ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br />
<br />
PHẠM NGUYỄN THÙY TRANG<br />
<br />
CHẾ TẠO VÀ TÍNH CHẤT QUANG PHỔ CỦA<br />
VẬT LIỆU BaMgAl10O17: Eu2+, Mn2+<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý chất rắn<br />
Mã số: 60.44.01.04<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ CHẤT RẮN<br />
<br />
Huế, 2017<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Các vật liệu phát quang đã và đang được quan tâm bởi nhiều<br />
nhà khoa học trong nước và thế giới cho nhiều mục đích ứng dụng<br />
khác nhau như: laze, dẫn sóng, kỹ thuật chiếu sáng, hiển thị,<br />
trang trí,... Đặc biệt, trong kỹ thuật chiếu sáng và hiển thị,<br />
vật liệu phát quang đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo<br />
các loại đèn huỳnh quang, đèn LED, đó là các loại đèn chiếu sáng<br />
có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và ít gây nguy hiểm cho<br />
sức khỏe con người.<br />
Gần đây, đèn huỳnh quang ba màu đã và đang được quan tâm,<br />
đây cũng là loại đèn tiết kiệm năng lượng trên cơ sở vật liệu<br />
phát quang ba màu (màu xanh, màu xanh lá cây và màu đỏ) tạo thành<br />
một nhóm vật liệu phát quang đặc biệt. Các vật liệu đó gồm 60 %<br />
wt Y2O3: Eu3+ (màu đỏ), 30 %wt CeMgAl11O19: Tb3+ (màu xanh lá cây)<br />
và 10 %wt BaMgAl10O17: Eu2+ (màu xanh) trong đó Eu3+, Eu2+ và Tb3+là<br />
các chất kích hoạt, tạo ra bức xạ ánh sáng trắng. Các vật liệu<br />
phát quang với ba màu bức xạ cơ bản này đều có thể chế tạo từ các<br />
vật liệu trên nền aluminat, trong đó vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+,<br />
Mn2+ (BAM: Eu2+, Mn2+) là vật liệu phát bức xạ màu xanh-xanh lá<br />
cây.<br />
Vật liệu BAM: Eu2+, Mn2+ có phổ bức xạ gồm hai dải rộng có<br />
cực đại ứng với bước sóng khoảng 450 nm và 513 nm. Vật liệu này<br />
có khả năng sử dụng cho đèn huỳnh quang ba màu và các thiết bị<br />
hiển thị tiên tiến, tiết kiệm năng lượng như màn hình LCD, LED<br />
trắng. Bên cạnh đó, khi thay đổi nồng độ pha tạp của ion Eu2+ và<br />
ion Mn2+, vật liệu này tạo ra hai vật liệu BAM: Eu2+ và BAM: Mn2+,<br />
có tính chất phát quang khác nhau. Ngoài ra, hiệu suất phát quang<br />
cao của ion Eu2+ được sử dụng để kích thích cho ion Mn2+nhằm nâng<br />
cao hiệu suất phát quang của ion Mn2+trong mạng để tạo ra hệ vật<br />
liệu có đặc trưng phát quang mới.<br />
Vật liệu phát quang màu xanh BAM: Eu2+ đã được phát triển từ<br />
năm 1974, được ứng dụng cho đèn huỳnh quang, màn hình tinh thể<br />
lỏng, đèn ba màu, các bảng hiển thị hình ảnh và đèn LED,... như<br />
một thành phần phát xạ ánh sáng màu xanh và được sử dụng rộng rãi<br />
trong kỹ thuật chiếu sáng vì có hiệu suất phát xạ và độ sắc nét<br />
cao.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo và sử dụng vật liệu phát<br />
quang màu xanh BAM: Eu2+ cho thấy sự suy giảm cường độ phát quang<br />
và dịch chuyển sắc độ do quá trình xử lý nhiệt. Quá trình này làm<br />
oxi hóa tâm phát quang dẫn đến làm giảm cường độ phát quang trong<br />
