BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
……..….***…………<br />
<br />
ĐÀM THANH PHƢƠNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHAOS CỦA MẠNG<br />
NƠRON TẾ BÀO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Cơ sở toán học cho tin học<br />
Mã số: 62 46 01 10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Phạm Thƣợng Cát<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng<br />
Phản biện 2: PGS.TS Lê Mỹ Tú<br />
Phản biện 3: TS Nguyễn Đức Dũng<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học<br />
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thƣ viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
Chương 1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tổng quan<br />
Hai hành vi phổ biến của nghiệm (trạng thái) hệ động lực là: A- trạng thái ổn<br />
định, thường do mất năng lượng hay tiêu tán bởi ma sát; Hoặc B- dẫn tới một dao<br />
động, có thể là tuần hoàn hoặc bán tuần hoàn. Tuy nhiên tồn tại những hệ thống<br />
có hành vi phức tạp, không phải hai dạng trên. Năm 1873, James Clerk Maxwell<br />
khi nghiên cứu về chuyển động của các phân tử khí đã cho rằng, những thay đổi rất<br />
nhỏ trong vị trí ban đầu của các hạt sẽ dẫn đến những thay đổi to lớn trong quỹ<br />
đạo. Năm 1890, Henri Poincare nghiên cứu bài toán ba vật thể đã nhận thấy hành<br />
vi nhạy cảm với điều kiện ban đầu có thể xảy ra với những hệ rất đơn giản, ít biến<br />
và dẫn đến tính không thể đoán trước trong quỹ đạo trạng thái. Năm 1963, Edward<br />
Lorenz (MIT) nghiên cứu mô hình dự báo thời tiết đã trình bày tính chất động học<br />
bất ổn định của hệ trong bài báo "Deterministic Nonperiodic Flow", đặt tên cho<br />
hiện tượng nhạy cảm với điều kiện ban đầu là Hiệu ứng cánh bướm, chính thức bắt<br />
đầu thời kỳ nghiên cứu sâu về lý thuyết hỗn loạn. Năm 1975, Tien-Yien Li và James<br />
A. Yorke (Đại học Maryland) đã đưa ra thuật ngữ CHAOS trong bài báo "Period<br />
three implies chaos", trở thành thuật ngữ chính thức để chỉ hành vi thứ 3, hành vi<br />
C: hỗn loạn. Hành vi hỗn loạn chỉ có thể xảy ra với hệ động lực phi tuyến, nhạy cảm<br />
với điều kiện ban đầu, hoà trộn topo, có quỹ đạo tuần hoàn trù mật. Cùng với sự<br />
phát triển của Khoa học máy tính, lý thuyết hỗn loạn đã được nghiên cứu mạnh mẽ<br />
trong những năm gần đây và có những ứng dụng thiết thực trong nhiều lĩnh vực.<br />
Mạng nơ ron tế bào (CNN) được giới thiệu bởi Leon Chua và Lin Yang năm 1988.<br />
Đó là một hệ thống xử lý thông tin hoặc tín hiệu bao gồm một số lượng lớn các phần<br />
tử xử lý tương tự đơn giản, gọi là tế bào, được kết nối địa phương với nhau và thực<br />
hiện xử lý song song để giải quyết một nhiệm vụ tính toán nhất định. Cấu trúc vật<br />
lý của tế bào là mạch RLC phi tuyến, mảng liên kết là tuyến tính (2 chiều, ba chiều,<br />
nhiều lớp...). Qua các định luật vật lý, có thể mô hình hoá CNN bởi một hệ động lực<br />
phi tuyến và nghiên cứu hành vi trạng thái của CNN. Theo đó, hướng nghiên cứu<br />
về hành vi động lực và khả năng tạo tín hiệu hỗn loạn của hệ phi tuyến CNN đã thu<br />
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, có những ứng dụng thực tế rất đáng quan<br />
tâm. Còn nhiều bài toán liên quan đến CNN hỗn loạn cần được giải quyết, đưa vào<br />
ứng dụng như khảo sát CNN hỗn loạn bậc phân số, đồng bộ CNN hỗn loạn với các<br />
giả thiết sát thực tế, ứng dụng CNN hỗn loạn trong mã hoá bảo mật truyền thông<br />
v.v. Đây là động cơ thúc đẩy, là lí do lựa chọn đề tài của Nghiên cứu sinh.<br />
