinh thái sống trong thủy vực ngầm Hiện nay, trong nghiên cứu về khu hệ động vật trong hang động, hệ thống phân chia của Schiner-Racovitza về nhóm loài sinh vật ngầm dưới lòng đất được chấp nhận và s dụng rộng rãi:“T ” gồm những loài đi lạc hoặc lai vãng vào hang động, chúng bị thu hút bởi độ m hoặc nguồn thức ăn trong hang, nhưng chúng không luôn luôn sống ở môi trường này và không sinh sản ở đây.“T ” gồm những động vật sống thường xuyên trong môi trường ngầm dưới lòng đất, thường ở những khu vực nông và c a hang; chúng cũng thường xuyên sinh sản ở đây. Tuy nhiên, những loài này cũng có thể được tìm thấy ở môi trường trên mặt đất. “T b ” gồm những động vật sống chính thức trong môi trường bóng tối trong lớp đất sâu hoặc trong hang động. Chúng biến đổi sâu s c các đặc điểm sinh học, sinh thái thích nghi với môi trường trong bóng tối, toàn bộ vòng đời của chúng diễn ra trong khu vực này và không thể tìm thấy chúng ở trên mặt đất. 1.1 hành phần loài giáp xác các thủ vực nước ngọt vùng núi đá v i. khu vực Đông nam Á, có các công trình của các tác giả Ng (1988, 1991, 1992, 1996); Ng & Naiyanetr (1993). Camacho (2005) đã mô tả 2 giống mới với 2 loài mới (Paraeobathynella vietnamensis, Sketinella trontelji.) ở Việt Nam; Camacho et al (2011) mô tả 1 giống mới với 1 loài mới (Siambathynella laorsriae) ở Thái Lan. Victor & Fernando (1981) mô tả 1 phân họ mới, 1 loài mới thuộc giáp xác Ostracoda từ hang Batu, Malaysia. Trong nhóm giáp xác Copepoda, có các nghiên cứu của Menzel (1926), Chappuis (1931); Bruno & Cottarelli (1999), Pesce & Apostolov (1985); Brancelj et al. (2010) và Watiroyram et al. (2012). Theo Stoch &
  7. 5 Galassi (2010), đã ghi nhận được 4.775 loài động vật không xương sống tại các thủy vực trong hang động trên thế giới, trong đó số lượng loài giáp xác chiếm phần lớn số lượng loài đã biết, bao gồm: 3.400 loài, chiếm 71,2 tổng số loài với các thành phần loài cụ thể như: nhóm Copepoda có khoảng 1.000 loài, nhóm Ostracoda có khoảng 300 loài, nhóm Amphipoda có khoảng 950 loài, Bathynellacea có khoảng 200 loài và nhóm Decapoda có khoảng 130 loài. Theo Bracelj et al. (2013), ở Đông Nam Á đã ghi nhận được 102 loài giáp xác nước ngọt trong các thủy vực nước ngầm, trong đó nhiều nhất là nhóm Decapoda có 34 loài, Copepoda (23 loài), Isopoda (21 loài), Amphipoda (13 loài), Syncarida (5 loài), Thermosbaenacea (3 loài) và Ostracoda 1 loài. Qua thống kê, Philippines có số lượng loài nhiều nhất với 34 loài, Thái Lan (24 loài), Indonesia (17 loài), Malaysia (14 loài), Việt Nam (9 loài), Căm Pu Chia (3 loài), Laos (1 loài) và Myanmar chưa ghi nhận thấy loài nào trong nhóm giáp xác này. Từ năm 2013 – 2016, các tác giả tiếp tục nghiên cứu và đã công bố thêm 10 loài giáp xác mới ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam: 3 loài tôm, cua thuộc bộ Decapoda (Do & Nguyen, 2014; Ng & Vidthayanon, 2013; Cai & Vidthayanon, 2016), 6 loài giáp xác chân chèo thuộc bộ Copepoda (Tran & Chang, 2014; Tran &Hołyńska, 2015, Boonyanusith et al., 2013; Watiroyram et al., 2015a, 2015b, 2016), 1 loài giáp xác thuộc bộ Thermosbaenacea (Rogers & Sanoamuang L, 2016). 1.2. Các nghiên cứu về giáp ác nƣớc ngọt ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu v phân lo i học. 1.2.1.1. Trước năm 1945, các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác nhỏ (GXN) sống nổi ở Việt nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước ngoài. Từ năm 1960 đến nay, có các công trình của Đặng Ngọc Thanh (1965, 1977, 1980); Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (1991, 1992, 2001). Năm 2001, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã mô tả định loại 50 loài Cladocera và 31 loài Copepoda. Sau đó, có các nghiên cứu của các tác giả như Reid và Kay (1992), Hołyńska và Vũ Sinh Nam (2000), Trần Đức Lương và Hołyńska (2015). Hồ Thanh Hải, Trần Đức Lương (2007, 2008, 2009). Trần Đức Lương (2012) đã ghi nhận 105 loài giáp xác chân chèo (Copepoda) thuộc 45 giống, 13 họ, trong 3 bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida.Trong đó, bộ Calanoida có 39 loài, bộ Cyclopoida có 29 loài, bộ Harpacticoida có 37 loài ở các thủy vực nội địa Việt nam.
