ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
<br />
ĐẠI HỌC BATANGAS<br />
Cộng hòa Philippin<br />
<br />
NGUYỄN THÙY LINH<br />
<br />
LÒNG TỪ BI, BÁC ÁI TRONG TÁC PHẨM TUYỂN<br />
CHỌN CỦA THÍCH NHẤT HẠNH GẮN VỚI GIÁO DỤC<br />
GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾNG ANH<br />
NGÀNH NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC<br />
<br />
Thái Nguyên, 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Maria Luisa A. Valdez<br />
Phản biện 1: .............................................<br />
Phản biện 2: .............................................<br />
Phản biện 3: .............................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại:<br />
……………………………………………………………………………<br />
<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
-<br />
<br />
Thư viện quốc gia Việt Nam;<br />
<br />
-<br />
<br />
Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;<br />
<br />
-<br />
<br />
Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế;<br />
<br />
-<br />
<br />
Thư viện trường Đại học Batagas, Philipin.<br />
<br />
1<br />
Ngày nay, trong khi con người đang tiến những bước dài trên con<br />
đường phát triển, hướng đến xã hội tri thức, xã hội mở thì nhiều<br />
“nguy cơ” lớn đặt ra cho toàn xã hội, trong đó sự xuống cấp về đạo<br />
đức, lối sống đang trở thành một vấn nạn toàn cầu. Đáng buồn thay<br />
tình trạng đó lại diễn ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ, học sinh, sinh<br />
viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Và Việt Nam là một<br />
trong những quốc gia đang cần gióng lên hồi chuông báo động về<br />
đạo đức, lối sống. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững của đất<br />
nước, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới,<br />
phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức, truyền<br />
thống tốt đẹp của dân tộc.<br />
Ra đời ở Ấn Độ, trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển cùng<br />
với dân tộc, Phật giáo đã để lại những dấn ấn sâu sắc và trở thành<br />
dòng tư tưởng thực sự ăn sâu vào đạo đức, lối sống của con người<br />
Việt Nam bởi vì Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, bác ái. Từ khi<br />
truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật được<br />
phát huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá,<br />
thiên tai thường xuyên ập đến. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp<br />
cho Phật giáo gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua<br />
những năm dài lịch sử.Với triết lý từ, bi, hỷ xả, khuyến khích con<br />
người hướng thiện, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác<br />
dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị<br />
tha, bình đẳng, bác ái. Ngày nay, đạo đức, lối sống của nhiều người<br />
bị suy thoái, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong<br />
mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cư diễn ra ngày càng phổ<br />
biến, đặc biệt là ở giới trẻ, học sinh – sinh viên.Vì vậy, trước yêu cầu<br />
phát triển của đất nước, việc xây dựng một nền tảng đạo đức - từ bi,<br />
<br />
2<br />
bác ái, lối sống mới theo hướng nhân văn, tiến bộ và bền vững cho<br />
thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên hiện nay là rất cần thiết.<br />
Do đó, đề tài “ Lòng từ bi, bác ái trong các tác phẩm tuyển chọn<br />
của Thích Nhất Hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt<br />
Nam” được chọn để nghiên cứu.<br />
Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG I<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU<br />
Nhân loại chúng ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về khoa<br />
học kỹ thuật, nhưng chưa bao giờ con người cảm thấy khốn khổ và<br />
nhiều âu lo như ngày nay. Một loạt những diễn biến phức tạp của<br />
tình hình chính trị thế giới và cả mặt trái của nền công nghiệp làm<br />
cho môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường nhân văn bị ô nhiễm<br />
trầm trọng. Trong số những thách thức đó, tăng khoảng cách về thu<br />
nhập, xóa đói giảm nghèo, tham nhũng tràn lan, và các cuộc xung<br />
đột sắc tộc và tôn giáo ngày càng tăng. Thêm vào đó, thiên tai và<br />
biến đổi khí hậu, tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ, và kém hiểu<br />
biết về luật pháp, và các mối đe dọa đến tiềm năng tăng trưởng và<br />
phát triển trong tương lai của khu vực Châu Á ngày càng nhiều, và<br />
Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng nhiều từ những hiểm họa đó.<br />
Như vậy, trước tình hình đó, Phật giáo có vai trò quan trọng, góp<br />
phần hỗ trợ nước ta thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công bằng xã<br />
hội.<br />
Phật giáo, ngay từ buổi đầu hình thành, đã thể hiện tinh thần cứu<br />
khổ cứu nạn cho chúng sanh. Trong giáo lý của đức Phật, con người<br />
cần có lòng từ bi bác ái. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm<br />
từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của<br />
Phật giáo cho con người và vì con người. Vì vậy, trong văn học có<br />
rất nhiều tác phẩm ra đời và phản ánh một cách chân thực những<br />
hiện tượng đó. Và nhà văn phải kể đến chính là Hòa thượng Thích<br />
Nhất Hạnh người đã khai sáng, chỉ đường cho dân chúng được<br />
<br />