intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Sử học: Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Sử học: Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC HUẾ<br /> -----*****-----<br /> <br /> MAI XUÂN TOÀN<br /> <br /> CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH<br /> TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC<br /> NHỮNG NĂM 1965 - 1973<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC<br /> Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số: 62.22.03.13<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG<br /> <br /> Huế, năm 2017<br /> 1<br /> <br /> BÀI BÁO LIÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ<br /> 1. (2008), "Đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình với Di sản thiên<br /> nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng", Kỉ yếu Hội thảo khoa học,<br /> Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.<br /> 2. (2009), "Hoạt động chi viện chiến lược trên tuyến đường Hồ Chí<br /> Minh ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (19591975)", Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 1, 2.<br /> 3. (2009), "Quảng Bình với tuyến vận tải chiến lược Đường Hồ Chí<br /> Minh", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2.<br /> 4. (2014), "Thế trận chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mĩ<br /> ở Quảng Bình", Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Quảng Bình 410 năm<br /> hình thành và phát triển do UBND tỉnh Quảng Bình và Hội Khoa<br /> học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức.<br /> 5. (2016), "Đấu tranh chống biệt kích ở Quảng Bình những năm 19651968", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 8.<br /> 6. (2016), "Đặc điểm chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng<br /> chiến chống Mĩ", Tạp chí Khoa hoạc và Công nghệ Quảng Bình,<br /> số 12.<br /> 7. (2017), "Phong trào thi đua "Hai giỏi" ở Quảng Bình trong những<br /> năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Thi đua Khen<br /> thưởng, số 201.<br /> 8. (2017), "Hậu phương Quảng Bình với chiến trường Trị - Thiên trong<br /> kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1966-1972)", Chuyên san Khoa<br /> học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 126,<br /> S.6.<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> <br /> Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng<br /> Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa,<br /> hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường<br /> Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh<br /> chi viện cho chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống<br /> Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.<br /> Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế<br /> quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong<br /> chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân,<br /> hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình<br /> từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày<br /> 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất<br /> và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi<br /> thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ<br /> đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến<br /> đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn,<br /> phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới<br /> sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình,<br /> quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng<br /> khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những<br /> chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay<br /> và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính<br /> quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng<br /> hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng<br /> lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân<br /> đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh<br /> phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao<br /> thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá<br /> đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Việc nghiên<br /> cứu cuộc chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở<br /> 3<br /> <br /> Quảng Bình những năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và<br /> ý nghĩa thực tiễn.<br /> Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của<br /> cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ<br /> cứu nước những năm 1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh<br /> về cơ sở hình thành, diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự<br /> lãnh đạo của Đảng, được vận dụng một cách sáng tạo trên địa bàn<br /> Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án minh chứng Quảng Bình<br /> là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và truyền thống<br /> chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, được phát<br /> huy thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.<br /> Qua đó, luận án góp phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí<br /> tuyến đầu của miền Bắc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.<br /> Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch<br /> sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình<br /> nói riêng. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính<br /> trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để hoạch định chính sách, đề ra những<br /> chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước<br /> hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách<br /> mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ<br /> trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để<br /> nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh.<br /> Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở<br /> Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm<br /> 1965-1973” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt<br /> Nam.<br /> 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện<br /> cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh<br /> phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc<br /> điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng<br /> đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của Quảng Bình.<br /> 4<br /> <br /> Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh<br /> nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của<br /> dân tộc.<br /> Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện:<br /> - Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được<br /> nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.<br /> - Làm rõ cơ sở hình thành cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình<br /> trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.<br /> - Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng<br /> Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973<br /> trên các mặt như quá trình hình thành thế trận chiến tranh nhân dân,<br /> sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo giao thông vận tải chi viện<br /> chiến trường, …<br /> - Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm<br /> của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống<br /> Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng<br /> Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973,<br /> với những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên<br /> các lĩnh vực của chiến tranh.<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời<br /> điểm Mỹ mở rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là<br /> khung thời gian triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến<br /> tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quảng Bình.<br /> Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng<br /> Hới và 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên<br /> Hóa và Minh Hóa) nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then<br /> chốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để làm rõ<br /> hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng ra một số địa phương<br /> khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước ngày 7-25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2