  8. 6 1.2.1.2. Giáp xác có v (Ostracoda) Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về nhóm giáp xác có vỏ Ostracoda còn rất ít. Ch ghi nhận 1 loài trong nghiên cứu của Brehm (1952) ở vùng Hải Dương. Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) mô tả phân loại học của 8 loài thuộc họ Cypridae ở các thuỷ vực nước ngọt B c Việt Nam. 1.2.1.3. Tôm, cua (Decapoda) Nhóm tôm cua nước ngọt (Decapoda) ở Việt Nam được Edwardo tiến hành nghiên cứu từ những năm 1869. Về tôm nước ngọt, có các công trình của Bouvier (1904, 1920, 1925), Sollaud (1914) ch ghi nhận có 5 loài có ở Việt Nam bao gồm: 2 loài Coutierella tonkinensis và Leander mani và 3 loài tôm thuộc họ Atyidae: Caridina nilotica typica, C.weberi sumatrensis và C. tonkiensis. Giai đoạn từ sau năm 1945 tới trước 1975, ở miền B c Việt Nam có các nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh (1961, 1967), Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết (1972). Năm 1975, Đặng Ngọc Thanh, đưa ra một danh lục gồm 27 loài tôm, cua đã thấy trong các thuỷ vực B c Việt Nam. Năm 1980, Đặng Ngọc Thanh và cs đã ghi nhận và mô tả mới 8 loài thuộc giống Caridina; sau đó có các tác giả N. X. Quýnh, Peter, K. L. Ng và Liang X. Q. (2002). Đặng Ngọc Thanh, Đỗ Văn Tứ (2007, 2010) đã mô tả thêm 6 loài tôm riu họ Atyidae mới cho khoa học ở Việt Nam. miền Nam có những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1978, 1979, 1981, 1992, 2003, 2004, 2006, 2010, 2011). Về cua nước ngọt, Đặng Ngọc Thanh và Trần Ngọc Lân (1992) mô tả 2 loài mới thuộc giống Orientalia (Orientalia rubra, O. tankiensis) từ các mẫu vật thu thập ở Nghệ An và Thanh Hoá. Ng (1996), Peter, K. L. Ng & Darren, C. J. Yeo (2001), Tohru Naruse, N. X, Quynh và Darren C. J. Yeo (2011) tiếp tục ghi nhận và mô tả một số loài cua nước ngọt mới ở Việt Nam. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2012) đã đưa ra danh lục gồm: 42 loài tôm và 36 loài cua đã ghi nhận được cho khu hệ Việt Nam. Đỗ Văn Tứ và nnk. (2015) đã mô tả một giống và loài của mới thấy ở Vĩnh Tân, t nh Bình Thuận (Binhthuanomon vinhtan); Đỗ Văn Tứ, Nguyễn Tống Cường và Lê Hùng Anh (2016) đã mô tả một loài cua mới thấy ở suối chùa Hương (Indochinamon chuahuong); Đỗ Văn Tứ, Hsi-Te Shih & Chao Huang (2016) đã mô tả một loài cua mới thấy ở suối thuộc huyện Hạ Lạng, t nh Cao B ng (Tiwaripotamon pluviosum). Như vậy,
  9. 7 theo số liệu cho tới nay Việt Nam đã ghi nhận có 43 loài tôm và 41 loài cua nước ngọt. Các nghiên cứu v giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá v i i t Nam Năm 1967, Borutzky đã ghi nhận có 7 loài giáp xác Harpacticoida (Copepoda) thuộc hai họ Viguierellidae và Canthocamptidae. Tiếp sau đó có các nghiên cứu của Camacho (2005), Brancelj (2005), Apostolov (2007). Trần Đức Lương và cs. (2011), đã ghi nhận 39 loài giáp xác thuộc các nhóm Copepoda (18 loài), Cladocera (12 loài), Amphipoda và Decapoda ở khu vực vùng núi đá vôi Tràng An - Ninh Bình. Năm 2012, Trần Đức Lương và Cheon Young Chang đã công bố 2 loài mới cho khoa học là Microthridion thanhi, Nitokra vietnamensis. khu vực vùng núi đá vôi Phong Nha-K Bảng, có các nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001) mô tả 2 loài mới thuộc Giáp xác chân chèo Calanoida trong khúc sông ngầm ở động Phong Nha; Hồ Thanh Hải và cs. (2003) cung cấp danh sách thành phần loài thuỷ sinh vật (thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy và cá) trong động Phong Nha, trong đó có 12 loài giáp xác nhỏ (Copepoda và Cladocera) b t gặp ở sông trong động Phong Nha Trần Đức Lương & Cheon Young Chang (2012) mô tả một loài Giáp xác chân chèo Cyclopoida mới ở hang Thiên Đường. Với nhóm giáp xác tôm, cua (Decapoda), Ng (1996) đã ghi nhận 1 loài và giống cua mới (Nemoron nomas) ở Hang Tối (Phong Nha – K Bàng). Năm 2014, Đỗ Văn Tứ và nnk đã mô tả một loài tôm càng mới (Macrobrachium phongnhaense) trong sông ngầm ở Hang Va thuộc VQG Phong Nha – K Bàng. 1.3. Các nghiên cứu về v ng n i đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng. Nội dung phần này trình bày tổng quan về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết, thủy văn thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu. Các lo i hình thủy vực ở vùng núi đá v i Phong Nha-Kẻ Bàng Dựa trên những sai khác về hình thái thủy vực, chế độ thủy văn và điều kiện môi trường nước, có thể phân chia các loại hình thủy vực ở vùng núi đá vôi Phong Nha – K Bàng thành các loại hình chính như: suối, sông, các vũng nhỏ ngập nước tạm thời theo mùa n m ở các trũng thấp, các hồ chứa và hệ thống thủy vực ngầm trong hang động. T ủy ự ầ đ .
