Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng
lượt xem 7
download
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHANN SARETH SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI CAMPUCHIA: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỘI CHỨNG VĂN HOÁ ĐẶC HIỆU, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÓM TẮT LUẬN ÁN NGÀNH TÂM LÍ HỌC CHUYÊN NGÀNH: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 9210401.01 HÀ NỘI, 2021
- CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: TS. Desiree M. Seponski TS. Trần Văn Công Người phản biện 1: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá tại Trường Đại học Giáo dục Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Campuchia đã trải qua nội chiến và các chế độ tàn ác trong nhiều thập kỷ, điều này đã tạo nên một tình huống rất khó khăn, thách thức liên quan đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 16.7% người Campuchia báo cáo có trầm cảm ở mức lâm sàng, 27.4% báo cáo có rối loạn lo âu và 7.6% đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Seponski và cộng sự, 2018). Người Campuchia, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, họ vẫn tin rằng các vấn đề tâm thần là do sự tức giận của linh hồn tổ tiên của họ (Chhim, 2017; Kim & Peeters, 2017), không phải do các nguyên nhân tâm lý xã hội hoặc sinh học mà khoa học đã xác định (Ka, Ka, & Savin, 2014). 2. Đặt vấn đề Một hạn chế đang tồn tại đối với các cách thức tiếp cận đánh giá sức khỏe tâm thần hiện nay là sự phụ thuộc vào các cách thức đánh giá từ phương Tây mà không tính đến các hội chứng văn hóa đặc hiệu ở Campuchia. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu trên thanh thiếu niên Campuchia. Nghiên cứu này đóng góp vào khoảng trống quan trọng trong việc tìm hiểu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia, tập trung vào thanh thiếu niên. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. “Bệnh lý” tâm thần và “bệnh tâm thần” được xác định theo mối quan hệ với các yếu tố rối loạn chức năng ở mỗi người. Do đó, độ hiệu lực cấu trúc của CSSI được định nghĩa là các mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (kiểm soát lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây) với các chỉ số về bệnh lý tâm thần, bao gồm suy giảm chức năng, chất lượng cuộc sống và tìm kiếm sự trợ giúp. 1
- 4. Giả thuyêt nghiên cứu H1. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng trầm cảm và lo âu theo tiêu chí chẩn đóan của phương Tây (một phần của DSM và ICD) H2. Các hội chứng theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây về trầm cảm và lo âu sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp và (c) chất lượng cuộc sống. H3. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm: (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, (c) chất lượng cuộc sống. H4. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ có mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (tức là, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây, tương quan vẫn có ý nghĩa) với (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, và (c) chất lượng cuộc sống, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây. 5. Đóng góp của nghiên cứu Đánh giá và chẩn đoán sức khỏe tâm thần sao cho phù hợp về mặt văn hóa là điều vô cùng quan trọng, đóng góp vào hiệu quả của công tác phòng ngừa, can thiệp và điều trị. Đây cũng là điều quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên bởi nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khởi phát từ sớm. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của thang đo hội chứng và triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (Cambodia Somatic Symptom and Syndrome Inventory, CSSI) ở thanh thiếu niên. Trong trường hợp có sự khác biệt liên quan đến hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu, suy giảm chức năng và nhu cầu điều trị thì việc đánh giá và điều trị sức khỏe tâm thần sẽ cần có thêm đánh giá các hội chứng văn hóa đặc hiệu này. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các viện, tổ chức phi chính phủ sử dụng để xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần ở 2
