intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

194
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu nhằm chỉ ra các kiểu phong cách lãnh đạo phổ biến, hiệu quả phong cách lãnh đạo của chủ tịch UBND xã trong thực tiễn triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phong cách lãnh đạo của chủ tịch UBND xã. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở nước ta hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN VĂN  ­­­­­­­­ ­­­­­­­­ Trần Nhật Duật PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN  NHÂN DÂN XàỞ NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số:                62 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hµ Néi ­ 2013 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:  Sự  nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, CNH,HĐH  nông nghiệp, nông thôn và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đang được triển khai trên phạm  vi toàn quốc cả  bề  rộng lẫn chiều sâu đã đưa lại nhiều thành công lớn đối với công cuộc đổi  mới nói chung và đổi mới nông nghiệp, nông thôn nói riêng đang đặt ra nhiều đòi hỏi và thách   thức đối với chất lượng của đội ng cán bộ LĐ,QL các cấp đặc biệt là người chủ tịch UBND xã   (CTX). Để đáp ứng những đòi hỏi và thách thức đó, người CTX cần có những phẩm chất, năng   lực và đặc biệt cần có phong cách lãnh đạo phù hợp, khoa học, hiệu quả để  đáp ứng được yêu   cầu của công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như  các tình huống lãnh đạo đa dạng và   phức tạp  ở cấp xã. Tuy nhiên, thực tiễn LĐ,QL  ở  cấp xã cho thấy, vẫn còn nhiều CBX, nhiều  CTX bộc lộ những yếu kém về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức và năng lực, đặc biệt là   PCLĐ bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nghiên cứu về chính quyền và đội ngũ cán bộ LĐ,QL cấp xã  dưới góc nhìn khoa học để đưa ra được các giải pháp tư  vấn, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng  nâng cao chất lượng, xây dựng PCLĐ phù hợp và hiệu quả ở đội ngũ cán bộ này trong thời gian  tới là cần thiết. Nghiên cứu PCLĐ của CTX dưới góc nhìn của Tâm lý học chuyên ngành là một   đòi hỏi cấp thiết và còn rất mới, nhất là trong điều kiện hiện nay. Nghiên cứu này sẽ góp phần   làm rõ lý luận PCLĐ, các kiểu PCLĐ, hiệu quả PCLĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của   CTX. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề  tài: „Phong cách lãnh đạo của chủ  tịch  Ủy ban   nhân dân xã ở nước ta hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành Tâm lý học. 2. Mục đích nghiên cứu. Chỉ  ra các kiểu PCLĐ phổ  biến, hiệu quả  PCLĐ của CTX trong thực tiễn triển khai   nhiệm vụ QLNN tại các địa phương vùng ĐBSH, đề  xuất một số  kiến nghị góp phần nâng cao  hiệu quả PCLĐ của CTX. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các kiểu PCLĐ, hiệu quả PCLĐ, các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX trong thực  tiễn triển khai nhiệm vụ QLNN tại các địa phương vùng ĐBSH. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu  ­ Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể của luận án gồm 892 người (CTX, CB,CC xã  người dân và cán bộ huyện lãnh đạo trực tiếp CTX là khách thể luận án) ­ Giới hạn phạm vi, thời gian nghiên cứu: 2
  3. Luận án chỉ  thực hiện nghiên cứu PCLĐ của CTX  ở  một số  tỉnh ĐBSH bằng cách lựa   chọn ngẫu nhiên. Các tỉnh được chọn là: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam và Ninh  Bình. Thời gian tiến hành nghiên cứu (từ tháng 4 /2012 – 6/ 2013 ) 5. Giả thuyết khoa học: Chúng tôi cho rằng, hiệu quả  PCLĐ trong thực tiễn triển khai nhiệm vụ  QLNN tại địa  phương của đa số CTX các tỉnh ĐBSH hiện nay còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến  thực trạng này, song, chủ yếu là do khả  năng phát hiện ra bản chất tình huống lãnh đạo (cơ  sở  khoa học của sự lựa chọn PCLĐ) của đa số CTX hiện nay còn nhiều hạn chế.  Thông qua thực nghiệm tác động sư phạm nhằm nâng cao khả năng nhận thức của CTX   về bản chất tình huống lãnh đạo, từ đó có thể nâng cao hiệu quả PCLĐ của CTX trong lãnh đạo   thực thi nhiệm vụ QLNN tại địa phương. PCLĐ của CTX chịu  ảnh hưởng bởi  các yếu tố  chủ quan như: Động cơ làm việc; Đặc  điểm tâm lý sinh lý,  trình độ  văn hoá và kinh nghiệm quản lý;  Các yếu tố  khách quan  như:  Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;  Đặc điểm môi trường  của tổ chức; Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBX; Đặc điểm văn hóa vùng miền,  địa phương; Cấp trên lãnh đạo; Bầu không khí tâm lý và tâm trạng xã hội;  Các tình huống trong  LĐ,QL. Trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đối đội ngũ CBX và chính sách đối với đội ngũ   này là những yếu tố tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến PCLĐ của CTX.   6. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xuất phát từ  mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề  tài tập trung giải quyết những nhiệm   vụ cụ thể sau:   6.1. Xây dựng cơ sở lý luận PCLĐ của CTX.  6.2. Chỉ ra kiểu PCLĐ phổ biến của CTX ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. 6.3. Đánh giá hiệu quả  PCLĐ của CTX qua các mặt biểu hiện trong PCLĐ: Nhận thức;   Phương pháp xử lý tình huống; Cách thức ứng xử của người CTX khi thực thi công vụ. 6.4. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX ở các tỉnh ĐBSH hiện nay.   6.5. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao hiệu quả  PCLĐ của CTX trong khi thực thi  nhiệm vụ QLNN tại địa phương. 6.6. Đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng PCLĐ phù hợp và có hiệu quả. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp luận:  Luận án nghiên cứu tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận của Tâm   lý học hoạt động. Với cách tiếp cận này cho thấy, hoạt động sống của con người sẽ là cơ sở để  hình thành đặc điểm tâm lý và PCLĐ của người đó. Hay nói khác đi, hoạt động của CTX sẽ là  điều kiện để  hình thành các đặc điểm tâm lý phù hợp với công việc và vai trò xã hội mà CTX   đang đảm nhiệm. Nghiên cứu PCLĐ của CTX phải đặt trong mối quan hệ tương tác với người   khác, bởi PCLĐ của CTX không phải là cái bất biến mà nó được hình thành, biểu hiện và phát  triển trong quá trình hoạt động của người CTX thông qua phương pháp hành động, cách thức   3
  4. ứng xử của họ. CTX với tư cách là người lãnh đạo chính quyền xã quản lý hành chính Nhà nước   tại địa phương, do đó, PCLĐ của CTX cũng biểu hiện trong mối quan hệ hoạt động LĐ,QL ở  xã.  ­ Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp chuyên gia. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp tọa đàm. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. + Phương pháp kiểm tra bài tập xử lý tình huống + Phương pháp phỏng vấn sâu. + Phương pháp phân tích chân dung tâm lý. + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 8. Đóng góp mới của luận án ­ Luận án đã góp phần làm phong phú một số vấn đề lý luận tâm lý học về PCLĐ, PCLĐ   của CTX, chỉ ra thực trạng các kiểu, các mặt biểu hiện PCLĐ và hiệu quả của nó trong thực tiễn  LĐ,QL của CTX, các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính   sách đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước đối với đội ngũ CBX nói chung và đối với CTX nói riêng là  những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến PCLĐ của CTX. ­ Kết quả  nghiên cứu của luận án làm cơ  sở  khoa học và tài liệu nghiên cứu giúp cho  công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBX, qua đó giúp đội ngũ cán bộ này nhận thức rõ hơn về  bản chất của các tình huống LĐ,QL, giúp họ sử dụng PCLĐ phù hợp với tính chất các loại tình  huống nhằm nâng cao hiệu quả PCLĐ ở người CTX.  ­ Kết quả  nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo, học tập về  PCLĐ cho các đối  tượng cán bộ cấp cơ sở nói chung và CTX nói riêng. Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU PCLĐ, PCLĐ CỦA CHỦ TỊCH UBND XÃ. 1.1.1. Các nghiên cứu PCLĐ ở nước ngoài. ­ Cách tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Tây âu. * Cách tiếp cận của lý thuyết hành vi. * Cách tiếp cận PCLĐ của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống. * Cách tiếp cận tình huống lãnh đạo theo một dòng liên tục của R. Tannenbaum và W.H.   Schmidt. * Cách tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. * Cách tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước Nga xô viết. 4
  5. 1.1.2. Các nghiên cứu PCLĐ ở trong nước. Ở  Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu khoa học về cán bộ và công tác cán bộ thì các   cách tiếp cận PCLĐ đa số đều theo hướng nghiên cứu về người lãnh đạo chính trị và các phương pháp   lãnh đạo trong hệ thống chính trị  trong các văn kiện của Đảng CSVN và tư  tưởng Hồ Chí Minh…   Điều đó được thể hiện ở Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và các   nhà nghiên cứu trong nước...  Các công trình nghiên cứu PCLĐ thường theo các hướng sau đây: + Nghiên cứu lý luận về PCLĐ. + Nghiên cứu thực trạng PCLĐ  ở  người lãnh đạo trong hệ  thống chính trị; nghiên cứu  PCLĐ của đội ngũ cán bộ giảng dạy... + Nghiên cứu các yếu tố   ảnh hưởng đến PCLĐ của cán bộ  quản lý, đề  xuất các biện  pháp góp phần xây PCLĐ hiệu quả ở đội ngũ này. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO. 1.2.1. Lý luận về phong cách:   Quan niệm về  phong cách của con người, luận án cho rằng: „Phong cách là hệ  thống   phương pháp hành động, cách ứng xử tương đối ổn định và đặc trưng của con người trong khi   xử lý những tình huống xảy ra nhằm đạt được mục tiêu.   Qua định nghĩa này chúng tôi muốn nhấn mạnh:  * Cái gốc bên trong của phong cách một người là nhân cách của người đó. Vì thế, có thể  nói phong cách là bộ mặt bên ngoài của nhân cách. Do đó, sự vận động, phát triển nhân cách một   người là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi phong cách của họ  (phong cách của con người  không nhất thành bất biến) * Tính năng động của phong cách thể hiện ở chỗ tùy theo đặc điểm của tình huống phải xử  lý mà phong cách có những nét đặc thù riêng mang lại hiệu quả tương ứng với nó. * Phong cách xuất hiện trong quá trình hoạt động và giao tiếp của con người nhằm xử lý   tình huống cụ thể liên quan tới họ.  1.2.2. Lý luận về phong cách lãnh đạo. Kế thừa những quan điểm khá đa dạng và phong phú của các nhà nghiên cứu về PCLĐ đã   dẫn ra  ở  trên, chúng tôi cho rằng: „Phong cách lãnh đạo là hệ  thống phương pháp hành động,   cách thức  ứng xử  tương đối  ổn định và đặc trưng của người lãnh đạo nhằm đạt tới mục tiêu   xác định cho tổ chức.   PCLĐ gồm Các nhân tố  bên trong và Biểu hiện ra bên ngoài. Các nhân tố bên trong là  yếu tố  Lõi của PCLĐ.Các nhân tố bên trong của PCLĐ bao gồm: Động cơ chính trị ­ tư tưởng,  xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực của CTX.  Biểu   hiện bên ngoài của PCLĐ bao gồm các mặt nhận thức, phương pháp xử lý tình huống, cách thức   ứng xử của người lãnh đạo trong công việc. Các nhân tố bên trong và Biểu hiện bên ngoài của  PCLĐ có quan hệ gắn bó không thể tách rời. PCLĐ có quan hệ  chặt chẽ  với tình huống lãnh đạo, trong thực tiễn lãnh đạo, các tình  huống xảy ra phong phú, đa dạng và phức tạp,  mỗi tình huống lãnh đạo có bản chất và đặc  điểm riêng. Từ  thực tiễn LĐ,QL cho chúng tôi thấy, PCLĐ phải phù hợp với tình huống lãnh   5
  6. đạo. Việc xác định bản chất, đặc điểm của tình huống lãnh đạo được gọi là việc xác định cơ sở  khoa học của sự lựa chọn sử dụng PCLĐ. Hiệu quả  của PCLĐ (có hay không có hiệu quả; nếu có thì đạt tới mức độ: cao, trung  bình hay thấp) tùy thuộc vào khả năng lựa chọn, sử dụng PCLĐ phù hợp với các loại tình huống,   ở khả năng người lãnh đạo xác định được cơ sở khoa học của sự lựa chọn đó. Hay nói cách khác  đi, hiệu quả của PCLĐ tùy thuộc vào năng lực phát hiện bản chất tình huống, năng lực phân tích sâu  sắc bối cảnh xuất hiện tình huống lãnh đạo để đưa ra quyết định sử dụng PCLĐ.  1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH   ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ. 1.3.1. Khái niệm Chủ tịch UBND xã. Chủ  tịch UBND xã (CTX) là người lãnh đạo chính quyền cấp xã, là người chịu trách  nhiệm về tất cả các hoạt động của UBND xã, thay mặt UBND xã trong tất cả các giao dịch hành   chính cũng như các sinh hoạt nội bộ xã. Từ đó chúng tôi có thể hiểu:  Chủ tịch xã là người lãnh   đạo đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cấp cơ sở (cấp xã)có nhiệm vụ quản lý hành chính   Nhà nước tại địa phương, làm cho chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa   phương được hiện thực hóa trong đời sống của nhân dân.  1.3.2. Đặc điểm hoạt động của CTX. ­ Tính trực tiếp. ­ Tính tổng hợp.  ­ Tính toàn diện.  1.3.3. PCLĐ của chủ tịch xã. 1.3.3.1. Khái niệm PCLĐ của chủ tịch xã. Từ những điểm khái quát của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về PCLĐ, từ cơ sở  lý luận và thực tiễn hình thành PCLĐ của CTX, chúng tôi cho rằng:  „Phong cách lãnh đạo của   Chủ  tịch xã là hệ thống những phương pháp hành động, cách thức  ứng xử  tương đối ổn định   và đặc trưng của người Chủ tịch xã đối với cán bộ  dưới quyền và người dân trong quá trình   xử  lý các tình huống lãnh đạo nhằm thực hiện thành công các nhiệm vụ  quản lý hành chính   Nhà nước tại địa phương. Chúng tôi muốn nhấn mạnh, PCLĐ của CTX là một cấu tạo tâm lý thống nhất của Các  nhân tố bên trong và Biểu hiện bên ngoài, chúng tác động qua lại, gắn kết chặt chẽ với nhau.  Các nhân tố  bên trong  PCLĐ của CTX bao gồm:  Động cơ  chính trị  ­ tư  tưởng, xu   hướng lựa chọn nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực của CTX. ­ Động cơ chính trị ­ tư tưởng và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của CTX. + Nhu cầu được làm việc, được cống hiến:  + Hứng thú nghề nghiệp của CTX. + Lý tưởng và niềm tin của CTX. ­ Phẩm chất đạo đức, lối sống của CTX:  + Phẩm chất đạo đức. + Lối sống của CTX. ­ Năng lực của CTX. 6
