intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam" nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; nghiên cứu sự tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; góp ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TÙNG TIẾP CẬN VỐN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TÙNG TIẾP CẬN VỐN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” chưa từng được báo cáo để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Nội dung trích dẫn từ các tài liệu nghiên cứu khác được dẫn nguồn đầy đủ. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Nguyễn Văn Tùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ sự tri ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học, PSG. TS Hà Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời trân trọng biết ơn Ban giám hiệu Trường, Quý thầy/cô trực tiếp giảng dạy lớp NCS 24, đã rất nhiệt tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý trong suốt khóa học. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy/cô khoa Sau đại học, đặc biệt là PGS. TS Lê Đình Hạc và cô Vũ Thị Thu Hà đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án của tôi. Cuối cùng, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đang công tác tại trường Đại học Ngân Hàng và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Văn Tùng
  5. iii TÓM TẮT Đã có nhiều nghiên cứu kết luận doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, cũng như góp ý phía “cung vốn” và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện tốt hơn để hỗ trợ nguồn vốn vay cho DNNVV. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp (phía “cầu vốn”) thì sao? Thực tế có những doanh nghiệp còn thụ động, chưa sẵn sàng tận dụng lợi thế nguồn vốn vay, hoặc sử dụng nguồn vốn vay chưa mang lại kết quả tốt. Nếu mục tiêu cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, thì xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế, việc doanh nghiệp đóng góp vào thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ lại càng quan trọng hơn. Để doanh nghiệp trở thành lớn phải qua quá trình chuyển đổi, tăng trưởng bắt đầu từ đơn vị nhỏ. Do đó, đề tài “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được thực hiện nhằm nghiên sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam, góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về tăng trưởng doanh nghiệp và những hàm ý chính sách liên quan. Đề tài đã thực hiện phân tích thực trạng DNNVV Việt Nam giai đoạn 2005 – 2021; sử dụng phương pháp ước lượng Bayes với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17.0 để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng doanh nghiệp. Mẫu số liệu được rút trích theo mã nhận diện id (identification) của từng doanh nghiệp qua các năm giai đoạn 2005 – 2015 được 2.073 doanh nghiệp. Với kỹ thuật ước lượng Markov Chain Monte Carlo (MCMC), chọn mẫu Gibbs và Metropolis-Hastings trên bộ số liệu dạng bảng (panel) mẫu quan sát là 4.256, kết quả cho thấy nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu, và vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng phát hiện các yếu tố qui mô, tuổi của doanh nghiệp, trình độ giáo dục đào tạo của doanh nhân, yếu tố xuất khẩu, và ngành có tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ khóa: Tăng trưởng DNNVV, vốn chủ sở hữu, nợ, Bayes, Việt Nam
  6. iv ABSTRACT There have been many studies concluding that small and medium-sized enterprises (SMEs) have difficulty accessing capital, as well as suggesting that the "capital supply" side and the authorities need to create better conditions to support capital loans to SMEs. However, what about enterprises (the "demand side")? In fact, there are businesses that are still passive, not ready to take advantage of loans, or that have used loans that have not yielded good results. If the core goal of each business is to make profit, then, from the perspective of the overall economy, it is even more important for the business to contribute to the labor market and the market for goods and services. In order for a business to become large, it must go through a process of transformation. Growth begins with a small unit. Therefore, the topic "Access to capital and growth of Vietnamese small and medium- sized enterprises" was carried out to study the impact of capital access and environmental factors on the growth of SMEs in Vietnam, contributing to supplementary research documents on enterprise growth and related policy implications. The topic has analyzed the current situation of Vietnamese SMEs in the period 2005–2021, using the Bayesian estimation method with the support of Stata 17.0 software to study the impact of factors on business growth. The sample of data extracted according to the identification code of each enterprise over the years from 2005 to 2015 was 2,073 enterprises. Using the Markov Chain Monte Carlo (MCMC) estimation technique and selecting Gibbs and Metropolis-Hastings samples on a panel dataset with an observed sample of 4,256, the results show that debt has a positive effect on firm labor and revenue growth. Equity has a positive effect on firm asset growth. In addition, the study also found that the size and age of the enterprise, the level of education and training of the entrepreneur, and the export and industry factors all have an impact on the growth of the enterprise. Keywords: SMEs growth, equity, liability, Bayes, Vietnam