- Campuchia, bằng cách nâng cao độ hiệu lực của các đánh giá sức khỏe tâm thần. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được mức độ mà các hội chứng văn hóa đặc hiệu này có sự khác biệt riêng, ngoài phạm vi các hội chứng truyền thống. Quan trọng nhất, nghiên cứu sẽ xem xét mối quan hệ đơn nhất nhất giữa CSSI và suy giảm chức năng, nhận thức về nhu cầu điều trị (bao gồm cả nhận thức của gia đình) và tìm kiếm điều trị trong thực tế. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan nghiên cứu Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán về Rối loạn Sức khỏe Tâm thần DSM-5 (APA, 2013) định nghĩa nhận thức mang tính văn hóa về sự đau khổ (distress) là cách mà các nhóm văn hóa khác nhau trải nghiệm, hiểu và truyền đạt những đau khổ về cảm xúc và tâm lý, các vấn đề hành vi liên quan, những suy nghĩ và cảm xúc mà họ đang gặp trở ngại. Các hội chứng tâm bệnh đặc hiệu về mặt văn hóa bao gồm ba thành phần có liên quan về mặt lâm sàng: (a) hội chứng văn hóa, là các nhóm triệu chứng có xu hướng đồng thời xảy ra chỉ trong (các) nhóm văn hóa cụ thể (tức là có các quá trình nhân quả riêng trong nhóm văn hóa này); (b) các thành ngữ, câu nói về nỗi đau khổ, trong đó nỗi đau khổ có nguyên nhân xuyên văn hóa nhưng cách thể hiện tâm lý đau khổ và đau đớn này là duy nhất đối với một nền văn hóa (ví dụ, nói về “khyâl”); và (c) sự giải thích hoặc nguyên nhân có liên quan đến văn hóa về những trải nghiệm nhận thức, cảm xúc và thể chất này (ví dụ, bị ma ám) (Lewis- Fernández & Aggarwal., 2013). Có nhiều lý do để giải thích tại sao việc xác định, đánh giá và hiểu bản chất bệnh lý của các hội chứng văn hóa đặc hiệu là quan trọng, một trong số đó là việc tối đa hóa tính hữu dụng, thiết thực và hiệu quả của các công cụ đánh giá và can thiệp sức khỏe tâm thần. Hội chứng văn hóa đặc hiệu hay “những thành ngữ, cụm từ được sắp xếp theo một thứ tự cố định và có ý nghĩa biểu đạt không đổi về sự đau khổ” có tương quan cao với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây. Ví dụ, nghiên cứu của Kohrt và cộng sự (2014) đã cho thấy mối quan hệ giữa cách hiểu khái niệm về sự đau khổ và các rối loạn tâm thần theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây. Ví dụ, điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI có 3
- tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với lo âu, trầm cảm và PTSD. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điểm số hai tiểu thang đo CSSI là những yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê làm gia tăng nguy cơ cố gắng tự sát và thực hiện tự sát thành công (Armes và cộng sự, 2018). Tương tự, các nghiên cứu khác cũng cho thấy “khyaˆl attacks” (một hội chứng văn hóa giống với cơn hoảng sợ nhưng có cách giải thích khác về mặt văn hóa) có tương quan cao với mức độ PTSD. Do sự đa dạng của các triệu chứng cơ thể và nhận thức, “khyaˆl attacks” có thể định hình bản thể của các rối loạn liên quan đến sang chấn, bao gồm các triệu chứng của PTSD, triệu chứng lo âu và hoảng sợ (vốn là những trải nghiệm chính trong những rối loạn liên quan này, mặc dù nó không nhất thiết là khái niệm trọng tâm của tất cả các hội chứng) và các cách ứng phó với đau khổ do sang chấn. “Khyaˆl attacks” không chỉ là một “cụm từ biểu hiện sự đau khổ”, nó định hình nỗi lo, tức là nó định hình một cách cơ bản những triệu chứng lo âu mà bệnh nhân trải nghiệm (Hinton và cộng sự, 2010). Nghiên cứu gần đây của Hinton và cộng sự đã cho thấy khách thể có mức độ triệu chứng đau khổ (lo âu, trầm cảm) có điểm trung bình cao hơn ở tất cả các câu trong thang Cambodian symptoms and syndromes addendum (CSSA) (Hinton và cộng sự, 2019). Từ đó, các nghiên cứu khác nhau đã thảo luận và ủng hộ ý tưởng rằng các hội chứng văn hóa đặc hiệu có liên quan đến rối loạn tâm thần, hỗ trợ cho khái niệm của họ về “tâm bệnh học”. Hội chứng văn hóa đặc hiệu đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến hoạt động cuộc sống và nó cũng dẫn