  7. + Năng lực sáng tạo.  + Năng lực tư duy chính.  + Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CTX. Biểu hiện bên ngoài  PCLĐ  của CTX  bao gồm: Nhận thức; phương pháp xử  lý tình   huống lãnh đạo; cách thức ứng xử của CTX khi thực thi công vụ: ­ Nhận thức  ­ Phương pháp xử lý tình huống  ­ Cách thức ứng xử với người khác (cấp trên, đồng cấp, cấp dưới, người dân...)  Như kết quả phân tích ở trên cho thấy, PCLĐ là một cấu tạo tâm lý bao gồm  Các nhân tố  bên trong và Biểu hiện bên ngoài. Đây là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp, bao gồm nhiều thành   tố, chúng có mối liên hệ chặt chẽ, quy định lẫn nhau không thể tách rời.  1.3.3.2. Các kiểu PCLĐ của CTX. Trên cơ  sở kế thừa các cách phân chia kiểu PCLĐ của các tác giả  trên thế  giới và trong  nước, mỗi cách phân chia PCLĐ của các nhà nghiên cứu đều có cơ sở khoa học và dựa trên các   căn cứ khác nhau. Nhà nghiên cứu người Đức, K. Lêwin căn cứ vào các mức độ sử  dụng quyền   lực và cách giải quyết các tình huống lãnh đạo, ông chia thành 3 kiểu PCLĐ: dân chủ, độc đoán,  tự  do. Trong quá trình lãnh đạo, CTX sử  dụng quyền lực  để  tác động, gây  ảnh hưởng đến  CB,CC xã và người dân nhằm giải quyết các tình huống lãnh đạo đặt ra. Cách thức CTX sử  dụng quyền lực khi xử lý các tình huống lãnh đạo khác nhau dẫn đến hình thành ở  họ  các kiểu   PCLĐ, kiểu PCLĐ xuất hiện trong quá trình xử  lý. Tham khảo cách phân chia kiểu PCLĐ của   các nhà nghiên cứu dựa trên những căn cứ khoa học, chúng tôi nhận thấy cách phân chia của K.   Lêwin được nhiều người thừa nhận và phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Từ  đó,   chúng tôi chia PCLĐ của CTX thành ba kiểu: Dân chủ; Chuyên quyền và Tự do. Căn cứ vào dấu  hiệu sử  dụng quyền lực trong xử  lý tình huống LĐ,QL của CTX khi làm việc và tiếp xúc với   người dân:   ­ CTX sử dụng nhiều quyền lực chức vụ trong lãnh đạo, buộc CB,CC xã, người dân phải   thực hiện là kiểu PCLĐ chuyên quyền. ­ CTX kết hợp sử dụng quyền lực trên cơ sở tôn trọng ý kiến của tập thể, gần gũi nhân   dân, đoàn kết, biết tập hợp và phát huy sáng kiến của người khác là kiểu PCLĐ dân chủ. ­ CTX buông lỏng, ít sử dụng quyền lực, cung cấp nhiều thông tin, quan tâm đến kết quả  công việc, ít quan tâm đến tiến trình công việc là kiểu PCLĐ tự do. Ở luận án này, chúng tôi xem xét PCLĐ của CTX chủ yếu theo cách phân chia thứ nhất,   với 3 kiểu PCLĐ đó là: PCLĐ chuyên quyền; PCLĐ dân chủ; PCLĐ tự do. Luận án sẽ đánh giá  thực trạng các biểu hiện PCLĐ của  CTX ở một số tỉnh ĐBSH, phân tích thực trạng các yếu tố  ảnh hưởng đến PCLĐ. * Phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Biểu hiện PCLĐ chuyên quyền khi CTX sử dụng nhiều  quyền lực chức vụ trong lãnh đạo. CTX thể hiện bản lĩnh và tính tự  chủ  cao, tự  chịu trách nhiệm   trước công việc, họ không cho phép hoặc rất hạn chế CB,CC xã cấp dưới tham gia vào việc quyết  định các chủ trương, biện pháp quản lý bằng việc sử dụng quy chế, mệnh lệnh, điều lệ để điều hành  7
  8. công việc. Khen thưởng và kỷ luật thường mang tính chủ quan, áp đặt, ít quan tâm đến ý kiến của cấp  dưới.  * Phong cách lãnh đạo dân chủ. Biểu hiện PCLĐ dân chủ thể hiện ở chỗ CTX biết kết  hợp hài hòa quyền lực chức vụ với quyền lực của cá nhân, biết tôn trọng ý kiến của CB,CC xã  trước khi đưa ra quyết định lãnh đạo.  * Phong cách lãnh đạo tự do. Biểu hiện PCLĐ tự do khi CTX ít sử dụng quyền lực trong   lãnh đạo. CTX thường buông lỏng cho mọi người thực hiện nhiệm vụ được giao, cho họ được   tự do lựa chọn cách thức tiến hành công việc và lấy kết quả công việc làm thước đo mà không   chú ý đến quá trình tiến hành công việc.  Qua phân tích các kiểu PCLĐ cho thấy, không có kiểu PCLĐ nào hoàn toàn tốt và cũng  không có kiểu PCLĐ nào hoàn toàn dở. Tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau, tình huống khác nhau,   CTX sẽ lãnh đạo theo kiểu PCLĐ phù hợp.  1.3.4. Biểu hiện PCLĐ của CTX. 1.3.4.1. Biểu hiện nhận thức trong PCLĐ của CTX.  Biểu hiện nhận thức trong PCLĐ được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ  nhất, nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của PCLĐ đối với sự thành công khi thực   thi công vụ tại địa phương. Thứ  hai,  nhận thức ý nghĩa, tầm quan trong của việc phát hiện ra cơ  sở  khoa học của  việc lựa chọn PCLĐ. Thứ ba, nhận thức được các điều kiện, bối cảnh cụ thể ở địa phương trong quá trình lãnh   đạo thực thi công vụ.  1.3.4.2. Biểu hiện phương pháp xử lý tình huống  khi thực thi công vụ.  