các vật liệu PL. Vì vậy việc nghiên cứu cơ chế suy giảm cường độ<br />
phát quang của vật liệu này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học<br />
mà cả về mặt thực tiễn.<br />
Năm 1998, nhóm tác giả Shozo Oshio và Tomizo Matsuoka mới<br />
đưa ra được nguyên nhân làm suy giảm cường độ phát quang là do<br />
quá trình oxi hóa BAM: Eu2+ bị phân tách thành BaMgAl10O17 và<br />
Eu(III)MgAl11O19. Vì sự xuất hiện của Eu(III)MgAl11O19hay ion Eu3+<br />
<br />
đã làm suy giảm cường độ phát quang của vật liệu khi bị xử lý<br />
nhiệt.<br />
Năm 2002, sự suy giảm cường độ PL của vật liệu được ủ ở<br />
5000C theo thời gian được Kee-Sun Sohn và cộng sự nghiên cứu. Phổ<br />
PL, phổ nhiễu xạ tia X và đường cong suy giảm phát quang cho thấy<br />
rằng cường độ PL bị suy giảm nhanh ngay cả khi chỉ ủ trong thời<br />
gian 1h. Công trình này khẳng định rằng sự suy giảm nhanh cường<br />
độ PL không liên quan đến quá trình oxi hóa của tâm Eu2+ và không<br />
có sự truyền năng lượng không bức xạ nào từ ion Eu2+ sang Eu3+ làm<br />
giảm hiệu suất kích thích của Eu2+. Họ cho rằng nguồn gốc của sự<br />
suy giảm cường độ PL đột ngột là do sự thay đổi cấu trúc định xứ<br />
xung quanh ion Eu2+.<br />
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng hiện tượng<br />
suy giảm cường độ phát quang khi xử lý nhiệt là do trong quá<br />
trình xử lý nhiệt đã xảy ra hiện tượng oxi hóa tạp, tâm kích hoạt<br />
Eu2+ đã bị oxi hóa thành Eu3+ hay nói cách khác là quá trình oxi<br />
hóa ion Eu2+ gây nên. Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa giải<br />
thích cơ chế suy giảm cường phát quang và sự ảnh hưởng của quá<br />
trình oxi hóa đến hiện tượng phát quang của vật liệu một cách sâu<br />
sắc và rõ ràng.<br />
Hiện nay, vật liệu phát quang màu xanh lá cây BAM: Mn2+được<br />
sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng như là đèn ba màu huỳnh<br />
quang (FL), màn hình plasma (PDP) vì khả năng hấp thụ năng lượng<br />
tốt khi kích thíchVUV và cho hiệu suất phát quang cao khi kích<br />
thích vật liệu ở bước sóng 147 nm. Trong hầu hết các mạng nền,<br />
các chuyển dời hấp thụ 3d-3d của ion Mn2+ từ trạng thái kích<br />
thích 6A1 đến 4T2 (4G) đều xảy ra trong vùng ánh sáng xanh (420480 nm). Điều này cho chứng tỏ rằng ion Mn2+ dễ bị kích thích bởi<br />
ánh sáng màu xanh. Do đó, vật liệu phát quang BAM: Mn2+ trở thành<br />
vật liệu phát quang màu xanh lá cây được ứng dụng nhiều trong các<br />
đèn LED.<br />
Chính những lí do đó chúng tôi chọn đề tài: “Chế tạo và tính<br />
chất quang phổ của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+, Mn2+”<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ vật liệu BAM đơn và<br />
đồng pha tạp ion Eu2+ và ion Mn2+. Nội dung nghiên cứu gồm:<br />
Một là, xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo vật liệu BAM<br />
đơn và đồng pha tạp ion Eu2+ và ion Mn2+;<br />
Hai là, nghiên cứu các tính chất quang của vật liệu BAM: Eu2+<br />