Nghiên cứu về CNN và ứng dụng ở viện CNTT có PGS.TSKH Phạm Thượng Cát<br />
khởi xướng và hướng dẫn từ 2005. Đã có 02 NCS bảo vệ thành công luận án TS, 02<br />
đề tài hợp tác quốc tế với Hàn Quốc, Hungary và một số công trình đăng tải trong và<br />
ngoài nước. Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, nghiên cứu về hệ hỗn loạn có nhóm các<br />
tác giả PGS Hoàng Mạnh Thắng, TS Nguyễn Xuân Quyền, TS Phạm Việt Thành.<br />
Đây là các tác giả có công bố khoa học rất thường xuyên về nghiên cứu hành vi hỗn<br />
loạn trong các hệ phi tuyến và bảo mật truyền thông sử dụng hỗn loạn, cứng hoá<br />
thực hiện mạch các thuật toán. Tại viện Cơ học - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam,<br />
cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo cũng là người dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu các<br />
dao động phi tuyến nói chung trong đó có hành vi hỗn loạn. Công trình Dao động<br />
phi tuyến của các hệ động lực của ông đã nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh trong<br />
lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2000. Hiện nay các cộng sự của ông trong nhóm<br />
1<br />
<br />
nghiên cứu "hệ động lực phi tuyến" thuộc viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vẫn tiếp<br />
tục nghiên cứu theo hướng này. Ở phạm vi rộng hơn, nghiên cứu về lý thuyết điều<br />
khiển phi tuyến thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Điển<br />
hình như ở Viện Toán có nhóm của GS Vũ Ngọc Phát với nhiều công trình liên quan<br />
đến ổn định hệ phi tuyến có trễ; hay nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Doãn Phước<br />
tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.<br />
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Mục đích của đề tài: Đạt được một số kết quả mới về khảo sát hành vi hỗn loạn,<br />
giải quyết bài toán đồng bộ hỗn loạn và ứng dụng hỗn loạn.<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:<br />
<br />
• Nghiên cứu khảo sát hành vi động lực học của CNN. Khảo sát bậc đạo hàm để<br />
xây dựng CNN hỗn loạn cấp phân số.<br />
<br />
• Nghiên cứu điều khiển, điều khiển đồng bộ tín hiệu hỗn loạn giữa CNN với CNN,<br />
giữa CNN với các hệ hỗn loạn khác. Đề xuất các bộ điều khiển đáp ứng yêu cầu<br />
bài toán điều khiển, đồng bộ hỗn loạn đề ra.<br />
<br />
• Nghiên cứu ứng dụng CNN hỗn loạn trong bảo mật truyền thông ảnh. Sử dụng<br />
các kết quả giải quyết các vấn đề trên để đề xuất một số lược đồ bảo mật truyền<br />
thông ảnh.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ giải quyết các bài toán lý thuyết và demo<br />
kết quả trên môi trường Matllab. Vấn đề thực hiện mạch, triển khai ứng dụng đề tài<br />
chưa đề cập đến.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau<br />
<br />
• Sử dụng các phương pháp toán học trong nghiên cứu lý thuyết hệ động lực phi<br />
tuyến. Trên cơ sở mô hình hoá toán học đã có của CNN, các hành vi động lực của<br />
CNN được khảo sát dưới quan điểm CNN là một hệ phi tuyến. Một số phương<br />
pháp số giải hệ phương trình vi phân thường, hệ phương trình vi phân cấp phân<br />
số được sử dụng để tìm nghiệm của CNN.<br />
<br />
• Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lý thuyết điều khiển phi tuyến, trong<br />
đó nhấn mạnh phương pháp Lyapunov xác định tính ổn định của hệ tại điểm<br />
cân bằng và một số kết quả khác chứng minh tính ổn định của hệ không ô tô<br />
nôm.<br />
<br />