  10. 8 Dựa trên số liệu khảo sát đo đạc, vẽ hình các hang động ở vùng núi đá vôi t nh Quảng Bình của các tác giả Trần Nghi và cs. (2003), Limbert (2012), các điều kiện về khí hậu thủy văn và môi trường. Theo đó, các thủy vực trong hang động vùng núi đá vôi t nh Quảng Bình có thể chia làm 4 dạng chính: Các thủy vực nước chảy trong kẽ đá; sông ngầm trong hang động; vũng nước nhỏ nước đọng tạm thời và hồ nước ngầm trong hang động. CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nhóm giáp xác nước ngọt thuộc các bộ Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (Copepoda), Diplostraca (Cladocera), Podocopida (Ostracoda), Amphipoda, Isopoda, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Decapoda và một số ch tiêu hóa lý môi trường nước các thủy vực nghiên cứu (ánh sáng, T 0, pH, DO, NH4+, NO3-, PO43-). - Phạm vi nghiên cứu: Thành phần loài, các đặc điểm phân bố thành phần loài và số lượng của giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực vùng núi đá vôi thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - K Bàng 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Các loại hình thủy vực vùng núi đá vôi VQG Phong Nha – K Bàng bao gồm suối, sông, hồ chứa trên mặt đất và các thủy vực ngầm trong hang động. Vị trí các điểm khảo sát. Tổng số 22 thủy vực ở vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha - K Bàng được tiến hành thu thập mẫu vật nghiên cứu. Trong đó, có nhiều thủy vực được khảo sát ở nhiều vị trí, cụ thể: Sông Son (3 điểm khảo sát), sông Chày (3 điểm), Khe Rinh (1 điểm), suối Phú Nhiêu (1 điểm), suối Tân Hóa (1điểm), suối Chà Nòi (1 điểm), suối Yên Hợp (1 điểm), suối Khe Ván (1 điểm), Khe Dát (1 điểm), suối Thiên Đường (1 điểm), Rào Con (1 điểm), hồ Đồng Suôn (3 điểm ), hồ Khe Ngang (3 điểm), động Phong Nha (4 điểm), hang Sơn Đoòng (4 điểm), hang Thiên Đường (3 điểm), hang Tối (2 điểm ), hang E (4 điểm), hang 35 (1 điểm), hang Va (2 điểm), hang Tú Làn (3 điểm) và hang Yên Hợp (1 điểm).
  11. 9 2.3. Thời gian nghiên cứu - Thời gian 4 năm: Từ năm 2013 – 2017. - Các mẫu vật giáp xác được kế thừa từ 2 đợt khảo sát vào tháng 8/2011và tháng 4/2013. - Trong thời gian thực hiện, đề tài luận án tiếp tục khảo sát và mở rộng các địa điểm nghiên cứu với 5 đợt nghiên cứu vào tháng 4/2014, tháng 8/2014, tháng 9/2014, tháng 4/2015 và tháng 8/2015 với sự hỗ trợ của Đề tài Độc lập tr , mã số VAST.ĐLT.02_14-15 do Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tài trợ. - Số lượt thu mẫu: 89 lượt/22 địa điểm - Số lượng mẫu vật thu được: khoảng 1.100 mẫu vật 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa. Mẫu Giáp xác sống nổi được thu thập ở tầng mặt các thủy vực (0 - 5 m) b ng lưới vớt động vật phù du kiểu Juday với cỡ m t lưới 100-150 µm. Thu thập mẫu vật nhóm giáp xác đáy b ng cách s dụng vợt cào đáy cầm tay dạng tam giác, kích thước miệng vợt 30 cm x 30 cm x 30 cm, cỡ m t lưới 100 µm. những vị trí có độ sâu lớn, mẫu giáp xác đáy được thu b ng gàu Petersen kích thước miệng gàu 25cm x 25cm. Phương pháp thu thập mẫu giáp xác ở các thuỷ vực trong hang động theo hướng dẫn của Camacho et al. (1992). 2.4.2 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghi m a. Xử ý í ẫ . -P í đị í : Định loại các nhóm giáp xác theo phương pháp so sánh hình thái với sự hỗ trợ của các thiết bị quang học, vẽ mô tả và chụp hình. Những chi tiết hình thái quan trọng trong phân loại học các nhóm giáp xác theo truy trình của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 2012, Kotov et al., 2009, Karanovic, 2012 và Bozzola & Russell (1999). S p xếp các taxon theo hệ thống phân loại của Martin và Davis (2001). -P ơ đị ậ đ của các đối tượng nghiên cứu b ng các phương pháp thường quy, s dụng buồng đếm Bogorov dung tích 10ml và quy ra số cá thể/. b. Kĩ ậ ậ , bả q ả í ẫ ý, hóa ô ờ Các kĩ thuật lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn Quy chu n Việt Nam QCVN 6663-1: 2011. So sánh, đánh giá chất lượng nước theo QCVN 09: 2015/BTNMT; QCVN 08: 2015/BTNMT. . Tí ỉ ố