Việc xem xét phương pháp xử lý tình huống của CTX được chúng tôi tập trung vào 3 khía  cạnh sau đây: ­ Thứ nhất, tính linh hoạt, sáng tạo trong nắm bắt và xử lý tình huống.  ­ Thứ  hai,  sử  dụng quyền lực trong lãnh đạo phù hợp với bản chất của các loại tình   huống.  ­ Thứ ba, sử dụng các kỹ năng lãnh đạo phù hợp với đặc điểm CB,CC xã và đặc điểm cư  dân địa phương.  1.3.4.3. Biểu hiện cách thức  ứng xử  đối với người khác (cấp trên, đồng cấp, cấp   dưới, người dân) khi thực thi công vụ. Khái quát tất cả  các điều dẫn giải, phân tích trên, chúng tôi nhậ n thấy nên làm rõ  đượ c: Thứ nhất, ứng xử thân thiện, gần gũi với CB,CC xã và người dân;  Thứ hai, ứng xử sâu sát, tôn trọng ý kiến của CB,CC xã và người dân. 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX. 1.3.5.1. Các yếu tố chủ quan. ­ Đặc điểm tâm lý, sức khỏe, tính cách, khí chất của CTX.  ­ Bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật của CTX. 8
  9. ­ Trình độ văn hóa, khả năng giao tiếp, kinh nghiệm LĐ,QL của CTX.  1.3.5.2.  Các yếu tố khách quan. ­ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBX.  ­ Đặc điểm nơi công tác của tổ chức.  + Cấp trên và thuộc cấp của CTX.  + Bầu không khí tâm lý và tâm trạng xã hội.  ­ Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội nơi CTX làm việc và sinh sống. TIỂU KẾT CHƯƠNG I. Phần cơ sở lý luận nghiên cứu PCLĐ là hệ thống các phương pháp hành động, cách thức  ứng xử  tương đối  ổn định, mang tính đặc trưng của người lãnh đạo nhằm khuyến khích, thúc  đẩy nhân viên thực hiện các mục tiêu đề ra của tổ chức. Luận án nhấn mạnh đến bản chất của   PCLĐ là: ­ PCLĐ của CTX là một thuộc tính nhân cách, phản ánh đặc điểm tâm lý của họ, được   biểu hiện thông qua hệ thống các phương pháp hành động tương đối ổn định và đặc trưng của  người CTX. ­ PCLĐ của CTX gồm Các nhân tố bên trong và Biểu hiện ra bên ngoài của các nhân tố bên   trong đó: Các nhân tố bên trong PCLĐ của CTX là: hệ thống các động cơ làm việc; các phẩm chất và   năng lực của CTX, ,...  Biểu hiện bên ngoài  của PCLĐ của CTX thông qua nhận thức, hệ  thống  phương pháp xử lý tình huống, cách thức ứng xử của họ.  Các nhân tố bên trong là yếu tố  Lõi của  PCLĐ, nó được thể hiện ra bên ngoài ở PCLĐ của CTX. ­ Các kiểu PCLĐ của CTX gồm: PCLĐ chuyên quyền; PCLĐ dân chủ; PCLĐ tự do. ­ Các yếu tố  chủ  quan và khách quan  ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX. Các yếu tố  chủ   quan như: Động cơ làm việc; Đặc điểm sức khỏe cá nhân, tính cách, khí chất, trình độ văn hoá và   kinh nghiệm quản lý của CTX; Các yếu tố khách quan ảnh hưởng như: Đường lối, chủ trương của  Đảng, chính sách và pháp luật hiện hành; Đặc điểm nơi công tác; Đặc điểm giáo dục, đào tạo, bồi   dưỡng; Đặc điểm văn hóa vùng miền, địa phương; Cấp trên lãnh đạo; Bầu không khí tâm lý và tâm   trạng xã hội; Các tình huống trong LĐ,QL. Phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng   đến PCLĐ của CTX nhằm chứng minh cho giả thiết khoa học của luận án.   Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN. 2.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 2.2. TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG. 2.2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu. 2.2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.  Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. 9
  10. 2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu. Khách thể  là CTX (80 người); CB,CC làm việc trong UBND xã (342 người), người dân   (450 người). Ngoài ra cán bộ  chủ  chốt các UBND huyện lãnh đạo trực tiếp CTX (20 người)   tham gia tọa đàm và phỏng vấn sâu. Bảng 1: Thông tin người trả lời phiếu. Trình độ văn  Số năm làm  Thâm niên  TT Nội dung SL Giới tính Tuổi Nghề nghiệp hóa lãnh đạo công tác 80 Nam: Dưới 35: THPT: Dưới 5  74  1 (1.3%) 26 (32.5) năm: (92.5%) 2 (2,5%) 1 Chủ  Từ 35 – 40: Trung cấp, CĐ Từ 5 – 10  tịch xã 17 (21.3%) 51 (63.8) năm: 38 (47.5%) Nữ: 6 Trên 41 – 45: Đại học: Trên 10  (7,5%) 59 (73.8%) 3 (3.8%) năm: Trên 45: 3 (3.8%) 40 (50.0%) 342 Nam: 267  Dưới 35: THPT: Dưới 5 năm: (78.1%) 33 (9.9%) 147 (43.0%) 83  (24.3%) 2 CB,CC  Nữ: 75 Từ 35 – 40: Trung cấp,  Từ 5 – 10  xã (21.9%) 47 (13.7%) CĐ: năm:206  189 (55.3%) (60.2%) Từ 41 ­ 45: Đại học: Trên 10  181 (52.7%) 6 (1.8%) năm: Trên 45 tuổi: 53  81 (23.7) (15.5%) 450 Nam: 287  Dưới 35: THPT: Làm ruộng (63.8%) 142 (31.2%) 270 (60.0%) 132 (29.3%) Từ 35 – 45: Trung cấp,  3 Người  143 (32.1%) CĐ: dân 134 (29.8%) Nữ: Từ 45 ­ 50: Đại học: Chăn nuôi 163  78 (17.3%) 46 (10.2%) 73 (16.2%) (36.2%) Trên 50: Nghề thủ  87 (19.3%) công 10