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................... 3 1.6.1 Về mặt khoa học ................................................................................................ 3 1.6.2 Về mặt thực tiễn ................................................................................................ 4 1.7 BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 5 Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................... 6
  8. vi 2.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................ 6 2.2 TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP .................................................................. 6 2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên lý thuyết ranh giới công ty .............................. 6 2.2.2 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời .......................................................... 6 2.2.3 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp gen ................................................. 6 2.2.4 Đo lường tăng trưởng doanh nghiệp ................................................................. 6 2.3 TIẾP CẬN VỐN .................................................................................................. 7 2.3.1 Định nghĩa tiếp cận vốn .................................................................................... 7 2.3.1.1 Khái niệm vốn ................................................................................................ 7 2.3.1.2 Khái niệm tiếp cận.......................................................................................... 7 2.3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ..................................................................................... 8 2.3.2 Đo lường tiếp cận vốn ....................................................................................... 8 2.4 TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP CẬN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP10 2.5 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP .................................................................................................................................. 10 2.6 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ...................................... 11 2.7 THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG KHOA HỌC ....................................... 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 12 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 13 3.1 THIẾT LẬP CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 13 3.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 13 3.1.2 Mô hình ........................................................................................................... 13
  9. vii 3.2 DỮ LIỆU ............................................................................................................ 15 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15 3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 15 3.3.2 Phương pháp định lượng ................................................................................. 16 3.3.2.1 Lý thuyết về thống kê Bayes ........................................................................ 16 3.3.2.2 Kỹ thuật định lượng...................................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 17 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 18 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 18 4.1.1 Các kết quả mô phỏng Bayesian ..................................................................... 18 4.1.2 Các kiểm định .................................................................................................. 20 4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 22 4.2.1 Tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng doanh nghiệp .............................. 22 4.2.2 Tác động của các yếu tố môi trường đến tăng trưởng doanh nghiệp .............. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 24 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................ 25 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 25 5.1.1. Tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam . 25 5.1.2 Tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam 25 5.2 GÓP Ý CHÍNH SÁCH ....................................................................................... 26 5.2.1 Đối với doanh nghiệp ...................................................................................... 26 5.2.2 Đối với hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng ...................................... 27