  12. 10 Đánh giá mức độ đa dạng loài của quần xã và đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua ch số phong phú Margalef (d), Ch số đa dạng Shannon-Weiner (H’), Hệ số tương quan Pearson (r). - Kỹ thuật x lý số liệu: Các số liệu thống kê sinh học được x lý b ng phần mềm Excel 2010, phân tích tương quan b ng phần mềm thống kê sinh thái PAST v.2.17. CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm thành phần loài giáp ác nƣớc ngọt ở khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài đã xác định được 93 loài giáp xác ở các thủy vực khác nhau ở vùng núi đá vôi, thuộc 10 bộ, 27 họ và 61 giống. Trong đó bộ Cyclopoida có số loài nhiều nhất có 27 loài chiếm 29 tổng số loài, bộ Diplostraca 26 loài chiếm 28 ,bộ Decapoda (16 loài chiếm 17,2 tổng số loài), Harpacticoida (9 loài, chiếm 9,7 ), Calanoida (8 loài chiếm 8,6 ), Podocopida (3 loài chiếm 3,2%). Bốn bộ còn lại gồm Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda mỗi bộ ch có 1 loài chiếm 1,1 . 3.1.1. Giáp xác chân chèo (Copepoda) Qua kết quả nghiên cứu, nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) có 44 loài (chiếm 47,3 tổng số loài) thuộc 24 giống, 8 họ và 3 bộ Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida. Trong số này có 9 taxon ch mới định danh đến cấp độ giống, bao gồm: Mongolodiaptomus sp., Acanthocyclops sp., Bryocyclops sp., Eucyclops sp., Halicyclops sp., Graeteriella sp., Rybocyclops sp., Tropocyclops sp. (họ Cyclopidae) và Nitocrella sp. (họ Ameiridae). Sáu loài: Graeteriella longifurcata, Nannodiaptomus phongnhaenis, N. haii, Neodiaptomus curvispinosus, Halicyclops songsonensis, và Mesocyclops sondoongensis là những loài đã được mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam và hiện ch mới thấy phân bố ở vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha - K Bàng, đây là những loài đặc hữu của Việt Nam. Lần đầu tiên ghi nhận 4 giống có phân bố ở thủy vực nước ngọt Việt Nam là: Acanthocyclops, Bryocyclops, Rybocyclops, Nitocrella. Đối với cấp độ họ, Cyclopidae là họ có số loài nhiều nhất với 25 loài (chiếm 26,9 tổng số loài giáp xác), tiếp đến là họ Diaptomidae có 6 loài chiếm 6,5%, họ Ameiridae và Canthocamptidae mỗi họ có 4 loài chiếm 4,3%, họ Pseudodiaptomidae có 2 loài chiếm 2,2%, các họ còn lại mỗi họ ch có 1 loài.
  13. 11 3.1.2. Giáp xác râu chẻ ( Cladocera) Kết quả nghiên cứu đã xác định được 26 loài (chiếm 28 tổng số loài) thuộc 1 bộ Diplostraca 7 họ và 22 giống. cấp độ họ, họ Chydoridae có số loài nhiều nhất với 13 loài (chiếm 14 tổng số loài giáp xác), tiếp đến là họ Daphniidae và họ Sidiidae (mỗi họ có 3 loài, chiếm 3,2%), họ Bosminidae, Macrothricidae và họ Moinidae mỗi họ có 2 loài (chiếm 2,1 ), họ Ilyocryptidaech có 1 loài (chiếm 1,1 ). cấp độ giống thành phần loài giáp xác râu ch (Cladocera) phản ánh tính đa dạng khá cao với t lệ số loài (26)/số giống (22) đạt 1,18 và t lệ số loài (26)/số họ (7) đạt 3,71. Qua kết quả nghiên cứu, một loài ch mới xác định tới giống là Brancelia sp. có phân bố ở các thủy vực trong hang động. 3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda Có 3 loài Giáp xác có vỏ (Ostracoda) chiếm 3,2 tổng số loài; bao gồm các loài: Pseudostrandesia calapanensis (họ Cyprididae), Meridiescandona lucerna (họ Họ Candonidae) và Notodromas sp. (họ Notodromadidae). Trong đó có 2 loài Meridiescandona lucerna và Notodromas sp. là những giống, loài lần đầu tiên ghi nhận ở khu hệ thủy sinh vật của Việt Nam. Hai loài trong giống Meridiescandona và Notodromas ch mới thấy ở trong hang động, trong khi loài P.calapanensis có phân bố rộng, thường xuất hiện ở các thủy vực vùng núi. 3.1.4. Bathynellacea và Themosbaenacea Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 2 loài giáp xác ch mới định loại đến giống: 1 loài Theosbaena sp thuộc bộ Thermosbaenacea và 1 loài Siambathynella sp thuộc bộ Bathynellacea, đây là những nhóm loài sống trong hang động điển hình và các giống loài này là những ghi nhận đầu tiên cho khu hệ thủy sinh vật Việt Nam. 3.1.5. Amphipoda và Isopoda Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 1 loài Amphipoda thuộc họ Bogidiellidae và 1 loài Isopoda thuộc họ Corallanidae. Hiện tại Việt Nam ch mới ghi nhận 8 loài Giáp xác chân khác bộ Amphipoda và 2 loài giáp xác chân đều Isopoda. 3.1.6. Tôm, cua (Decapoda) Qua kết quả phân tích đã ghi nhận có 16 loài giáp xác Decapoda (chiếm 17,2 tổng số loài),bao gồm 10 loài tôm (chiếm 10,7 ), 6 loài cua (6,5%) thuộc 8 giống, 5 họ. Có số lượng loài nhiều nhất là họ Tôm càng sông (Palaemonidae) với 7 loài, họ Tôm riu (Atyidae) và Cua suối (Potamidae) mỗi họ 3 loài, họ cua đồng (Parathelphusidae) có 2 loài và họ rạmVarunidae có 1 loài. Qua kết quả nghiên cứu, đã bổ sung thêm 11 loài