đến suy giảm chức năng trong các lĩnh vực như công việc và nghề nghiệp, hoạt động xã hội và gia đình, và hạnh phúc nói chung, được đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ đo lường chất lượng cuộc sống và suy giảm chức năng. Ví dụ, phàn nàn về “sự yếu kém” - một phần của hội chứng văn hóa có liên quan đến chức năng tâm lý xã hội kém ở các nhóm dân cư châu Á như người Campuchia (Hinton và cộng sự, 2007). Hơn nữa, hội chứng văn hóa đặc hiệu, chẳng hạn như những hội chứng được đánh giá bằng CSSI, có thể góp phần vào sự khác biệt trong chức năng liên quan đến công việc, xã hội và cá nhân ngoài sự khác biệt được giải thích bởi PTSD, cũng như lo âu và trầm cảm. Ví dụ, người ta nhận thấy rằng hội chứng văn hóa có liên quan tới tình trạng suy giảm chức năng liên quan đến sức khỏe tâm thần trước khi điều chỉnh các triệu chứng như tiếp xúc với 4
- sang chấn và sự hiện diện của rối loạn lo âu, bao gồm PTSD (Lewis-Fernandez và cộng sự, 2009b). Một ví dụ khác về mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê với suy giảm chức năng của các hội chứng văn hóa đặc hiệu là các triệu chứng phổ biến xảy ra trong cơn khyaˆl (Hinton và cộng sự, 2010). Các hội chứng văn hóa, các thành ngữ, cụm từ biểu hiện sự đau khổ và sự giải thích về mặt văn hóa là cần thiết đối với công tác thực hành lâm sàng, bởi nó phản ánh thực tế nhận thức của các cá nhân và nhóm trong xã hội này. Các thành ngữ văn hóa về sự đau khổ có thể không liên quan đến các triệu chứng hoặc hội chứng của bệnh lý tâm thần (nghĩa là không trực tiếp gây ra bởi rối loạn chức năng sinh học hoặc tâm lý tiềm ẩn gây ra bệnh tâm thần). 1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của các thang đo CSSI một cách cụ thể và tổng quát hơn, nhằm xác định độ hiệu lực cấu trúc của khái niệm về các hội chứng văn hóa đặc hiệu, bằng cách xác định xem xét mối quan hệ đơn nhất, không trùng lặp với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm suy giảm chức năng, v.v ... Khung khái niệm tổng thể cho nghiên cứu được trình bày dưới đây. Giả thuyết cho rằng căng thẳng trong cuộc sống sẽ là nguyên nhân cơ bản gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, các yếu tố văn hóa và xã hội cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các vấn đề sức khỏe tâm thần, và ít nhất nó xác định liệu mỗi người biểu hiện và trải qua các triệu chứng như hội chứng DSM hay hội chứng CSSI hay không. Các triệu chứng DSM và CSSI được cho là sẽ tác động tiêu cực đến suy giảm chức năng, vì chúng có thể cản trở khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của mọi người, những người gặp phải các triệu chứng này cho thấy họ đã trải qua hoặc bị gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng như cũng như những trải nghiệm khó chịu như những suy nghĩ ám ảnh, né tránh / tê liệt và phản ứng nhạy cảm, quá mức (Rona và cộng sự, 2009). Trong mô hình này, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp được giả định là hệ quả trực tiếp và gián tiếp của các triệu chứng CSSI và DSM, với suy giảm chức năng là yếu tố trung gian. Không giống như suy giảm chức năng tâm lý mà mọi người có xu hướng che giấu do nhiều lý do (bao gồm thiếu hiểu biết, kỳ thị về xã hội và sự kỳ vọng của xã hội), suy giảm chức năng hàng ngày trực tiếp thúc đẩy mọi người tìm 5
- sự giúp đỡ hoặc họ sẽ được mọi người xung quanh khuyến khích để được giúp đỡ vì khả năng của họ bị hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Các triệu chứng DSM Stress Suy giảm Tìm kiếm sự trợ Bối cảnh chức năng giúp trong cuộc Các triệu chứng CSSI sống CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mẫu Nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang. Dữ liệu thu thập được từ 391 học sinh THPT, lớp 10 – 11, từ hai trường ở Phnom Penh (khu vực thành thị) và hai trường ở tỉnh Prey Veng (khu vực nông thôn). Mẫu gồm có 199 nam và 192 nữ. 2.2. Công cụ đo lường Thang đo hội chứng và triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (Cambodian Somatic Symptom and Syndrome Inventory - CSSI) là thang đo tự thuật, bao gồm các tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI và tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI, được chứng minh là quan trọng về mặt lâm sàng đối với các nhóm bệnh nhân. Hiện thang CSSI đang được sử dụng rộng rãi ở Campuchia như một công cụ đánh giá sức khỏe tâm thần tiêu chuẩn trong các phòng khám, để chẩn đoán phân biệt người có và không có vấn đề sức khỏe tâm thần. CSSI gồm 2 tiểu thang đo: (a) Tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI; và (b) Tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI. Tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI có 18 câu (ví dụ: đau nhức cổ). Tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI có 19 câu được sắp xếp thành 5 thang nhỏ hơn: Hội chứng tập trung vào triệu chứng cơ thể (10 câu; ví dụ: biểu hiện khyaˆl), Hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống/ say xe (2 câu; ví dụ: bị nhiễm độc trong ô tô), Hội chứng tập trung vào cảm xúc (2 câu; ví dụ: suy nghĩ quá nhiều), Hội chứng về năng lực nhận thức (1 mục; ví dụ: hay quên / mất tập trung) và hội chứng liên quan đến tâm linh (4 câu; ví dụ: ma đẩy bạn xuống). Mỗi câu được đánh giá trên thang năm điểm (0 = không hoàn toàn, 1 = ít, 2 = trung bình, 3 = khá nhiều và 4 = rất nhiều). Độ tin cậy của 6
- thang đo triệu chứng cơ thể và thang đo hội chứng văn hóa lần lượt là .91 và .89. Trong nghiên cứu này, CSSI cho thấy độ tin cậy bên trong tốt (ví dụ: phàn nàn về cơ thể α = .88, hội chứng văn hóa α = .88). Bệnh nhân dễ hiểu tất cả các câu trong CSSI, nó rõ ràng về độ hiệu lực bề mặt trong văn hóa của họ vì các câu CSSI được xây dựng bằng tiếng Khmer. Thang Patient Health Questionnaire (PHQ-9) được sử dụng trên phạm vi quốc tế để sàng lọc và đánh giá mức độ trầm cảm. Thang gồm 9 câu (ví dụ: Mất hứng thú và niềm vui khi làm việc) dựa trên tiêu chí của DSM-IV. PHQ-9 đã được dịch và hiệu lực hóa với hơn 40 ngôn ngữ, bao gồm một số ngôn ngữ Châu Á. Mỗi câu trong thang đo PHQ được đánh giá trên thang điểm 4 (0 = hoàn toàn không, 1 = vài ngày, 2 = hơn một nửa số ngày và 3 = gần như mỗi ngày). Điểm ranh giới của PHQ-9 là: 5-9 = các triệu chứng tối thiểu; 10-14 = trầm cảm nhẹ; 15-19 = trầm cảm nặng, vừa phải; và> 20 = trầm cảm nặng, trầm trọng. Với mẫu của nghiên cứu này, PHQ-9 đã có độ tin cậy bên trong tốt (α = .82). Bảng hỏi về rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder questionnaire, GAD-7) là một thang đo tự thuật về rối loạn lo âu lan tỏa. Thang có 7 câu (ví dụ: cảm giác hồi hộp, lo lắng hoặc căng thẳng) dựa trên tiêu chí của DSM- IV. GAD-7 đã được thích nghi và dịch với hơn 40 ngôn ngữ và đã được hiệu lực hóa trên phạm vi quốc tế. Mỗi câu được khách thể đánh giá trên thang điểm 4 (0 = hoàn toàn không phải, 1 = vài ngày, 2 = hơn một nửa số ngày và 3 = gần như mỗi ngày). Điểm giới hạn cho GAD-7 là 5-9 = loâu nhẹ; 10-14 = lo âu vừa phải; 15-21 = lo âu nghiêm trọng. Với mẫu của nghiên cứu này, GAD-7 cho thấy độ tin cậy tốt (α = .87). Thang đo suy giảm ngắn (Brief Impairment Scale, BIS) là một thang đo do cha mẹ báo cáo, có 23 câu đánh giá hoạt động trong ba lĩnh vực: Hoạt động liên cá nhân (ví dụ: ― Có bao nhiêu vấn đề mà trẻ đã gặp phải với mẹ ruột (hoặc mẹ kế hoặc mẹ nuôi); tiểu thang đo về hoạt động ở trường học / công việc (ví dụ: ― Mức độ thường xuyên trẻ nghỉ học trong 12 tháng qua); và tiểu thang đo về hoạt động tự chăm sóc (ví dụ: ―So với các bạn cùng tuổi, trẻ chăm sóc sức khỏe của mình tốt như thế nào). Mỗi câu trong thang đo được đánh giá trên thang điểm 4 (0 = không có vấn đề; 1 = có vấn đề một chút; 2 = tương đối có vấn đề; 3 = có vấn đề nghiêm 7
