ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
———————————————<br />
<br />
NGUYỄN THỊ DUNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC HẠT HYPERON LẠ<br />
(s, ss, sss) VỚI RAPIDITY 1.9 < y < 4.9<br />
SINH RA TRONG VA CHẠM pp NĂNG<br />
√<br />
LƯỢNG s ≥ 7 TeV TRÊN THÍ NGHIỆM<br />
LHCb TẠI CERN<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử<br />
Mã số: 62 44 01 06<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
Mở đầu<br />
Theo quan niệm chính thống hiện nay, vũ trụ có nguồn gốc từ vụ<br />
nổ lớn (Big Bang). Tại thời điểm ban đầu vũ trụ tồn tại ở trạng<br />
thái Quark-Gluon-Plasma (QGP), sau đó các quark kết hợp với nhau<br />
(hadronization) tạo ra các hadron (proton, neutron, . . .), hình thành<br />
lên các hạt nhân nguyên tử đầu tiên. Mặc dù chúng ta không thể<br />
thực hiện Big Bang trong phòng thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết<br />
chính thống, những vụ nổ như vậy ở quy mô rất nhỏ có thể được tạo<br />
ra bằng cách va chạm các hạt (ion, proton) tại năng lượng cao. Như<br />
vậy lý thuyết vũ trụ học (thế giới vĩ mô) lại có cơ sở thực nghiệm<br />
dựa trên vật lý hạt cơ bản (thế giới vi mô).<br />
Máy gia tốc LHC thực hiện va chạm proton-proton (pp) tại năng<br />
lượng cao cỡ TeV cho phép khảo sát QGP tương đương với thời điểm<br />
khoảng 10−12 s sau Big Bang. Do chưa hiểu biết đầy đủ quá trình<br />
tạo ra quark trong tương tác mạnh lẫn quá trình hadronization, các<br />
nhà vật lý đành phải phát triển các mô hình hiện tượng luận nhằm<br />
giải thích các quá trình trên. Tuy nhiên các mô hình trên cho các<br />
kết quả không hoàn toàn tương thích với nhau nên cần được kiểm<br />
chứng bằng các kết quả thực nghiệm.<br />
Để góp phần nhỏ bé vào việc thu các kết quả thực nghiệm phục vụ<br />
mục đích trên, chúng tôi đã chọn nội dung đề tài: Nghiên cứu<br />
các hạt hyperon lạ (s, ss, sss) với rapidity 1.9 < y < 4.9<br />
√<br />
sinh ra trong va chạm pp năng lượng s ≥ 7 TeV trên<br />
thí nghiệm LHCb tại CERN nhằm đóng góp một phần kết<br />
<br />
2<br />
<br />
quả thực nghiệm cho quá trình sinh ra các quark lạ bằng cách sử<br />
dụng số liệu ghi được trên thí nghiệm này.<br />
Các hyperon lạ được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu, bởi vì quark<br />
lạ s có khối lượng nhỏ nhất trong các quark nặng nên được sinh ra<br />
rất nhiều trong va chạm pp trên máy gia tốc LHC. Thêm vào đó,<br />
việc phân biệt quark s với năng lượng cao tương đối dễ dàng bởi<br />
vì chúng hoàn toàn mới được sinh ra, còn proton ban đầu chỉ chứa<br />
quark hoá trị u và d. So với các thí nghiệm trước đây như Tevatron<br />
và RICH, thí nghiệm LHCb thu nhận số liệu khi pp va chạm với<br />
nhau tại năng lượng cao hơn và luminosity lớn hơn (số liệu nhiều<br />
hơn, sai số thống kê giảm đi). Trong khi detector của hai thí nghiệm<br />
ATLAS và CMS là loại 4π cho phép ghi nhận tất cả các hạt bay ra<br />
sau va chạm, detector LHCb lại được chế tạo để tập trung đo các<br />
hạt được tạo ra ở phía trước với rapidity cao (2 - 4.9) nơi mà hai<br />
detector trên không thể đo được. Đây chính là ưu điểm đặc biệt của<br />
detector LHCb do sự sai lệch của các mô hình hiện tượng luận xảy<br />
ra chủ yếu ở vùng này.<br />
Mục đích của luận án<br />
Chúng tôi chỉ nghiên cứu các hyperon điển hình như Λ(s), Ξ−(ss),<br />
Ω−(sss) trong kênh phân rã chủ yếu của chúng. Mặc dù đây là các<br />
quá trình phân rã của ba hạt khác nhau, nhưng ở mức độ quark các<br />
kênh phân rã trên tương ứng với cùng một quá trình dịch chuyển<br />
quark s:<br />
s → u + W−<br />
- u+d<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Chúng tôi đo tỷ số phản hyperon/hyperon như Λ/Λ, Ξ /Ξ−, Ω /Ω−,<br />
<br />
3<br />
<br />
và đặc biệt là tỷ số Ω/Ξ tại vùng rapidity cao nhằm kiểm định kết<br />
quả của các mô hình lý thuyết.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Luận án tập trung nghiên cứu các hạt hyperon Λ(s), Ξ−(ss), Ω−(sss)<br />
√<br />
sinh ra trong va chạm pp tại hai mức năng lượng s = 7 và 8 TeV<br />
được ghi nhận bởi thí nghiệm LHCb. Trong quá trình làm luận án,<br />
nghiên cứu sinh đã và đang trực tiếp tham gia vận hành thiết bị, thu<br />
thập số liệu thực nghiệm chung cho toàn thí nghiệm. Sau đó, nghiên<br />
cứu sinh tách từ số liệu chung ra phần số liệu chứa các sự kiện hyperon lạ nhằm phục vụ cho nghiên cứu riêng của mình. Để xác định<br />
các tiêu chuẩn lựa chọn sự kiện chứa hyperon lạ, ước tính hiệu suất<br />
của phương pháp phân tích, nghiên cứu sinh đã tham gia viết và sử<br />
dụng chương trình Monte Carlo của thí nghiệm LHCb với mục đích<br />
tạo ra các số liệu mô phỏng. Cả số liệu thật lẫn số liệu mô phỏng<br />
đều được phân tích bằng một chương trình chung cho phép xác định<br />
các tỷ số phản hyperon/hyperon và tỷ số hyperon(sss)/hyperon(ss)<br />
theo các đại lượng rapidity và PT .<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Các thí nghiệm tại FermiLab (CDF, D0) và tại RHIC (Relativistic<br />
Heavy Ion Collider, Brookhaven Nat. Lab.) cũng như tại LHC (ATLAS, CMS, ALICE) đều tối ưu hoá detector của mình nhằm phục<br />
vụ mục đích nghiên cứu cụ thể nên chỉ có thể đo được các hạt tại<br />
vùng rapidity -2 < y < 2. Riêng detector LHCb được thiết kế đặc<br />
biệt để nghiên cứu các B hadron nên có thể đo được trong vùng<br />
rapidity cao 1.9 < y < 4.9, nơi mà các mô hình hiện tượng luận tiên<br />
<br />