  14. 12 cho khu hệ giáp xác Decapoda ở các thủy vực vùng núi đá vôi t nh Quảng Bình. Trong số 16 loài tôm, cua đã được xác đinh ở khu vực nghiên cứu có 7 loài (chiếm 46,6 tổng số loài) đến nay được xem là loài đặc hữu của Việt Nam, gồm có: Caridina subnilotica, C. auticaudata, Macrobrachium phongnhaense, Indochinamon phongnha, Nemoron nomas, Villopotamon sp., Somanniathelphusa pax. Một loài tôm mới (Macrobrachium phongnhaense) lần đầu tiên được ghi nhận và mô tả trong quá trình nghiên cứu tại đây. Cho tới nay, loài tôm này ch được tìm thấy trong các hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha-K Bàng là: hang Va, hang 35, hang Tú Làn và hang Sơn Đoòng. Một loài rạm (Varuna litterata) được ghi nhận, thu tại các điểm khảo sát thuộc sông Son. Qua nghiên cứu cũng ghi nhận 1 loài cua suối Villopotamon sp. chưa xác định được tên loài cũng có khả năng là loài mới cho khoa học. 3.2. Đặc điểm phân bố cấu trúc thành phần và số lƣợng loài 3.2.1. Phân bố theo lo i hình thủy vực. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 49 loài ở các thủy vực ngầm trong hang động (chiếm 52,7 tổng số loài), 55 loài ở suối (chiếm 59 tổng số loài), 52 loài ở sông (chiếm 55,9 tổng số loài) và 41 loài ở các hồ chứa (chiếm 44,1 tổng số loài). 3.2.1.1. Các thủy vực ngầ đ ng. Qua kết quả khảo sát ở 9 thủy vực ngầm trong hang động thu được 49 loài Giáp xác nước ngọt chiếm 52,7 tổng số loài, thuộc 10 bộ, 19 họ và 37 giống. Trong số này, chiếm ưu thế nhiều nhất là bộ Cyclopoida (Copepoda) có 20 loài (chiếm 21,5 tổng số loài và chiếm 40,8 tổng số loài trong hang động) bộ Harpacticoida (Copepoda) có 8 loài, bộ Diplostraca (Cladocera) có 7 loài, bộ Calanoida có 5 loài, bộ Ostracoda có 3 loài, bộ Decapoda có 2 loài, bộ Thermosbaenacea, bộ Bathynellacea, bộ Amphipoda và Isopoda mỗi bộ ch có 1 loài. Về mặt sinh thái học có thể chia nhóm loài giáp xác ở các thủy vực ngầm trong hang động thành 2 nhóm: nhóm loài hang động điển hình (Stygobites) và nhóm loài hang động không chính thức. -N đ đ ể ì : bao gồm các nhóm loài ch phân bố duy nhất ở các thủy vực trong hang động, thường là những khu vực n m sâu phía trong hang. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 24 loài giáp xác (chiếm 49 số loài trong hang động và 25,8 tổng số loài toàn vùng), thuộc 21 giống, 12 họ và 9 bộ. Trong đó, bộ Cyclopoida (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 10 loài, bộ Calanoida và bộ Ostracoda mỗi bộ có 3
  15. 13 loài, bộ Harpacticoida (Copepoda), bộ Decapoda có 2 loài, các bộ còn lại mỗi bộ có 1 loài. Riêng bộ Isopoda không ghi nhận loài nào ở nhóm loài này. -N đ k ô í ứ : điển hình của nhóm loài này là có phân bố cả trong hang động và ở cả các thủy vực khác trên mặt đất ở vùng núi đá vôi (suối, sông, hồ). Qua kết quả kết quả nghiên cứu đã xác định được có 25 loài (chiếm 51 số loài trong hang động và 26,9% tổng số loài toàn vùng), thuộc 21 giống, 11 họ và 5 bộ. Trong đó, bộ Cyclopoida (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 10 loài, bộ Diplostraca (Cladocera) và bộ Harpacticoida (Copepoda) mỗi bộ có 6 loài, bộ Calanoida có 2 loài và bộ Isopoda có 1 loài. 5 bộ còn lại bao gồm: Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Decapoda không ghi nhận thấy loài nào. N đ ầ đ để ì ế ế: hang Sơn Đoòng, hang Thiên Đường, hang Tối, hang Va và hang 35. Cụ thể hang Va có 9 loài hang động điển hình, chiếm 100 số loài có trong hang và không thấy loài hang động không chính thức; hang Thiên Đường có 14 loài hang động điển hình, chiếm 87,5 (2 loài hang động không chính thức, chiếm 13,5 ); hang Tối có 11 loài hang động điển hình, chiếm 78,6 (3 loài hang động không chính thức, chiếm 21,4 ); hang 35 có 15 loài hang động điển hình, chiếm 78,9 (4 loài hang động không chính thức, chiếm 21,1 ); hang Sơn Đoòng có 15 loài hang động điển hình, chiếm 68,2 (7 loài hang động không chính thức, chiếm 31,8%). N đ ầ đ k ô để ì ế ế: gồm hang Yên Hợp, hang Tú Làn, động Phong Nha và hang E. Cụ thể động Phong Nha có 20 loài hang động không chính thức, chiếm 95,2 số loài (ch có 1 loài hang động điển hình, chiếm 4,7 ); hang E có 14 loài hang động không chính thức, chiếm 93,3 (1 loài hang động điển hình, chiếm 7,7 ); hang Tú Làn với 11 loài hang động không chính thức, chiếm 78,6 (3 loài hang động điển hình, chiếm 21,4 ) và hang Yên Hợp có 8 loài hang động không chính thức, chiếm 61,5 (5 loài hang động điển hình, chếm 38,5 ). 