- trọng). Đối với mẫu của nghiên cứu này BIS đã cho thấy độ tin cậy bên trong phù hợp (α = .69). Bảng hỏi Chất lượng của việc tận hưởng và hải lòng với cuộc sống phiên bản ngắn (Quality of Life Enjoyment and Satisfaction Questionnaire-Short Form, Q- LES-Q-SF) đánh giá chất lượng tận hưởng cuộc sống và sự hài lòng của khách thể. Bảng hỏi gồm 14 câu đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống trong tuần qua (ví dụ: ― Xem xét tất cả mọi thứ, trong tuần qua mức độ hài lòng của bạn đối với sức khỏe thể chất của bạn). Mỗi câu được đánh giá trên thang điểm 5 (1 = hoàn toàn không; 2 = ít; 3 = trung bình; 4 = nhiều; 5 = rất nhiều). Đối với mẫu của nghiên cứu này, Q- LES-Q-SF đã cho thấy độ tin cậy bên trong tốt (α = .85). Bảng hỏi về tìm kiếm sự trợ giúp chung (General Help Seeking Questionnaire, GHSQ) được xây dựng để đánh giá việc khách thể sử dụng các nguồn trợ giúp khác nhau liên quan đến sức khỏe tâm thần mà người đó đã tìm kiếm trong sáu tháng qua. Bảng hỏi yêu cầu khách thể cho biết các nguồn trợ giúp của họ (ví dụ: người thân, bác sĩ), số lần nhận được sự trợ giúp và mức độ hữu ích của sự trợ giúp này. GHSQ có độ tin cậy và độ hiệu lực tốt, và là một công cụ đo lường hành vi tìm kiếm trợ giúp một cách linh hoạt, có thể sử dụng cho nhiều bối cảnh. Bảng hỏi gồm 13 câu/ nguồn trợ giúp tiềm năng, với (a) có tìm kiếm trợ giúp từ nguồn này hay không; (b) nếu có, bao nhiêu lần, và (c) mức độ hữu ích của trợ giúp này trên thang điểm 5 (1 = không hữu ích chút nào; 2 = hữu ích một chút; 3 = khá hữu ích; 4 = hữu ích; và 5 = rất hữu ích). Đối với mẫu của nghiên cứu này, GHSQ có độ tin cậy bên trong tốt (α = .72). Các bảng hỏi, thang đo, trừ CSSI đều được dịch xuôi và dịch ngược thành tiếng Khmer. Sau khi dịch, nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm bảng hỏi đã được dịch với sinh viên năm nhất. Sinh viên đưa ra các phản hồi về bảng hỏi. Dựa trên các phản hồi này, bảng hỏi được điều chỉnh và thích nghi. Nhà nghiên cứu tính tổng điểm của mỗi bảng hỏi, sau đó theo các hướng dẫn về chuẩn của bảng hỏi để tính điểm ranh giới, từ đó xác định trường hợp lâm sàng. 2.3. Quy trình Sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên, hai lớp 10 và hai lớp 11 được lựa chọn ngẫu nhiên ở mỗi trường, tổng cộng có 8 lớp ở mỗi địa phương. Kỹ thuật chọn mẫu 8
- hạn ngạch và chọn theo hệ thống dược sử dụng để lựa chọn 25 học sinh ở mỗi lớp trên. Nghiên cứu đã được Bộ Giáo dục, Thể thao và Thanh niên Campuchia (Cambodian Ministry of Education, Sport and Youth, MoEYS) phê duyệt. Thư chấp thuận của MoEYS và Hội đồng Đạo đức đã được gửi đến Sở Giáo dục, Thể thao và Thanh niên (Department of Education, Sports and Youth) ở tỉnh Prey Veng và thành phố Phnom Penh, yêu cầu cho phép học sinh trung học tại các trường được chọn tham gia vào dự án. Việc lựa chọn các trường trung học dựa trên việc lựa chọn có chủ đích các trường trung học ở thành thị và nông thôn bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Hiệu trưởng và giáo viên lớp 10 và 11 của các trường được chọn đã được nhà nghiên cứu liên hệ để giới thiệu nghiên cứu. Sau đó, nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên hai lớp từ mỗi khối ở mỗi trường. Kỹ thuật lấy mẫu hạn ngạch với lựa chọn có hệ thống đã được sử dụng để chọn 25 học sinh ở mỗi lớp được chọn. Học sinh được chọn mang thư chấp thuận tham gia nghiên cứu về nhà cho cha mẹ của các em. Đối với học sinh đã được cha mẹ đồng ý, các em muốn tham gia vào nghiên cứu sẽ ký vào bản chấp thuận có đầy đủ thông tin của các em. Học sinh ký vào bản đồng ý xong sẽ được cung cấp bảng câu hỏi cũng như hướng dẫn về bảng hỏi đó. Nếu cha mẹ đồng ý nhưng học sinh không đồng ý, học sinh đó không tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu này đã được Hội đồng Đạo đức Quốc gia Campuchia về Nghiên cứu Sức khỏe (Cambodian National Ethics Committee for Health Research, NECHR) xem xét và phê duyệt vào ngày 1 tháng 1 năm 2018 (005 NECHR), cho phép thực hiện nghiên cứu với học sinh trung học. Việc thu thập dữ liệu chỉ được bắt đầu sau khi nhận được sự đồng ý tự nguyện từ khách thể. 2.4. Phân tích dữ liệu Việc phân tích được thực hiện trên phần mềm SPSS (IBM SPSS statistics for Windows, 2013). Nghiên cứu phân tích mô tả và phân tích suy luận. Kiểm định Pearson Chi-Square và phân tích phương sai một chiều (ANOVA) được sử dụng để so sánh sự khác biệt, ví dụ: so sánh giữa các nhóm khách thể sống ở thành thị so với nông thôn về nền tảng nhân khẩu học và các yếu tố SES, CSSI, lo âu, trầm cảm, suy giảm chức năng, chất lượng cuộc sống và hành vi tìm kiếm trợ giúp. 9