  11. 94 (20.9%) Lao động tự  do 52 (11.6%) Buôn bán,  dịch vụ 59 (13.1%) Khác :40 (8.9%) Độ  tin cậy của bảng hỏi Alpha (Cronbach’s Alpha) và mức độ  có ý nghĩa của thang đo   (bảng hỏi dành cho CTX và CB,CC xã) (xem phụ lục tr. 54,55) 2.3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM. a. Mục đích nghiên cứu thực nghiệm. b. Thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm. c. Cơ sở của thực nghiệm. d. Giả thuyết thực nghiệm.  e. Nội dung thực nghiệm. f. Cách thức tổ chức thực nghiệm. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: Nghiên cứu biểu hiện PCLĐ của CTX là một vấn đề  khó và khá phức tạp đỏi hỏi được  nghiên cứu khoa học, theo quy trình và có sự thống nhất, chặt chẽ. Các phương pháp nghiên cứu  ở  luận án này được chúng tôi sử  dụng bao gồm: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp  chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm,  phương điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thực nghiệm, phương   pháp chân dung tâm lý, phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. Đây là một hệ thống các   phương pháp nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau giúp tác giả khai  thác đầy đủ và chính xác các dữ liệu khoa học nhằm giải quyết thành công mục đích, nhiệm vụ  và giả thuyết khoa học của luận án. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Phần cơ sở lý luận đã trình bày các cách tiếp cận PCLĐ qua tài liệu nghiên cứu của các  tác giả trong và ngoài nước, lý luận PCLĐ, lý luận về PCLĐ của CTX và đặc điểm hoạt động  của CTX, các yếu tố   ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX... Chương 2 chúng tôi trình bày về  các   phương pháp nghiên cứu PCLĐ của CTX và cách chọn mẫu nghiên cứu.  Ở  chương 3, kết quả  nghiên cứu thực trạng được trình bày với 5 nội dung cơ bản:  3.1. THỰC TRẠNG CÁC KIỂU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ. 3.1.1. Thực trạng các kiểu PCLĐ của CTX qua trắc nghiệm. Để có được kết quả tự đánh giá của CTX về PCLĐ chính mình, chúng tôi đã sử dụng bản   trắc nghiệm PCLĐ của tác giả  A.J. Dubrin, C.R.Dalglish và P. Miller, trong cuốn “Leadership” và  11
  12. trắc nghiệm đó đã được dịch ra tiếng Việt phù hợp với đối tượng lãnh đạo cấp xã. Sau khi mời các   khách thể là CTX tham gia làm bài tập trắc nghiệm tự đánh giá PCLĐ của bản thân. Chúng tôi đã   trắc nghiệm trên 80 CTX tham gia trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án. Sau khi thu thập ý  kiến của người trả lời, kết quả trắc nghiệm PCLĐ của CTX được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:     58.8 60 50 40 D©n chñ 30 26.2 Chuyªn quyÒn Tù do 20 15 10 0  Biểu đồ 3.1. Thực trạng các kiểu PCLĐ của CTX qua trắc nghiệm. Kết quả bài tập trắc nghiệm từ 80 CTX về các kiểu PCLĐ cho chúng tôi thấy: CTX có   biểu hiện thường sử dụng PCLĐ chuyên quyền và tự do chiếm số ít hơn PCLĐ dân chủ. Tỷ  lệ  CTX biểu hiện sử dụng PCLĐ dân chủ chiếm vị trí cao nhất 47 CTX (chiếm 58,8%), tiếp đến là   CTX sử  dụng PCLĐ tự  do là 21 người (chiếm 26,2%) và CTX có biểu hiện sử  dụng PCLĐ   chuyên quyền là 12 người (chiếm 15%).  3.2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ.  3.2.1.  Thực trạng biểu hiện nhận thức trong PCLĐ của CTX.  Thực trạng biểu hiện nhận thức trong PCLĐ của CTX ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của PCLĐ đối với sự thành công trong lãnh  đạo; Thứ hai, nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát hiện ra bản chất của tình huống  lãnh đạo; Thứ ba, nhận thức được các điều kiện, bối cảnh cụ thể ở địa phương trong quá trình  xử lý tình huống lãnh đạo. Kết quả đánh giá của CTX được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.1. Thực trạng PCLĐ biểu hiện qua nhận thức của CTX . Nội dung ĐTB ĐLC p Để công tác lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, người chủ tịch xã phải  luôn nhận thức tốt được vai trò của phong cách lãnh đạo đối với  3,24 .931 .000 1 thành công trong công việc. Là người chủ tịch xã, tôi nhận thấy cần phải có được phương pháp  4,19 2 làm việc khoa học và hiệu quả. .944 .041 3 Nếu chủ tịch xã có phong cách lãnh đạo khoa học, hiệu quả sẽ  .753 .035 4,13 được cấp trên, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm. Là người chủ tịch xã, tôi nhận thấy trước hết bản thân mình phải  3,69 4 luôn trau dồi tác phong làm việc, và là tấm gương đạo đức trong lối  .616 .005 12
  13. sống, sinh hoạt hàng ngày. Là người chủ tịch xã, tôi nhận thấy việc học tập, nâng cao trình độ  4,43 5 chuyên môn là nhu cầu thiết yếu.  .449 .001 6 Nếu phương pháp lãnh đạo của chủ tịch xã thiếu khoa học sẽ là  nguyên nhân dẫn đến thất bại trong công việc và là nguyên nhân  3,96 .719 .054 chính để dân mất lòng tin vào chính quyền xã. Điều quan trọng và tiên quyết nhất để có phong cách lãnh đạo khoa  7 học và hiệu quả đó chính là chủ tịch xã phải nhận thức đúng được  3,35 bản chất của tình huống khi phải đối mặt và giải quyết chúng. .926 .017 Khi tình huống lãnh đạo xảy ra, chủ tịch xã phải biết phân loại các  8 tình huống này (đơn giản hay phức tạp, cấp bách hay không cấp  3,76 .987 .006 bách, phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp...) Khi có tình huống lãnh đạo, chủ tịch xã phải hiểu rõ được tình  1.03 .044 3,72 9 huống đó xảy ra trong bối cảnh nào. Khi có tình huống lãnh đạo, chủ tịch xã phải đánh giá đúng điều  10 kiện, bối cảnh hiện có ở địa phương (nhân lực, tài lực, vật lực)  3,69 .814 .031 trong quá trình tổ chức thực hiện. Điểm trung bình chung 3,81 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, thực trạng PCLĐ biểu hiện qua nhận thức của CTX ở mức   khá cao (ĐTBC= 3,81). Với kết quả thực trạng này cho thấy, CTX nhận thức khá tốt về  ý nghĩa,  tầm quan trọng của PCLĐ đối với sự  thành công trong lãnh đạo, cụ  thể là các nội dung được  CTX đánh giá cao nhất như: Là người chủ tịch xã, tôi nhận thấy cần phải có được phương pháp   làm việc khoa học và hiệu quả (ĐTB = 4,19); Nếu chủ tịch xã có phong cách lãnh đạo khoa học,   hiệu quả sẽ được cấp trên, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm  (ĐTB = 4,13) và Là người chủ   tịch xã, tôi nhận thấy trước hết bản thân mình phải luôn trau dồi tác phong làm việc, và là tấm   gương đạo đức trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày  (ĐTB = 3,69). Tiếp đến CTX nhận thức  được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát hiện ra bản chất của tình huống lãnh đạo được đánh   giá cao ở mức cao thứ hai. Cụ thể là các nội dung như:  Nếu phương pháp lãnh đạo của chủ tịch   xã thiếu khoa học sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong công việc và là nguyên nhân chính   để dân mất lòng tin vào chính quyền xã (ĐTB = 3,96); Khi tình huống lãnh đạo xảy ra, chủ tịch   xã phải biết phân loại các tình huống này (đơn giản hay phức tạp, cấp bách hay không cấp bách,   phạm vi  ảnh hưởng rộng hay hẹp...)  (ĐTB = 3,76); Điều quan trọng và tiên quyết nhất để  có   phong cách lãnh đạo khoa học và hiệu quả  đó chính là chủ  tịch xã phải nhận thức đúng được   bản chất của tình huống khi phải đối mặt và giải quyết chúng   (ĐTB = 3,35). Nhận thức của   CTX về  điều kiện, bối cảnh cụ thể  ở địa phương trong quá trình xử lý tình huống lãnh đạo có   điểm đánh giá ở mức thấp hơn hai nội dung trên được thể hiện ở điểm đánh giá như:  Khi có tình   13
  14. huống lãnh đạo, chủ tịch xã phải hiểu rõ được tình huống đó xảy ra trong bối cảnh nào  (ĐTB =  3,72); Khi có tình huống lãnh đạo, chủ tịch xã phải đánh giá đúng điều kiện, bối cảnh hiện có ở   địa phương (nhân lực, tài lực, vật lực) trong quá trình tổ  chức thực hiện (ĐTB = 3,69). Thực  tiễn hoạt động LĐ,QL ở cấp xã hiện nay cũng cho thấy,  không phải lúc nào, khi nào CTX nhận  thức tốt được những nội dung liên quan đến ý nghĩa và tầm quan trọng của PCLĐ đối với sự  thành công trong công việc thì họ sẽ hành động đúng mà là vẫn có sự khác nhau giữa nhận thức   và hành động của người CTX. Trao đổi từ cuộc tọa đàm có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề  nhận thức, vấn đề lợi ích trong LĐ,QL ở xã cho thấy: Người tham gia tọa đàm cho biết về trình   độ học vấn, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ ở CTX hiện nay là khá cao, hầu hết CTX là người   có tuổi đời chưa cao nên họ  có nhiều cơ  hội học tập, nhiều người có bằng đại học, bằng  QLNN, bằng lý luận chính trị... nhận thức của họ  là khá tốt, khả  năng nắm bắt thông tin, khả  năng am hiểu chính trị xã hội, hiểu biết lý luận ở họ khá đồng đều. Tuy nhiên, vẫn còn không ít   CBX vi phạm đạo đức trong công việc và cuộc sống, vi phạm những điều cán bộ, đảng viên  không được làm... chính là nguyên nhân gây nên nhiều bức xúc trong nhân dân, dẫn đến mất  niềm tin của dân đối với CBX và với chính quyền cấp xã. 3.1.2. Thực trạng phương pháp xử lý tình huống của CTX khi thực thi công vụ. Thực trạng phương pháp xử lý tình huống của CTX được thể hiện dưới đây: 5 4.15 3.94 4 3.42 3.51 3.72 3.78 3.76 