3.2.1.2. ủy ự ê ặ đấ ê Qua phân tích đã ghi nhận có 69 loài giáp xác (chiếm 74,2 tổng số loài) thuộc 46 giống, 21 họ và 6 bộ (gồm Diplostraca, Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida, Isopoda và Decapoda); 4 bộ còn lại gồm: Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda không ghi
  16. 14 nhận thấy loài nào. Trong đó, bộ Diplostraca (Cladocera) có 25 loài (chiếm 26,9 tổng số loài và chiếm 36,2 tổng số loài trên mặt đất), bộ Cyclopoida (Copepoda) có 17 loài, bộ Decapoda có 14 loài, bộ Harpacticoida (Copepoda) có 7 loài, bộ Calanoida có 5 loài, bộ Isopoda có 1 loài. Về mặt sinh thái học, có thể phân biệt tập hợp loài giáp xác ở các thủy vực trên mặt đất làm 2 nhóm chính: nhóm loài điển hình cho các thủy vực lộ thiên trên mặt đất (nhóm loài ch có thể tìm thấy ở các thủy vực trên mặt đất (sông, suối, hồ) mà không tìm thấy ở các thủy vực trong hang động) và nhóm loài hang động không chính thức. Nhóm đ k ô í ứ : là những loài có phân bố ở cả các thủy vực trên bề mặt và các thủy vực trong hang động (đã được trình bày ở trên, mục 3.2.1.1). N để ì ủy ự ê ặ đấ : Qua kết quả nghiên cứu có 44 loài thuộc 35 giống, 18 họ và 5 bộ (Diplostraca, Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida và Decapoda) chiếm 63,7 số loài trên mặt đất và 47,3 tổng số loài. Các bộ Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Isopoda không ghi nhận thấy loài nào. Phân bố theo các loại hình thủy vực trên mặt đất đặc trưng cho khu vực nghiên cứu bao gồm: Sông, suối và hồ chứa. Số loài giáp xác được ghi nhận ở suối với 55 loài (chiếm 59,1 tổng số loài), sông với 52 loài (55,9%) và ở hồ với 41 loài (44,1 ) Cấu trúc thành phần loài giữa các loại hình thủy vực trên mặt đất: bộ Diplostraca bao gồm 22 loài ở sông và suối, 19 loài ở hồ chứa, bộ Cyclopoida có 13 loài ở suối, 12 loài ở sông và 8 loài ở hồ chứa; bộ Decapoda có 7 loài ở sông, 13 loài ở suối và 6 loài ở hồ chứa, bộ Harpacticoida có 6 loài ở sông, 5 loài ở suối và hồ chứa; bộ Calanoida với 4 loài ở sông 2 loài ở suối và 3 loài ở hồ chứa, bộ Isopoda ch có 1 loài ở sông. 3.2.2. Phân bố giữa nh m giáp xác sống ở tầng nổi và tầng đá . Kết quả nghiên cứu đã xác định được 65 loài giáp xác sống ở tầng nổi (chiếm 69,9 tổng số loài) và 39 loài sống ở tầng đáy (chiếm 41,9 tổng số loài). N ố ở ầ ổ : Thành phần loài, bộ Cycopoida chiếm ưu thế với 27 loài (chiếm 29 tổng số loài), bộ Diplostraca có 25 loài (26,9%), bộ Calanoida có 8 loài (8,6%), bộ Harpacticoida và Podocopia ch có từ 1- 4 loài. Các bộ còn lại: Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda và Decapoda không ghi nhận thấy loài sống ở tầng nổi.
  17. 15 N ố ở ầ đ y: Thành phần loài chiếm ưu thế trong nhóm này thuộc về bộ Decapoda với 16 loài (chiếm 17,2 tổng số loài), bộ Harpacticoida với 9 loài (9,6%), bộ Cylopoida có 6 loài (6,4%), bộ Podocopia có 3 loài (3,2 ), 4 bộ còn lại bao gồm: bộ Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Isopoda mỗi bộ ch có 1 loài (chiếm 1%). Đối với bộ Diplostraca với số loài chiếm ưu thế ở tầng mặt (25 loài) tuy nhiên lại không ghi nhận loài nào ở tầng đáy. 3.2.3. Phân bố theo m a Qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 80 loài giáp xác vào mùa khô (chiếm 86,0 tổng số loài) và 70 loài vào mùa mưa (chiếm 75,2 tổng số loài). cả 2 mùa đều xuất hiện các đại diện của các bộ Giáp xác nước ngọt đặc trưng ở các thủy vực vùng nùi đá vôi. Trong đó 2 bộ có số lượng loài nhiều nhất là bộ Diplostraca (Cladocera) (với 21 loài trong mùa khô và 20 loài trong mùa mưa) và bộ Cyclopoida (Copepoda) (có 22 loài trong mùa khô và 17 loài trong mùa mưa); bộ Decapoda với 15 loài vào mùa khô và 13 loài vào mùa mưa. Ít nhất là loài Isopoda ch có 1 loài vào mùa khô và không ghi nhận loài nào xuất hiện vào mùa mưa. 3.3. Phân bố về mật độ giáp ác nƣớc ngọt 3.3.1. Nhóm giáp xác sống nổi. Về mật độ nhóm giáp xác sống nổi