trước và sau khi ủ nhiệt trong môi trường khử và không khí. Các<br />
kết quả nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế suy giảm phát quang và<br />
sự ảnh hưởng của quá trình oxi hóa đến hiện tượng phát quang của<br />
vật liệu BAM: Eu2+;<br />
Ba là, nghiên cứu đặc trưng phát quang của vật liệu BAM pha<br />
tạp ion Mn2+ và đồng pha tạp ion Eu2+, Mn2+.<br />
Luận án được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp thực nghiệm<br />
quang phổ bao gồm:<br />
- Sử dụng nhiễu xạ kế Siemen D5000 của Viện Khoa học vật<br />
liệu, D8-Advance Brucker của Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Tự<br />
Nhiên Hà Nội và ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM để đánh giá cấu<br />
<br />
trúc, vi cấu trúc, kích thước hạt, dạng thù hình vật liệu chế<br />
tạo.<br />
- Các phép đo phổ phát quang, phổ kích thích phát quang sử<br />
dụng hệ đo của Fluorrolog FL3-22 của Horiba, đường cong nhiệt<br />
phát quang tích phân được thực hiện bởi hệ đo Harshaw TLD-3500 và<br />
đường cong suy giảm cường độ huỳnh quang.<br />
Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án thể hiện qua các kết<br />
quả mà luận án đạt được. Luận án được thực hiện là một công trình<br />
khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về các tính chất phát<br />
quang của vật liệu BAM: Eu2+ khi bị xử lý nhiệt, các nghiên cứu<br />
về bức xạ của ion Mn2+ và truyền năng lượng từ ion Eu2+ đến ion<br />
Mn2+ trong mạng nền BAM. Các kết quả nghiên cứu của luận án là<br />
những đóng góp mới về nghiên cứu cơ bản và khả năng triển khai<br />
ứng dụng của các hệ vật liệu trong kỹ thuật chiếu sáng.<br />
Các nội dung chính của luận án được trình bày trong bốn<br />
chương<br />
Chương 1. Tổng quan lý thuyết;<br />
Chương 2. Công nghệ chế tạo vật liệu BaMgAl10O17 pha tạp ion<br />
2+, Mn2+ bằng phương pháp nổ;<br />
Eu<br />
Chương 3. Ảnh hưởng của quá trình oxi hóa đến hiện tượng<br />
phát quang của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+;<br />
Chương 4. Tính chất quang của vật liệu BaMgAl10O17: Mn2+ và cơ<br />
chế truyền năng lượng của vật liệu BAM đồng pha tạp ion Eu2+ và<br />
Mn2+.<br />
Chương 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT<br />
Tổng quan lý thuyết các hiện tượng phát quang được nghiên cứu<br />
trong luận án, từ đó làm cơ sở nghiên cứu cũng như giải thích các<br />
kết quả khảo sát tính chất phát quang của các hệ vật liệu được<br />
nghiên cứu sau này.<br />
- Khái quát cấu trúc đặc trưng của mạng tinh thể BAM.<br />
- Các kiến thức cơ bản liên quan đến đặc điểm và chuyển dời quang<br />
học của các ion đất hiếm và ion kim loại chuyển tiếp Mn2+.<br />
- Nghiên cứu sử dụng giản đồ tọa độ cấu hình và giản đồ TanabeSugano để giải thích các quá trình chuyển dời hấp thụ, bức xạ của<br />
ion Mn2+ trong mạng nền và các cơ chế truyền năng lượng.<br />
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VẬT LIỆU BAM PHA TẠP ION Eu2+, Mn2+ BẰNG PHƯƠNG<br />
PHÁP NỔ<br />
<br />