3.74 3 2 1 0 TÝnh linh ho¹ t, s¸ ngSö dông quyÒn lùc Sö dông kü n¨ ng Tæng t¹ o trong xö lý t×nh trong xö lý t×nh l· nh ®¹ o huèng. huèng CTX CB,CC Biểu đồ 3.2. Thực trạng phương pháp xử lý tình huống của CTX. Khảo sát cho chúng ta thấy, trong 3 tiểu thang đo thiết kế ở bảng hỏi không có lênh lệch   lớn giữa ý kiến đánh giá của CTX và CB,CC xã. Kết quả đó cũng cho thấy, CTX đánh giá ở mức   (ĐTBC = 3,90) và CB,CC xã đánh giá (ĐTBC = 3,80), mức độ khác biệt không lớn giữa hai nhóm   khách thể  này (p> 0,05) khác biệt không có ý nghĩa. Cụ  thể  là:  ở  nhóm tiểu thang đo thứ  nhất,  Tính linh hoạt, sáng tạo trong nắm bắt và xử  lý tình huống  của CTX đã  được CTX đánh giá  (ĐTB = 4,15) và CB,CC xã đánh giá (ĐTB = 3,94), mức độ  khác biệt đánh giá của hai nhóm   khách thể ở tiểu thang này là không lớn. Tuy nhiên, so sánh từng mệnh đề cho thấy, có hai mệnh   14
  15. đề thể hiện mức khác biệt trong đánh giá của hai nhóm CTX và CB,CC xã, đó là:  Có nhiều tình   huống xảy ra trong LĐ,QL, CTX phân loại và có phương pháp xử lý hiệu quả  phù hợp với từng   loại tình huống, CTX tự đánh giá (ĐTB = 4,23) cao hơn so với CB,CC xã đánh giá (ĐTB = 3,86),   khác biệt có ý nghĩa (p
  16. = 2,85). Trong công việc, CB,CC và người dân không giữ  khoảng cách với CTX, với mệnh đề  này, CTX đánh giá (ĐTB = 3,05) và CB,CC đánh giá (ĐTB = 2,52), CB,CC và người dân tin   tưởng và quý mến CTX, mệnh đề  này CTX xã đánh giá (ĐTB = 3,03) và CB,CC xã đánh giá   (ĐTB = 2,80).  Phân tích các mệnh đề đánh giá cảm nhận của CTX và CB,CC xã về thái độ của người dân   đối với CTX, phản hồi của dân đối với hoạt động của chính quyền cấp xã, cho chúng ta thấy: khác  biệt không có ý nghĩa trong ý kiến đánh giá của CTX và CB,CC xã. Trong số 6 mệnh đề của tiểu thang   đo thì có 02 mệnh đề mức độ khác biệt đáng kể (có ý nghĩa), đó là mệnh đề 11: Chính quyền xã hoạt   động ngày càng công khai, minh bạch hơn, CTX đánh giá (ĐTB = 3,85) cao hơn so với CB,CC xã đánh  giá (ĐTB= 2,85), p 
  17. thể hiện ở kết quả (R = 0,71; p
  18. tình huống, cách thức ứng xử của họ. Kết quả phân tích ở bảng 1 cũng cho thấy, các yếu tố kiến thức,   kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm công tác tác động đến PCLĐ của CTX cũng ở mức khá mạnh. Cụ thể là,   nhận thức của CTX chịu tác động, ảnh hưởng của các yếu tố như  kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, kinh   nghiệm công tác của CTX (R2 = 0,57; p
  19. tích cũng cho thấy sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường chính trị, kinh tế, văn  hóa ­ xã hội đến PCLĐ ở mức không mạnh.  Kết quả phân tích cũng cho thấy, mỗi khi cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBX được  thực hiện tốt, CTX được đào  tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ  năng LĐ,QL phù hợp với chức   danh của mình thì họ  sẽ  nâng cao được chất lượng công việc, họ  sẽ  nhận thức tốt, có phương  pháp xử  lý tình huống và cách thức  ứng sử  khi thực thi công vụ  một cách phù hợp và có hiệu  quả. 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG. 3.4.1. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức của CTX về bản   chất của tình huống lãnh đạo. Thực nghiệm tác động nâng cao nhận thức của CTX bằng các phương pháp thuyết trình bài   giảng và thảo luận các nội dung lý thuyết về PCLĐ, lý thuyết nhận thức, nhận thức của CTX trên các  mặt: Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và tính trách nhiệm của CTX; Nhận thức về lợi ích và mục   tiêu của hoạt động công vụ ở xã; Nhận thức về bản chất các loại tình huống và hiệu quả xử lý tình   huống của người CTX.  Với ba nhóm nhận thức này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ 35 nghiệm thể là CBX  trong đó có 20 CTX đương chức (như  đã trình bày  ở  mục c thuộc tiểu mục 2.3. của chương 2  luận án) Kết quả trước và sau thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:   5 3.984.05 4.1 4 3.823.96 3.644.03 3.14 3 Tr­ í c thùc nghiÖm 2 Sau thùc nghiÖm 1 0 NhËn thøc vÒNhËn thøc vÒNhËn thøc vÒ Tæng tÇm quan c¬ së khoa häc®iÒu kiÖn, bèi trong cña cña viÖc lùa c¶nh L§ ,QL. PCL§ . chän PCL§ . Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả nhận thức của CBX trước và sau thực nghiệm. Sự biến đổi cụ thể là: ĐTBC của thang đo nhận thức trước thực nghiệm khi chúng tôi đo  lần 1 là (3,64), sau tác động (đo lần 2) thì có mức thay đổi cao hơn (ĐTBC = 4,03). Các nội dung   19
  20. nhận thức của CTX trước tác động và sau tác động có mức biến đổi là khác nhau (khác biệt có ý   nghĩa p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2