dao động từ 22 – 2131 cá thể/m3, giá trị trung bình giữa các đợt dao động từ 31,5 – 1440 cá thể/m3, với sự xuất hiện của các nhóm Diplostraca (Cladocera), bộ Calanoida, bộ Cyclopoida, bộ Harpacticoida (Copeopoda) và bộ Podocopida (Ostracoda), trong đó bộ Cyclopoida và Diplostraca chiếm ưu thế hơn. Các thủy vực lộ thiên trên mặt đất và các thủy vực ngầm trong hang động cũng thể hiện sự khác biệt về mật độ và cấu trúc thành phần loài giáp xác sống nổi. Đố ỷ ự ầ đ : mật độ trung bình dao động từ 46,3 – 152,0 cá thể/m3 với ưu thế về mật độ ở hầu hết các điểm khảo sát đều thuộc về nhóm loài trong bộ Cyclopoida (chiếm từ 39,5 – 79,4 mật độ tổng số), bộ Diplostraca có mật độ thấp hơn (ch chiếm từ 8,0 – 38,2%). Mật độ trung bình cao nhất tại hang Va với 152,0 ± 35 cá thể/m3 và thấp nhất ở động Phong Nha với 46,3 ± 8 cá thể/m3. Đố ủy ự ê ặ đấ : mật độ giáp xác sống nổi trung bình dao động từ 74,7 – 1150,2 cá thể/m3 với ưu thế về mật độ của nhóm loài trong bộ Diplostraca và Cyclopoida, dao động từ 25,2 – 65,8 mật độ tổng số ở Diplostraca và từ 23,9 – 66,8 ở Cyclopoida - Mật độ nhóm giáp xác sống nổi ở các hồ chứa: hồ Đồng Suôn trung bình từ 380,7 – 879,0 cá thể/m3 và hồ Khe Ngang trung bình từ 962,3 –
  18. 16 1440,0 cá thể/m3. Trong thành phần loài, tính chất ưu thế về mật độ của các nhóm loài thể hiện rõ. Các bộ Cyclopoida, Diplostraca và Calanoida phát triển mạnh về số lượng ở môi trường nước đứng hoặc nước chảy chậm. - Đối với các thủy vực dạng suối, mật độ giáp xác sống nổi trung bình dao động từ 74,7 – 154,0 cá thể/m3. Trong cấu trúc thành phần loài, nhóm Giáp xác râu ch (bộ Diplostraca) và nhóm Giáp xác chân chèo bộ (Cyclopoida) chiếm ưu thế. - Đối với các thủy vực sông Son và sông Chày, sự biến thiên mật độ giáp xác sống nổi trung bình dao động từ 175,2 – 327,3 cá thể/m3. Về câu trúc thành phần loài, bộ Diplostraca và Cyclopoida vẫn chiếm ưu thế (chiếm từ 25,2 – 66,8 mật độ) đây là các nhóm loài thích nghi với môi trường nước chảy. Sự b ế ê ậ đ ố ổ ù : Qua 7 đợt khảo sát (3 đợt vào mùa mưa và 4 đợt vào mùa khô), sự biến thiên mật độ giáp xác sống nổi ở các thủy vực ở đây được thể hiện rõ: hầu như mật độ vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa với mức độ tùy thuộc vào các địa hình thủy vực khác nhau. Đố ủy ự ô ố ê ặ đấ : Mật độ nhóm giáp xác sống nổi vào mùa khô cao hơn hẳn so với mật độ vào mùa mưa với mật độ trung bình tương ứng (từ 89,0 – 371,1 cá thể/m3 ở mùa khô) và (từ 64,5 – 233,7 cá thể/m3 ở mùa mưa). Đố ủy ự ầ đ : các sông suối ngầm có dòng chảy vào liên tục từ các thủy vực lộ thiên trên mặt đất (hang E, hang Tú Làn): vào mùa khô mật độ từ 133,0 – 145,5 cá thể/m3 cao hơn hẳn so với mùa mưa, trung bình ch đạt từ 81,8 – 90,0 cá thể/m3. các thủy vực dạng sông suối ngầm từ trong hang động chảy ra (động Phong Nha, hang Tối, hang Sơn Đoòng, hang Thiên Đường), chênh lệch giữa 2 mùa là không đáng kể với mùa khô (từ 51,0 – 68,8 cá thể/m3) và mùa mưa (từ 43,0 – 64,3 cá thể/m3). các thủy vực dạng vũng nước nhỏ hoặc hồ ở trong hang động (hang 35, hang Yên Hợp và hang Va) mật độ giáp xác sống nổi vào mùa mưa (dao động từ 52,0 – 196,0 cá thể/m3) cao hơn so với mật độ ở mùa khô (dao động từ 42,0 – 130,0 cá thể/m3). 3.3.2. Nhóm giáp xác sống đá Qua kết quả nghiên cứu, mật độ nhóm giáp xác sống đáy dao động từ 3-70 cá thể/m2 ở các thủy vực, giá trị trung bình từ 20,2 - 40,9 cá thể/m2. Trong đó bộ Cyclopoida, Harpacticoida (Copeopoda) hoàn toàn chiếm ưu
  19. 17 thế (chiếm từ 31,5 – 100,0 mật độ). Qua phân tích, ch có 3 bộ Cyclopoida, Harpacticoida (Copeopoda), Podocopida (Ostracoda) cùng có mặt ở các mẫu định lượng cả tầng nổi và tầng đáy. Mật độ nhóm giáp xác sống đáy với trung bình 29,1± 4,9 cá thể/m2 ở các thủy vực lộ thiên và ở các thủy vực trong hang là 32,9 ± 5,7 cá thể/m2. Thành phần loài giáp xác sống đáy ở các thủy vực lộ thiên trên mặt đất: bao gồm 3 bộ: Cyclopoida, Harpacticoida và Decapoda. Tuy vậy, các mẫu định lượng giáp xác sống đáy ở các thủy vực trong hang động có sự xuất hiện của các nhóm loài thuộc bộ Podocopida, Thermosbaenacea, Amphipoda, là các loài sống điển hình trong hang động. các thủy vực trên mặt đất, mật độtrung bình nhóm giáp xác sống đáy ở sông 28,9 ± 6,2 cá thể/m2, suối 27,5 ± 4,9 cá thể/m2 và hồ chứa 31,7 ± 2,9 cá thể/m2. Sự biến thiên mật độ giáp xác sống đáy có xu hướng tăng theo chiều dòng chảy ở các thủy vực. Sự biến thiên mật độ nhóm giáp xác sống đáy theo mùa: quy luật biến thiên theo mùa ở các thủy vực trên mặt đất thể hiện rõ hơn so với các thủy vực trong hang động. Các thủy vực trong hang, sự dao động theo mùa thường không lớn, ở hang Va, hang 35, hang Thiên Đường vào mùa mưa mật độ cao hơn so với mùa khô, tuy nhiên mức độ sai khác là không lớn. Nhưng hang E: thủy vực dạng sông suối trong hang động có nguồn nước chảy vào thường xuyên và dao động lớn về dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô vì thế mật độ GXSĐ vào mùa khô (trung bình 26,9 ± 11,8 cá thể/m2) cao hơn hẳn so với mùa mưa (15,0 ± 2 cá thể/m2). Đối với các thủy vực như: sông, suối trên mặt đất, mật độ giáp xác sống đáy vào mùa khô (31,3 ± 8 cá thể/m2) cao hơn so với mùa mưa (25,5 ± 6 cá thể/m2). Sự biến thiên về mật độ ở hồ chứa cũng có sự chênh lệch về mật độ trung bình vào mùa khô là 35,9 ± 5,8 cá thể/m2 cao hơn mùa mưa với mật độ là 29,6 ± 3,9 cá thể/m2. 3.4. Mức độ đa dạng sinh học quần ã giáp ác nƣớc ngọt. 3.4 Nh m giáp xác sống nổi. 3.4.1.1. Chỉ số phong phú Margalef (d) Ch số phong phú d của nhóm giáp xác nước ngọt sống nổi ở các thủy vực từ 0,80 – 2,51. Trong đó, thấp nhất là ở các suối (1,47± 0,21), các thủy vực trong hang động (1,68 ± 0,25); ở hồ chứa (1,83 ± 0,11) và cao nhất là ở sông (1,91 ± 0,21). Đối với các thủy vực trong hang động: Ch số phong phú loài dao động từ 0,80 -2,29. Một số hang có ch số phong phú cao như hang Tú Làn (d trung bình đạt 1,94 ± 0,10), hang Tối (1,84 ± 0,08), hang Phong
  20. 18 Nha (1,83 ± 0,15) và hang E (1,77 ± 0,24) do những thủy vực này có mức độ trao đổi nước thường xuyên với các thủy vực lộ thiên bên ngoài. Các thủy vực còn lại có độ phong phú thấp hơn như: hang Va (1,21 ± 0,16), hang Thiên Đường (1,33 ± 0,26) và hang Yên Hợp (1,64 ± 0,03) do các hang này n m sâu trong hang động, mức độ kết nối nguồn nước với các thủy vực lộ thiên bị hạn chế Đối với các thủy vực lộ thiên: Ch số phong phú loài ở 2 hồ chứa trung bình đạt 1,83 ± 0,11, mức độ sai khác về độ phong phú loài giáp xác nước ngọt là không lớn, ch số d từ 1,39 – 2,19. Đối với các suối, ch số phong phú loài thấp (1,47 ± 0,21) và dao động khá lớn, từ 1,12 – 1,95. Các suối n m trong vùng lõi VQG Phong Nha - K Bàng như suối Thiên Đường (1,72 ± 0,09), Khe Dát (1,69 ± 0,21), Rào Con (1,45 ± 0,06) cao hơn các suối n m ở khu vực vùng đệm, suối Phú Nhiêu (1,30 ± 0,23), suối Chà Nòi (1,29 ± 0,12), suối Yên Hợp (1,39 ± 0,06) và các suối n m gần khu dân cư, Khe Rinh (1,46 ± 0,12), suối Tân Hóa (1,25 ± 0,07). Bế ê ỉ ố ú ở ủy ự theo mùa: các thủy vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất, mức độ phong phú loài giáp xác sống nổi vào các tháng mùa khô (trung bình đạt 2,04 ± 0,11 ở sông và 1,80 ± 0,19 ở suối) cao hơn so với các tháng mùa mưa (1,54 ± 0,14 ở sông và 1,38 ± 0,15 ở suối). Đối với các thủy vực ngầm trong hang động có ch số phong phú với các đợt khảo sát vào mùa mưa (1,69 ± 0,22) cao hơn so với mùa khô (đạt 1,65 ± 0,24). các hồ chứa sự sai khác về ch số phong phú giữa hai mùa là tương đương nhau, trung bình đạt 1,83 ± 0,07 trong mùa khô và 1,84 ± 0,09 trong mùa mưa. 3.4.1.2. Chỉ số đ ạng Shannon-W H’ Ch số đa dạng loài H’ của nhóm giáp xác nước ngọt sống nổi ở các thủy vực dao động từ 1,18 – 2,80. Trong đó, thấp nhất là ở các suối (1,63 ± 0,24), các thủy vực trong hang động (1,95 ± 0,01) và cao nhất là ở hồ (2,09 ± 0,12) và ở sông (2,10 ± 0,25). Các thủy vực trong hang động, ch số đa dạng loài H’dao động từ 1,32 – 2,31, giá trị trung bình giữa các thủy vực dao động từ 1,79 – 2,06. Kết quả biến thiên ch số đa dạng loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực theo mùa: ở các thủy vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất, mức độ đa dạng loài giáp xác sống nổi của các tháng mùa mưa (2,04 ± 0,22 ở sông và 1,54 ± 0,16 ở suối) thấp hơn so với các tháng vào mùa khô (2,21 ± 0,13 ở sông và 1,71 ± 0,16 ở suối) (với p > 0,05). Đối với các thủy vực ngầm trong hang động, sự sai khác về mức độ đa dạng loài theo mùa là không đáng kể: H’ trung bình đạt 1,96 vào mùa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0