Giới thiệu về phương pháp nổ dung dịch urê-nitrat. Trình bày<br />
quy trình chế tạo mẫu bằng phương pháp nổkết hợp vi sóng với<br />
phương trình hợp thức hóa học của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+ được<br />
cho bởi:<br />
(1 - x)Ba(NO3)2 + x.Eu(NO3)3 + Mg(NO3)2 + 10 Al(NO3)3 + m.<br />
(NH2)2CO Ba(1-x)EuxMgAl10O17 + sản phẩm phụ<br />
<br />
Trong đó: x là số %mol Eu2+ thay thế cho Ba2+, m là số mol của<br />
(NH2)2CO.<br />
- Khảo sát tác động của vi sóng lên cấu trúc và tính chất quang<br />
của vật liệu. Kết quả khảo sát cho thấy, vi sóng có tác dụng rút<br />
ngắn thời gian chế tạo và tăng tính đồng đều của các mẫu. Từ đó<br />
xác định được các điều kiện công nghệ tối ưu nhằm chế tạo các vật<br />
liệu BAM đơn pha tạp Eu2+, Mn2+ và đồng pha tạp Eu2+, Mn2+ có cấu<br />
trúc pha lục giác điển hình và đặc trưng phát quang tốt.<br />
- Sau quá trình nổ, tiến hành ủ mẫu BAM: Eu2+ theo nhiệt độ khác<br />
nhau từ 200oC-1200oC trong thời gian 15 phút và ở 600oC theo thời<br />
gian trong môi trường khử. Khảo sát ảnh hưởng của chế độ ủ nhiệt<br />
lên cấu trúc và tính chất quang của vật liệu phát quang BAM:<br />
Eu2+. Cấu trúc của mạng nền là khá bền khi ủ ở nhiệt độ cao.<br />
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH OXI HÓA ĐẾN HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG CỦA VẬT<br />
LIỆU<br />
BaMgAl10O17: Eu2+<br />
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ion Eu đến tính chất phát quang của vật liệu BAM: Eu2+<br />
3.2.1. Phổ phát quang của BAM: Eu2+ khi thay đổi nồng độ pha tạp ion Eu chế tạo bằng phương pháp nổ kết hợp vi<br />
sóng<br />
<br />
Kết quả hình 3.15cho thấy, khi chưa pha tạp vật liệu không phát<br />
quang, vật liệu chỉ phát quang khi được pha tạp. Phổ phát quang<br />
của tất cả các mẫu được pha tạp Eu2+ đều có dạng dải rộng, đỉnh<br />
đơn, cực đại bức xạ ở bước sóng 450 nm do chuyển dời 4f65d – 4f7<br />
của ion Eu2+ trong mạng nền. Bên cạnh đó, phổ phát quang của hệ<br />
mẫu không xuất hiện các bức xạ vạch hẹp trong khoảng từ 580-620<br />
nm đặc trưng cho chuyển dời 5D0-7FJ của ion Eu3+.<br />
C- êng ® PL (§ vt®<br />
é<br />
)<br />
<br />
2.0<br />
<br />
5<br />
6<br />
4<br />
7<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
(1) 0%<br />
(2) 1%<br />
(3) 3%<br />
(4) 5 %<br />
(5) 7 %<br />
(6) 8 %<br />
(7) 9 %<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.0<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
B- í c sãng (nm)<br />
<br />
Hình 3.15. Phổ phát quang của mẫu BAM: Eu2+ theo nồng độ Eu<br />
<br />
Việc không quan sát thấy bức xạ của ion Eu3+ dưới kích thích có<br />
bước sóng 365 nm cho thấy, ion Eu khi được pha tạp vào mạng nền<br />
BAM chế tạo bằng phương pháp nổ kết hợp vi sóng tồn tại chủ yếu<br />
dưới dạng hóa trị hai, quá trình khử xảy ra thuận lợi. Ngoài ra,<br />
khi nồng độ pha tạp ion Eu thay đổi dẫn đến sự thay đổi của cường<br />
độ bức xạ cực đại nhưng không làm thay đổi dạng phổ cũng như vị<br />
trí cực đại bức xạ.<br />
<br />