• Đối với các ứng dụng đề xuất, sử dụng các độ đo trong mã hoá ảnh, phương<br />
pháp so sánh đánh giá để chứng minh hiệu quả mô hình.<br />
<br />
• Các kết quả lập trình, mô phỏng số đều được thực hiện trên phần mềm Matllab.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Ý nghĩa khoa học<br />
<br />
• Đề xuất được mô hình CNN cấp phân số mới cho phép sản sinh tín hiệu hỗn<br />
loạn.<br />
<br />
• Đề xuất được các thuật điều khiển giải quyết được bài toán điều khiển, điều<br />
khiển đồng bộ, điều khiển đồng bộ có thời gian hữu hạn. Các bài toán đưa ra<br />
2<br />
<br />
với một số hệ cụ thể cũng như giải quyết được trường hợp tổng quát hơn, với<br />
các điều kiện bất định về tham số, có nhiễu.<br />
Ý nghĩa thực tiễn<br />
<br />
• Đưa ra được một số mô hình ứng dụng CNN hỗn loạn trong mã hoá, bảo mật<br />
truyền thông ảnh.<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Luận án được trình bày thành 4 chương với nội dung tóm tắt như sau:<br />
Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.<br />
Chương 2 : Trình bày các kiến thức cơ bản phục vụ cho luận án<br />
Chương 3 : Trình bày các kết quả của luận án về xây dựng mô hình CNN hỗn loạn<br />
và điều khiển, đồng bộ CNN hỗn loạn.<br />
Chương 4 : Trình bày kết quả ứng dụng CNN hỗn loạn trong bảo mật truyền thông<br />
ảnh.<br />
Kết luận. Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, bao gồm lịch sử<br />
hình thành và phát triển lý thuyết hỗn loạn, mạng nơron tế bào và hành vi hỗn loạn<br />
trong mạng nơron tế bào. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó xác định<br />
mục tiêu của đề tài luận án và phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu<br />
đó.<br />
Chương 2<br />
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN<br />
2.1 Hệ động lực phi tuyến<br />
Phần này giới thiệu một số khái niệm và kiến thức cơ sở về hệ động lực phi tuyến<br />
nói chung và lý thuyết hỗn loạn nói riêng.<br />
• Nghiệm cân bằng, ổn định: Các khái niệm về nghiệm cân bằng, ổn định Lyapunov,<br />
ổn định tiệm cận Lyapunov.<br />
• Phương pháp Lyapunov : Trình bày công cụ xác định tính ổn định của điểm cân<br />
bằng là phương pháp tuyến tính Lyapunov và phương pháp Lyapunov trực tiếp. Đối<br />
với hệ không ô tô nôm, phương pháp sử dụng bổ đề Barbalat được chuẩn bị để sử<br />
dụng trong các chứng minh sau này.<br />
• Hỗn loạn: Trình bày các định nghĩa: Tập thu hút, hòa trộn tô pô, phụ thuộc nhạy<br />
cảm vào điều kiện ban đầu. Từ đó định nghĩa tập bất biến hỗn loạn.<br />
• Số mũ Lyapunov : Phần này trình bày định nghĩa số mũ Lyapunov và giới thiệu<br />
một số thuật toán tính số mũ Lyapunov. Phát biểu định lý tồn tại số mũ Lyapunov<br />
dương đồng thời tổng số mũ Lyapunov âm là một tiêu chuẩn để tồn tại tập bất biến<br />
hỗn loạn trong hệ động lực.<br />
2.2 Mạng nơ ron tế bào<br />
Trình bày một số kiến thức về CNN, bao gồm:<br />
• Định nghĩa: Trình bày các định nghĩa và cấu trúc của CNN như lân cận bán kính<br />
r, định nghĩa tổng quát CNN, các thông số xác định CNN.<br />
• Phương trình vi phân mô tả CNN : Phương trình trạng thái, các hàm đầu ra hữu<br />
ích, các mẫu đặc trưng cho liên kết địa phương giữa các cell trong các trường hợp<br />
tuyến tính, phi tuyến. Các kiểu điều kiện biên điển hình của CNN.<br />
• Sự ổn định của CNN : Trình bày một số định lý liên quan đến sự ổn định của CNN.<br />
2.3 Giải tích cấp phân số<br />
Hệ thống một số vấn đề về giải tích cấp phân số làm công cụ khảo sát CNN cấp<br />
3<br />
<br />