- Phương pháp tiếp cận mô hình tuyến tính tổng quát/ mô hình tuyến tính chung (general linear model, GLM) được sử dụng để phân tích dữ liệu vì tính linh hoạt của nó; GLM gộp vào một số mô hình thống kê chuẩn, bao gồm Phân tích phương sai, Phân tích hiệp phương sai, Hồi quy nhiều lần và kiểm định T-test. Cụ thể, GLM được sử dụng vì một số lý do sau đây: Thứ nhất, GLM cho phép đánh giá các tác động tổng thể và duy nhất, là trọng tâm của các giả thuyết của nghiên cứu này. Trong bối cảnh này, chúng tôi quan tâm đến Type III Sums of Squares, mang lại hiệu ứng kiểm soát đơn nhất cho các biến khác trong mô hình. Thứ hai, GLM cho phép đưa vào các biến phân loại và biến liên tục, cần thiết cho nghiên cứu này. GLM được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa điểm số của tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI, điểm số của tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI với các hội chứng DSM và ICD (các triệu chứng trầm cảm, lo âu) kiểm soát các biến nhân khẩu học và các yếu tố SES; mối quan hệ giữa điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI, điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI với suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp và chất lượng cuộc sống, kiểm soát các biến nhân khẩu học và các yếu tố SES; mối quan hệ giữa các hội chứng theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây là trầm cảm, lo âu, hội chứng văn hóa CSSI, triệu chứng cơ thể CSSI với suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp và chất lượng cuộc sống, kiểm soát các biến nhân khẩu học và các yếu tố SES; để kiểm tra mối quan hệ đơn nhất của hội chứng văn hóa CSSI, triệu chứng cơ thể CSSI với suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp và chất lượng cuộc sống, kiểm soát các triệu chứng lo âu và trầm cảm. CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả 3.1.1. Các đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng kinh tế - xã hội của khách thể nghiên cứu Mẫu gồm 391 học sinh trung học đến từ: thành phố Phnom Penh (thành thị) và tỉnh Prey Veang (nông thôn). Có 194 học sinh (nam=100, nữ=94) đến từ thành phố Phnom Penh và 197 học sinh (nam=99, nữ=98) ở tỉnh Prey Veang. Các học sinh này học lớp 10 và 11 và tuổi trung bình của khách thể nghiên cứu là 16.62 (SD=1,091, Min=15 & Max=19). Có 85% học sinh được hỏi cho biết các em sống 10
- với cả cha và mẹ (gia đình nguyên vẹn) (78,87% ở thành thị so với 90,36% ở nông thôn), và 15% (21,13% ở thành thị so với 9,64% ở nông thôn) học sinh cho biết không cùng sống với cha/ mẹ (gia đình không nguyên vẹn) (Xem Bảng 1). Bảng3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu và tình trạng kinh tế - xã hội Thành thị Nông thôn Tổng cộng Các biến N=194 N=197 N=391 Tuổi Độ tuổi trung bình (SD) 16.51 (1.08) 16.73 (1.09) 16.62 (1.09) Giới tính Nam (N=199) 52% 50% 51% Nữ (N=192) 48% 50% 49% Lớp 10 (N=192) 49% 49% 49% 11 (N=199) 51% 51% 51% Tình trạng hôn nhân của cha mẹ Đầy đủ cả cha và mẹ (N=60) 21% 10% 15% Không cùng cha/ mẹ (N=331) 79% 90% 85% Nghề nghiệp của cha Nông dân (n=180) 14% 78% 46% Nhân viên văn phòng (N=84) 35% 8% 21% Bán hàng, công nhân (N=87) 37% 8% 22% Khác (N=40) 14% 6% 10% Nghề nghiệp của mẹ Nông dân (N=172) 10% 78% 44% Nhân viên văn phòng (N=23) 9% 3% 6% Bán hàng, công nhân (N=67) 25% 9% 17% Nội trợ (N=114) 53% 6% 29% Khác (N=15) 4% 4% 4% Điều kiện sống Nghèo (N=30) 9% 7% 8% Trung bình (N=350) 89% 90% 90% Giàu (N=11) 3% 3% 3% 3.1.2. Mối quan hệ giữa tâm bệnh và chức năng cuộc sống 3.1.2.1 Mối quan hệ giữa điểm số của tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI với các triệu chứng lo âu, trầm cảm, kiểm soát các biến nhân khẩu học và tình trạng kinh tế - xã hội Bảng 2 chỉ ra rằng điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI có liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm [F (1, 381) = 350,64, p
- đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố SES bao gồm nơi sống, cấp học, giới tính, tuổi, điều kiện sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề nghiệp của cha và nghề nghiệp của mẹ. Kết quả cũng chỉ ra rằng chỉ có một biến kiểm soát; nơi sống [F = (1, 381) 6.10, p
- Tình trạng hôn nhân của cha 1 381 2.10 .01 mẹ Nghề nghiệp của cha 1 381 .39 .00 Nghề nghiệp của mẹ 1 381 .12 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. 1 = Bình phương eta for Model is full Bình phương eta, Bình phương eta for individual factors is partial Bình phương eta. 3.1.2.2. Mối liên hệ giữa điểm số tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI và sự suy giảm chức năng, tìm kiếm sự trợ giúp, và chất lượng cuộc sống khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bảng 4 cho thấy tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI có liên hệ có ý nghĩa thống kê với mức độ suy giảm chức năng [F= (1, 381) 64.13, p< .0001] khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu. Các kết quả cũng chỉ ra hai biến kiểm soát là khu vực sinh sống [F= (1, 381) 4.27, p< .05] và tình trạng hôn nhân của cha mẹ [F= (1, 381) 17.70, p< .0001], có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI và sự suy giảm chức năng khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình Nguồn Df(1) Df(2) F phương eta1 Mô hình 9 381 15.90 .27 Tiểu thang các hội chứng văn 1 381 64.13 **** .14 hóa CSSI Khu vực sinh sống 1 381 4.27 * .01 Lớp học 1 381 0.49 .00 Giới tính 1 381 1.74 .00 Tuổi 1 381 0.22 .00 Điều kiện sinh sống 1 381 0.62 .00 Tình trạng hôn nhân của cha 1 381 17.70 **** .04 mẹ Nghề nghiệp của cha 1 381 3.20 .01 Nghề nghiệp của mẹ 1 381 0.01 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. Bảng 5 cho thấy điểm số tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI có liên hệ có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống [F= (1, 381) 6.04, p< .05], kiểm soát các 13
- yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu. Các kết quả cũng chỉ ra rằng hai biến kiểm soát là khu vực sinh sống [F= (1, 381) 13.72, p< .0001] và điều kiện sống [F= (1, 381) 6.05, p< .05], có ý nghĩa thống kê. Bảng 5. Mối liên hệ giữa tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI và chất lượng cuộc sống khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình phương Nguồn Df(1) Df(2) F eta1 Mô hình 9 381 5.44 .11 Tiểu thang các hội chứng 1 381 6.04 * .02 văn hóa CSSI Khu vực sinh sống 1 381 13.72 **** .03 Lớp học 1 381 0.80 .00 Giới tính 1 381 0.56 .00 Tuổi 1 381 0.11 .00 Điều kiện sinh sống 1 381 6.05 * .02 Tình trạng hôn nhân của cha 1 381 1.05 .00 mẹ Nghề nghiệp của cha 1 381 0.00 .00 Nghề nghiệp của mẹ 1 381 0.19 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. Bảng 6 cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa điểm số tiểu thang cá hội chứng văn hóa CSSI và sự tìm kiếm sự trợ giúp chung [F= (1, 381) 8.80, p < .01], kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu. Hai biến kiểm soát là lớp học [F= (1, 381) 7.19, p < .01] và giới tính [F= (1, 381) 6.71, p < .05], có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI và sự tìm kiếm sự trợ giúp chung khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình phương Nguồn Df(1) Df(2) F eta1 Mô hình 9 381 3.17 .07 Tiểu thang các hội chứng 1 381 8.80 ** .02 văn hóa CSSI Khu vực sinh sống 1 381 0.24 .00 Lớp học 1 381 7.19 ** .02 Giới tính 1 381 6.71 * .02 Tuổi 1 381 3.58 .01 Điều kiện sinh sống 1 381 0.66 .00 Tình trạng hôn nhân của 1 381 3.34 .01 14
- cha mẹ Nghề nghiệp của cha 1 381 0.77 .00 Nghề nghiệp của mẹ 1 381 0.03 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. 