  10. viii 5.2.3 Đối với các cơ quan chức năng liên quan ....................................................... 28 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI .............................................. x
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Nguyên nghĩa tiếng Việt Nguyên nghĩa tiếng Anh tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development Bank BF Nhân tố Bayes Bayes Factor BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ministry of Planning and Investment CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Central Institute for Economic Trung ương Management DOE Khoa Kinh tế của Đại học Department of Economics of the Copenhagen. University of Copenhagen. id Nhận diện Identification ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã Institute of Labor Science and Social hội Affairs OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic Kinh tế Cooperation and Development UNU- Viện Kinh tế Phát triển Thế giới United Nations University Institute WIDER của Đại học Liên Hợp Quốc for World Development Economics VCCI Phòng Thương mại và Công Vietnam Chamber of Commerce and nghiệp Việt Nam Industry WB Ngân hàng thế giới World Bank
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả chiều hướng tác động của vốn chủ sở hữu và nợ ............................... 11 Bảng 4.1: Mô hình Likelihood ......................................................................................... 18 Bảng 4.2: Kết quả mô phỏng Bayesian mô hình tăng trưởng lao động ........................... 19 Bảng 4.3: Kết quả mô phỏng Bayesian tăng trưởng doanh thu ........................................ 19 Bảng 4.4: Kết quả mô phỏng Bayesian mô hình tăng trưởng tài sản ............................... 20 Bảng 4.5: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng lao động ....................................... 21 Bảng 4.6: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng doanh thu ..................................... 21 Bảng 4.7: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng tài sản ........................................... 22 Bảng 4.8: So sánh kết quả nghiên cứu với kỳ vọng nghiên cứu ....................................... 22
  13. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo World Bank (2021), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp (DN) và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới, đóng góp tới 40% GDP và tạo ra 7/10 việc làm ở các nền kinh tế mới nổi. Đối với các quốc gia thuộc OECD, số lượng DNNVV chiếm khoảng 99% với giá trị GDP đạt gần 60% (OECD, 2019). Các DNNVV là nguồn tạo việc làm chính trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua (Mateev và Anastasov, 2010). DNNVV Việt Nam cũng có những đặc điểm giống như các DNNVV trên thế giới và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, chiếm 96% tổng số công ty cả nước, sử dụng 47% lực lượng lao động và chiếm 36% giá trị gia tăng quốc gia, chiếm 88% số DN xuất khẩu và chiếm khoảng một nửa khối lượng xuất khẩu (OECD, 2021). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (BKHĐT, 2022), bình quân giai đoạn 2016 – 2020, DNNVV chiếm 97,2% trong tổng số DN cả nước, thu hút 38,8% tổng số lao động toàn bộ DN cả nước, thu hút 31% tổng số vốn của toàn bộ DN, và tạo ra 6,351 triệu tỉ đồng doanh thu thuần, đạt 27,6% doanh thu của toàn bộ DN. Tuy đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng hiện nay DNNVV phải chịu nhiều áp lực khó khăn. Theo IFC (2017), 40% DN chính thức siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển, có nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng là 5,2 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Ở các nước đang phát triển, các DNNVV chiếm hơn một nửa tổng số việc làm chính thức. Nhưng những DN này thường phải vật lộn để có được nguồn tài chính cần thiết để phát triển và tạo việc làm (IFC, 2021). Kết quả này cũng phù hợp với quan điểm của OECD (2019), ADB (2014), Beck và Demirguc-Kunt (2006), Oliveira và Fortunato (2006). Mueller và Zimmermann (2008), cho rằng thách thức tiếp cận tài chính, hạn chế tín dụng, thiếu nguồn vốn tự có và vốn vay là những trở ngại chính đối với sự tồn tại và tăng trưởng của DNNVV trên thế giới. Kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của các địa phương Việt Nam năm 2021 (PCI 2021) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, có 47% DN được khảo sát trả lời gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. 33% DN tư nhân trong nước và 18% DN FDI cắt giảm số lao động với tỉ lệ giảm tương ứng là 50% và 17% lực lượng lao động. Đối với DN FDI xuất khẩu, tỉ lệ cắt giảm lao động còn cao hơn. Mối quan tâm nhất của các DN tư nhân định hướng nội địa là thiếu hụt dòng tiền (VCCI, 2021). Với thực trạng DNNVV gặp nhiều khó khăn về tiếp cận vốn và xu thế các ngân hàng áp dụng các hiệp ước Basel, đồng thời hiện nay thế giới đang gặp khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 thì việc tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV để duy trì hoạt động và tăng trưởng đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. Nhưng để tiếp cận nguồn vốn đạt được mục tiêu, phải có sự vận động tích cực từ hai phía là “cung” và “cầu” vốn. Đã có nhiều góp ý là các cơ quan quản lý và các nhà cung vốn cần tạo điều kiện tốt hơn để các DN có được nguồn vốn. Nhưng bản thân các DN, phía “cầu” vốn thì sao? Các DN đã thể hiện sự sẵn sàng tiếp cận và sử dụng đồng vốn tiếp cận đạt hiệu quả chưa?
  14. 2 DNNVV Việt Nam được đánh giá là có tính sáng tạo, nhạy bén và năng động trong việc mang ý tưởng đến với thị trường. Tuy nhiên, DNNVV Việt Nam có đặc điểm là hạn chế chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, việc đổi mới DN có “bản chất tiết kiệm” như thực hiện những sửa đổi nhỏ đối với các sản phẩm hiện có để giúp khách hàng có thu nhập thấp dễ tiếp cận hơn (OECD, 2021). Và đây cũng chính là một trong những nét đặc trưng cần nghiên cứu. Do đó, đề tài “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được thực hiện nhằm nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam, góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về tăng trưởng DN và những hàm ý chính sách liên quan. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung là nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam, qua đó gợi ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam. (2) Nghiên cứu sự tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam. (3) Góp ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu, đề tài cần trả lời được những câu hỏi sau: (1) Tiếp cận vốn có tác động đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam hay không? Xu hướng và mức độ tác động như thế nào? (2) Các yếu tố môi trường có tác động như thế nào đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam? (3) Những góp ý nào là cần thiết đối với các chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề là: - Về nội dung nghiên cứu: Đối với chỉ tiêu tăng trưởng DN: Dựa trên các lý thuyết tăng trưởng của DN (Coase, 1937; Penrose, 2009; Gouillart và Kelly, 1995; Freel và Robson, 2004; Delmar, 1997), đề tài
  15. 3 đưa vào mô hình nghiên cứu 3 chỉ tiêu là tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản của DN. Đối với chỉ tiêu tiếp cận vốn: Đề tài nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn thông qua phân tích sự tác động của vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng DN trong mô hình nghiên cứu, dựa trên lý thuyết định nghĩa tiếp cận vốn của Levine (1997), Beck và Demirguc-Kunt (2008); lý thuyết về tiếp cận các dịch vụ tài chính và sử dụng vốn tiếp cận của World Bank (2008); lý thuyết về tiêu chí số lượng vốn phản ảnh tiếp cận vốn của Merton (1995). - Về không gian và thời gian: Danh mục các đơn vị DNNVV được nghiên cứu theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Nguồn số liệu gồm: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê thông qua các tài liệu tổng kết, các báo cáo thường niên về hoạt động của DN từ năm 2005 - 2022. Số liệu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội (ILSSA), Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của Đại học Liên hợp quốc (UNU- WIDER) và Khoa kinh tế (DOE) của trường đại học Copenhagen phối hợp điều tra nghiên cứu. Số liệu thu thập từ năm 2005 đến năm 2015 bao gồm từ 2.512 đến 2.821 DNNVV Việt Nam. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó: - Phương pháp định tính: Sử dụng thông qua các kỹ thuật phân tích, tổng hợp dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trước; kỹ thuật thống kê mô tả sử dụng để phân tích thực trạng của hiện tượng, tính chất của các biến số nghiên cứu. - Phương pháp định lượng: Với mục tiêu phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo mức độ tin cậy và tính vững của kết quả nghiên cứu, thông qua các mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, đề tài sử dụng phương pháp định lượng Bayes, với kỹ thuật Markov Chain Monte Carlo (MCMC), chọn mẫu Gibbs và Metropolis- Hastings để nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu, nợ và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam. 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1.6.1 Về mặt khoa học (1) Các nghiên cứu trước đây với trường hợp đưa vào mô hình 1 hoặc 2 thang đo tăng trưởng, xét một trong hai yếu tố vốn tác động dưới dạng số tuyệt đối, chỉ xét hệ số nợ trong mô hình, hoặc đưa vào 3 mô hình tăng trưởng nhưng chưa thể hiện hết ý nghĩa thống kê của kết quả nghiên cứu… có thể xem như khoảng trống lý thuyết cần được bổ sung. Việc sử dụng thang đo khác nhau sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, các nghiên cứu với dữ liệu và phạm vi nghiên cứu khác nhau sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn nhất quán để so sánh các kết quả nghiên cứu (Delmar, 1997). Do đó, đề tài đưa vào mô hình để xem xét tác động của tiếp cận vốn thông qua 2 nguồn vốn tiếp cận là vốn chủ sở hữu và nợ đến 3 thang đo tăng trưởng sẽ giúp cho vấn đề phân tích rộng hơn, thuận tiện hơn dựa trên cơ sở xét mối tương quan giữa các biến số với cùng gốc so sánh, đồng thời đối chiếu kết quả thực nghiệm với cơ sở lý thuyết được rõ ràng hơn.
  16. 4 (2) Đề tài sử dụng phương pháp Bayes với 3 thang đo tăng trưởng và hai thành phần vốn tác động là cách tiếp cận mới so với các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp nghiên cứu tần suất (frequentist statistics). Phương pháp Bayes có ưu điểm là cho kết quả xác suất trực tiếp về các tác động đã được giả định (hypothesis), không bị ảnh hưởng trong trường hợp mẫu nhỏ, thiếu quan sát, hoặc vi phạm các giả thiết của phương pháp nghiên cứu (assumption) như trường hợp của phương pháp tần suất. (3) Đề tài cung cấp bằng chứng cho thấy tiếp cận vốn có tác động đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam. Trong đó, hai nguồn vốn tiếp cận sử dụng là vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản, nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu. 1.6.2 Về mặt thực tiễn (1) Đề tài phản ảnh rõ xu hướng và mức độ tác động của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ đối với tăng trưởng của DNNVV Việt Nam với qui mô số liệu tương đối lớn, thông qua kỹ thuật phân tích và kiểm định chặt chẽ. (2) Bổ sung minh chứng về kết quả thực nghiệm tác động của nguồn vốn tiếp cận sử dụng là vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng của DNNVV Việt Nam. (3) Kết quả nghiên cứu được đối chiếu, so sánh với trường hợp của thế giới và là nguồn tham khảo cần thiết cho hoạch định chính sách quản trị và điều hành liên quan. - Kết quả tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tài sản là cơ sở tốt đối với DN trong kế hoạch tạo lập nguồn vốn, định hướng qui mô tăng trưởng và hoạt động của DN. Kết quả nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu sẽ là niềm tin để các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay đối với các DN. Về phía DN, kết quả này cũng là cơ sở khuyến khích để các DN xây dựng kế hoạch phân bổ các nguồn vốn, tận dụng lợi thế nguồn vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng hỗ trợ để quá trình tiếp cận vốn của DN được thuận tiện hơn. - Kết quả qui mô DN có tác động tích cực và tuổi DN có tác động tiêu cực đến tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản sẽ giúp cho DN chủ động xây dựng chiến lược kế hoạch cho các quá trình hoạt động. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng đề ra những lộ trình hỗ trợ phù hợp. - Kết quả trình độ giáo dục đào tạo, yếu tố xuất khẩu, ngành có tác động đến tăng trưởng DN là cơ sở giúp DN bố trí, sử dụng các nguồn lực phù hợp, giúp các cơ quan chức năng thiết lập những quy hoạch chung hiện tại và những định hướng tương lai. 1.7 BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  17. 5 Chương 5: Kết luận và góp ý chính sách KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài. Các nội dung được giới thiệu gồm đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguồn số liệu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài cũng đã được nêu. Ngoài ra, chương 1 cũng nêu bố cục nội dung của đề tài gồm 5 chương.
  18. 6 Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế là sự chênh lệch về quy mô kinh tế giữa hai thời kỳ cần so sánh, là sự gia tăng tổng sản lượng đầu ra của quá trình sản xuất. Robert Solow (1957) đã phản ảnh mối liên hệ giữa ba nguồn tăng trưởng kinh tế là đầu tư, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ. Mankiw và cộng sự (1992) biểu diễn mô hình của Solow theo dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas và bổ sung vào yếu tố nguồn vốn nhân lực (Human capital) như sau: Y(t) = F [(K (t), A (t)L (t)] = 𝐾 (𝑡 )𝛼 𝐻(𝑡)𝛽 (𝐴(𝑡)L(𝑡))1−𝛼−𝛽 0 < α < 1, 0 < β < 1, α + β < 1 Y(t): tổng lượng hàng hóa sản xuất cuối cùng tại thời điểm t. K(t), L(t), A(t): tổng vốn, lực lượng lao động, công nghệ tại thời điểm t. A(t) đại diện cho tất cả các hiệu ứng tổ chức sản xuất, thị trường đối với các yếu tố sản xuất được sử dụng. H(t) đại diện cho yếu tố vốn nhân lực. Mô hình được Mankiw và các cộng sự đưa vào nghiên cứu thực nghiệm và là đóng góp quan trọng cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế. 2.2 TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP Dựa trên tài liệu nghiên cứu về tăng trưởng DN, hiện nay có 3 lý thuyết được hình thành gồm: 2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên lý thuyết ranh giới công ty Coase (1937) cho rằng một công ty trở nên lớn hơn khi có thêm các giao dịch. Coase đã sử dụng khái niệm “chi phí giao dịch” để giải thích lý do hình thành và xác định qui mô DN, và nhận thấy khi DN bổ sung chi phí giao dịch thì quy mô của DN sẽ được mở rộng, khi quy mô được mở rộng, chi phí giao dịch sẽ tăng thêm. 2.2.2 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời Được trình bày dưới dạng các mô hình chu kỳ sống hoặc các giai đoạn thuộc vòng đời của một tổ chức (Adizes, 1989; Churchill và Lewis, 1983; Hanks và cộng sự, 1993; Flamholtz, 1986; Scott và Bruce, 1987), đó là xuất hiện, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm. 2.2.3 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp gen DN được xem như là một cơ thể sinh học, và các yếu tố ảnh hưởng khác được xem xét trên các gen và nhiễm sắc thể. Gouillart và Kelly (1995) đã tóm tắt ý tưởng của nhiều tác giả khác nhau và định nghĩa chuyển đổi kinh doanh là sự tái thiết kế có tổ chức của gen mặc dù ở các tốc độ khác nhau theo bốn khía cạnh là: sắp xếp lại (thay đổi quan điểm, khái niệm DN), tái cấu trúc (qui mô DN), tái tạo (thay đổi cấu trúc và môi trường hoạt động DN) và đổi mới (đầu tư những cá nhân với những kỹ năng mới, những mục tiêu mới). 2.2.4 Đo lường tăng trưởng doanh nghiệp Theo Penrose (1959), quy mô công ty nên được đo lường bởi tổng các nguồn lực, kể cả con người. Nhiều tác giả đã có quan điểm tương tự về các chỉ số tăng trưởng, bao gồm thị phần, tài sản, lợi nhuận, việc làm, nguồn lực của DN và doanh số bán hàng (Delmar, 1997; Ardishvili
  19. 7 và cộng sự, 1998; Batt, 2002; Gilbert và cộng sự, 2006; Rafiki, 2019). Như vậy, dựa trên các lý thuyết tăng trưởng DN, chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng DN có liên quan đến yếu tố con người, kết quả sản xuất kinh doanh và tài sản của DN. Tiêu chí xếp loại qui mô của DNNVV trên thế giới và Việt Nam (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP) cũng dựa vào lực lượng lao động, tổng doanh thu và tổng vốn. Do đó, sử dụng cả 3 chỉ tiêu tăng trưởng này vào mô hình nghiên cứu là lựa chọn phù hợp. 2.3 TIẾP CẬN VỐN 2.3.1 Định nghĩa tiếp cận vốn Tiếp cận vốn là một khái niệm quan trọng trong kinh tế và quản trị DN, nhưng không có một định nghĩa duy nhất và chung nhất cho nó. Mỗi tác giả có thể có cách nhìn nhận và phân tích khác nhau về tiếp cận vốn, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi, phương pháp và nguồn dữ liệu của nghiên cứu. Theo Levine (1997), tiếp cận vốn là sự dễ dàng mà cá nhân và DN có thể sử dụng các dịch vụ trung gian tài chính để thu được vốn bên ngoài để đầu tư vào các dự án sinh lợi và thực hiện các giao dịch. Theo Beck và Demirguc-Kunt (2008), khả năng tiếp cận vốn là mức độ mà các cá nhân và DN có thể có được các dịch vụ tài chính, bao gồm tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán. Theo World Bank (2008), tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ tài chính được định nghĩa là không có các rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Như vậy, khái niệm tiếp cận vốn không chỉ đơn giản dựa trên lượng vốn mà còn dựa trên sự sẵn có, khả năng chi trả và sự phù hợp của các sản phẩm, dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cá nhân và DN. Tuy có những quan điểm khác nhau nhưng một số yếu tố chung có thể được xem là cơ bản và thiết yếu để định nghĩa tiếp cận vốn, bao gồm: khái niệm vốn; khái niệm tiếp cận; và các yếu tố ảnh hưởng. 2.3.1.1 Khái niệm vốn Vốn là khái niệm xuất hiện từ rất lâu trong đời sống kinh tế xã hội của thế giới. Ngay cả trong các xã hội cổ đại phi tiền tệ, một quỹ tài nguyên luôn cần thiết trong quá trình sản xuất. Do đó, có thể nói rằng vốn đã tồn tại trong xã hội loài người từ thời sơ khai nhất dưới cả hai dạng: như một quỹ tài nguyên và như một kho hàng hóa. Theo Lewin và Cachanosky (2021), sẽ chính xác hơn khi coi vốn là giá trị của tất cả hàng hóa sản xuất nằm trong tầm kiểm soát của một công ty, thay vì chỉ là giá trị của những hàng hóa thuộc sở hữu hợp pháp của công ty. Lewin và Cachanosky (2021) cũng cho rằng, điều quan trọng liên quan đến vốn nằm trong lý thuyết về tăng trưởng, thuộc hàm sản xuất tân cổ điển. Tích lũy vốn được coi là một yêu cầu tất yếu để tăng trưởng kinh tế cùng với các mặt khác của chức năng sản xuất. 2.3.1.2 Khái niệm tiếp cận Tiếp cận là khả năng của DN hoặc cá nhân để có được vốn từ các nguồn khác nhau (Levine, 1997), là không có các rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính (World Bank, 2008). Theo lý thuyết kinh tế học và lý thuyết tài chính, có nhiều cách phân loại nguồn vốn. Nếu dựa vào chức năng tham gia quá trình sản xuất kinh doanh thì có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Nếu căn cứ theo nguồn hình thành vốn thì có vốn chủ sở hữu (Equity) và vốn nợ
  20. 8 (Liability). Trong đó vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do nhà đầu tư góp vốn, lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nguồn quỹ và tài sản. Vốn nợ bao gồm vốn từ tín dụng ngân hàng, vốn từ tín dụng thương mại, vốn từ phát hành trái phiếu, vốn từ các đối tác trong kinh doanh, vốn từ các quỹ của Chính phủ, vốn từ các tổ chức quốc tế…Theo Hwang và cộng sự (2019), nguồn vốn có thể là vốn nội bộ hoặc bên ngoài. Nó cũng có thể được công khai (như tài trợ của chính phủ) hoặc tư nhân (ngân hàng hoặc công ty đầu tư), có thể từ các tổ chức không chính thức. Đối với các DNNVV nói chung, vì các tính năng đặc trưng cho các DNNVV trong giai đoạn khởi động, chẳng hạn như sự không rõ ràng về thông tin (Berger & Udell, 1998), thiếu lịch sử giao dịch (Cassar, 2004) và nguy cơ thất bại cao (Huyghebaert & Gucht, 2007), các DNVVN trong giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn nội bộ. Đó là lợi nhuận giữ lại, tiết kiệm cá nhân của chủ sở hữu DN (Wu và cộng sự, 2008). Các nguồn vốn bên ngoài bao gồm hỗ trợ tài chính từ gia đình và bạn bè (Abouzeedan, 2003); tín dụng thương mại, liên doanh vốn và các nhà tài chính thiên thần (He & baker, 2007); các nguồn chính thức bên ngoài được đại diện bởi các trung gian tài chính như ngân hàng, tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán (Chittenden và cộng sự, 1996). Trong thời gian xảy ra đại dịch, do tác động của môi trường kinh tế xã hội, cho vay đối với DNNVV trên thế giới tăng trưởng chậm chạp (OECD, 2020). 2.3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng là những yếu tố có thể tác động đến tiếp cận vốn của DN hoặc cá nhân, có thể thuộc về bên cung (các tổ chức tài chính) hoặc bên cầu (DN hoặc cá nhân). Về phía cung: liên quan đến quyết định cung vốn từ các tổ chức tài chính bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách và thể chế của Nhà nước, bản thân các tổ chức tài chính, và điều kiện đảm bảo từ phía DN để các tổ chức quyết định khoản cho vay. Về phía cầu: liên quan đến lượng vốn tiếp cận được do ảnh hưởng từ phía DN bao gồm bản thân các DN thông qua hiệu quả sử dụng nguồn vốn tiếp cận đạt được. Việc đạt kết quả tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sẽ tạo niềm tin và vị thế của DN, giúp thuận lợi hơn cho việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính. Mặt khác, các DN có thể vận dụng các phương thức sử dụng vốn nhằm đạt được lợi thế hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện qua Lý thuyết đánh đổi trong tài chính và Lý thuyết trật tự phân hạng. 2.3.2 Đo lường tiếp cận vốn Theo Merton (1995), tiếp cận vốn có thể được đánh giá dựa trên các tiêu chí như số lượng, loại hình, chi phí, điều kiện, thời gian và rủi ro về vốn. Merton lập luận rằng, khả năng tiếp cận vốn là chức năng chính của các trung gian tài chính và nó có thể được đo lường bằng nhiều tiêu chí khác nhau phản ánh sự sẵn có và điều kiện tài trợ. Mặc dù có thể không phản ảnh hết cung và cầu vốn thực sự của DN do thông tin bất cân xứng, do thị trường không hoàn hảo, và những ảnh hưởng khác nhưng vốn được sử dụng là thước đo phổ biến để đại diện tiếp cận vốn. Ayyagari và cộng sự (2011) đã sử dụng phần tài sản cố định được tài trợ bởi các ngân hàng làm thước đo khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng cho các DN ở các nước đang phát triển. Fairlie và Robb (2020), đã sử dụng lượng vốn khởi nghiệp do các doanh nhân ở Hoa Kỳ đầu tư để đo lường khả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2