3.1.2.3 Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu và sự suy giảm chức năng, tìm kiếm sự trợ giúp, và chất lượng cuộc sống khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Trong Bảng 7, lo âu và trầm cảm được đặt vào cùng một mô hình. Kết quả cho thấy lo âu [F= (1, 380) 15.84, p< .0001] và trầm cảm [F= (1, 381) 14.12, p< .0001] có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với suy giảm chức năng khi kiểm soát các yếu tố bối cảnh nhân khẩu và kinh tế xã hội. Tuy nhiên, giá trị F của lo âu và trầm cảm giảm, ví dụ với trầm cảm giảm từ 121.06 xuống 14.12 và lo âu giảm từ 123.26 xuống 15.84. Hai biến kiểm soát là tình trạng hôn nhân của cha mẹ [F= (1, 380) 14.19, p< .0001] và nghề nghiệp của cha [F= (1, 380) 5.04, p< .05] có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.7. Mối liên hệ giữa lo âu, trầm cảm và suy giảm chức năng khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình phương Nguồn Df(1) Df(2) F eta1 Mô hình 10 380 23.42 .38 Lo âu 1 380 15.84 **** .04 Trầm cảm 1 380 14.12 **** .04 Khu vực sinh sống 1 380 1.20 .00 Lớp học 1 380 0.06 .00 Giới tính 1 380 2.30 .01 Tuổi 1 380 0.62 .00 Điều kiện sinh sống 1 380 0.00 .00 Tình trạng hôn nhân của 1 380 14.19 **** .04 cha mẹ Nghề nghiệp của cha 1 380 5.04 * .01 Nghề nghiệp của mẹ 1 380 0.00 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. Ở Bảng 8, lo âu và trầm cảm được đặt vào cùng một mô hình. Kết quả cho thấy chỉ lo âu [F= (1, 380) 11.27, p< .0001] có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với sự tìm kiếm sự trợ giúp khi kiểm soát các yếu tố bối cảnh nhân khẩu và kinh tế xã 15
- hội. Tuy nhiên, giá trị F của lo âu giảm từ 21.84 xuống 11.27. Hai biến kiểm soát là lớp học [F= (1, 381) 7.58, p< .01] và giới tính [F= (1, 381) 6.20, p < .05] vẫn có ý nghĩa thống kê với sự tìm kiếm sự trợ giúp. Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa lo âu, trầm cảm và sự tìm kiếm sự trợ giúp khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình phương Nguồn Df(1) Df(2) F eta1 Mô hình 10 380 4.26 .10 Lo âu 1 380 11.27 ** .03 Trầm cảm 1 380 0.38 .00 Khu vực sinh sống 1 380 0.81 .00 Lớp học 1 380 7.58 ** .02 Giới tính 1 380 6.20 * .02 Tuổi 1 380 2.91 .01 Điều kiện sinh sống 1 380 1.12 .00 Tình trạng hôn nhân của 1 380 2.63 .01 cha mẹ Nghề nghiệp của cha 1 380 0.62 .00 Nghề nghiệp của mẹ 1 380 0.07 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. Ở Bảng 9, hội chứng lo âu và hội chứng trầm cảm được đặt vào cùng một mô hình để xem các mối liên hệ riêng biệt của các biến này với chất lượng cuộc sống. Kết quả cho thấy lo âu và trầm cảm không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê riêng biệt với chất lượng cuộc sống khi kiểm soát từng biến, và khi kiểm soát các yếu tố bối cảnh nhân khẩu và kinh tế xã hội. Hai biến kiểm soát là khu vực sinh sống [F= (1, 381) 11.71, p< .01] và điều kiện sống [F= (1, 381) 5.02, p < .05] vẫn có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống. Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và bối cảnh nhân khẩu Bình phương Nguồn Df(1) Df(2) F eta1 Mô hình 10 380 5.51 .13 Lo âu 1 380 0.08 .00 Trầm cảm 1 380 3.50 .01 Khu vực sinh sống 1 380 11.71 ** .03 Lớp học 1 380 0.49 .00 Giới tính 1 380 0.43 .00 Tuổi 1 380 0.10 .00 16
- Điều kiện sinh sống 1 380 5.02 * .01 Tình trạng hôn nhân của 1 380 0.63 .00 cha mẹ Nghề nghiệp của cha 1 380 0.02 .00 Nghề nghiệp của mẹ 1 380 0.19 .00 Ghi chú: * = p < .05, ** = p < .01, *** = p < .001, **** = p < .0001. 1 = bình phương eta trong Mô hình là bình phương eta đủ, bình phương eta với mỗi yếu tố là bình phương eta một phần. 3.1.3. Các mối liên hệ riêng biệt giữa tâm bệnh và hoạt động chức năng cuộc sống Các yếu tố bối cảnh nhân khẩu và kinh tế xã hội được thêm vào mô hình ở vi trí các yếu tố kiểm soát cùng với lo âu và trầm cảm (Bảng 10). Kết quả cho thấy điểm tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI vẫn không có mối quan hệ riêng biệt với sự suy giảm chức năng. Các biến kiểm soát là lo âu [F= (1, 379) 14.24, p
- trí các yếu tố kiểm soát cùng với lo âu và trầm cảm (Bảng 11). Kết quả cho thấy điểm tiểu thang các hội chứng văn hóa CSSI không có mối quan hệ riêng biệt với sự tìm kiếm sự trợ giúp chung. Các biến kiểm soát là lo âu [F= (1, 379) 10.23, p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 263 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 152 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 191 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 116 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn